Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

PHÂN TÍCH tố CHẤT và kỹ NĂNG LÃNH đạo của TỔNG GIÁM đốc NH TMCP kỹ THƯƠNG VIỆT NAM TECHCOMBANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.17 KB, 22 trang )

PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG LÃNH ĐẠO

PHÂN TÍCH TỐ CHẤT VÀ KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO CỦA TỔNG
GIÁM ĐỐC NH TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM TECHCOMBANK

Mục Lục

Mục Lục................................................................................................ 2
I. GIỚI THIỆU.................................................................................. 3
II. LÝ THUYẾT VỀ TỐ CHẤT VÀ KỸ NĂNG CỦA NHÀ LÃNH
ĐẠO THÀNH CÔNG..........................................................................4
2.1. Lý thuyết tố chất lãnh đạo............................................................4
2.1.1. Định nghĩa tố chất...................................................................... 4
2.1.2. Những tố chất phù hợp để nhà lãnh đạo thành công..................4
2.2. Kỹ năng của nhà lãnh đạo thành công..........................................9
2.2.1. Kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ................................................9
2.2.2. Kỹ năng nhận thức.....................................................................9
2.2.3. Kỹ năng giao tiếp.....................................................................10
2.2.4. Các tố chất liên qua khác.........................................................10
III. PHÂN TÍCH TỐ CHẤT VÀ KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO CỦA
TỔNG GIÁM ĐỐC NH TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM NGUYỄN ĐỨC VINH.......................................................................11
3.1. Thành công trong công tác lãnh đạo của Tổng Giám đốc Nguyễn
Đức Vinh….......................................................................................... 11
3.2. Phân tích tố chất của Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Vinh............13
3.3. Phân tích kỹ năng lãnh đạo của Tổng Giám Đốc Nguyễn Đức
Vinh 15
IV. KẾT LUẬN................................................................................ 17
Tài liệu tham khảo.............................................................................. 19


I. GIỚI THIỆU


Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) được thành
lập ngày 27/09/1993, trong suốt chặng đường 18 năm phát triển,
Techcombank luôn là một trong những thương hiệu dẫn đầu Việt Nam về tốc
độ phát triển mạng lưới và chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng,
Techcombank cũng là đơn vị nhận được nhiều giải thưởng lớn trong nước và
quốc tế như: Giải thưởng doanh nghiệp lớn ứng dụng công nghệ thông tin
hiệu quả nhất năm 2008; Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2010, nhận
giải thưởng về thanh toán quốc tế ngày 28/02/2011 do Ngân hàng Bank of
New York trao tặng…Bên cạnh những thành tích đạt được ln có sự nỗ lực
hết mình của đội ngũ cán bộ công nhân viên Teechcombank, đặc biệt là
người thuyền trưởng, vị lãnh đạo thành công luôn được cấp dưới u q,
tơn sùng Ơng Nguyễn Đức Vinh – Tổng Giám đốc.
Sinh năm 1960 tại Hà Nội, là người gắn bó với Techcombank từ
những năm đầu thành lập ông Nguyễn Đức Vinh trúng tuyển vào làm việc
cho Techcombank ở vị trí cán bộ tín dụng năm 1995 cùng với nhiệt huyết, sự
nỗ lực hết mình cho cơng việc, ơng được đánh giá là cán bộ giỏi nghiệp vụ;
năm 2000 ông trở thành Trưởng phòng Khách hàng Doanh nghiệp lớn và đến
năm 2004 trở thành Tổng Giám đốc Techcombank. Bằng những tố chất và
kỹ năng của mình ơng Vinh là cá nhân quan trọng góp phần đem lại giá trị và
thành cơng cho thương hiệu Techcombank như hiện nay.
Tố chất và kỹ năng của nhà lãnh đạo là yếu tố rất quan trọng ảnh
hưởng đến sự thành công hay thất bại của một tổ chức. Bằng phương pháp
phân tích, tổng hợp đề tài nghiên cứu về tố chất và kỹ năng của nhà lãnh đạo
thành cơng qua đó đưa ra cơ sở lý luận về những tố chất và kỹ năng của nhà
lãnh đạo thành cơng, phân tích những tố chất và kỹ năng của nhà lãnh đạo
thành công Nguyễn Đức Vinh – Tổng Giám đốc Techcombank để làm rõ hơn


cơ sở lý luận đã đưa ra. Đề tài cung cấp tài liệu chỉ dẫn cho những ai chưa là
nhà lãnh đạo sẽ đưa ra cho mình cách thức hành động để trở thành nhà lãnh

đạo, còn những ai đã là nhà lãnh đạo thì sẽ trở thành nhà lãnh đạo thành công
hơn.

II. LÝ THUYẾT VỀ TỐ CHẤT VÀ KỸ NĂNG CỦA NHÀ

LÃNH ĐẠO THÀNH CÔNG
2.1. Lý thuyết tố chất lãnh đạo
2.1.1.

Định nghĩa tố chất
Thuật ngữ tố chất nói đến các đặc điểm cá nhân khác nhau, bao gồm

các đặc điểm về cá tính, tính khí, nhu cầu và các giá trị:
 Cá tính là những đặc điểm về tính khí khi thực hiện cách cư xử, ví dụ
sự tự tin, sự hướng ngoại, sự chín chắn, và mức độ nhiệt tình.
 Nhu cầu hoặc một động cơ là một mong muốn có được một sự khuyến
khích hoặc một sự trải nghiệm cụ thể nào đó.
 Các giá trị là thái độ của cá nhân đối với việc cái gì là đúng, cái gì là
sai, cái gì có đạo đức và cái gì là khơng có đạo đức, cái gì là đúng với
lương tâm và cái gì là trái với lương tâm.
2.1.2.

