Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và kỹ thuật gây trồng loài vẹt dù (bruguiera gymnorrhiza) và mắm trắng (avicennia alba) tại huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.32 KB, 71 trang )

CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề môi trường
bức xúc trên phạm vi toàn cầu, bao gồm: biến đổi khí hậu, suy thoái đa dạng sinh
học, suy thoái tài nguyên nước ngọt, suy thoái tầng ôzôn, suy thoái đất và hoang
mạc hóa, ô nhiễm các chất hữu cơ độc hại khó phân hủy... Những vấn đề này có
mối tương tác lẫn nhau và đều ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống con người cũng
như sự phát triển của xã hội. Trong đó, dù ở mức độ quốc gia hay toàn cầu thì biến
đổi khí hậu luôn được xem là vấn đề môi trường nóng bỏng nhất và hơn thế nữa
còn được coi là một vấn đề quan trọng tác động tới tiến trình phát triển bền vững
hiện nay trên toàn thế giới. Theo Nicolas Stern (2007) - nguyên chuyên gia kinh tế
hàng đầu của Ngân hàng Thế giới, thì trong vòng 10 năm tới, chi phí thiệt hại do
biến đổi khí hậu gây ra cho toàn thế giới ước tính khoảng 7.000 tỷ USD; nếu
chúng ta không làm gì để ứng phó thì thiệt hại mỗi năm sẽ chiếm khoảng 5-20%
GDP, còn nếu chúng ta có những ứng phó tích cực để ổn định khí nhà kính ở mức
550 ppm tới năm 2030 thì chi phí chỉ còn khoảng 1% GDP.
Biến đổi khí hậu tác động tới tất cả các vùng, miền, các lĩnh vực về tài
nguyên, môi trường và kinh tế - xã hội, đặc biệt các vùng ven biển sẽ chịu tác
động nặng nề nhất của thiên tai mà trước hết là bão, sóng thần, lũ lụt gây những
tổn thất nặng nề về người và tài sản. Chỉ tính riêng năm 2006, thiệt hại do bão gây
ra ở Việt Nam lên tới 1,2 tỷ USD. Nước biển dâng gây hiện tượng ngập lụt, mất
nơi ở và diện tích sản xuất (nông nghiệp, thủy sản và làm muối), gây nhiễu loạn
các hệ sinh thái truyền thống. Hiện tượng xâm nhập mặn sẽ gia tăng, các hệ sinh
thái đất ngập nước ven biển, nhất là rừng ngập mặn, môi trường sống của các loài
thủy hải sản, bức tường chắn sóng và giảm tác động của sóng, bão, nguồn sống
hàng ngày của cộng đồng địa phương sẽ bị thu hẹp nhanh chóng. Các cơ sở hạ
tầng, nhất là các cảng, khu công nghiệp, giao thông sẽ bị tác động mạnh, thậm chí
phải cải tạo, nâng cấp hoặc di dời. (Trương Quang Học - Chương trình Hợp tác
Việt Nam - Thụy Điển (SEMLA), Bộ Tài nguyên và Môi trường).


1


Huyện Phú Lộc nằm ven biển của vùng duyên hải tỉnh Thừa Thiên Huế, là
huyện chịu tác động nhiều của biến đổi khí hậu. Theo đánh giá mới nhất của Ủy
ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện nay tình trạng sạt lở bờ biển trên địa bàn
gia tăng, thường xuyên và phức tạp, đặc biệt khu vực vùng biển Thuận An - Hoà
Duân và cửa Tư Hiền. Vùng biển Hải Dương - Thuận An - Hòa Duân (thuộc hai
huyện Hương Trà và Phú Vang) trong 10 năm trở lại đây bị xâm thực và sạt lở
nặng nề. Bình quân hàng năm biển lấn sâu vào đất liền khoảng 5m đến 10m, có
nơi sâu vào đất liền 30m. Đặc biệt tại khu vực Hải Dương - Hòa Duân, sạt lở diễn
ra nghiêm trọng, biển xâm thực sâu hơn 100m, trên tổng chiều dài 4 km, làm hư
hại các công trình hạ tầng cơ sở nhà nước và nhân dân, làm sập đổ cột đèn hải
đăng, hàng loạt nhà nghỉ bãi tắm Thuận An, nhà ở của dân bị cuốn trôi ra biển, đe
dọa đến tính mạng và tài sản của hơn 1.000 hộ dân trong khu vực. Cửa Tư Hiền
(huyện Phú Lộc) bị biến động bởi những bồi xói cục bộ diễn ra mạnh mẽ. Tại thôn
Phú An, xã Vinh Hiền, xói lở diễn ra trên chiều dài 440m, diện tích sạt lở 0,76ha
và tốc độ xói lở trung bình khoảng 17m/năm. Đoạn bờ đối diện với đoạn bờ thôn
Phú An qua lạch cửa Tư Hiền cũng bị sạt lở, diện tích là 0,5ha, chiều dài 200m,
tốc độ xói lở trung bình là 25m/năm. Gần đây lại xuất hiện những điểm xói lở mới
tại thôn Tân Lập, xã Quảng Công (huyện Quảng Điền) và tại xã Vinh Hải (huyện
Phú Lộc) làm cho tình hình xói lở bờ biển càng thêm phức tạp 1.
Để ứng phó với thiên tai do tác động của biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm
trọng như hiện nay, việc phòng hộ ven biển đang được rất quan tâm ở Việt Nam
nói riêng và trên toàn thế giới nói chung, và một trong các giải pháp đó là trồng
rừng ngập mặn.
Trong số các loài cây rừng ngập mặn thực thụ, Vẹt dù và Mắm trắng là hai
loài có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ và có tiềm năng để gây trồng trên
diện tích lớn.
Vẹt dù còn là Vẹt rễ lồi (danh pháp khoa học: Bruguiera gymnorrhiza), thuộc

họ Đước (Rhizophoracea) là loài cây sinh trưởng chậm, phân bố ở các vùng ven
biển nước ta. Chúng thường mọc rải rác, xen lẫn với nhiều loài cây cùng họ Đước,
ít khi mọc thuần loài. Gỗ màu nâu sáng, nặng, được dùng trong xây dựng, đóng
đồ, đốt than hầm, gỗ cũng có thể dùng trong công nghiệp giấy nhưng chất lượng
1



2


kém. Than Vẹt cho nhiệt lượng cao như than Đước. Vỏ có nhiều tanin (20 – 43%),
dùng thuộc da, nhuộm vải và lưới câu. Trụ mầm chứa nhiều tinh bột có thể chế
biến thức ăn. Quả được dùng để ăn trầu và nhuộm lưới, vỏ được dùng làm thuốc
trị ỉa chảy. Ngoài ra rừng Vẹt dù có vai trò quan trọng là chống gió bão, sóng biển
và cố định đất rất tốt. Cây Vẹt dễ trồng, nguồn hạt lớn lại phát triển nhanh, vì vậy
nên được chọn là một trong những cây gỗ chủ đạo để khôi phục rừng ngập mặn
ven biển Việt Nam2.
Cây Mắm trắng (danh pháp khoa học: Avicennia alba) là loài chiếm ưu thế
tuyệt đối ở các vùng bãi bồi ven biển, thường tạo thành các quần thụ thuần loài
ven các bãi bồi hoặc mọc hỗn giao với các loài Đước, Vẹt tách, Mắm đen ... ở các
vùng đất đã được bồi tụ ổn định. Vai trò lớn nhất của loài Mắm là cố định đất. Do
bộ rễ được cấu trúc vững chắc ăn sâu xuống đất, nó có sức chịu đựng được sóng
và gió, chịu được nước mặn ngập quanh năm, là đội quân tiên phong lấn biển, mở
rộng đất liền. Vỏ thân và rễ Mắm chứa tanin, vị chát, có tác dụng làm săn để trị
ghẻ và các bệnh ngoài da. Quả và hạt non giã đắp chống viêm loét, bỏng, vết
thương, trị áp xe, đinh nhọt, đậu mùa; lá có thể làm thức ăn nuôi ong mật; gỗ Mắm
cứng, khó cưa, dùng làm nhà, cầu tàu, đóng thuyền và đồ gỗ.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn có rất ít nghiên cứu về gây trồng hai loài cây này
ở Việt Nam. Tại địa bàn nghiên cứu hai loài phân bố rất ít, trong khi đó tiềm năng

phát triển rừng ngập mặn lại rất lớn. Vì vậy tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc
điểm sinh thái và kỹ thuật gây trồng loài Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza) và Mắm
trắng (Avicennia alba) tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm tìm hiểu
khả năng thích nghi và nhân rộng của hai loài cây này tại điều kiện sinh thái ngập
nước vùng đầm phá, cung cấp cơ sở cho việc xây dựng dải rừng ngập mặn phòng
hộ ven biển ở địa bàn huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.

