Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số phương pháp dạy và kiểm tra từ vựng tiếng anh lớp 7,8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.85 KB, 20 trang )

PHÒNG GD& ĐT HUYỆN TRỰC NINH
TRƯỜNG THCS TRỰC TUẤN

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ KIỂM TRA
TỪ VỰNG TIẾNG ANH

Tác giả: VŨ THỊ THỦY
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Tiếng Anh
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác: Trường THCS Trực Tuấn- Trực Ninh- Nam Định

Trực Tuấn, tháng 4 năm 2018

1


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1.Tên sáng kiến: Một số phương pháp dạy và kiểm tra từ vựng tiếng Anh.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Anh lớp 7, 8
3. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 6 tháng 9 năm 2017 đến ngày 20 tháng 03 năm 2018
4. Tác giả:
Họ và tên: Vũ Thị Thủy
Năm sinh: 13/8/1979
Nơi thường trú: Trực Tuấn- Trực Ninh- Nam Định
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Tiếng Anh
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THCS Trực Tuấn
Địa chỉ liên hệ:
Vũ Thị Thủy- Giáo viên Trường THCS Trực Tuấn- Trực Ninh- Nam Định


Điện thoại: 01648935126

Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
5, Đơn vị áp dụng sáng kiến
Tên đơn vị: Trường THCS Trực Tuấn
Địa chỉ: Đội 7- xã Trực - huyện Trực Ninh- tỉnh Nam Định
Điện thoại: 02283883256

1


I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Ngày nay khi nền kinh tế của các nước trên thế giới ngày càng phát triển thì sự
giao lưu văn hoá chính trị, xã hội giữa các quốc gia ngày càng được mở rộng. Để giao
tiếp được với nhau thì đòi hỏi các quốc gia khác nhau trên thế giới phải biết sử dụng
thành thạo một ngôn ngữ chung, ngoài tiếng mẹ đẻ của mình. Trong các ngôn ngữ
giao tiếp thông dụng trên thế giới, Tiếng Anh đang được coi là ngôn ngữ chung phổ
biến nhất.
Từ nhiều năm nay, việc học ngoại ngữ ngày càng được phổ biến rộng rãi và môn
học này đang trở thành môn học bắt buộc trong các trường học. Bởi vậy yêu cầu đặt
ra là làm thế nào để giờ dạy đạt chất lượng và hiệu quả cao. Yêu cầu này đòi hỏi
người giáo viên phải luôn hoàn thiện mình không chỉ về trình độ chuyên môn mà cả
về phương pháp dạy học và thủ thuật dạy học.
Hưởng ứng phong trào thi đua của ngành “Xây dựng trường thân thiện ,học sinh
tích cực”, với nội dung “phát huy sự chủ động sáng tạo của thầy ,cô giáo đáp ứng yêu
cầu đổi mới phương pháp trong điều kiện hội nhập quốc tế”. Là một giáo viên Tiếng
Anh THCS, tôi luôn trăn trở về công việc của mình là dạy làm sao cho hiệu quả nhằm
khuyên khích được sự chuyên cần, tích cực chủ động sáng tạo và ý thức vươn lên ,rèn
luyện khả năng tự học của học sinh. Chính vì vậy tôi thiết nghĩ việc trau rồi phương
pháp, đổi mới phương pháp giảng dạy là việc làm hết sức cần thiết, không chỉ riêng

bản thân tôi, mà là vấn đề chung cho mọi giáo viên trong thời kỳ đổi mới. Cùng một
vấn đề song người thầy phải làm thế nào để trình bày đơn giản nhất, dễ hiểu nhất
trong quá trình truyền đạt cho các em, giúp các em hiểu và khắc sâu được vấn đề, biết
kết hợp với công nghệ thông tin để làm cho bài giảng trở nên phong phú, hấp dẫn
càng lôi cuốn sự chú ý của học sinh hơn trong từng tiết dạy . Giúp các em chủ động
tự tin đưa ra những ý kiến đề xuất về nội dung bài học của mình để tiết học thêm sôi
nổi .
Tôi xin trình bày một số sáng kiến nho nhỏ về phương pháp giảng dạy, rất mong
được các đồng nghiệp góp ý, giúp tôi hoàn thiện hơn, và tự tin hơn trong quá trình
giảng dạy .
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP.
II1. Mô tả giải pháp trước khi có sáng kiến.
Tiếng Anh không phải là tiếng “mẹ đẻ”. Hơn thế, nó cũng không dễ và không đơn
giản để học giỏi môn Tiếng Anh nói chung và đặc biệt là học tốt từ vựng nói riêng.

