Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Chọn một doanh nghiệp Việt Nam hoặc nước ngoài và phân tích quá trình quốc tế hóakinh doanh quốc tế của doanh nghiệp đó. Rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.59 KB, 29 trang )

-----------------

Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

BÀI TẬP NHÓM MÔN
KINH DOANH QUỐC TẾ


Hà Nội – 2017


Đề tài:
Chọn một doanh nghiệp Việt Nam hoặc
nước ngoài và phân tích quá trình quốc tế
hóa/kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp
đó. Rút ra bài học kinh nghiệm cho các
doanh nghiệp Việt Nam.

Thành viên nhóm:
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Lê Thị Lan Anh - 11150137
Trương Thị Hải Yến - 11155337
Nguyễn Thị Nga - 11153070
Phạm Thị Nhật Ánh - 11150478
Lê Thị Thao - 11153984


Phạm Thanh Hằng - 11151371



MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU

Thập kỷ cuối của thế kỷ XX đã chứng kiến nhiều thay đổi lớn về mọi mặt trong đời
sống chính trị và kinh tế, đặc biệt là những thành tựu khoa học, công nghệ. Hoà bình hợp
tác vì sự phát triển ngày càng trở thành một đòi hỏi bức xúc của nhiều quốc gia và các
dân tộc trên thế giới nhằm tập trung mọi nỗ lực và ưu tiên cho phát triển kinh tế. Trong
bối cảnh đó,quốc tế hóa đã và đang trở thành yêu cầu bức thiết đối với mỗi quốc gia. Xu
hướng này đã thể hiện rõ qua sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ, vốn và công nghệ giữa các
nước trên thế giới. Là một trong những nước nghèo và liên tiếp bị chiến tranh tàn phá,
Việt Nam bắt đầu bước vào thời kỳ thực hiện chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch
hoá tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường, từng bước hòa nhập và thay đổi.Để nền kinh
tế ngày càng phát triển và đuổi kịp các nước trong khu vực cũng như trên thế giới thì kinh
doanh quốc tế được xem là một trong những ngành kinh tế chiến lược. Con đường để
Việt Nam thoát khỏi nghèo nàn đó là công nghiệp hóa, ứng dụng những thành tựu khoa
học- công nghệ của thế giới bằng cách tham gia vào quá trình quốc tế hóa/ kinh doanh
quốc tế. Quá trình này giúp cho các nước có thể tiếp cận được nguồn vốn, công nghệ và
kinh nghiệm quản lý từ bên ngoài, tiếp cận với thị trường thế giới, tham gia vào phân
công và hợp tác quốc tế, từ đó các nước kém phát triển có thể tạo bước phát triển nhảy
vọt, rút ngắn khoảng cách, đuổi kịp các nước có nền kinh tế phát triển. Quốc tế hóa/kinh
doanh quốc tế góp phần đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế, tạo dựng môi trường thuận
lợi để phát triển, đạt được sự ổn định và phát triển khá cao. Bên cạnh quốc tế hóa/kinh
doanh quốc tế cũng gây ra không ít khó khăn và thách thức. Đó là khoảng cách giàu
nghèo ngày càng lớn, phải đương đầu với những đối thủ cạnh tranh rất mạnh trên thị

trường thế giới Vì vậy cần phải có những giải pháp thích hợp để có thể giải quyết những
khó khăn đó và phát triển kinh tế có hiệu quả nhất.
Đến những năm đầu thế kỷ XXI, các doanh nghiệp đến từ các nước đang phát triển
đã và đang tích cực tham gia vào thị trường toàn cầu đầy sôi động này. Việt Nam cũng
gia nhập và phát triển những bước quan trọng trong quá trình hội nhập toàn cầu với mức
độ gia tăng doanh số bán hàng quốc tế. Tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2012 đã đạt
được một con số ấn tượng của 114,6 tỷ USD nhờ vào sự phát triển bền vững của các
ngành công nghiệp sản xuất chi phí thấp, sử dụng nhiều lao động và sự trỗi dậy mạnh mẽ
của ngành công nghiệp sản xuất công nghệ cao.Mặc dù vậy, hầu hết các doanh nghiệp
mới hội nhập vẫn đang trong giai đoạn đầu của quá trình, nên phải đối mặt với sự bất ổn


của thị trường và phát sinh một nhu cầu cấp thiết trong việc nâng cao kiến thức thị
trường.

I.

QUÁ TRÌNH QUỐC TẾ HÓA / KINH DOANH QUỐC TẾ

1. Khái niệm

Quốc tế hóa là một quá trình gồm nhiều giai đoạn mà các doanh nghiệp thực hiện
các nỗ lực không ngừng để tăng cường sự tham gia và chia sẻ thị trường quốc tế, đồng
thời dần dần cải thiện nhận thức và cam kết của người tiêu dùng nước ngoài đối với sản
phẩm của họ thông qua hai hoạt động: xuất khẩu để đưa sản phẩm nội địa thâm nhập thị
trường quốc tế và ở mức độ cao hơn là bắt đầu mở rộng hoạt động sản xuất ra nước ngoài
dưới hình thức của FDI. Trong đó hoạt động xuất khẩu là trọng tâm chính của hầu hết các
doanh nghiệp đến từ các nước đang phát triển để giải quyết vấn đề mở rộng thị trường
tiêu thụ. Bằng cách này, xuất khẩu là lựa chọn tốt và ít tốn kém nhất để đa dạng hóa và
mở rộng kích cỡ thị trường. Ngoài ra các doanh nghiệp có xu hướng bắt đầu quá trình

quốc tế của họ bằng cách xuất khẩu sang các thị trường tương tự. Điều này có thể bắt
nguồn từ thực tế là doanh nghiệp toàn cầu có thể tự tin và chủ động hơn trong việc thực
hiện các chiến lược quốc tế hóa thích hợp trong các môi trường kinh doanh tương đồng.
Kinh doanh quốc tế là một lĩnh vực năng động và mang tính toàn cầu thuộc nhóm
ngành kinh doanh, cung cấp những kiến thức chung về quản trị kinh doanh, về chiến
thuật, chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia.Nói một cách dễ hiểu, kinh doanh quốc tế là
toàn bộ các hoạt động giao dịch, kinh doanh được thực hiện giữa các quốc gia, nhằm thoả
mãn các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế. Hoạt
động kinh doanh quốc tế được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như thông qua
các lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh quốc tế tăng
thu ngoại tệ để tăng nguồn vốn dự trữ, đẩy mạnh việc thu hút đầu tư trong nước; bằng
hình thức hợp tác đầu tư, thu hút vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư, xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật cho nền kinh tế; thông qua các hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ như du lịch,
kiều hối để tăng thêm nguồn thu bằng ngoại tệ thông qua lượng khách du lịch vào thăm
quan; thông qua các nguồn vốn vay từ các nước, các tổ chức tín dụng, ngân hàng trên thế
giới để bổ sung nguồn vốn đầu tư trong nước trong khi nguồn vốn tích lũy từ nội bộ của
chúng ta còn thấp; tăng thêm nguồn vốn bằng ngoại tệ bằng cách xuất khẩu lao động và
chuyên gia cho các nước thiếu lao động, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, tạo thêm
việc làm, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế.


