Tải bản đầy đủ (.pdf) (261 trang)

Thiết chế tổ chức, quản lý và tệ nạn cường hào ở làng xã vùng đồng bằng bắc bộ thế kỉ XVIII XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.99 MB, 261 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_______________________

TRẦN HỒNG NHUNG

THIẾT CHẾ TỔ CHỨC, QUẢN LÍ VÀ TỆ NẠN
CƢỜNG HÀO Ở LÀNG XÃ VÙNG ĐỒNG BẰNG
BẮC BỘ THẾ KỈ XVIII-XIX

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_______________________

TRẦN HỒNG NHUNG

THIẾT CHẾ TỔ CHỨC, QUẢN LÍ VÀ TỆ NẠN
CƢỜNG HÀO Ở LÀNG XÃ VÙNG ĐỒNG BẰNG
BẮC BỘ THẾ KỈ XVIII-XIX
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số:

62 22 03 13

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. VŨ VĂN QUÂN

Hà Nội – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án này là công trình khoa học của riêng tôi. Tên
đề tài luận án không trùng với bất cứ nghiên cứu nào đã đƣợc công bố. Các tài liệu,
số liệu sử dụng trong luận án đƣợc trích dẫn trung thực, khách quan và rõ ràng về
xuất xứ.

Hà Nội, tháng năm 2017

Trần Hồng Nhung


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án, tác giả đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ từ
phía thầy cô, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Trƣớc tiên, tôi xin chân thành bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Vũ Văn Quân, ngƣời thầy đã hƣớng dẫn chỉ bảo tận
tình cho tôi trong suốt quá trình viết luận án. Những chỉ bảo cặn kẽ, tỉ mỉ của thầy là
kinh nghiệm vô cùng quý báu trong bƣớc đƣờng nghiên cứu khoa học tiếp theo và
trong sự nghiệp giảng dạy của cá nhân tôi.
Tôi hết lòng cảm tạ các thầy cô trong Bộ môn Lịch sử Việt Nam cổ trung đại
và Khoa Lịch sử: GS.TSKH. Vũ Minh Giang, TS. Phạm Đức Anh, TS. Đỗ Thị
Thùy Lan, PGS.TS. Phan Phƣơng Thảo, PGS. TS. Hoàng Anh Tuấn, PGS.TS.
Nguyễn Văn Kim….cùng các thầy cô trong hội đồng bảo vệ cấp cơ sở và cấp Đại
học Quốc gia đã gợi mở cho tôi nhiều ý tƣởng và đóng góp những ý kiến vô cùng
xác đáng cho luận án của tôi. Tôi cũng xin dành lời cảm ơn đặc biệt đến GS.

Nguyễn Quang Ngọc, thầy đã luôn động viên khích lệ và định hƣớng những vấn đề
khoa học để tôi triển khai trong bản luận án tiến sĩ này.
Nhân đây, tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các bạn bè, đồng nghiệp đã luôn
chia sẻ, giúp đỡ, cung cấp tƣ liệu và nhiều thông tin hữu ích cho việc thực hiện luận
án. Xin đƣợc cảm ơn các thầy cô Khoa Pháp luật Hành chính Nhà nƣớc- Trƣờng
Đại học Luật Hà Nội, nơi tôi công tác đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình hoàn thành luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Phòng Đào tạo
Sau Đại học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội đã tận tình hƣớng dẫn quy trình thực hiện và hồ sơ luận án.
Xin đƣợc gửi lời biết ơn và cảm tạ đến bố mẹ và gia đình tôi- đã ủng hộ, quan
tâm, và là chỗ dựa vững chắc giúp tôi có thêm động lực phấn đấu và quyết tâm hoàn
thành luận án.


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................3
3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................6
4. Nguồn tƣ liệu nghiên cứu .................................................................................6
5. Hƣớng tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu .................................................7
6. Đóng góp của luận án .......................................................................................9
7. Cấu trúc luận án..............................................................................................9
CHƢƠNG 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..................................................................................................10
1.1. Nghiên cứu về làng Việt nói chung ..........................................................10
1.1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu ..............................................................10
1.1.2. Những thành tựu và hạn chế ..............................................................19
1.2. Nghiên cứu về làng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ thế kỉ XVIII- XIX ......21

1.3. Nghiên cứu về thiết chế tổ chức, quản lí của làng xã đồng bằng Bắc Bộ
thế kỉ XVIII-XIX .................................................................................................24
1.3.1. Những nghiên cứu về thiết chế chính trị trong đó có thiết chế tổ
chức, quản lý làng xã ......................................................................................24
1.3.2. Những nghiên cứu về thiết chế tổ chức, quản lí làng xã...................25
1.3.3. Các công trình nghiên cứu trực tiếp về thiết chế tổ chức, quản lý
làng xã đồng bằng Bắc Bộ thế kỉ XVIII-XIX .................................................31
1.4. Nghiên cứu về nạn cƣờng hào làng xã thế kỉ XVIII-XIX ......................32
1.5. Một vài nhận xét và hƣớng nghiên cứu của luận án ..............................34
CHƢƠNG 2: BỐI CẢNH LÀNG XÃ VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ THẾ KỈ
XVIII-XIX ................................................................................................................37
2.1. Bối cảnh lịch sử thế kỉ XVIII-XIX ...........................................................37
2.2. Vài nét về làng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ thế kỉ XVIII-XIX ..............41
2.2.1. Khái lược về làng Việt từ cội nguồn đến trước thế kỉ XVIII .............41
2.2.2. Cơ sở kinh tế ........................................................................................43


2.2.3. Cơ sở xã hội..........................................................................................48
2.2.4. Đời sống tư tưởng- tín ngưỡng ...........................................................52
2.2.5. Khái quát đơn vị hành chính cơ sở ở đồng bằng Bắc Bộ thế kỉ XVIIIXIX ...................................................................................................................54
Tiểu kết chương 2: ...................................................................................................59
CHƢƠNG 3: THIẾT CHẾ TỔ CHỨC, QUẢN LÍ CỦA LÀNG XÃ VÙNG
ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ THẾ KỈ XVIII-XIX .......................................................61
3.1. Thiết chế quản lí làng xã .............................................................................61
3.1.1. Thiết chế hành chính ............................................................................62
3.1.2. Thiết chế tự trị làng xã ..........................................................................71
3.2. Các thiết chế xã hội ......................................................................................78
3.3. Hƣơng ƣớc với vấn đề quản lí làng xã thế kỉ XVIII-XIX ........................89
3.3.1. Nội dung cơ bản của hương ước ở đồng bằng Bắc Bộ thế kỉ XVIIIXIX ...................................................................................................................89
3.3.2. Giá trị và hạn chế của hương ước vùng đồng bằng Bắc Bộ thế kỉ

XVIII-XIX. .......................................................................................................95
Tiểu kết chương 3 ...................................................................................................104
CHƢƠNG 4:NẠN CƢỜNG HÀO LÀNG XÃ Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘTHẾ
KỈ XVIII-XIX: THỰC TRẠNG, HỆ QUẢ VÀ NGUYÊN NHÂN ...................106
4.1. Thực trạng của nạn cƣờng hào ở làng xã đồng bằng Bắc Bộ thế kỉ
XVIII-XIX. ........................................................................................................106
4.1.1. Khái niệm, thành phần cường hào .....................................................106
4.1.2. Biểu hiện của nạn cường hào .............................................................108
4.2.Hệ quả của nạn cƣờng hào làng xã thế kỉ XVIII-XIX.............................122
4.2.1. Đối với đời sống người nông dân. .....................................................122
4.2.2. Đối với nhà nước. ..............................................................................124
4.3. Nguyên nhân của tệ nạn cƣờng hào ở làng xã đồng bằng Bắc Bộ thế kỉ
XVIII-XIX .........................................................................................................126
4.3.1. Nguyên nhân kinh tế ...........................................................................127
4.3.2. Nguyên nhân chính trị ........................................................................131
4.3.3. Nguyên nhân xã hội ............................................................................133


4.3.4. Nguyên nhân văn hóa .........................................................................135
4.3.5. Nguyên nhân lịch sử ...........................................................................137
Tiểu kết chương 4 ...................................................................................................140
KẾT LUẬN ............................................................................................................142
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ...............................................................................................................149
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................150


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tỷ lệ ruộng công và ruộng tƣ ở một số làng thuộc châu thổ sông
Hồng đầu thế kỉ XIX……………………………………………………..……….44