2


Vậy làm thế nào để kích thích học sinh có thái độ học tập đúng đắn, tư duy xuất hiện?
Do vậy, giáo viên tạo tình huống có vấn đề luôn chứa đựng một nội dung cần xác định
– một tri thức mới, một nhận thức mới, một tinh thần luôn tìm tòi kiến thức mới của
học sinh, luôn luôn là đề tài mới và theo hướng tích cực tiến bộ. Nếu giáo viên không
tạo điều kiện để giúp đỡ những học sinh yếu kém thì các em không những không thể
phát huy được kiến thức đồng bộ, mà còn rất thụ động, mắc cỡ nói tiếng Anh khi từ
vựng không nắm chắc.
Vậy muốn phát triển khả năng tư duy sáng tạo đồng bộ trong việc học tiếng
Anh cho học sinh, giáo viên cần nắm chắc các đối tượng học sinh, thường xuyên quan
tâm giúp đỡ học sinh yếu kém để các em phát triển đều các kỹ năng nghe, nói, đọc,
viết bằng cách gợi ý câu trả lời hoặc động viên, tạo sự hứng thú cho học sinh ngay từ
ban đầu với tình huống vừa sức, vừa khả năng, không quá khó đối với học sinh yếu

kém; dần dần học sinh có sự đam mê với môn học này và thái độ học tập sẽ tốt hơn.
Nhưng điều quan trọng– là trong tiết học Ngoại Ngữ, quan điển này càng đúng,
vì không ai có thể thay thế người học trong việc nắm bắt các phương tiện ngoại ngữ
và sử dụng chúng trong giao tiếp bằng chính năng lực giao tiếp của mình, phương
pháp Communicative Approach là phương pháp chủ đạo– coi giao tiếp vừa là mục
đích vừa là phương tiện dạy học ( học trong giao tiếp, bằng giao tiếp và để giao tiếp ).
Phương pháp này sẽ phát huy tốt nhất vai trò chủ thể, chủ động tích cực của học sinh
trong việc rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) nhất là kỹ năng nói mà
để nói tốt thì vốn từ là vô cùng quan trọng. Do vậy, học sinh cần phải biết được cách
thức tự học tiếng Anh và ý thức tự học, tự rèn. Cho nên việc đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng tích cực rất là quan trọng hay còn gọi là “phương pháp dạy học
tích cực” là chuyển từ “Thầy thuyết minh, phân tích ngôn ngữ– Trò nghe và ghi chép”
thành phương pháp mới trong đó “thầy là người tổ chức, đưa ra tình huống gợi ý, giúp
đỡ hoạt động học tập của học sinh; còn học sinh là người chủ động tham gia phân
tích, tìm tòi ra kiến thức mới trong quá trình hoạt động học tập” - khám phá ra những
điều mình chưa rõ, chưa có, chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được

3


giáo viên sắp đặt, mà học sinh phải trực tiếp quan sát thảo luận, giải quyết vấn đề đặt
ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức, kỹ năng mới và phát huy
tiềm năng sáng tạo cho mình . Cách dạy học này được gọi là dạy học đặt và giải quyết
vấn đề. Cụ thể như sau :
* Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức.
+ Tạo tình huống có vấn đề.
+ Phát hiện và nhận dạng vấn đề nảy sinh.
+ Phát biểu vấn đề cần giải quyết
* Giải quyết vấn đề đặt ra.
+ Đề xuất các giả thuyết.

+ Lập kế hoạch giải.
+ Thực hiện kế hoạch giải.
* Kết luận
+ Thảo luận kết quả và đánh giá.
+ Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu.
+ Phát biểu kết luận.
+ Đề xuất vấn đề mới
Trong dạy học đặt – giải quyết vấn đề có thể phân biệt bốn mức độ, tùy theo
đặc điểm tình hình học sinh mà giáo viên có thể lựa chọn cách dạy cho phù hợp để
khuyến khích học sinh phát hiện và tự giải quyết vấn đề. Vấn đề cốt yếu của phương
pháp này là thông qua quá trình gợi ý, dẫn dắt, nêu câu hỏi giả định, giáo viên tạo
điều kiện cho học sinh tranh luận, tìm tòi, phát hiện vấn đề thông qua các tình huống
có vấn đề. Các tình huống này có thể do giáo viên chủ động xây dựng, cũng có thể do
logic kiến thức của bài học tạo nên. Cần trân trọng, khuyến khích những phát hiện của
học sinh, tạo cơ hội, điều kiện cho học sinh thảo luận, tranh luận, đưa ra ý kiến, nhận
định, đánh giá cá nhân (có thể không đúng hoặc khác với sự chuẩn bị của giáo viên),
giúp học sinh tự giải quyết vấn đề để chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Bốn mức độ cụ
thể như sau:

4


Mức

Đặt vấn đề và

Nêu giả

độ


tạo tình huống thuyết

Tìm cách

Thực hiện

Kết luận

giải

giải quyết

kiểm tra

có vấn đề
1
2
3
4

GV
GV
GV + HS
HS

vấn đề
GV
GV
HS
HS


GV
HS
HS
HS

HS
HS
HS
HS

GV
GV + HS
GV + HS
GV + HS

\
Để có tiết dạy thành công, ngoài việc giáo viên có phương pháp truyền thụ kiến
thức tốt và học sinh có cách thức học tốt để lĩnh hội kiến thức cũng chưa đủ. Vậy, theo
tôi cách tổ chức lớp học; nội dung bài giảng; phương tiện thiết bị dạy học; và việc
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng rất là quan trọng.
* Về khâu tổ chức lớp học : Trước tiên giáo viên cần phải tạo ra không khí lớp học
thoải mái, tự nhiên, vui vẻ, tạo tình huống gợi mở để dẫn dắt vào bài, giúp học sinh tự
tin ở bài học mới. Nói chung, giáo viên nên tạo điều kiện tốt nhất để học sinh phát
huy được tính tích cực, chủ động trong việc tiếp thu bài giảng, bao quát lớp để huy
động được mọi học sinh làm việc, đánh giá tích cực khả năng làm việc, cũng như kết
quả làm việc của từng học sinh. Giáo viên có thể cho học sinh hoạt động cả lớp; học
nhóm; học theo cặp; hoặc cá nhân tự học, tự nghiên cứu. Điều này giúp học sinh
không chỉ trả lời, tranh luận với giáo viên, mà còn được trao đổi, tranh luận với bạn
bè để tìm ra chân lí, không gò ép.

Giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động của giờ học, hệ thống câu hỏi – bài tập
và lựa chọn cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cho phù hợp, không
thiên vị, nhằm kích thích thái độ học tập , tính chủ động, sáng tạo ở học sinh.
Luôn xây dựng và bồi đắp niềm đam mê học Ngoại Ngữ trong học sinh thông
qua các hội thi đố vui, hùng biện … Rèn luyện cho học sinh tư duy phản biện “critical
thinking” thông qua các hệ thống câu hỏi ( “open – ended ” questions or referential
questions ).
Qua mỗi tiết dạy, tùy theo nội dung bài giảng và thời gian hợp lí ( không nhất
thiết là cuối giờ ), giáo viên cần phải lồng ghép việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ
5


Chí Minh; các giá trị sống; kỹ năng sống vào các chủ đề, nội dung bài dạy cho hợp lí,
khoa học. Điều này không những làm tăng thêm hiệu quả giáo dục học sinh mà còn
giúp các em khắc sâu nội dung bài .
* Về nội dung bài giảng:
Chương trình bài giảng phải tuyệt đối chính xác, khoa học, thiết thực , logic, đầy
đủ, và phải làm rõ trọng tâm bài giảng.
* Về phương tiện, thiết bị dạy học :
Đồ dùng và thiết bị dạy học là một khâu không thể thiếu được trong mỗi giờ lên
lớp, tuỳ theo mục tiêu và nội dung bài học, giáo viên cần phải lựa chọn các đồ dùng
và thiết bị dạy học cho phù hợp ( cassette, băng nghe, băng hình, tranh, ảnh, bảng…).
Khi làm đồ dùng dạy học, giáo viên cũng phải chú ý đến tính kinh tế và độ bền của
đồ dùng dạy học có nghĩa là được sử dụng lâu dài trên lớp nhưng ít tốt kém.
- Tranh, ảnh phải to, rõ ràng để học sinh cuối lớp có thể nhìn được. Tranh, ảnh phải
có tính sư phạm cao để tránh sự sao nhãng của học sinh khi sử dụng.
- Cassette, băng nghe phải rõ nét, đủ âm lượng để cả lớp nghe được. Giáo viên cần
chuẩn bị băng theo đúng bài học, tránh mất nhiều thời gian tìm bài trong giờ lên lớp.
Giáo viên phải biết cách sử dụng thành thạo cassette.
- Giáo viên và học sinh có thể tự làm và sưu tầm tranh ảnh, các mẫu vật, … để phục

vụ cho tiết học khi cần thiết.
- Để đáp ứng với thời kỳ công nghệ thông tin, thì giáo viên cần sử dụng công nghệ
thông tin khi lên lớp. Vì nếu giáo viên sử dụng phương tiện dạy học này một cách
hiệu quả và phù hợp với mục tiêu, nội dung bài giảng, thì chắc chắn rằng chất lượng
tiếp thu bài học của học sinh rất cao.
* Về việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh :
Việc kiểm tra, đánh giá khả năng học tập của học sinh đòi hỏi giáo viên phải
thực hiện theo đúng quy chế, bám sát chuẩn kiến thức, đảm bảo tính chính xác, đánh
giá khách quan, công bằng, tránh tình trạng đánh giá quá khắt khe, gây sức ép đối với
học sinh, gây ra tác động tiêu cực. Tuy nhiên, giáo viên cũng cho một hoặc hai câu

