Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Phân tích những tố chất và kỹ năng của người lãnh đạo mà bạn nhận định là thành công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.97 KB, 15 trang )

Phân tích những tố chất và kỹ năng của người lãnh đạo mà
bạn nhận định là thành công


LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................................3
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG................................................................................................4
1. Khái quát về ngân hàng phát triển Việt Nam......................................................................4
2. Giới thiệu về Phòng Thanh toán Trong nước - Trung tâm Thanh toán...........................4
3. Giới thiệu về lãnh đạo phòng Thanh toán trong nước.......................................................5
PHẦN II: PHÂN TÍCH TỐ CHẤT VÀ KỸ NĂNG................................................................7
CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO.........................................................................................................7
1. Cơ sở lý thuyết:........................................................................................................................7
2. Phân tích:................................................................................................................................10
KẾT LUẬN.................................................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................15

2


LỜI MỞ ĐẦU
Phát triển khả năng lãnh đạo là một môn học đặc biệt hữu ích đối với
những người làm quản lý, giúp họ hiểu được bản chất của lãnh đạo và cách thức
ứng dụng phương pháp lãnh đạo hợp lý trong tổ chức, từ đó có cách thức phát
triển cho sự nghệp của mình. Đối với những người không phải nhà quản lý,
môn học này đem lại cái nhìn hoàn chỉnh hơn về việc lãnh đạo, từ đó lựa chọn
cho mình cách thức làm việc phù hợp và phát triển các kỹ năng cần thiết để đạt
được sự thăng tiến.
Áp dụng những kiến thức được giới thiệu trong môn học và thực tế làm
việc, tác giả đưa ra quan điểm cá nhân về phân tích những tố chất và kỹ năng
của người lãnh đạo mà tác giả nhận định là thành công. Đó chính là trưởng
phòng tại đơn vị mà tác giả đang công tác - phòng Thanh toán trong nước, trung


tâm Thanh toán – Ngân hàng phát triển Việt Nam.

3


PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG
1. Khái quát về ngân hàng phát triển Việt Nam1
Ngân hàng phát triển Việt Nam được tổ chức và thành lập theo quyết định
số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006, trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ hỗ
trợ phát triển. Ngân hàng phát triển Việt Nam được giao nhiệm vụ thực hiện
chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và
một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
Ngân hàng phát triển Việt Nam là một đơn vị cho vay phi lợi nhuận, với
số vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng và hoạt động vì mục tiêu đóng góp vào quá trình
xóa đói giảm nghèo thông qua các khoản vay cho các công trình xây dựng thủy
lợi, giao thông nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các làng nghề, xây dựng
cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội cho các vùng sâu, vùng xa và cho vay tín dụng xuất
khẩu.
2. Giới thiệu về Phòng Thanh toán Trong nước - Trung tâm Thanh toán
Phòng Thanh toán Quốc tế và Phòng Thanh toán trong nước vốn là hai
phòng ban trực thuộc Ban tài chính Kế toán tại Hội sở chính NHPT VN.
Tháng 8/2009, trước nhu cầu cần phát triển hoạt động thanh toán trở
thành một hoạt động quan trọng của NHPT VN, Phòng Thanh toán Quốc tế và
Phòng thanh toán trong nước được tách riêng thành Trung tâm Thanh toán.
TRUNG TÂM THANH TOÁN

THANH TOÁN TRONG NƯỚC

THANH TOÁN QUỐC TẾ


Phòng Thanh toán Trong nước có các chức năng sau2:
- Tham gia triển khai và thực hiện vận hành các hệ thống thanh toán tại
NHPT, bao gồm:
1

Quyết định 108/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/5/2006 về việc thành lập Ngân hàng Phát
triển Việt Nam
2
Quyết định 244/QĐ-NHPT của Tổng giám đốc NHPT Ban hành chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền
hạn của Trung tâm thanh toán

4




Hệ thống thanh toán nội bộ; Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân
hàng (TTĐTLNH) với NHNN; Hệ thống thanh toán song phương
(TTSP) với các ngân hàng thương mại (NHTM).