2

/>%C3%A0i+gymnorrhiza&type=A0

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Những nghiên cứu về Vẹt dù và Mắm trắng trên thế giới
2.1.1. Những nghiên cứu về Vẹt dù
2.1.1.1. Tình hình phân bố của Vẹt dù
Theo James A. Allen và Norman C. Duke (2006), Vẹt dù là một trong những
loài phân bố rộng rãi và quan trọng nhất của các loài cây rừng ngập mặn ở Thái
Bình Dương, được tìm thấy ở khu vực bãi triều của vùng nhiệt đới Thái Bình
Dương từ Đông Nam Á đến quần đảo Ryukyu ở miền nam Nhật Bản vào
Micronesia và Polynesia (Samoa), và phía Nam đến cận nhiệt đới Australia. Vẹt
dù phát triển mạnh mẽ trong điều kiện thủy triều lên xuống, từ độ mặn của biển
đến ngọt hoàn toàn, chịu được cường độ nước biển và các loại đất khác nhau. Đặc
biệt phổ biến ở giữa và trên vùng bãi triều, hơn nữa là vùng triều thấp hoặc dọc
theo phía rừng ven bờ biển.
Vẹt dù (danh pháp khoa học: Bruguiera gymnorrhiza), ở vùng nhiệt đới Thái

Bình Dương và Ấn Độ Dương còn được gọi là Prasak tooch (Campuchia),
Bakauan hoặc Bruma mangrove (philippines), Putut (Indonesia), Bakau besar
(Malaysia), Mangoro (Papua New Guinea), Tumu merah (singapore), Pang ka haa
sum (Thái Lan), Denges (Palau), Jon (quần đảo Marshall), Large – leafed
mangrove hoặc Orien mangrove (English), Orange mangrove (miền Bắc
Australia), Ong (Chuuk, FSM), Sohmw (Pohnpei, FSM), Sraol (Kosrae, FSM),
Yangach (Yap, FSM), Malkadol hoặc Sirikanda (Sri Lanka: Sinhala).
Báo cáo từ Trung tâm Hindustani, châu Phi, Úc và trung tâm đa dạng
Indochina Indonesia, rừng ngập mặn Miến Điện, cho thấy Vẹt là cây chịu được
kiềm, độ pH cao, côn trùng, sâu bệnh, độ mặn, bóng râm, ngập úng (NAS, 1980a;
Little, 1983). Vẹt dù phân bố ở vùng nhiệt đới Nam và Đông Phi, Madagascar,
Seychelles, Sri Lanka, Đông Nam Á, Ryukyu, suốt Malaysia đến Philippines,
Australia, Micronesia và Polynesia. Đưa vào Hawaii năm 1922 từ philippines

4


(Little, 1983). Nó phát triển dọc theo các con lạch trong vùng bãi triều ở đồng
bằng sông Mahanadi và Bhitar- kanika dọc theo bờ biển phía đông của Ấn Độ.
Trên các đảo Thái Bình Dương, cây Vẹt dù mọc hỗn loài với các loài như
Rhizophora apiculata, Rhizophora samoensis, Sonneratia alba, Xylocarpus
granatum, Heritiera samoensis, Sonneratia alba, Xylocarpus granatum, Heritiera
littoralis, Ceriops tagal, Nypa fruticans và một số loài cây nhỏ (ví dụ, Derris
spp.). Nó là một trong những loài cây chịu bóng nhất của rừng ngập mặn (thậm
chí chịu bóng ít hơn 10%).
2.1.1.2. Công dụng của Vẹt dù
Vẹt dù đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn biển, bảo vệ vùng
ven biển và cải thiện chất lượng nước. Ở quần đảo Solomon, quả Vẹt dù được chế
biến làm thức ăn và đôi khi trộn với dừa ở Melanesia và Nauru. Quả được bán như
một loại rau tại các thị trường Honiara (Clarke và Thaman, 1993). Vỏ cây được sử

dụng để phá thai và để điều trị bỏng tại quần đảo Solomom. Ở Indonesia vỏ được
dùng trị bệnh tiêu chảy và bệnh sốt. Các chất làm se và các chất giảm độc hại
trong vỏ cũng được sử dụng để điều trị bệnh sốt rét ở Cambodia. Quả có đặc tính
kháng virus và chất chiết xuất từ vỏ cây của loài Bruguiera gymnorrhiza
sexangula kháng lại ít nhất hai loại khối u ung thư là Bướu thịt 180 và ung thư
phổi Lewis (Jame A. Allen và Norman C. Duke, 2006). Vỏ cây được dùng để làm
dây lưới đánh cá tại quần đảo Marshall. Ở những nơi khác quả được sử dụng để
điều trị các vấn đề về mắt, da và cầm máu.
Gỗ Vẹt được sử dụng rộng rãi trong xây dựng các kiến trúc nhà truyền thống
(cọc, dầm, xà nhà) và các kiến trúc khác. Nó cũng được dùng cho các mục đích
truyền thống khác như làm cần câu cá, giáo, mác và làm nguyên liệu cho sản xuất
giấy. Đặt biệt nó được dùng làm cột angten và cột điện thoại ở một số nơi như
quần đảo Andaman. Gỗ vẹt có nhiệt lượng cao nên được sử dụng làm củi trên một
số đảo ở Thái Bình Dương (ví dụ đảo Kosrae), nó cũng làm thành than trong nước
như Malaysia và Indonesia.
Gỗ vẹt dù nặng (tỷ trọng 0,87-1,08.), bền và cứng dùng làm gỗ xẻ và xây
dựng. Nó được sử dụng cho xây dựng, đồ nội thất, cột nhà và trụ chống (Little,
1983). Hàng ngàn tấn gỗ dăm của Vẹt được xuất khẩu hàng năm từ Indonesia,

5


Sabah, Sarawak để làm bột giấy và sản xuất tơ nhân tạo (NAS, 1980a). Quả ăn
được và có chất se nên dùng để nhai thay thế cho hạt trầu, người Trung Quốc ở
Java dùng làm kẹo. Ở Hà Lan, Ấn Độ sử dụng vỏ cây để làm hương liệu cho cá.
Lá và thân mầm lột vỏ được ăn trong Moluccas sau khi ngâm và đun sôi (Hou,
1958). Các chất màu phlobaphene được sử dụng ở Trung Quốc và Malaysia cho
thuốc nhuộm đen (Burkill, 1966). Ở Nam Phi, cây đã được trồng để ổn định cồn
cát và đầm lầy nước ngọt.
Theo Báo cáo vỏ cây Vẹt có chất làm se (Duke và Wain, 1981), vỏ cây được

sử dụng trị bệnh tiêu chảy và sốt ở Indonesia (Perry, 1980). Campuchia sử dụng
các chất làm se của vỏ cây trị bệnh sốt rét (Burkill, 1966). Nhưng ăn quá nhiều vỏ
là nguy hiểm (Burkill, 1966).
Gỗ sử dụng rộng rãi cho than củi và nhiên liệu (Little, 1983). Đối với than
củi, gỗ Vẹt có năng lượng cao hơn Đước. Theo WOI, năng lượng của gỗ giác là
5.169 cals, gỗ lõi là 5,079 cals. Ở Hawaii, những bông hoa được sử dụng để làm
đồ trang sức như vòng cổ hoa, chủ yếu là những ngày có khách du lịch đến (Allen,
1998). Vẹt dù có hình dạng hấp dẫn như hoa đỏ tươi và màu đỏ, thân mầm nảy
mầm, được đóng gói và bán trong quần đảo Okinawa (Nhật Bản) làm cây cảnh tại
các cửa hàng cho khách du lịch. Các rễ thở được sử dụng để làm nước hoa.
2.1.1.3. Tình hình quản lý và gây trồng Vẹt dù trên thế giới
Theo NAS (1980a), trồng Vẹt thường là không cần thiết vì tái sinh tự nhiên tỉ
lệ thành công rất cao. Trong rừng Mắm và Đước, cắm quả giống trực tiếp xuống tỉ
lệ sống còn 90%. Vẹt dù được trồng ở Indonesia, Sabah và Sarawak để sản xuất
gỗ.
Vẹt dù được trồng ở Philippine để bảo vệ nhà ven biển và trồng liền kề với
các khu vực nông nghiệp để bảo vệ cây trồng khỏi nước biển hoặc bão. Cây con
của hai loài ngập mặn Bruguiera gymnorrhiza và Rhizophora mangle được trồng
trong Tutuila của đảo Samoa thuộc Mỹ, sau sáu tháng tỉ lệ sống trung bình từ 21%
đến 45% (Gilman và Ellison, 2007).

