Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

PHÂN TÍCH tố CHẤT và kỹ NĂNG của NGƯỜI LÃNH đạo mà bạn BIẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.85 KB, 11 trang )

Môn học ‘’Phát triển khả năng lãnh đạo’’

PHÂN TÍCH TỐ CHẤT VÀ KỸ NĂNG CỦA NGƯỜI
LÃNH ĐẠO MÀ BẠN BIẾT

I.

TỐ CHẤT VÀ KỸ NĂNG CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO:
1. Lãnh đạo là gì?

Có rất nhiều định nghĩa về lãnh đạo nhưng trong đó có một định nghĩa mà tôi
cho là phổ biến nhất: Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đối với người khác để
họ hiểu và nhất trí về những việc cần phải làm, cách thực hiện hiệu quả những việc
đó và quá trình thúc đẩy các nỗ lực của cá nhân và tập thể để đạt được mục tiêu
chung.
2. Tố Chất của lãnh đạo:
Để đạt được những thành công trong quá trình quản lý và điều hành hoạt động
doanh nghiệp của mình thì lãnh đạo đó cần hội tụ đầy đủ các tố chất sau:
2.1

Niềm say mê:

Một nhà lãnh đạo là người luôn khát khao làm được điều gì đó đóng góp cho
xã hội, cho bản thân mình. Người lãnh đạo mà không có sự say mê thì sẽ không thể
đưa ra được những quyết định táo bạo và tâm huyết.
2.2

Nhìn xa trông rộng.


Môn học ‘’Phát triển khả năng lãnh đạo’’



Tố chất này đi cùng với niềm say mê. Người lãnh đạo ngoài niềm say mê thì
cần có tầm nhìn xa, lường trước được sự việc từ đó đưa ra những ý tưởng giải
quyết những thay đổi khi có vấn đề xảy ra . Nếu người lãnh đạo không có khả
năng phán đoán tương lai thì sẽ rất khó để đưa ra tầm nhìn, chiến lược phát triển
lâu dài của doanh nghiệp.
2.3

Sự hiểu biết và tính ham học hỏi.

Nhà lãnh đạo cần phải hiểu biết rõ về lĩnh vực hoạt động của họ thì mới điều
hành tốt được. Bên cạnh đó thì lãnh đạo còn phải đọc và tìm hiểu nhiều hơn, phải
luôn có tinh thần học hỏi để ngày một nâng cao kiến thức, nhận biết, cập nhật
những thông tin và tri thức mới từ đó nâng cao chuyên môn cũng như nắm bắt kịp
tình hình kinh tế chính trị xã hội, đi kịp thời đại.
2.4

Sự tự tin:

Sự tự tin là đặt lòng tin vào chính mình, người lãnh đạo phải luôn tin vào
khả năng bản thân và khả năng làm việc của mình.
Trải qua thời gian dài rèn luyện, làm việc thực tế thì người lãnh đạo đã
tích lũy vốn kiến thức rộng, kinh nghiệm cùng với sự thông minh sẵn có đã tạo nên
sự tự tin. Hơn nữa, là nhà lãnh đạo dù chưa kinh nghiệm thì họ cũng là người biết
nhận thức, học hỏi điều đó từ những người khác.
2.5

Sáng tạo:

Sáng tạo là tư duy theo các cách làm khác nhau, nghĩ khác nhau và đưa ra

quan điểm khác nhằm thoát khỏi khuôn mẫu.


Môn học ‘’Phát triển khả năng lãnh đạo’’

Người lãnh đạo luôn phải đưa ra những chiến lược thực hiện tầm nhìn một
cách nhanh nhất, hiệu quả nhất và chất lượng đảm bảo nhất cho doanh nghiệp, cho
các lĩnh vực liên quan.
Người lãnh đạo có khả năng nhìn nhận được tương lai mới thì họ sẽ hướng
người theo sau tới tương lai đó, sự sáng chính là khả năng tư duy khác biệt và nhìn
nhận ra những điều mà người khác không thể.
2.6

Biết chấp nhận mạo hiểm:

Nhà lãnh đạo tài năng là người biết chấp nhận những thực tế không tốt, biết lường
trước những tình huống xấu nhất có thể xảy ra với doanh nghiệp. Khi đó, họ cần có
kế hoạch để khắc phục.
Nếu người lãnh đạo thấy sự mạo hiểm của mình là cần thiết thì họ cần
phải vượt qua rào cản tâm lý lo sợ và dũng cảm đương đầu với thử thách, với khó
khăn. Với những thử thách quá khó, thì cần thời gian cho việc lên kế hoạch. Sự
chuẩn bị càng nhiều, mức độ mạo hiểm càng được giảm bớt.
Ngày nay, là lãnh đạo nhất là trong lĩnh vực kinh doanh thì vấn đề mạo
hiểm trong công việc là không tránh khỏi. Có mạo hiểm mới có cơ hội tìm kiếm,
nắm bắt được những cơ hội “vượt trội”.
2.7

Sự cương quyết:

Cương quyết tức là theo đuổi mục đích cho tới cùng. Cương quyết là làm, là

hành động, là không quan tâm quá nhiều đến những điều gì khác ngoài điều ta
thấy. Cương quyết là sự bất phục, là không chấp nhận bỏ cuộc hay sự hèn yếu.
Cương quyết là luôn luôn sẵn sàng, luôn luôn tiến lên và chỉ có tiến lên.
Trích từ


Môn học ‘’Phát triển khả năng lãnh đạo’’

Ngược với sự cương quyết là sự cả nể, nhân nhượng. Trong quá trình đưa
ra quyết định, sự cả nể trong việc này có thể dẫn tới những sai lầm khi tạo tiền lệ
xấu dẫn đến việc làm mất đi cái “uy” trong vị thế là người lãnh đạo. Đôi khi người
lãnh đạo cũng phải “mạnh tay” trong việc sa thải một nhân viên nào đó vì người
này có hành động gây ảnh hưởng lớn đến lợi ích của công ty.
2.8

Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân:

Tố chất này đi cùng với niềm say mê, là một người lãnh đạo phải tốn rất
nhiều thời gian và công sức để quản lý và điều hành tốt công việc. Thậm chí, nó
còn chiếm cả những khoảng thời gian cá nhân dành cho bản thân và gia đình bạn.
Do vậy, làm lãnh đạo là phải biết hy sinh bản thân mới trở thành người
lãnh đạo thành công. Khi quyết định sẽ trở thành một nhà lãnh đạo thì bạn phải suy
nghĩ đến sự sẵn sàng hy sinh. Nhất là một nhà lãnh đạo càng thành công thì sự hy
sinh bản thân càng lớn. Còn một nhà lãnh đạo chỉ biết đến việc thỏa mãn bản thân,
thì sớm muộn người đó cũng bị sa thải do không còn thời gian quan tâm dẫn đến
doanh nghiệp hoạt động bê bối.
2.9 Khoan dung, cao thượng
Một người lãnh đạo khoan dung, cao thượng sẽ coi trọng và tạo dựng được
lòng tin, sự tín nhiệm cho dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào. Người lãnh đạo độ lượng
trước thất bại của người khác và cho phép họ vẫn bảo toàn được nhân cách, phẩm

giá của họ, hướng cho họ đến những điều tốt đẹp.Người lãnh đạo khoan dung phải
là người biết ghi nhận thành công của nhân viên và chịu trách nhiệm cá nhân đối
với những thất bại.
2.10

Khả năng thích nghi:


Môn học ‘’Phát triển khả năng lãnh đạo’’

Một người lãnh đạo có tài cần phải biết thức thời trong việc thích nghi và chấp
nhận thay đổi. Khả năng thích nghi, thích ứng ngày càng quan trọng, do vậy người
lãnh đạo phải luôn học hỏi và cập nhật những kỹ năng, công nghệ khoa học và
phương pháp mới để thúc đẩy sự phát triển trong công việc của mình.
3. Kỹ năng của lãnh đạo:
Bên cạnh những tố chất của người lãnh đạo thì cần có kỹ cho mình để xây
dựng và phát huy chúng một cách hiệu quả. Những kỹ năng này ảnh hưởng trực
tiếp tới hình ảnh người lãnh đạo và nền tảng thành công của doanh nghiệp. Đó là
những kỹ năng:
3.1

Kỹ năng quản lý và lập kế hoạch:

Đây là một kỹ năng không thể thiếu của nhà lãnh đạo. Để doanh nghiệp
hoạt động có chiến lược lâu dài và chắc chắn thì người lãnh đạo cần phải quản lý
và lập kế hoạch cho các mục tiêu cần đạt tới. Người lãnh đạo có khả năng quản lý
và lập kế hoạch thì mới có thể duy trì, phát triển và thay đổi được tầm nhìn chiến
lược khi cần thiết.
3.2


Kỹ năng giao quyền hiệu quả:

Người lãnh đạo giỏi phải biết phát hiện người tài ở từng lĩnh vực và biết
cách phân quyền và phân bổ công việc phù hợp cho họ . Ngoài ra, người lãnh đạo
cần phải có chính sách đãi ngộ đặc biệt cho những giỏi, những người cống hiến sức
lực, trí tuệ của họ để mang lại những thành quả to lớn cho doanh nghiệp
Người lãnh đạo phải biết tin tưởng cấp dưới và giao quyền hành cho họ,
không nên trực tiếp làm những công việc chi tiết. Vì trao quyền cho người cấp
dưới ngoài việc có điều kiện cho họ phát huy năng lực, phát triển khả năng lãnh


Môn học ‘’Phát triển khả năng lãnh đạo’’

đạo đồng thời cũng giúp cho nhà lãnh đạo không bị mất thời gian và công sức ở
tầm vi mô, mà để dành công sức và thời gian chỉ đạo tầm vĩ mô, bởi sức người có
hạn không thể làm được tất cả mọi việc. Tuy nhiên, người lãnh đạo cũng phải giám
sát, quan tâm cấp dưới thực hiện công việc theo tầm vĩ mô từng cấp, tránh để tình
trạng cấp dưới làm gì lãnh đạo không biết, khi đó hậu quả sẽ khó lường.

3.3

Kỹ năng truyền cảm hứng và sức thuyết phục:

Người lãnh đạo phải biết cách truyền cảm hứng cho người khác, tạo sự
động lực làm việc, thì người lãnh đạo sẽ nhận được những điều như mong đợi và
có khi còn hơn thế từ cấp dưới. Để trở thành nhà lãnh đạo giỏi cần phải lắng nghe
và chia sẻ những tâm tư nguyện vọng với cấp dưới thì mới hiểu được họ. Khi có
vấn đề rắc rối, phải đặt mình vào hoàn cảnh cụ thể để từ đó có hướng giải quyết
hợp tình hợp lý.
Khi nhà lãnh đạo truyền được cảm hứng cho người khác là tạo được sự

thuyết phục cho họ, là khi người khác đã nghe và làm theo bạn, khi đó người lãnh
đạo đã thành công.
3.4

Kỹ năng giao tiếp:

Kỹ năng này rất cần thiết đối với nhà lãnh đạo trong cả văn nói và văn
viết, vì điều đó sẽ thể hiện được khả năng nhiều mặt và có ảnh hưởng không nhỏ
tới sự thành công của doanh nghiệp. Muốn thuyết phục được nhân viên tin mình,
theo mình, nhà lãnh đạo phải biết cách truyền đạt thông tin. Muốn thúc đẩy tinh
thần làm việc của nhân viên, nhà lãnh đạo phải biết cách khuyến khích, động viên,
hay muốn có các bản hợp đồng, nhà lãnh đạo cũng phải biết cách thương thuyết.
3.5

Kỹ năng nhận thức:


Môn học ‘’Phát triển khả năng lãnh đạo’’

Người lãnh đạo cần có khả năng phân tích, tư duy Logic, sự thông hiểu các
khái niệm, khái niệm hoá các mối quan hệ phức tạp và mập mờ, tính sáng tác trong
việc đưa ra các ý tưởng và giải quyết vấn đề, khả năng phân tích các sự kiện và xu
hướng, lường trước sự thay đổi và nhận ra cơ hội và các vấn đề tiềm tàng.

II.