• Tổ chức, kiểm soát, xử lý các lệnh thanh toán, điện nghiệp vụ đi/đến;
đối chiếu các lệnh thanh toán trong hệ thống NHPT và giữa NHPT với
các hệ thống thanh toán khác.
- Tổ chức công tác theo dõi, giám sát về TTTN toàn hệ thống, bao gồm:
• Việc tổ chức và vận hành hệ thống thanh toán tại các đơn vị trong hệ
thống NHPT.
• Thực hiện công tác mã khóa bảo mật (MKBM) đối với thanh toán
trong nước. Phối hợp với Ban TCKT, Trung tâm CNTT xây dựng, cấp
phát, đỉnh chỉ và hủy bỏ MKBM cho các KSKT của hệ thống thanh
toán nội bộ.

• Đầu mối tập hợp, theo dõi, quản lý việc cấp, hủy bỏ, đình chỉ và sử
dụng “chứng thư số” sử dụng trong TTĐTLNH của Kiểm soát liên
hàng trong hệ thống NHPT.
3. Giới thiệu về lãnh đạo phòng Thanh toán trong nước
Trước tôi vốn công tác ở vài bộ phận khác thuộc Ngân hàng phát triển.
Tôi cũng đã biết anh Nguyễn Duy Khánh từ trước – tại thời điểm đó anh mới
giữ chức phó phòng Thanh toán trong nước. Từ đầu năm 2011, tôi được phân
công làm việc tại phòng Thanh toán trong nước. Lúc này anh đã giữ chức
trưởng phòng được 1 năm. Quá trình làm việc từ đầu năm 2011 đến nay, được
làm việc với anh và hiểu thêm về con người anh. Dưới đây là một số thông tin
cơ bản về anh:
- Trình độ học vấn:
• 1995: tốt nghiệp trường ĐHTM Khoa Tài chính Kế toán
• 1999: Tốt nghiệp ĐH Ngoại Ngữ Hà Nội khoa Tiếng Anh
• 2004: Tốt nghiệp Thạc sỹ Tại ĐH Thương Mại khoa Tài chính Kế toán
5


• 2009 – nay: Đang làm nghiên cứu sinh để làm luận án Tiến sỹ
- Kinh nghiệm làm việc:
• 1996-2002: Công tác tại Ngân hàng Đông Á Chi nhánh Hà Nội
 1996-1997: Phòng ke toan.
 1998-2009: Phòng Kinh doanh
• 2002-2003: Phó phòng Tài chính Kết toán Công ty Đầu tư Thương Mại
của NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
• 2004 - nay: Trưởng phòng thanh toán trong nước tại NH Phát triển Việt
Nam (VDB)

6



PHẦN II: PHÂN TÍCH TỐ CHẤT VÀ KỸ NĂNG
CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO
1. Cơ sở lý thuyết:
1.1. Bản chất của lãnh đạo:
Lãnh đạo là một thuật ngữ phức tạp, chưa có sự nhất trí cao và được hiểu
rất khác nhau và được hiểu rất khác nhau ở những người khác nhau. Tuy nhiên
các định nghĩa về lãnh đạo đều thống nhất quan điểm:
Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của cá nhân hoặc
một nhóm nhằm thực hiện một mục tiêu chung của tổ chức trong những
điều kiện nhất định3.
Trên thực tế chủ thể lãnh đạo có thể tác động gây ảnh hưởng trong các
trường hợp sau :
- Cần sự giúp đỡ của người khác
- Giao việc cho người khác
- Đòi hỏi người khác phải đạt điều gì hoặc hoàn thành nhiệm vụ nào đó.
- Cần khởi xướng hoặc muốn tạo ra những thay đổi nhất định trong tổ
chức.
Với cách hiểu như trên thì người lãnh đạo thành công là người biết cách
gây những ảnh hưởng đến nhóm người mà anh ta mong muốn, để đạt được mục
tiêu của anh ta nói riêng và của tổ chức nói chung. một nhà lãnh đạo thành công
Anh ta phải là một cá nhân gắn bó chặt chẽ với cộng đồng chung quanh. Nói
cách khác anh ta phải nắm bắt mọi chiến lược phát triển chung giữa yếu tố cá
nhân với yếu tố nhân sự.
Vậy thì, muốn thành công, rõ ràng khác với những người khác, người
lãnh đạo phải hội tụ một số phẩm chất và kỹ năng nhất định khiến anh ta vượt
trội hơn các cá nhân khác
1.2. Tố chất và kỹ năng:
a. Tố chất:
3