6


Ở Nam Phi, Vẹt dù được bảo vệ trong điều khoản của Luật Lâm nghiệp Quốc
gia. Tuy nhiên, các mối đe dọa ở đất nước này vẫn chưa đủ nghiêm trọng cho cây
này xuất hiện trên một danh sách đỏ3.
Tại Bangladesh, năm loài ngập mặn bản địa như Rhizophora sundarbans,
Lumnitzera racemosa, Rhizophora mangle, Bruguiera gymnorrhiza và Xylocarpus
granatum đã được trồng ở Tonga để cải tạo và ổn định đất (Biswas et al., 2007).

Một báo cáo từ quần đảo Ryukyu (Nhật Bản) cho rằng Vẹt dù do chim thụ phấn.
Tuy nhiên, trên đảo Inhaca, Mozambique, Vẹt dù được cho rằng thụ phấn nhờ
ong4.
Các nước Đông Phi, Indonesia (Kalimantan), Papua New Guinea và
Philippines thường sản xuất nhiều tanin từ vỏ Vẹt dù. Hiện tại, Borneo được coi là
thị trường cung cấp tanin Vẹt quan trọng của thế giới. Tuy nhiên không có số liệu
cụ thể vì vỏ và tanin của Vẹt được bán cùng với vỏ và tanin của một số loài cây
ngập mặn khác như Đước, Dà. Ở Malaysia việc sản xuất tanin từ vỏ Vẹt chỉ được
coi là thứ yếu còn mục tiêu lấy gỗ xây dựng, đốt than và làm nhiên liệu quan trọng
hơn5.
2.1.2. Những nghiên cứu về Mắm trắng trên thế giới
2.1.2.1. Tình hình phân bố của Mắm trắng
Mắm trắng phân bố rộng rãi ở rừng ngập mặn ven biển trên khắp các vùng
nhiệt đới từ phía tây và phía đông Ấn Độ, Sri Lanka, Myanmar, Đông Dương,
Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia (bao gồm cả Borneo), Philippines
(ngoại trừ phía Bắc) tới quần đảo Solomon. Tại Australia, nó được tìm thấy ở quần
đảo Yap (Liên bang Micronesia), Palau, phía Bắc Papua New Guinea. Trong rừng
ngập mặn, cây Mắm mọc dọc theo bờ biển, ven sông, trên bãi cát, trong các đầm
lầy và là cây tiên phong của rừng ngập mặn 6.

www.plantzafrica.com.
www.plantzafrica.com.
5
www.worldagroforestrycentre.org/.../SpeciesInfo.asp?...
3
4

6

www.forestry.sarawak.gov.my/


7


Mắm trắng (danh pháp khoa học: Avicennia alba), còn được gọi là Api api
hitam hoặc Api api puteh (Malaysia), Samae khao (Thái Lan), Api-api Putih
(Singapore), Vellai kandai (Tamil). Mắm mọc phổ biến tại địa phương trong phạm
vi phân bố của nó. Tại Ấn Độ, loài này xuất hiện tại 65 địa điểm trong 100 mẫu
địa điểm khảo sát (Kathiresan, 2008). Hình thái lá của Mắm trắng được thể hiện
sơ bộ trong nghiên cứu di truyền (Duke et al. 1998). Hình thái lá bị ảnh hưởng bởi
các yếu tố môi trường bao gồm cả độ mặn, côn trùng, chất dinh dưỡng và ánh
nắng (Kathiresan 2008). Mắm trắng là một trong 8 loài của chi Mắm, chiếm đa
dạng sinh cảnh rừng ngập mặn (Tomlinson, 1986).
Theo Robertson và Alongi (1992), cây Mắm trắng được tìm thấy dọc theo bờ
sông thủy triều trong vùng cửa sông ở hạ nguồn, và ở giữa khu vực bãi triều và
thấp hơn. Cả hai loài Mắm và Bần là những loài cây tiên phong trên bãi đất lầy
mới được hình thành ở vùng Đông Nam Á (Terrados et al., 1997). Loài Mắm xuất
hiện hầu hết ở các rừng ngập mặn của Đông Nam Á (Vadlapudi và Naidu, 2009).
2.1.2.2. Công dụng của Mắm trắng
Gỗ Mắm cứng vừa phải, nên được sử dụng cho xây dựng, làm cột, làm đồ nội
thất, đóng tàu và cho các mục đích trang trí. Củi Mắm có nhiệt lượng thấp nhưng
thỉnh thoảng được sử dụng cho than củi, nhựa được sử dụng cho nhiều mục đích y
học như để chữa bệnh bóng nước, làm thuốc tránh thai. Lá của Mắm là nguồn thức
ăn tốt cho gia súc, cá và hoa của nó là một nguồn phong phú của mật ong và sáp
ong. Lá và hoa quả được sử dụng để chữa bệnh ngoài da, khối u, vết loét và thủy
nhỏ7.
Mắm trắng chứa các hợp chất chống vi khuẩn, chống lại vi sinh vật và chúng
có thể được sử dụng trong điều trị các bệnh truyền nhiễm gây ra bởi kháng bệnh
(Ito et al., 2000).
Quả được đun sôi và sử dụng làm thực phẩm. Ở một số nơi, chúng được bán

tại các thị trường như rau. Tâm gỗ được sử dụng để làm thuốc bổ. Mắm là cây
phát triển nhanh ở rừng ngập mặn, cùng với Bần và Đước được sử dụng trong
trồng lại rừng ngập mặn để bảo vệ bờ biển. Mắm trắng cung cấp thực phẩm cho
7

www.biosearch.in/publicOrganismPage.php?.

8


những sinh vật nhỏ hơn như ấu trùng bướm ăn trái cây (Autoba alabastrata) và nụ
hoa (Euopoicillia sp.), bọ cánh cứng ăn lá (Monolepta sp.)8.
2.1.2.3. Tình hình quản lý và gây trồng Mắm trắng
Một nghiên cứu lĩnh vực tăng trưởng và tỷ lệ sống của cây con Mắm trắng
được tiến hành tại một địa điểm trồng rừng. Chiều cao cây giống, số lá gia tăng và
tỉ lệ sống sót đã được đo hàng tháng theo chỉ tiêu của việc thực hiện tăng trưởng.
Kết quả cho thấy Mắm không phù hợp cho các dự án phục hồi rừng ngập mặn tại
các khu vực bị bồi lắng cao9.
Lưu trữ hạt giống của cây Mắm cho thấy nó thích hợp ở độ ẩm cao và rất
nhạy cảm với khô hạn: không có hạt giống sống sót khi độ ẩm dưới 35%. Phương
pháp để lưu trữ hạt giống ẩm là bỏ hạt giống tươi vào trong một bao polyethylene,
mở ra và rải nước thường xuyên, trộn với cát ẩm độ 10% hay trộn với vỏ trấu ẩm
và được lưu trữ ở ba nhiệt độ (28-30 oC, 17oC, 8-10oC). Ngoài ra, hạt giống đã
được trộn với cát ẩm độ 5% và được lưu trữ tại 17 oC để xác định ảnh hưởng của
độ ẩm cát đến độ ẩm hạt và khả năng tồn tại trong thời gian lưu trữ 10.
2.2. Những nghiên cứu về Vẹt dù và Mắm trắng ở Việt Nam
2.2.1. Nghiên cứu về Vẹt dù
2.2.1.1. Nghiên cứu về phân bố, đặc điểm sinh học và sinh thái của Vẹt dù
Theo Phan Nguyên Hồng (1997), Vẹt dù phân bố rộng rãi ở các nước Đông
Nam Á. Ở Việt Nam, Vẹt dù phân bố ở các vùng ven biển cả ba miền Bắc, Trung,

Nam. Tất cả các tỉnh ven biển từ Hải Phòng trở vào đến Cà Mau đều có Vẹt dù
phân bố.
Vẹt dù là loài phổ biến ở rừng ngập mặn miền Bắc Việt Nam, nhưng ở miền
Nam, đặc biệt ở Cà Mau lại rất hiếm. Chúng sống rải rác ở vùng biển phía Tây
(Vịnh Thái Lan) và khu vực Lâm ngư trường Tam Giang I, Kiến Vàng, huyện
8
9

