Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN vào QUẢN lý tại BỆNH VIỆN đa KHOA lâm HOA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.02 KB, 10 trang )

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO
QUẢN LÝ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA LÂM HOA

BÀI LÀM

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nền kinh tế mở cửa và ngày càng phát triển, ngoài các nhu cầu nhà ở, xe
cộ, giải trí, nhu cầu được chăm sóc y tế với chất lượng tốt của người dân Việt Nam
ngày càng tăng. Để có thể cạnh tranh và tồn tại, các bệnh viện buộc phải nâng cấp
và nhanh chóng áp dụng các công nghệ mới vào công tác lâm sàng và quản lý
hành chính nhằm tăng hiệu quả hoạt động và nâng cao chất lượng phục vụ.
Công nghệ thông tin (CNTT) là phương tiện trợ giúp đắc lực và có hiệu quả
cao trong công tác quản lý hành chính nói chung và quản lý ngành y tế nói riêng.
Việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý bệnh viện rõ ràng là một yêu cầu cấp
bách, góp phần thúc đẩy bệnh viện phát triển toàn diện, từng bước đáp ứng được
yêu cầu về khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Ứng dụng công nghệ đã giúp các bệnh viện quản lý và sử dụng hiệu quả
các nguồn lực, chống thất thu viện phí, công khai minh bạch tài chính người bệnh,
giúp kiểm soát sử dụng thuốc hợp lý an toàn, tiết kiệm được thời gian chờ và công
sức đi lại cho bệnh nhân.

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1


A. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA LÂM HOA
Bệnh viện Đa Khoa Lâm Hoa, tỉnh Thái Bình chính thức thành lập vào
ngày 1/10/2007. Tiền thân của là Dịch vụ y tế Lâm Hoa, thành lập năm 1997.
Người có công đầu tiên trong việc sáng lập thương hiệu “Lâm Hoa” là ông
Nguyễn Xuân Lâm, nguyên Chủ Tịch HĐQT của bệnh viện Lâm Hoa, một Đảng
viên, một người con của huyện Hưng Hà, một người lính đã có hơn 40 năm công


tác trong ngành y. Sau hơn 30 năm công tác tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình,
năm 1997 ông và ông Đỗ Thám Hoa đứng ra thành lập cơ sở y tế mang tên Lâm
Hoa. Hơn 10 năm qua ông miệt mài, bền bỉ cùng các cộng sự của mình gây dựng
và phát triển thương hiệu Lâm Hoa từ một cơ sở dịch vụ y tế nhỏ trở thành một
thương hiệu lớn trong ngành Y tế.
Bệnh viện Đa Khoa Lâm Hoa là cánh chim đầu đàn của tỉnh Thái Bình
trong lĩnh vưc y tế ngoài công lập, tiếp đón gần một vạn lượt bệnh nhân đến khám
chữa bệnh mỗi năm. Dịch vụ mũi nhọn của Bệnh viện kỹ thuật tán sỏi ngược dòng
và phẫu thuật nội soi.
Trải qua gần 5 năm hoạt động, thương hiệu “Lâm Hoa” đã trở thành một
địa chỉ khám chữa và điều trị bệnh tin cậy của người dân trong và ngoài tỉnh. Bệnh
viện 4 năm liên tiếp được vinh dự đón nhận bằng khen của Bộ Y tế “vì thành tích
xuất sắc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch y tế” năm 2008,2009,2010,2011; nhận cúp
vàng “ Vì sức khoẻ người Việt năm 2009” của Bộ Y Tế và cúp vàng “Top 500 sản
phẩm dịch vụ hàng đầu Việt Nam” của Bộ Công Thương năm 2011.
Hướng phát triển của Bệnh viện Lâm Hoa trong tương lai gần là xây dựng
bệnh viện Lâm Hoa với cơ sở hạ tầng và trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ
2