6


hỏi khó khi kiểm tra, để phát hiện học sinh giỏi và bồi dưỡng kịp thời. Nếu giáo viên
làm tốt việc này, thì không những giáo viên đã cải tiến được phương pháp dạy học đổi
mới, kích thích sự hứng thú, sáng tạo trong học tập của học sinh mà còn giúp các em
tự đánh giá được khả năng lĩnh hội kiến thức của bản thân và đánh giá lẫn nhau giữa
trò và trò trong quá trình học tập.
II 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến.
1 Chọn từ để dạy:
- Thông thường trong một bài học sẽ luôn luôn có từ mới. Song không phải từ mới
nào cũng cần đưa vào dạy như nhau. Để lựa chọn từ để dạy, giáo viên cần xem xét
những câu hỏi sau:
a- Từ chủ động hay bị động?
Cách dạy hai loại từ này có khác nhau. Từ chủ động liên quan đến 4 kĩ năng: nghenói-đọc-viết, cần đầu tư thời gian để giới thiệu và luyện tập nhiều hơn, đặc biệt là
cách sử dụng. Với từ bị động, giáo viên có thể chỉ dừng lại ở mức nhận biết, không
cần đầu tư thời gian vào các hoạt động ứng dụng. Giáo viên cần xác định xem sẽ dạy
từ nào như một từ bị động và từ nào như một từ chủ động. Với từ bị động, giáo viên
có thể khuyến khích học sinh tự tìm hiểu nghĩa (tra từ điển hoặc đoán từ qua ngữ

cảnh)
b- Học sinh đã biết từ này chưa?
Giáo viên cần xác định rõ từ mình định dạy có thực sự là từ mình cần dạy hay không.
Vốn từ của học sinh luôn luôn được mở rộng bằng nhiều con đường, và cũng có thể bị
quên bằng nhiều lí do khác nhau. Để tránh tình trạng giới thiệu những từ không cần
thiết và mất thời gian, giáo viên có thể dùng những thủ thuật nhằm phát hiện xem các
em đã biết những từ đó chưa và biết đến đâu. Giáo viên có thể dùng các thủ thuật như:
eliciting, brainstorming, network,… trước khi giới thiệu từ mới.
2. Những thủ thuật làm rõ nghĩa từ:

7


Qua quá trình nghiên cứu tài liệu và thực nghiệm giảng dạy trên lớp, bản thân đã
rút ra được một số thủ thuật làm rõ nghĩa từ như sau:
a .Dùng trực quan như: đồ vật thật, tranh ảnh, hình vẽ phát họa (hình que), hình cắt
dán từ tạp chí, cử chỉ điệu bộ (mime)… có tác dụng mạnh mẽ đến hứng thú học tập
của học sinh và giúp học sinh ghi nhớ từ nhanh hơn, lâu hơn.
VD1: Bài 3-read/trang 31- Tiếng Anh lớp 8: giáo viên sử dụng vật thật có trong lớp
và vật thật chuẩn bị trước ở nhà để giới thiệu những từ sau: Matches, Sockets, Beads,
VD2: Bài 4-read/trang 41- Tiếng Anh lớp 8: giáo viên sử dụng tranh vẽ hoặc tranh
photo để giới thiệu các từ sau: Cruel, Upset, Fairy, Drop, Rags, …
VD3: Bài 1-read/trang 13- Tiếng Anh lớp 8: giáo viên dùng điệu bộ, cử chỉ để giới
thiệu các từ sau: Sociable, Reserved, Sense of humor, ….
b. Dùng ngôn ngữ đã học:
* Định nghĩa, miêu tả: học sinh sẽ dựa vào từ đã học và hiểu biết cơ bản đời
thường để đoán ra nghĩa của từ qua định nghĩa của giáo viên bằng tiếng Anh. Thủ
thuật này tạo cho học sinh sự tò mò và có nhu cầu tham gia vào quá trình học tập
đồng thời rèn luyện kĩ năng nghe cho học sinh.
Ví dụ khi dạy từ Counter giáo viên định nghĩa như sau:

The counter where people put every thing on it such as Knives, Pans, Plates,
Cooker, …
Lưu ý: Khi sử dụng thủ thuật định nghĩa miêu tả để làm rõ nghĩa của từ, chúng ta
có thể kết hợp thêm ví dụ thực tế để giúp học sinh nhận biết nghĩa dễ dàng hơn.
* Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa: ta sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa để làm rõ
nghĩa từ khi học sinh đã biết được nghĩa của 1 từ trong cặp từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
VD: Bài 5-read/trang 49- Tiếng Anh lớp 8
- Mother Tongue = First language.

