THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp trong xây dựng trường mầm non chuẩn
Quốc gia mức độ I.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý giáo dục.
3. Tác giả:
Họ và tên: Trần Thị Liên
Giới tính: Nữ
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ, đơn vị công tác: Hiệu trưởng, Trường mầm non Nhân Huệ
Điện thoại: 0973953330
4. Đồng tác giả: Không có
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường mầm non Nhân Huệ - xã Nhân Huệ - TX
Chí Linh- Hải Dương
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường mầm non Nhân Huệ
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giảng dạy theo các điều
kiện xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên.
- Phụ huynh học sinh nhà trường.
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: 29 tháng. Từ tháng 9 năm 2014 đến
tháng 3 năm 2017.
HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP
DỤNG SÁNG KIẾN
Trần Thị Liên
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của người quản lý tại một ngôi trường
còn nhiều khó khăn về mọi mặt từ cơ sở vật chất đến chất lượng đội ngũ giáo
viên. Để đáp ứng với mục tiêu phát triển giáo dục và yêu cầu đổi mới của đất
nước, của địa phương trong quá trình xây dựng nông thôn mới, bản thân tôi đã
nhận thức sâu sắc về sự cần thiết phải xây dựng trường mầm non đạt chuẩn
Quốc gia mức độ 1, bởi trường chuẩn là một trong những cách thức đánh giá
hình thức giáo dục hiệu quả, đáp ứng mục tiêu nâng cao dân trí và hiện đại hóa
đất nước. Nhà trường nằm trong kế hoạch lộ trình xây dựng trường mầm non đạt
chuẩn quốc gia của Phòng giáo dục cũng như kế hoạch phát triển giáo dục của
địa phương về xây dựng trường chuẩn quốc gia năm 2016. Với rất nhiều khó
khăn, vướng mắc, nhiều nội dung công việc cần phải thực hiện, đòi hỏi một
người lãnh đạo phải biết xây dựng kế hoạch định hướng lâu dài, biết tham mưu,
biết chỉ đạo toàn diện công việc để hoàn thành đúng kế hoạch đề ra, người hiệu
trưởng còn cần phải có phẩm chất và năng lực, thể hiện tính quyết đoán, xây
dựng khối đoàn kết phát huy nội lực. Để khẳng định chất lượng đội ngũ, chất
lượng giáo dục của nhà trường và sự phát triển đi lên của nhà trường đáp ứng
với yêu cầu đòi hỏi của xã hội ngày một phát triển. Đó là lí do tôi chọn và
nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp trong xây dựng trường mầm non đạt
chuẩn Quốc gia mức độ I”.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
+ Điều kiện:
- Về đội ngũ giáo viên
- Về cơ sở vật chất của nhà trường
- Về sự quan tâm, đầu tư của các cấp lãnh đạo
- Phụ huynh học sinh nhà trường
+ Thời gian: Thời gian áp dụng sáng kiến: tháng 9/ 2015- 3/ 2017
+ Đối tượng áp dụng sáng kiến
- Sáng kiến áp dụng cho đối tượng là các trường mầm non
3. Nội dung sáng kiến.
2
+ Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến: Xây dựng trường chuẩn quốc gia
là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và khó khăn đối với bất cứ một người làm
công tác quản lý nào. Nó có một vị trí vô cùng quan trọng để giúp đẩy mạnh sự
phát triển của nhà trường, đồng thời là yêu cầu phát triển mới của đất nước, địa
phương. Trước những yêu cầu đó tôi viết sáng kiến này với nội dung trọng tâm
được nói tới và tính mới, tính sáng tạo được thể hiện đó là tôi đã áp dụng các
biện pháp như: Căn cứ các văn bản chỉ đạo, xây dựng kế hoạch thực hiện; Chú
trọng công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức trong cộng đồng ;
Nâng cao chất lượng đội ngũ đẩy mạnh các phong trào thi đua, chăm sóc giáo
dục ; Làm tốt công tác tham mưu, xã hội hóa giáo dục xây dựng cơ sở vật chất.
Qua các biện pháp đã thực hiện thể hiện tính khả thi cao và đạt kết quả tốt trong
công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
+ Khả năng áp dụng của sáng kiến: Với đề tài này không chỉ áp dụng thành công
tại trường tôi đang công tác mà còn có thể áp dụng rộng rãi trong các trường
mầm non.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến.
Qua một thời gian áp dụng và thực hiện đề tài sáng kiến trên tôi thấy
được kết quả đạt được hết sức khả quan trước hết đã khẳng định được sự đi lên
về chất lượng cũng như sự khang trang trong cơ sở vật chất, tạo niềm tin tưởng
cho phụ huynh yên tâm gửi trẻ mặt khác đó là niềm động viên cổ vũ là động
lực giúp tập thể cán bộ giáo viên nhân viên trong nhà trường ngày càng phát
triển đi lên về mọi mặt.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến
- Đề nghị các cấp có thẩm quyền tiếp tục quan tâm đến sự nghiệp giáo
dục, đặc biệt những trường vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn trong
công tác quản lý, chỉ đạo xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
- Đề nghị các nhà quản lý giáo dục luôn có tinh thần nhiệt huyết đem hết
khả năng của mình trong công tác tham mưu xây dựng nhà trường đạt chuẩn
theo kế hoạch đã xây dựng.
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
3
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Nhiệm vụ và chiến lược quan trọng bậc nhất của tất cả các nước trên thế
giới đó là phát triển giáo dục và đào tạo với mục tiêu lớn nhằm hướng tới chiến
lược con người. Để thực hiện mục tiêu về chiến lược con người thì các nhà
trường có vai trò chủ đạo và trung tâm trong quá trình xây dựng, đào tạo, bồi
dưỡng. Ở nước ta trong những năm gần đây Đảng và nhà nước có rất nhiều giải
pháp tích cực chú trọng đầu tư xây dựng trường học chất lượng, hiện đại theo
hướng chuẩn hóa sánh kịp với nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.
