Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hoạt động đào tạo của tổng công ty hkvn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.28 KB, 116 trang )

mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ thông tin trên toàn thế giới nói
chung và các quốc gia nói riêng đã trực tiếp hỗ trợ không Ýt cho các ngành
khoa học khác phát triển. Có thể khẳng định, trong nền kinh tế tri thức hiện
nay công nghệ thông tin chính là chiếc chỡa khoỏ để mở rộng không gian học
tập, là cầu nối giữa các nền văn hoá, tri thức, xã hội, khoa học kỹ thuật Xét
về mặt kinh tế - xã hội công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc
điều tiết và phát triển. Trong quản lý kinh tế, công nghệ thông tin giúp cho
các nhà quản lý nắm bắt thông tin để điều chỉnh kịp thời mục tiêu kế hoạch
nhằm đưa ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu
dùng giúp cho nhà quản lý kinh tế điều hành dễ dàng và hiệu quả góp phần
giảm bớt chi phí hành chính làm tăng lợi nhuận cho đơn vị. Trong công tác
xã hội công nghệ thông tin như chiếc cầu nối làm mọi người gắn bó với nhau
và hiểu nhau hơn, giỳp cỏc nhà hoạch định chính sách đưa ra những chính
sách có lợi cho việc bình ổn xã hội, ngoài ra nú cũn giỳp cho việc phổ biến
những chính sách đó đến từng vùng, từng người dân tạo hiệu quả cho việc
tuyên truyền, ngược lại việc tiếp thu những chính sách đó thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng sẽ tránh được những sai lầm không cần thiết
khi thông qua nhiều khâu trung gian. Trong công tác đối ngoại công nghệ
thông tin nhanh chóng giỳp cỏc quốc gia hiểu nhau, xích lại gần nhau hơn,
chuyển những xung đột từ đối đầu thành đối thoại tạo cho thế giới và khu vực
có một nền hoà bình mới. Đối với công tác quản lý đào tạo nói riêng, công
nghệ thông tin giúp quản lý được khoa học và hiệu quả hơn, cụ thể là nhờ
máy móc thiết bị và các phần mềm chuyên dụng nó sẽ giúp việc quản lý đào
tạo được khoa học, chính xác, tiết kiệm thời gian, con người và kinh phí vv
Cũng chính từ lẽ đó mà hiện nay đối với bất cứ một quốc gia nào trên thế giới
cũng mong muốn tạo cho mình những điều kiện tốt nhất về khoa học kỹ thuật
trong đó có lĩnh vực công nghệ thông tin, mà ở đây chính là phát triển cơ sở
1
hạ tầng để nâng công nghệ thông tin lên tầm cao mới, trong đó nhiệm vụ đặt


ra là song song với việc đầu tư cho cơ sở vật chất (máy móc thiết bị ) cần
phải xây dựng đội ngò những nhà khoa học, những kỹ sư chuyên ngành, đội
ngò công nhân kỹ thuật, đội ngò thợ lành nghề. Túm lại, công nghệ thông tin
là yếu tố góp phần chuyển hướng quản lý nền kinh tế - xã hội của một quốc
gia nói chung và quản lý đào tạo nói riêng một cách có hiệu quả.
Những năm gần đây, trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông
tin Đảng và Chính phủ đã không ngừng chỉ đạo đầu tư cho Khoa học - Công
nghệ và công nghệ thông tin đó là việc ban hành Luật “Khoa học và công
nghệ” và các văn bản dưới luật như: Quyết định số 16/2001/QĐ-BKHCNMT
ngày 11/06/2001 của bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về
việc phê duyệt mục tiêu, nội dung chủ yếu của chương trình khoa học và
công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2001-2005: “Nghiờn cứu khoa
học và phát triển công nghệ thông tin và truyền thụng”. Trong đó mục tiêu
chỉ rõ:
- Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ làm cơ sở cho tiếp nhận,
thích nghi, làm chủ, cải tiến và phát triển công nghệ thông tin và truyền
thông.
- Phỏt triển các công nghệ cơ bản có định hướng nhằm hỗ trợ cho việc
nhập, chuyển giao và phát triển công nghệ trong lĩnh vực điện tử, công nghệ
thông tin và truyền thông.
- Ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực này vào phát triển
kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng.
Ngày 25/07/2001, Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số
112/2001/QĐ-TTg về việc “Phờ duyệt đề án tin học hoá quản lý hành chính
nhà nước giai đoạn 2001-2005”.
Từ các quan điểm chỉ đạo chủ yếu trên có thể thấy việc đưa công nghệ
thông tin vào quản lý hoạt động đào tạo là một điều hết sức hợp lý cả về mặt
cơ chế chính sách và xu thế của thời đại.
2
Tổng công ty Hàng không Việt Nam là đơn vị sản xuất kinh doanh trực

thuộc Tổng cục hàng không dân dụng, được thành lập theo Quyết định số 225
/ CT ngày 29 / 08 / 1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, trên cơ sở tài sản
của Cục hàng không hiện nay, ngoài ra cũn cú nhiệm vụ là đào tạo nguồn
nhân lực có chất lượng phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, đặc
biệt là sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá của Tổng công ty HKVN
trong giai đoạn hiện nay và lâu dài.
Qua các thời kỳ xây dựng và trưởng thành, Tổng công ty HKVN càng
hiểu rõ việc đầu tư vào con người là loại đầu tư vốn rất tốn kém nhưng hiệu
quả của nó thì khó có loại đầu tư nào sánh kịp. Trong quá trình hoạt động,
Tổng công ty HKVN đã xây dựng hệ thống đào tạo của Tổng công ty
HKVN có chức năng nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân
lực có chất lượng cao. Ngoài ra, hệ thống đào tạo của Tổng công ty HKVN
có nhiệm vụ xây dựng chiến lược, chính sách đào tạo, huấn luyện và quản
lý, chỉ đạo việc thực hiện các kế hoạch, chương trình đào tạo huấn luyện đã
được phê duyệt trong toàn Tổng công ty HKVN; đồng thời là đại diện của
Tổng công ty HKVN trong mối liên hệ ngành dọc với các cơ quan quản lý
đào tạo cấp trên và các cơ quan quản lý đào tạo, các tổ chức đào tạo trong
và ngoài nước vỡ vậy việc quản lý hoạt động đào tạo là tương đối khó
khăn, nhất là hiện nay công tác quản lý kết quả đào tạo cho toàn bộ hệ thống
đào tạo Tổng công ty HKVN vẫn chủ yếu sử dụng nhờ vào sức người và
chưa thực sự được hỗ trợ bởi hệ thống mạng CNTT, thiết bị khoa học công
nghệ hiện đại.
Trong thực tế sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý, quản lý đào
tạo chưa nhiều và chủ yếu sử dụng máy vi tính như một công cụ đánh máy
văn bản. Đối với Tổng công ty HKVN nhiều công việc quản lý đào tạo rất
cần thông qua sử dụng công nghệ thông tin theo một hệ thống khoa học. Xuất
phát từ lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả mạnh dạn lùa chọn đề tài “Biện
pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hoạt động đào tạo của
3
Tổng công ty HKVN” với mong muốn góp phần vào việc nâng cao hiệu quả