2. Vai trò

Quốc tế hóa được xem là một quá trình chiến lược thiết yếu giúp doanh nghiệp tăng
trưởng bền vững và tăng cường lợi thế cạnh tranh. Trong môi trường quốc tế hóa, các
doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô thị trường của họ mà không cần quá tốn kém, đạt
được quy mô kinh tế thông qua việc giảm bớt chi phí sản xuất và đồng thời dễ dàng áp
dụng chiến lược phân biệt giá và tiếp cận với các nguồn tài nguyên rẻ. Mặt khác, quá
trình quốc tế hóa gây nên nhiều bất lợi mà các doanh nghiệp tham gia thị trường quốc tế
phải đối mặt như sự cạnh tranh khốc liệt trên quy mô toàn cầu, những phát sinh trong chi

phí giao dịch và quản lí, sự biến động thị trường và sự đa dạng về văn hóa và sở thích.
Tính đến thời điểm này, cũng phải thừa nhận rằng mặc dù quy mô thị trường của doanh
nghiệp toàn cầu có thể tăng gấp đôi, gấp ba hoặc thậm chí tăng trưởng theo cấp số nhân,
tuy nhiên, số lượng ngày càng tăng của đối thủ cạnh tranh cũng như một loạt các tiêu
chuẩn và quy định có thể gây ra một gánh nặng thực sự chứ không phải là một cơ hội tốt
cho các doanh nghiệp tham gia trong ngắn hạn.
Kinh doanh quốc tế giúp cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế thỏa mãn nhu cầu
và lợi ích của họ về trao đổi sản phẩm, về vốn đầu tư, về công nghệ tiên tiến; giúp các
quốc gia tham gia sâu rộng vào quá trình liên kết kinh tế, phân công lao động xã hội, hội
nhập vào thị trường toàn cầu. Thị trường thế giới có vai trò ngày càng quan trọng đối với
sự phát triển các quốc gia. Hoạt động kinh doanh quốc tế tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp tham gia chủ động và tích cực vào sự phân công lao động quốc tế và sự trao đổi
mậu dịch quốc tế làm cho nền kinh tế quốc gia trở thành một hệ thống mở, tạo cầu nối
giữa nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, biến nền kinh tế thế giới thành nơi
cung cấp các yếu tố đầu vào và tiêu thụ các yếu tố đầu ra cho nền kinh tế quốc gia trong
hệ thống kinh tế quốc tế. Đồng thời, tham gia vào thị trường thế giới còn giúp cho các
doanh nghiệp khai thác triệt để các lợi thế so sánh của mỗi quốc gia, đạt quy mô tối ưu
cho mỗi ngành sản xuất, tạo điều kiện xây dựng các ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao
năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành, thúc đẩy việc khai thác các
nhân tố tăng trưởng theo chiều sâu, trao đổi và ứng dụng nhanh chóng các công nghệ
mới, thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, nâng cao tốc độ tăng trưởng và hiệu quả của nền
kinh tế quốc dân. Có thể thấy, kinh doanh quốc tế là môt bộ phận quan trọng tạo động lực
phát triển cho nền kinh tế đất nước, góp phần phát triển kinh tế, thu về lượng ngoại tệ


nhằm công nghiệp hóa, hiện đại hóa đát nước, góp phần giải quyết công ăn việc làm,
nâng cao đời sống cho người lao động, đưa đất nước ngày một giàu mạnh.

3. Cơ sở
a. Mở rộng phạm vi thị trường kinh doanh


Việc vươn ra thị trường nước ngoài, mở rộng phạm vi tiêu thụ hàng hoá có tác
dụng giúp cho các doanh nghiệp mở rộng khối lượng cung ứng hoặc tiêu thụ, từ đó sẽ tạo
điều kiện cho doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao hơn. Vì vậy, chính việc mở rộng cung
ứng hoặc tiêu thụ là một động cơ chủ yếu đối với một doanh nghiệp khi tham gia thực
hiện hoạt động kinh doanh quốc tế. Mặt khác, khi phải đứng trước một thị trường nội địa
đã bão hoà, các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế bắt đầu tìm kiếm các thị trường nước
ngoài. Tuy nhiên, khi mở ra những thị trường mới, các tổ chức kinh doanh quốc tế lại
chịu áp lực phải tăng doanh số bán và lợi nhuận cho tổ chức của mình. Họ thấy rằng sự
gia tăng thu nhập quốc dân đầu người và sự tăng trưởng dân số của các quốc gia đã tạo ra
những thị trường đầy hứa hẹn cho hoạt động của họ.
Bên cạnh đó, khi tham gia kinh doanh quốc tế, các doanh nghiệp cũng tận dụng được
công suất sản xuất dư thừa. Vì đôi khi các doanh nghiệp sản xuất nhiều hàng hóa dịch vụ
hơn mức thị trường có thể tiêu thụ. Nhưng nếu các doanh nghiệp khám phá được nhu cầu
tiêu thụ quốc tế mới thì chi phí sản xuất được giảm bớt cho mỗi sản phẩm và tăng được
lợi nhuận.
b. Tìm kiếm các nguồn lực nước ngoài

Đối với mỗi quốc gia, các nguồn tiềm năng sẵn có không phải là vô hạn mà chỉ có
giới hạn. Do vậy, để có thêm nguồn lực mới, buộc các doanh nghiệp phải vươn tới các
nguồn lực ở bên ngoài. Các nguồn lực ở nước ngoài như: nhân công dồi dào và giá rẻ, thị
trường tiêu thụ rộng lớn và đa dạng, nguyên vật liệu phong phú,... Đây là những nguồn
lợi lớn mà các doanh nghiệp đang hướng tới nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận, ngày nay
nhiều nhà sản xuất, nhà phân phối cố gắng tiến hành sản xuất hay lắp ráp sản phẩm ngay
ở nước ngoài và tiêu thụ ngay tại đó, tức là áp dụng rộng rãi hình thức xuất khẩu tại chỗ.
c. Mở rộng và đa dạng hoá hoạt động kinh doanh