8


- The Diffirent >< The Same
- Elevate >< Lower
Tạo tình huống: giáo viên thiết lập tình huống đơn giản, dể hiểu bằng tiếng Anh, học
sinh đoán nghĩa qua tình huống, và có thể bắt chước, sử dụng từ vào ngữ cảnh giao
tiếp đồng thời rèn luyện kĩ năng nghe.
* Đoán nghĩa trong ngữ cảnh:
VD1: dạy từ Luckily, Unfortunately
Học sinh đoán nghĩa của hai từ này trong ngữ cảnh sau:
Luckkily, I had a good husband.
Unfortunately, it rained heavily.
*Dịch sang tiếng mẹ đẻ: giáo viên chỉ nên sử dụng thủ thuật này khi dạy từ bị động
hoặc những từ trừu tượng khó áp dụng những thủ thuật trên. Vì nếu giáo viên hường
xuyên sử dụng thủ thuật này sẽ trở về phương pháp cũ và sẽ gây cho học sinh cảm
giác đơn điệu, nhàm chán, không phát huy được tính tư duy, sáng tạo của các em.
Lưu ý: Để đảm bảo hiệu quả của việc vận dụng những thủ thuật nêu trên, giáo viên
nên linh động vận dụng thay đổi những thủ thuật này một cách thích hợp, tùy theo nội
dung bài và đối tượng học sinh. Ngoài ra, giáo viên có thể kết hợp cùng lúc các thủ
thuật trên để làm rõ nghĩa của một từ nếu cần thiết.

3. Tăng cường sự tham gia của học sinh ở bước giới thiệu từ mới:
Như đã đề cập điểm nỗi bật ở phương pháp dạy học mới là tạo cho học sinh được
tham gia vào quá trình học tập. Vậy tăng cường sự tham gia của học sinh ở bước giới
thiệu từ mới là cần thiết. Nếu giáo viên tạo được điều kiện cho học sinh tham gia vào
quá trình dạy từ mới thì kết quả tiếp thu bài của học sinh sẽ tốt hơn nhiều, các em sẽ
ghi nhớ từ tại lớp và vận dụng vào ngữ cảnh một cách dễ dàng.

9


Để làm được điều đó, giáo viên cần tìm kiếm và sử dụng những thủ thuật phát huy
sự chủ động, suy đoán, tự phát hiện của học sinh. VD: Đoán nghĩa từ trong ngữ cảnh,
tự giải thích nghĩa của từ bằng vốn từ có sẵn…
4. Dạy từ vựng bằng các kỹ năng đã học được:
Từ vựng là một trong những phần quan trọng nhất của việc học ngoại ngữ. Nếu muốn
giỏi Tiếng Anh thì dù bất cứ kĩ năng nào: nghe, nói, đọc hay viết ta cũng cần một vốn
từ nhất định. Vốn từ này không phải tự dưng hay ngày một ngày hai mà có, nó phải là
cả một quá trình tích lũy lâu dài. Dạy từ vựng theo các thủ thuật đã được tập huấn ở
các lớp học phương pháp giảng dạy không phải là dễ. Giáo viên phải tuân thủ các
nguyên tắc gợi ý từ: ngắn gọn, dễ hiểu, hấp dẫn. Tính tò mò của học sinh càng tăng
lên khi giáo viên tạo tình huống hay, kèm theo nó là việc khắc sâu từ. Để đảm bảo các
nguyên tắc gợi ý từ trên, giáo viên phải đầu tư thời gian để soạn giáo án, chuẩn bị đồ
dùng dạy học, các câu hỏi gợi ý tình huống một cách kỹ lưỡng. Về phía học sinh, các
em cũng phải chuẩn bị bài ở nhà như: tìm hiểu từ vựng, dùng từ điển học sinh, tìm
hiểu nội dung bài đọc theo cách hiểu của mình. Những từ vựng được dạy trong tiết
phải là những từ được dùng đến nhiều lần trong tiết học, gần gũi với học sinh trong
chủ đề mà học sinh đang học và đang vận dụng để giao tiếp. Từ được dạy phải là từ
được chọn lọc kỹ lưỡng và thuộc về: active vocabulary, không dạy từ tràn lan và áp
đặt. Số lượng từ được dạy vừa phải(5-8 từ) nếu số lượng từ quá nhiều thì giáo viên
cần có một hoạt động nhỏ được thực hiện trong khoảng 3- 4 phút để đoán từ theo ngữ

cảnh với các dạng bài tập phù hợp. Như vậy học sinh có thể hiểu thêm về nội dung bài
học mà không bị số lượng từ làm cho nhàm chán hoặc căng thẳng.
Ví dụ 1. UNIT 1: LESSON 4: READING (GRADE 8)
Từ vựng dạy gồm 8 từ.
- Character (n)
- Sociable (a)
- Volunteer (n)
- Orphanage (n)