quản lý đào tạo của Tổng công ty HKVN trong thời gian tới.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn các biện pháp ứng
dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động đào tạo của Tổng công ty
HKVN thời gian qua, tác giả đề xuất các biện pháp nhằm đạt hiệu quả kinh
tế, chất lượng cao trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hoạt
động đào tạo ở Tổng công ty HKVN trong thời gian tới.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động đào tạo của Tổng công ty HKVN.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hoạt động đào
tạo tại Tổng công ty HKVN.
4. Giả thuyết khoa học
Tại Tổng công ty HKVN hiện nay đã đưa CNTT vào quản lý hoạt
động đào tạo. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT trong hoạt động này vẫn còn
tồn tại một số vấn đề cần được giải quyết.
Nếu có một hệ thống các biện pháp phù hợp thì sẽ nâng cao được hiệu
quả ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động đào tạo tại TCT HKVN, góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo của TCT HKVN.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về ứng dụng
CNTT trong quản lý hoạt động đào tạo.
5.2. Nghiên cứu thực trạng về các biện pháp ứng dụng CNTT vào quản
lý hoạt động đào tạo ở Tổng công ty HKVN.
5.3. Đề xuất các biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý
hoạt động đào tạo tại Tổng công ty HKVN.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
4
Đề tài giới hạn trong nghiên cứu thực trạng các biện pháp ứng dụng

CNTT vào quản lý hoạt động đào tạo của hệ thống đào tạo TCT HKVN.
7. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên các phương pháp sau:
7.1. Nhóm ph ng pháp nghiên c u lý lu n:ươ ứ ậ
7.1.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết và hình thành giả
thuyết: Thông qua việc đọc tài liệu, phân tích và tổng hợp những vấn đề lý
thuyết có liên quan, nhằm hiểu biết sâu sắc hơn bản chất, những dấu hiệu đặc
thù của vấn đề nghiên cứu, trên cơ sở đó sắp xếp chúng thành một hệ thống
trong mối quan hệ biện chứng để hình thành giả thuyết khoa học.
7.1.2. Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết: Phương pháp
này nhằm sắp xếp các thông tin lý luận đã thu được thành những đơn vị kiến
thức cú cựng bản chất, để từ đó xây dựng cơ sở lý luận của đề tài, cho phép
thấy được toàn cảnh hệ thống tri thức khoa học thuộc vấn đề nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
7.2.1. Phương pháp quan sát: Trực tiếp quan sát ứng dụng CNTT vào
hoạt động đào tạo của Tổng công ty HKVN, nhằm thu thập những thông tin
thực tiễn chính xác.
7.2.2. Phương pháp điều tra: Dùng phiếu hỏi, phiếu xin ý kiến để thu
thập ý kiến của giáo viên, cán bộ quản lý trong hệ thống đào tạo của Tổng
công ty HKVN về thực trạng và các biện pháp ứng dụng CNTT vào quản lý
hoạt động đào tạo của Tổng công ty HKVN.
7.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động và tổng kết kinh
nghiệm: Nghiờn cứu các sản phẩm hoạt động về việc ứng dông CNTT vào
quản lý hoạt động đào tạo. Qua đó, tổng kết các kinh nghiệm từ việc ứng
dụng CNTT vào quản lý hoạt động đào tạo của TCT HKVN.
5
7.2.4. Phng phỏp chuyờn gia: Thu thp, xin ý kin ca cỏc chuyờn
gia, cỏc cỏn b qun lý, giỏo viờn cú thụng tin v vn nghiờn cu nhm
tng tin cy ca kt qu iu tra.
7.3. Phng phỏp thng kờ toỏn hc: thc hin ti ny tỏc gi

cũn s dng mt s kin thc v thng kờ toỏn hc tng hp, x lý cỏc s
liu ó thu thp c nhm lm tng tin cy kt qu ca ti.
8. úng gúp mi ca ti
ỏnh giỏ thc trng ng dng CNTT vo qun lý hot ng o to
ca h thng o to Tng cụng ty HKVN giai on 2001 - 2009, t ú ra
cỏc bin phỏp ng dng CNTT vo qun lý hot ng o to ca h thng
o to Tng cụng ty HKVN trong giai on hin nay.
9. Cu trỳc ca lun vn
Ngoi phn m u, kt lun, khuyn ngh, ti liu tham kho v ph
lc. Ni dung chớnh ca lun vn c chia lm 3 chng:
Chng 1: C s lý lun v ng dng cụng ngh thụng tin trong qun
lý hot ng o to
Ch ơng 2: Thực trạng các biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý hoạt động đào tạo của tổng Công ty Hàng Không Việt Nam
Ch ơng 3: B iện pháp tăng c ờng ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý hoạt động đào tạo