Các doanh nghiệp thường mong muốn làm thế nào tránh được sự biến động thất
thường của doanh số mua, bán và lợi nhuận. Cho nên, họ đã nhận thấy rằng thị trường

nước ngoài và việc mua bán hàng hoá ở đó như là một biện pháp quan trọng giúp họ
tránh được những đột biến xấu trong kinh doanh. Chính việc đa dạng hoá hình thức và
phạm vi kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp khắc phục được tình trạng khan hiếm nguồn
nhân lực trong khuôn khổ một quốc gia. Đa dạng hoá các hoạt động thương mại và đầu tư
nước ngoài cho phép doanh nghiệp khắc phục những rủi ro trong kinh doanh (phân tán
rủi ro), cho phép doanh nghiệp khai thác hiệu quả các lợi thế so sánh của mỗi quốc gia
trong hoạt động kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận.
4. Đặc trưng

Hoạt động kinh doanh quốc tế diễn ra giữa hai hay nhiều quốc gia và được thực hiện
trong môi trường kinh doanh mới và xa lạ. Vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh không
thể lấy kinh nghiệm kinh doanh nội địa để áp đặt hoàn toàn cho kinh doanh với nước
ngoài.
Các doanh nghiệp muốn kinh doanh ở môi trường nước ngoài một cách hiệu quả,
trước hết phải nghiên cứu, đánh giá môi trường kinh doanh nơi mà doanh nghiệp muốn
thâm nhập hoạt động. Sự khác nhau giữa kinh doanh quốc tế và kinh doanh nội địa thể
hiện ở một số điểm sau:
-Kinh doanh quốc tế là hoạt động kinh doanh diễn ra giữa các nước, còn kinh doanh
trong nước là hoạt động kinh doanh chỉ diễn ra trong nội bộ quốc gia và giữa các tế bào
kinh tế của quốc gia đó.
-Kinh doanh quốc tế được thực hiện ở nước ngoài, vì vậy các doanh nghiệp hoạt
động trong môi trường này thường gặp phải nhiều rủi ro hơn là kinh doanh nội địa.
-Kinh doanh quốc tế buộc phải diễn ra trong môi trường kinh doanh mới và xa lạ, do
đó các doanh nghiệp phải thích ứng để hoạt động có hiệu quả.
-Kinh doanh quốc tế tạo điều kiện cho doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận bằng cách mở
rộng phạm vi thị trường. Điều này khó có thể đạt được nếu doanh nghiệp chỉ thực hiện
kinh doanh trong nước.
5. Nhân tố ảnh hưởng



a. Điều kiện phát triển kinh tế

Sự tăng trưởng các hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh quốc tế nói riêng
phụ thuộc rất nhiều vào tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu.
Khi thu nhập của dân cư này càng tăng lên, điều kiện sinh hoạt ngày càng được cải
thiện do nền kinh tế có sự tăng trưởng mạnh nhu cầu cho sản xuất cũng như cho tiêu
dùng đòi hỏi phải được đáp ứng. Trong khi đó sự chật hẹp của thị trường nội địa khó có
thể đáp ứng được nhu cầu đó, chỉ có mở rộng hoạt động kinh doanh ra phạm vi quốc tế
mớ có thể giải quyết được vấn đề nói trên. Những điều kiện kinh tế có tác động rất mạnh
đến khối lượng buôn bán và đầu tư… hàng năm. Song sự gia tăng buôn bán và đầu tư
luôn có xu hướng biến đổi nhanh hơn sự biến đổi của nền kinh tế. Tỷ lệ mậu dịch quốc tế
đang có xu hương tăng nhanh hơn tỷ lệ tổng sản phẩm quốc tế trong dài hạn…
b. Sự phát triển của khoa học và công nghệ

Sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay đang thúc
đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế ở từng quốc gia, làm cho nhiều quốc
gia có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Chính sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ đã làm xuất hiện sản phẩm mới thay
thế những sản phẩm cũ và thay đổi vị trí của từng quốc gia, từng doanh nghiệp trong hoạt
động kinh doanh quốc tế. Tình hình này đang là 1 sức ép lớn đối với các quốc gia nghèo
và các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh kém hơn.
c. Điều kiện chính trị - xã hội và quân sự

Sự ổn định hay bất lợi về chính trị, xã hội cũng là những nhân tố ảnh hưởng lớn đến
hoạt động kinh doanh quốc tế và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống chính
trị và các quan điểm về chính trị xã hội xét đến cùng tác động trực tiếp đến phạm vi, lĩnh
vực, mặt hàng,… đối tác kinh doanh. Các cuộc xung đột lớn hay nhỏ về quân sự trong
nội bộ quốc gia và giữa các quốc gia đã dẫn đến sự thay đổi lớn về các mặt hàng sản xuất.
Chính việc chuyển từ sản phẩm tiêu dùng sang sản xuất sản phẩm phục vụ mục đích quân
sự đã làm cho kinh doanh thay đổi, đầu tư bị gián đoạn, quan hệ giữa các quốc gia bị xấu

đi và dần tạo lập nên những hàng rào vô hình ngăn cản hoạt động kinh doanh quốc tế.
d. Yếu tố văn hóa

Hiểu biết văn hóa sẽ tác động đến khả năng tiếp cận thị trường địa phương, duy trì
các mối quan hệ kinh doanh, đàm phán giao dịch thành công, tiến hành bán hàng, thực


hiện các chiến dịch tiếp thị và quảng cáo, tiến hành các hoạt động sản xuất và phân
phối…của doanh nghiệp. Bỏ qua các yếu tố văn hóa sẽ đưa doanh nghiệp vào thế bất lợi,
hiểu biết văn hóa sẽ giúp doanh nghiệp tạo lập được lợi thế trong kinh doanh. Vì vậy,
trong các hoạt động kinh doanh quốc tế, giống như việc phân tích kỹ thuật hay thị trường,
doanh nghiệp cũng nên tiến hành phân tích văn hóa.
e. Sự hình thành các liên minh kinh tế

Việc hình thành các khối liên kết về kinh tế, chính trị, quân sự đã góp phần làm tăng
hoạt động kinh doanh, buôn bán và đầu tư giữa các quốc gia thành viên (trong khối), làm
giảm tỷ lệ mậu dịch với các nước không thành viên. Để khắc phục hạn chế này, các quốc
gia thành viên trong khối thường tiến hành ký kết với các quốc gia ngoài khối những hiệp
định, thỏa ước để từng bước nới lỏng hàng rào vô hình tạo điều kiện cho hoạt động kinh
doanh quốc tế phát triển.
Bên cạnh các hiệp định song phương, đa phương giữa các quốc gia đã và đang được
ký kết, các tổ chức kinh tế quốc tế, đặc biệt là Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát
triển châu Á (ADB) có vai trò cực kỳ quan trọng đối với kinh doanh quốc tế. Chính
những tổ chức này đã cung cấp vốn cho những chương trình xã hội và phát triển cơ sở hạ
tâng như đường giao thông, cầu cảnh, nhà ở… Việc cho vay của những tổ chức này đã
kích thích mậu dịch và đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp. Thông qua đó, các quốc
gia, các doanh nghiệp kinh doanh có thể mua được những máy móc thiết bị cần thiết từ
nước ngoài, xây dựng mới hoặc nâng cấp cơ sở hạ tầng và do đó thúc đẩy hoạt động kinh
doanh quốc tế có hiệu quả. Việc hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) với
25 quốc gia thành viên, với đỉnh cao là đưa đồng tiên chung EURO vào lưu hành chính

thức (01/01/2002), làm cho vị thế của EURO được nâng cao đồng thời thúc đẩy kinh
doanh quốc tế phát triển mạnh hơn.