TS. Nguyễn Thanh Hội – Nghệ thuật lãnh đạo nhân viên – Trang 4

7


Tố chất nói đến các đặc điểm cá nhân khác nhau, bao gồm các đặc điểm
về cá tinh, tính khí, nhu cầu và các giá trị4.
- Cá tính là những đặc điểm về tính khí khi thực hiện cách cư xử, ví dụ sự
tự tin, sự hướng ngoại, sự chín chắn, và mức độ nhiệt tình5.
- Một nhu cầu (hoặc một động cơ) là một mong muốn có được một sự
khuyến khích hoặc một sự trải nghiệm cụ thể nào đó.
- Các giá trị là thái độ của cá nhân đối với việc cái gì là đúng, cái gì là
sai, cái gì là có đạo đức và cái gì là không có đạo dức, cái gì là đúng với lương
tâm và cái gì là trái với lương tâm.
Đã có rất nhiều nghiên cứu về tố chất lãnh đạo như nghiên cứu của
Stogdill (1948, 1974), nghiên cứu của McClelland về động cơ quản lý, nghiên
của Miner về động cơ quản lý, nghiên cứu các biến cố quan trọng về tố chất,
nghiên cứu theo chiều dọc với các trung tâm đánh giá, nghiên cứu những người
quản lý thất bại… Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu rất nhiều tố chất khác nhau
liên quan đến hiệu quả và sự thăng tiến của người quản lý. Sự lựa chọn tố chất
và tên gọi các tố chất đó khác nhau tùy vào mỗi nghiên cứu. Tuy nhiên có thể
tổng hợp các tố chất sau6:
TT
1
2
3
4
5
6

7
8

Các tố chất dự báo hiệu quả quản lý
Mức độ sinh lực và sức chịu đựng căng thẳng cao
Tự tin
Luôn chú trọng vào vấn đề
Ổn định và vững vàng về mặt tâm lý
Tính liêm chính
Có động cơ quyền lực hòa nhập xã hội
Định hướng thành thích ở mức độ hợp lý
Nhu cầu phụ thuộc thấp
b. Kỹ năng:
Kỹ năng là khả năng làm một việc gì đó theo một cách có hiệu quả. Kỹ

năng có thể được định nghĩa ở nhiều cấp độ trừu tượng khác nhau, từ rất tổng
4

Slide bài giảng phát triển khả năng lãnh đạo – Chương 7 – Trang 2
Giáo trình phát triển khả năng lãnh đạo – Chương 7 – Trang 145
6
Giáo trình phát triển khả năng lãnh đạo – Chương 7 – Trang 157
5

8


quát (ví dụ: sự thông minh, kỹ năng giao tiếp) cho đến các thuật ngữ thu hẹp
hơn về ý nghĩa (ví dụ: tranh luận bằng lời nói, khả năng thuyết phục).Trong số
nhiều nguyên tắc phân loại các kỹ năng, một cách tiếp cận được chấp nhận rộng

rãi để phân loại trình độ quản lý sử dụng ba loại kỹ năng theo bảng dưới đây7:
Phân loại 3 nhóm kỹ năng lãnh đạo
Kỹ năng nghiệp vụ Kiến thức về phương pháp, các quá trình, quy trình và kỹ
thuật để thực hiện một hoạt động mang tính chuyên môn,
và khả năng sử dụng công cụ, thiết bị để thực hiện hoạt
Kỹ năng giao tiếp:

động đó.
Kiến thức về hành vi của con người, các quá trình giao
tiếp giữa con người với nhau, khả năng hiểu cảm xúc,
thái độ và động cơ của người khác dựa trên những gì họ
nói và làm (sự thấu cảm, tính nhạy cảm trong giao tiếp);
khả năng truyền đạt rõ ràng và hiệu quả (sự lưu loát và
tính thuyết phục của lời nói), khả năng thiết lập các mối
quan hệ hiệu quả và hợp tác (sự tế nhị, kỹ năng lắng

nghe, kiến thức về hành vi xã hội chấp nhận được).
Các kỹ năng nhận Khả năng phân tích chung, tư duy lôgic, sự thông hiểu về
thức

các hình thành khái niệm, khái niệm hóa các mối quan hệ
phức tạp và mập mờ, tính sáng tạo trong việc đưa ra ý
tưởng và giải quyết vấn đề, khả năng phân tích các sự
kiện và xu hướng, lường trước sự thay đổi và nhận ra cơ
hội và các vấn đề tiềm tàng (cách tư duy quy nạp và suy
diễn).
Người quản lý cần có nhiều loại kỹ năng khác nhau để hoàn thành cá vai

trò, tuy nhiên ở mỗi cấp quản lý khác nhau thì mức độ ưu tiên của từng loại kỹ
năng cũng khác nhau như ở hình vẽ dưới đây8:

Tầm quan trọng của các kỹ năng ở mỗi cấp quản lý khác nhau
7
8

Gary Yukl – Leadership in Orgnization 7e – Trang 44
Gary Yukl – Leadership in Orgnization 7e – Trang 69

9


Cấp độ
độ kỹ
kỹ năng
năng
Cấp

Kỹ năng nhận thức

Cao

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng nghiệp vụ

Thấp

Trung

Cao


Cấp độ quản lý

Một số nhà nghiên cứu phân biệt một nhóm kỹ năng thứ tư (có tên "các
kỹ năng quản lý"). Nhóm kỹ năng này được định nghĩa theo khả năng thực hiện
một chức năng hoặc hành vi quản lý cụ thể (ví dụ: lập kế hoạch, đàm phán,
hướng dẫn). Các kỹ năng quản lý thường bao gồm sự kết hợp của các kỹ năng
về nghiệp vụ, nhận thức và giao tiếp.
2. Phân tích:
2.1. Một số chất nổi bật của anh Nguyễn Duy Khánh:
a. Mức độ sinh lực và sức chịu đựng căng thẳng cao:
Theo như phân công nhiệm vụ của phòng thanh toán trong nước ở phần
trên, tính chất đặc thù của công việc thanh toán trong nước đòi hỏi phải xử lý
nhanh, liên tục và chính xác. Mức độ sinh lực và sức chịu đựng áp lực giúp anh
bắt kịp được tốc độ làm việc khẩn trương và kéo dài trong nhiều giờ. Đặc biệt
trong giai đoạn cuối năm 2011 này, khối lượng công việc tăng lên, thời gian giải
quyết dài hơn, nhiều trục trặc phát sinh. Để giải quyêt vấn đề hiệu quả, anh luôn

10


giữ bình tĩnh và luôn chú tâm vào vấn đề mà không tỏ ra sợ hãi, phủ nhận sự
tồn tại của vấn đề hoặc cố gắng chuyển trách nhiệm cho người khác.
b. Tự tin:
Tuy ở trong môi trường nhà nước nặng tính “quan liêu”, nhưng khác với
những lãnh đạo tôi gặp trước đây, anh luôn cố gắng gánh vác những công việc
khó khăn, không bao giờ có thái độ “chỉ tay năm ngón” với nhân viên. Đầu năm
2011, công việc của chúng tôi vô cùng khó khăn do chương trình thanh toán của
Ngân hàng bắt đầu được đưa vào hoạt động sau một thời gian dài chạy thử
nghiệm. Tuy nhiên, chương trình gặp quá nhiều lỗi, thường xuyên bị trục trặc và
có nguy cơ sụp đổ. Thay vì nản lòng, anh luôn giữ thái độ kiên định và lạc quan