Của tổng công ty HKVN
6
Chương 1
Cơ sở lý luận về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động
đào tạo
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương (khóa
VII) ngày 30/07/1994 đã xác định: “Ưu tiên ứng dụng và phát triển các công
nghệ tiên tiến, như công nghệ thông tin phục vô yêu cầu điện tử hóa và tin
học hóa nền kinh tế quốc dõn”. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc
lần thứ VIII nhấn mạnh: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh
vực kinh tế quốc dân, tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và
hiệu quả của nền kinh tế Hình thành mạng thông tin quốc gia liên kết với

một số mạng thông tin quốc tế”. Ngày 17/10/2000, chỉ thị số 58 - CT/TW của
Bộ chính trị nêu rõ về việc: “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ
thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại húa” Thực hiện các
chủ trương của Đảng và Nhà nước, thời gian qua đã có nhiều bài viết, các
cuộc hội thảo và đề tài khoa học nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong lĩnh
vực giáo dục ở nước ta, cụ thể như:
- Bài viết “Ứng dông CNTT trong giáo dục - 8 bài học kinh nghiệm
quốc tế” của Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam;
- Dự án “Hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục SREM”;
- “Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để đổi mới giáo dục
và đào tạo ở Việt Nam” của GS. TSKH Đỗ Trung Tá;
- “Đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông
tin” của Lưu Anh Kỳ;
- “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường phổ thông Việt
Nam” - Đề tài NCKH cấp Bộ, mã số: B2003 - 49-42TĐ/ Đào Thái Lai;
- “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy từ xa phù hợp với thực
tế của Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp I” - Đề tài NCKH cấp
7
Bộ, mã số: (2006);
- Hội thảo khoa học toàn quốc “Các giải pháp công nghệ và quản lý
trong ứng dụng CNTT & TT vào đổi mới phương pháp dạy - học”;
- Hội thảo khoa học nâng cao chất lượng đào tạo tại ĐHQG Hà Nội năm 2000;
- Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ nhất về nghiên cứu phát triển và
ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT 2/ 2003;
- Hội thảo khoa học quốc gia lần II về nghiên cứu phát triển và ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông ICT 9/2004;
- Hội thảo khoa học “nghiên cứu và phát triển E-learning” do Viện Công
nghệ Thông tin (ĐHQGHN) và Khoa Công nghệ Thông tin (Đại học Bách
khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005 là hội thảo khoa học về ứng
dụng trong hệ thống giáo dục đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam;

- Hội thảo khoa học toàn quốc về CNTT &TT: “Các giải pháp công
nghệ và quản lý trong ứng dụng CNTT & TT vào đổi mới phương pháp dạy
học” của Trường ĐHSP Hà Nội phối hợp với Dự án Giáo dục đại học tổ chức
từ 09 - 10 /12 / 2006 tại Trường ĐHSP Hà Nội. Nội dung Hội thảo gồm các
chủ đề chính như:
+ Các giải pháp về công nghệ trong đổi mới phương pháp giảng dạy (phổ
thông, đại học và trên đại học): Công nghệ tri thức, công nghệ mã nguồn mở,
các hệ nền và công cụ tạo nội dung trong elearning, các chuẩn trao đổi nội
dung bài giảng, công nghệ trong kiểm tra đánh giá;
+ Các giải pháp, chiến lược phát triển trong ứng dụng CNTT-TT vào đổi
mới phương pháp dạy học: Chiến lược phát triển, kinh nghiệm quản lý, mô
hình tổ chức trường học điện tử, mô hình dạy học điện tử ;
+ Các kết quả và kinh nghiệm của việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học: Xây dựng và sử dụng phần mềm dạy học, kho tư liệu điện tử.
Trong hội thảo, các nhà khoa học, các nhà quản lý đã mạnh dạn đưa ra
các vấn đề nghiên cứu vị trí, tầm quan trọng, ứng dụng và phát triển CNTT
đặc biệt là các giải pháp thúc đẩy ứng dụng CNTT trong giáo dục.
8
Ngoài ra, cũng có một số luận văn thạc sỹ khoa học quản lý giáo dục ở
cỏc khúa trước như: “Tăng cường sử dụng công nghệ thôn tin trong quản lý
đào tạo tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Hải Dương” của Hoàng
Tiến Dòng; “Các giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào
quản lý quá trình đào tạo của Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công
nghiệp” của Nguyễn Thị Hồng Sâm; “Một số biện pháp quản lý ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học phổ thông quận
Cầu Giấy - Hà Nội” của Đào Thị Ninh; “Các giải pháp quản lý phát triển hệ
thống thông tin trong hoạt động đào tạo ở trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục
Hà Nội” của Hoàng Thị Minh Hiền. Nhìn chung các công trình nghiên cứu kể
trên đã tiếp cận nghiên cứu các vấn đề về các giải pháp tăng cường quản lý
đào tạo; có nhiều đóng góp về cả lý luận lẫn thực tiễn tương ứng với các yêu

cầu của từng giai đoạn phát triển giáo dục hoặc theo yêu cầu của từng cơ sở
đào tạo. Các nội dung cơ bản của các công trình nghiên cứu trờn đó tập trung
vào các vấn đề sau:
- Tăng cường quản lý quá trình đào tạo
- Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
Tuy nhiên chưa có một đề tài nào nghiên cứu về biện pháp tăng cường
ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động đào tạo của hệ thống đào tạo
Tổng công ty HKVN, với qui mô đào tạo ngày càng phát triển, để đảm bảo
chất lượng hiệu quả cao trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực, có kỹ năng
nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu phục vụ ngành hàng không. Đó cũng là lý do giỳp
thờm cho tác giả quyết định chọn cho mình vấn đề nghiên cứu như đã trình
bày ở trên
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
Khái niệm quản lý được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của
đời sống xã hội, hoạt động quản lý được hình thành từ sự phân công hợp tác
9
lao động, từ sự xuất hiện của tổ chức cộng đồng với nhu cầu hướng tới đạt
hiệu quả tốt hơn. Do vậy xuất hiện người quản lý và sự quản lý.
Hoạt động quản lý không thể không nhắc tới tư tưởng sâu sắc của Cỏc
Mỏc đó viết: ”Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào
tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì Ýt nhiều cũng cần đến một sự chỉ
đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng
chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận
động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình
điều khiển lấy mỡnh, cũn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”. Có thể
hiểu quản lý là điều khiển, là chỉ huy, là tổ chức, là hướng dẫn, là phối hợp
quá trình hoạt động của con người trong các tổ chức xã hội.
Tùy theo cách tiếp cận khác nhau người ta đưa ra các định nghĩa khác