/>www.academicjournals.org/.../Affandi%20et%20al.htm

10

/>
9


Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Số lượng cá thể Vẹt dù lớn nhất tìm được trên một khu
vực nơi đây không quá 2011.
Tại khu vực I – Ven biển Đông Bắc, cây Vẹt dù là một trong những loài cây
rừng ngập mặn rất phổ biến ở đây (Tổng quan về rừng ngập mặn Việt Nam) 12.
Ngoài ra, Vẹt dù còn được di trồng và mọc rải rác ở xã Cẩm Thanh, huyện Núi
Thành, tỉnh Quảng Nam.
Theo TSKH Trần Công Khánh, Vẹt dù là loài cây của châu Á nhiệt đới,
thường mọc ở nơi có bùn dọc bờ biển nước ta, nơi đất ngập triều hằng ngày. Cây
cũng có thể mọc trên chỗ đất khô mặn ít khi thủy triều ngập. Tác giả Hoàng Văn
Thơi (Phân viện Nghiên cứu Khoa học Nam bộ) khi nghiên cứu mối quan hệ giữa
đặc tính phân bố của thực vật ngập mặn với độ mặn đất, tần suất ngập triều tại
vùng ven sông rạch tỉnh Cà Mau cho thấy Vẹt dù phân bố khá tập trung ở độ mặn
24,5-32,5‰ và gặp nhiều ở vùng ngập 5-13 ngày/tháng.
Cây Vẹt dù mọc trên bãi ngập triều cao hoặc triều cường từ giữa tới phía

trong rừng ngập mặn, ưa đất bùn hơi rắn hoặc đất có nhiều sỏi đá. Cây chịu bóng
và nhạy cảm với độ mặn cao (bị chết khi độ mặn trên 3%). Trong rừng ngập mặn,
Vẹt dù thường mọc lẫn với một số loài khác như Đước đôi (Rhizophora
apiculata), Dà (Ceriop tagal), Su (Xylocarpus molluca), nhưng đôi khi cũng mọc
thành rừng thuần loài. Cây ra hoa vào đầu mùa mưa, tháng 4 đến tháng 5, trụ mầm
chín từ tháng 4 đến tháng 10. Nhưng tùy địa phương các giai đoạn ra hoa và trụ
mầm chín có khác nhau (Bảng 01).
Bảng 01: Thời gian ra hoa và trụ mầm chín của Vẹt dù ở các địa phương
khác nhau
Vẹt dù

11

Địa điểm

Thời gian ra hoa

Quảng Ninh

Tháng 7-8 và 2-3

Tháng 12-1 và 6-7

Hà Tĩnh

Tháng 4-11

Tháng 9-12

sites.google.com/site/blienlac78/tin-tong-hop-2/sinh-quyen-mui-ca-mau.


12

Thời gian trụ mầm
chín

www.mabvietnam.net/.../MERD1-vn.htm

10


Cần Giờ

Tháng 5-11

Tháng 7-9

(Nguồn: Phan Nguyên Hồng, 1997).
2.2.1.2. Những nghiên cứu về công dụng của Vẹt dù
Rừng ngập mặn nói chung, trong đó có những cây thuộc họ Đước, đã tạo nên
một hệ sinh thái ven biển hết sức quan trọng, không chỉ về mặt môi trường, bảo vệ
đê biển, mà còn là một nguồn lợi kinh tế, góp phần nâng cao mức sống cho người
dân địa phương. Đó là nơi cung cấp thức ăn gia súc và cư trú cho nhiều loài hải
sản, chim, thú và cũng là nơi cung cấp nhiều sản phẩm như gỗ, củi, than, lá lợp
nhà, mật ong và nguyên liệu làm thuốc. Điều đặc biệt, rừng ngập mặn còn có khả
năng tích lũy một lượng lớn cabon, tạo bể chứa cacbon, để làm giảm khí thải gây
hiệu ứng nhà kính, ứng phó với những biến đổi khí hậu toàn cầu.
Vẹt dù là cây dược liệu của rừng ngập mặn có nhiều công dụng như vỏ, thân,
cành, dùng để chữa vết thương, bỏng (Rừng ngập mặn ven biển Miền Bắc Việt
Nam)13. Vỏ Vẹt dù chứa nhiều tanin, vị chát có tác dụng làm săn, dùng để nhuộm

vải, lưới và thuộc da. Rễ mầm chứa nhiều tinh bột, có thể chế biến làm thức ăn gia
súc. Quả dùng để ăn với trầu. Gỗ Vẹt màu nâu sáng, cứng rắn, nặng, thớ mịn,
dùng làm nhà, xẻ ván, làm tà vẹt và làm củi. Than của cây Đước và Vẹt rất được
ưa chuộng vì ít khói, nhiệt lượng cao (1 kg than Đước cho 6.675 Kcalo, than Vẹt
cho 6.375 Kcalo).
Ở miền Tây Nam Bộ, tiếp theo sau những rừng Mắm đen, những rừng Đước
và Vẹt là loại cấu thành ưu việt nhất trong điều kiện còn bùn lỏng chịu ngập mặn
do nước triều lên xuống thường xuyên. Giảm tốc độ nước chảy ra biển, lắng đọng
hạt phù sa, chắn sóng, ngăn dòng để vừa tụ đất đai, vừa chống nạn vỡ bờ, rừng
ngập mặn nói chung, Đước, Vẹt nói riêng, bền bỉ ngày đêm làm công việc âm
thầm nhưng kỳ diệu là lấn mãi biển dành thêm đất mới cho con người. Ước tính
hằng năm ở Đồng bằng Sông Cửu Long bờ biển tiến thêm ra ngoài từ 50 đến
150m (Trần Kim Thạch, 1981). Vai trò chinh phục đất mới đã từng được sử dụng
từ lâu đời trong việc quai đê lấn biển kết hợp với trồng thêm Đước - Vẹt để tích tụ
phù sa như ở Hải Phòng, Nam Hà, Thái Bình.

13

imls.lrc-tnu.edu.vn/KQNC.../..%5Ckqnc_200%5Cdata%5C4818-3.

11


Đặc biệt ở vùng quê ven biển Thái Thụy (Thái Bình), còn có món hải sản nổi
tiếng là sứa muối làm từ quả Vẹt. Sứa là một hải sản đặc trưng của vùng biển, có
thể chế biến ra nhiều món ăn khác nhau, trong đó có món nộm sứa và sứa muối.
Sứa muối được chế biến từ những con sứa tươi và nước muối sứa chua được làm
từ quả cây Vẹt. Qua thời gian ngâm chua từ 3-4 tuần. Những miếng sứa ngâm nhừ
rất chua và chuyển màu thành màu nâu đặc trưng. Đó là món sứa muối 14.
Rừng ngập mặn bảo vệ rất có hiệu quả các đầm nuôi tôm, cua. Ví dụ: Tháng

8 năm 1996, khi cơn bão số 2 đổ bộ vào Thái Bình, các đầm tôm, đầm cua của
Thụy Hải, Thụy Xuân và Thụy Trường được bảo vệ tốt nhờ có rừng ngập mặn,
trong lúc hầu hết các đầm ở Nam Phú, Nam Thịnh, Nam Hưng thuộc huyện Tiền
Hải đều bị sạt lở bờ, có một số đầm vỡ bờ và người nuôi tôm mất hết vốn do rừng
ngập mặn bị phá15.
2.2.1.3. Những nghiên cứu về quản lý và gây trồng Vẹt dù
Phan Nguyên Hồng và cộng sự (1997) đã đưa ra kỹ thuật nhân giống và gây
trồng cho loài cây Vẹt dù bằng trụ mầm. Có thể thu thập trụ mầm từ trên cây hoặc
đã rụng xuống và trôi nổi trên mặt nước (khả năng sống của chúng như nhau).
Chọn những trụ mầm chín, cắm 1/3 trụ mầm cùng với quả xuống bùn, chú ý
không cắm phần ngọn xuống đất. Nên gieo trong túi bầu ở vườn ươm, sau một
thời gian sẽ mang trồng, vì trụ mầm ngắn nên khi trồng ngay trên bãi có thể dễ bị
sóng và thủy triều đánh bật đi. Thời gian ở vườn ươm thường 3-5 tháng, khi cây
cao khoảng 25- 30cm thì chuyển ra bãi trồng, khoảng cách 3m×1m. Nơi trồng tốt
nhất là thủy triều dao động 0,35m và độ mặn 1-2,5%. Vẹt tái sinh tự nhiên rất tốt,
hạt ngâm trong nước 5-6 tháng vẫn giữ khả năng nảy mầm, nhưng cần theo dõi
phòng trừ sâu đục thân cây con.
Tại Cồn Tề, thôn Thuận Hoà, xã Hương Phong, huyện Hương Trà, hơn 3000
cây Đước, cây Mắm, Sú, Vẹt, Bần được người dân tham gia trồng. Đây là vùng
đất do quá trình bồi lấp nằm gần cửa biển và vùng đầm phá Tam Giang nên nhiều
người dân cho biết nếu trồng rừng ngập mặn ở đây sẽ góp phần rất lớn vào bảo vệ
cửa biển cửa sông khi thiên tai bão lụt xảy ra, bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học
14
15