Bảng 2.2. Số lƣợng các đơn vị hành chính cơ sở đầu thế kỉ XIX ở đồng bằng
Bắc Bộ……………………………………………………………………………...55
Bảng 2.3: Số nhân đinh, ruộng đất của các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ cuối
thế kỉ XIX……………………………………………………………………….....56
Bảng 2.4. Số lƣợng các đơn vị hành chính cơ sở ở đồng bằng Bắc Bộ…….…..56
Bảng 2.5. Số nhân đinh, ruộng đất của các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ cuối
thế kỉ XIX…………………………………………………………………...……..57
Bảng 4.1. Thống kê những ghi chép về nạn cƣờng hào làng xã ở đồng bằng Bắc
Bộ trong Đại Nam thực lục (1802-1884)…………………………………….….108


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, làng xã đóng một vai trò trọng yếu. Vũ
Đình Hòe, Bộ trƣởng Quốc gia giáo dục Chính phủ lâm thời của nƣớc Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa đã nhận định: “Muốn tìm hiểu lịch sử hình thành dân tộc Việt
Nam thì phải tìm hiểu cộng đồng làng xã, và muốn xây dựng lại đất nƣớc Việt Nam
thì cũng phải bắt đầu từ việc xây dựng lại cộng đồng làng xã. Vì không có làng xã
Việt Nam thì không có quốc gia Việt Nam”[38].Bởi vậy muốn hiểu rõ về xã hội
Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại, muốn phát triển đất nƣớc trong thời kì Đổi
mới, hội nhập không thể không xuất phát từ làng xã. Với vị trí, vai trò đó, đã có
nhiều học giả trong và ngoài nƣớc dành sự quan tâm nghiên cứu đến các khía cạnh
khác nhau của làng xã, góp phần dựng lên bức tranh toàn cảnh về làng Việt trong
tiến trình lịch sử. Tuy nhiên, những hiểu biết của chúng ta hiện nay về làng xã vẫn
chƣa thực sự đáp ứng đƣợc đòi hỏi của nhận thức và thực tiễn xây dựng nông thôn
thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do đó, tiếp tục tìm hiểu và nhận thức sâu sắc
hơn về làng xã cổ truyền nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng nông thôn Việt
Nam mới là một yêu cầu bức thiết.
Một trong những vấn đề cần đƣợc quan tâm nghiên cứu một cách toàn diện,
cặn kẽ hơn đó là về thiết chế tổ chức, quản lí làng xã cổ truyền cùng những hệ quả

và ảnh hƣởng của nó đến đời sống chính trị hiện nay. Từ cuối những năm 80 đầu
những năm 90, khi nông thôn Việt Nam bƣớc vào thời kỳ đổi mới,cùng với sự
khẳng định lại vị trí của hộ gia đình, làng thôn cũ – với tính cách là cộng đồng dân
cƣ gắn kết truyền thống cũng dần đƣợc tái lập. Các yếu tố và thiết chế làng truyền
thống do đó cũng có điều kiện phục hồi: nhƣ đình, chùa đƣợc trùng tu và xây mới,
lễ hội đƣợc tổ chức lại, sinh hoạt dòng họ đƣợc tái sinh, các hội- tổ chức hợp tác
trong kinh tế- xã hội xuất hiện ngày càng nhiều,hƣơng ƣớc đƣợc tái biên rộng rãi.
Các mặt tích cực trong hoạt động thôn làng nhƣ các thiết chế tự quản và văn hóa, tín
ngƣỡng đƣợc đẩy mạnh, nhƣng đồng thời các yếu tố tiêu cực cũng đƣợc dịp trỗi
dậy. Sự gắn kết dòng họ trong những năm gần đây có khuynh hƣớng chặt chẽ và ý
thức dòng họ trong mỗi cá nhân ngày một sâu đậm hơn. Các quy ƣớc dòng họ, lập
quỹ khuyến học hƣớng con cháu rèn tập những truyền thống đạo đức tốt đẹp, đề cao
tinh thần hiếu học, lập gia phả góp phần nâng cao ý thức cội nguồn…Tuy nhiên,
bên cạnh những mặt tích cực đó thì sự phục hồi trỗi dậy của quan hệ dòng họ cũng
đặt ra nhiều vấn đề phức tạp. Đó là các hiện tƣợng “chi bộ của họ”, “chính quyền

1


của họ”, hạn chế dân chủ và công bằng xã hội, làm giảm hiệu lực của pháp luật.
Hƣơng ƣớc, quy ƣớc ngày càng khẳng định đƣợc vị trí, vai trò trong việc xây dựng,
thực hiện nếp sống văn minh, thực hiện dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò tự quản và
truyền thống, tập quán tốt đẹp của cộng đồng dân cƣ qua đó góp phần đƣa pháp
luật, chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, vẫn tồn tại
một số hƣơng ƣớc, quy ƣớc có nội dung trái pháp luật, xâm phạm hoặc hạn chế
quyền con ngƣời, quyền công dân. Thậm chí, ở nhiều nơi, hƣơng ƣớc biến tƣớng
thành một thứ “lệ làng” tùy tiện của các trƣởng thôn, chủ tịch xã quan liêu, hách
dịch, thiếu hiểu biếtđặt ra bắt dân phải tuân theo.
Nạn cƣờng hào- một di sản tiêu cực của thiết chế làng truyền thống- đang
vấn đề nổi cộm ở nhiều làng quê. Theo thống kê của Thanh tra Bộ tài nguyên môi

trƣờng, trong nửa đầu năm 2017, 95% các vụ khiếu kiện ở cơ sở liên quan đến tranh
chấp đất đai trong đó một số nơi đã xuất hiện điểm nóng. Nguyên nhân chủ yếu là
do chính quyền cấp xã lạm dụng quyền lực trong việc ra các quyết định về thu hồi
và quy hoạch đất đai của nhà nƣớc để chiếm lợi riêng. Cũng có những nơi, chính
quyền cơ sở câu kết với các doanh nghiệp có thế lực kinh tế lớn lợi dụng kẽ hở
trong chính sách đất đai của nhà nƣớc biến công thành tƣ. Không thiếu những hiện
tƣợng bắt dân đóng góp nhiều khoản nặng nề xây dựng các công trình hay phục vụ
cho hoạt động tín ngƣỡng hay hách dịch, sách nhiễu, vòi vĩnh ngƣời dân. Những
biểu hiện của tệ cƣờng hào vẫn hiện hữu trong đời sống nông thôn đƣơng đại gây
nên tác động tiêu cực đến đời sống ngƣời dân, ảnh hƣởng đến việc thực thi, triển
khai các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc.
Thực tiễn xây dựng nông thôn mới đang đặt ra yêu cầu phải nhận diện một
cách khách quan và khoa học những giá trị của di sản làng truyền thống, xử lí hài
hòa mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại tạo động lực cho sự phát triển chung
của đất nƣớc trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Mặc
dù làng Việt Nam hiện nay đã thay đổi nhiều nhƣng một số những nhân tố kinh tế,
xã hội, văn hóa của làng Việt cổ truyền vẫn đƣợc bảo lƣu. Và nhƣ vậy những
nguyên nhân sản sinh ra nạn cƣờng hào trong quá khứ vẫn ít nhiều có cơ sở, điều
kiện để trỗi dậy nếu nhƣ không có sự kiểm soát chặt chẽ từ phía nhà nƣớc. Nghiên
cứu vềnạn cƣờng hào thời kì phong kiến để nhìn nhận và lí giải rõ ràng hơn về tệ
cƣờng hào mới trong nông thôn Việt Nam đƣơng đại, nhận diện và chỉ ra bản chất
của tệ cƣờng hào đồng thời tìm ra những kinh nghiệm góp phần xây dựng chính