Những tố chất phù hợp để nhà lãnh đạo thành công

 Mức độ sinh lực và sự chịu đựng áp lực
Nghiên cứu về tố chất quản lý chỉ ra rằng mức độ sinh lực, sự dẻo dai
thể chất, sức chịu đựng áp lực gắn liền với hiệu quả quản lý (Bass,
1990; Howard & Bray, 1988). Mức độ sinh lực và sức chịu đựng áp
lực giúp cho người quản lý bắt kịp được tốc độ làm việc khẩn trương
và kéo dài trong nhiều giờ, những yêu cầu liên tục ở cương vị của

người quản lý. Sự dẻo dai về thể chất và sự ổn định về mặt tâm lý giúp
cho người quản lý có thể đối mặt với những tình huống căng thẳng


trong các mối quan hệ. Công việc quản lý thường phải đối mặt với
mức độ căng thẳng cao do áp lực phải đưa ra các quyết định quan
trọng trong khi chưa có đẩy đủ thơng tin và u cầu giải quyết vấn đề
cấp bách, đáp ứng các yêu cầu không chính đáng của nhiều bên liên
quan. Để giải quyết vấn đề hiệu quả địi hỏi phải có khả năng giữ bình
tĩnh và ln chú tâm vào vấn đề mà khơng tỏ ra sợ hãi, phủ nhận sự
tồn tại của vấn đề hoặc cố gắng chuyển trách nhiệm cho người khác.
Sức chịu đựng căng thẳng là tố chất đặc biệt quan trọng đối với những
người quản lý thường phải đối mặt với những tình huống khó khăn
trong đó sự nghiệp của người quản lý, cuộc sống và công việc của
nhân viên cấp dưới ở thế ngàn cân treo sợi tóc. Ngồi khả năng đưa ra
những quyết định sáng suốt hơn trong những hồn cảnh như vậy,
người quản lý có sức chịu đựng căng thẳng cao cịn có thể giữ bình
tĩnh, đưa ra sự chỉ đạo tự tin, quyết đoán cho nhân viên cấp dưới trong
bối cảnh biến động.
 Sự tự tin
Thuật ngữ sự tự tin được định nghĩa theo các chung bao gồm một số
khái niệm liên quan ví dụ như lòng tự trọng và sự tự khẳng định năng
lực bản thân. Những người lãnh đạo có sự tự tin cao thường cố gắng
gánh vác những cơng việc khó khăn và đề ra những mục tiêu mang
tính thách thức cho mình.
Những người lãnh đạo có kỳ vọng cao đối vói chính mình thường có
kỳ vọng cao đối với nhân viên cấp dưới (Kouwuzes & Posner, 1987).
Những người lãnh đạo này thường kiên trì hơn trong việc thực hiện
mục tiêu khó khăn, mặc dù gặp phải những vấn đề cản trở ngay từ ban
đầu. Sự lạc quan và tính kiên trì trong việc thực hiện mục tiêu hoặc

nhiệm vụ thường làm tăng sự quyết tâm và cam kết của cấp dưới,
đồng sự và cấp trên để hỗ trợ cho nỗ lực đó. Hành động tự tin và quyết


đốn trong hồn cảnh khủng hoảng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng,
trong đó sự thành cơng phụ thuộc vào cách nhìn nhận của cấp dưới đối
với lãnh đạo cho rằng người lãnh đạo có kiến thức và lịng dũng cảm
cần thiết đển đối mặt với khủng hoảng một cách thắng lợi. Cuối cùng
sự tự tin có mối liên hệ với phương pháp tiếp cận định hướng hành
động trong việc giải quyết vấn đề.
Lợi thế cảu tính tự tin là rõ ràng nhưng nếu sự tự tin thái quá cũng làm
nảy sinh nhiều vấn đề. Sự tự tin có thể làm cho người lãnh đạo quá lạc
quan về khả năng thành cơng của một cơng việc có tính rủi ro và điều
đó có thể dẫn đến việc họ đưa ra những quyết định nóng vội và phủ
nhận bằng chứng kế hoạch đó là sai lầm. Một người quản lý có sự tự
tin cao thường tỏ ra ngạo mạn, chuyên quyền và khơng chấp nhận
quan điểm khơng chính thống, đặc biệt nếu người quản lý đó chưa đủ
trưởng thành về mặt tâm lý.
 Động lực nội tâm
Người có động lực nội tâm tin rằng họ có thể quyết định được chính
vận mệnh của mình nên họ có trách nhiệm hơn với hành động của
mình và đối với hiệu quả hoạt động chung của tổ chức. Họ có quan
điểm định hướng tương lai hơn và thường lập kế hoạch chủ động cách
thức thực hiện mục tiêu. Họ chủ động hơn những người chịu ngoại lực
tác động trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề. Họ tự tin vào khả
năng của mình để gây ảnh hưởng lên người khác và thường dùng biện
pháp thuyết phục người khác thay vì cưỡng ép hoặc kiểm sốt
(Gooodstadt & Hjelle, 1973). Họ thường linh hoạt, thích ứng và sáng
tạo hơn khi giải quyết vấn đề và trong các chiến lược quản lý của
mình (Miller, kets de Vries & Toulouse, 1982). Khi có khó khăn hoặc

thất bại xảy ra, họ thường học hỏi từ những khó khăn và thất bại đó
thay vì chỉ coi đó là sự thiếu may mắn.