vi.wikipedia.org/.../Thái_Bình
www.mabvietnam.net/.../MERD1-vn.htm

12



cũng như có tác tác dụng lớn vào bảo vệ môi trường sống của cộng đồng dân cư
trong vùng16.
Ngô Đình Quế (2005) đã đề xuất giải pháp kỹ thuật xây dựng rừng ngập mặn
phòng hộ ven biển, trong đó có đưa ra kỹ thuật cải tạo rừng ngập mặn kém chất
lượng và đề xuất mật độ trồng, chế độ ngập triều cho loài Vẹt dù ở các vùng ven
biển khác nhau của nước ta.
Tại tiểu khu 3: Từ cửa sông Mỹ Thanh đến cửa sông Bảy Háp (Tây Nam bán
đảo Cà Mau), rừng cây ngập mặn được trồng từ những năm 1940 tập trung nhiều
ở khu rừng Kiểng. Cây cao 23-25m, đường kính 20 - 30cm, rừng thuần loại hoặc
có ít Dà, Vẹt. Hiện nay đã bị khai thác nhiều để làm đầm tôm, hoặc chặt phá 17.
Biện pháp kỹ thuật nhằm bảo vệ và phục hồi rừng ngập mặn ven biển trên
đất ngập triều định kỳ ngày hoặc tháng là khi cây tiên phong được một tuổi và đất
đã bồi cao lên chỉ ngập triều trung bình thì đem trụ mầm già các loài cây có giá trị
cao của chi Đước, chi Vẹt, chi Giá, loài Trang trồng xen với các cây tự nhiên. Việc
trồng xen Đước, Vẹt, Trang vào thảm thực vật tiên phong đem lại hiệu quả cao
hơn là trồng ở các bãi bồi chưa có cây, vì cây tự nhiên có tác dụng cản sóng, gió
cho cây trồng trong giai đoạn mới bén rễ, nhất là thời kỳ có gió chướng, hạn chế
tác hại của Hà sun. Vào cuối thập kỷ 70, một số vùng ven biển như Ngọc HiểnMinh Hải, Long Phú - Sóc Trăng trồng Đước trên bãi bồi ven biển đã bị sóng cuốn
gần hết, số còn lại bị Hà sun bám và chết dần. Trong lúc đó ở Lâm trường Thạnh
Phú - Bến Tre nhờ trồng xen trong dải cây tự nhiên là Mắm và Ô rô nên cây sinh
trưởng tốt (Tổng quan về rừng ngập mặn Việt Nam).
Cây ngập mặn cũng bị sâu hại phá như ở các vườn ươm, sâu đục thân
(Poecilips fallax) phá hoại cây con rất mạnh. Năm 1996 ở tại vườn ươm các loại
Vẹt, Trang ở Kỳ Thư - Kỳ Anh, Hà Tĩnh, sâu đục thân đã phá hủy 1/3 số lượng
cây trong bầu. Do đó khi phát hiện là phải loại bỏ hoặc dùng kim nhọn chọc cho
sâu non chết, thân cây nào rỗng ruột phải loại bỏ. Theo dõi cây trồng thường
xuyên để hạn chế tác hại của sâu hại, khi sâu bắt đầu xuất hiện phải bắt sâu bằng
các phương tiện thủ công và bẫy sâu bằng ánh sáng đèn vào ban đêm. Ngoài ra
còn có biện pháp đem lại hiệu quả cao là trồng xen nhiều loại cây khác nhau.Ví dụ

16
17

www.scribd.com/.../RNM
www.mabvietnam.net/.../MERD1-vn.htm

13


ở đảo Đồng Rui - Tiên Yên, Quảng Ninh, Hà thường bám dày đặc trên gốc cây Sú,
còn Trang và Vẹt ít bị Hà bám, còn ở Hải Phòng khi trồng Bần xen với Trang thì
Hà bám thân Trang và ít bám thân Bần. Khi cây trồng được 3-4 tuổi thì tác hại của
Hà không còn đáng lo ngại nữa (Tổng quan về rừng ngập mặn Việt Nam).
2.2.2. Những nghiên cứu về Mắm trắng
2.2.2.1. Nghiên cứu về phân bố, đặc điểm sinh học và sinh thái của Mắm trắng
Ở Việt Nam, Mắm trắng mọc ven biển Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu đến
thành phố Hồ Chí Minh. Cây mọc phổ biến ở các rừng sác, cửa sông, là cây tiên
phong trên những bãi đất mới bồi và cố định những bãi này. Trên những nơi đất đã
cố định lâu năm, Mắm trắng chỉ mọc ở ven bờ. Mắm trắng là cây ưa sáng, sinh
trưởng nhanh, ra hoa quanh năm18.
Các loài Mắm trắng, Đước, Bần trắng, Bần chua, Vẹt tách, Dà quánh, Dà vôi,
Giá, Cóc vàng, Dừa nước,… mọc phổ biến ở các khu rừng ngập mặn của vùng ven
biển đồng bằng sông Cửu Long. Mắm trắng là loài chiếm ưu thế tuyệt đối ở các
vùng bãi bồi ven biển thuộc khu vực từ Mũi Cà Mau đến bờ Nam sông Bảy Háp
(nơi giáp ranh giữa hai chế độ triều biển Đông và Vịnh Thái Lan), đồng thời cũng
là loài chiếm ưu thế ở các bãi bồi ven sông rạch. Chúng có thể chịu được độ mặn
từ 20-30‰ ở vùng ven biển đến những vùng gần như ngọt hoàn toàn (có thể gặp
loại này tại Thành phố Cà Mau, thậm chí ở thị trấn Thới Bình, vùng nước ngọt).
Mắm trắng thường tạo thành các quần thụ thuần loại ven các bãi bồi hoặc mọc hỗn
giao với các loài Đước, Vẹt tách, Mắm đen ... ở các vùng đất đã được bồi tụ ổn

định19.
Tại tiểu khu 2: Từ mũi Ròn đến mũi đèo Hải Vân, cho thấy Mắm trắng, Bần
ổi, Đưng có thể chịu được độ mặn cao trong mùa khô từ 29‰ đến 35,5‰ (Tổng
quan rừng ngập mặn Việt Nam).
2.2.2.2. Những nghiên cứu về công dụng của Mắm trắng
Mắm là một trong những quần thể hình thành rừng ngập mặn. Cây Mắm có
giá trị kinh tế không đáng kể, nhưng là loài cây tiên phong lấn biển và có công rất
lớn trong việc hình thành và phát triển của rừng ngập mặn. Theo các nhà khoa
18

www.vietgle.vn/mobile/detail.aspx?pid=NzhDRDBFMDIwNA&type=A0
sites.google.com/site/blienlac78/tin-tong-hop-2/sinh-quyen-mui-ca-mau

19

14


học, sự phát triển tự nhiên của rừng ngập mặn bắt đầu bằng sự tiến nhập của loài
Mắm. Chúng có sức sống rất mãnh liệt, từ những bãi bùn ngâm mình trong nước
biển đến những khu đất rẫy cao đều xuất hiện Mắm tái sinh. Vai trò lớn nhất của
loài Mắm là cố định đất, do bộ rễ được cấu trúc vững chắc ăn sâu xuống đất, nó có
sức chịu đựng được sóng và gió, chịu được nước mặn ngập quanh năm. Cây Mắm
là loài gỗ tạp, dùng để làm chất đốt là chính. Tuy nhiên, lá và trái Mắm là thức ăn
của cá, tôm, gia súc và cả con người20.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, đồng bào và chiến sĩ ta đã hái trái
Mắm, bóc vỏ, luộc đi luộc lại nhiều lần cho bớt đắng để ăn thay cơm. Và đặc biệt,
khoảng tháng 8 - 10 (Âm lịch) là mùa trái Mắm chín rụng đầy sông, từng đàn cá
dứa từ biển vào các cửa biển, cửa sông tìm ăn trái Mắm và đây là nguồn thu nhập
cho người dân địa phương. Mắm còn là cây dược liệu có giá trị chữa bệnh. Vỏ của