cho khu điều trị chất lượng cao; đầu tư đào tạo nhân sự và thu hút nhân tài để phục
vụ hiệu quả cho việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
B. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG BỆNH VIỆN
1. Ứng dụng phần mềm trong công tác quản lý
Ứng dụng CNTT trong hoạt động chăm sóc, khám chữa bệnh đang là một
xu thế tất yếu của ngành Y tế. Bệnh viện Đa khoa Lâm Hoa đã có một mô hình
hoạt động khoa học, hiệu quả hơn khi triển khai các phần mềm công nghệ hợp lý.
- Phần mềm quản lý chung do sở Y tế cung cấp được sử dụng cho quản lý
người bệnh khám và điều trị ngoại trú. Người bệnh đến khám bệnh được tiếp đón
kịp thời, cấp mã số khám bệnh, hướng dẫn đến các phòng khám chuyên khoa và

làm các dịch vụ khác
- Phần mềm BHYT được ứng dụng cho công tác quản lý bệnh điều trị nội
trú, quản lý thanh toán viện phí và BHYT.
- Phần mềm kế toán MISA được ứng dụng cho công tác quản lý tài chính
cũng đã được đưa vào hoạt động đầu năm 2011 thay cho phần mềm kế toán hành
chính sự nghiệp.
Nhìn chung, các phần mềm này đã giúp nhiều công tác quản lý của bệnh
viện về khám và điều trị nội ngoại trú cũng như về công tác tài chính, giảm thiểu
thời gian cho công việc hành chính dành nhiều thời gian cho phục vụ người bệnh.
Ngoài ra, sử dụng phần mềm giúp cho cán bộ viên chức trong bệnh viên đổi mới
được phong cách làm việc nhanh và khoa học hơn.
2. Ứng dụng phần mềm trong công tác thống kê
3


Bệnh viện Đa khoa Lâm Hoa đã ứng dụng phần mềm Medisoft 2003 cho
công việc quản lý hồ sơ bệnh ánh, báo cáo thống kê và lưu trữ. Chính nhờ phần
mềm này mà công việc tìm kiếm hồ sơ người bệnh, báo cáo thống kế được thực
hiện nhanh gọn.
3. Ứng dụng Internet trong quản lý và nghiên cứu
Bệnh viện đã lập 1 trang website riêng để có thể giới thiệu về các dịch vụ
khám chữa bệnh của mình và giải đáp những thắc mắc của bệnh nhân mà không
phải mất thời giờ đến bệnh viện.
Ngoài việc ứng dụng hộp thư điện trong việc gửi nhận báo cáo thống kê,
thông qua hệ thống này Ban giám đốc trung tâm và các phòng chức năng còn sử
dụng để thông báo chỉ đạo công việc hoặc gửi biểu mẫu báo cáo... đến các đơn vị
trực thuộc được nhanh chóng.

C. PHÂN TÍCH SWOT
1. Điểm mạnh

Bệnh viện Đa khoa Lâm Hoa đã thành lập phòng tin học với đội ngũ thông
thạo các kiến thức về tin học và cả kiến thức chuyên môn. Có lòng nhiệt huyết và
đam mê công việc.
2. Điểm yếu

4


- Trong ứng dụng phần mềm còn nhiều bất cập cùng một lúc phải sử dụng 3
phần mềm riêng lẻ tuy nhiên nhiều lúc vẫn không đáp ứng được nhu cầu sử dụng
của bệnh viện như thiếu chức năng quản lý dược, quản lý văn thư, bệnh án... và
cũng chưa có sự thống nhất giữa các phần mềm này với nhau.
- Nhân lực Phòng Tin học còn ít không đủ để quản lý mạng trên diện rộng
trong khi đã mở thêm Phòng khám Đa khoa Lâm Hoa (huyện Hưng Hà) khi cần
thiết, dẫn tới việc triển khai các phần mềm quản lý bệnh viện gặp nhiều khó khăn.
Trình độ tin học trong các cán bộ viên chức còn thấp để tiếp cận với những kiến
thức về sử dụng phần mềm.
- Hệ thống mạng quá cũ, cấu hình máy chủ còn thấp, không có máy dự
phòng. máy phát điện không đủ công suất để chạy mạng LAN khi điện mất.
3. Cơ hội
- Nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu bảo vệ sức khỏe của con người ngày
càng tăng cao, nên việc áp dụng CNTT thực sự cần thiết để giảm thiểu thời gian và
công sức cho cả bệnh nhân và cán bộ công nhân viên trong bệnh viện.
- Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, nên sẽ có nhiều ứng dụng CNTT
mới sẽ ra đời và giúp ích cho việc khám chữa bệnh.
- Nhà nước cũng khuyến khích việc ứng dụng CNTT trong bệnh viện.

