Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất phương án quy hoạch phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ, giai đoạn 2015 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐẶNG TIẾN DŨNG

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC
ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH SƠN,
TỈNH PHÚ THỌ, GIAI ĐOẠN 2015-2025

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC

Thái Nguyên, 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐẶNG TIẾN DŨNG

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC
ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH SƠN,
TỈNH PHÚ THỌ, GIAI ĐOẠN 2015-2025
Chuyên ngành : Lâm học
Mã số : 60 62 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Sỹ Trung


Thái Nguyên, 2015


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là do
tôi trực tiếp nghiên cứu và tổ chức thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.
Lê Sỹ Trung - Khoa sau Đạo học Trường Nông lâm Thái Nguyên.
Các nội dung trích dẫn trong luận văn được trích dẫn từ những báo cáo,
văn bản của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, chính sách của Nhà nước và các
công trình khoa học trong và ngoài nước đã được công bố rộng rãi.
Các số liệu, kết quả trong đề tài là trung thực và do bản thân tôi nghiên
cứu, thu thập tại cơ sở và hiện trường

Tác giả

Đặng Tiến Dũng


ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành theo chương trình đào tạo Cao học Lâm
nghiệp khoá 21, giai đoạn 2013 – 2015 của Trường Đại học Nông lâm - Đại học
Thái Nguyên.
Để hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện thuận lợi của tập thể thầy cô giáo Khoa Lâm Nghiệp, Phòng Đào
tạo và Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Đối với địa phương, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ của cán bộ và nhân
dân tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ nơi mà tác giả đã đến thu thập số liệu đề

tài. Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với sự giúp đỡ quý báu đó.
Đặc biệt, tác giả xin trân trọng cảm ơn thầy giáo hướng dẫn khoa học
PGS.TS.Lê Sỹ Trung, người đã nhiệt tình chỉ bảo hướng dẫn để tác giả hoàn
thành luận văn này.
Tác giả cũng xin trân thành cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè, đồng
nghiệp, đó là nguồn khích lệ và cổ vũ to lớn đối với tác giả trong quá trình thực
hiện và hoàn thành công trình này.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2015
Tác giả

Đặng Tiến Dũng


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT .........................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ ............................................................. viii
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
1. Sự cần thiết
..............................................................................................................1
2. Mục tiêu và ý nghĩa của đề
tài................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung.....................................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể.....................................................................................................2
2.3. Ý nghĩa khoa học và thực

tiễn.............................................................................2
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.........................................................3
1.1. Vấn đề nghiên cứu trên thế giới
..........................................................................3
1.1.1. Quy hoạch vùng lãnh thổ một số nước trên thế giới .............................3
1.1.2. Qui hoạch lâm nghiệp ............................................................................7
1.2. Vấn đề nghiên cứu ở Việt
Nam...........................................................................9
1.2.1. Quy hoạch có liên quan đến quy hoạch lâm nghiệp ..............................9
1.2.2. Quy hoạch lâm nghiệp .........................................................................11
1.3. Đánh giá chung
..................................................................................................22
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................23
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
.......................................................................23
2.2. Nội dung nghiên
cứu..........................................................................................23


4

2.2.1. Những căn cứ pháp lý quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện Thanh
Sơn
.......................................................................................................................23
2.2.2. Đánh giá điều kiện, tự nhiên kinh tế-xã hội khu vực nghiên cứu .......23
2.2.3. Đánh giá hiện trạng quản lý, phát triển lâm nghiệp ...........................23