TỐ CHẤT VÀ KỸ NĂNG CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO MÀ TÔI
CHO LÀ THÀNH CÔNG.
Hiện nay tôi đang công tác tại một ngân hàng TMCP, tôi thật sự may mắn là


được làm việc với một người lãnh đạo, ông đã được mọi người biết đến với sự
thành công trong nhiều lĩnh vực từ khi ngân hàng mới bắt đầu. Tôi đã được chứng
kiến những thành công mà ông đã mang lại cho Ngân hàng, nhưng bên cạnh đó
ông cũng có lúc gặp khó khăn trong công việc. Để đạt được sự phát triển của Ngân
hàng như ngày hôm nay là nhờ rất nhiều từ niêm đam mê, nhiệt tình và bao tâm
huyết của ông.
Như đã nói ở trên, ông lãnh đạo của tôi trước khi chuyển sang hoạt động về
lĩnh vực ngân hàng, thì ông đã thành công trong những lĩnh vực sản xuất và dịch
vụ thương mại khác. Với ông công việc là niềm đam mê lớn nhất, với những thành
công nhất định đã đạt được nhưng ông không dừng lại ở đấy. Vào những năm đầu
của thế kỷ 21 ông đã nắm bắt được tình hình và nhu cầu của đất nước về lĩnh vực
Ngân hàng, ông đã cùng tham gia vào một ngân hàng nông thôn ở một tỉnh xa xôi,
rồi từng bước hoạt động ông đã đưa ngân hàng này trở thành ngân hàng lớn mạnh
như ngày nay. Tôi nghĩ với người không có niềm say mê với công việc thì không
thể nào làm được những công việc đó trong một thời gian không dài.
Tố chất không thể thiếu trong ông là sự tự tin, ông luôn luôn tin tưởng vào
công việc mình làm. Không phải lúc nào công việc cũng thuận lợi theo ý mình nhất


Môn học ‘’Phát triển khả năng lãnh đạo’’

là về hoạt động Ngân hàng trong thời gian 1 đến 2 năm trở lại đây. Những lúc khó
khăn ông không bao giờ nản lòng, ông luôn thể hiện sự bình tĩnh, tìm hiểu thêm và
tìm cách giải quyết vấn đề.
Ông lãnh đạo của tôi từng thành công trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ
thương mại khác, nhưng khi chuyển sang lĩnh vực Ngân hàng ông không ngừng
học hỏi. Cách hoạt động và nghiệp vụ của ngân hàng cũng khác so với những lĩnh
vực mà ông đã làm trước đây, thêm nữa là với công nghệ khoa học ngày càng tiên
tiến, yêu cầu về sự an toàn, bảo mật của khách hàng ngày càng cao nên đòi hỏi ông
luôn cập nhật, nắm bắt kịp thời để áp dụng vào Ngân hàng tôi. Từ đó tạo được lòng

tin, sự phát triển vững mạnh cho Ngân hàng. Điều này thể hiện thêm về khả năng
thích nghi của ông rất nhanh, kịp thời.
Sự sáng tạo của ông đã đóng góp rất nhiều vào thành công của Ngân hàng
như ngày hôm nay. Ông luôn đưa ra những ý tưởng táo bạo và ông cũng có kỹ
năng truyền cảm hứng và thuyết phục người khác. Khi ông đưa ra ý tưởng, lúc đầu
những người khác cho rằng làm như thế không hiệu quả, không thấy hợp lý nhưng
sau khi nghe ông giải thích thì mọi người thay đổi suy nghĩ khác, không phải vì
ông là lãnh đạo mà tất cả đều nghe theo mà do cách ông thuyết phục người khác có
cái nhìn đúng về ý tưởng của ông. Sau đó, những người cấp dưới của ông rất hào
hứng làm vì họ cảm thấy được sự tôn trọng từ lãnh đạo của mình và thoải mái, nên
họ thường mang lại kết quả tốt trong công việc.
Không phải lúc nào ông cũng thuyết phục người khác như thế, có những lúc
ông rất cương quyết khi đưa ra quyết định của mình. Không phải là ông độc đoán
mà ông là người lãnh đạo cao nhất, là người phải chịu trách nhiệm về quyết định
của mình. Có những việc mà nhiều người cấp dưới của ông không đồng nhất với ý