Với quan điểm “Giáo dục là sự nghiệp cách mạng của quần chúng, giáo
dục đào tạo vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội” Đảng
và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục và coi giáo dục là một
trong những quốc sách hàng đầu để xây dựng và phát triển. Trên cơ sở quan
điểm trên, trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã và Đề án phát triển giáo dục
giai đoạn 2015 – 2020 đã đề ra mục tiêu: “Tập trung xây dựng trường chuẩn
quốc gia theo hướng hiện đại hoá, chuẩn hoá, xã hội hoá về cơ sở vật chất, về
công tác quản lí, công tác tổ chức dạy và học nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục
toàn diện thực chất. Từ nay đến năm 2010 phấn đấu 100% các trường trên địa
bàn xã đạt trường chuẩn quốc gia mức độ I”
Nhận thức từ chủ trương và tình hình thực tế của địa phương, nơi nào xây
dựng được trường chuẩn quốc gia thì nơi đó giáo dục có điều kiện phát triển
toàn diện. Vì vậy, quyết tâm xây dựng nhà trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I
để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm hàng
đầu của nhà trường. Việc tuyên truyền nhận thức về chủ trương xây dựng trường
chuẩn quốc gia và huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia xây trường học
là hai yếu tố không thể thiếu được trong quá trình triển khai xây dựng trường đạt
chuẩn quốc gia mức độ I. Với điều kiện thực tế nhà trường còn rất nhiều khó
khăn trong xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ, các phong trào thi đua và chất
lượng chăm sóc giáo dục vì vậy tôi đã quyết tâm và nghiên cứu đề tài: “Một số
biện pháp trong xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 1”
2. Thực trạng của vấn đề.
4
Trong triển khai xây dựng trường chuẩn, nhà trường có những mặt thuận
lợi và khó khăn sau:
2.1. Thuận lợi.
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Sở giáo dục
và đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ.
- Trường luôn nhận được sự quan tâm tạo điều kiện của cấp Uỷ đảng, chính
quyền địa phương trong công tác xây dựng cơ sở vật chất.
- Các đoàn thể, Chi bộ đảng trong trường hoạt động tích cực, hiệu quả.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, đoàn kết và tích
cực học tập để nâng cao trình độ, trình độ chuyên môn đạt chuẩn 100%, có 40%
giáo viên trên chuẩn và hiện có 2 giáo viên đang theo học các lớp đại học sư
phạm mầm non. Chế độ giáo viên dần được ổn định.
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp Uỷ
Đảng, chính quyền địa phương về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được
giao.
- Nhận thức của phụ huynh học sinh và cộng đồng xã hội về tầm quan
trọng của Giáo dục Mầm non ngày càng được nâng lên.
- Cha mẹ học sinh thường xuyên phối kết hợp với nhà trường trong việc
nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Môi trường sư phạm xanh - sạch - đẹp và an toàn. Các cháu đến trường
được học theo chương trình đúng độ tuổi, được chăm sóc giáo dục theo chương
trình giáo dục mầm non.
2.2. Khó khăn.
- Trường thuộc vùng đồng bằng xa trung tâm, dân cư thưa, nghề nghiệp chủ
yếu là nông nghiệp, điều kiện kinh tế, thu nhập của người dân còn nhiều khó
khăn nên việc quan tâm đến chăm sóc giáo dục trẻ còn nhiều hạn chế, tỷ lệ huy
động trẻ nhà trẻ ra lớp chưa cao.
- Hệ thống cở vật chất, các phòng chức năng và một số hạng mục phòng
học, sân chơi xuống cấp, bếp ăn chưa đúng quy cách, hệ thống biểu bảng tuyên
truyền, trang trí làm nổi bật các hoạt động nhà trường chưa được phù hợp. Bên
5
cạnh đó trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi một số nhóm lớp 3- 4 tuổi và nhà trẻ
chưa đủ theo quy định do vậy khó khăn cho việc chăm sóc giáo dục trẻ.
- Một số giáo viên tuổi cao còn hạn chế về ứng dụng công nghệ thông tin,
nhất là những môn năng khiếu. Khả năng tiếp cận kiến thức mới còn chậm ít có
sự sáng tạo.
- Ban giám hiệu còn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lí
và chỉ đạo các hoạt động trong nhà trường.
- Nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến nhu cầu học tập của con, thái độ
hợp tác giáo dục trẻ chưa thống nhất với nhà trường.
- Phong trào thi đua chưa đạt kết quả cao.
+ Về cơ sở vật chất:
STT
Năm học
1
20142015
Biển
cổng
trường
Phòng học
kiên cố
1
1
2
2014- 2015
2015- 2016
1( Chưa
Phòng
chức
năng
Lớp có
đủ đồ
dùng
dạy học
đúng quy
cách)
1
0
1
2
7
1
1
1
2
2
Trình độ
Năm học
Sân chơi
Bộ đồ
chơi đa
năng
7
Đầu
năm
2
1
20152016
+ Chất lượng đội ngũ:
S
T
T
Bếp một
chiều
Phong trào thi
đua
Chuẩn nghề nghiệp
Chuẩn
Trên
chuẩn
CSTĐ
LĐTT
Xuất
sắc
Khá
TB
Yếu
19
20
6
8
1
2
14
15
4
5
5
6
4
3
0
0
3. Một số giải pháp thực hiện:
Từ những thuận lợi, khó khăn và thực trạng trong công tác xây dựng
trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I. Tôi đã nghiên cứu và thực hiện
một số các biện pháp sau:
3.1. Căn cứ các văn bản chỉ đạo, xây dựng kế hoạch thực hiện.
6
Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia không phải có thể thực
hiện ngay trong thời gian ngắn. Mà phải có một lộ trình xây dựng kế hoạch và
thực hiện. Với một ngôi trường còn rất nhiều khó khăn về mọi mặt, để đạt được
kế hoạch đề ra đạt trường chuẩn giai đoạn 2015- 2020 cần phải làm rất nhiều
công việc. Xác định được nội dung công việc cần làm trong quá trình xây dựng
trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ I, tôi thành lập ban chỉ đạo xây
dựng trường chuẩn của nhà trường, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên là
cán bộ chủ chốt trong nhà trường bám sát theo từng tiêu chuẩn theo công văn số
02/2014/TT- BGD ĐT ngày 08 tháng 02 năm 2014 của Bộ giáo dục và đào tạo
ban hành quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, căn cứ vào
điều lệ trường mầm non quy định tại Quyết định số 05/VBHN- BGD ĐT ngày
13 tháng 02 năm 2014, Thông tư 01 quy định về đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị
tối thiểu tại các nhóm lớp. Rà soát các điều kiện thực tế của nhà trường theo 5
tiêu chuẩn quy định về công tác tổ chức và quản lí, đội ngũ giáo viên và nhân
viên, chất lượng chăm sóc giáo dục, quy mô trường lớp, trang thiết bị và công
tác xã hội hóa giáo dục. Từ đó xem xét các kết quả theo từng tiêu chuẩn đạt ở
mức độ nào và xây dựng kế hoạch hoàn thành từng công việc theo từng giai
đoạn.
VD : Lộ trình phấn đấu xây dựng trường chuẩn như sau.
Năm học 2014- 2015. Thành lập ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn
quốc gia của nhà trường. Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí trường
chuẩn quốc gia mức độ I. Tham mưu các cấp lãnh đạo hỗ trợ kinh phí xây dựng
nhà hiệu bộ và quy hoạch khu vườn trải nghiệm cho trẻ. Nâng cao chất lượng
đội ngũ về trình độ cũng như chuyên môn nghiệp vụ.
Năm học 2015- 2016. Đánh giá kết quả công việc đã đạt được theo kế
hoạch năm trước. Tiếp tục tham mưu các cấp lãnh đạo đầu tư kinh phí, tăng
cường sự ủng hộ của cộng đồng mua sắm trang thiết bị đồ dùng phục vụ hoạt
động học tập vui chơi và giảng dạy, trang trí khuôn viên, bổ sung biểu bảng
tuyên truyền phù hợp với nội dung giáo dục trẻ.
7
Tháng 5/ 2016. Hoàn thiện các hồ sơ về công tác tự kiểm tra xây dựng
trường chuẩn trình các cấp có thẩm quyền về kiểm tra công nhận trường mầm
non đạt chuẩn quốc gia mức độ I.
Với kế hoạch thực hiện đã xác định được nội dung công việc thực tế mà
nhà trường phải làm, và phải đạt được kết quả theo đúng kế hoạch để ra. Tôi đã
chỉ đạo ban chỉ đạo cũng như toàn thể giáo viên thực hiện tốt từng nhiệm vụ.
đồng chí phó hiệu trưởng cùng các đồng chí tổ trưởng sẽ tập trung công tác bồi
dưỡng chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên, đồng chí hiệu
trưởng chỉ đạo chung và tập trung công tác tham mưu xây dựng cơ sở vật chất,
chỉ đạo các giáo viên thực hiện tốt mọi nề nếp hoạt động và tích cực trong công
tác tuyên truyền đến các bậc phụ huynh. Cuối năm học ban chỉ đạo đánh giá kết
quả đạt được theo kế hoạch đã xây dựng để có phương hướng khắc phục và điều
chỉnh hoàn thiện đạt theo từng chỉ tiêu.
Kết quả: Các thành viên đều thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, tích cự
đưa ra các ý kiến liên quan đến bồi dưỡng đôi ngũ, chất lượng chăm sóc giáo
dục, xây dựng cơ sở vật chất để ban chỉ đạo biết và có hướng điều chỉnh nên đã
có những chuyển biến rõ rệt trong từng mục tiêu đề ra.
VD: Tiêu chuẩn 1: Công tác tổ chức và quản lý. Sau khi tự kiểm tra đánh
giá về công tác lưu trữ hồ sơ chưa được khoa học do công tác văn thư kiêm
nhiệm, các thành viên và bản thân đồng chí làm công tác văn thư đã đề xuất
được học tập bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư. Nhà trường đã có kế hoạch cho
đồng chí kiêm nhiệm văn thư được đi học bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ văn thư
để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình được giao.
Tiêu chuẩn 2: Đội ngũ giáo viên và nhân viên. Yêu cầu về trình độ đạt
trên chuẩn từ 40% trở lên. Nhà trường mới đạt 31%. Do vậy ban giám hiệu nhà
trường cùng đồng chí kế toán đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn cho giáo viên và có kinh phí hỗ trợ động viên kịp thời để giáo viên
yên tâm học tập.
8
3.2. Chú trọng công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức
trong cộng đồng.
Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia không phải là của riêng
nhà trường mà có sự chung tay góp sức của toàn xã hội. Để cộng đồng hiểu rõ
hơn về tầm quan trọng trong việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia,
hiểu được những khó khăn của nhà trường trong quá trình thực hiện, để mọi
người cùng chung tay phấn đấu thực hiện mực tiêu đề ra, cần phải tuyên truyền
rộng rãi trong chính quyền, các ban ngành địa phương và cha mẹ học sinh trong
nhà trường làm chuyển biến tư tưởng, nhận thức, hiểu rõ việc xây dựng trường
đạt chuẩn quốc gia là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước của địa phương
và của nhà trường. Việc xây dựng trường đạt chuẩn là xây dựng mô hình nhà
trường mới với chất lượng giáo dục cao, thể hiện sự phát triển toàn diện, đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
phụ huynh về chăm sóc giáo dục, và chuẩn hóa, hiện đại hóa về các hoạt động:
Quản lý trường học, cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ giáo viên, chất lượng giáo
dục nhằm tạo ra môi trường giáo dục thân thiện và tích cực.
Hiểu rõ được vấn đề đó trước tiên tôi đã tuyên truyền đến toàn thể cán bộ
giáo viên và phụ huynh qua các buổi họp hội đồng, sinh hoạt chi bộ, nâng cao
nhận thức của người đảng viên và gắn trách nhiệm cho từng đồng chí đảng viên.
Bằng việc đưa các văn bản liên quan về xây dựng trường chuẩn, liên quan đến
các quy chế chuyên môn. quán triệt chủ trương và các văn bản của cấp trên về
xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, để từ đó xây dựng kế hoạch trường chuẩn
quốc gia đạt được trong năm 2016.
VD: Tôi đã gửi các văn bản liên quan như. Điều lệ trường mầm non,
Chuẩn nghề nghiệp, Đạo đức nhà giáo, Luật viên chức, Thông tư 02 về ban hành
quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia lên trang gmail chung
của nhà trường. Sau đó soạn thảo các nội dung gắn gọn liên quan đến thực hiện
tốt các quy chế chuyên môn, tinh thần tự học bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư
phạm, đẩy mạnh nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trong nhà trường, thực hiện
9
chương trình giáo dục mầm non, đẩy mạnh các phong trào thi đua… truyền đạt
đến các giáo viên trong các buổi họp và đưa vào nghị quyết thực hiện.
Đối các bậc phụ huynh tôi đã chỉ đạo giáo viên tích cực trong công tác
tuyên truyền, triển khai đến phụ huynh về quy chế ban hành điều lệ ban đại diện
cha mẹ học sinh, phối hợp nhà trường nuôi dạy con khoa học, phối hợp cùng cô
giáo trong việc duy trì tỷ lệ chuyên chăm và tỷ lệ cháu ra lớp đạt theo kế hoạch
đề ra, đồng thời tích cực ủng hộ trong các phong trào của nhà trường.
Trong quá trình xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 1, bản thân tôi
đã tăng cường công tác tuyên truyền xây dựng trường chuẩn trong xã hội, thông
qua các bài phát biểu tham luận trong trong các lần họp Hội đồng nhân dân xã,
họp sơ kết, tổng kết của UBND xã, các buổi họp giao ban có đầy đủ các ban
ngành đoàn thể trong toàn xã để nâng cao nhận thức trong cộng đồng về công
tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia cần có sự chung tay, chung
sức của toàn thể các tập thể cá nhân trong toàn xã.
Qua đó các lãnh đạo, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và cha mẹ học
sinh đã có nhận thức sâu sắc hơn về xây dựng trường chuẩn. Tập thể cán bộ giáo
viên nhân viên hiểu rõ hơn về các văn bản chỉ đạo xây dựng trường chuẩn, các
văn bản quy phạm về giáo dục mầm non, từ đó thực hiện và có trách nhiệm
trong nhiệm vụ của mình. Lãnh đạo địa phương cũng như các các tổ chức xã hội
trong toàn xã, các bậc phụ huynh cũng ngày càng hiểu rõ hơn về tầm quan trong
của việc đưa nhà trường đạt trường đạt trường chuẩn quốc gia.
Kết quả: Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của phòng giáo
dục về chuyên môn cũng như các diều kiện xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Lãnh đạo UBND xã luôn ủng hộ trong các chủ trương xây dựng trường
chuẩn, quan tâm mọi mặt về tinh thần cũng như hỗ trợ kinh phí mua sắm thêm
các trang thiết bị còn thiếu, chỉ đạo nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công nhà hiệu
bộ và quy hoạch sân vườn để nhà trường hoàn thành kế hoạch xây dựng trường
mầm non đạt chuẩn quốc gia đúng lộ trình xây dựng.
Các bậc phụ huynh luôn ủng hộ nhiệt tình trong mọi hoạt động của nhà
trường như: Phối hợp cùng nhà trường trong việc cho trẻ đi học đều đúng giờ,
10
luôn nhất trí ủng hộ các chủ trương đóng góp, xây dựng chất lượng của nhà
trường, ủng hộ kinh phí mua sắm trang thiết bị như đồ dùng học tập cho trẻ,
chăm đắp mùa đông, thảm trải nền, ủng hộ các ngày công lao động cải thiện môi
trường xanh sạch đẹp của nhà trường, tham gia vào các hoạt động tập thể như
hội thi giao lưu giọng hát hay của trẻ, lế hội mùa xuân, ngày hội thể thao…
3.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ đẩy mạnh các phong trào thi đua,
chăm sóc giáo dục.
Để xây dựng trường chuẩn Quốc gia thì chất lượng đội ngũ nhằm nâng
cao chất lượng chăm sóc giáo dục trong nhà trường là vô cùng quan trọng. Để
khẳng định được chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục thì phải có đội ngũ
giỏi, năng động, sáng tạo, yêu nghề, mến trẻ. Để nâng cao chất lượng đội ngũ
trong nhà trường tôi đã thực hiện những giải pháp nhỏ như sau :
3.3.1. Bồi dưỡng nhận thức tư tưởng cho giáo viên
Đây là một trong những giải pháp mà bất kỳ một người lãnh đạo nào cũng
quan tâm và suy nghĩ vì đối với giáo viên mỗi người có nhận thức khác nhau,
đặc biệt nhận thức, lập trường tư tưởng trong công việc, trong nghề nghiệp,
trong cách giao tiếp. Với mục tiêu xây dựng nhà trường đạt chuẩn Quốc gia đây
cũng là một nội dung để tôi có kế hoạch bồi dưỡng nhận thức cho giáo viên.