4


2.2.4. Nghiên cứu một số dự báo cơ bản liên quan đến quy hoạch phát
triển lâm nghiệp ............................................................................................24
2.2.5. Đề xuất các phương án quy hoạch và giải pháp đến năm 2025 ..........24
2.3. Phương pháp nghiên cứu
...................................................................................24
2.3.1. Sử dụng phương pháp kế thừa có chọn lọc .........................................24
2.3.2. Sử dụng phương pháp phỏng vấn ........................................................25
2.3.3. Sử dụng phương pháp phúc tra thực địa tài nguyên rừng ...................25
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................26
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................29
3.1 Những căn cứ pháp lý quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện Thanh Sơn
...29
3.2. Đánh giá về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã
hội.............................................30
3.2.1. Đánh giá về điều kiện tự nhiên ............................................................30
3.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế- xã hội ...................................................33
3.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập...............................................36
3.2.4. Thực trạng phát triển các khu dân cư ..................................................37
3.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng .....................................................37
3.2.6. Đánh giá chung, những thuận lợi và khó khăn ....................................39
3.3. Đánh giá thực trạng quản lý, phát triển lâm nghiệp tại huyện Thanh
Sơn.....43
3.3.1. Hiện trạng sử dụng đất.........................................................................43
3.3.2. Hiện trạng tài nguyên rừng và các hoạt động sản xuất lâm nghiệp.....46
3.3.3. Đặc điểm các trạng thái rừng...............................................................48
3.3.4. Trữ lượng rừng ....................................................................................49
3.3.5. Diện tích đất lâm nghiệp theo chủ quản lý ..........................................50
3.3.6. Tài nguyên lâm sản ngoài gỗ ...............................................................51
3.3.7. Đánh giá kết quả các hoạt động sản xuất lâm nghiệp .........................51
3.3.8. Đánh giá về tổ chức quản lý Nhà nước về lâm nghiệp........................54

3.4. Nghiên cứu một số dự báo cơ bản liên quan đến quy hoạch phát triển lâm
nghiệp.........................................................................................................................56


5

3.4.1. Dự báo về dân số và lao động..............................................................56


6

3.4.2. Dự báo về nhu cầu lâm sản và thị trường tiêu thụ ...............................57
3.4.3. Dự báo về môi trường..........................................................................57
3.4.4. Dự báo tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất lâm nghiệp ..58
3.4.5. Dự báo biến đổi khí hậu.......................................................................59
3.5. Đề xuất quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2025
..........................59
3.5.1. Những căn cứ xây dựng quan điểm và định hướng phát triển lâm nghiệp
59
3.5.2. Đề xuất nội dung quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện Thanh Sơn63
3.5.3. Kế hoạch và tiến độ thực hiện .............................................................70
3.5.4. Dự tính vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư ....................................................71
3.6. Đề xuất các giải pháp thực hiện
........................................................................75
3.6.1. Giải pháp về tổ chức ............................................................................75
3.6.2. Về tổ chức và quản lý sản xuất. ...........................................................76
3.6.3 Giải pháp về chính sách ........................................................................77
3.6.4. Giải pháp về khoa học công nghệ, khuyến lâm và môi trường ...........78
KẾT LUẬN-TỒN TẠI-KIỆN NGHỊ................................................................79
1. Kết luận..................................................................................................................79

2. Tồn tại ....................................................................................................................81
3. Kiến nghị ...............................................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................83


7

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
HĐND

: Hội đồng nhân dân

PTNT

: Phát triển nông thôn

RSX

: Rừng sản xuất

RPH

: Rừng phòng hộ

SXKD

: Sản suất kinh danh


UBND

: Ủy ban Nhân dân


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế huyện Thanh Sơn qua một số năm ...................................34
Bảng 3.2: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 2010 - 2014 .........................35
Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng các loại đất ................................................................44
Bảng 3.4. Diện tích các loại rừng tại khu vực nghiên cứu ........................................47
Bảng 3.5. Trữ lượng rừng huyện Thanh Sơn ............................................................49
Bảng 3.6. Diện tích đất lâm nghiệp theo chủ quản lý ...............................................50
Bảng 3.7. Quy hoạch sử dụng đất đai chung và đất lâm nghiệp ...............................63
Bảng 3.8. Quy hoạch Bảo vệ rừng huyện Thanh Sơn giai đoạn 2015-2025 ............65
Bảng 3.9. Quy hoạch Phát triển rừng huyện Thanh Sơn giai đoạn 2015-2025 ........65
Bảng 3.10. Quy hoạch khai thác rừng huyện Thanh Sơn giai đoạn 20152025..............66
Bảng 3.11. Phân kỳ quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện Thanh Sơn .................70
Bảng 3.12. Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế .................................................................72