nhau về quản lý.
* Quan niệm về quản lý của các tác giả nước ngoài:
- Nhà thực hành quản lý lao động và nghiên cứu quá trình lao động
F.Taylor cho rằng: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người
khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt
nhất và rẻ nhất” [12, tr.10].
- Với nhà lý luận quản lý kinh tế người Pháp, H. Fayol thì “Quản lý là
sự dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra. Đó là
các chức năng cơ bản của nhà quản lý” [12, tr.10].
- Theo tác giả người Mỹ, H.Koontz và những người khác: “Quản lý là
thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau
trong cỏc nhúm, có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định”
[49, tr.3].
* Quan niệm về quản lý của các tác giả Việt Nam:
- Quản lý theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng (NXB Giáo dục 1998)
là: Tổ chức, hoạt động của một đơn vị, cơ quan;
- Theo giáo trình khoa học quản lý, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
10
Chí Minh thì: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể
quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra;
- Tác giả Vũ Ngọc Hải và tác giả Nguyễn Léc: “Quản lý là sự tác động
có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý (người quản lý) tới đối tượng
quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành
và đạt được mục tiêu đề ra” [12, tr.2]. Hiện nay, khái niệm này được định
nghĩa một cách rõ hơn: “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức
bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ
đạo và kiểm tra” [12,tr.2].
- Theo GS.TS Nguyễn Quang Uẩn:“Quản lí là quá trình tác động của
chủ thể quản lí đến khách thể quản lí thông qua các công cụ, phương tiện để
đạt được mục tiêu quản lớ” [42, tr.11]

- Theo PGS.TS Trần Quốc Thành về quan niệm truyền thống: “Quản lý
là quá trình tác động có ý thức của chủ thể vào một bộ máy (đối tượng quản
lý) bằng cách vạch ra mục tiêu cho bộ máy, tìm kiếm các biện pháp tác động
để bộ máy đạt tới mục tiêu đó xỏc định”[17, tr5]; ở góc độ chính trị xã hội
“Quản lý là sự kết hợp giữa tri thức với lao động. Quản lý được xem là tổ
hợp các cách thức, phương thức tác động vào đối tượng để phát huy khả năng
của đối tượng nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội” [25, tr5]. Theo góc độ
hành động: “Quản lý là quá trình điều khiển, Chủ thể quản lý điều khiển hoạt
động của người dưới quyền và các đối tượng khác để đạt tới đích đặt ra” [01,
tr.6]. Quan niệm hiện nay “Quản lý là những hoạt động có phối hợp nhằm
định hướng và kiểm soát quá trình tiến tới mục tiờu” [07; tr.6].
Như vậy, các định nghĩa về quản lý đều tập trung vào hiệu quả công
tác quản lý. Hiệu quả đó phụ thuộc vào các yếu tố: Chủ thể quản lý, khách
thể quản lý và mục đích công tác quản lý nhờ công cụ và phương pháp quản
lý. Mục đích hay mục tiêu chung của công tác quản lý có thể do chủ thể quản
lý đề ra, do yêu cầu khách quan của xã hội hay do sù cam kết, thỏa thuận
11
giữa chủ thể và khách thể quản lý, từ đó nảy sinh các mối quan hệ tác động
quản lý tương hỗ với nhau giữa chủ thể và khách thể quản lý.
Từ những khái niệm “Quản lý “nêu trên có thể khái quát như sau:
Quản lý là sự tác động một cách liên tục có tổ chức, có định hướng
của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý để chỉ huy, điều khiển, liên kết các
yếu tố tham gia vào hoạt động thành một chỉnh thể thống nhất, điều hoà hoạt
động của cỏc khõu, cỏc cấp sao cho phù hợp với quy luật để đạt đến mục tiêu
đã xác định.
Như vậy ta có thể thấy rõ các yếu tố của quản lý, đó là: Chủ thể quản
lý, đối tượng bị quản lý, mục tiêu quản lý, nội dung quản lý và công cụ,
phương pháp quản lý. Các yếu tố của quản lý này gắn bó chặt chẽ tạo nên
hoạt động của bộ máy và được thể hiện trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 1. Các yếu tố quản lý

1.2.2. Quản lý giáo dục
Hoạt động quản lý bao gồm 4 chức năng cụ thể:
- Chức năng lập kế hoạch hay chức năng hoạch định: Quá trình vạch ra
mục tiêu cho bộ máy, xác định các bước đi để đạt được mục tiêu, xác định
các nguồn lực và các biện pháp để đạt tới mục tiêu. Trong chức năng lập kế
hoạch bao gồm cả chức năng dự báo, vì để vạch ra được mục tiêu và xác định
các bước đi cần có khả năng dự báo.
- Chức năng tổ chức: Tổ chức sắp xếp bộ máy đáp ứng được yêu cầu của
mục tiêu và các nhiệm vụ phải đảm nhận. Tổ chức bộ máy phù hợp về cấu
12
MôC TI£U
QU¶N Lý
Chñ thÓ
qu¶n lý
§èi tîng
qu¶n lý
Néi dung
qu¶n lý
C«ng cô, ph¬ng
ph¸p qu¶n lý
trúc, cơ chế hoạt động để đủ khả năng đạt được mục tiêu và phân chia thành
các bộ phận sau đó ràng buộc các bộ phận bằng các mối quan hệ. Tổ chức
công việc, sắp xếp công việc hợp lý, phân công nhiệm vụ rõ ràng để mọi
người hướng vào mục tiêu chung.
- Chức năng điều hành: Tác động đến con người bằng các mệnh lệnh,
làm cho người dưới quyền phục tùng và làm việc đúng với kế hoạch, đúng
với nhiệm vụ được phân công. Tạo động lực để con người tích cực hoạt động
bằng các biện pháp động viên, khen thưởng kể cả trách phạt.
- Chức năng kiểm tra: Quản lý mà không có kiểm tra không gọi là quản
lý. Kiểm tra là chức năng quan trọng của quản lý; Kiểm tra là thu thập thông