2


quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh và đấu tranh với vấn nạn tham nhũng ở Việt
Nam hiện nay.
Luận án đặt vấn đề nghiên cứu thiết chế tổ chức, quản lí làng xã trong mối
quan hệ với tệ nạn cƣờng hào bởi lẽ thiết chế làng Việt cổ truyền với đặc trƣng là

tính tự trị, tự quản đậm nét xét ở góc độ tiêu cực lại là môi trƣờng sản sinh dung
dƣỡng tệ cƣờng hào và ngƣợc lại tệ cƣờng hào củng cố một cách sâu sắc hơn chế độ
xã thôn tự trị, khiến cho các chính sách của nhà nƣớc bị vô hiệu hóa, đời sống ngƣời
nông dân thêm điêu đứng, bần cùng. Trong hai thế kỉ cuối cùng của chế độquân
chủ phong kiến Việt Nam, tệ nạn này đã bùng phát một cách mạnh mẽ gây nên
nhiều hệ quả nghiêm trọng. Bàn về nạn cƣờng hào trong quá khứ, một số công trình
đã chỉ ra thành phần cƣờng hào, biểu hiện của nó và bƣớc đầu lí giải về những căn
nguyên sản sinh ra tệ nạn này. Tuy nhiên, vẫn còn một số quan điểm còn chƣa thực
sự chính xác cũng nhƣ cần thêm sự bổ sung về mặt tƣ liệu để nhìn nhận hiện tƣợng
này một cách toàn diện, hệ thống hơn. Những kiến giải về nguyên nhân nảy sinh và
phát triển mạnh mẽ tệ nạn này trong hai thế kỉ XVIII-XIX cũng cần đƣợc phân tích
ở nhiều góc độ, không chỉ quy kết hoàn toàn cho chính sách của nhà nƣớc phong
kiến mà cần khai thác ở các bình diện khác nhƣ kinh tế, xã hội, văn hóa của làng xã.
Mối quan hệ giữa thiết chế tổ chức, quản lí và tệ nạn cƣờng hào cũng cần đƣợc làm
rõ để trên cơ sở đó nhận diện và chỉ ra đúng bản chất của tệ cƣờng hào trong quá
khứ và hiện tại.
Xuất phát từ những yêu cầu khoa học và thực tiễn trên, nghiên cứu về thiết
chế tổ chức, quản lí làng xã và tệ nạn cƣờng hào vùng đồng bằng Bắc Bộ trong thế
kỉ XVIII-XIX góp phần đƣa tới những nhận thức đầy đủ hơn, toàn diện hơn về làng
xã và xác lập cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách nhằm nâng cao hiệu
quả quản lí cấp chính quyền cơ sở ở Việt Nam hiện nay.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Trƣớc hết, luận án chọn đối tƣợng nghiên cứu là thiết chế tổ chức, quản lí
của làng xã cổ truyền, tức là đi sâu tìm hiểu những quy định gồm cả luật pháp và tục
lệ về cơ cấu tổ chức, mối liên hệ cùng sự vận hành của bộ máy quản lí và các thiết
chế dân sự bên trong làng xã. Luận án tập trung nghiên cứu thiết chế tổ chức, quản
lí của làng xã ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ bởi lẽ trong lịch sử, đồng bằng Bắc Bộ
luôn là vùng kinh tế, chính trị, văn hóa trọng yếu của đất nƣớc, là cái nôi của nền
văn minh lúa nƣớc Việt Nam. Làng xã cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ có lịch sử
phát triển lâu đời, mang những đặc trƣng tiêu biểu nhất của làng xã Việt Nam.


3


Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, làng xã hiện nay tuy có cơ sở, mục tiêu phát triển khác
trƣớc nhƣng vẫn mang những đặc điểm chung và trên đại thể vẫn đƣợc xây dựng và
phát triển dựa theo cấu trúc làng nông nghiệp truyền thống của ngƣời Việt ở vùng
đồng bằng Bắc Bộ. Vì thế, nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nông thôn của cha ông
ta trong lịch sử chủ yếu và trƣớc hết cần tập trung vào vùng đồng bằng Bắc Bộ, lấy
kinh nghiệm quản lý làng xã ở đồng bằng Bắc Bộ làm trục chính và trên cơ sở đó
mở rộng ra các khu vực và các trƣờng hợp cụ thể khác. Luận án cũng giới hạn phạm
vi nghiên cứu đối với làng của ngƣời Việt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ vì ngƣời Việt
là cƣ dân chủ yếu ở đây.
Một vấn đề cần đƣợc làm rõ là xác định phạm vi của vùng đồng bằng Bắc Bộ
trong hai thế kỉ XVIII-XIX để từ đó có những mô tả, phân tích cụ thể đồng thời chỉ
ra những đặc trƣng về thiết chế tổ chức, quản lí làng xã ở khu vực này. Xét về mặt
địa lí tự nhiên, đồng bằng Bắc Bộ là khu vực đồng bằng rộng lớn do sông Hồng và
sông Thái Bình bồi đắp, có hình dạng giống nhƣ một tam giác cân. Về mặt hành
chính, trong hai thế kỉ XVIII-XIX, phạm vi của đồng bằng Bắc Bộ cơ bản đƣợc xác
định nhƣ sau: thế kỉ XVIII, tƣơng đƣơng với khu vực Thăng Long tứ trấn (4 nội trấn
quanh kinh thành là Hải Dƣơng, Sơn Nam, Sơn Tây, Kinh Bắc); đầu thế kỉ XIX,
gần nhƣ tƣơng ứng với khu vực của 5 nội trấn (Sơn Nam thƣợng, Sơn Nam hạ,
Kinh Bắc, Sơn Tây và Hải Dƣơng) và phủ Hoài Đức; từ sau cải cách hành chính của
vua Minh Mệnh, các trấn đổi thành tỉnh thì đồng bằng Bắc Bộ bao gồm các tỉnh: Hà
Nội, Nam Định, Hƣng Yên, Bắc Ninh, Ninh Bình, Sơn Tây, Hải Dƣơng (vùng đồng
bằng Bắc Bộ hiện nay bao gồm các tỉnh và thành phố: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội,
Hải Dƣơng, Hải Phòng, Hƣng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và Vĩnh
Phúc). Cùng với những thay đổi về hành chính đó, làng xã ở khu vực đồng bằng
Bắc Bộ cũng có những chuyển biến về kinh tế, xã hội, văn hóa từ đó đặt ra yêu cầu
xây dựng các thiết chế tổ chức, quản lí tƣơng ứng.

Luận án giới hạn phạm vi thời gian trong hai thế kỉ XVIII-XIX (từ những
năm 30 của thế kỉ XVIII đến năm 1884) bởi đây là hai thế kỉ cuối cùng của nền
quân chủ phong kiến Việt Nam với nhiều bƣớc thăng trầm của lịch sử. Từ những
năm 30 của thế kỉ XVIII, chế độquân chủ phong kiến có dấu hiệu khủng hoảng đánh
dấu bởi sự suy yếu của chính quyền trung ƣơng, sự thu hẹp đáng kể ruộng đất công
đồng thời là quá trình tƣ hữu hóa ruộng đất ngày càng mở rộng, nạn xiêu tán và
khởi nghĩa nông dân trở thành hiện tƣợng phổ biến gây nên những bất ổn nghiêm
trọng trong đời sống chính trị, xã hội. Tình trạng này tiếp tục phổ biến cho đến

4


những năm cuối của thế kỉ XVIII. Đến đầu và giữa thế kỉ XIX, đặc biệt dƣới triều
đại Minh Mệnh, thể chế nhà nƣớc tập quyền đƣợc phát triển đến đỉnh cao, trên
nhiều phƣơng diện đã có những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, từ sau thời kì của
Minh Mệnh đến năm 1884, nhà nƣớcquân chủ phong kiến lại lâm vào khủng hoảng
trầm trọng khiến cho đất nƣớc rơi vào ách nô dịch, áp bức của chủ nghĩa thực dân.
Những thăng trầm và khúc quanh của lịch sử trong giai đoạn này đã in đậm dấu ấn
và tác động mạnh mẽ đến làng xã. Mô hình quản lí làng xã đƣợc xác lập dƣới thời
kì của Lê Thánh Tông đến đây đã bị xáo trộn. Thiết chế tổ chức, quản lí của làng xã
cũng có những thay đổi để thích nghi với thời cuộc nhƣng những mâu thuẫn và mặt
trái của nó lại có điều kiện phát tác khi chính sách của nhà nƣớc tỏ ra kém hiệu quả
mà tệ nạn cƣờng hào là một minh chứng.
Tệ nạn cƣờng hào- một sản phẩm của thiết chế tổ chức, quản lí làng xã
truyền thống là đối tƣợng nghiên cứu thứ hai của luận án. Cần nhận thấy rằng,
“cƣờng hào” ban đầu không mang một nghĩa tiêu cực, đƣợc dùng để chỉ những hào
trƣởng (hào) có thế lực mạnh (cƣờng) và có sức ảnh hƣởng mạnh mẽ. Lịch sử dân
tộc đã từng biết đến những hào trƣởng là những anh hùng của dân tộc hoặc là những
ngƣời ƣu tú, tinh hoa ở làng xã với nhiều đóng góp cho làng xã và nhà nƣớc. Thế kỷ
X có nhiều hào trƣởng mạnh, cai quản một vùng rộng lớn, nhƣ Khúc Thừa Dụ,