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Hình 3.1. Hiện trạng sử dụng các loại đất huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ ............45
Hình 3.2. Diện tích các loại rừng khu vực nghiên cứu .............................................48
Hình 3.3. Biểu đồ so sánh trước và sau quy hoạch sử dụng đất ...............................63



1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết
Thanh Sơn là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, có
tổng diện tích 62,177,06 ha, gồm 22 xã và 1 thị trấn. Tiềm năng đất đai, khí hậu,
tài nguyên rừng phong phú. Trong những năm qua kinh tế đồi rừng trên địa bàn
huyện đã có bước phát triển, đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội và
cải thiện môi trường sinh thái của huyện nói riêng, của tỉnh nói chung.
Theo số liệu niên giám thống kê năm 2013, Thanh Sơn có 45.353,48ha
rừng và đất lâm nghiệp, chiếm 72,94 % tổng diện tích tự nhiên của huyện. Thực
hiện đường lối đổi mới của Đảng, được sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước bằng các
chương trình 661, định canh định cư, trồng rừng nguyên liệu giấy, chương trình
giao đất, khoán rừng...Việc khai thác tiềm năng kinh tế đồi rừng, phủ xanh đất
trống đồi núi trọc, có bước phát triển khá, độ che phủ của rừng tăng dần từ 55%
năm 2010 lên 62% năm 2013 [17].
Tuy nhiên, trong quá trình bảo vệ và phát triển rừng cũng như trong quản lý
sử dụng rừng còn nhiều tồn tại và bất cập nảy sinh: rừng và đất lâm nghiệp đã
được giao, khoán ổn định lâu dài theo quy định của Nhà nước nhưng sử dụng
còn kém hiệu quả; tình trạng cháy rừng, khai thác rừng trái phép; việc sử dụng
rừng không đúng mục đích, không theo quy hoạch, hiện tượng lấn chiếm, mua
bán chuyển nhượng đất rừng trái phép vẫn còn xảy ra.
Đồng thời trong những năm qua Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính
sách mới cho ngành Lâm nghiệp. Những tồn tại và bất cập này làm cho công tác
quản lý bảo vệ và phát triển rừng gặp nhiều khó khăn.
Để có những cơ sở, luận cứ góp phần quy hoạch phát triển lâm nghiệp trên
địa bàn huyện cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhằm phục vụ
cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện. Đó là lí do hình thành đề tài:
“Nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất phương án Quy hoạch phát triển lâm

nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, giai đoạn 2015 - 2025”


2

2. Mục tiêu và ý nghĩa của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Điều tra, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển lâm
nghiệp làm cơ sở đề xuất các nội dung quy hoạch và giải pháp thực hiện Góp
phần quy hoạch phát triển lâm nghiệp ổn định cho huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú
Thọ giai đoạn 2015 - 2025
2.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá được hiện trạng Quy hoạch phát triển lâm nghiệp trên địa bàn
huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ. Trên cơ sở đó làm rõ kết quả, tồn tại, tiềm năng,
dự báo nhu cầu phát triển lâm nghiệp để đề xuất được các phương án quy hoạch
phát triển lâm nghiệp.
2.3. Ý nghĩa khoa học
Là cơ sở khoa học, tài liệu tham khảo cần thiết cho các nhà nghiên cứu và
các nhà quản lý lâm nghiệp trong và ngoài địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú
Thọ.
2.4. Ý nghĩa thực tiễn
Làm cơ sở đề xuất các phương án quy hoạch và giải pháp thực hiện góp
phần phát triển lâm nghiệp có hiệu quả trong thời gian tới tại địa bàn huyện
Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ.