4. Thách thức
- Một số CNTT bệnh viện áp dụng đã lỗi thời, hoặc sử dụng không còn hiệu quả.
D. SO SÁNH VỚI ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH

5


So với các bệnh viện như Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viên Đa khoa tỉnh Thái
Bình, ... thì Bệnh viện Đa khoa Lâm Hoa cũng có những điểm mạnh và điểm yếu
riêng.
Các Bệnh viện tuyến tỉnh trở lên hầu hết có tốc độ Internet cao. Đã áp dụng
hệ thống phẫu thuật trực tuyến từ xa, giảm thiếu chi phí đi lại cho người bệnh,
tăng tỷ lệ thành công cho những ca phẫu thuật sớm.
Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viên Đa khoa tỉnh Thái Bình cũng sử dụng phần
mềm Medisoft 2003. Tuy nhiên do lưu lượng bệnh nhân ra vào 2 viện lớn, thì nó
chưa đem lại hiệu quả cho các bệnh viện trong công tác quản lý, gây tốn kém nhân
lực nhập liệu và chỉ đáp ứng được yêu cầu về quản lý báo cáo thống kê của Bộ Y
tế và một số báo cáo của Sở.
E. PHÂN TÍCH KINH NGHIỆM, BÀI HỌC TỪ CÁC DOANH NGHIỆP
TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
Qua triển khai các phần mềm trong bệnh viện, nhà quản lý đã rút ra được
nhiều bài học quý báu trong công tác triển khai ứng dựng CNTT, đó là:
- Phải có quyết tâm cao và nhất quán trong chỉ đạo thực hiện của lãnh đạo
các cấp.
- Phải có sự đầu tư thích đáng và đồng bộ về hạ tầng cơ sở vật chất như
máy tính, hệ thống mạng, phần mềm.
- Về đạo tạo con người, phải tăng cường tập huấn cho tất cả các cán bộ công
chức viên chức trong bệnh viện về việc sử dụng máy tính và sử dụng phần mềm.

6


- Khi triển khai xây dựng phần mềm quản lý bệnh viện, bệnh viện phải yêu
cầu nhà cung cấp phần mềm bàn giao tài liệu kỹ thuật, mã nguồn, cấu trúc cơ sở

dữ liệu... để chủ động với cơ sở dữ liệu của bệnh viện sau này.
F. TÌM HIỂU CÁC GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CNTT TRONG NGÀNH
- Tiếp tục triển khai các phần mềm quản lý báo cáo thống kê trong bệnh viện.
- Xây dựng phần mềm dùng chung với một số modul cơ bản có mã nguồn
mở, hỗ trợ Bệnh viện đẩy nhanh tốc độ ứng dụng CNTT trong quản lý bệnh viện.
G. CHIẾN LƯỢC ỨNG DỤNG CNTT VÀ TMĐT ĐẾN NĂM 2020
1. Mạng LAN của bệnh viện
Hệ thống mạng LAN trong bệnh viện chính là cơ sở hạ tầng của hệ thống
thông tin và là một yếu tố quan trọng quyết định thành công việc ứng dụng phần
mềm quản lý bệnh viện vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ của các phần mềm
quản lý bệnh viện đồng bộ. Vì vậy, cần được tư vấn thiết kế mạng LAN thật tốt để
đáp ứng được yêu cầu của hệ thống dịch vụ trong hiện tại và tương lai.
2. Kết nối Internet
Việc sử dụng dịch vụ Internet, dịch vụ kết nối và dịch vụ ứng dụng Internet
trong hệ thống bệnh viện là rất cấp thiết, là một cửa ngõ lưu thông để cập nhật với
khoa học công nghệ Y học trên cả nước và thế giới, khuyến khích ưu tiên phát
triển Internet bệnh viện là một chủ trương lớn của ngành Y tế.
3. Website của bệnh viện
Trang Website của bệnh viện phải tạo một kho dữ liệu thông tin về quá
trình phát triển, tổ chức bệnh viện, vật tư thiết bị y tế, phục vụ tra cứu thuốc, năng
7