- Trước hết khi bản thân là cán bộ quản lý tôi nhận thức rằng đây không
phải là mục tiêu riêng đối với nhà trường mà còn là mục tiêu chung đối với địa
phương, với cả bậc học. Chính vì vậy ngay khi nhận kế hoạch lộ trình tôi trực
tiếp xây dựng kế hoạch cụ thể của nhà trường, chuẩn bị các tài liệu có liên quan
và triển khai trong cuộc họp hội đồng sư phạm nhà trường.
- Để nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác này tôi đã quan tâm đến
công tác bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên phù hợp với khả năng, năng lực
chuyên môn, sở trường công tác và điều kiện gia đình để giáo viên có điều kiện
hỗ trợ nhau trong công tác chuyên môn, đồng thời có sự phân công rõ ràng, phù
hợp để giáo viên có cơ hội và điều kiện phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.
VD: Tôi sắp xếp 1 đồng chí giáo viên trẻ có chuyên môn khá hơn với 1
đồng chí giáo viên có tuổi hạn chế hơn về chuyên môn nhưng tận tụy và nhiệt
11
huyết. Hay 1 cô giáo có gia đình ở xa với 1 cô giáo có gia đình ở gần, giáo viên
có con nhỏ với giáo viên có con lớn hơn có sức khỏe, năng lực.
Với cách làm như trên trong quá trình vừa thực hiện tôi vừa theo dõi,
quan sát, lắng nghe xem nhận thức tư tưởng của từng giáo viên như thế nào để
có hướng bồi dưỡng phù hợp. Qua thực tế tôi nhận thấy được toàn thể giáo viên
trong nhà trường có ý thức rất cao, cùng thể hiện tinh thần quyết tâm phấn đấu.
3.3.2. Bồi dưỡng chuyên môn đội ngũ giáo viên
Để công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên có hệ thống
trước hết tôi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên cụ thể rõ ràng. Kế hoạch
bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu và quy định đối với
trường đạt chuẩn Quốc gia. Trong kế hoạch tôi chỉ rõ đối tượng nào cần bồi
dưỡng những nội dung bồi dưỡng, và xây dựng thời điểm bồi dưỡng cụ thể, phù
hợp với thời gian và tình hình đội ngũ của nhà trường, và đồng thời giúp bản
thân giáo viên tự thấy mình yếu ở những mặt nào để tự có kế hoạch bồi dưỡng,
tự học cho bản thân sát với thực tế và hiệu quả. Các biện pháp thực hiện kế
hoạch như: tổ chức hội thảo chuyên đề bám sát theo kế hoạch chỉ đạo của bậc
học, kế hoạch năm học, và những nội dung cần thiết phải bồi dưỡng theo thực tế
những mặt hạn chế của giáo viên, tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi, viết sáng
kiến, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra đột xuất, kiểm tra hoạt động sư phạm .
Phát động các phong trào thi đua, quan tâm chất lượng đội ngũ giáo viên
mũi nhọn, xây dựng lớp xach, sạch, đẹp, đưa ra các quy chế thi đua trong nhà
trường để các giáo viên cùng nhau phấn đấu và đạt kết quả cao. Bản thân tôi trực
tiếp là người bồi dưỡng cho các đồng chí giáo viên tham gia hội thi các cấp để
đạt kết quả tốt đồng thời chỉ đạo đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách chuyên
môn luôn quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên. Tôi đặc biệt quan tâm
đến việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên cốt cán, đó là các đồng chí tổ trưởng,
tổ phó chuyên môn, chủ tịch công đoàn, thanh tra nhân dân ,nhằm trang bị thêm
cho họ kiến thức chuyên môn, năng lực quản lý và lãnh đạo, giúp cho họ có
thêm những kiến thức và một số kinh nghiệm trong công tác xây dựng kế hoạch
tổ, quản lý, điều hành hoạt động của tổ; hướng dẫn họ xây dựng kế hoạch sinh
12
hoạt, bồi dưỡng cho các thành viên trong tổ họ phụ trách một cách cụ thể, trên
cơ sở thực tế chất lượng đội ngũ của mỗi tổ chuyên môn để họ có năng lực để
thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao. Tôi đặc biệt quan tâm đến việc nâng
cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên trong nhà trường, động viên kịp thời
những đồng chí có nguyện vọng tự giác tham gia học các lớp nâng cao trình độ
chuyên môn.
Bên cạnh đó tôi quan tâm đến chế độ, đời sống vật chất tinh thần cho giáo
viên như thường xuyên quan tâm đến chế độ tiền lương, nâng lương sớm trước
kỳ cho giáo viên, khen thưởng kịp thời cho giáo viên có thành tích điển hình như
giáo viên đạt giải trong hội thi giáo viên giỏi cấp thị xã, tổ chức cho giáo viên đi
thăm quan, học tập trường bạn, thăm hỏi kịp thời những giáo viên gặp khó khăn,
nắm bắt kịp thời tâm tư nguyện vọng của giáo viên và lắng nghe những ý kiến
phản ánh của giáo viên để kịp thời có những biện pháp thực hiện hiệu quả công
việc.