3

Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Vấn đề nghiên cứu trên thế giới
Trong việc quản lý sử dụng tài nguyên thiên nhiên theo hướng bền vững
nói chung và tài nguyên rừng nói riêng đã và đang nhận được sự quan tâm
nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới.
Với nhiều cách tiếp cận khác nhau về quy hoạch lâm nghiệp sao cho hợp lý
đã được nhiều tác giả đề cập tới ở nhiều mức độ. Việc đưa ra một khái niệm
thống nhất là một điều rất khó thực hiện, song phân tích qua các khái niệm
cho thấy có những điểm giống nhau, đó là dựa trên quan điểm về sự phát triển
bền vững thì các hoạt động có liên quan đến tài nguyên rừng phải được
xem xét một cách toàn diện và đồng thời đảm bảo sử dụng nó theo hướng lâu
dài và bền vững.
Những nội dung chủ yếu thường được chú ý là các yếu tố về mặt kinh tế,
bảo vệ môi trường, bảo vệ tính đa dạng sinh học, các đặc điểm xã hội và nhân
văn.
1.1.1. Quy hoạch vùng lãnh thổ một số nước trên thế giới
1.1.1.1. Quy hoạch vùng lãnh thổ ở Bungari trước đây:
a) Mục đích của quy hoạch vùng lãnh thổ ở Bungari:
- Sử dụng một cách hiệu quả nhất lãnh thổ của đất nước
- Bố trí hợp lý các hoạt động của con người nhằm đảm bảo tái sản xuất mở
rộng.
- Xây dựng đồng bộ môi trường sống.
- Quy hoạch lãnh thổ đất nước được phân thành các vùng:
+ Lãnh thổ là môi trường thiên nhiên phải bảo vệ.
+ Lãnh thổ thiên nhiên không có nông thôn, sự tác động của con người vào
đây rất ít.
+ Lãnh thổ là môi trường thiên nhiên có mạng lưới nông thôn, có sự can
thiệp vừa phải của con người, thuận lợi cho nghỉ mát.


4


+ Lãnh thổ là môi trường nông nghiệp không có mạng lưới nông thôn
nhưng có sự tác động của con người.


5

+ Lãnh thổ là môi trường nông nghiệp có mạng lưới nông thôn và sự can
thiệp vừa phải của con người, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
+ Lãnh thổ là môi trường công nghiệp với sự can thiệp tích cực của con
người. Trên cơ sở quy hoạch vùng lãnh thổ cả nước, tiến hành quy hoạch
lãnh thổ
vùng và quy hoạch lãnh thổ địa phương. Trên cơ sở quy hoạch vùng lãnh thổ,
bao gồm các vùng lớn ranh giới bằng một tỉnh hoặc lớn hơn một tỉnh. Nhiệm vụ
khảo sát quy hoạch lãnh thổ vùng, trong đó có quy hoạch vùng nông nghiệp là sự
bố trí đúng đắn và hợp lý các hoạt động khác trên lãnh thổ vùng, sử dụng một
cách có hiệu quả nhất là nguồn tài nguyên thiên nhiên, liên hiệp với các môi
trường sống, hoàn thiện mạng lưới nông thôn.
b) Nội dung của quy hoạch vùng:
Đồ án quy hoạch lãnh thổ địa phương là thể thiện quy hoạch chi tiết các liên
hiệp nông - công nghiệp và liên hiệp công - nông nghiệp và giải quyết các vấn đề
sau:
- Cụ thể hoá và chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp.
- Phối hợp hợp lý sản xuất nông nghiệp và công nghiệp với mục đích liên kết
dọc.
- Xây dựng các mạng lưới công trình phục vụ lợi ích công cộng và sản xuất.
- Tổ chức đúng đắn mạng lưới khu dân cư và phục vụ công cộng liên hợp
trong phạm vi hệ thống nông thôn.
- Bảo vệ môi trường thiên nhiên và tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân lao
động ăn, ở, nghỉ ngơi.

