Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

bài thu hoạch nâng hạng giáo viên thpt hang 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.69 KB, 17 trang )

Tên học viên: Trần Đại Dương

Mã số học viên: SP.PT2.15.024

Ngày sinh: 01/02/1987

Nơi sinh : Hà Tĩnh

Email:

Số điện thoại: 0938309512

Đơn vị công tác: Trường THPT An Nhơn Tây
KHÓA BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
GIÁO VIÊN THPT – Hạng II
Đơn vị tổ chức: Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Địa điểm học: Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
BÀI THU HOẠCH :
DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
THPT VÀO VIỆC LIÊN HỆ THỰC TẾ MÔN HÓA HỌC TẠI TRƯỜNG
THPT AN NHƠN TÂY – HUYỆN CỦ CHI – TP HỒ CHÍ MINH
Bài thu hoạch này được hoàn thành vào ngày 29/12/2018.
I.

ĐẶT VẤN ĐỀ:

Qua thời gian học tập, được bồi dưỡng kiến thức thuộc lớp bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh
nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II được Quý thầy, cô của trường Đại học sư phạm TP Hồ
Chí Minh truyền đạt những kiến thức và kỹ năng gồm những nội dung:
Chuyên đề 1. Lý luận về nhà nước và hành chính nhà nước.
Chuyên đề 2. Chiến lược và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo.


Chuyên đề 3. Quản lý giáo dục và chính sách phát triển giáo dục trong cơ chế thị trường định
hướng XHCN.
Chuyên đề 4. Giáo viên với công tác tư vấn học sinh trong trường THPT.


Chuyên đề 5. Tổ chức hoạt động dạy học, xây dựng và phát triển kế hoạch giáo dục ở trường
THPT.
Chuyên đề 6. Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II.
Chuyên đề 7. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT.
Chuyên đề 8. Thanh tra kiểm tra và một số hoạt động đảm bảo chất lượng trường THPT.
Chuyên đề 9. Sinh hoạt tổ chuyên môn và công tác bồi dưỡng giáo viên trong trường THPT.
Chuyên đề 10 . Xây dựng mối quan hệ trong và ngoài nhà trường để nâng cao chất lượng giáo
dục và phát triển trường THPT.
Đây là những nội dung hết sức bổ ích và cần thiết cho người quản lí, giáo viên giảng dạy trong
việc thực thi nhiệm vụ tại đơn vị đang công tác. Với 10 chuyên đề đã giúp cho học viên nhận
thức được nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn mới trong công tác dạy và học. Qua một thời
gian học tập bản thân đã tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích qua đó mạnh dạn đưa ra một số
bài học nhằm phục vụ cho quá trình công tác sau này tuy nhiên do thời gian hoàn thiện ngắn,
việc nghiên cứu chưa được sâu và kinh nghiệm bản thân có hạn do đó dù đã cố gắng rất nhiều
nhưng bài viết này chắc chắn còn những hạn chế, rất mong được sự đóng góp ý kiến của Quý
thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn chỉnh hơn.
Trong các nội dung đã được học thì tôi tâm đắc và muốn thể hiện ý kiến của mình về vấn đề “
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT”. Đặc biệt trong việc

giúp học sinh cấp THPT nâng cao về kiến thức và khả năng liên hệ thực tế và vận dụng
môn hóa học trong cuộc sống hằng ngày.
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với mục tiêu đến năm 2020 Việt
Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành nước công nghiệp, hội nhập với
cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện

đại hóa và hội nhập quốc tế là nhân lực con người với mặt bằng dân trí được nâng cao.
Với nền kinh tế tri thức trong xã hội hiện nay, đòi hỏi con người muốn tồn tại đều phải


học, học suốt đời. Từ đó thấy được nhiệm vụ của ngành giáo dục vô cùng to lớn: Giáo
dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải giúp học sinh vận dụng
kiến thức khoa học vào cuộc sống, vừa mang tính giáo dục, vừa mang tính giáo dưỡng.
Hóa học là một trong những môn khoa học tự nhiên, và là môn học vừa thực
nghiệm vừa lý thuyết. Bộ môn Hoá học giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành
và phát triển trí dục của học sinh.
Mục tiêu của việc học hóa học là ngoài những kiến thức, kỹ năng cơ bản mà học
viên cần đạt được, còn giúp cho học sinh hiểu biết những ứng dụng của hóa học trong
thực tế, cũng như phát huy tính sáng tạo đưa những ứng dụng phục vụ cho đời sống con
người và quan trọng hơn nữa là hình thành những kỹ năng vận dụng và sử dụng kiến
thức một cách độc lập, nhận diện thế giới quan một cách đúng đắn và hoàn chỉnh, đánh
giá các sự việc, hiện tượng mới khi gặp trong học tập, trong cuộc sống, trong lao động
và trong quan hệ với mọi người.
Để đạt được những yêu cầu trên, trách nhiệm đặt ra cho mỗi giáo viên dạy môn
hóa học, cũng như giáo viên dạy các môn khoa học khác. Cần có biện pháp để nâng cao
chất lượng dạy - học; một trong những yếu tố rất quan trọng để quyết định chất lượng
dạy - học đó là “Phương pháp giảng dạy”. Người giáo viên cần sử dụng các phương
pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Một
trong những phương pháp nhằm tạo hứng thú, lôi cuốn học viên tham gia vào các bài
học hóa học là giúp học viên liên hệ kiến thức thực tế vào bài học, học viên sẽ hứng thú
hơn với những kiến thức gần gũi, thiết thực với đời sống, và khi biết kiến thức đã học
được đào sâu, mở rộng một cách sinh động phong phú học sinh sẽ hứng thú say mê,
yêu thích môn học này.
Dạy học định hướng phát triển năng lực, hay còn gọi là dạy học định hướng kết
quả đầu ra, được bàn đến nhiều từ những năm 90 cảu thế kỉ XX và ngày nay đã trở
thành su hướng giáo dục quốc tế.



Dạy học định hướng phát triển năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của
việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú
trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho
con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương
trình này nhấn manhjvai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức.
Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định hướng phát
triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là “sản phẩm cuối
cùng” của quá trình dạy học. Việc quản lí chất lượng dạy học chuyển từ việc điều khiển
“đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học tập của người học.
Trong chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực, khái niệm năng lực được
sử dụng như sau:


Năng lực liên quan đến bình diện mục tiêu của dạy học: Mục tiêu dạy học được

mô tả được thông qua các năng lực cần hình thành.


Trong các môn học, những nội dung và hoạt động cơ bản được liên kết với nhau

nhằm hình thành các năng lực.


Năng lực là sự kết nối tri thức, hiểu biết, khả năng, mong muốn,....



Mục tiêu hình thành năng lực định hướng cho việc lựa chọn, đánh giá mức độ


quan trọng và cấu trúc hóa các nội dung và hoạt động, hành động dạy học về mặt
phương pháp.


Năng lực mô tả việc giải quyết những đòi hỏi về nội dung trong các tình huống.

Ví dụ như đọc một văn bản cụ thể, nắm vững và vận dụng được các phếp tính cơ bản;...


Các năng lực chung cùng với các năng lực chuyên môn tạo thành nền tảng chung

cho công việc giáo dục và dạy học.


Mức độ phát triển năng lực có thể xác định trong các chuẩn: Đến một thời điểm

nhất định nào đó, học sinh có thể hoặc phải đạt được những gì.


III. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
- Bộ môn Hoá học giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí dục
của học sinh. Hoá học là sự khởi nguồn, là cơ sở phát huy tính sáng tạo đưa những ứng
dụng phục vụ cho đời sống con người.
- Trước tình hình chung hiện nay, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và
đời sống ngày càng được phát triển và mở rộng. Ngành hóa học là một trong những
ngành có nhiều ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống. Nó phục vụ cho nhiều chuyên
ngành khác phát triển.
- Nhiệm vụ của người giáo viên giảng dạy Hoá học ngoài những hiểu biết về hoá học,
người dạy phải hiểu được yêu cầu của người học để cung cấp thông tin, định hướng mục

tiêu học tập, tổ chức, hướng dẫn người học chủ động tư duy, nhận thức, thực hành, sáng
tạo trong quá trình tiếp nhận tri thức. Giáo viên phải biết sử dụng sự thông hiểu và kiến
thức đang có ở học sinh làm điểm xuất phát của việc học, dạy cho học viên biết cách
học. Phương pháp giảng dạy phù hợp, tính tích cực của học sinh phát huy trong giờ dạy
là các yếu tố quan trọng trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng giờ dạy.
- Liên hệ kiến thức thực tế vào bài dạy hóa học giúp học sinh hiểu biết đúng đắn về
những hiện tượng trong tự nhiên tránh việc mê tín dị đoan, có thể vận dụng những kiến
thức đã học vào thực tiễn đời sống thường ngày, những kiến thức đó có tác dụng rất lớn
kích thích tính chủ động, sáng tạo, các em sẽ có hứng thú trong học tập, kết quả học tập
được nâng cao.
IV.

NỘI DUNG CẦN THỰC HIỆN
Việc liên hệ kiến thức thực tế vào bài dạy hóa học sẽ tạo hứng thú, khơi dậy niềm

say mê, học sinh hiểu được vai trò và ý nghĩa thực tiễn của bộ môn Hoá học. Để thực
hiện người giáo viên cần cải tiến phương pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của
học sinh, nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định được kiến thức trọng tâm, tìm hiểu, tham
khảo các vấn đề thực tế liên quan phù hợp với từng loại bài lên lớp, từng đối tượng học


sinh.
Những ví dụ minh họa thông qua một số hiện tượng thực tiễn trong số muôn vàn
hiện tượng thực tiễn có thể áp dụng. Giáo viên có thể tổ chức thực hiện bằng nhiều
phương tiện, nhiều cách khác nhau như: dùng lời giải thích, dùng tranh, phim ảnh, ca
dao - tục ngữ, chuyện kể… làm cho ý nghĩa của việc học hóa học tăng lên, tạo ra hứng
thú, say mê trong học tập ở học sinh.
Những kiến thức thực tế có thể minh họa các phương trình hóa học để giải thích các
hiện tượng trong cuộc sống hằng ngày, những kinh nghiệm dân gian hay những ứng
dụng trong sản xuất và đời sống, những kiến thức khoa học nhằm bảo vệ sức khỏe cho

bản thân hay bảo vệ môi trường sống… Đây là những thông tin rất bổ ích mà các em cần
biết để có những kinh nghiệm trong cuộc sống và hiểu biết về thế giới xung quanh mình,
làm cho hoá học trở nên gần gũi, thiết thực hơn.
Giáo viên có thể sử dụng kiến thức thực tế để đặt vấn đề vào bài giảng, liên hệ với
nội dung kiến thức bài mới hoặc dùng làm bài tập củng cố, kiểm tra.
1. Dùng kiến thức thực tế để đặt vấn đề vào bài mới:
- Giáo viên nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống thường

ngày để giới thiệu bài mới. Nội dung cần nêu bật được những vấn đề cơ bản
cần nghiên cứu sao cho gây được hứng thú để học sinh tìm hiểu cái mới trong bài.
Thí dụ 1: Bài photpho ( Hóa học 11)
Đặt vấn đề: Photpho được tìm ra vào 1669 do nhà buôn Brantơ (người Đức), ông
lấy nước tiểu cho bay hơi để cô đặc, rồi chưng cất. Ông ngạc nhiên khi trên thành bình
xuất hiện 1 chất phát ra ánh sáng màu xanh xanh, ông đã bán chất đó để lấy tiền nhưng
không cho biết phương pháp điều chế. Đến 1676 Cunken (người Đức) đã tìm ta phương
pháp điều chế photpho bằng cách chưng cất cặn nước tiểu với cát và than. Năm 1771 nhà
hóa học Sile (Thụy Điển) cũng điều chế được photpho từ tro xương.