Môn học ‘’Phát triển khả năng lãnh đạo’’

kiến với nhau nên ông phải đưa ra ý kiến của mình và mọi người phải thực hiện
theo. Tôi nghĩ người lãnh đạo cần phải có lúc cương, lúc nhu thì mới thu phục
được người khác. Nếu người lãnh đạo mà nhu nhược quá thì sẽ làm đi cái uy của
mình đối với cấp dưới, ngược lại nếu lúc nào cũng cứng nhắc, bắt mọi người phải
nghe theo mình thì cũng làm cho cấp dưới không phục.
Ngoài những tố chất mà ông đã tích lũy được trong quá trình hoạt động ở
các lĩnh vực trước đây ông đã tham gia thì ông còn có nhưng kỹ năng như: Kỹ
năng quản lý và lập kế hoạch, kỹ năng giao quyền hiệu quả, kỹ năng truyền cảm
hứng và thuyết phục người khác, kỹ năng giao tiếp,… trong đó thì kỹ năng truyền
cảm hứng và thuyết phục người khác thì tôi đã nói như ở trên.
Hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào thì kỹ năng quản lý và lập kế hoạch rất

quan trọng, ông lãnh đạo của tôi làm việc này cũng rất tốt. Ông luôn lập kế hoạch
cho Ngân hàng đến từng nghiệp vụ, từng thời gian, theo khả năng của từng con
người, theo từng thời điểm tình hình kinh tế chính trị. Không chỉ lập kế hoạch mà
ông cũng theo dõi, giám sát kế hoạch đó nhằm thúc đẩy, động viên. Cách quản lý
của ông ở tầm vĩ mô chứ không phải ông theo sát từng chi tiết cụ thể.
Ông không ôm đồm tất cả mọi việc vào mình vì đi sâu vào chuyên môn từng
nghiệp vụ không phải là cái nào ông cũng nắm rõ, không phải ông lúc nào cũng có
nhiều thời gian. Do vậy, ông rất có kỹ năng trong việc giao quyền cho cấp dưới,
với cách giao quyền hợp lý và phù hợp với thế mạnh của từng người. Ông luôn thể
hiện sự tin tưởng của mình đối với từng người nắm giữ vị trí chuyên môn, hơn nữa
tạo điều kiện phát huy hết khả năng của từng người và họ không ngừng phấn đấu.
Từ đó ông đạt được hiệu quả cao từ việc này trong suốt thời gian qua.


Môn học ‘’Phát triển khả năng lãnh đạo’’

Thêm nữa, ông có khả năng giao tiếp rất tốt. Với giọng điệu đầm ấm của
mình, ông luôn thu hút được sự lắng nghe của mọi người, ông luôn biết cách làm
cho người đối diện kể cả cấp dưới hay đối tác cảm thấy hài lòng, thoải mái. Với ai
thì kỹ năng giao tiếp đều rất cần thiết và đặc biệt là với nhà lãnh đạo, vì họ gặp gỡ
giao lưu với nhiều đối tượng khác nhau. Nhờ kỹ năng này, ông đã mang lại cho
ông cũng như Ngân hàng nhiều hợp đồng, hợp tác lớn từ các đối tác chiến lược.

III.KẾT LUẬN
Tôi không thể kể hết được những thành công, những việc mà ông lãnh
đạo của tôi mang lại thành công đó. Nhưng theo tôi thì nhờ những tố chất và
kỹ năng mà ông đã tích lũy cũng như học hỏi trong thời gian thực tế đã đưa
ông trở thành người lãnh đạo thành công như hiện nay.
Qua quá trình học tập và nghiên cứu môn học Phát triển kỹ năng lãnh
đạo đã giúp tôi hiểu rằng là nhà lãnh đạo cần có thái độ tự tin, sáng tạo, biết

chấp nhận mạo hiểm và sẵn sàng thử nghiệm cái mới, có tầm nhìn tổng quát,
luôn quan tâm, biết lắng nghe người khác và người lãnh đạo là người đi ra từ
đám đông nhưng không được tách rời khỏi đám đông đó. Ngoài ra, còn giúp
tôi cũng hiểu được rằng không phải là nhà lãnh đạo nào cũng giỏi, xuất sắc
trong điều hành, quản lý của mình đều có tất cả những tố chất và kỹ năng như
lý thuyết của môn học, mà mỗi người có những điểm mạnh riêng và tùy
thuộc vào từng lĩnh vực mà học tham gia vào như : lĩnh vực sản xuất, lĩnh
vực thương mại dịch vụ,… trong đó còn phụ thuộc vào loại hình, quy mô của
doanh nghiệp thì cần những tố chất và kỹ năng nào cho phù hợp. Quan trọng


Môn học ‘’Phát triển khả năng lãnh đạo’’

hơn nữa là qua môn học này giúp cho tôi hiểu và biết được khả năng lãnh đạo
của mình để áp dụng cho phù hợp công việc của mình đang đảm.



×