1.1.1.2. Quy hoạch vùng ở Pháp:
Theo quan điểm chung của hệ thống các mô hình quy hoạch vùng
M.Thénevin (M. Pierre Thénevin), một chuyên gia thống kê đã giới thiệu một số
mô hình quy hoạch vùng được áp dụng thành công miền Tây Nam nước cộng
hoà Côte d’ivoire.
Trong mô hình quy hoạch vùng này, người ta đã nghiên cứu hàm mục tiêu
cực đại giá trị tăng thêm xã hội với các ràng buộc trong nội vùng, có quan hệ với


6

các vùng khác và với nước ngoài. Thực chất mô hình là một bài toán quy hoạch
tuyến tính có cấu trúc


7

a) Các hoạt động sản xuất:
- Sản xuất nông nghiệp theo các phương thức trồng trọt gia đình và trồng
trọt công nghiệp với các mức thâm canh cao độ, thâm canh trung bình và cổ điển
(truyền thống).
- Hoạt động khai thác rừng
- Hoạt động đô thị: Chế biến gỗ, bột giấy, vận chuyển, dịch vụ thương
mại... b) Nhân lực theo các dạng thuê thời vụ, các loại lao động nông
nghiệp, lâm nghiệp.
c) Cân đối xuất nhập, thu chi và các cân đối khác vào ràng buộc về diện
tích đất, về nhân lực, về tiêu thụ lương thực ...
Quy hoạch vùng nhằm đạt mục đích khai thác lãnh thổ theo hướng tăng
thêm giá trị sản phẩm của xã hội theo phương pháp mô hình hoá trong điều kiện
thực tiễn của vùng, so sánh với vùng xung quanh và nước ngoài.

1.1.1.3. Quy hoạch vùng lãnh thổ của Thái Lan
Công tác qui hoạch phát triển vùng được chú ý từ những năm 1970. Về
hệ thống phân vị, quy hoạch tiến hành theo ba cấp: Quốc gia, vùng, á vùng
hay địa phương.
Vùng (Region) được coi như là một á miền (Subdivision) của đất nước đó
là điều cần thiết để phân chia Quốc gia thành á miền theo các phương diện khác
nhau như: Phân bố dân cư, khí hâu, địa hình,... đồng thời vì lý do quản lý hay
chính trị, đất nước được chia thành các miền như: Đơn vị hành chính hay đơn vị
bầu cử.
Qui mô diện tích của một vùng phụ thuộc vào kích thước, diện tích của đất
nước. Thông thường vùng nằm trên một diện tích lớn hơn đơn vị hành chính lớn
nhất. Sự phân bố các vùng theo mục đích của quy hoạch, theo đặc điểm của lãnh
thổ.
Quy hoạch phát triển vùng tiến hành ở cấp á miền được xây dựng theo 2
cách: Thứ nhất: Sự bổ sung của kế hoạch Nhà nước được giao cho vùng,
những


8

mục tiêu và hoạt động được xác định theo cơ sở vùng, sau đó kế hoạch vùng
được giải quyết trong kế hoạch Quốc gia.


9

Thứ hai: Quy hoạch vùng được giải quyết căn cứ vào đặc điểm của vùng,
các kế hoạch đóng góp vào việc xây dựng kế hoạch quốc gia.
Qui hoạch phải gắn liến với tổ chức hành chính và quản lý Nhà nước, phải
phối hợp với Chính phủ và chính quyền địa phương.