 Tính ổn định và trưởng thành về tâm lý
Một người trưởng thành về mặt tâm lý thường cân bằng và không bị
rối loạn tâm lý nghiêm trọng. Họ thường nhận thức đúng đắn về sở
trường và sở đoản của bản thân, họ thường định hướng cải thiện bản
thân thay vì phủ nhận điểm yếu và tưởng tượng ra sự thành cơng.
Người có sự trưởng thành về mặt tình cảm cao thường không quan
tâm nhiều đến bản thân (thường quan tâm đến người khác), họ có sự
tự chủ cao hơn (khơng bốc đồng và có khả năng kiểm sốt cảm xúc
nóng vội), họ có sự ổn định vể tình cảm hơn (khơng bị rơi vào trạng
thái tình cảm thái q, khơng bùng nổ giận dữ), và họ ít bảo thủ hơn
( tiếp thu sự phê bình hơn, học hỏi từ những sai lầm). Những người
như vậy thường có tiềm năng phát triển về nhận thức cao. Vì vậy,
người lãnh đạo có sự trưởng thành cao về tình cảm có thể duy trì tốt
hơn các mối quan hệ hợp tác với cấp dưới, đồng sự và cấp trên.
 Tính liêm trực
Tính liêm trực có nghĩa là hành vi của một cá nhân phù hợp với các
giá trị chung mà mọi người nhất trí, và người đó trung thực, có đạo
đức và đáng tin. Tính liêm trực là yếu tố quyết định sự tin tưởng giữa
các cá nhân. Trừ phi một người được coi là đáng tin, người đó có thể
duy trì được sự trung thành của cấp dưới hoặc sự hợp tác và hỗ trợ của
đồng sự, cấp trên.
Một số chỉ số đánh giá tính liêm trực đó là mức độ trung thành và
thành thực của một cá nhân; việc giữ lới hứa; mức độ một người lãnh
đạo hoàn thành trách nhiệm phục vụ và trung thành đối với cấp dưới;
mức độ một người lãnh đạo được tin tưởng sẽ không tiết lộ bừa bãi
một thông tin được cấp dưới chia sẻ; mức độ phù hợp của hành vi của

người lãnh đạo với các giá trị mà người đó ln giảng giải cho cấp


dưới; cuối cùng tính liêm trực cũng đồng nghĩa với việc chịu trách
nhiệm đưa ra một quyết định hoặc hành động về một vấn đề.
 Đông cơ quyền lực
Động cơ quyền lực cũng có ý nghĩa quan trọng cho sự lãnh đạo thành
cơng. Mơ hình đơng cơ đặc trưng đối với nhiều nhà quản lý thành
công bao gồm: định hướng quyền lực hồ nhập xã hội, nhu cầu thành
tích ở mức độ hợp lý, nhu cầu phụ thuộc thấp.
 Định hướng quyền lực xã hội
Những người quản lý có định hướng quyền lực hoà nhập xã hội
thường trưởng thành hơn về mặt tâm lý. Họ sử dụng quyền lực vì lợi
ích của người khác là chủ yếu, họ do dự khi phải sử dụng quyền lực
theo cách áp đặt, thao túng, họ đề cao cái tôi và bảo thủ, họ sở hữu ít
tài sản về vật chất hơn, có tầm nhìn xa hơn và sẵn sàng tiếp thu lời
khuyên từ những người có trình độ chun mơn. Nhu cầu về quyền
lực mạnh mẽ của họ được thể hiện bằng việc sử dụng sự ảnh hưởng để
xây dựng tổ chức và lãnh đạo tổ chức đi đến thắng lợi. Vì họ luôn
hướng đến xây dựng cam kết và quyết tâm trong tổ chức nên người
lãnh đạo này thường có hành vi quản lý mang tính tham gia và hướng
dẫn, họ khơng có hành động ép buộc hoặc thái độ chuyên quyền.
 Định hướng thành tích ở mức độ hợp lý
Định hướng thành tích bao gồm tập hợp các thái độ, giá trị và nhu cầu
liên quan: nhu cầu thành tích, mong muốn nổi bật, động cơ thành
công, sẵn sàng nhận trách nhiệm, quan tâm đến mục tiêu công việc.
Định hướng thành tích làm tăng hiệu quả lãnh đạo nếu động cơ đó
mang tính hỗ trợ cho nhu cầu quyền lực hồ nhập xã hội. Vì vậy, nỗ
lực của người quản lý được giành cho việc xây dựng một mơ hình
nhóm thành công.



Một người có định hướng thành tích cao thường quan tâm nhiều hơn
đến mục tiêu công việc, họ sẵn sàng nhận trách nhiệm giải quyết các
vấn đề liên quan đến công việc. Họ thường đưa ra sáng kiến trong việc
phát hiện các vấn đề và có hành động giải quyết quyết đốn. Họ
thường lựa chọn giải pháp có mức độ rủi ro thấp hơn thay vì lựa chọn
giải pháp mang tính rủi ro cao và bảo thủ. Những người quản lý này
thường tham gia vào các hành vi công việc như đề ra các mục tiêu
thách thức nhưng khả thi, thời hạn thực hiện mục tiêu, xây dựng kế
hoạch hành động cụ thể, xác định cách khắc phục khó khăn, tổ chức
công việc một cách hiệu quả, chú trọng đến cách thể hiện khi nói
chuyện với người khác (Boyatxzis), tuy nhiên một định hướng thành
tích cao cung có thể dẫn đến hành vi phá hoại hiệu quả quản lý. Nếu
nhu cầu thành tích là động cơ quá cao của một người quản lý thì rất có
thể rằng tồn bộ nỗ lực của người quản lý đó sẽ được giành cho mục
tiêu cá nhân hoặc sự thăng tiến của bản thân thay vì cống hiến chó
mục tiêu và hiệu quả chung của đơn vị hoặc nhóm. Một người quản lý
có định hướng thành tích yếu thường khơng có động lực tìm kiếm các
cơ hội liên quan đến mục tiêu mang tính thách thức, rủi ro và họ
thường không chủ động xác định vấn đề và nhận trách nhiệm giải
quyết các vấn đề đó.
 Nhu cầu phụ thuộc
Một người lãnh đạo thường khơng mong muốn mình có nhu cầu phụ
thuộc cao nhưng người lãnh đạo có nhu cầu phụ thuộc thấp cũng
khơng hẳn đã tốt. Một người có nhu cầu phụ thuộc thấp thường là một
người “đơn độc”. Họ là người không muốn hồ nhập với người khác
trừ khi những người đó là thành viên trong gia đình hoặc những người
bạn thân cận . Tuýp người này thường thiếu động cơ tham gia vào các
hoạt động xã hội, quan hệ công chúng vốn cần thiết đối với một người