Dƣơng Đình Nghệ Ngô Quyền… Mƣời hai sứ quân cũng là 12 hào trƣởng mạnh cát
cứ ở các địa phƣơng. Làng thời kì Lý- Trần là cộng đồng dân cƣ phụ thuộc vào quý
tộc, quan lại và các hào trƣởng địa phƣơng. Đến thế kỉ XV, Lê Lợi, trƣớc khi phất
cờ khởi nghĩa chống quân xâm lƣợc Minh cũng là một hào trƣởng mạnh. Tuy nhiên
đối tƣợng nghiên cứu của luận án là nạncƣờng hàotức là nghiên cứu hiện tƣợng
cƣờng hào dƣới góc độ là một “tệ nạn” với nhiều hệ quả tiêu cực.Cƣờng hào ở đây
đƣợc hiểu là sự câu kết của đội ngũ có thế lực ở làng xã, dùng sức mạnh kinh tế,
chính trị áp bức, bóc lột ngƣời nông dân. Từ thế kỉ XV, tƣ liệu lịch sử đã nhắc đến
nạn cƣờng hào cùng những tác động tiêu cực của nó đối với xã hội và ngƣời dân.
Đến thế kỉ XVIII, nạn cƣờng hào trở nên phổ biến, trầm trọng nhất so với các thế kỉ
trƣớc đó. Nhà nƣớc phong kiến tỏ ra bất lực với tệ nạn này, phó mặc làng xã cho
nạn cƣờng hào hoành hành. Sang đến đầu và giữa thế kỉ XIX, với các biện pháp
chấn chỉnh làng xã của nhà nƣớc, tệ cƣờng hào đã phần nào đƣợc kiềm chế song
đến cuối thế kỉ XIX, nạn cƣờng hào có điều kiện bùng phát mạnh mẽ hơn, thực sự
trở thành “quốc nạn” mà nhà nƣớc không thể kiểm soát. Nhà nƣớc thất bại trong
việc quản lý làng xã gây nên hàng loạt những bất ổn trong đời sống chính trị, xã hội.

5


Những bài học quản lý làng xã của cha ông trong quá khứ, dù là không thành công,
vẫn có ý nghĩa và giá trị sâu sắc đối với công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện
nay ở Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu
Thứ nhất, tập trung làm rõ thiết chế tổ chức, quản lí của làng xã ở đồng bằng
Bắc Bộ thế kỉ XVIII-XIX bao gồm cả thiết chế quan phƣơng và phi quan phƣơng;
mối quan hệ và sự vận hành giữa các thiết chế để chỉ ra những đặc trƣng trong cách
thức quản lí làng xã truyền thống, khuynh hƣớng và quy luật vận động, biến đổi của
làng xã đồng thời lí giải căn nguyên của sự vận động và biến đổi đó.
Thứ hai, nhận diện cƣờng hào, tái hiện một cách khách quan thực trạng nạn

cƣờng hào làng xã ở đồng bằng Bắc Bộ trong hai thế kỉ XVIII-XIX cùng những tác
động, hệ quả của nó đến đời sống chính trị, kinh tế, xã hội đồng thời đƣa ra những
kiến giải một cách hệ thống, nhiều chiều về căn nguyên sâu xa làm nảy sinh và phát
triển mạnh mẽ tệ nạn này.
Thứ ba, trên cơ sở những liên hệ, so sánh với thực tiễn nông thôn mới hiện
nay, luận án đúc kết một số kinh nghiệm góp phần quản lí hiệu quả chính quyền cấp
cơ sở, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và cuộc đấu
tranh chống vấn nạn tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.
4. Nguồn tƣ liệu nghiên cứu
Đây là đề tài có tính chất tổng hợp, do vậy, các nguồn tƣ liệu liên quan đến
luận án đƣợc tập hợp, hệ thống hóa và khai thác một cách tối đa có thể. Đó là các
nguồn tƣ liệu chủ yếu sau:
- Các bộ sử biên niên nhƣ Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Việt sử kí tục biên,
Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục… có ghi chép về tình
hình ruộng đất, dân số, thực trạng đời sống nông dân làng xã, những chỉ dụ của nhà
vua để tổ chức và quản lí làng xã…Tuy những ghi chép trong sách sử loại này rất
tản mạn nhƣng là thông tin trực tiếp và có giá trị. Khi đƣợc tập hợp, xử lí một cách
hệ thống sẽ đem lại những nhận thức khoa học có độ tin cậy cao.
- Các bộ sử của tƣ nhân: Lịch triều tạp kỉ của Ngô Cao Lãng, Quốc sử di
biên của Phan Thúc Trực…cung cấp thêm những tƣ liệu quý báu cho đề tài luận án
đặc biệt là về nạn cƣờng hào làng xã.
- Các bộ hội điển, điển chế, pháp luật cổ Việt Nam là những tƣ liệu quan
trọng cung cấp những thông tin trực tiếp liên quan đến những chính sách tổ chức,
quản lí làng xã của nhà nƣớc. Loại này gồm: Lê triều chiếu lệnh thiện chính, Quốc

6


triều khám tụng điều lệ, Hoàng Việt luật lệ, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại
Nam điển lệ toát yếu, Minh Mệnh chính yếu…

- Các sách thể “chí” là những công trình kê cứu hết sức công phu của các tác
giả thời xƣa qua đó có thể hình dung rõ nét cụ thể hơn về làng xã cùng các đơn vị tổ
chức của nó. Luận án đã khai thác các cuốn sách nhƣ Lịch triều hiến chương loại
chí, Đại Nam nhất thống chí, Đồng Khánh địa dư chí để có hình dung cụ thể hơn về
làng xã trong hai thế kỉ XVIII-XIX.
- Bên cạnh đó là những nguồn tƣ liệu địa phƣơng vô cùng phong phú, đa
dạng. Luận án tập trung khai thác và kế thừa kết quả nghiên cứu của các học giả đi
trƣớc với 3 nguồn tƣ liệu chủ yếu: tƣ liệu địa bạ, hƣơng ƣớc, văn bia.
- Luận án cũng kế thừa những thành tựu nghiên cứu từ trƣớc đến nay của các
tác giả trong nƣớc và quốc tế đƣợc công bố dƣới dạng sách, kỷ yếu, hội thảo khoa
học, bài tạp chí chuyên ngành và các luận văn, luận án, đề tài khoa học các cấp.
5. Hƣớng tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án thuộc lĩnh vực sử học, hƣớng tiếp cận do vậy chủ yếu dƣới góc độ
khoa học lịch sử. Nghiên cứu về thiết chế tổ chức, quản lí và tệ nạn cƣờng hào ở
làng xã cần đƣợc đặt trong không gian, thời gian cụ thể đồng thời đƣợc nhìn nhận,
đánh giá trong toàn bộ quá trình vận động và phát triển, luôn chịu sự tác động của
các mối quan hệ bên trong, bên ngoài (trong đó đặc biệt là mối quan hệ làng nƣớc).
Bên cạnh đó, do nội dung và tính chất của đề tài liên quan đến nhiều ngành
khoa học khác nhƣ chính trị học, hành chính học, luật học, kinh tế học…nên luận án
còn tiếp cận vấn đề theo hƣớng đa ngành và liên ngành. Luận án cũng sử dụng
hƣớng tiếp cận không gian trong nghiên cứu. Không gian vùng đồng bằng Bắc Bộ
với những đặc điểm riêng về điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa đƣợc xem xét trong
quá trình vận động, biến đổi đã tác động rõ nét đến thiết chế tổ chức, quản lí của
làng xã và cũng tạo môi trƣờng sản sinh ra tệ cƣờng hào mà sử sách thƣờng nhắc
đến.
Phƣơng pháp luận nghiên cứu trong luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử. Các phƣơng pháp cơ bản của khoa học lịch sử đƣợc quán triệt
sâu sắc. Luận án cũng vận dụng tổng hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau
nhƣ phƣơng pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu, phƣơng pháp mô tả lịch
sử, phƣơng pháp hệ thống- cấu trúc, phƣơng pháp liên ngành, phƣơng pháp so sánh,