Tính chất của photpho như thế nào? Photpho có ứng dụng gì? Hiện nay trong công
nghiệp người ta điều chế photpho bằng phương pháp nào?
- Các bài tập có liên quan đến kiến thức thực tiễn cũng có thể dùng để tạo tình
huống có vấn đề trong dạy học hóa học.
Thí dụ 2: Bài axit nitric ( Hóa học 11)
Đặt vấn đề: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
Tại sao lúa chiêm tốt nhanh khi có mưa rào và sấm sét? Bằng những kiến
thức hóa học có thể giải thích câu ca dao trên.
Thí dụ 3: Bài oxi- ozon (Hóa học 10)
Sau những cơn mưa có sấm chớp thì cây cối, đường phố … không khí cũng trở

nên mát mẻ, trong lành hơn. Bằng những kiến thức hóa học có thể giải thích hiện tượng
trên.
Do trong không khí có 20% O2 nên khi có sấm chớp một lượng nhỏ O 2 → O3
Ngoài những hạt mưa cuốn theo bụi bậm, ozon có khả năng sát trùng nên làm môi
trường sạch sẽ và trong lành hơn.
2. Liên hệ kiến thức thực tế vào nội dung bài dạy:
- Đối với các loại bài học lý thuyết về một chất cụ thể, giáo viên có thể tùy theo
nội dung bài mà có thể liên hệ vận dụng khi tìm hiểu về tính chất, trạng thái tự nhiên,
các ứng dụng hay phương pháp điều chế các chất… Đặc biệt khi giáo viên liên hệ các
kiến thức thực tế vào việc minh họa, giải thích các PTHH sẽ mang tính cập nhật, thỏa
mãn tính tò mò của học sinh, làm cho học sinh hiểu và nhớ nhanh đồng thời thấy được ý
nghĩa thực tiễn bài học.
Thí dụ 1: Liên hệ tính chất vật lí của photpho để giải thích hiện ma trơi


Tại các nghĩa địa, khi trời mưa và có gió nhẹ : Khi xác chết bị thối rửa do vi sinh
vật hoạt động, photpho trong cơ thể được giải phóng ở dạng photphin (PH 3) và
điphotphin (P2H4) cũng như photpho trắng có thể cháy trong không khí ở nhiệt độ
thường và tỏa ra năng lượng ở dạng ánh sáng. Do đó khi hỗn hợp này cháy sẽ thấy có
ngọn lửa bay là đà trên mặt đất, lúc ẩn lúc hiện. Do không hiểu biết, nhiều người cho
rằng đó là hiện tượng ma trơi.
Giáo dục học sinh: Giải thích hiện tượng trên cơ sở khoa học, không mê tín dị
đoan.
Thí dụ 2: Liên hệ thực tế để giải thích tính chất vật lí của hiđrosunfua: là một chất
khí rất độc (Hóa học 10)
Khí H2S độc với người vì khi vào máu, máu hóa đen do tạo ra FeS làm cho
hemoglobin của máu chứa ion Fe2+ bị phá hủy. Chỉ 0,1% H2S trong không khí đã gây
nhiễm độc mạnh.
Giáo dục học sinh: Cẩn thận khi tiến hành thí nghiệm điều chế H2S trong phòng
thí nghiệm.

Thí dụ 3: Khi nghiên cứu tính chất hóa học của cacbon: Cacbon tác dụng với oxi.
( Bài Hợp chất của cacbon -Hóa học lớp 11)
Giáo viên có thể liên hệ kiến thức thực tế các trường hợp nhiễm độc khí CO từ
bếp than trong phòng kín.
Khí CO được sinh ra khi đốt than, đặc biệt là khi ủ bếp than (do bếp không cung
cấp đầy đủ khí oxi cho than cháy). Khi ủ than trong phòng kín gió, nồng độ khí CO sinh
ra từ bếp than vượt mức cho phép, khí CO kết hợp với hêmôglobin trong máu ngăn
không cho máu nhận oxi và cung cấp oxi cho tế bào và do đó gây tử vong.
Giáo dục học sinh: Cần đun than ở nơi thoáng gió. Tuyệt đối không dùng bếp than
để sưởi và ủ bếp trong phòng kín.