10


- Reserved (a)
- Public (n)
- Sence of humor (n)
- jokes (n)
Song, giáo viên chỉ cần giới thiệu 5 từ: character, orphanage, reserved, sociable, tell
jokes. Còn 3 từ: public, volunteer, sence of humor để học sinh chủ động tìm hiểu
trong quá trình đọc bài. và với 5 từ mới phải dạy, giáo viên nên sắp xếp chúng theo
trình tự dạy.
1. orphanage
2. character
3. sociable
4. reserved
5. tell jokes.
5. Củng cố từ bằng một số hoạt động khác trong tiết học
Với người giáo viên thì việc phải soạn kế hoạch lên lớp là tất yếu tuy nhiên để tiết dạy
như thế nào cho có hiệu quả thì điều quan trọng là phải làm việc bằng tâm huyết, phải
nghiên cứu thật kỉ, phải xác định rõ trọng tâm kiến thức, kĩ năng bài học và các hình
thức tổ chức hoạt động trong tiết dạy. Chuẩn bị hệ thống câu hỏi những nội dung khó,

mục đích giải quyết ở lớp ,ở nhà chú ý phát triển kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏi,
khá, năng khiếu bộ môn. Chọn hình thức tổ chức tiết dạy phù hợp với điều kiện cơ sơ
vật chất của nhà trường, phù hợp với nội dung bài dạy và môn học.
Mục đích của củng cố từ chính là để các em tự mình ghi nhớ từ, phát âm từ chính xác
hơn, cơ hội sử dụng từ trong giao tiếp tốt hơn. Việc khắc sâu từ trong các tiết học hoặc
ôn từ theo trường từ, chủ đề qua các hoạt động khác nhau bằng nhiều thủ thuật khác
nhau: Brainstorm, chaingame, crossword puzzle, dictation, hangman, jumbled words,
Kim’s game, lucky numbers, matching, mime chill, realia drill, picture drill, bingo,
networks, noughts and crosses, gap fill, ordering vocabulary, pelmanism, what and
where, rub out and remember, simon says, slap the board, shark attack.

11


Giáo viên có thể dùng những thủ thuật này phù hợp với các hoạt động trong một tiết
học đó là: warm up, checking vocabulary, futher exercise for vocabulary.
Tóm lại giáo viên cần phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm làm việc hết mình thì tiết
dạy mới thu được kết quả cao.
6. Bồi dưỡng phương pháp học từ vựng cho học sinh:
* Cần phải học những từ nào?Đối với học sinh từ Tiếng Anh có thể chia làm 3 nhóm:
- Từ không cần đến
- Từ chỉ cần hiểu trong khi đọc và nghe
- Từ cần phải sử dụng được
Đối với từ không cần đến không nhất thiết phải học. Đối với từ chỉ cần hiểu trong khi
đọc hoăc nghe thì chỉ cần học lướt để biết nghĩa. Với những từ mà ta cần sử dụng thì
phải học một cách có hệ thống. Học sinh học từ nên:
+ Không chỉ học nghĩa của từ mà cần phải học cách đánh vần từ, cách phát âm, cách
sử dụng từ và biết từ thuộc từ loại nào
+ Khuyến khích học sinh mua một cuốn từ điển có số lượng từ vừa phải, dễ sử dụng.
Khi học từ mới hãy, nghĩ ra một hình ảnh gì đó về từ đang học để ta có thể nhanh

chóng nhớ nghĩa khi gặp lại nó. Đôi khi học từ mới này nhưng có từ khác cùng nghĩa
đã học, chúng ta củng cố ôn lại và so sánh với nó.
+ Học từ được tiến hành thường xuyên, mọi lúc, học từ tiến hành bằng nhiều hình
thức khác nhau ở trường cũng như ở nhà, khi học từ nên sắp xếp lượng từ thích hợp
trong một thời gian nhất định nhằm giúp học sinh nhớ từ, ôn lại từ vận dụng từ trước
khi chuyển sang học những từ khác.
7.Kiểm tra
Kiểm tra từ vựng của học sinh cũng là một phần quan trọng trong quá trình dạy học.
Nó xác định xem học sinh nắm được từ ở mức độ nào. Việc kiểm tra thường diễn ra
dưới hai cấp độ; Đơn giản và hoàn thiện.
a. Kiểm tra đơn giản.

12


Kiểm tra đơn giản là việc kiểm tra từ vựng riêng lẻ, kiểm tra ngay sau khi hoàn thành
việc giới thiệu từ vựng. Các hoạt động kiểm tra ở từng bài giảng thường được giáo
viên nêu ra dưới dạng các trò chơi khiến học sinh thích thú, say mê với bài học, kích
thích sự ganh đua trong học tập.
Ví dụ như:
- Rub out and remember: Xóa phần từ đã giới thiệu trên bảng và yêu cầu học sinh tái
tạo lại ở trên bảng
- Slap the board: Viết phần từ vừa giới thiệu hoặc dán tranh thể hiện từ trên bảng. Yêu
cầu học sinh vỗ vào phần từ hoặc tranh khi nghe giáo viên đọc từ đó (từ trên bảng
bằng tiếng Anh thì đọc bằng tiếng Việt và ngược lại)
- What and Where: Viết từ vừa giới thiệu vào các vòng tròn trên bảng, cho học sinh
đọc và xóa dần các từ, sau đó yêu cầu học sinh viết lại từ đúng vị trí cũ của nó.
- Jumbled words: Giáo viên viết các từ với các chữ cái xáo trộn, sau yêu cầu học sinh
viết lại từ cho đúng.
- Word square: Giáo viên chuẩn bị ô chữ có chứa các từ đã giới thiệu, yêu cầu học