tin ngược để kiểm soát hoạt động của bộ máy nhằm điều chỉnh kịp thời các
sai sót, lệch lạc để bộ máy đạt được mục tiêu.
Các chức năng quản lý có mối quan hệ biện chứng với nhau và được
minh họa theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2. Mối quan hệ các chức năng quản lý
Bốn chức năng trờn giỳp cho nhà quản lý thực hiện nhiệm vụ của
mình. Để thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình người quản lý phải luôn nắm
bắt thông tin, xử lý thông tin và tiến hành việc quản lý theo 4 chức năng trên
để dẫn dắt tổ chức, cơ sở đến mục tiêu cần đạt được trên cơ sở thông tin là
mạch máu của quản lý.
Trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội đều có sự tham gia
của hoạt động quản lý như: Quản lý nhà nước, quản lý giáo dục, quản lý
13
LËp kÕ ho¹ch
ChØ ®¹o Tæ chøc
KiÓm tra
doanh nghiệp mỗi lĩnh vực quản lý có đặc thù riêng song nó đều có những
nét cơ bản, đặc trưng chung của cả hoạt động quản lý và chính hoạt động
quản lý luôn góp phần quyết định vào việc nâng cao chất lượng hiệu quả của
từng tổ chức, của từng con người trong một hệ thống nhất định.
Quản lý bao giê cũng tồn tại với tư cách là một hệ thống và có liên
quan đến nhiều yếu tố. Vì vậy Quản lý không chỉ là một khoa học mà còn là
một nghệ thuật và hoạt động quản lý vừa có tính khách quan vừa có tính chủ
quan, vừa có tính pháp luật Nhà nước, vừa có tính xã hội rộng rói chỳng là
những mặt đối lập trong một thể thống nhất.
1.2.2 Quản lý giáo dục
Các nhà lý luận đã có nhiều công trình nghiên cứu và đưa ra những
khái niệm về quản lý giáo dục dưới những góc độ khác nhau:
Theo chuyên gia giáo dục Liờn Xụ M.I. Kụnđacốp: “Quản lý giáo
dục là tập hợp những biện pháp tổ chức, phương pháp cán bộ, kế hoạch

hoá, nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ
thống giáo dục để tiếp tục sự phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt
chất lượng cũng như số lượng”.
Theo X.Tgroup Lewin: Quản lý giáo dục là quá trình nghiên cứu khoa
học về các sự kiện và phương pháp tham gia và quyết định tổ chức hoạt động
giáo dục và khoa học quản lý chương trình giáo dục.
Theo UNESCO: Quản lý giáo dục là cách thức điều hành hệ thống giáo
dục, nhất là các quy trình, thủ tục, quy định, quy chế và cách thức vận hành
của hệ thống giáo dục, tất cả các cấu phần hoạt động của hệ thống.
Theo tác giả Phạm Minh Hạc đó nờu: “Quản lý giáo dục là quản lý
trường học, thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách
nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để
tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế
hệ trẻ và với từng học sinh”.
Theo Nguyễn Ngọc quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có
14
mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận
hành theo đường lối và nguyờn lớ giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính
chất của nhà trường XHCN Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy
học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến lên trạng thái
mới về chất”.
Theo tác giả Trần Kiểm, khái niệm “Quản lớ giỏo dục” có nhiều cấp
độ, Ýt nhất có hai cấp độ chủ yếu: Cấp vĩ mô và cấp vi mô. Quản lý giáo dục
cấp vĩ mô là quản lí một nền/ hệ thống giáo dục; còn quản lí giáo dục cấp vi
mô xem như quản lí trường học / tổ chức giáo dục cơ sở.
Đối với cấp vĩ mô:
Quản lí giáo dục được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có
mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp qui luật) của chủ thể quản lý đến tất
cả mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà
trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo

dục, đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội. [11,tr10].
Quản lí giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của
chủ thể quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm tạo ra tính vượt trội/tớnh trồi của
hệ thống; sử dụng một cách tối ưu các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống
nhằm đưa hệ thống đến mục tiêu một cách tốt nhất trong điều kiện bảo đảm
sự cân bằng với môi trường bên ngoài luôn luôn biến động [17,tr10].
Cũng có thể định nghĩa quản lí giáo dục là hoạt động tự giác của chủ
thể quản lý nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát một
cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân vật, vật lực, tài lực) phục vụ
cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
[24,tr10].
Đối với cấp vi mô:
Quản lí giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ý
thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản
lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và
15
các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng
và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường [8,tr.12].
Cũng có thể định nghĩa quản lí giáo dục (vi mô) thực chất là những tác
động của chủ thể quản lí vào quá trình giáo dục (được tiến hành bởi tập thể
giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm
hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo
của nhà trường [13,tr.12].
Quản lý giáo dục gồm 3 lĩnh vực:
+ Quản lý chính sách gồm: Hoạch định chính sách, lập kế hoạch, thực
hiện chính sách và phân bổ nguồn lực.
+ Quản lý hành chính gồm: Sử dụng nguồn lực tài chính, con người và
vật chất.
+ Quản lý sư phạm gồm: Sử dụng giáo viên, tổ chức quá trình dạy học,
quá trình giáo dục, thành tích và kết quả học tập.

Từ những định nghĩa trên ta có thể khái quát: Quản lý giáo dục là hệ
thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý
nhằm tổ chức điều khiển hoạt động của khách thể quản lý thực hiện các mục
tiêu giáo dục đề ra. Quản lý giáo dục từ cấp vĩ mô đến tầm vi mô đều hướng
tới sử dụng có hiệu quả những nguồn lực dành cho giáo dục để đạt được kết
quả (đầu ra) có chất lượng cao nhất.
Quản lý giáo dục cú cỏc đặc điểm sau:
- Quản lý giáo dục gắn liền với quản lý con người, đặc biệt là lao động
sư phạm của người giảng viên. Đặc thù lao động người giảng viên mà đối
tượng lao động sư phạm là người học với những đặc điểm về tâm sinh lý lứa
tuổi hết sức phức tạp. Người học vừa là đối tượng của hoạt động giáo dục vừa
là chủ thể của hoạt động giáo dục, do đó kết quả giáo dục không chỉ phụ thuộc
vào bản thân nhà giáo mà còn phụ thuộc vào thái độ của người học. Đõy
chớnh là điểm khác biệt của lao động sư phạm so với lao động xã hội nói
chung.
16
- Sản phẩm của giáo dục là nhân cách, là sản phẩm có tính đặc thù nên
quản lý giáo dục phải ngăn ngõa sự rập khuôn, máy móc trong việc tạo ra sản
phẩm cũng như không được phép tạo ra phế phẩm.
- Quản lý giáo dục đòi hỏi những yêu cầu cao về tính toàn diện, tính
thống nhất, tính liên tục, tính kế thừa, tính phát triển.
- Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Quản lý giáo dục phải quán triệt
quan điểm quần chúng. Trong quản lý giáo dục, các hoạt động hành chính nhà
nước và quản lý sự nghiệp chuyên môn đan xen vào nhau, thâm nhập lẫn nhau
không thể tách rời, tạo thành hoạt động quản lý giáo dục thống nhất.
Nội dung quản lý giáo dục là quản lý các yếu tố cấu thành của hệ thống
giáo dục bao gồm: Mục tiêu giáo dục; Nội dung giáo dục; Phương pháp giáo
dục; Tổ chức giáo dục; Người dạy; Người học; Trường sở và trang thiết bị
dạy học; Môi trường giáo dục, các lực lượng giáo dục; Kết quả giáo dục.
Bản chất của quản lý giáo dục là quản lý hoạt động sư phạm, hoạt động