- Dự án phát triển của Hoàng gia Thái Lan đã xác định được vùng nông
nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng về kinh tế xã hội và chính trị ở Thái
Lan và tập trung xây dựng ở 2 vùng: Trung tâm và Đông Bắc. Trong 30 năm
(1961 - 1988 đến 1992 - 1996), tổng dân cư nông thôn trong các vùng nông
nghiệp từ 80% giảm xuống 66,6%, các dự án tập trung vào mấy vấn đề quan
trọng: Nước, đất đai, vốn đầu tư kỹ thuật, nông nghiệp, thị trường [23].
1.1.1.4. Qui hoạch vùng tuân theo học thuyết Mác - Lênin
Quy hoạch vùng tuân theo học thuyết Mác - Lê Nin về phân bố và phát
triển lực lượng sản xuất theo lãnh thổ và sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa
duy vật biện chứng.
Các Mác và Ăng Ghen đã chỉ ra: “Mức độ phát triển lực lượng sản xuất của
một dân tộc thể hiện rõ nét hơn hết ở chỗ phân công lao động của dân tộc đó
được phát triển đến mức độ nào”.
Như vậy, sức lao động là một bộ phận cấu thành quan trọng nhất của phân
bố lực lượng sản xuất.
Lênin đã chỉ ra: “Sự nghiên cứu tổng hợp tất cả các đặc điểm tự nhiên, kinh
tế, xã hội của mỗi vùng là nguyên tắc quan trọng để phân bố lực lượng sản xuất”.
Vì vậy, nghiên cứu các đặc điểm đặc trưng cho sự phân bố lực lượng sản xuất ở
một vùng trong quá khứ và hiện tại để xác định khả năng tiềm tàng và tương lai
phát triển của vùng đó.
Từ đánh giá sức lao động và nguồn tài nguyên thiên nhiên đã đi tới nhận
định: Phân bố lực lượng sản xuất hợp lư là một trong các điều kiện cơ bản để
nâng cao năng xuất lao động, tích luỹ nhiều của cải vật chất cho xã hội, không
ngừng phát triển sản xuất và văn hóa của đất nước.


10

Kế hoạch phát triển của các ngành kinh tế quốc dân liên quan chặt chẽ với
kế hoạch phân bố lực lượng sản xuất.

Sự phân bố dân cư và các hình thái điểm dân cư và mức độ trang thiết bị
thay đổi phụ thuộc vào sự biến đổi hình thành xã hội.
Dựa trên cơ sở học thuyết của Mác và Ăng Ghen, V.I.Lênin đã nghiên cứu
các hướng cụ thể về kế hoạch hoá phát triển lực lượng sản xuất trong xã hội chủ
nghĩa. Sự phân bố lực lượng sản xuất được xác định theo các nguyên tắc sau:
- Phân bố lực lượng sản xuất có kế hoạch trên toàn bộ lãnh thổ của đất
nước, tỉnh, huyện nhằm thu hút các nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động
của tất cả các vùng và quá trình tái sản xuất mở rộng.
- Kết hợp tốt lợi ích của Nhà nước và nhu cầu phát triển kinh tế của từng
tỉnh và từng huyện.
- Đưa các xí nghiệp công nghiệp đến gần nguồn nguyên liệu để hạn chế chi
phí vận chuyển.
- Kết hợp chặt chẽ các ngành kinh tế quốc dân ở từng vùng, từng huyện
nhằm nâng cao năng suất lao động và sử dụng hợp lý tiềm năng thiên nhiên.
- Tăng cường toàn diện tiềm lực kinh tế và quốc phòng bằng cách phân bố
hợp lý và phát triển đồng đều lực lượng sản xuất ở các vùng, huyện.
1.1.2. Qui hoạch lâm nghiệp
Sự phát sinh của quy hoạch lâm nghiệp gắn liền với sự phát triển kinh tế tư
bản chủ nghĩa. Do công nghiệp và giao thông vận tải phát triển nên khối lượng
gỗ yêu cầu ngày càng tăng. Sản xuất gỗ đã tách khỏi nền kinh tế địa phương của
phong kiến và bước vào thời đại kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa. Thực tế sản
xuất lâm nghiệp đã không còn bó hẹp trong việc sản xuất gỗ đơn thuần mà cần
phải có ngay những lý luận và biện pháp nhằm đảm bảo thu hoạch lợi nhuận lâu
dài cho các chủ rừng. Chính hệ thống hoàn chỉnh về lý luận quy hoạch lâm
nghiệp và điều chế rừng đã được hình thành trong hoàn cảnh như vậy [21].