Kết quả: Trong những năm qua hhờ việc thực hiện nghiêm túc và linh hoạt
kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, chất lượng giáo viên, nhân viên của nhà trường
có sự chuyển biến nổi bật, Giáo viên tích cực trong các phong trào thi đua và
tham gia các hoạt động tập thể sôi nổi. Có 66.7% giáo viên biết sử dụng công
nghệ thông tin để tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. Trong phong trào viết
SKKN cấp trường có 5 SKKN được xếp loại A, còn lại xếp loại B, loại C. sáng
kiến gửi cấp thị xã đạt loại khá và trung bình.
Giáo viên tham dự thi giáo viên giỏi cấp trường 8/8 gv đều đạt, 2 năm học
2014- 2015, 2015- 2016 nhà trường có giáo viên tham gia hội thi giáo viên đạt
giỏi cấp thị xã đạt giải ba và giải khuyến khích.
Giáo viên được đánh giá chuẩn nghề nghiệp loại xuất sắc là 6/14. Giáo
viên xếp loại khá 8/14 . Đánh giá viên chức cuối năm học, có 94% cán bộ, giáo
viên, nhân viên xếp loại hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ. Đặc biệt năm học
2015-2016, Nhà trường nhiều năm liền đạt đạt tập thể lao động tiên tiến. Chiến
sĩ thi đua 2 đồng chí và lao động tiên tiến 14 đồng chí.
13
3.4. Làm tốt công tác tham mưu, xã hội hóa giáo dục xây dựng cơ sở
vật chất.
Việc xây dựng trường chuẩn quốc gia không chỉ là nhiệm vụ của nhà
trường, mỗi đồng chí cán bộ giáo viên mà còn là nhiệm vụ của các cấp chính
quyền địa phương, của cha mẹ học sinh và của cộng đồng. Vì vậy tôi xác định
đâu là nhiệm vụ của nhà trường, đâu là nhiệm vụ của các tổ chức xã hội, nội
dung nào cần hổ trợ đầu tư của nhà nước, của địa phương. Chính vì vậy trong
quá trình xây dựng trường chuẩn bản thân tôi đã tích cực và mạnh rạn trong
công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo Sở giáo dục, Phòng giáo dục, UBND
thị xã, địa phương quan tâm đến nhà trường về mọi mặt, chuyên môn, chất
lượng đội ngũ, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị đồ dùng.
Một trong 5 tiêu chuẩn quy định trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức
độ I đó là tiêu chuẩn quy định về cơ sở vật chất. Cơ sở vật chất khang trang, đầy
đủ theo quy định tạo cho giáo viên có cơ hội được thể hiện hết khả năng, năng
lực của mình, các cháu được tiếp cận với các trang thiết bị hiện đại đạt tiêu
chuẩn sẽ phát triển toàn diện về mọi mặt, nhanh nhẹn và thông minh hơn. Với
tình hình thực tế để về đích trường chuẩn theo kế hoạch đề ra, về cơ sở vật chất
nhà trường còn vô vàn những khó khăn, các phòng chức năng chưa được hoàn
thiện, trang thiết bị dạy và học thiếu thốn, hệ thống nội thất bếp ăn bán trú theo
chuẩn chưa đạt, hệ thống biểu bảng chưa phụ hợp, công trình nước sạch chưa
đảm bảo, hệ thống cây xanh còn nhiều ít. Do vậy đặt trên vai người hiệu trưởng
những khó khăn thử thách lớn. trước tình hình đó tôi đã chỉ đạo nhà trường tiếp
tục duy trì mọi nề nếp hoạt động, nâng cao chất lượng đội ngũ chăm sóc giáo
dục, đẩy mạnh các phong trào thi đua, đồng thời quan tâm nhiều đến công tác
tham mưu và xã hội hóa giáo dục nhằm huy động mọi nguồn lực cho công tác
đàu tư xây dựng cơ sở vật chất. Nhận thức được xã hội hoá giáo dục có tầm
quan trọng thiết thực trong sự nghiệp phát triển giáo dục.
Tôi đã mạnh rạn nhiều lần đề xuất các ý kiến với UBND xã đề nghị hỗ trợ
kinh phí bổ sung thêm trang thiết bị còn thiếu theo danh mục quy định, gặp gỡ
nhà thầu đề nghị đẩy nhanh tiến độ thi công công trình nhà hiệu bộ, bản thân tôi
14
luôn phải bám sát theo công trình xây dựng kịp thời tư vấn những đề nghị chỉnh
sửa một số hạng mục trong quá trình thợ làm chưa phù hợp với quy cách quy
định cho trẻ sử dụng.
VD: Công rình vệ sinh của trẻ, tôi đã tham mưu để khoảng cách ngăn
lửng giữa các phòng 1,2m đúng quy cách xây dựng cho trẻ( So với thiết kế là
1,8m). Tham mưu thay đổi 1 phòng chức năng thành 1 phòng bếp để có khu sơ
chế rộng rãi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ. Tham mưu thành công
chuyển 1 phòng làm việc của nhân viên thành 1 nhà vệ sinh cho trẻ sử dụng
bằng nguồn xã hội hóa giáo dục.
- Tôi đã mạnh rạn đề nghị UBND xã đẩy nhanh tiến độ xây dựng vườn
trải nghiệm cho trẻ trong đó có hệ thống cây xanh, sân bóng bằng cỏ nhân tạo,
bể cát có mái che cho trẻ hoạt động.
Tôi quan tâm đến việc đẩy mạnh công tác trang trí tạo môi trường cho trẻ
hoạt động, tuyên truyền làm nổi bật các nội dung phù hợp theo chủ đề năm học.
kết quả: Vẽ trang trí cầu thang, làm sản phẩm trưng bầy của trẻ, hệ thống tuyên
truyền đẹp thu hút sự quan tâm của các bậc phụ huynh.