sinh khoanh tròn các từ mà các em tìm thấy.
- Netword: Học sinh viết mạng từ theo chủ điểm
- Bingo: Học sinh chọn 5 từ trong số các từ mà giáo viên gợi ý trên bảng, sau
khi nghe giáo viên đọc, nếu học sinh nào nghe có được 5 từ trước nhất thì hô to
“bingo”
- Guessing game: Một học sinh viết từ vào một tờ giấy hoặc sử dụng hình ảnh từ, sau
đó dùng các từ khác miêu tả, diễn đạt từ đó cho các học sinh khác đoán.
- Ví dụ: English 7: Unit 5- section B
+ What word is it ?

RECESS

It is a noun
It has six letters
It begins with “R”
It has the same meaning with “break-time”

13


- Matching: Một cột giáo viên viết từ, còn cột thứ hai viết khái niệm hoặc định
nghĩa không theo thứ tự của cột thứ nhất, sau yêu cầu học sinh nối từ với khái niệm
hoặc định nghĩa của chúng.
- Ví dụ: Nối từ với các định nghĩa
- English 9: Unit 6- Section Read
Match each word in column A to its definition in column B
A
1. junk-yard

B

a. a row of things forming a fence

2. end up

b. people

3. treasure

c. a piece of land full of rubbish

4. foam

d. a flow of water

5.stream

e. mass of bubbles of air or gas

6. hedge

f. valuable or precious things

7. folk
Answer: 1- c2- g 3- f

g. reach a state of
4- e 5- d 6- a 7- b

- Ordering: Giáo viên yêu cầu học sinh viết các từ vào vở, sau đó giáo viên đọc một
đoạn văn ngắn có chứa các từ đó, học sinh nghe và đánh dấu thứ tự các từ theo trình

tự đọc.
Các kĩ năng kiểm tra được thực hiện ở mỗi giờ dạy khác nhau để tạo ra sự mới mẻ,
không gây nhàm chán cho học sinh. Song ta cũng cần chú ý đến đối tượng học sinh,
hay chính là trình độ nhận thức của học sinh nhanh hay chậm để đảm bảo việc kiểm
tra được thực hiện thường xuyên và với mọi học sinh. Đối với các học sinh khá, tiếp
thu nhanh giáo viên sử dụng các kĩ năng thường mang tính chất yêu cầu học sinh tái
tạo lại phần từ đã học như ; Rubout and remember, slap the board, what and where,
net word ... Đối với học sinh yếu, tiếp thu chậm hơn thì sử dụng các cách kiểm tra
mang tính gợi mở từ như: jumbled words, wordsquare, matching, ordering ...
b. Kiểm tra hoàn thiện.

14


Bên cạnh việc kiểm tra đơn giản, còn có kiểm tra hoàn thiện. Kiểm tra hoàn thiện
được thực hiện sau khi phần từ vựng được thực hành, ôn luyện và củng cố trong các
giờ thực hành nói – viết, giờ luyện kĩ năng nghe, đọc, viết. Loại kiểm tra này thường
diễn ra dưới dạng kiểm tra nói hoặc viết. Giáo viên có thể thực hiện ngay trong phần
warm up” của bài dạy hoặc dưới dạng kiểm tra bài cũ, kiểm tra 15 phút, 45 phút hoặc
kiểm tra học kỳ.
Ví dụ:
- Gap fill: Học sinh điền từ vào chỗ trống để hoàn thiện một câu hoặc một đoạn văn.
- Choose the best anwser: Học sinh chọn đáp án đúng nhất trong các đáp án gợi ý.
- Put words in the right order: Học sinh sắp xếp các từ xáo trộn thành câu hoàn chỉnh.
- Write sentence from the words given: Học sinh viết câu từ các từ gợi ý.
- Chain game: Học sinh làm việc trong nhóm, người sau bổ xung ý thêm vào câu của
người trước.
- Dictation: Học sinh nghe và chép chính tả.
- Nought and crosses: Học sinh thực hiện kiểm tra từ vựng dưới dạng các mẫu câu
thực hành giao tiếp.

Ví dụ: Trong giờ luyện nói – Unit 3 ( English 8) để thực hành cách nói về vị trí của
đồ vật, giáo viên cho các em chơi trò chơi “ Nought and crosses” (O and X) bằng
cách.
- Kẻ 9 ô vuông lên bảng, mỗi ô chứa 1 từ.
Clock

Knives

Calendar

Rice cooker

Cup board

Stove

Sink

Disk rack

Flowers

Rồi chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1 là Nought (o) và nhóm 2 là Crosses (x). Hai
nhóm lần lượt chọn từ trong ô và đặt câu theo mẫu.
EX. The fruit is in the bowl
The plate is on the table
Nhóm nào đặt câu đúng sẽ được 1 (o) hoặc 1(x). Nhóm nào có 3(o) hoặc 3(x)
trên một hàng ngang hay chéo trước thì sẽ chiến thắng.
15