lực phục vụ người bệnh, các nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, hợp tác quốc tế,
dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu; giúp cho cán bộ trong bệnh viện, sinh viên,
người dân quan tâm tra cứu đáp ứng yêu cầu thông tin kịp thời phục vụ người
bệnh, nghiên cứu khoa học, đào tạo; tăng cường trao đổi thông tin trong hệ thống
bệnh viện cũng như các cơ sở khoa học trong và ngoài nước.
4. Tăng cường đầu tư nguồn lực cho ứng dụng CNTT
Bệnh viện hằng nằm cần dành một khoản ngân sách thích hợp để đầu tư

hoặc tái đầu tư cho CNTT.
5. Nâng cao năng lực quản lý CBTT của lãnh đạo bệnh viện
6. Mở rộng hợp tác quốc tế
Tăng cường hợp tác với các bệnh viện, các tổ chức trong nước và quốc tế
nhằm tìm kiếm nguồn lực để phát triển phần mềm, cập nhật các kiến thức, giải
pháp và thông tin mới nhất về lĩnh vực này.
H. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VÀ CÁC CHỈ TIÊU CỤ THỂ
Để cho việc ứng dụng CNTT trong quản lý được tốt, hiệu quả và góp phần
nâng cao chất lượng công tác quản lý, phục vụ khám chữa bệnh. Tôi xin có các đề
xuất sau:
1. Hỗ trợ kinh phí thường xuyên cho CNTT
Mỗi năm 150.000.000 đồng, chia làm 2 đợt.
2. Trang bị thêm máy chủ cấu hình mạnh hơn

8


Ban Giám đốc và Trưởng phòng Tin học sẽ bàn bạc với Công ty TNHH
Thái Việt (Tỉnh Thái Bình) để tìm được loại máy chủ đáp ứng được nhu cầu của
Bệnh viện.
3. Hoàn thiện phần mềm quản lý với đầy đủ các phân hệ và thống nhất toàn ngành
4. Nhân rộng việc sử dụng hộp thư điện tử và trang website trong quản lý, trao đổi
thông tin giữa lãnh đạo và các phòng ban với nhau

III. KẾT VẤN ĐỀ
Tăng cường việc ứng dụng CNTT trong quản lý bệnh viện, theo hướng tăng
cường quản lý hoạt động bệnh viện dựa trên hệ thống quản lý áp dụng tin học,
tăng cường năng lực hoạt động của cán bộ, giúp người quản lý nắm bắt thông tin
nhanh, chính xác; đơn giản hóa các thủ tục hành chính, loại bỏ bớt các hoạt động
trung gian, tạo điều kiện cho các dịch vụ khám chữa bệnh nhanh chóng, thuận tiện

và kịp thời; thống nhất dữ liệu cho hoạt động quản lý... đó là mục tiêu mà Bệnh
viện Đa khoa Lâm Hoa đề ra và mong muốn đạt được trong giai đoạn 5 năm từ
2013 – 2018 và tầm nhìn 2020.

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quản trị hệ thống thông tin,
2. tailieu.vn
9


3. />
10



×