quản lý, bao gồm những người tham gia thiết lập các mối quan hệ hiệu
quả với cấp dưới, cấp trên và đồng sự. Vì vậy, tp người này sẽ
khơng thể phát triển các kỹ năng giao tiếp hiệu quả và thiếu sự tự tin
và khả năng gây ảnh hưởng đối với người khác của bản thân mình. Vì
vậy, mức độ phụ thuộc tối ưu là ở mức thấp một cách hợp lý thay vì ở
mức cao hoặc rất thấp.

Sự

Mơ hình năm tố chất

_ Cá _ Hư_ Có _ Vu _ Sự _ Tị

tư M
ơn ơ
g hì
ứn nh
g 5
gi tố
ữa ch
m ất
ơ lớ
hì n
nh
5
yế
u
tố

ch
ất
lớ
n
vớ
i

c
tố
ch
ất
cụ
th

_

Tí ớn Tí thể Tí i Tâ ổn Tí mị
c
nh g nh tin nh tư m địnnh và
tố
sơi kỷ cậ nh ơi, lý h m ha
ch ng
nổioại luậ y ất lạc về ở y
ất
t
trí

qu

họ

cụ M
ức
nh
an
m
c
th

độ
liê
Cả lý
hỏi
sin m
m
Sự Tư
h
trự thơ tự
du
lực c
ng, trọ y

Nh giú ng
m
ho
u
p
Sự ở
ạt
cầ
đỡ

ch
Lu
độ
u
Nh ủ
ơn
ng
thà u
độ

Nh nh
cầ
ng

u
tíc
u
du
cầ
h
ph
y
u

họ
qu
thu
c
yề
ộc

hỏi
n
lực
(q
uy
ết
đo
án)


2.2. Kỹ năng của nhà lãnh đạo thành công
2.2.1.

Kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ
Kỹ năng chuyên môn bao gồm kiến thức về phương pháp, các quá

trình và thiết bị để thực hiện các hoạt động chuyên môn của đơn vị tổ chức.
Kỹ năng chuyên môn cũng bao gồm sự hiểu biết thực tế vể tổ chức (các quy
định, quy tắc, hệ thống quản lý, đặc điểm của nhân viên), hiểu biết về các
sản phẩm và dịch vụ của tổ chức (đặc tính kỹ thuật, những ưu và nhược
điểm). Kiến thức này có thể thu được thơng qua sự kết hợp giữa đào tạo
chính quy và từ kinh nghiệm trong quá trình làm việc.
Việc tiếp thu kiến thức nghiệp vụ địi hỏi phải có trí nhớ tốt các chi tiết
và khả năng học hỏi tài liệu kỹ thuật nhanh. Người quản lý thành cơng có
khả năng thu thập thơng tin và ý tưởng từ nhiều nguồn khác nhau và lưu trữ
trong trí nhớ để huy động sử dụng bất kỳ khi nào cần.
Nếu chỉ có kiến thức về sản phẩm và các quy trình cơng việc mà
người quản lý đó chịu trách nhiệm thì chưa đủ. Người quản lý cũng cần phải
có kiến thức rộng về các sản phẩm và dịch vụ của các công ty đối thủ cạnh
tranh. Việc lập kế hoạch chiến lược sẽ không hiệu quả nếu người quản lý

khơng có đánh giá chính xác về các sản phẩm và dịch vụ của tổ chức mình
só với các sản phẩm và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh (Peters & Austin,
1985).
2.2.2.

Kỹ năng nhận thức
Kỹ năng nhận thức ( hoặc “tư duy”) bao gồm khả năng phân tích, tư

duy logic, xây dựng khái niệm, tư duy quy nạp, tư duy suy diễn. Nhìn chung,
kỹ năng nhận thức bao gồm khả năng đánh giá sáng suốt, có tầm nhìn xa, có
khả năng trực giác, có tính sáng tạo và khả năng hiểu được ý nghĩa và trật tự
trong các dữ liệu mập mờ, không chắc chắn.


Các kỹ năng nhận thức là cần thiết trong việc lập kế hoạch, tố chức và
giải quyết vấn đề. Một người quản lý cũng phải có khả năng hiểu những thay
đổi mơi trường bên ngồi sẽ tác động như thế nào đối với tổ chức của mình.
Người quản lý hiệu quả sử dụng kết hợp trực giác và tư duy phù hợp với
hồn cảnh trong đó họ phải đưa ra quyết định (Agor, 1986; Lord & Maher,
1991).
2.2.3.