trong việc thực hiện mục tiêu đề ra. Chính hành động đó của anh làm tăng sự
quyết tâm và thúc đẩy tinh thần của cấp dưới chúng tôi.
c. Tính ổn định về tâm lý:
Khác với một số lãnh đạo tôi từng làm việc cùng, họ khá bốc đồng và ít
có khả năng kiểm soát cảm xúc nóng vội, anh luôn có sự tự chủ, ổn định vè tình
cảm, ít bảo thủ, biết tiếp thu ý kiến của nhân viên và học hỏi từ những sai lầm.
Do vậy, anh luôn duy trì được mối quan hệ hợp tác tốt với cấp dưới chúng tôi và
cả cấp trên.
d. Có động cơ quyền lực hòa nhập xã hội
Người có "động cơ quyền lực hòa nhập xã hội" có sự tự chủ cao và
thường cố gắng đáp ứng nhu cầu quyền lực của mình theo cách thức được xã
hội chấp nhận, ví dụ như gây ảnh hưởng đối với người khác để họ hoàn thành
công việc có ý nghĩa, giúp họ phát triển kỹ năng và sự tự tin 9. Anh không bao
giờ to tiếng với nhân viên khi nhân viên mắc lỗi, bao giờ cũng nói năng nhẹ
nhàng, nhưng chính sự mẫu mực của anh lại ảnh hưởng đến chúng tôi mạnh mẽ.
Bởi vì anh hầu như không bao giờ mắc lỗi, do đó tự chúng tôi, trước thái độ
nghiêm túc của anh phải tự chấn chỉnh thái độ làm việc của mình. Không giống
những lãnh đạo điển hình ở cơ quan nhà nước, anh luôn đặt ra các câu hỏi: “Em
thấy phân công công việc như thế có hợp lý không?” Em có ý kiến, đề xuất gì
9

Giáo trình Phát triển khả năng lãnh đạo – ĐH Griggs – Chương 7 – Trang 150

11


không?” và luôn nghiêm túc lắng nghe ý kiến của nhân viên. Cách cư xử của
anh giúp cho cấp dưới cảm thấy mạnh mẽ hơn và có trách nhiệm hơn, gắn kết
bản thân với các quy định, tạo ra cơ cấu tổ chức rõ ràng và tự hào được là một
thành viên trong tổ chức đó”.10

2.2. Kỹ năng nổi bật của anh Nguyễn Duy Khánh:
Theo biều đồ “Tầm quan trọng của các kỹ năng ở mỗi cấp quản lý khác
nhau” đã nêu ở trên, ở vị trí là lãnh đạo cấp thấp, anh Khánh hội tụ những kỹ
năng hoàn toàn phù hợp với mình. Cụ thể:
a. Kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ:
Có trình độ học vấn cao và kinh nghiệm làm việc dày dặn trong lĩnh vực
thanh toán như đã nêu ở trên, anh là người am hiểu nhất về phương pháp, các
quá trình và thiết bị để thực hiện các hoạt động thanh toán của phòng. Anh cũng
là người làm việc lâu năm tại VDB, có hiểu biết thực tế về VDB (các quy định,
quy tắc, hệ thống quản lý, đặc điểm của nhân viên), hiểu biết về các hoạt động
của phòng. Anh cũng là người có trí nhớ tốt, học hỏi nhanh và có đầy đủ các
kiến thức về công nghệ để thực hiện công việc. Tính chất công việc của Phòng
Thanh toán là mỗi nhân viên phải thành thạo rất nhiều phần mềm: 02 phần mềm
dùng cho thanh toán nội bộ và vô số các phần mềm ứng với việc thanh toán
song phương với từng ngân hàng đối tác. Nhờ có kỹ năng nghiệp vụ, anh dễ
dàng và nhanh chóng khắc phục mỗi khi công việc của phòng xảy ra sự cố.
b. Kỹ năng nhận thức:
Anh luôn có khả năng đánh giá sáng suốt, có khả năng trực giác, có tính
sáng tạo và khả năng hiểu được ý nghĩa và trật tự trong các dữ liệu mập mờ,
không chắc chắn. Tuy nhiên do ở vị trí là lãnh đạo cấp thấp nên việc định hướng
phát triển các hoạt động cho phòng và tầm nhìn xa còn bị hạn chế do vẫn chịu
sự điều hành của quản lý cấp trên.
c. Kỹ năng giao tiếp và quản lý:

10

Giáo trình Phát triển khả năng lãnh đạo – ĐH Griggs – Chương 7 – Trang 163

12



Đây là kỹ năng mà tôi đánh giá ở anh cao nhất. Anh là một trong những
người lãnh đạo được lòng nhất đối với cả cấp dưới và cấp trên. Đối với nhân
viên chúng tôi, kỹ năng giao tiếp của anh thể hiện ở cách anh quản lý:
- Đối xử công bằng và nhất quán:
Anh luôn đối xử một cách nhất quán và công bằng với các nhân viên, đối
xử với từng nhân viên thích hợp dựa trên hoàn cảnh và sự đóng góp của họ với
tổ chức. Phòng Thanh toán trong nước đa phần đều là nhân viên nữ, đang mang
thai hoặc đang nuôi con nhỏ. Vì vậy việc cân đối giữa kết quả công việc và tạo
điều kiện hợp lý, ưu tiên cho nhân vin là việc không dễ dàng. Tính công bằng
dựa trên những yếu tố bên ngoài như hoàn cảnh, tình huống, cách làm việc hoặc
sự cống hiến. Tính nhất quán phụ thuộc vào sự phù hợp với những tiêu chuẩn
hiện có. Nhất quán thì dễ thực hiện hơn, nhưng công bằng thì lại rất khó. Vì
nhất quán là dựa theo những gì lập trình sẵn, còn công bằng lại phụ thuộc và
việc đánh giá nhân viên như thế nào. Người lãnh đạo phải biết tạo cảm hứng để
nhân viên nỗ lực tối đa ở nơi làm việc và anh đã làm được việc đó.
- Giao việc cụ thể rõ ràng:
Để nhân viên nhận thức được rõ nhiệm vụ của mình, anh hải biết đưa ra
những yêu cầu một cách hợp lý, thông minh (SMART)11:
- Cụ thể (Specific): Chỉ ra chính xác điều mà mình cần
- Đo đếm được (Measurable): Công việc mà mình yêu cầu phải đo đếm
được, chẳng hạn cần bao nhiêu vào chính xác thời điểm nào.
- Có thể làm được (Attainable): Giao những việc đúng với khả năng của
nhân viên
- Thực tế (Realistic): Giao cho nhân viên những việc nhất quán với chính
sách của tổ chức và pháp luật
- Đúng lúc (Timely): Giao việc cho nhân viên đúng lúc
- Có cơ chế thưởng cho nhân viên:
• Thưởng bằng tiền:


11

Bài giảng của Giáo sư Soren Kirchner – HSB

13


• Thưởng bằng hình thức khác: giao quyền tự chủ công việc, ghi nhận nhân
viên, do đó nhân viên sẽ cảm thấy những nỗ lực của họ được chú ý và có
giá trị.
- Luôn chú ý đào tạo nâng cao tay nghề cho nhân viên:
Nhờ được chú trọng đào tạo nâng cao tay nghề cho nhân viên, anh đã
khiến chúng tôi tăng sự hài lòng công việc và tinh thần, gia tăng động lực làm
việc và từ đó đạt được hiệu quả nhiều hơn trong công việc.

14


KẾT LUẬN
Thành công của một tổ chức phụ thuộc vào khả năng của các nhà quản lý
trong việc ảnh hưởng tích cực đến nhân viên, từ đó gia tăng động lực làm việc
của họ và hiệu quả của tổ chức. Để làm việc được điều đó, bên cạnh những tố
chất và kỹ năng sẵn có, người quản lý cần không ngừng trau dồi và phát triển
các kỹ năng của mình, nhờ đó sẽ quản lý hiệu quả hơn và thăng tiến trong công
việc. Anh Nguyễn Duy Khánh luôn là một trưởng phòng gương mẫu, tài giỏi và
tâm lý. Với những tố chất và kỹ năng của anh, tinh thần học hỏi không ngừng
và làm việc hăng say của anh, tôi tin rằng anh sẽ còn đạt được nhiều bước tiến
trên con đường sự nghiệp – dù rằng ở cơ quan nhà nước như chúng tôi, việc
thăng tiến chẳng khác gì đi trên một con đường đầy chông gai và thử thách.


1.
2.
3.
4.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình môn Phát triển khả năng lãnh đạo – ĐH Griggs.
Gary Yukl – Leadership in Organizations 7e.
TS. Nguyễn Thanh Hội – Nghệ thuật lãnh đạo nhân viên
Soren Kirchner – Bài giảng môn Quản trị hành vi tổ chức

15



×