nó dùng để làm thuốc trị ghẻ và chữa bệnh phong. Theo Báo Nhân dân số ra ngày
19-3-1982 thì Bác sĩ Môrenno ở Cu Ba đã dùng vỏ cây Mắm dưới dạng cao lỏng
để chữa bệnh phong và đã chữa khỏi trong vòng 8 - 10 tháng đối với bệnh mới
phát, đối với những bệnh nặng thì chữa khỏi 60% trong vòng từ 2 - 5 năm. Và
một điểm đặc biệt của cây Mắm nữa là chịu được các loại chất độc hóa học. Trong
chiến tranh, sau những trận rải chất độc hóa học của máy bay Mỹ, mọi loài cây
đều bị hủy diệt, riêng rừng Mắm chỉ rụng lá, sau đó nảy mầm và xanh tươi trở
lại21.
Gỗ Mắm trắng xấu, thường chỉ dùng làm củi gia dụng, nhất là để đốt lò gạch
và giữ được lửa đều và hơi khí đốt làm cho gạch có màu đỏ đẹp. Ngoài ra, gỗ
Mắm còn dùng để đốt than hầm, nhưng nhiệt lượng kém. Lá dùng làm phân xanh
rất tốt.
Các tác giả Nguyễn Thị Kim Chánh, Nguyễn Thị Hoài Thu, Nguyễn Kim Phi
Phụng khi nghiên cứu thành phần hóa học của cây Mắm trắng cho thấy có hợp
chất acid ursolic với hàm lượng cao, hợp chất này có hoạt tính mạnh kháng viêm
và kháng ung thư.
Người dân ở vùng biển tỉnh Quảng Ninh lấy quả Mắm chế biến thành các
món ăn rất ngon. Quả Mắm ăn ngon miệng, là một món ăn dân gian vùng biển dễ
20
21

www.baoanhdatmui.vn/.../news_detail.php
www.baoanhdatmui.vn/.../news_detail.php

15


ăn, dễ nấu, ăn ngon, lành bụng, quyến rũ du khách thập phương khi đến với vùng
biển Quảng Ninh22.
Đặc biệt ở tỉnh Cà Mau, trong đó phổ biến ở các huyện Ngọc Hiển, Năm

Căn, Phú Tân và Đầm Dơi, nhiều hộ nuôi tôm dùng cây Mắm để làm thức ăn nuôi
tôm sú đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cơ sở khoa học là Khoa Nuôi trồng thủy sản,
Trường Đại học Cần Thơ tiến hành phân tích mẫu nước của một số hộ nuôi tôm,
kết quả cho thấy vỏ và lá Mắm sau khi cho vào vuông tôm có độ mặn từ 10‰ trở
lên sẽ bị phân hủy sau 5-7 ngày, tiết ra một số chất nhờn. Chất nhờn ấy là thức ăn
chính của nhiều loài tảo, mà những loài này đều là thức ăn có lợi cho tôm nuôi.
Trong lá Mắm còn có một lượng đạm cố định và một phần men tiêu hóa, có thể
làm thức ăn cho tôm, tăng cường hệ tiêu hóa cho tôm, giúp tôm phát triển tốt 23.
2.2.2.3. Những nghiên cứu về quản lý và gây trồng Mắm trắng
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre đã
trồng mới được trên 800 ha ở các phân khu như cây Đước, Bần, Mắm, Phi lao và
bảo vệ trên 2.000 ha. Ngoài ra, hàng năm Khu bảo tồn còn tiến hành khoanh nuôi
ở các phân khu nghiêm ngặt lấn dần ra biển. Đến nay toàn bộ diện tích rừng trong
khu bảo tồn đã được khép kín với diện tích rừng 2100 ha 24.
Để chống xói lở và sạt lở đất ven sông, ven biển, nhất là ở những cửa biển,
cửa sông, xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau đã phát động trong nhân
dân phong trào trồng cây Mắm bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực. Đến nay,
nhiều hộ dân địa phương đã trồng hơn 68.000 cây Mắm dọc theo 15 tuyến kênh,
rạch chống xói lở, bảo vệ đất đai, nhà cửa, công trình công cộng, nhất là các tuyến
lộ giao thông nông thôn. Theo người dân địa phương, cây Mắm có bộ rễ rất dày,
vừa ăn sâu vào lòng đất, vừa mọc ngược tua tủa trên mặt đất để giữ đất nên có khả
năng chống xói lở rất hiệu quả. Trồng cây Mắm không tốn chi phí mà chỉ tốn
công, vì trái Mắm hoặc cây Mắm giống có nhiều ở đất bãi bồi ven biển, chỉ cần
đến đó nhặt đem về trồng, tỷ lệ sống rất cao. Thực tế, trên những tuyến kênh, rạch
đã trồng cây Mắm từ 3 đến 5 năm tuổi ở xã Ngọc Chánh hiện nay vừa tạo thành
22

www.amthucvietnam.com/.../index.asp?...Quả mắm xào
www.kinhtenongthon.com.vn/.../23341.html
24

mdc-forum.org/.../
BAN%20QUẢN%20LÝ%20RỪNG%20PHÒNG%20HỘ%20VÀ%20ĐẶC%...
23

16


bờ kè vững chắc chống xói lở hai bên bờ, vừa tạo nên cảnh quan môi trường xanh
tốt, mát mẻ mà nhiều người dân ở đây khẳng định sẽ bền chắc hơn bờ kè bê tông
xi măng đầu tư xây dựng tốn kém. Hơn nữa khi cây lớn sẽ cung cấp nguồn lợi gỗ,
củi có giá trị kinh tế cao. Đây chính là cơ sở khoa học ban đầu góp phần cho việc
phòng chống xói lở, ngăn chặn nguy cơ sạt lở đất hai bên bờ sông cần nhân rộng
trên địa bàn tỉnh Cà Mau25.
Để ứng phó với biến đổi khí hậu, thành phố Quy Nhơn (Bình Định) phối hợp
với Ban Quản lý dự án Tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu thành
phố Quy Nhơn nhằm khôi phục sinh thái Cồn Chim – đầm Thị Nại đã tiến hành
trồng 10 ha rừng ngập mặn ven đầm Thị Nại, tại phía Đông Bắc cầu Thị Nại,
thuộc khu vực 4, phường Nhơn Bình. Rừng ngập mặn được trồng gồm 2 loại cây
Bần trắng và Mắm trắng với tổng số là 50.000 cây giống. Dự án này được thực
hiện trong thời gian 3 năm (2010 – 2012) với kinh phí 400 triệu đồng 26.
Trong giai đoạn 2011 – 2020, tỉnh Bình Định đầu tư hơn 23,3 tỷ đồng để
trồng mới 390 ha rừng ngập mặn tại các huyện ven biển như Tuy Phước, Phù Cát,
Phù Mỹ và thành phố Quy Nhơn. Trong đó riêng giai đoạn từ năm 2011-2015, tỉnh
sẽ trồng 338 ha rừng gồm các loại cây chủ yếu như Bần trắng, Mắm trắng và cây
Đước tại các xã Phước Sơn, Phước Thuận ( Tuy Phước); Mỹ Chánh, Mỹ Cát (Phù
Mỹ) và phường Nhơn Bình (Quy Nhơn). Rừng ngập mặn ở đây được trồng nhằm
mục đích phòng chống thiên tai, chống xói lở, bảo vệ môi trường bền vững và góp
phần bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và du
lịch của tỉnh trong thời gian tới27.
Thành Phố Hải Phòng là một trong những địa phương thường xuyên bị ảnh

hưởng do bão cho nên những năm qua Thành Phố Hải Phòng luôn quan tâm đến
công tác trồng rừng ngập mặn để giảm tác hại do thiên tai gây ra, đồng thời góp
phần cải thiện môi trường sinh thái và xóa đói, giảm nghèo. Trưởng phòng Khoa
học kỹ thuật, Trung tâm giống và phát triển nông, lâm nghiệp công nghệ cao Hải
Phòng Lưu Văn Cảnh cho biết, đây là vùng ven biển có chiều dài 17,8 km nhưng
lại có hai loại bãi bồi phù sa và bãi cát đen di động. Ở khu bãi bồi phù sa, việc
25

26

27

www.monre.gov.vn/.../default.aspx?...
www.vfej.vn/.../trong_10_ha_rung_ngap_man_ven_dam_thi_nai
baodientu.chinhphu.vn/.../66118.vgp