II.

CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN

Mức độ quốc tế hóa của nền kinh tế Việt Nam đã tăng mạnh từ khi thực hiện cải cách
kinh tế vào cuối thập niên 80. Quá trình này đã tăng tốc kể từ giữa thập niên 90 với việc
bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ (từđó dẫn đến việc ký kết hiệp định thương mại


song phương vào năm 2001), gia nhập ASEAN, tiếp nhận vốn FDI với lượng lớn, gia
tăng nhanh chóng thương mại quốc tế và gia nhập WTO. Các doanh nghiệp tại Việt Nam
cũng đã đưa ra và thực hiện các chiến lược để hòa nhập và xu hướng chung của nền kinh
tế thế giới. Cà phê Trung Nguyên cũng đã đưa ra những chiến lược và đạt được những
thành công nhất định trên thị trường quốc tế.
1. Giới thiệu chung

Tập đoàn trung Nguyên là một doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: sản xuất,
chế biến, kinh doanh cà phê, nhượng quyền thương hiệu, dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện
đại và du lịch. Cà phê Trung Nguyên là thương hiệu nổi tiếng hàng đầu Việt Nam, và
đang có mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế giới.
Lịch sử hình thành
-1996: Trung Nguyên được thành lập tại thành phố Buôn Ma Thuột
-1998: Cửa hàng đầu tiên khai trương tại TP HCM
-2000: Trung Nguyên có mặt tại Hà Nội, triển khai mô hình Nhượng quyền
-2001: Nhượng quyền thành công tại Nhật bản
-2003: Nhãn hiệu cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên ra đời
-2008: thành lập văn phòng tại Singapore

-2012: Trung Nguyên trở thành thương hiệu cà phê được người tiêu dùng Việt Nam
yêu nhất
-2014: Trung Nguyên ra mắt Đại siêu thị cafe-cafe.net.vn

Nguồn nhân lực
Hiện nay, tập đoàn Trung Nguyên có khoảng gần 2000 nhân viên làm việc cho công
ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần TM&DV G7 tại 3 văn phòng, 2 nhà máy và 5
chi nhánh trên toàn quốc cùng với ccong ty liên doanh VGG hoạt động tại Singapore.
Ngoài ra, Trung Nguyên còn giasn tiếp tạo ra việc làm cho hơn 15.000 lao động qua hệ
thống 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước.


Đội ngũ quản lý của tập đoàn Trung Nguyên hầu hết là những người trẻ, được đào
tạo bài bản, cùng với các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm làm việc trong các tập đoàn
nước ngoài.
Với chiến lược trở thành một tập đoàn kinh tế bao gồm 10 công ty thành viên hoạt
động trên nhiều lĩnh vực: trồng, chế biến, xuất khẩu, chăn nuôi, bất động sản... Tập đoàn
Trung Nguyên luôn cần bổ sung một đọi ngũ nhân lực trẻ, năng động, tâm huyết và sáng
tạo, sẵn sàng cùng công ty xây dựng Trung Nguyên thành một tập đoàn kinh tế hùng
mạnh của Việt Nam.
Đội ngũ nhân viên của tập đoàn Trung Nguyên luôn được tạo những điều kiện làm
việc tốt nhất để có thể học hỏi, phát huy khả năng và cống hiến vớ tinh thần” Cam kếtTrách nhiệm- Danh dự”.
Tầm nhìn và sứ mạng:
- Tầm nhìn: Trở thành một tập đoàn thúc đẩy sự trỗi dậy của nền kinh tế Việt Nam,
giữ vững sự tự chủ về kinh tế quốc gua và khơi dậy, chứng minh cho một khát vọng Đại
Việt khám phá và chinh phục.
- Sứ mạng: Tạo dựng thương hiệu hàng đầu qua vvieejc mang lại cho người thưởng
thức cà phê nguồn cảm hứng sáng tạo và niềm tự hào trong phong cách Trung Nguyên
đậm đà văn hóa việt.
Giá trị cốt lõi:

1. Khơi nguồn sáng tạo
2. Phát triển và bảo vệ thương hiệu
3. Lấy người tiêu dùng làm tâm
4. Gây dựng thành công cùng đối tác
5. Phát triển nguồn nhân lực mạnh
6. Lấy hiệu quả làm nền tảng
7. Góp phần xây dựng cộng đồng


Định hướng phát triển
Trung Nguyên sẽ trở thành một tập đoàn gồm 10 công ty thành viên hoạt động trong
các lĩnh vực trồng, chế biến, xuất khẩu cà phê, kinh doanh bất động sản, chăn nuôi và
truyền thông trong năm 2017.
Hệ thống nhượng quyền đầu tiên của Việt Nam
Cà phê Trung nguyên là Công ty Việt nam đầu tiên áp dụng mô hình kinh doanh
nhượng quyền thương hiệu. Bằng sự năng động, sáng tạo, Trung Nguyên đã xây dựng
được một hệ thống quán nhượng quyền rộng khắp trong nước và tại các nước Nhật Bản,
Singapore, Thái Lan và Campuchia, với mmoojt phong casch thưởng thức cà phê rất
riêng.
Với hình thức nhượng quyền thương hiệu, các sản phẩn cà phê Trung Nguyên được
sản xuất từ những hạt cà phê ngon nhất của vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột, kết hợp
với công nghệ hiện đại và bí quyết riêng được giới thiệu đến tất cả mọi người tiêu dùng
trong nước và trên thế giới.
Ngày nay, với khoảng 1,000 quán cà phê nhượng quyền, Trung Nguyên luôn đem đến
cho người thưởng thức những tách cà phê hàng đầu Việt Nam tại bất kỳ địa điểm quán
nhượng quyền của Trung Nguyên nào

2. Các sản phẩm của Trung Nguyên

*Cà phê Trung Nguyên cao cấp

-Cà phê chồn Weasel
Là sản phẩm cà phê chồn cao cấp của Trung Nguyên, được sản xuất từ các hạt cà phê
chồn thu gom hoàn toàn tự nhiên, chọn lọc tỷ mỉ và xử lý tiệt trùng đặc biệt trước khi chế
biến.