Kỹ năng giao tiếp
Các kỹ năng giao tiếp (còn gọi là các “kỹ năng xã hội”) bao gồm các

kiến thức về hành vi của con người và các q trình của nhóm, khả năng
hiểu cảm xúc, thái độ và động cơ của người khác, khả năng truyền đạt rõ
ràng và thuyết.
Kỹ năng giao tiếp cũng quan trọng để gây ảnh hưởng đối với người
khác. Sự đồng cảm, hiểu biết xã hội đồng nghĩa với khả năng hiểu động cơ,

giá trị và tình cảm của người khác. Hiểu rõ những gì người khác mong muốn
và cách họ nhìn nhận vấn đề là yếu tố cần thiết để lựa chọn và áp dụng chiến
lược gây ảnh hưởng phù hợp khi giao tiếp với họ. Tính thuyết phục và kỹ
năng giao tiếp giúp cho người quản lý thực hiện chiến lược ảnh hưởng của
mình một cách hiệu quả hơn.
Kỹ năng giao tiếp giúp tăng tính hiệu quả của các hành vi định hướng
mối quan hệ. Kỹ năng giao tiếp giỏi giúp cho người quản lý lắng nghe một
cách chăm chú, thông cảm những vấn đề cá nhân, sự phàn nàn, sự phê bình
của người khác. Sự thơng cảm và hiểu biết xã hội có ý nghĩa quan trọng giúp
hiểu rõ cảm xúc và quan điểm của người khác và giúp giải quyết xung đột
theo phương pháp mang tính xây dựng.
2.2.4.

Các tố chất liên qua khác

Một số tố chất của nhà lãnh đạo có thể được coi là kỹ năng, mỗi tố chất bao
gồm một loạt các kỹ năng và tố chất liên quan:


 Trí thơng minh cảm xúc
 Sự hiểu biết về xã hội
 Khả năng học hỏi

III. PHÂN TÍCH TỐ CHẤT VÀ KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO CỦA TỔNG
GIÁM ĐỐC NH TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM - NGUYỄN
ĐỨC VINH
3.1. Thành công trong công tác lãnh đạo của Tổng Giám đốc Nguyễn
Đức Vinh
Ngày từ những ngày đầu tiếp nhận nhiệm vụ là Tổng giám đốc ông
Nguyễn Đức Vinh đã bắt tay vào việc xây dựng tầm nhìn và sứ mệnh cho

tồn hệ thống Techcombank, cho đến nay Techcombank đã có tầm nhìn và
sứ mệnh mới để phù hợp với tình hình kinh doanh trong từng thời kỳ. Trong
giai đoạn 2007-2010 ông Nguyễn Đức Vinh đã xây dựng tầm nhìn và sứ
mệnh, và chiến lược kinh doanh cho tồn hệ thống:
Tầm nhìn: Trở thành ngân hàng tốt nhất và doanh nghiệp hàng đầu Việt
Nam vào năm 2014.
Sứ mệnh: Trở thành ngân hàng bán lẻ tốt nhất với nhiều sản phẩm, dịch
vụ đa dạng được Techcombank thiết kế để phục vụ cho từng nhu cầu
chuyên biệt của từng nhóm khách hàng. Đặc biệt Techcombank cịn nỗ
lực tạo ra các giá trị gia tăng cho khách hàng ngồi các giá trị tài chính
trực tiếp từ việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.
Chiến lược:
 Đẩy mạnh đầu tư về cơ sở hạ tầng, về con người, về sản phẩm dịch
vụ… làm sao để đưa đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ
tốt nhất, tiện ích nhất.


 Luôn đổi mới để dẫn đầu
 Techcombank chọn hai giá trị định vị quan trọng nhất đó là dịch vụ
và tiện ích để phục vụ khách hàng.
 Tăng cường mạng lưới giao dịch tạo ra sự thuận tiện nhất cho
khách hàng.
 Tập trung vào tập khách hàng đơn lẻ, khách hàng là doanh nghiệp
vừa và nhỏ…
Văn hoá doanh nghiệp
Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Vinh định hướng văn hoá của tổ chức là
văn hoá trẻ, năng động, nhiệt huyết, cùng chung sức đồng lòng xây
dựng mái nhà chung Techcombank ngày càng lớn mạnh. Ông gây ảnh
hưởng tới nhân viên cấp dưới bằng sự tự tin, tinh thần trách nhiệm, trí
tuệ và khả năng học hỏi, khả năng thay đổi bản thân để phù hợp hơn

với cơng việc và hồn cảnh.
Một số thành tích Techcombank đạt được
 Được Asian Banking and Finance – Tạp chí hàng đầu về lĩnh vực
tài chính – Ngân hàng của Châu á công nhận là “Ngân hàng bán lẻ
tốt nhất Việt Nam 2011”
 Ngân hàng quản lý tiền tệ tốt nhất năm 2011 tại Việt Nam
 Ngân hàng thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại tốt nhất Việt
Nam năm 2011.
 Techcombank là ngân hàng cổ phần đầu tiên tại Việt Nam có cổ
đơng chiến lược nước ngoài danh tiếng nhất, đứng số 1 trên thế
giới trong lĩnh vực ngân hàng (HSBC).


 Tháng 7/2010: Nhận giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam
2010” do tạp chí Euromoney trao tặng.
 Tháng 04/2010: Đạt giải thưởng “Ngôi sao quốc tế dẫn đầu về
quản lý chất lượng” (International Star for Leadership in Quality
Award) do BID – Tổ chức Sáng kiến Doanh nghiệp quốc tế trao
tặng.
 Tháng 05/2010: Nhận Danh vị “Thương hiệu quốc gia 2010”
 Tháng 05/2010: Nhận giải Ngân hàng Tài trợ Thương mại năng
động nhất khu vực Đông Á do IFC, thành viên của Ngân hàng Thế
giới trao tặng
 Tháng 06/2010: Nhận giải thưởng Ngân hàng Thanh toán quốc tế
xuất sắc năm 2009 do Citi Bank trao tặng
 Doanh nghiệp lớn ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả nhất năm
2008
Chia sẻ về những giải thưởng đạt được ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng
Giám đốc Ngân hàng Techcombank cho biết: “những giải thưởng đạt được là
phần thưởng quý báu cho những nỗ lực của chúng tơi trong suốt thời gian