dạy và hoạt động học diễn ra ở các cấp học, các trình độ đào tạo và tất cả các
cơ sở giáo dục.
Tóm lại: Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực
lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục theo yêu cầu phát triển xã
hội. Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch,
hợp quy luật của chủ thể quản lý trong hệ thống giáo dục, là sự điều hành hệ
thống giáo dục quốc dân, các cơ sở giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
1.2.3 Quản lý hoạt động đào tạo
* Hoạt động đào tạo:
Hoạt động đào tạo trong giáo dục là một hoạt động có tính chuyên biệt
cao, hoạt động này có mục đích và các mục tiêu xác định. Hoạt động đào tạo
cũng dự tính trước việc lùa chọn các nội dung, phương pháp, hình thức và
phương tiện để thực hiện mục đích, mục tiêu một cách có hiệu quả nhất.
Hoạt động đào tạo với tư cách là một hoạt động phát triển con người có
17
tác động qua lại tích cực đối với các yếu tố di truyền và môi trường.
Để mô hình hóa “cơ sở đào tạo” người ta thường quan tâm đến mười
yếu tố hạt nhân hình thành và phát triển hoạt động đào tạo bao gồm: Mục tiêu
đào tạo; Nội dung đào tạo (tri thức); Phương pháp đào tạo; Hình thức tổ chức
đào tạo; Lực lượng đào tạo (thầy); Đối tượng đào tạo (trò); Điều kiện đào tạo;
Môi trường đào tạo; Quy chế đào tạo; Bộ máy đào tạo. Mười nhân tố này liên
hệ tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau, quy định lẫn nhau tạo nên sự
thống nhất biện chứng giữa chỳng. Cỏc nhân tố đó đều hướng vào trung tâm
đó là sự phát triển của hoạt động đào tạo.
Do đó, công tác quản lý hoạt động đào tạo của cơ sở đào tạo là hoạt
động chỉ huy, điều khiển các yếu tố và mối liên hệ đó nhằm đưa các hoạt
động đào tạo của cơ sở đào tạo vận hành theo đúng quy luật.
Từ các quan niệm nêu trên có thể hiểu: Hoạt động đào tạo là một quá
trình làm cho người học trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn

nhất định.
* Quản lý hoạt động đào tạo:
Quản lý hoạt động đào tạo được hiểu là quá trình tổ chức và thực hiện
các tác động quản lý có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người
quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một cơ sở đào tạo
nhằm làm cho các hoạt động đào tạo của tổ chức ổn định, vận hành và đạt
được các mục tiêu và mục đích đào tạo.
Quản lý hoạt động đào tạo là một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố cùng
vận động trong các mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Mục tiêu của
quản lý hoạt động đào tạo là đảm bảo thực hiện đầy đủ các mục tiêu, kế
hoạch và nội dung chương trình đào tạo theo đúng tiến độ thời gian quy định,
bảo đảm cho quá trình đào tạo chất lượng cao.
Hoạt động đào tạo có thể coi như một hệ thống xã hội, bao gồm bốn
yếu tố:
- Tư tưởng (quan điểm, chủ trương, chính sách, chế độ, )
18
- Con người (cán bộ, GV, HSSV, )
- Hoạt động hay quá trình (hoạt dộng dạy, hoạt động học, )
- Vật chất (quản lý nhà xưởng, phòng học, phòng thí nghiệm, trang thiết
bị, nguyờn nhiờn vật liệu, )
Để tiến hành quản lý hoạt động đào tạo, cần làm rừ cỏc vấn đề sau đây:
- Đối tượng quản lý (quản lý ai, những hoạt động nào? )
- Mục tiêu và yêu cầu của quản lý (các kết quả và yêu cầu cần đạt?)
- Nội dung quản lý (quản lý những yếu tố nào của đối tượng?)
- Hệ thống tổ chức quản lý (quản lý dựa trờn những đơn vị tổ chức và
chức danh nào?)
1.2.4. Công nghệ thông tin và truyền thông
1.2.4.1. Khái niệm thông tin
Thông tin là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
nghiên cứu khác nhau. Có nhiều định nghĩa khác nhau về thông tin.

- Các nhà điều khiển học hiểu thông tin là một phạm trù phản ánh nội
dung và hình thức vận động của các sự vật và hiện tượng.
- Các nhà triết học quan niệm thông tin là một phạm trù triết học phản
ánh sự vận động và tương tác của các hiện tượng, sự vật và quá trình tư duy;
hay thông tin là quá trình phản ánh và tiếp nhận phản ánh, biến phản ánh
thành hiểu biết, thành tri thức.
- Các nhà xã hội hiểu thông tin là sự phản ánh nội dung và hình thức
vận động, liên hệ giữa các đối tượng, các yếu tố của hệ thống kinh tế - xã hội
và giữa hệ thống đó với môi trường.
- Các nhà chính khách định nghĩa thông tin là sự truyền tải văn minh
nhân loại và dân chủ xã hội.
- Theo tài liệu “Hệ thống thông tin quản lý giáo dục - Mét số vấn đề lí
luận và thực tiễn” của tác giả Vương Thanh Hương: Thông tin được hiểu là
những tri thức, tin tức được thu nhận, được hiểu và được đánh giá là có Ých
cho việc ra quyết định. Thông tin là những hiểu biết đã được chỉnh lý và gia
19
công [02, tr.11].
Nhìn chung phần lớn đều hiểu thông tin là tất cả những gì có thể cung
cấp cho con người những hiểu biết về đối tượng được quan tâm trong tự nhiên
và xã hội, về những sự kiện diễn ra trong không gian và thời gian, về những
vấn đề chủ quan và khách quan nhằm giúp con người trên cơ sở đó có thể đưa
ra được những quyết định đúng đắn, kịp thời, có hiệu quả và có ý nghĩa. Thông
tin bao hàm những thu thập có tính ghi chép, thống kê, tổng kết, những nhận
định, dự báo, những dự kiến, kế hoạch, chương trỡnh, Thụng tin là thuộc tính
của sự vật, đặc trưng cho độ bất định của sự vật đó. Thông tin là tất cả những
gì có thể giúp cho con người hiểu đúng về đối tượng mà họ quan tâm.
Thông tin là kết quả được xử lí từ dữ liệu thông qua trí tuệ của con
người và các phương tiện, công cụ hỗ trợ. Quá trình xử lí dữ liệu thành thông
tin có thể biểu diễn như sau:
Sơ đồ 3. Hệ thống thông tin