Cà phê chồn Legendee

Là sản phẩm cà phê chồn (gồm các loại cà phê Arabica, cà phê Robusta, cà phê Excelsa)
được sản xuất bằng cách lên men sinh học.




Sáng tạo 8

Được làm nên từ những hạt cafe ngon nhất của Việt Nam, Jamaica, Brazil, Ethiopia.
Thành phần gồm Arabica, Robusta, Excelsa. Sản phẩm có nước pha sánh, màu cánh gián
đậm, mùi thơm đặc biệt dễ chịu, êm dịu và thơm lâu sau khi uống.


Cà phê rang xay

Cà phê rang xay bao gồm các nhóm sản phẩm hỗn hợp (I, S, Nâu, premium blend,
gourmet blend, house blend), chế phin (1,2,3,4,5), sáng tạo (1,2,3,4,5), espresso, hạt xay.

-Nhóm sản phẩm rang xay phổ thông


Khát vọng chữ I: sự kết hợp 4 loại hạt Arabica, Robusta, Excelsa, Catimor. Sản phẩm có

màu nước nâu đậm, hương thơm nồng, vị đậm đà đặc trưng. Thích hợp với những người
có gu uống cà phê đậm và phù hợp mọi cách uống.
• Chinh phục chữ S: sự kết hợp của 4 loại hạt cà phê Arabica, Robusta, Excelsa, Catimor
theo tỉ lệ phối trộn đặc biệt. Sản phẩm có màu nước nâu sánh, hương thơm đầy, vị đậm
đà. Thích hợp cho những người có "gu" uống cà phê đậm và phù hợp với mọi cách uống.
• House Blend: sản phẩm kết hợp 4 loại hạt cà phê Arabica, Robusta, Cherry (cà phê mít,
hạt vàng, sáng bóng và vị chua) và Catimor. Thành phẩm có nước pha màu nâu sánh, mùi
thơm đặc trưng, hàm lượng caffeine khoảng 1.0%.

-Nhóm sản phẩm chế phin 1, 2, 3, 4, 5
1. Chế phin 1: thành phần là cà phê Culi Robusta (các hạt tròn đầy, mỗi quả chỉ có
một hạt của cà phê Robusta). Sản phẩm có nước pha có màu nâu cánh gián đậm, mùi
thơm dịu nhẹ, vị đậm đà và hàm lượng caffein thấp.


2. Chế phin 2: thành phần gồm Robusta và Arabica. Sản phẩm có nước pha màu nâu
đen, mùi thơm nhẹ, vị đắng hơi gắt đặc trưng của giống cà phê Robusta.
3. Chế phin 3: thành phần là cà phê loại Arabica. Sản phẩm có nước pha màu nâu
nhạt, mùi rất thơm và nhẹ, vị êm, có độ axít trung bình nên có cảm giác hơi chua.
4. Chế phin 4: thành phần gồm 4 loại Arabica, Robusta, Catimor và Excelsa. Sản
phẩm có hương vị đặc trưng, mùi thơm bốc, vị êm nhẹ và cảm giác hơi chua
5. Chế phin 5: thành phần gồm cà phê Culi Arabica (các hạt tròn đầy, loại mỗi quả
một hạt của cà phê Arabica). Sản phẩm có hương thơm đặc trưng, vị êm nhẹ ít đắng và
nước pha màu nâu đen.
-Nhóm sản phẩm sáng tạo 1, 2, 3, 4, 5
1. Sáng tạo 1: cà phê Culi Robusta (loại cà phê vối hạt tròn, mỗi trái chỉ có 1 hạt), tạo
ra sản phẩm hương thơm nhẹ, vị đắng và nước pha màu đen.
2. Sáng tạo 2: kết hợp cà phê Arabica và Robusta. Sản phẩm có nước pha màu nâu
cánh gián nhạt. Mùi thơm nhẹ. Vị đắng êm, đậm đà, hàm lượng caffeine khoảng 2.0%.
3. Sáng tạo 3: cà phê Arabica. Sản phẩm có nước pha màu nâu nhạt, thơm, vị êm.

4. Sáng tạo 4: làm từ 4 loại cà phê Culi Arabica, Cartimor, Robusta và Exelca loại
Cartimor. Sản phẩm có hương vị đặc biệt, mùi thơm bền, vị đậm đà và nước pha màu nâu
đậm.
5. Sáng tạo 5: cà phê Culi Abrabica loại ngon của Lâm Đồng. Sản phẩm có hương
thơm đặc trưng, vị êm nhẹ ít đắng và nước pha màu nâu đen.
*Cà phê hạt nguyên chất
1. Cà phê hạt Arabica
2. Cà phê hạt Culi Robusta
*Cà phê hòa tan G7









Cà phê G7 bao gồm 3in1, 2in1 (Đen đá), Hòa tan đen, Gu mạnh X2 (2in1 và
3in1), Cappuccino, Passiona và White Coffee.
G7 3in1
G7 2in1 (Đen đá):
G7 Hòa tan đen (không đường)
G7 Gu mạnh X2
G7 Cappuccino:
G7 Passiona:
G7 White coffee


*Cà phê tươi

1. Cà phê tươi gu truyền thống hương vị đậm đà, phổ biến.
2. Cà phê tươi gu sành điệu hương vị đằm êm, thơm đặc trưng.
*Cream đặc có đường Brothers
Cream đặc có đường Brothers còn bổ sung thêm Vitamin B1, B6 rất tốt cho sức khỏe.