qua. Điều đó cũng minh chứng cho chiến lược phù hợp và cũng là nguồn
động viên cho chúng tôi tiếp tục phát triển và mở rộng nhằm mang đến
những sản phẩm và dịch vụ ưu việt phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Để sự
hài lòng của khách hàng đối với Techcombank ngày một tăng cao, và đó là
phần thưởng cao quý nhất dành cho những nỗ lực của tập thể Techcombank”
3.2. Phân tích tố chất của Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Vinh
 Mức độ sinh lực và sự chịu áp lực
Trong bối cảnh kinh doanh ngành ngân hàng có nhiều biến động áp
lực Tổng giám đốc Nguyễn Đức Vinh luôn phải đối mặt với những áp lực


trong việc đạt được các chỉ tiêu ngân hàng nhà nước giao về tăng trưởng tín
dụng, tăng trưởng nguồn vốn, áp lực cạnh tranh gay gắt trên thị trường kinh
doanh dịch vụ ngân hàng… Đây là những áp lực lớn đối với một nhà lãnh
đạo đứng đầu doanh nghiệp, nhưng bằng bản lĩnh và sức chịu đứng áp lực
Tổng Giám đốc luôn thành công trong việc lãnh đạo ngân hàng hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ và chỉ tiêu được giao và Techcombank luôn là một trong
các ngân hàng thương mại đứng đầu Việt Nam, trở thành ngân hàng bán lẻ
tốt nhất Việt Nam năm 2011, ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2010 là bằng
chứng xác thực cho những thành công và khả năng vượt qua áp lực, biến áp
lực thành động lực trong tố chất lãnh đạo của Tổng Giám đốc Nguyễn Đức
Vinh.
 Sự tự tin
Đề tài đã nói đến những tầm nhìn và sứ mệnh mà Tổng Giám đốc
Nguyễn Đức Vinh đã xây dựng cho ngân hàng Techcombank những tầm nhìn
sứ mệnh đó phần nào phản ánh tố chất tự tin trong con người của vị lãnh đạo
tài ba này, ông tự tin vào khả năng lãnh đạo của mình có thể đưa ngân hàng
đạt tới mục tiêu đã đặt ra. Về cá nhân, ơng ln có những định hướng nghề
nghiệp trong tương lai năm 1995 là nhân viên tín dụng đến năm 2000 ơng đã
tư tin trở thành giám đốc, khơng dừng tại đó ơng tin vào khả năng và trí tuệ

của mình có thể đảm đương vị trí Tổng Giám đốc một doanh nghiệp có quy
mơ lớn như Techcombank, năm 2004 ông tự ứng của và trúng tuyển vào vị
trí Tổng Giám đốc.
 Động lực nội tâm
Trong chương trình “Trị chuyện với doanh nhân” khi được hỏi một
câu hỏi về tâm linh “ Ơng có tin và số mệnh của mỗi con người?” Tổng
Giám đốc Nguyễn Đức Vinh chia sẻ ông là người không duy tâm, ông tin
vào năng lực, trí tuệ, khả năng vượt qua khó khăn, sự kiên trì của bản thân.


Số mệnh của mỗi người là do người đó quyết định, sự cố gắng nỗ lực, quá
trình học tập, trau dồi, cùng những kế hoạch để đạt được mục tiêu sẽ tạo ra
những con đường sự nghiệp và những thành cơng khác nhau.
 Tính ổn định và trưởng thành về tâm lý
Một cách lãnh đạo đặc biệt mà Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Vinh
dùng trong công tác lãnh đạo thu phục nhân tâm của mình là ơng ln tổ
chức những buổi trò chuyện với nhân viên cấp dưới về cách xây dựng và
thực hiện kế hoạch đặt ra cho bản thân, ông giúp họ đưa ra những đánh giá
về bản thân như điểm mạnh điểm yếu của mình sau đó đưa ra chiến lược cho
từng kế hoạch như cách ông thường làm với bản thân mình. Trong kinh
doanh ơng ln sử dụng mơ hình kinh điển như SWOT (điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội, thách thức) để có những đánh giá về năng lực và yếu tố bên
ngoài tác động tới tổ chức mình như thế nào từ đó có những chiến lược thích
hợp. Là một vị lãnh đạo cấp cao với gần 10 năm kinh nghiệm, tuổi đời và
tuổi nghề lớn, có thể nói Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Vinh là một người rất
từng trải và có sự trưởng thành về tâm lý và tình cảm.
 Tính liêm trực
Một câu hỏi khác nữa dành cho Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Vinh
trong chương trình “Trị chuyện với doanh nhân”, “ Ơng là một vị lãnh đạo
được nhân viên của mình đánh giá là có khả năng thu phục nhân tâm. Vậy,

ơng có thể chia sẻ vài điều về khả năng thu phục nhân tâm trong cơng tác
lãnh đạo của mình?”. Ơng Nguyễn Đức Vinh chia sẻ: Ơng ln dành thời
gian quan tâm tới nhân viên của mình trong cơng việc cũng như trong cuộc
sống, một điều quan trọng khác là tạo ra niềm tin cho nhân viên cấp dưới, có
niềm tin với lãnh đạo họ mới có niềm tin với tổ chức nơi mình đang làm
việc, họ coi tổ chức như là ngơi nhà thứ hai của mình, họ u và trung thành
với ngôi nhà thứ hai này.