17


trồng rừng ngập mặn bằng phương pháp thông thường luôn đạt hiệu quả, phát huy
tốt tác dụng cản sóng. Nhưng đối với bãi cát đen di động, trồng rừng ngập mặn
bằng phương pháp thông thường, nhưng không thành công do cát trôi và bị Hà
bám. Ðến năm 2001, đưa vào trồng thử nghiệm cây Mắm, cây Bần trên bãi cát đen
di động với phương pháp đào hố, cải tạo cục bộ theo hố khi thủy triều xuống, sau
đó lấy đất phù sa nơi khác đổ vào và trồng cây to, bầu to, có cọc giữ khỏi lung lay
khi nước thủy triều lên, xuống cây không bị trôi theo cát đã đem lại thành công.
Từ năm 2006 đến nay, toàn thành phố đã trồng được 64 ha với chiều dài hơn 3.200
m, kinh phí đầu tư 200 triệu đồng/ha, tạo thêm 'bức tường xanh' trước biển trên địa
bàn thành phố. Không chỉ chú trọng đầu tư và nghiên cứu các phương pháp mới
để mở rộng diện tích rừng ngập mặn, Hải Phòng đã có nhiều chính sách hỗ trợ đầu

tư bảo vệ rừng ven biển28.
Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ) đã hợp tác với tỉnh Kiên Giang thực
hiện Dự án Kết hợp bảo tồn và phát triển bền vững khu dự trữ sinh quyển tỉnh
Kiên Giang nhằm cứu những cánh rừng đang lâm nguy. Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh
Kiên Giang và GTZ phát động chiến dịch trồng cây ngập mặn tại ấp Vàm Rầy,
Hòn Đất. Hơn 50.000 cây ngập mặn gồm các loài cây bản địa có tác dụng chắn
sóng: Bần chua, Dừa nước, Mắm trắng, Mắm đen, Tràm, Đước đôi, đã được trồng.
Các loại cây này được tập hợp thành một tấm bình phong có tác dụng chắn sóng
và giữ đất tại khu vực bị nước biển xâm lấn nghiêm trọng 29.
Nước ta đang tích cực triển khai các biện pháp giảm thiểu tác hại của biến
đổi khí hậu. Một trong những mô hình tích cực giảm thiểu các thảm họa thiên tai
do biến đổi khí hậu gây ra là trồng rừng ngập mặn ven biển do Hội Chữ thập đỏ
Việt Nam tiến hành từ năm 1993 với sự giúp đỡ tích cực của Hội Chữ thập đỏ Ðan
Mạch và Nhật Bản. Dự án tiến hành trồng rừng ngập mặn ở tám tỉnh, thành phố
ven biển phía Bắc là Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Quảng Ninh, Ninh Bình,
Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh, nhằm tạo thành dải rừng ngập mặn khép kín,
tăng khả năng bảo vệ đê có tính hệ thống hơn. Đến nay chương trình trồng rừng
ngập mặn đã được mở rộng ra 157 xã, 43 huyện, thị xã thuộc tám tỉnh có đường
bờ biển kéo dài. Nhân dân các tỉnh đã trồng, chăm sóc và bảo vệ được gần 22.500
ha cây ngập mặn gồm cây Trang, Mắm, Bần; 366 ha Phi lao và 64.800 khóm tre
28
29

www.canhsatmoitruong.gov.vn/default.aspx
www.moitruongdulich.vn/index.php?...

18


chắn sóng. Cây Trang được trồng làm cây tiên phong (trồng mới), cây Bần, Đước,

Mắm được trồng xen trên nền rừng Trang (trồng đa dạng) tạo ra một dải rừng hỗn
giao có nhiều tầng lớp khác nhau, góp phần làm cho hệ thống đê biển tại các xã có
dự án được bảo vệ vững chắc, bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân. Tỷ lệ
sống của các cây này lên tới hơn 60% nhờ được nhân dân chăm sóc và bảo vệ
tốt30.
Tóm lại, những nghiên cứu về hai loài Vẹt dù và Mắm trắng ở trên thế giới và
Việt Nam đã đề cập đến các vấn đề chính như:
- Phân bố, đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái của hai loài Vẹt dù và
Mắm trắng;
- Các giá trị sử dụng của hai loài Vẹt dù và Mắm trắng;
- Các kỹ thuật khai thác, gây trồng và tình hình quản lý Vẹt dù và Mắm trắng.
Những kiến thức, kinh nghiệm này chắc chắn sẽ là những bài học được sử
dụng trong việc quản lý, phục hồi và phát triển tài nguyên rừng ngập mặn
trong đó có hai loài Vẹt dù và Mắm trắng đang đứng trước nguy cơ bị suy
giảm nghiêm trọng.

CHƯƠNG 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là hai loài Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza) và loài
Mắm trắng (Avicennia alba).

30

www.baomoi.com/Giam-thieu-tac-hai-bien-doi-khi.../5432106.epi

19



- Các đặc điểm tự nhiên của khu vực nghiên cứu như cường độ sóng, thuỷ
triều, độ mặn của nước, thể nền…
- Khả năng thích nghi, các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sinh trưởng và phát
triển của hai loài ở địa bàn nghiên cứu.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đặc điểm sinh thái của loài sẽ được tiến hành chủ yếu là tham khảo các tài
liệu đã công bố, kết hợp đi hiện trường để kiểm tra sự khác biệt so với các công bố
trước đây.
- Tiến hành gây trồng thử nghiệm và theo dõi khả năng thích ứng ban đầu của
hai loài được tiến hành tại hai xã Lộc Bình và xã Vinh Hiền huyện Phú Lộc, Thừa
Thiên Huế.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
3.2.1.Mục tiêu chung
Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và kỹ thuật gây trồng loài Vẹt dù (Bruguiera
gymnorrhiza) và loài Mắm trắng (Avicennia alba) nhằm góp phần cung cấp cơ sở
khoa học cho việc xây dựng hướng dẫn kỹ thuật gây trồng rừng ngập mặn phòng
hộ ven biển trên địa bàn huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2.2.Mục tiêu cụ thể
- Phân tích được đặc điểm sinh thái của loài Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza)
và loài Mắm trắng (Avicennia alba) nhằm xác định điều kiện gây trồng phù hợp.
- Thu thập được nguồn vật liệu giống và tạo cây con phục vụ gây trồng hai
loài.
- Xác định kỹ thuật gây trồng phù hợp cho hai loài thông qua bố trí thí nghiệm
ngoài thực địa.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu;
- Một số đặc điểm sinh thái của hai loài Vẹt dù và Mắm trắng;
- Tình hình gây trồng hai loài cây Vẹt dù và Mắm trắng tại Phú Lộc;

- Đề xuất kỹ thuật gây trồng loài Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza) và loài
Mắm trắng (Avicennia alba).

20


3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp kế thừa
- Kế thừa những tài liệu liên quan đến phân bố, đặc điểm sinh học, sinh thái
học, giá trị, kỹ thuật gây trồng, quản lý, bảo tồn... hai loài Vẹt dù và Mắm trắng
trong nước và trên thế giới.
- Những tài liệu về các mô hình gây trồng hai loài Vẹt dù và Mắm trắng trên
địa bàn các tỉnh Trung Trung bộ.
- Thu thập số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực
nghiên cứu dựa trên số liệu tổng hợp của Ủy ban nhân dân các xã và các ban
ngành địa phương.
- Sách tra cứu chuyên ngành và các nguồn thông tin khác.
3.4.2. Thu thập số liệu sơ cấp
3.4.2.1. Điều tra đặc điểm sinh thái và xác định điều kiện gây trồng của loài Vẹt
dù và Mắm trắng
- Điều tra hiện trường theo tuyến tại Thừa Thiên Huế và Quảng Bình để xác
định đặc điểm sinh thái của hai loài.
- Đánh giá tình hình sinh trưởng chung của từng loài tại hiện trường làm cơ sở
cho việc lựa chọn cây mẹ theo phương pháp điều tra thông dụng.
- Sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn bán định hướng phỏng vấn những người
chỉ đạo và tham gia trực tiếp quá trình trồng rừng, những người dân có nhiều kinh
nghiệm về cây ngập mặn về điều kiện gây trồng, mức độ phù hợp với từng loài
cây.
- Trên cơ sở các dữ liệu đã thu thập ở trên, tiến hành phân tích và tổng hợp kết
quả để xác định điều kiện gây trồng thích hợp cho từng loài.

3.4.2.2. Bố trí thí nghiệm gây trồng loài Vẹt dù và Mắm trắng
* Thí nghiệm gây trồng hai loài Vẹt dù và Mắm trắng được bố trí tại xã Lộc
Bình, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế:
- Phương thức trồng: Trồng thuần loài và trồng hỗn giao hai loài với nhau.
- Mật độ trồng: 2.500 cây/ha (2mx2m).
- Chế độ ngập nước: Không ngập, ngập thấp một mùa.