3. Chiến lược kinh doanh quốc tế của Trung Nguyên

Cà phê là thức uống rất thông dụng trên thế giới hiện nay. Uống cà phê không chỉ là
thú vui giải trí mà còn có nhiều mục đích khác.
Nhu cầu cà phê thế giới không ngừng tăng lên (định lượng bình quân người dân
châu Âu tiêu thụ từ 5-6 kg cà phê mỗi năm). Những nước phương tây phát triển với lối
sống công nhiệp có nhu cầu cà phê không ngừng tăng. Đồng thời, sự thay đổi trong tập
quán và thói quen tiêu dùng của người Á Đông trong đó phải kể đến người tiêu dùng
Nhật Bản và Trung Quốc với thị trường rộng lớn.
Với xu hướng toàn cầu hóa ngày càng mở rộng, Trung Nguyên tham gia vào thị
trường quốc tế, khai thác nguồn lực và lợi thế của mình để mở rộng thị trường cho công
ty cũng như phát triển kinh tế, thương mại quốc tế của quốc gia.
 Mở rộng thị trường:
Không ngừng tìm kiếm các đối tác nhằm xây dựng một hệ thống quán nhượng quyền
rộng khắp cả nước và thị trường quốc tế. Cà phê Trung Nguyên đã có kế hoạch cụ thể
trong chiến lược phát triển mở rộng thị trường quốc tế vào năm 2012 với các thị trường
trọng điểm là Mỹ, Trung Quốc và Singapore, trong đó thành lập hai trung tâm điều hành
tại Mỹ và Singapore.
Với thị trường Mỹ, qua vị thế và sự ảnh hưởng của Mỹ, thì một khi cà phê trung
nguyên vào được thị trường Mỹ và thành công tại Mỹ sẽ là minh chứng mạnh mẽ nhất
giúp dễ dàng mở toang tất cả các cánh cửa thị trường còn lại của thế giới.
Với thị trường Trung Quốc, cà phê Trung Nguyên có lợi thế là vị trí gần, tương đồng
về văn hóa, thị trường đông dân, dân số trẻ và xu thế dịch chuyển từ trà sang cà phê đang
tăng mạnh.



Với thị trường Singapore, là cửa ngõ của Châu Á mở ra thế giới, có nền tảng vững
chắc về tài chính, kinh tế, hạ tầng cơ sở kỹ thuật tốt sẽ tạo cơ hội cho Trung Nguyên phát
triển.
Trung Nguyên đã đầu tư hơn 2200 tỷ đồng cho hệ thống công nghệ hiện đại và bí
quyết. Đây là điều kiện để Trung Nguyên nâng cao chất lượng, sản lượng, đa dạng hóa
sản phẩm, tăng năng suất đáp ứng nhu cầu kinh doanh tại thị trường nội địa và chiến lược
chinh phục thị trường thế giới.
 Hợp tác:
- Ngày 16/11/2007, lễ ký kết quan hệ đối tác chiến lược giữa Nguyen Hoang Group
Corp., Trung Nguyên Corp. và Internet Service Co. Ltd, Sự kiện đánh dấu mốc hợp tác
phát triển giữa hai tập đoàn tư nhân lớn tại Việt Nam và đối tác quốc tế đến từ Nhật Bản.
- Bản đồ quốc tế của công ty Trung Nguyên

a. Chiến lược quốc tế:

Việc mở rộng toàn cầu giúp cho công ty tăng khả năng sinh lợi, thêm lợi nhuận, thu
ngoại tệ để đầu tư mua máy móc thiết bị mở rộng và nâng cao sản xuất từ đó tăng hiệu
quả kinh doanh của công ty.
Thương hiệu cà phê Trung Nguyên đã vượt ra khỏi biên giới Việt Nam và nhận được
sự ủng hộ của cộng đồng người Việt ở nước ngoài cũng như sự quan tâm yêu mến của
bạn bè quốc tế.
Công ty nhận thức rõ mình là công ty Việt non trẻ nên để cạnh tranh với các thương
hiệu cà phê lâu đời trên thế giới thì phải tạo nên sự khác biệt so với các sản phẩm trên thị
trường. Công ty đã tạo cho mình hướng đi riêng - Một thương hiệu Phương Đông.


a.1. Sự khác biệt đến từ sản phẩm:
Điều khác biệt mà cà phê của Trung Nguyên làm được cho khách hàng không chỉ là
thứ đồ uống đã rất phổ biến mà còn là sự phức tạp, cầu kỳ, ngạc nhiên và cũng tinh tế

hơn người ta tưởng, kể cả những người sành điệu nhất, rằng trong ly cà phê Trung
Nguyên mà họ thưởng thức không chỉ có cà phê. Ngành cà phê thế giới trong một thời
gian dài được thống trị bởi các hãng cà phê đến từ Âu-Mỹ với công thức: Nguyên liệu
tốt, công nghệ cao, một số quan điểm về văn hóa. Điều này ngày nay đã thay đổi bởi
Trung Nguyên đã làm được điều rất khó – tạo nên một công thức cà phê đặc biệt nhất thế
giới: nguyên liệu tốt + công nghệ cao + bí quyết phương Đông + quan điểm mới về cà
phê.
Nói về nguyên liệu, Trung Nguyên chọn lọc 4 vùng nguyên liệu ngon nhất thế giới:
hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuột nổi tiếng nhất Việt Nam, được đánh giá là ngon nhất
thế giới với khẩu vị mạnh mẽ, đậm đà hương vị cà phê nguyên gốc đến từ vùng đất quê
hương của cà phê Ethiopia; Hạt Arabica thơm ngon đầy quyến rũ của vùng đất Jamaica;
Thương hiệu nổi tiếng của cà phê xuất khẩu hàng đầu thế giới Brazil… Tất cả được hội
tụ, chắt lọc để nguyên liệu tạo nên những sản phẩm cà phê đặc biệt nhất.
Sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại nhất cùng những bí quyết huyền bí phương Đông
là những nét độc đáo chỉ có ở Trung Nguyên. Bởi Trung Nguyên được các tập đoàn hàng
đầu thế giới chuyển giao công nghệ, thân thiện với môi trường. Còn bí quyết phương
Đông chính là sự phối trộn các nguyên liệu thảo dược quý hiếm, những nguồn năng
lượng đặc biệt từ đá quý và các chất phụ gia đặc biệt trong quá trình rang xay. Trung
Nguyên có quan điểm mới về cà phê, coi đó không chỉ là một thức uống thông thường mà
là một thức uống cho trí não, một nguồn năng lượng sáng tạo cho tương lai.

a.2. Sự khác biệt đến từ không gian của các quán nhượng quyền thương hiệu
Trung Nguyên:
Trung Nguyên xác định hướng đạt đến của thương hiệu Trung Nguyên là vị trí "cà
phê của phương Đông". Họ nói, "Nếu được hỏi đến tên một thương hiệu cà phê, có lẽ bạn
sẽ nghĩ ngay đến một số tên của phương Tây. Vâng, đương nhiên từ khi những người
uống trà có tầm ảnh hưởng hơn ở các nước châu Á thì cà phê là một lựa chọn phổ biến
hơn ở một số nước phương Tây. Ngoài ra có những nhà sản xuất cà phê lớn ở phương
Tây như Brazil nơi có nhiều thương hiệu, kĩ thuật chế biên và ngành công nghiệp phát
triển được khởi xướng bởi các đối tác phương Tây. Cà phê thế giới chịu ảnh hưởng bởi

các thương hiệu phương Tây và nó có ở khắp mọi nơi khi bạn ăn và khi bạn mua sắm.