 Động cơ của nhà lãnh đạo
Những thành tích mà Techcombank đạt được trong thời gian vừa qua
cho thấy Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Vinh dùng cách định hướng quyền
lực xã hội trong phong cách lãnh đạo của mình, ơng là một Tổng Giám đốc
hiệu quả trong việc đem lại lợi ích cho nhân viên tồn hệ thống, đem lại giá
trị gia tăng cho khách hàng. Nhân viên họ tự hào vì đang làm việc và cống
hiến cho Techcombank cịn khách hàng họ tự hào vì mình đang sử dụng
những sản phẩm tiện ích, đẳng cấp mà Techcombank cung cấp.
Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Vinh có động cơ định hướng thành tích
hợp lý là một vị lãnh đạo cao cấp của Techcombank nhưng không bằng mọi
giá để đạt được những giải thưởng cao về ngành kinh doanh mà đối với ơng
quan trọng hơn cả đó là thành tích trong việc làm hài lòng khách hàng, sự
thoả mãn của khách hàng là món q ý nghĩa cho ơng và cho tồn hệ thống
Techcombank.
3.3. Phân tích kỹ năng lãnh đạo của Tổng Giám Đốc Nguyễn Đức Vinh
 Kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ
Từ tầm nhìn và sứ mệnh, chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn
mà Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Vinh xây dựng cho Ngân hàng
Techcombank có thể thấy được kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ rất tốt của
ông. Để hoạt động tốt một doanh nghiệp cần biết trong tương lai mình sẽ trở
nên như thế nào và mình cần phải làm gì để đạt được tầm nhìn như đã đề ra.

Bằng kiến thức và kinh nghiệm lãnh đạo ông luôn đưa con thuyền
Techcombank đi đúng hướng.
Năm 1995 trở thành nhân viên Tín dụng của Techcombank ơng
Nguyễn Đức Vinh có cơ hội để thể hiện kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ
kết quả đến năm 2000 ơng trở thành trưởng phịng Khách hàng doanh nghiệp


lớn, luôn không ngừng học tập để phục vụ tốt hơn cho công việc ông
Nguyễn Đức Vinh tốt nghiệp loại giỏi trường Học viên Ngân hàng, sau đó
tham gia và nhận bằng thạc sỹ quản trị kinh doanh loại giỏi tại Một trường
Đại học ở Pháp.
Về sản phẩm dịch vụ, ông đặc biệt quan tâm bởi nó được coi là giá trị
định vị trong chiến lược kinh doanh của Techcombank. Tổng Giám đốc am
hiểu về tất cả sản phẩm của ngân hàng mình cũng như các ngân hàng thương
mại cổ phần khác, từ đó đưa ra những sản phẩm tiện ích và vượt trội hơn
ngân hàng đối thủ. Các sản phẩm đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng và
nổi trội hơn đối thủ cạnh tranh của Techcombank được khách hàng đánh giá
cao và hưởng ứng nhiệt tình: như sản phẩm Internet anking, Home banking,
sản phẩm tích luỹ tài tâm, và các dịch vụ về tiền vay như cho vay tiêu dùng,
vay phát triển sản xuất, vay kinh doanh cà phê, thị trường phái sinh tiền tệ.
 Kỹ năng nhận thức
Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Vinh đưa ra tầm nhìn cho Techcombank
“trở thành ngân hàng tốt nhất, doanh nghiệp tốt nhất Việt Nam” là cái đích
xa nhưng bằng tố chất tự tin và khả năng dự đoán diễn biến của chu kỳ kinh
tế, ơng hồn tồn chắc chắn Techcombank sẽ đạt được tầm nhìn sẽ đặt ra.
Nhận thức được những thay đổi của mơi trường kinh doanh bên ngồi
sẽ tác động tới tổ chức mình như thế nào Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Vinh
ln có kế hoạch kinh doanh phù hợp với từng thời kỳ. Việc bán 20% cổ
phần cho đối tác nước ngoài là The Hongkong and Shanghai Banking
Corporation (HSBC) cũng nằm trong kế hoạch kinh doanh trong môi trường

có sự hội nhập tồn cầu sau khi Việt Nam ra nhập WTO. Liên kết với HSBC,
Techcombank sẽ được hỗ trợ về công nghệ, học hỏi được rất nhiều trong
kinh doanh và phát triển sản phẩm, dịch vụ từ ngân hàng số 1 thế giới này.
Một chiến lược kinh doanh khác mà Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Vinh đưa


ra vào đầu năm 2011 khi tình hình nguồn vốn trên thị trường rất khan hiếm,
các ngân hàng thương mại thiếu nguồn trầm trọng, chiến lược “ 3 ngày
vàng” được Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Vinh đưa ra đem lại thắng lợi lớn
chỉ trong 3 ngày nguốn vốn mà Techcombank huy động được lên tới 2000 tỷ
đồng tương đương với lượng vốn này 1 ngân hàng thương mại lớn phải mất
tới 1 tháng mới huy động đủ. Như vậy, có thể đánh giá Tổng Giám đốc
Nguyễn Đức Vinh là một nhà lãnh đạo có kỹ năng nhận thức rất tốt, ông
sáng tạo trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh, các chiến lược kinh
doanh được đưa ra luôn phù hợp với sức mạnh tài chính, năng lực kinh
doanh, mơi trường kinh doanh bên trong cũng như bên ngoài và đem lại hiệu
quả cao.
 Kỹ năng giao tiếp
Ngoài những ảnh hưởng qua cách xây dựng và thực hiện kế hoạch
kinh doanh hồn hảo. Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Vinh ln tạo ra hình
tượng tích cực tới Hội đồng Quản trị, nhân viên cấp dưới, đối tác, khách
hàng… bởi khả năng giao tiếp của mình. Năm 2004 bằng khả năng thuyết
phục, kiến thức chuyên môn và những hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh ngân
hàng, thị trường tài chính ơng Nguyễn Đức Vinh đã chứng tỏ cho Hội đồng
Quản trị thấy được những điểm mạnh, kỹ năng thành thạo liên quan đến
nghề nghiệp. Qua buổi phỏng vấn với 10 chuyên gia cùng Chủ Tịch Hội
đồng Quản trị Hồ Hùng Anh, ông đã thuyết phục được Hội đồng phỏng vấn
và trúng tuyển vào vị trí Tổng Giám đốc Techcombank. Làm cơng việc kinh
doanh dịch vụ ngân hàng hơn ai hết Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Vinh thấm
nhuần tư tưởng “có khách hàng mới có ngân hàng”, ơng ln lắng nghe để

am hiểm hơn về nhu cầu của khách hàng, qua những buổi gặp mặt với khách
hàng bằng lời nói và hành động ơng truyền tới khách hàng của mình thơng
điệp “Sự hài lịng của khách hàng là món quà ý nghĩa nhất cho sự nỗ lực của
Techcombank”