11

Đầu thế kỷ 18, phạm vi qui hoạch lâm nghiệp mới chỉ giải quyết việc

“khoanh khu chặt luôn chuyển”, có nghĩa là đem trữ lượng hoặc diện tích tài
nguyên rừng đem chia đều cho từng năm của chu kỳ khai thác và tiến hành
khoanh khu chặt luôn chuyển theo trữ lượng hoặc diện tích. Phương thức này
phục vụ cho phương thức kinh doanh rừng chồi, chu kỳ khai thác ngắn.
Sau cách mạng công nghiệp, vào thế kỷ 19 phương thức kinh doanh rừng
chồi được thay bằng phương thức kinh doanh hạt với chu kỳ khai thác dài. Và
phương thức “Khoanh khu chặt luôn chuyển” nhường chỗ cho phương thức
“Chia đều” của Hating đã chia chu kỳ khai thác thành 20 thời kỳ lợi dụng và
cũng lấy đó khống chế lượng chặt hàng năm [26].
Sau đó phương pháp "Bình quân thu hoạch" ra đời. Quan điểm phương
pháp này là giữ đều mức thu hoạch trong chu kỳ khai thác hiện tại, đồng thời vẫn
đảm bảo thu hoạch được liên tục trong chu kỳ sau. Và đến cuối thế kỉ 19, suất
hiện phương pháp “Lâm phần kinh tế”. Về căn bản, Judeich cho rằng những lâm
phần nào đảm bảo thu hoạch được nhiều tiền nhất sẽ được đưa vào diện khai
thác. Hai phương pháp “Bình quân thu hoạch” và “lâm phần kinh tế” chính là
tiền đề của hai phương pháp tổ chức kinh doanh và tổ chức rừng khác nhau [27].
Phương pháp "Bình quân thu hoạch" và sau này là phương pháp "Cấp tuổi"
chịu ảnh hưởng của "Lý luận rừng tiêu chuẩn", có nghĩa là rừng phải có kết cấu
tiêu chuẩn về tuổi cũng như về diện tích và trữ lượng, vị trí và đưa các cấp tuổi
cao vào diện tích khai thác. Hiện nay, phương pháp kinh doanh rừng được dùng
phổ biến ở các nước có tài nguyên rừng phong phú. Còn phương pháp “Lâm
phần kinh tế” và hiện nay là phương pháp “ Lâm phần” không căn cứ vào tuổi
rừng mà dựa vào đặc điểm cụ thể của mỗi lâm phần tiến hành phân tích, xác định
sản lượng và biện pháp kinh doanh, phương thức điều chế rừng. Cũng từ phương
pháp này còn phát triển thành “Phương pháp kinh doanh lô” và “Phương pháp
kiểm tra” [28].
Tại châu Âu, vào thập kỷ 30 và 40 thế kỷ XX, quy hoạch ngành giữ vai trò
lấp chỗ trống của quy hoạch vùng được xây dựng vào đầu thế kỷ. Năm 1946,