Tôi chỉ đạo giáo viên tích cực trong công tác tuyên truyền vận động phụ
huynh ủng hộ ngày công lao động cũng như kinh phí giúp nhà trường trồng cây,
đổ cát sân trường và dọn dẹp công trình nhà hiệu bộ, huy động từ phụ huynh
36.7000.000đ mua sắm bổ sung đồ dùng học tập, đồ chơi. 47.500.000đ sửa 1
phòng học thành 1 nhà vệ sinh cho trẻ sử dụng, 210m2 xốp trải nền cho trẻ. 50
chiếc chăn mùa đông…Ngoài ra nhà trường còn được Sở giáo dục và đào tạo hỗ
trợ bàn ghế cho học sinh, phản giường nằm, đàn ocrgan, ti vi, và giá để đồ chơi
trị giá: 300.000.000đ. UBND xã hỗ trợ trang thiết bị đồ dùng văn phòng, nội thất
bếp ăn trị giá: 300.000.000đ.
4. Kết quả.
Với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ giáo viên nhà trường, sự quan
tâm, ủng hộ, chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo và áp dụng các biện pháp trong
quá trình phấn đấu xây dựng trường mầm non đtạ chuẩn quốc gia mức độ I. Nhà
trường đã đạt được những kết quả như sau:
15
Khu nhà hiệu bộ với đầy đủ các phòng chức năng đã hoàn thiện và đưa
vào sử dụng tháng 5 năm 2016. Với tổng giá trị đầu tư : 3.100.000.000đ.
Các phòng chức năng được trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết cho
từng phòng tạo điềukiện cho cán bộ và nhân viên làm việc. Các công trình phụ
trợ như ; Nhà để xe, sân trải nghiệm cho trẻ với tổng giá trị : 1.700.000.000đ.
Cảnh quan sư phạm được cải tạo nâng cấp tạo nên một môi trường khang
trang: “Xanh - Sạch - Đẹp và an toàn”. Khu cầu thang được vẽ trang trí đẹp mắt
và tạo được 1 góc sách cho trẻ tham gia hoạt động xem sách, các bồn hoa cây
cảnh được sơn vẽ lại, hệ thống biểu bảng tuyên truyền được làm đẹp mắt, nội
dung tuyên truyền phù hợp với chủ đề năm học và thu hút sự quan tâm của trẻ
cũng như của phụ huynh.
Các lớp học có đầy đủ bàn ghế, bảng, giá để đồ chơi, tủ đựng đồ dùng dạy
học, trang trí lớp phù hợp.
Nhà bếp có đầy đủ các đồ dùng cần thiết mới đúng quy cách phục vụ cho
công tác bán trú như : Tủ cơm ga, tủ sấy bát, bàn sơ chế, hệ thống bếp ga đúng
tiêu chuẩn.
Nhận thức của đội ngũ giáo viên và các lực lượng xã hội trong xây dựng
trường chuẩn ngày càng được nâng cao tiêu biểu như : giáo viên nhiệt tình trong
mọi công tác, chất lượng giảng dạy ngày một nâng cao.
Công tác tham mưu, xã hội hóa tích cực đạt kết quả cao : tiêu biểu được
Sỏ giáo dục và đào tạo, UBND xã hõ trọ đồ dùng, trang thiết bị trị giá hơn
600.000.000đ,
Sau hơn 2 năm phấn đấu, nhà trường được vinh dự đón đoàn kiểm tra của
các cấp có thẩm quyền về thẩm định đánh giá 5 tiêu chuẩn trường mầm non đạt
chuẩn quốc gia mức độ 1; kết quả qua kiểm tra được đoàn đánh giá cao và đề
nghị UBND tỉnh công nhận Trường mầm non đạt trường chuẩn quốc gia mức độ
1 và nhà trường đã được công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức
độ I theo (QĐ số 73/QĐ-UBND tỉnh ngày 07/07/2016).
16
Chi bộ được Thị Ủy tặng giấy khen “Chi bộ đã có thành tích xuất sắc
trong công tác xây dựng Đảng”.Các tổ chức đoàn thể của trường luôn đạt vững
mạnh xuất sắc.
100% cán bộ giáo viên trình độ đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn đạt hơn
50%, danh hiệu lao động tiên tiến đạt 70%, chiến sĩ thi đua 13% tập thể trường
nhiều năm liền đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến.
Năm học 2015- 2016 nhà trường được chủ tịch UBND thị xã tặng giấy
khen đã có thành tích xuất sắc trong năm học.
Số lượng trẻ đến trường tăng hàng năm từ 5 đến 10%,
100% số lượng trẻ học bán trú đạt, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng hàng
năm từ 2-3%, trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%.
5. So sánh đối chứng:
+ Về cơ sở vật chất:
ST
T
Năm học
1
20142015
Biển
cổng
trường
Phòng
học
kiên cố
1
1
2
3
2014- 2015
2015- 2016
2016- 2017
Phòng Lớp có
chức
đủ đồ
năng dùng dạy
học
7
a đúng
quy
cách)
1
0
1
2
7
1
1
1
2
2
7
1
2
1
7
7
Trình độ
Năm học
Sân
chơi
Bộ đồ
chơi đa
năng
1( Chư
Đầu năm
2
20151
2016
20163
2
2017
+ Chất lượng đội ngũ:
T
T
Bếp
một
chiều
Chuẩn
Trên
chuẩn
19
20
20
6
8
9
Phong trào thi
đua
Chuẩn nghề nghiệp
CSTĐ
LĐTT
Xuất
sắc
Khá
TB
Yếu
1
2
14
15
4
6
5
6
4
2
0
0
( Phần Ô trống chờ kết quả cuối năm học 2016- 2017)
Nhìn vào bảng so sánh cho thấy trong quá trình gần 2 năm với lộ trình xây
dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia nhà trường đã có kết quả thay đổi
đáng kể trước hết về cơ sở vật chất: Đã có đủ 2 biển trường cho 2 điểm trường,
17
bếp đã khang trang đúng quy cách theo quy định, đã xây dựng hoàn thiện 2 sân
chơi, bổ sung đầy đủ đồ dùng đồ chơi ngoài trời và trong lớp, đặc biệt đã xây
dựng thêm 6 phòng chức năng kiên cố đảm bảo theo yêu cầu. Về chất lượng đội
ngũ: Từ trình độ đào tạo đến các phong trào thi đua và xếp loại chất lượng chuẩn
nghề nghiệp đều tăng theo năm học.