Kỹ năng giao tiếp của Tổng giám đốc Nguyễn Đức Vinh được khách
hàng đánh giá rất cao, họ cảm nhận được giá trị tình cảm, gửi trọn niềm tin
khi giao tiếp với ông, họ ngày càng đến với Techcombank nhiều hơn,
Techcombank có nhiều khách hàng lớn và uy tín như: Tập đồn điện lực Việt
Nam, Tập đồn dầu khí Việt Nam, Tổng cơng ty Điện lực dầu khí Việt Nam,
Tổng cơng ty Than khống sản Việt Nam… cũng bằng kỹ năng giao tiếp và
khả năng thấu hiểu Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Vinh chỉ đạo việc xây dựng
chiến lược kinh doanh phù hợp với từng đối tượng khách hàng,
Techcombank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam đưa ra dịch vụ ngân hàng
bán lẻ hiện đại trong đó mỗi đối tượng khách hàng sẽ được phục vụ tốt nhất.
Với nhân viên cấp dưới Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Vinh luôn hồ
đồng, tế nhị, khéo léo, ơng hiểu nhu cầu, nguyện vọng của từng cá nhân từ
đó có những sắp xếp về công việc phù hợp, những hỗ trợ kịp thời và đưa ra
những chương trình đào tạo để họ có cơ hội phát triển kiến thức, kỹ năng.
Trung tâm đào tạo của Techcombank – 70 Trường Trinh, Hà Nội được thành
lập sau khi Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Vinh nhận công tác 1 năm, là nơi
đào tạo ra những nhân viên giỏi về kiến thức chuyên môn, giỏi về quy trình
nghiệp vụ, tại đây các lớp học kỹ năng giao tiếp ln có sự tham gia đơng
đảo của cán bộ cơng nhân viên Techcombank.

IV. KẾT LUẬN
Phân tích những tố chất va kỹ năng của nhà lãnh đạo Nguyễn Đức Vinh –
Tổng Giám Đốc Techcombank đề tài đưa ra lý luận tổng quát nhất về những
tố chất và kỹ năng để lãnh đạo thành công. Một số tố chất về cá tính được

coi là liên quan chặt chẽ với hiệu quả quản lý bao gồm mức độ sinh lực, sức
chịu đựng căng thẳng, sự tự tin, xu hướng có động lực nội tâm, sự trưởng
thành về mặt tâm lý, tính liêm trực. Động cơ quản lý cũng có ý nghĩa quan
trọng cho sự lãnh đạo thành cơng. Mơ hình động cơ đặc trưng đối với nhiều
nhà quản lý thành công bao gồm quyền lực hoà nhập xã hội, nhu cầu thành


tích ở mức hợp lý, nhu cầu phụ thuộc thấp. Để thành cơng, người lãnh đạo
phải có năng lực. Ba nhóm phân loại kỹ năng liên quan đến người quản lý đó
là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhận thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ.
Những thành công mà Techcombank đạt được trong thời gian qua thể
hiện sự nỗ lực hết mình cho cơng việc của đội ngũ cán bộ cơng nhân viên
Techcombank trong đó có nhà lãnh đạo tài tình Tổng Giám đốc Nguyễn Đức
Vinh người đã dùng tố chất và kỹ năng của mình để gây ảnh hưởng và lãnh
đạo thành công nhân viên cấp dưới từ việc xây dựng tầm nhìn thống nhất
chung cho tồn hệ thống Techcombank đến việc xây dựng văn hoá doanh
nghiệp “Tất cả nhân viên trong ngôi nhà chung Techcombank cùng chung
sức đồng lòng xây dựng Techcombank ngày càng lớn mạnh mang đẳng cấp
trên tồn cầu”.
Thơng tin cá nhân như tố chất và kỹ năng là tiêu chuẩn đánh giá một nhà
lãnh đạo có hiệu quả hay khơng, đây cũng là tiêu chí quan trọng để lựa chọn
một người đảm nhận các vị trí quản lý, xác định nhu cầu đào tạo trong vị trí
cơng việc hiện tại và lập kế hoạch cho các hoạt động phát triển quản lý để
chuẩn bị cho sự bổ nhiệm một người lên vị trí quản lý cao hơn. Còn rất nhiều
điều thú vị liên quan tới tố chất và kỹ năng của nhà lãnh đạo mở ra cho ta
những hướng nghiên cứu mới như:
 Nhà lãnh đạo cần có những tố chất và kỹ năng nào để lãnh đạo
thành công trong một tổ chức lớn đang tồn tại và phát triển ở
những nền văn hoá khác nhau?
 Cần có những tố chất và kỹ năng nào để nhà quản lý ln thành

cơng trong bất kỳ hồn cảnh nào?


Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình mơn học Phát triển khả năng lãnh đạo - Chương trình
đào tạo Thạc sỹ quản trị kinh doanh quốc tế của Đại học Griggs.
2. Slides bài giảng môn học Phát triển khả năng lãnh đạo – Chương
trình đào tạo Thạc sỹ quản trị kinh doanh quốc tế của Đại học
Griggs
3. Tài Liệu Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam



×