7


phƣơng pháp phân tích định lƣợng… Xin tập trung nhấn mạnh vào một số phƣơng
pháp chủ yếu sau đây:
- Phƣơng pháp hệ thống- cấu trúc: đây là một trong những phƣơng pháp đƣợc
các học giả sử dụng phổ biến hiện nay khi nghiên cứu làng xã. Vận dụng phƣơng
pháp này cần mô tả và làm rõ các dạng thức tổ chức quản lí và xã hội ở làng xã
trong hai thế kỉ XVIII-XIX, sự vận hành và mối quan hệ tƣơng tác giữa các thiết
chế, và cả các mối liên hệ bên trong của từng thiết chế.
- Phƣơng pháp mô hình hóa: sử dụng các kết quả nghiên cứu của luận án về
thiết chế tổ chức, làng xã trong hai thế kỉ XVIII, XIX chúng tôi đã xây dựng các sơ
đồ về mô hình tổ chức ở làng xã bao gồm thiết chế quan phƣơng và phi quan
phƣơng ở làng xã qua đó thấy đƣợc những tƣơng đồng và khác biệt về mô hình tổ
chức ở làng xã trong hai thế kỉ.
- Phƣơng pháp phân tích định lƣợng: phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhiều
trong luận án nhằm xử lí các tƣ liệu để tìm ra khuynh hƣớng và đặc trƣng. Luận án
đã cố gắng lƣợng hóa các thông tin để đƣa lại những nhận thức mới. Ví dụ: để có
hình dung tƣơng đối rõ nét về làng xã trong hai thế kỉ XVIII-XIX, luận án đã thống
kê về số lƣợng, quy mô, diện tích, dân số của đơn vị hành chính cơ sở qua các sách
về địa chí trong hai thế kỉ này (Các tổng trấn xã danh bị lãm, Đại Nam nhất thống
chí, Đồng Khánh địa dư chí). Luận án cũng thống kê các tƣ liệu về tổ chức, quản lí
trong làng xã và nạn cƣờng hào trong chính sử, sử tƣ nhân (Đại Việt sử kí tục biên,
Lịch triều tạp kỉ, Đại Nam thực lục) mở rộng ra là những thống kê trong văn bản
pháp luật (Quốc triều hình luật,Quốc triều khám tụng điều lệ, Hoàng Việt luật lệ,
Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại Nam điển lệ toát yếu). Các tƣ liệu địa
phƣơng (hƣơng ƣớc, địa bạ, văn bia…) cũng đƣợc tập hợp và khai thác triệt để hơn
nhằm làm sáng tỏ các vấn đề trong luận án.
- Phƣơng pháp so sánh đồng đại và lịch đại: đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng

tƣơng đối phổ biến trong các nghiên cứu về làng xã đã đƣợc các tác giả vận dụng
khi so sánh giữa thiết chế làng Việt với làng Đông Nam Á và Nam Á, làng ở đồng
bằng Bắc Bộ với làng ở Trung Bộ, Nam Bộ. Phƣơng pháp so sánh vận dụng trong
luận án nhằm làm rõ: biến đổi của làng Việt ở đồng bằng Bắc Bộ thế kỉ XVIII-XIX
trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, tƣơng đồng và khác biệt thiết chế tổ chức
làng Việt thế kỉ XVIII-XIX so với các thế kỉ trƣớc; nạn cƣờng hào làng xã ở đồng
bằng Bắc Bộ so với các khu vực khác và so với trƣớc thế kỉ XVIII có điểm chung
và riêng nhƣ thế nào…

8


6. Đóng góp của luận án
- Đây là một công trình chuyên khảo tƣơng đối hệ thống về thiết chế tổ chức,
quản lí làng xã ở đồng bằng Bắc Bộ trong hai thế kỉ XVIII-XIX. Trƣớc đó, đã có
nhiều công trình nghiên cứu về kết cấu quyền lực, đặc trƣng trong thiết chế quản lý
ở làng xã đồng bằng Bắc Bộ nhƣng một công trình riêng biệt, khảo cứu hệ thống về
những chuyển biến trong thiết chế tổ chức, quản lý làng xã; sự vận hành và quan hệ
giữa các thiết chế trong hai thế kỉ XVIII-XIX, chỉ ra những thành tựu và hạn chế,
nguyên nhân thành công hay thất bại từ đó rút ra những bài học lịch sử mang ý
nghĩa thực tiễn thì hiện tại vẫn còn là khoảng trống.
- Luận án có thể coi là công trình nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống
về tệ cƣờng hào làng xã trong hai thế kỉ XVIII-XIX góp phần nhận diện và chỉ rõ
bản chất của tệ cƣờng hào; khắc họa bức tranh nạn cƣờng hào trên các lĩnh vực
cùng các tác động, hệ quả của nó đối với đời sống chính trị, kinh tế, xã hội từ đó
đƣa ra cách tiếp cận mới nhằm kiến giải đa chiều về những căn nguyên sản sinh ra
tệ nạn này dƣới nhiều góc độ.
- Luận án cũng góp phần làm rõ hơn các vấn đề còn đặt ra trong nghiên cứu về
làng xã nhƣ sự vận động của làng xã trong tiến trình lịch sử; mối quan hệ nhà nƣớc
- làng xã trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng giai đoạn; tính độc

lập, tự trị của làng xã trong từng thời kì lịch sử.
- Kết quả của luận án không chỉ góp phần làm sáng tỏ những đặc điểm, biểu
hiện của thiết chế tổ chức quản lí và mối quan hệ của nó với nạn cƣờng hào làng xã
thế kỉ XVIII-XIX mà còn cung cấp thêm những luận cứ khoa học góp phần vào
công cuộc xây dựng và quản lý nông thôn mới, xây dựng chính quyền cơ sở trong
sạch, vững mạnh trong giai đoạn hiện nay.
7. Cấu trúc luận án
Nội dung chính của luận án đƣợc triển khai thành 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Chƣơng 2: Bối cảnh làng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ thế kỉ XVIII-XIX.
Chƣơng 3: Thiết chế tổ chức, quản lí của làng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ thế
kỉ XVIII-XIX.
Chƣơng 4: Tệ nạn cƣờng hào ở làng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ thế kỉ
XVIII-XIX- thực trạng, nguyên nhân và hệ quả.

9


CHƢƠNG 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀILUẬN
ÁN
1.1.

Nghiên cứu về làng Việt nói chung

1.1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu
Có thể thấy, ít có đề tài khoa học nào lại đƣợc nghiên cứu lâu dài, rộng rãi và
toàn diện nhƣ đề tài làng xã. Bởi vì làng xã Việt Nam- nổi bật với những nét độc
đáo và vị trí quan trọng của nó, mà nếu không hiểu đƣợc, ngƣời ta sẽ không thể hiểu
đƣợc kết cấu của xã hội Việt Nam, văn hóa và văn minh Việt Nam, không thể hiểu

đƣợc truyền thống lịch sử của Việt Nam. Thật khó để có đƣợc một thống kê đầy đủ
nhất các nghiên cứu về làng xã. Qua khảo sát, một số tác giả đã có những phần tổng
hợp tƣơng đối công phu các nghiên cứu về làng Việt nhƣ của John Kleinen
2007[44], Philippe Papin – Oliver Tessier 2002 [98], Nguyễn Quang Ngọc
2009[68]…Dựa trên việc tập hợp và hệ thống các công bố về làng xã, luận án xin
khái lƣợc các quan điểm, khuynh hƣớng nghiên cứu về làng xã qua hai giai đoạn
chủ yếu nhƣ sau:
a. Các nghiên cứu về làng Việt trước những năm 80 của thế kỉ XX
Làng Việt là đối tƣợng điều tra nghiên cứu của các thƣơng nhân và giáo sĩ
phƣơng Tây từ thế kỉ XVII. Nhƣng đây mới chỉ là những ghi chép có đề cập đến
làng xã Việt Nam chứ chƣa phải là những chuyên khảo về làng Việt. Mãi đến cuối
thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX mới xuất hiện một số tác phẩm chuyên khảo của tác giả
ngƣời Pháp nhƣ Làng xã An Nam ở Bắc Kỳ của P.Ory (Paris, 1894) Thành bang An
Nam của C. Briffaut (Paris, 1909)… Mặc dù có những nhận định khác nhau, nhƣng
các tác giả đều chung một mục đích là nghiên cứu phục vụ cho công cuộc đô hộ của
thực dân Pháp ở Việt Nam.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, việc nghiên cứu làng Việt đƣợc mở rộng
hơn trƣớc. Lúc này, bên cạnh những ngƣời Pháp, đã có một số tác giả ngƣời Việt
tham gia nghiên cứu. Những tác giả tiêu biểu trong thời kì này là Pierre Gourou với
cuốn Nông dân vùng đồng bằng Bắc Kỳ (Paris, 1936), Phan Kế Bính với Việt Nam
phong tục, Nguyễn Văn Huyên với Nghiên cứu về làng An Nam (Hà Nội, 1939),
loạt phóng sự Việc làng, Tập án cái đình của Ngô Tất Tố; những bài báo của Hoàng
Đạo đăng trong tập Bùn lầy nước đọng tạp chí Phong hóa; Sở hữu làng xã ở Bắc Kỳ
của Vũ Văn Hiền…