6. Bài học kinh nghiệm.
Qua thời gian áp dụng các biện pháp thực hiện xây dựng trường mầm non
đạt chuẩn quốc gia đến nay đã đạt được kết quả tốt. Trong quá trình thực hiện tôi
đã rút ra được những bài học kinh nghiệm sau:
Người lãnh đạo phải có năng lực, nhiệt huyết, trách nhiệm với công việc
và xây dựng kế hoạch thật cụ thể bám sát theo điều kiện của nhà trường và địa
phương.
Trong quá trình thực hiện, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các thành viên
và có hướng điều chỉnh kịp thời.
Tích cực trong công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo, tuyên truyền vận
động đến toàn thể công đồng chung tay xây dựng trường chuẩn, tranh thủ mọi sự
ủng hộ của cộng đồng.
Phát huy sức mạnh của tập thể, xây dựng mối đoàn kết nội bộ cùng nhau
quyết tâm vượt qua mọi khó khăn xây dựng trường mầm non đtạ chuẩn quốc
gia.
7. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng.
- Về nhân lực: Người cán bộ quản lý có lòng yêu nghề, nhiệt tình, nhẫn
lại, và xây dựng kế hoạch cụ thể dựa trên tình hình địa phương, thực lực của nhà
trường có tính thuyết phục và tính khả thi cao. Người cán bộ quản lý nhất là
người hiệu trưởng phải làm tốt công tác tham mưu, tuyên truyền, xây dựng mối
đoàn kết nội bộ phát huy nội lực của tập thể. Tranh thủ mọi sự quan tâm của cấp
uỷ Đảng, Chính quyền địa phương ủng hộ trong việc tạo điều kiện xây dựng cơ
sở vật chất nhà trường, động viên tinh thần cho cán bộ giáo viên và học sinh, tập
thể nhà trường đoàn kết nhất trí trong mọi hoạt động nhà trường.
18
- Về điều kiện trang thiết bị: Điều kiện đầy đủ trang thiết bị đáp ứng yêu
cầu của giáo dục hiện nay.
KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận.
19
Một lần nữa khẳng định qua việc thực hiện các giải pháp về xây dựng
trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ trong thời gian qua đã đem lại kết
quả thiết thực cùng sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp Ủy đảng, chính
quyền địa phương, sự nỗ lực quyết tâm của ngành giáo dục, của cán bộ và giáo
viên nhà trường cùng với sự đồng thuận của người dân, nhà trường đã được
công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I, đánh giá một bước
phát triển mới, tạo nên một diện mạo mới cho nhà trường, giáo viên và học sinh
được hưởng những điều kiện tốt nhất trong việc nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục
trẻ. Đây cũng là bước đà tạo động lực cho việc nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Để đạt được kết quả này, cũng là bước đánh giá công tác lãnh đạo của
người quản lý, cần có những biện pháp sáng tạo, mềm dẻo và linh hoạt trong
công tác tuyên truyền, tham mưu, thu hút mọi sự ủng hộ của công đồng để xây
dựng trường mầm non đtạ chuẩn quốc gia.
2. Khuyến nghị.
Hiện nay kinh phí đối với xây dựng trường chuẩn còn gặp rất nhiều khó
khăn. Đề xuất với cấp tỉnh cần có cơ chế phù hợp để hỗ trợ các nhà trường trong
việc đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia trong thời gian tới.
Đề nghị các nhà quản lý giáo dục luôn có tinh thần nhiệt huyết đem hết
khả năng của mình trong công tác tham mưu xây dựng nhà trường đạt chuẩn
theo kế hoạch đã xây dựng.
Trên đây là một số giải pháp của tôi đã thực hiện trong công tác xây
dựng trường mầm non đạy chuẩn quốc gia. Tôi mong rằng các cấp lãnh đạo, hội
đồng khoa học góp ý giúp đỡ tôi để năm tới tôi có thêm nhiều kinh nghiệm hơn
nữa được áp dụng vào công tác quản lý nhà trường tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
20
- Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật
Giáo dục sửa đổi số 44/2009/QH12 ngày 25/11/2009 của Quốc hội nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Thông tư số 02/ 2014/BGD- ĐT ngày 08 tháng 02 năm 2014 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt
chuẩn quốc gia
- Điều lệ trường mầm non theo Quyết định số 05/VBHN- BGD ĐT ngày
13 tháng 02 năm 2014 của Bộ giáo dục và đào tạo.
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kì 2015 – 2020.
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
21
Tên đề tài
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
II. NỘI DUNG:
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
2. Thực trạng của vắn đề
2.1. Thuận lợi
2.2. Khó khăn
3. Một số giải pháp thực hiện
3.1. Giải pháp 1
3.2. Giải pháp 2
3.3. Giải pháp 3
3.4. Giải pháp 4
4. Kết quả
III. KẾT LUẬN
1. Kết luận
2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Mục lục
1
1
2
4
5
5
5
6
7
9
11
14
15
20
20
21
21
22
22