21


- Cây con: Cây con rễ trần.
- Mỗi công thức bố trí 50 cây, ba lần lặp, tổng số cây thí nghiệm là 600 cây
cho mỗi loài.
- Định kỳ theo dõi tỷ lệ sống và tình hình sinh trưởng của cây trồng trên thực
địa.
* Thí nghiệm gây trồng hai loài Vẹt dù và Mắm trắng được bố trí tại xã Vinh
Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế:
- Phương thức trồng: Trồng thuần loài và trồng hỗn giao hai loài với nhau.
- Mật độ trồng: 2.500 cây/ha (2mx2m).
- Chế độ ngập nước: Không ngập.
- Điều kiện trồng: Trong hồ tôm, ngoài hồ tôm, trong cỏ và không có cỏ
- Cây con: Cây con rễ trần.
- Mỗi công thức bố trí 50 cây, ba lần lặp, tổng số cây thí nghiệm là 1.200 cây.
- Định kỳ theo dõi tỷ lệ sống và tình hình sinh trưởng của cây trồng trên thực
địa.
3.4.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Số liệu được xử lý và phân tích dưới dạng các bảng biểu, biểu đồ với phương
pháp phân tích phương sai.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc
4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý

22


Lộc bình là xã gần cửa Tư Hiền, nằm về phía Đông Nam của huyện Phú Lộc,
cách trung tâm huyện lỵ 12km. Được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 16 017’14’’16021’14’’ độ vĩ Bắc, 107053’32’’ - 107053’48’’ độ kinh Đông.
- Phía Đông giáp xã Lộc Vĩnh;
- Phía Tây giáp đầm Cầu Hai;
- Phía Nam giáp thôn Phước Tuợng (xã Lộc Trì);
- Phía Bắc giáp cửa Tư Hiền và biển Đông.
Xã Lộc Bình có 6 thôn, mỗi thôn đều mang một đặc thù riêng: thôn Tân An,
Mai Gia Phường và Hoà An nằm sát các dãy núi và một phần ở vùng đất thấp cạnh
đầm phá, hoạt động của vùng này gồm nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản nước
ngọt và đánh bắt. Các thôn Tân Bình, Hải Bình và An Bình nằm ở vùng trũng sát
cửa Tư Hiền và Biển Đông. Chính vì thế, hoạt động kinh tế của người dân rất đa
dạng gồm nuôi trồng thủy sản, đánh bắt sông đầm và biển, và một số ít làm nông.
b. Địa hình
Địa hình của xã quanh co, eo hẹp có độ dốc cao. Tổng chiều dài của xã
khoảng chừng 16 km tính từ điểm giáp giới với đường quốc lộ 1A tới khúc eo giáp
giữa đầm Cầu Hai với Biển Đông. Với đặc điểm địa hình của xã khá đặc thù nằm
sát cánh các dãy núi cao trơ trọi ở phía sau và giáp sát với đầm Cầu Hai và Biển
Đông trống rỗng ở phía trước nên phần lớn dân cư sinh sống dọc hai bên trục
đường chính của xã, một bên sát với chân núi có đất làm rừng, một bên ven dải
đầm phá giáp Biển Đông có đất nông nghiệp. Do đó người dân của xã Lộc Bình
phải thường xuyên chống chọi với nguy cơ của thiên tai, nhất là vào các mùa mưa

bão.
c. Đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 2.739 ha, bình quân đầu người là
0,94ha/người, trong đó diện tích mặt nước chiếm hơn 60% tổng diện tích đất tự
nhiên của xã. Ngoài ra, diện tích đất lâm nghiệp (một trong những đặc trưng của
vùng ven phá này) cũng khá lớn, chiếm khoảng 1/3 tổng diện tích và lớn gấp 7 lần
diện tích đất nông nghiệp - là loại đất phần lớn bị bạc màu. Diện tích mặt nước tự

23


nhiên của xã hầu hết là diện tích mặt nước đầm phá có nguồn lợi tự nhiên rất
phong phú như tôm, cua, ghẹ, các loại cá (hồng, mú, trẽn, thệ...).
Bảng 02: Diện tích các loại đất và các loại hình sản xuất của xã Lộc Bình
năm 2006
TT

Loại đất

Diện tích
(ha)

Loại hình sản xuất

1

Tổng diện tích đất tự nhiên

2,739


Nông, nuôi trồng thủy sản, lâm
nghiệp

2

Đất thổ cư

50,29

Nhà cửa, vườn tược

3

Đất nông nghiệp

104,93

Trồng lúa, khoai, sắn, cây ăn quả

4

Đất lâm nghiệp

922,90

Trồng rừng (Bạch Đàn, Keo),
rừng tự nhiên

5


Đất nuôi trồng thủy sản

40,00

Nuôi tôm, ốc hương, cá mú và
một số cá nước ngọt

6

Mặt nước hoang

1761,63

Đánh bắt sông đầm

d. Khí hậu
Lộc bình nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa đông ẩm, là nơi tiếp giáp hai
khu vực khí hậu Nam, Bắc nên chịu ảnh hưởng của cả hai miền. Do đó thường
sinh ra lũ lụt, gây cản trở cho các hoạt động kinh tế và sinh hoạt của người dân.
4.1.1.2. Điều kiện kinh tế
a. Nông nghiệp
Trong những năm qua, cán bộ và nhân dân xã Lộc Bình đã có nhiều cố gắng
nỗ lực, khắc phục hậu quả hằng năm do bão gây ra để phát triển sản xuất. Công
tác phòng trừ dịch bệnh, chuột phá, lịch thời vụ, giống, các dịch vụ nông nghiệp
khác được quan tâm. Việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất luôn được
người dân đồng tình hưởng ứng, từ đó năng suất sản xuất ngày càng tăng lên. Năm
2004: năng suất lúa bình quân 31 tạ/ha đến năm 2010, năng suất lúa bình quân của
xã đạt 42 tạ/ha. Bình quân lương thực đầu người năm 2004: 145kg/người/năm,

24



năm 2010 là 185 kg/người/năm. Thu nhập bằng tiền năm 2004: 2 triệu/người/năm,
năm 2010 là 5 triệu đồng/người/năm.
b. Chăn nuôi
Về chăn nuôi, đàn gia súc gia cầm có chiều hướng giảm do tình hình dịch
bệnh gia súc, gia cầm xảy ra trên địa bàn xã. Hiện nay trên địa bàn xã có khoảng
80 con trâu, 32 con bò, 500 con lợn, 200 con dê, 3700 gia cầm các loại.
c. Ngư nghiệp
Trong 5 năm qua, cán bộ và nhân dân xã Lộc Bình xác định việc nuôi trồng
thủy sản là mũi nhọn kinh tế của xã. Nhưng tình hình dịch bệnh thường xảy ra,
nhất là tôm sú, từ đó diện tích nuôi hiện nay bỏ hoang và một số diện tích chuyển
đổi qua trồng lúa, nuôi cá nước ngọt. Việc nuôi ốc hương ở thôn Hải Bình hằng
năm cũng có nhiều hộ lãi từ 20-30 triệu đồng, tạo việc làm cho 20 lao động. Hiện
nay Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ và thương mại Biển Ngọc đã xây dựng
mô hình nuôi trai lấy ngọc tại thôn Hải Bình và tạo công ăn việc làm cho 25 lao
động bước đầu phát triển tốt, phấn đấu xây dựng làng nghề gắn với phát triển du
lịch.
Việc nuôi cá lồng thu hút được nhiều hộ tham gia, hiện nay toàn xã có 140
lồng cá với sản lượng trung bình đạt khoảng 12 tấn/năm.
d. Lâm nghiệp
Là ngành quan trọng và làm giàu cho tương lai, phát triển trở thành phong
trào trong nhân dân. Công tác quản lý bảo vệ rừng là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu
được Đảng ủy và chính quyền địa phương hết sức quan tâm. Uỷ ban nhân dân xã
đã phối hợp với hạt kiểm lâm huyện Phú Lộc nghiêm cấm khai thác gỗ trái phép
và săn bắt động vật hoang dã. Trong những năm gần đây trên địa bàn không có vụ
cháy rừng nào lớn xảy ra cũng như không có trường hợp nào vi phạm luật bảo vệ
rừng. Công tác trồng rừng được người dân hưởng ứng, hiện nay đã trồng 100% đất
trống đồi núi trọc.
e. Công tác tập huấn - chuyển giao khoa học kỹ thuật

Việc nâng cao khoa học kỹ thuật đã được sự quan tâm của tỉnh và phòng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp với trung tâm khuyến ngư tỉnh, sự hỗ

25


×