Ngoài ra, với sự xâm nhập thành công của các quán cà phê mang phong cách phương
Tây, dĩ nhiên chúng tôi để nhận ra uống cà phê như là một điều và một lối sống phương
Tây lên thị trường. Tương tự như vậy, mặc dù, có thương hiệu cà phê được thiết kế và
pha chế theo phong cách châu Á đặc trưng, không ai hoàn toàn thành công khi đi bộ trên
đường băng quốc tế."
Tiệm cà phê là 1 nơi ấm cúng và thư giãn với một chút yếu tố phương Đông. Rung
Nguyên cung cấp có cho khách hàng dịch vụ thân thiện và sự quyến rũ độc đáo mang
phong cách châu Á với sự hiếu khách, chỗ ngồi thoải mái, nhẹ nhàng và không khí âm
nhạc tuyệt vời. Đó là một quán cà phê vừa mang những nét đặc trưng tự hào của nền văn
hóa phương Đông trong khi vẫn duy trì sự tiện nghi và sang trọng của phương Tây. Đặc
biệt là thưởng thức những sản phẩm của Trung Nguyên, là bản chất của nó – cà phê.

b. Các hình thức thâm nhập thị trường quốc tế của công ty Trung Nguyên

b.1. Thâm nhập thông qua xuất khẩu thông thường
Thương hiệu cà phê Trung Nguyên đã vượt ra khỏi biên giới Việt Nam và nhận được
sự ủng hộ của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cũng như sự quan tâm yêu mến
của bạn bè quốc tế.
Việc xuất khẩu cà phê mang lại thêm lợi nhuận, thu ngoại tệ để đầu tư mua máy móc
thiết bị mở rộng và nâng cao năng suất từ đó tăng hiệu quả kinh doanh của công ty.
Tham gia kinh doanh xuất khẩu cà phê giúp Trung Nguyên nâng cao được uy tín,
hình ảnh thương hiệu trong mắt các bạn hàng và trên thị trường thế giới, từ đó giúp công
ty tạo lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị trường, tăng thị phần và lợi nhuận.
Việc xuất khẩu còn được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước với các chính sách ưu đãi như
chính sách tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, xúc tiến thương mại cũng như các chính
sách hỗ trợ nghiên cứu và phát triển.
Hiện nay, sản phầm cà phê Trung Nguyên đang được xuất khẩu đến hơn 43 quốc gia

trên thế giới (chiếm 20% sản lượng). Cà phê rang Trung Nguyên cũng có mặt trong siêu
thị và các cửa tiệm ở Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, Cộng hòa Séc, Mỹ,
Đức, Đông Âu, Pháp và Nga. Các thị trường trọng điểm là Mỹ, Trung Quốc,…
Người tiêu dùng các nước phát triển chi khá nhiều cho sản phẩm này. Họ có thói
quen sử dụng các sản phẩm có chất lượng tốt, giá cao nên công ty sẽ không chịu sức ép
về giảm chi phí.


Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Trung Nguyên là các trung tâm kinh tế thế giới,
có môi trường kinh doanh ít rủi do, nền chính trị ổn định.
 Hình thức xuất khẩu
Trung Nguyên xuất khẩu gián tiếp thông qua các nhà phân phối trung gian.
Ở Anh: Công ty Dragon Coffee.
Dragon Coffee là một tên thương mại của Dragon e-Business Ltd, một công ty tiếp
thị web có trụ sở tại Cardiff, Vương quốc Anh. Công ty lien kết với doanh nghiệp Dragon
Travel, chuyên về du lịch và đi du lịch đến Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan,
Myanmar và Trung Quốc. Vì thế còn giúp giới thiệu cac sản phẩm của công ty rộng khắp.
Ở Canada: H & O Company Coffee
H & O Company Coffee là công ty kinh doanh các sản phẩm cà phê của Việt Nam
trong đó có các sản phẩm của Trung Nguyên.
Khách hàng còn có thể mua sản phẩm của Trung Nguyên tại nhiều các trang web trực
tuyến của công ty tại nhiều quốc gia trên thế giới:
/> /> /> /> />Đặc biệt nhiều khách hàng có thể mua các sản phẩm của Trung Nguyên trên các trang
web bán hàng quốc tế như Amazon, Ebay,…
b.2. Thâm nhập thông qua hợp đồng nhượng quyền
b.2.1. Khái niệm nhượng quyền
Nhượng quyền thương hiệu (Franchise) là hình thức kinh doanh mà nhà sản xuất hay
chủ sở hữu một sản phẩm-dịch vụ độc quyền cho một cá nhân khác quyền kinh doanh sản
phẩm, dịch vụ đó tại một khu vực cụ thể.
Hình thức kinh doanh nhượng quyền bắt đầu phát triển và được áp dụng thành công

tại Hoa Kỳ. Đây là mô hình kinh doanh hợp tác “đôi bên cùng có lợi”. Bên nhận quyền
câng sự nổi tiếng của bên nhượng quyền để việc kinh doanh thành công dễ dàng hơn.
Ngược lại, bên nhượng quyền cần sự thành công của bên nhận quyền để hệ thống ngày
càng phát triển và vững mạnh.


b.2.2. Giới thiệu về hệ thống nhượng quyền Trung Nguyên
Cà Phê Trung Nguyên là Công ty Việt Nam đầu tiên áp dụng mô hình kinh doanh
nhượng quyền thương hiệu. Bằng sự năng động vá sáng tạo, Trung Nguyên đã xây dựng
được một hệ thống quán nhượng quyền rộng khắp trong nước và tại các nước Nhật Bản,
Singapore, Thái Lan và Campuchia, với một phong cách thường thức cà phê rất riêng.
Với hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu, các sản phẩm cà phê Trung
Nguyên đươc sản xuất từ những hạt cà phê ngon nhất của vùng cao nguyên Buôn Ma
Thuột, kết hợp với công nghệ hiện đại và bí quyết riêng được giới thiệu đến mọi người
tiêu dùng trong nước và trên thế giới.
Ngày nay, với khoảng 1.000 quán cà phê nhượng quyền, Trung Nguyên luôn đem đến
cho những người thường thước những tách cà phê hàng đầu Việt Nam tại bất kì địa điểm
quan nhượng quyền Trung Nguyên nào.