12

Jack G.V đã cho ra đời chuyên khảo đầu tiên về phân loại đất đai với tên “Phân
loại đất đai cho quy hoạch sử dụng đất” [30]. Đây cũng là tài liệu đầu tiên đề cập
đến đánh giá khả năng của đất cho quy hoạch sử dụng đất. Tại vùng Rhodesia
trước đây, nay là cộng hoà Zimbabwe, Bộ Nông nghiệp đã xuất bản cuốn sổ tay
hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất hỗ trợ cho quy hoạch cơ sở hạ tầng cho trồng
rừng. Vào đầu những năm 60 của thế kỷ XX, Tạp chí “East African Journal for
Agriculture Forestry” [29]. đã xuất bản nhiều bài báo về quy hoạch cơ sở hạ tầng
ở Nam châu Phi. Năm1966, Hội Đất học của Mỹ và Hội Nông học Mỹ cho ra
đời chuyên khảo về hướng dẫn điều tra đất, đánh giá khả năng của đất và ứng
dụng trong qui hoạch sử dụng đất...
1.2. Vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam
1.2.1. Quy hoạch có liên quan đến quy hoạch lâm nghiệp
1.2.1.1. Quy hoạch vùng chuyên canh (QH vùng chuyên canh cây
trồng)
Trong quá trình xây dựng nền kinh tế, đã quy hoạch các vùng chuyên canh
lúa ở vùng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, các vùng rau thực phẩm
cho các thành phố lớn, các vùng cây công nghiệp ngắn ngày (hàng năm): Vùng
bông Thuận Hải, vùng đay Hưng Yên, vùng thuốc lá Quảng An - Cao Bằng, Ba
vì- Hà Nội, Hữu Lũng - Lạng Sơn, Nho quan – Ninh Bình, vùng mía Vạn Điểm,
Việt Trì, Sông Lam, Quảng Ngãi... Các vùng cây công nghiệp dài ngày (lâu
nãm): Vùng cao su Sông Bé, Ðồng Nai, Buôn Hồ- Ðắc Lắc, Chý Par- Gia Lai
Kon Tum, vùng cà phê Krông Búc, Krông Bách- Ðắc Lắc, Chý Pả, Ninh ÐứcGia Lai Kon Tum (Hợp tác với Liên Xô trýớc ðây, CH dân chủ Ðức, Tiệp Khắc,
Bungari) vùng chè ở Hoàng Liên Sõn, Mộc Châu, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Hà
Tuyên, Lâm Ðồng, Gia Lai Kon Tum, vùng dâu tằm Bảo Lộc - Lâm Ðồng...
a) Tác dụng của quy hoạch vùng chuyên canh
- Xác định phương hướng sản xuất, chỉ ra những vùng chuyên môn hoá và
những vùng có khả năng hợp tác kinh tế.
- Xác định và chọn những vùng trọng điểm giúp Nhà nước tập trung vốn

đầu tư đúng đắn.


13

- Xây dựng được cơ cấu sản xuất, các chỉ tiêu sản xuất sản phẩm và sản
phẩm hàng hoá của vùng, yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ sản
xuất, nhu cầu lao động.
- Cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển nghiên cứu tổ chức quản lý kinh
doanh theo ngành và theo lãnh thổ.
Quy hoạch vùng chuyên canh đã thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là bố trí cơ
cấu cây trồng được chọn với quy mô và chế độ canh tác hợp lý, theo hướng tập
trung để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, sản lượng và chất
lượng sản phẩm cây trồng đồng thời phân bố các chỉ tiêu nhiệm vụ cụ thể cho
từng cơ sở sản xuất, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, kế hoạch xuất các cơ sở
sản xuất.
b) Nội dung của quy hoạch vùng chuyên canh
- Xác định quy mô, ranh giới vùng.
- Xác định phương hướng, chỉ tiêu nhiệm vụ sản xuất.
- Bố trí sử dụng đất đai.
- Xác định quy mô, ranh giới, nhiệm vụ chủ yếu cho các xí nghiệp trong
vùng và tổ chức sản xuất ngành nông nghiệp.
- Xác định hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất đời sống.
- Tổ chức và sử dụng lao động.
- Ước tính đầu tư và hiệu quả kinh tế.
- Dự kiến tiến độ thực hiện quy hoạch.
1.2.1.2. Quy hoạch nông nghiệp huyện
Quy hoạch nông nghiệp huyện được tiến hành ở hầu hết các huyện, là một
quy hoạch ngành bao gồm cả nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thủ công
nghiệp và công nghiệp chế biến.

a) Nhiệm vụ của quy hoạch nông nghiệp huyện
- Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện căn cứ vào dự án
phát triển và phân bố lực lượng sản xuất và phân vùng nông nghiệp tỉnh hoặc
thành phố đã được phê duyệt, xác định phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu phát


×