1.2.4.2. Khái niệm thông tin quản lý
Thông tin quản lý là hệ thống thông tin được xây dựng phục vụ cho các
quyết định của nhà quản lý. Hệ thống thông tin quản lý thu thập những dữ
liệu liên quan đến tổ chức, xử lý và đưa ra những thông tin hữu Ých đối với
tổ chức trong việc ra các quyết định của tổ chức nhằm đem lại những kết quả
mong muốn của tổ chức một cách chính xác, đầy đủ, có căn cứ khoa học.
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức và kinh tế thông tin
thì hệ thống thông tin quản lý được coi như một công cụ, một tài sản lớn của
tổ chức đó, việc xây dựng, trang bị vận hành xử lí thông tin và sử dụng những
20

liÖu


Th«ng
tin
Tri thøc
cña ngêi
qu¶n lÝ
QuyÕt
®Þnh
thông tin mà hệ thống thông tin quản lý cung cấp là điều kiện ảnh hưởng trực
tiếp đến sự thành bại của tổ chức đó.
1.2.4.3 Công nghệ thông tin và truyền thông
* Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ
và công cụ kỹ thuật hiện đại chủ yếu là kỹ thuật máy tính, truyền thông (viễn
thông) và các nguồn lực đảm bảo để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lí, lưu

trữ và trao đổi thông tin số phục vụ trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội.
* Công nghệ thông tin và truyền thông
Công nghệ thông tin và truyền thông trong một chõng mực nào đó có
thể coi là sự giao nhau của 3 ngành Điện tử; Tin học; Viễn thông. CNTT&TT
kết hợp với xu hướng toàn cầu hóa góp phần hình thành kinh tế tri thức hay
kinh tế “mạng”, đã dẫn đến mối quan hệ khăng khít không thể tách rời giữa
máy tính với mạng thông tin.
Con người có thể tự mình xử lí khi thông tin, dữ liệu còn Ýt, song ngày
nay, với sự phát triển của xã hội, các dữ liệu, thông tin ngày càng nhiều,
khiến con người khó khăn, lúng túng trong việc xử lí thông tin. Máy tính điện
tử đó giỳp con người xử lí thông tin một cách tự động và hợp lý, điều đó đó
giỳp con người tiết kiện thời gian, công sức và tiền của rất nhiều.
* Mạng máy tính
Trong những thập kỷ cuối của thế kỷ 20, máy tính điện tử đã phát triển
mạnh mẽ và thâm nhập vào nhiều lĩnh vực của cuộc sống xã hội. Ngày nay
máy tính không chỉ đóng vai trò tính toán đơn thuần mà còn là một công cụ,
một thiết bị không thể thiếu trong việc giải quyết những công việc hàng ngày
của con người, đặc biệt là lĩnh vực tiếp nhận, xử lí và lưu trữ thông tin. Hơn
nữa nhu cầu trao đổi, chia sẻ và khai thác thông tin ngày càng trở nên cấp
thiết, vì vậy việt kết nối các máy tính đơn lẻ, các thiết bị tin học với nhau để
cùng chia sẻ và cùng khai thác đã được con người nghĩ tới. Từ đó kỹ thuật
kết nối mạng đã được hình thành và phát triển.
21
Mạng máy tính là thuật ngữ để chỉ các máy tính được kết nối với nhau
thông qua các thiết bị kết nối trên cơ sở các môi trường kết nối với mục đích
chia sẻ tài nguyên dùng chung như chia sẻ thiết bị, chia sẻ phần mềm dùng
chung, chia sẻ dữ liệu
Các mạng máy tính được phân loại dựa trờn cỏc tiêu chí về không gian
và mục đích sử dụng gồm có: Mạng LAN, mạng WAN, mạng Internet.
Mạng LAN (Local Area Network) là mạng máy tính trong đó các máy

tính và các thiết bị mạng được kết nối với nhau trong một không gian làm
việc nhỏ (01 tòa nhà hay 01 công sở). Thiết bị kết nối đặc trưng của mạng
LAN là Switch Level 2, Hub, môi trường truyền tin thường là Cab hoặc sóng
vô tuyến. Đặc tính của mạng LAN là khả năng chia sẻ rất cao, tốc độ truyền
tin lớn.
Mạng WAN (Wide Area Network) là mạng máy tính diện rộng trên
không gian của một thành phố, một khu vực rộng lớn. Thiết bị kết nối đặc
trưng là Switch Level 3 và Router, môi trường truyền tin là Cab quang, Cab
đồng, sóng vô tuyến Đặc tính của mạng WAN là khả năng chia sẻ thông tin
và phần mềm dùng chung cao, thường được sử dụng cho một ngành, một tập
đoàn kinh tế cú cỏc chi nhánh phân bố nhiều nơi trên một không gian rộng.
Mạng Internet là mạng máy tính toàn cầu trong đó có nhiều cá nhân, tổ
chức tham gia. Thông tin được chia sẻ trên Internet được xuất xứ từ nhiều
nguồn gốc khác nhau và phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Những
thông tin, dữ liệu và kiến thức được con người đưa lên Internet là vô cùng
lớn, đa dạng, nó bao gồm cả những thông tin tốt và thông tin xấu. Internet là
một phát kiến lớn nhất của loài người, là cơ sở của nền kinh tế thông tin và
góp phần vào việc giúp con người ở mọi nơi trên thế giới xích lại gần nhau
hơn.
* Tin học hóa hoạt động quản lý
Trước sự phát triển mạnh mẽ của ngành CNTT, Đảng và nhà nước ta
đó cú những chủ trương thúc đẩy việc ứng dụng CNTT trong lĩnh vực quản
22
lý thông qua hàng loạt các dự án, các đề án, các chương trình phát triển và
các cuộc hội thảo quốc gia
Tin học hóa hoạt động quản lý là việc ứng dụng CNTT trong các công
đoạn quản lý, nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng của công tác quản lý,
giúp cho người quản lý nhanh chóng có được kết quả, những thông tin cần
thiết làm cơ sở cho các quyết định.
Ngày nay, tin học hóa hoạt động quản lý là yêu cầu tự thân của tất cả