Thí dụ 4: Liên hệ thực tế về ứng dụng của photpho (bài Photpho- Hóa học 11)
Từ khi phát hiện ra photpho cùng tính chất dễ cháy, người ta dùng nó vào việc tạo
ra những que diêm để tạo ra lửa. Lúc đầu người ta sản xuất diêm bằng photpho trắng
nhưng ngay sau đó đã bị cấm vì photpho trắng dễ cháy và rất độc. Sau đó người ta thay
thế bằng photpho đỏ, nhưng photpho đỏ không bốc cháy khi ma sát, chỉ khi trộn với
KNO3 (kalinitrat) mới có khả năng trên. Người ta tẩm muối KNO 3 vào đầu que diêm và
bôi photpho đỏ lên bao diêm, khi sát nhẹ đầu diêm vào bao diêm ngọn lửa sẽ bùng lên.
Đây được xem là một trong những phát minh quan trọng nhất của loài người.
Giáo dục học sinh: Cẩn thận khi sử dụng những chất dễ gây cháy nổ.
Thí dụ 5: Liên hệ thực tế về ứng dụng của Iot (Hóa học 10)
Sherlock Homes đã phát hiện ra cách lấy dấu vân tay của tội phạm lưu trên các
vật ở hiện trường như thế nào chỉ sau một vài phút thí nghiệm. Lấy một tờ giấy sạch, ấn
một ngón tay vào mặt giấy rồi nhấc ra sau đó đem phần giấy có dấu vân tay đặt trên
miệng ống nghiệm có đựng cồn iot, dùng đèn cồn để đun nóng phần đáy ống nghiệm.
Đợi cho khí màu tím (I2) từ ống nghiệm thoát ra, thấy phần giấy có vân tay dần hiện lên
rõ nét màu nâu. Nếu bạn cất tờ giấy có vân tay đi mấy tháng sau làm tương tự cũng vẫn
có hiện tượng như trên. Do đầu ngón tay có chất béo, dầu khoáng, mồ hôi, khi ấn tay
vào giấy sẽ lưu lại một phần trên giấy mặc dù mắt thường không nhận ra. Các chất này

khi gặp hơi Iot cho màu nâu.
Giáo dục học sinh: Hiểu biết thêm về những ứng dụng hóa học quan trọng. Chú ý
hơi Iot rất độc không được ngửi.
3. Liên hệ kiến thức thực tế vào bài dạy khi củng cố kiến thức:
- Củng cố bài là giai đoạn giáo viên chốt lại những tri thức và kỹ năng quan trọng
đã truyền thụ. Đồng thời cũng rèn luyện và phát triển kỹ năng tư duy, sáng tạo cho học
viên.


- Giáo viên cần tăng cường sử dụng các bài tập thực tiễn giúp học viên vận dụng
kiến thức hóa học để giải quyết những vấn đề thực tiễn có liên quan đến hóa học. Thông
qua việc giải bài tập thực tế sẽ làm cho ý nghĩa của việc học hóa học tăng lên. Các bài
tập này có thể ở dạng lý thuyết hay bài tập thực nghiệm.
* Bài tập lý thuyết:
Thí dụ 1: Bài Lipit (Hóa học 12)
Câu hỏi: Thành phần hóa học của dầu thực vật và dầu bôi trơn có giống nhau
không?
Học sinh vận dụng kiến thức: Dầu thực vật: dầu lạc, dầu dừa… đều là chất béo
(este của glixerol và axit béo) . Dầu mỡ bôi trơn như: vazơlin là hỗn hợp các
hiđrocacbon
Thí dụ 2 : Bài saccarozơ - tinh bột và xenlulozơ (Hóa học 12)
Câu hỏi: Hiện tượng xảy ra khi quần áo bị axit H2SO4 đặc hoặc axit HCl rơi vào?
Khi axit H2SO4 đặc rơi vào quần áo, xenlulozơ trong vải sẽ bị oxi hóa tạo ra nhiều
sản phẩm, trong đó có cacbon. Còn khi HCl rơi vào quần áo thì quần áo sẽ mủn dần rồi
mục ra do xenlulozơ bị thủy phân trong môi trường axit.
Thí dụ 3 : Tại sao không đựng dung dịch HF bằng chai, lọ thủy tinh?
Dung dich HF, tuy là axit yếu nhưng có tính chất đặc biệt là ăn mòn được thuỷ
tinh ( Hòa tan SiO2 - thành phần chính của thuỷ tinh)
* Bài tập thực nghiệm:
Thí dụ 1: Bài amin (Hóa học 12) có thể sử dụng bài tập thực nghiệm sau:

Câu hỏi: Khi chế biến các món ăn của cá, đặc biệt là món canh. Để khử mùi tanh
của cá sau khi mổ nấu, biết rằng nùi tanh của cá là do hỗn hợp một số amin
( đimetylamin, trimetylamin…) và một số chất khác gây nên.


Học sinh vận dụng : Amin có tính bazơ nên ta sẽ dùng giấm, chanh, me, dưa
chua… ( các axit hữu cơ) để làm tăng hương vị món ăn đồng thời khử được mùi tanh
của cá.
Thí dụ 2: Khi nếm phèn chua (phèn nhôm K2SO4. Al2(SO4)3. 24H2O) thì thấy có vị
chua và phèn chua còn được dùng làm trong nước ?
Khi nếm phèn chua hoặc khi cho phèn chua tan vào nước, một phần phèn nhôm bị
thủy phân: Al2(SO4)3 + 6H2O → Al(OH)3 + H2SO4 . Tạo môi trường axit có vị chua.
Mặt khác nhờ có Al(OH)3 tạo thành kết tủa dạng keo khếch tán ra toàn bộ thể tích, trong
quá trình lắng xuống nó kéo theo các chất bẩn làm trong nước.
Liên hệ thực tế: Vận dụng các phản ứng hóa học để giải thích ứng dụng của phèn
chua.
Thí dụ 3: Vì sao mỡ để lâu thường có mùi hôi, rán mỡ quá lửa có mùi khét?
Nguyên nhân của hiện tượng này là do liên kết đôi C=C ở gốc axit không no của
chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí tạo thành peoxit, chất này bị phân hủy thành
các anđehit có mùi khó chịu và gây hại cho người ăn.
Khi rán mỡ ở nhiệt độ cao, glixerol tạo ra bị nhiệt phân hủy, mất nước tạo thành
anđehit acrylic, đây là anđehit không no có mùi khét và xốc.
Liên hệ thực tế: Dầu mỡ đã được dùng để rán nếu dùng lại thì không đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm.
Thí dụ 4: Không nên ăn trái cây ngay sau bữa ăn. Trái cây có loại đường đơn là
monosaccarit và một số loại axit sẽ kết hợp với axit trong dạ dày tạo ra axit tactaric, axit
citric làm cho dạ dày đầy hơi. Một số loại hoa quả có hàm lượng Tanin và Pectin cao,
chúng sẽ kết hợp với dịch vị, chất xơ và protein trong thức ăn, dễ tạo thành những hạt
rắn, khó tiêu hóa. Những hạt này hình thành sỏi ở dạ dày, ruột.
Liên hệ thực tế: Nên ăn trái cây trước bữa ăn hoặc ăn sau bữa ăn khoảng 1−3 giờ.