Trũ chi ny cũn cú th ỏp dng trong cỏc bi tp tr li cõu hi
- Pyramid: Hc sinh vit cỏc cõu theo ch im di hỡnh thc t chc t cỏ nhõn n
nhúm nh, nhúm ln dn b xung ý cho nhau.
Muc ớch ca vic kim tra hon thin ny nhm kim tra hc sinh cú hiu v s dng
ỳng t trong cỏc tỡnh hung giao tip c th khụng, v bờn cnh ú cũn nhm giỳp
hc sinh xõy dng c vn t vng y v phong phỳ, vic kim tra cú th thc
hin theo tng yờu cu c th hoc tng hp chung trong bi kim tra 45 phỳt hoc
kim tra hc k.
- Kim tra nghe: Gap fill, choose the best answer, dictation.
- Kim tra núi : Chain game, nought and crosses
- Kim tra c: Gap fill, choose the best answer.
- Kim tra vit: Put words in the right order, write sentence from the words given.
III. Hiu qu do sỏng kin em li
Trong quỏ trỡnh dy ting Anh, vic gii thiu v kim tra t vng tuy chim lng
thi gian khụng nhiu song chỳng cú vai trũ ht sc quan trng, to tin cho hc
sinh nm vng v s dng ỳng ngụn ng sau ny. Ngi giỏo viờn vi vai trũ ca
ngi hng dn phi s dng nhng k nng gỡ cho phự hp trong quỏ trỡnh gii
thiu t vng t c mc ớch bi hc ra. Trong quỏ trỡnh son bi, giỏo viờn
phi la chn k nng, k thut cho phự hp, chun b k cng cho cỏc li dn gi m
t, cỏc vt dng cn thit liờn quan n vic gii thiu t v chn cỏch kim tra t sao
cho phự hp gõy hng thỳ cho hc sinh.
Qua các tiết dạy thực nghiệm, tôi nhận thấy việc ứng dụng các phơng pháp dạy học đa dạng, phong phú và tiên tiến là cần thiết. Với
việc thực nghiệm phơng pháp trên các em HS đã có những nhận
định khác nhau với bộ môn mới mẻ này. Từ việc cho rằng học tiếng
Anh khó, đặc biệt khó trong việc tiếp thu kiến thức mới thì các
em đã bị thu hút bởi những trò chơi hoạt động thú vị. Do đó hứng

16



thú đam mê với bộ môn hơn và lẽ tất nhiên là sẽ học tốt hơn. Số lợng
HS khá, giỏi tăng lên, số lợng HS yếu kém giảm. Kết quả cụ thể là:
Kết quả khảo sát ban đầu:
dụng sáng kiến:
+ Giỏi

:

Kết quả sau khi áp

5%

+ Giỏi

:

: 37%

+ Khá

:

15%
+ Khá
45%
+ Trung bình : 52%
bình : 38%
+ Yếu


+ Trung

: 6%

+ Yếu

:

2%
IV. Cam kt khụng sao chộp hoc vi phm bn quyn.
Tụi xin cam kt sỏng kin kinh nghim ny l sn phm ca cỏ nhõn tụi. Nu cú
xy ra tranh chp v quyn s hu i vi sn phm sỏng kin kinh nghim, tụi hon
ton chu trỏch nhim trc lónh o n v, Phũng GD&T, S GD&T v tớnh
trung thc ca bn cam kt ny.
Tỏc gi sỏng kin

V TH THY

17


CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
( xác nhận )
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………
….
………………………………………………………………………………………
…….…………………

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Stt
1

2

3
4

5

6
7

Tên tài liệu
Sách giáo khoa tiếng Anh 7, 8

Tác giả
Bộ giáo dục và đào tạo
(Nguyễn Văn Lợi tổng
chủ biên)
Sách giáo viên tiếng Anh 7, 8 Bộ giáo dục và đào tạo

(Nguyễn Văn Lợi tổng
chủ biên)
Kỹ thuật dạy tiếng Anh
Nguyễn Quốc Hùng
Những vấn đề chung về đổi Bộ giáo dục và đào tạo
mới giáo dục THCS môn tiếng
Anh
Kiểm tra đánh giá thường Bộ giáo dục và đào tạo
xuyên và định kì môn tiếng (Vũ Thị Lợi chủ biên)
Anh lớp 7, 8
Những trò chơi trong giờ học M. F Stronin (Nguyễn
tiếng Anh
Văn Tâm dịch)
Hướng dẫn thực hiện chuẩn Bộ giáo dục và đào tạo
kiến thức, kĩ năng môn tiếng (Vũ Thị Lợi chủ biên)
Anh THCS

19

Nhà xuất bản
NXB Giáo dục

NXB Giáo dục

NXB Giáo dục
NXB Giáo dục

NXB Giáo dục

NXB Thanh niên

NXB Giáo dục



×