b.2.3. Khó khăn của Trung Nguyên khi nhượng quyền quốc tế
 Đối thủ cạnh tranh chủ yếu – Starbucks:
Bên cạnh khó khăn về mặt bằng, tài chính, hình ảnh thì khó khắn lớn nhất mag Trung
Nguyên phải đương đầu là Goliath cà phê Starbucks, một tập đoàn cà phê lớn nhất thế
giới của Mỹ. Sự thành công của Trung Nguyên ở thị trường nội địa cũng giống như
Starbucks ở Mỹ, ngoại trừ việc Trung Nguyên thống trị thị trường nội địa của mình chỉ
trong 4 năm, trong khi Starbucks mất đến 15 năm. Mặc dù phát triển mạnh tại thị trường
nội địa nhưng Trung Nguyên vẫn là mọt công ty non trẻ trên thị trường thế giới. Tại Nhật,
Starbucks đã có đến gần 400 cửa hàng trong tổng số hơn 6000 cửa hàng của nó trên khắp
thế giới.
 Khác biệt về văn hóa thường thức cà phê tại mỗi quốc gia:

• Nhật
Năm 2002, quán cà phê Trung Nguyên đầu tiên xuất hiện ở Tokyo. Đây là một bước
rất quan trọng, nếu Trung Nguyên thành công ở Tokyo thì điều đó sẽ làm tăng tốc kế
hoạch phát triển của Trung Nguyên ra nước ngoài.
Nói đến văn hóa ẩm thực của người Nhật, người ta nghĩ đến nghệ thuật trà đạo đặc
sắc nổi tiếng khắp thế giới. Tuy nhiên ngày nay, nước Nhật được biết đến như một “xã
hội cà phê”. Người Nhật đã phát triển những quán kisaten của họ theo kiểu lịch lãm của
những quán cà phê và cửa hàng cà phê của Mỹ thập niên 1950.


Ở Nhật Bản, các quán cà phê không chỉ là một nới lý tưởng để mọi người thường
thức cà phê mà còn là nơi có thể nghỉ ngơi, thư giãn, tán gẫu với ai đó hay đọc một cái gì
đó.Có thể thấy ở Nhật Bản, uống cà phê không đơn thuần là sở thích mà nó đã trở thành
một hoạt động được xã hội hóa, một phần đặc biệt của nền văn hóa hiện đại Nhật Bản.
• Mỹ
Vùng Bắc Mỹ ngày nay là nơi tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới, và Seattle chính là
thánh địa mới của cà phê. Thành phố ẩm ướt này khai sinh ra “văn hóa Latte” những năm
thập kỉ 70 và nhanh chóng lan rộng khắp đất nước giúp cải thiện đáng kể chất lượng và
kiểu cách của dân Hoa kỳ. Ngày nay, ở bất kì nơi công cộng nào ở Mỹ đều bắt gặp một
vài xe cà phê lưu động phục vụ nhiều loại cà phê và thức ăn nhanh.
Văn hóa thường thức cà phê ở Mỹ được du nhập từ văn hoá cà phê Italy. Văn hóa cà
phê này là lối pha dùng máy Barista đã nhanh chong trở thành đại chúng trong dân chúng
sau hơn 20 năm phát triển, từ năm 1983.
Ở Mỹ, thời gian rất eo hẹp, chỉ trừ những ngày cuối tuần, còn lại thời gian chủ yếu
dành cho công việc. Do đó nhu cầu của người Mỹ là làm sao có được ly cà phê thơm
ngon mà không mất nhiều thời gian chờ đợi. Người ta có thể dừng xe lại đi vào quán mua
ly cà phê rồi đi ra trong vòng vài phút mà ly cà phê vẫn thơm ngon. Cái mà họ cần là
nhanh gọn mà vẫn không mất đi chất thơm đắng đúng nghĩa cà phê.
Văn hóa cà phê này nhanh chóng lan sang và ảnh hưởng đến các nước châu Âu vốn
có nền văn hóa cà phê lâu đời.

b.2.4. Sự phát triển của hệ thống nhượng quyền Trung Nguyên
Hiện nay, Trung Nguyên đã xây dựng được một hệ thống nhượng quyển rộng khắp cả
nước và thị trường quốc tế như: Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc,
Campuchia, Mĩ, Ba Lan, Ukaraina,… Từ hệ thống nhượng quyền này, Trung Nguyên đã
mang tới người yêu cà phê một phong cách thường thức cà phê rất riêng, mang bản sắc
văn hóa Việt Nam và những tính hoa của nhân loại. Trong không gian Trung Nguyên,
những tín đồ cà phê khắp mọi nơi sẽ cảm nhận được những nét văn hóa cà phê độc đáo
của Việt Nam, chứa đựng những tinh hoa về mặt triết lý bao trùm, hướng nhân loại tới
những giá trị phát triển mới: sáng tạo, hài hòa và phát triển bền vững.
Ngày nay, với hàng trăm ngàn quán cà phê trải dọc đất nước đang kinh doanh sản
phẩm cà phê Trung Nguyên, và một hệ thống quán nhượng quyền rộng khắp cả nước và
quốc tế, Trung Nguyên khát khao mang đến cho người yêu cà phê không chỉ là những
tách cà phê thơm ngon mà còn là những nét văn hóa đặc sắc nhất. Những tín đồ cà phê
đến với Trung Nguyên sẽ được trải nghiệm trong những không gian cà phê mà ở đó họ
được chia sẻ, đồng cảm và minh chứng một tinh thần cà phê mới.


Trung Nguyên coffee – Nơi hội tụ của những tinh hoa
Sự phát triển cũng như thành công của hệ thống nhượng quyền của Trung Nguyên
trên thị trường quốc tế cũng nhằm góp phần đưa tên tuổi của cà phê Việt, cà phê Trung
Nguyên đến bạn bè khắp năm châu, đồng thời cũng giúp việc xuất khẩu của công ty
thuận lợi hơn.

4. Thành công

Gây ấn tượng mạnh từ lần đầu tiên xuất hiện với một quán cà phê nhỏ ở vùng ngoại
ô, chỉ sau một thời gian rất ngắn, Trung Nguyên nhanh chóng chiếm giữ các vị trí trung
tâm của trung tâm TP.HCM trước khi tiến thẳng ra Thủ đô Hà Nội và thống lĩnh toàn thị
trường Việt Nam.
Không dừng lại, Trung Nguyên hiện diện tại Nhật Bản rồi Singapore, từng bước

chinh phục thị trường Thế giới, và tạo dựng những không gian thưởng thức cà phê mang
nét đẹp văn hóa đậm tinh thần sáng tạo của cà phê.
Bằng với sự khôn khéo trong knh doanh, Trung Nguyên đã đạt được những thành
công đáng ngưỡng mộ.
Tính đến 2013, 13 265 826 449 ly cà phê được tiêu thụ, Trung Nguyên đã mang
thương hiệu của mình đến 60 quốc gia trên thế giới tiêu biểu như Nhật Bản, Hàn Quốc,
Hoa Kỳ, Anh…


Những giải thưởng tiêu biểu được trao tặng:

1. Huân chương lao động hạng III do Chủ Tịch nước trao tặng năm 2007.


×