4. Liên hệ kiến thức thực tế vào bài dạy nhằm tạo không khí thoải mái cho lớp
học:
- Từ những kiến thức thực tiễn xung quanh đời sống thường ngày. Giáo viên có
thể cung cấp cho học sinh thông qua những mẫu chuyện ngắn có tính chất khôi hài,
những thông tin thú vị có thể xen vào bất cứ thời gian nào trong suốt tiết học. Cách này
có thể tạo không khí học tập thoải mái, kích thích niềm đam mê học Hoá học
Thí dụ 1: Bài nhôm và hợp chất của nhôm ( Hóa học lớp 12):
Vào khoảng năm 1855: trong một buổi tiệc chiêu đãi trọng thể của hoàng đế
Napôlêông đệ tam (Pháp): chỉ có mấy vị khách quý nhất của hoàng đế mới được dung
thìa, nĩa bằng nhôm. Các vị khách còn lại phải tạm dùng loại thông thường bằng vàng
bạc (việc điều chế nhôm tinh khiết rất khó, nên nhôm còn quý hơn vàng bạc).
Đến 1886, hai nhà hóa học (Holl người Mỹ và Eruy người Pháp) đã nghiên cứu
thành công phương pháp sản xuất nhôm bằng dòng điện. Chỉ có dòng điện mới sản xuất
ra nhôm tinh khiết với quy mô công nghiệp, từ đó giá thành nhôm mới rẻ.
Qua mẫu chuyện, học viên sẽ thấy hứng thú để giải quyết vấn đề đặt ra: vận dụng
kiến thức viết sơ đồ điện phân nóng chảy Al2O3 bằng dòng điện.
Thí dụ 2: Bài Ankan (phản ứng thế) hay ứng dụng của dẫn xuất halogen - Hóa học
lớp 11
Trên các sân bóng đá, khi vận động viên bị chèn ngã và bị thương rất đau. Nhân
viên y tế sẽ đến để kiểm tra vết thương, nếu xác định không bị tổn thương về xương thì
nhân viên y tế sẽ lấy 1 chiếc bình thuốc phun vào chỗ bị thương. Chỉ một lúc sau, cầu
thủ bị thương đã đứng dậy và tiếp tục thi đấu. Thuốc gì mà có hiệu quả thần kì đến như
vậy?
Nhân viên y tế đã dùng phương pháp làm lạnh cục bộ bằng cách phun chất làm
lạnh tức thời lên chỗ bị thương. Chất làm lạnh chính là etylclorua (hay cloetan). Khi


phun lên chỗ bị thương, các giọt cloetan tiếp xúc với da sẽ sôi lên (do nhiệt độ sôi của

cloetan rất thấp 12,30C ) và quá trình bốc hơi xảy ra nhanh, hấp thụ một lượng nhiệt lớn
làm da bị đông lạnh và tê cứng, nhờ đó mà cầu thủ không còn cảm giác đau.
5. Cung cấp mẹo vặt trong đời sống hằng ngày:
- Cung cấp mẹo vặt trong đời sống góp phần giúp học sinh hiểu bản chất của vấn
đề có trong đời sống hàng ngày. Học sinh có thể ứng dụng trong gia đình mình, tạo sự
hưng phấn trong học tập và đó cũng là một thí nghiệm tự làm được.
Thí dụ 1: Tại sao khi bị muỗi, kiến hoặc ong đốt, bôi vôi sẽ thấy đỡ đau?
Trong nọc độc của một số côn trùng (muỗi, kiến, ong.. ) có chứa 1 lượng axit
fomic gây bỏng da và đồng thời gây rát ngứa. Ngoài ra trong nọc đọc của ong còn có:
HCl, H3PO4, histamin…nên khi bị ong đốt da sẽ bị phồng rộp lên và rất rát. Khi bị muỗi,
kiến, ong đốt… người ta lấy vôi bôi vào vết côn trùng đốt, sẽ xảy ra phản ứng trung hòa
làm cho vết phồng xẹp xuống và không còn cảm giác rát ngứa nữa.
Thí dụ 2: Khi chiên xào thức ăn, nếu ta thêm 1 ít giấm rồi lại thêm vào 1 ít rượu
thì sẽ có một đĩa đồ xào với mùi thơm phưng phức?
Trong chiếc chảo nóng: rượu (C2H5OH) sẽ tác dụng với giấm (CH3COOH) tạo
thành este (CH3COOC2H5) có mùi thơm.
 Tùy thuộc từng loại bài lên lớp, tùy theo nội dung của từng bài, giáo viên có thể