10


Sau Cách mạng tháng Tám thành công, có một số tác phẩm tiêu biểu nhƣ
Kinh tế làng xã Việt Nam (Hà Nội, 1951) của Vũ Quốc Thúc; Xã thôn Việt Nam của

Nguyễn Hồng Phong (Hà Nội, 1959); Làng xóm Việt Nam của Toan Ánh (Sài Gòn,
1968)... Tập sách đƣợc coi là công trình “sơ kết những thành tựu nghiên cứu về làng
xã Việt Nam” cho đến cuối những năm 1970 là Nông thôn Việt Nam trong lịch sử
của Viện Sử học. Cuốn sách nghiên cứu về làng xã Việt Nam một cách cơ bản và
đƣợc coi là mẫu mực cho đến trƣớc Đổi mới là cuốn Cơ cấu của tổ chức làng Việt
cổ truyền ở Bắc Bộ của Trần Từ (Hà Nội, 1984).
Trong giai đoạn này, các công trình mặc dù đã khai thác các góc độ khác
nhau của làng xã (sở hữu ruộng đất, cơ cấu tổ chức, văn hóa, nông dân, nông
nghiệp…), đƣợc tiến hành liên tục qua các thế kỉ, các chế độ khác nhau nhƣng “đều
mang nặng dấu ấn của chính sách nhà nƣớc cũng nhƣ một cách nhìn chung chung
và có lợi cho một giới nào đó” [98; tr. 17]. Đồng thời cũng có nhiều quan điểm,
tranh luận xoay quanh các vấn đề nhƣ: làng xã đóng kín hay cởi mở; nông thôn Việt
Nam trƣớc năm 1945 có phải là chế độ phong kiến hay không, khái niệm thế nào là
“cộng đồng làng xã”. Nhiều nghiên cứu xuất phát từ việc coi tính tự trị, năng lực tự
quản và kết cấu chặt chẽ là đặc trƣng nổi bật của làng Việt cổ truyền ở đồng bằng
Bắc Bộ và đề cao khái niệm “cộng đồng làng - xã” đã dẫn đến việc “mô tả làng xã
nhƣ một cộng đồng đóng kín, mang tính hƣớng nội và đƣợc định hƣớng sâu sắc bởi
truyền thống. Ở đó, mỗi ngƣời đều cố gắng hòa nhập vào cộng đồng hay gắn bó với
cộng đồng. Cơ cấu xã hội của làng vì vậy đƣợc coi là một tập thể hoàn hảo, có
những chức năng kì diệu, ở đó tƣ cách đạo đức của cộng đồng thay cho mỗi cá nhân
trong làng [9, tr 21].
b. Nghiên cứu về làng Việt từ những năm đầu của thập kỉ 80 đến nay.
Những năm đầu của thập kỉ 80 đã đánh dấu một bƣớc đổi mới trong công tác
nghiên cứu về làng xã không chỉ đối với các nhà nghiên cứu Việt Nam mà còn đối
với các học giả nƣớc ngoài. Nhiều hội thảo, đề tài cấp nhà nƣớc về làng xã đƣợc
thực hiện. Hàng chục cuốn sách chuyên khảo về kinh tế - xã hội làng xã, về kinh
nghiệm tổ chức và quản lí làng xã, về văn hóa dân gian, văn hóa xóm làng, về các
loại hình làng ở khắp cả ba miền Bắc, Trung, Nam đƣợc xuất bản. Có thể nêu tên
một số cuốn sách tiêu biểu nhƣ: Phan Đại Doãn, Mấy vấn đề về văn hoá làng xã
Việt Nam trong lịch sử (Hà Nội, 2004); Phan Đại Doãn, Làng Việt Nam đa nguyên

và chặt (Hà Nội, 2005); Nguyễn Quang Ngọc, Một số vấn đề làng xã Việt Nam (Hà
Nội, 2009); Phan Đại Doãn, Từ làng đến nước- một cách tiếp cận lịch sử (Hà Nội,

11


2010)…Cùng với những công trình mang tính tổng hợp, khái quát về các đặc điểm
kinh tế, xã hội, văn hóa của làng xã cổ truyền là những công trình khảo tả về các
làng, loại hình làng cụ thể cung cấp cách nhìn đa chiều và toàn diện hơn về làng xã.
Các nghiên cứu của các học giả quốc tế, sự hợp tác nghiên cứu giữa học giả
quốc tế và học giả Việt Nam cũng góp phần tích cực vào nghiên cứu các khía cạnh
của làng xã Việt Nam, có thể kể đến các công trình:
- Sakurai Yumio, The formation of the Vietnamese village, Tokyo, 1987
- Luong Van Hy, Revolution in the Village, University of Hawaii Press, 1992.
- Kerkvliet.B, State-village relation in VietNam: contested cooperation and
collectivization, Australia, 1990.
- Iusun Yu, Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII, XVIII, NXB Khoa học Xã hội,
năm 1993.
- Jamieson. N.L, Understanding VietNam, University of California Press, 1993
- John Kleinen: Facing the Future, Reviving the Past: A Study of Social Change in
a Northern Vietnamese Village Institute of Southeast Asia, Singapore, 1999.
- Chƣơng trình hợp tác Việt – Pháp nghiên cứu về làng xã Việt Nam vùng đồng
bằng sông Hồng (1996-1999) dƣới sự chỉ đạo của Nguyễn Duy Quý, Lê Bá Thảo và
Philippe Papin, đã đƣợc xuất bản thành sách Làng ở vùng châu thổ sông Hồng: Vấn
đề còn bỏ ngỏ do Philippe Papin và Olivier Tessier (Chủ biên), Hà Nội, 2002.
- Chƣơng trình hợp tác nghiên cứu Nông thôn, nông nghiệp và làng xã châu thổ
sông Hồng qua trƣờng hợp làng Bách Cốc (Vụ Bản, Nam Định) của các nhà khoa
học trong Hội nghiên cứu Việt Nam của Nhật Bản và Hội thảo Quốc tế về Làng xã
Việt Nam năm 2002.
- Keith Taylor, A history of the Vietnamese, University of Cambridge Press, 2013

Có thể thấy, làng và các vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa trong làng
Việt nói riêng và ở khu vực châu Á nói chung từ lâu đã là đối tƣợng nghiên cứu của
nhiều nhà khoa học. Ở khu vực đồng bằng sông Hồng, kể từ khi Đổi mới, làng và sự
biến đổi nhiều mặt của nó tiếp tục đƣợc các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Các
học giảtrong và ngoài nƣớc với các hƣớng nghiên cứu khác nhau đƣa ra những cách
nhìn đa chiều hơn về làng xã. Nguyễn Văn Sửu đã khái quát ba hƣớng hƣớng
nghiên cứu chủ yếu về làng Việt: tiếp cận dƣới góc độ lịch sử; tiếp cận dƣới góc độ
chủ thể làng và tiếp cận dƣới góc độ khu vực hoc [161]. Chúng tôi cho rằng cần bổ
sung thêm hƣớng nghiên cứu làng xã dƣới góc độ so sánh loại hình. Các công trình
tiêu biểu cho từng hƣớng nghiên cứu nhƣ:

12


Thứ nhất, nghiên cứu làng xã dƣới góc độ lịch sử: là hƣớng tiếp cận chiếm số
lƣợng lớn tài liệu nghiên cứu về làng Việt với các tác giả tiêu biểu nhƣ Phan Đại
Doãn, Nguyễn Quang Ngọc, Nguyễn Hải Kế, Lƣơng Văn Hy, Bùi Xuân
Đính…nhằm chỉ ra sự vận động, biến đổi và những đặc trƣng của làng Việt trong
tiến trình lịch sử. Nghiên cứu về làng Việt thế kỉ XVIII-XIX, Trần Từ đã khái quát
các đặc điểm về kinh tế, xã hội của làng Việt đó là sự tồn tại lâu dài của chế độ
ruộng đất công, mức độ phân hóa xãhấp và một xã hội tiểu nông. Dựa trên việc
phân tích các đặc trƣng cơ bản về cơ sở kinh tế- xã hội của làng xã truyền thống, tác
giả khái quát các loại hình tổ chức cơ bản của làng xã cổ truyền dựa trên các tiêu chí
tập hợp ngƣời theo địa vực, theo huyết thống, theo lớp tuổi, theo quyền lực…
Sang thời cận, hiện đại, làng xã Việt Nam có nhiều biến đổi. Nghiên cứu
làng Việt thời kì thuộc địa, các công trình nghiên cứu đã chỉ ra các thiết chế làng
truyền thống không những không bị giải thể trƣớc công cuộc đô hộ của thực dân
Pháp mà trái lại thực dân Pháp đã lợi dụng đƣợc truyền thống quản lý làng xã của
ngƣời Việt thông qua hƣơng ƣớc, khôn khéo đƣa luật pháp của nhà nƣớc bảo hộ vào
lệ làng, lệ làng hoá phép nƣớc, khuôn tất cả các hƣơng ƣớc vào một khuôn mẫu

chung có lợi cho thực dân Pháp và buộc các làng phải nghiêm luật thực hiện.Giai
đoạn từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến những năm 1980 với trọng tâm là
cuộc cải cách ruộng đất và tập thể hóa nông nghiệp đã làm thay đổi hắn cơ chế làng
xã và tác động mạnh vào tổ chức cổ truyền của làng xã. Nhiều đặc điểm truyền
thống của làng bị mai một. Từ khi thực hiện Đổi mới, các yếu tố và thiết chế làng
truyền thống lại có điều kiện đƣợc phục hồi: các lễ hội, đình chùa, sinh hoạt dòng
họ, hƣơng ƣớc… Các công trình Từ Làng đến nước- một cách tiếp cận lịch sử của
Phan Đại Doãn (Hà Nội, 2010), Một số vấn đề làng xã Việt Nam của Nguyễn Quang
Ngọc (Hà Nội, 2009) đã góp phần chỉ ra những vận động của làng Việt trong suốt
chiều dài lịch sử.
Bên cạnh các phƣơng pháp truyền thống trong nghiên cứu làng Việt, nhiều
học giả đã sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu mới nhằm làm rõ hơn những biến đổi
của làng xã qua các giai đoạn. Các nghiên cứu của các học giả trong nƣớc nhƣ
Nguyễn Hải Kế, Một làng Việt cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ- Tìm hiểu cấu trúc
kinh tế- xã hội (Hà Nội, 1996), Nguyễn Tùng, Mông Phụ- một làng ở đồng bằng
sông Hồng (Hà Nội, 2003)…hay các nghiên cứu của các học giả nƣớc ngoài nhƣ
Hy Văn Lƣơng, Revolution in the Village [Cuộc cách mạng ở làng- 1992] nghiên
cứu về sự biến đổi của một làng của tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 1954 đến 1988; John

13


Kleinen: Facing the Future, Reviving the Past: A Study of Social Change in a
Northern Vietnamese Village[Làng Việt đối diện tƣơng lai- hồi sinh quá khứ1999]…là những công trình tiêu biểu cho khuynh hƣớng nghiên cứu này.
Facing the future, reviving the past. A study of social change in a Northern
Vietnamese villagecủa Jonh Kleinen là một công trình khảo cứu về sự biến đổi tổ
chức xã hội của một làng Bắc Bộ (cụ thể là làng Tơ) từ thời kỳ thực dân, thời kỳ
thuộc địa, thời kỳ chiến tranh và độc lập từ 1940-1954, thời cải cách ruộng đất cho
đến những biến động của thời kỳ tập thể hóa. Bằng phƣơng pháp khảo tả nhân học
trên thực địa, tác giả đã làm lộ rõ những yếu tố khả biến và những yếu tố bất biến

trong đời sống làng xã. Những yếu tố bất biến đó có những lúc chìm đi nhƣng
không bao giờ mất hẳn, mà luôn chờ cơ hội để nổi lên chiếm giữ vai trò chủ đạo. Từ
việc hƣớng nghiên cứu của mình vào mối quan hê thân tộc và vai trò của các dòng
họ đối với sự thành đạt cá nhân, đời sống tinh thần và nghi lễ, tính tự trị và tính cố
kết của làng,…tác giả đã mang lại những gợi ý cho việc xây dựng các chính sách
phù hợp với đời sống làng xã.
Hƣớng nghiên cứu thứ hai tập trung khai thác và lí giải về hành vi, thái độ
của những ngƣời kiến tạo nên làng- gọi là những chủ thể làng- với 3 trƣờng phái
chính: tiếp cận “Nền kinh tế đạo đức” của Jame Scott, “Ngƣời nông dân duy lí” của
Samuel Popkin và “Chính trị hàng ngày” của Ben Kerkvliet [161]. Mở đầu cho
hƣớng nghiên cứu này là công trình của Scott, “The Moral Economy of the Peasant:
Rebellion and Subsistence in Southeast Asia” [Kinh tế đạo đức của nông dân: Sự
phản kháng và sinh tồn ở Đông Nam Á] (1976). Với công trình của mình (đƣợc
đánh giá là tạo cảm hứng cho những tranh luận kéo dài nhiều thập niên qua của các
nhà nghiên cứu trên thế giới về nguyên nhân dẫn đến các hành động tập thể mang
tính phản kháng của nông dân châu Á), Scott nhấn mạnh rằng nguyên tắc “an toàn
trên hết” đã khiến ngƣời nông dân tìm cách phòng tránh rủi ro hơn là tìm cách tối đa
hóa lợi ích. Họ mong muốn một cuộc sống dù ở mức thấp nhƣng an toàn còn hơn là
cuộc sống có thu nhập cao nhƣng lại chứa đầy sự rủi ro.Trong đời sống, chỉ một rủi
ra hay hoạn nạn nhỏ cũng dễ làm cho ngƣời nông dân và gia đình họ lâm vào cảnh
đói kém. Vì thế họ luôn tìm cách tránh rủi ro trong sản xuất, không thích mua và
bán, không thích kinh tế thị trƣờng vì hàm ẩn nhiều rủi ro. Họ do dự đầu tƣ và đổi
mới phƣơng thức canh tác. Họ đã biến làng trở thành một đơn vị kinh tế tự trị - khép
kín, cái mà họ hi vọng có thể đảm bảo sự sinh sống tối thiểu dựa trên các nguồn lực
dự trữ và sự đùm bọc giữa các thành viên của làng. Tuy nhiên, tác động duy lí của

14


nhà nƣớc thực dân qua việc hiện đại hóa nông nghiệp đã làm tổn hại đến thiết chế

duy tình này và khiến ngƣời nông dân không còn sự lựa chọn nào khác ngoài phản
kháng. [32]
Ngƣợc lại, Popkin, với công trình phản biện Scott, The Rational Peasant:
The Political Economy of Rural Society in Vietnam [Ngƣời nông dân duy lí: Nền
kinh tế chính trị của xã hội nông thôn ở Việt Nam) (1976)], cho rằng ngƣời nông
dân Việt Nam là những ngƣời duy lí cá thể, luôn quan tâm đến lợi ích của gia đình
mình và khi có của cải dƣ thừa họ vẫn đầu tƣ để cải tiến phƣơng thức canh tác
truyền thống của mình. Họ không có tâm lí né tránh kinh tế thị trƣờng mà ngƣợc lại,
khi có thể luôn hƣớng đến việc tìm kiếm lợi ích dù phải đối mặt với rủi ro. Ông
khẳng định, xung đột trong làng xã xảy ra chính là bởi những tranh chấp về lợi ích
đang đề cập. [32]
Tham gia vào cuộc thảo luận sau sự xuất hiện công trình của Popkin, có thể
kể đến những tác giả nhƣ: Adas, với Moral Economy or Contest State: Elite
Demands and the Origins of Peasant Protest in Southeast Asia [Kinh tế đạo đức
hay tình trạng cạnh tranh: Đòi hỏi của tầng lớp tinh hoa và nguồn gốc các cuộc nổi
dậy của nông dân tại Đông Nam Á] (1980); Colburn, với Current Studies of
Peasants and Rural Development: Applications of the Political Economy Approach
[Các nghiên cứu đƣơng đại về ngƣời nông dân và phát triển nông thôn: Những ứng
dụng của cách tiếp cận kinh tế chính trị] (1982); Brocheux, với Moral Economy or
Political Economy? The Peasants are Always Rational [Kinh tế đạo đức hay kinh tế
chính trị? Nông dân luôn sáng suốt] (1983); Lƣơng Văn Hy, với Agrarian Unrest
from an Anthropological Perspective: The Case of Vietnam [Tình trạng bất ổn nông
nghiệp từ một góc nhìn nhân học: Trƣờng hợp của Việt Nam] (1985); Feeny, với
The Moral or the Rational Peasant? Competing Hypotheses of Collective
Action[Ngƣời nông dân duy tình hay duy lí? Những giả thuyết đối ngƣợc nhau về
hành động tập thể] (1983); Evans, với From Moral Economy to Remembered
Village: The Sociology of James C. Scott [Từ nền kinh tế đạo đức đến ngôi làng
đƣợc đề cập: Xã hội học của James C. Scott] (1986); Chovanes, với On Vietnamese
and Other Peasants [Về ngƣời nông dân Việt Nam và những ngƣời nông dân khác]
(1986); Kurtz, với Understanding Peasant Revolution: From Concept to the Theory

and Case [Thấu hiểu cuộc cách mạng của nông dân: Từ khái niệm đến lí thuyết và
trƣờng hợp cụ thể] (2000)… [32]