các tổ chức, các cơ quan, các doanh nghiệp cho đến các trường học. Việc sử
dụng máy tính nh mét công cụ không thể thiếu cho công việc không còn xa lạ
đối với con người, hơn nữa đối với mỗi công việc khác nhau người ta sử
dụng các phần mềm vào việc quản lý nh:
- Phần mềm kế toán: MISA, FAST, BRAVO, Esoft Financials,
- Phần mềm quản lý nhân sự, tiền lương: SSP-HRM, QLCBKH
- Phần mềm quản lý đào tạo: EMIS, Edusoft
Ngoài ra, các cơ quan tổ chức còn xây dựng các phần mềm quản lý riêng
đặc thù cho mỗi lĩnh vực công tác riêng của từng hệ thống hay đơn vị.
Việc sử dụng các phần mềm quản lý và ứng dụng CNTT & TT trong việc
khai thác các thông tin trên Internet đều phục vụ cho công tác quản lý. Để tìm
kiếm các thông tin trên mạng có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm như
Google, Yahoo, Seeck
Sớm nhận thức được những ưu điểm, những khả năng lớn của CNTT
trong công tác quản lý, chóng ta đó cú những nghiên cứu và ứng dụng vào
cỏc khõu trong quy trình quản lý như: Phần mềm quản lý tuyển sinh, phần
mềm quản lý đào tạo, phần mềm quản lý cán bộ khoa học
1.3 Ứng dông CNTT trong quản lý giáo dục - đào tạo
1.3.1 Quan điểm chỉ đạo chung của Đảng, Nhà nước, các cơ quan
ban ngành vÒ ứng dụng CNTT
- Để thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của ngành CNTT ngày 29/06/2006
Quốc hội nước Cụng hũa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê duyệt và thông
23
qua luật Công nghệ thông tin sè 67/2006/QHXI nhằm tạo hành lang pháp lý
cho việc phát triển, ứng dụng và khai thác trong lĩnh vực CNTT.
Tại “Điều 5: Chính sách của Nhà nước về ứng dụng và phát triển công
nghệ thông tin” nêu rõ:
“1. Ưu tiên ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân hoạt động ứng dụng và phát triển công

nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc
phòng, an ninh; thúc đẩy công nghiệp công nghệ thông tin phát triển thành
ngành kinh tế trọng điểm, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu.
3. Khuyến khích đầu tư cho lĩnh vực công nghệ thông tin.
4. Ưu tiên dành một khoản ngân sách nhà nước để ứng dụng công nghệ
thông tin trong một số lĩnh vực thiết yếu, tạo lập nền công nghiệp công nghệ
thông tin và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin.
5. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia.
6. Có chính sách ưu đãi để tổ chức, cá nhân có hoạt động ứng dụng và
phát triển công nghệ thông tin đối với nông nghiệp, nông thôn, vựng sõu,
vựng xa, biên giới hải đảo, người dân téc thiểu số, người tàn tật, người có
hoàn cảnh khó khăn.
7. Bảo đảm quyền và lợi Ých hợp pháp của tổ chức, cá nhân ứng dụng và
phát triển công nghệ thông tin.
8. Tăng cường giao lưu và hợp tác quốc tế; khuyến khích hợp tác với tổ
chức, cá nhân Việt Nam ở nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ thông tin.”
- Chỉ thị 58 - CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng
dụng và phát triển CNTT đã nêu rõ các mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực
CNTT có trình độ quốc tế: “ Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo
dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các hình thức
đào tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu học tập của toàn xã hội. Đặc biệt tập trung
phát triển mạng máy tính phục vụ cho giáo dục và đào tạo, kết nối Internet tới
24
tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo ”.
- Thực hiện những nhiệm vụ mà Nhà nước giao cho về việc phát triển,
ứng dụng CNTT, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ra Chỉ thị số 29/2001 ngày
30/07/2001 về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong
ngành giáo dục giai đoạn 2001 - 2005 đã nêu rõ “ứng dụng và phát triển
CNTT trong giáo dục và đào tạo sẽ tạo ra bước chuyển cơ bản trong quá trình
đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, học tập và quản lý

giáo dục”
Như vậy các quan điểm của Đảng và nhà nước ta thể hiện trong các Luật,
Chỉ thị, Nghị quyết đã khẳng định vị trí vai trò to lớn của ứng dụng và phát
triển CNTT ở nước ta, góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh
thần của toàn dân téc, thúc đẩy sự nghiệp thực hiện CNH, HĐH.
Từ những quan điểm, những vấn đề đã nêu trên, việc ứng dụng CNTT
vào quản lý đặc biệt là quản lý GD&ĐT là hết sức bức thiết khi mà nền kinh
tế đang chuyển dịch theo hướng nền kinh tế tri thức, kinh tế thông tin có định
hướng xã hội chủ nghĩa.
* Kế thừa có chọn lọc những giải pháp đã được áp dụng. Căn cứ vào cơ
sở lý luận của đề tài và kế thừa những biện pháp ứng dụng CNTT mà TCT
HKVN đã áp dụng trong những năm qua để đề xuất các biện pháp ứng dụng
CNTT trong quản lý HĐ ĐT của TCT HKVN.
Sự kế thừa đòi hỏi không phải là sự sao chép, áp dụng y nguyên mà là
sự kế thừa có chọn lọc và cải tiến các yếu tố tích cực của các biện pháp đó cú
cho phù hợp với điều kiện thực tế, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo của
TCT HKVN trong giai đoạn mới.
1.3.2. Vai trò của CNTT trong quản lý giáo dục
Thế kỷ 21 là thế kỷ nổi trội với xu thế toàn cầu hóa, nền kinh tế tri
thức, nền kinh tế điện tử và đặc biệt là nền công nghệ cao: Công nghệ sinh
học (công nghệ gen, tế bào, vi sinh ), công nghệ vật liệu (công nghệ vật liệu
composit, vật liệu siêu dẫn ), công nghệ năng lượng (năng lượng mặt trời,
25

×