15


Các ý kiến tựu trung có thể xếp thành ba loại sau: phản đối quan điểm của
Scott, tán thành quan điểm của Scott, và trung hòa quan điểm của Scott với quan
điểm của Popkin. Tƣơng ứng với chúng cũng là những cách nhìn nhận khác nhau về
bản chất của ngƣời nông dân: duy tình, duy lí và đan xen giữa tình và lí.Kerkvliet là
ngƣời dung hòa hai quan điểm “duy tình” và “duy lí” trong các phân tích về ngƣời
nông dân trong và sau tập thể hóa nông nghiệp ở Việt Nam. Ngƣời nông dân có thể
và thƣờng có cả hai định hƣớng trên tùy vào từng hoàn cảnh. Ông nêu lên thuyết
“chính trị hàng ngày” với sự tồn tại song hành của hợp tác và mâu thuẫn giữa những
ngƣời có quyền và những kẻ phụ thuộc. Những ngƣời phụ thuộc thƣờng đòi hỏi các
quyền cơ bản: quyền đƣợc sống ở một mức độ khiêm tốn và quyền đƣợc đối xử nhƣ
một con ngƣời. Khi không đƣợc đáp ứng các quyền này họ thực hiện các hành vi
“phản kháng hàng ngày”. “Đó là thứ vũ khí của kẻ yếu, là cuộc đấu tranh bình
thƣờng nhƣng liên tục của nông dân đối với những kẻ tìm cách khai thác lao động,
lƣơng thực, thuế hay các loại phí và lợi nhuận từ phía họ. Hầu hết các hoạt động
phản kháng hàng ngày không phải là những hoạt động công khai, có tổ chức hay
mang tính tập thể mà đó là hành động cá nhân, vì lợi ích cá thể, không cần hay có
rất ít sự phối hợp, tránh đối kháng trực tiếp với chính quyền hay các chuẩn mực của
tầng lớp ƣu tú” [ 161; tr 4]. Thông qua hành vi chính trị hàng ngày, ngƣời dân đã
khiến cho việc phi tập thể hóa trở thành hiện thực tại địa phƣơng mình từ trƣớc khi
có sự đồng ý chính thức của nhà nƣớc và chính điều này – chứ không phải những
ảnh hƣởng của các cuộc cải cách vào cuối thập niên 70 ở Trung Quốc và giữa thập
niên 80 ở Liên Xô – đã là tác nhân quan trọng dẫn đến sự ra đời của chính sách Đổi
mới.
Ba là, tiếp cận làng theo hƣớng nghiên cứu khu vực học. Làng xã ở Việt

Nam nhƣ một thực thể, với cấu trúc động. Các thành tố nhƣ kinh tế, văn hóa, xã hội,
tôn giáo, tín ngƣỡng và môi trƣờng tự nhiên…đã hợp chỉnh và cấu thành nên làng.
Trong các thành tố trên hợp chứa nhiều thành tố nhỏ nhƣ: gia đình, dòng họ, giáp, lễ
hội, hƣơng ƣớc, nông nghiệp, thƣơng nghiệp… và giữa chúng luôn có mối liên hệ.
Do vậy, trong quá trình nghiên cứu, nếu chỉ giới hạn ở góc độ tìm hiểu kinh tế, tìm
hiểu văn hóa hay hƣơng ƣớc hoặc lễ hội bằng những chuyên môn tiếp cận hẹp nhƣ:
lịch sử, kinh tế học, văn hóa học, xã hội học…thì nhà nghiên cứu sẽ không hiểu hết
đối tƣợng - làng, kết quả nghiên cứu sẽ không đầy đủ. Hƣớng tiếp cận liên ngành,
coi làng nhƣ một khu vực, một không gian văn hóa, tổ chức ra nhóm nghiên cứu, có
sự hợp tác của nhiều nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác vực khác nhau mang

16


lại kết quả nghiên cứu đầy đủ, toàn diện hơn. Đó là lợi thế trong nghiên cứu làng xã
ở Việt Nam theo hƣớng liên ngành, khu vực học. Tiêu biểu cho cách tiếp cận dƣới
góc độ này phải kể đến các công trình: Làng ở vùng châu thổ sông Hồng: Vấn đề
còn bỏ ngỏ do Philippe Papin và Olivier Tessier (Chủ biên), Hà Nội (2002), thông
qua nghiên cứu bốn làng tiêu biểu thuộc vùng châu thổ sông Hồng, các tác giả đã
phác họa một bức tranh sinh động về làng xã ở vùng châu thổ sông Hồng nhƣ về
không gian làng, con ngƣời và xã hội, những hoạt động kinh tế, vấn đề di
dân.Chƣơng trình hợp tác nghiên cứu Nông thôn, nông nghiệp và làng xã châu thổ
sông Hồng qua trƣờng hợp làng Bách Cốc (Vụ Bản, Nam Định) của các nhà khoa
học trong Hội nghiên cứu Việt Nam của Nhật Bản cũng đƣa ra một nghiên cứu
tƣơng đối đầy đủ về đời sống kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội... của làng Bách
Cốc, một ngôi làng cổ nhỏ bé nằm ở vùng châu thổ sông Hồng, để từ đó có thể đƣa
ra cái nhìn minh xác nhất về cấu trúc mô hình làng, đơn vị hành chính nhỏ nhất
nhƣng lại có vai trò quan trọng nhất trong đời sống xã hội của ngƣời Việt. Dự án
kéo dài suốt 14 năm (từ 1994 đến 2008), thu hút 176 nhà khoa học từ 17 trƣờng đại
học của Nhật Bản cùng nhiều nhà khoa học và các cơ quan nghiên cứu của nƣớc ta.

Hay chƣơng trình Hội thảo Quốc tế về Làng xã Việt Nam năm 2002, nghiên cứu về
làng cổ Đƣờng Lâm và Cổ Loa…với sự liên kết nhiều nhà nghiên cứu thuộc các
chuyên ngành khác nhau nhƣ lịch sử, văn hóa, dân tộc học, khảo cổ học… đã đem
đến những thông tin, nhận định mới về làng xã cổ truyền.
Bốn là, nghiên cứu làng dƣới góc độ so sánh loại hình, cần phải kể đến công
trình: Vietnam and the Chinese Model: A Comparative Study of Vietnamese and
Chinese Government in the First Half of the Nineteenth Century [Việt Nam và mô
hình Trung Hoa: Nghiên cứu so sánh chính quyền Việt Nam và Trung Hoa trong
nửa đầu thế kỷ mƣời chín] của Alexander Woodside. Cuốn sách này dựa vào việc
nghiên cứu rất nhiều nguồn tƣ liệu từ thế kỷ mƣời chín, và nhƣ Woodside tuyên bố
trong câu đầu tiên, cuốn sách bàn vềnhững ảnh hƣởng văn hoá của Trung Hoa và
những hạn chế của nó trong chính trị, văn học, giáo dục và xã hội Việt Nam đầu thế
kỷ mƣời chín. Qua việc luận bàn những đề tài nhƣ bộ máy hành chính, hệ thống
giáo dục và quan hệ ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn, Woodside chứng tỏ rõ
ràng rằng “mô hình Trung Hoa” thống trị xã hội Việt Nam vào thế kỷ mƣời chín.
Nhƣng, theo Woodside, mô hình Trung Hoa này không độc quyền thế giới của nhà
Nguyễn, vì nó luôn nằm lung lay phía trên một “hạ tầng cơ sở Ðông Nam Á.” Ðây
là một luận điểm quan trọng trong khi xem xét Việt Nam ở thế kỷ mƣời chín vào

17


×