liên hệ kiến thức thực tế vào bài dạy bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, để đạt đạt
được mục tiêu kiến thức trong mỗi tiết học, giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, cân
nhắc thời gian dành cho vấn đề này đừng quá lạm dụng khi nội dung kiến thức trọng tâm
chưa được đào sâu.
V. KẾT QUẢ:
- Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy khi thường xuyên liên hệ kiến thức thực
tế vào bài dạy không khí lớp học sẽ sôi nổi hơn, học sinh phát biểu cũng như tham gia


vào bài học tích cực hơn. Nhiều học sinh không thích học môn hóa cũng dần có hứng
thú với bộ môn này, các em hứng thú khi vận dụng những kiến thức đã học để giải thích
một số hiện tượng diễn ra trong thực tiễn đời sống thường ngày, những kiến thức thực tế

gần gũi, thiết thực nên học sinh rất dễ nhớ lại khó quên. Phát triển kỹ năng tư duy, sáng
tạo từ đó kết quả học tập được nâng cao.
- Qua việc triển khai thực hiện chuyên đề có kết quả như sau:
Số học sinh

Học sinh tích cực Học sinh có phát biểu Học sinh còn thụ động
phát biểu.

42

16 (38%)

25 (60%)

1 (2%)

VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
- Mục đích cao nhất của việc dạy học là phát triển năng lực tư duy, rèn luyện trí thông
minh của học sinh. Kiến thức lý thuyết lâu ngày học viên có thể quên, nhưng những kiến
thức thực tế có tác dụng kích thích tư duy của các em thì rất bền vững.
- Liên hệ kiến thức thực tế vào bài dạy môn hóa học là rất cần thiết. Để một tiết học đạt
hiệu quả cao, người giáo viên cần phải nâng cao trách nhiệm, luôn có sự sáng tạo, cập
nhật thông tin kịp thời, có sự chuẩn bị chu đáo từ khâu soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy
học, tổ chức các bước lên lớp… đồng thời hướng dẫn học sinh phương pháp học tập,
khuyến khích các em đọc các thông tin tư liệu trong sách giáo khoa, tìm đọc các sách
tham khảo mở rộng kiến thức, phát triển tư duy để phân tích hay tổng hợp những nội
dung kiến thức đã học, biết vận dụng tốt kiến thức vào trong thực tiễn đời sống.
- Để đạt được những yêu cầu trên, là một việc làm không dễ. Đòi hỏi tinh thần trách
nhiệm của người giáo viên cùng với sự sáng tạo luôn phải cải tiến phương pháp nhằm
phát huy tính tích cực của học sinh, hướng dẫn học sinh phương pháp học tập. Học sinh

có phương pháp học tập tốt, có phương pháp tư duy dúng đắn sẽ hứng thú và tự tin hơn
trong học tập.


- Ngòai ra, phải tạo được không khí lớp học thật tốt, giữa giáo viên và học sinh
phải có sự đồng cảm: “dạy học cần phải vui vẻ trong sự nghiêm túc”. Đây cũng là một
trong những nguyên nhân có ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy học.
VII. KẾT LUẬN:
Qua việc cải tiến phương pháp giảng dạy, thường xuyên cập nhật thông tin, những
vấn đề xung quanh cuộc sống và có ý nghĩa thực tiễn, thậm chí có thể gặp và tiếp xúc
hàng ngày vào bài dạy môn hóa học. Kích thích tính tò mò, sáng tạo, phát triển tư duy
giúp học sinh hứng thú, tích cực hoạt động lĩnh hội kiến thức. Từ đó các em yêu thích
môn hóa học hơn.
Học sinh yêu thích môn Hóa học khi thấy rõ vai trò thực tiễn của bộ môn Hóa
học. Học sinh thấy hứng thú khi giải thích được một số hiện tượng khoa học trong tự
nhiên và đời sống.
Dưới sự quan tâm của Ban Giám Hiệu, tổ bộ môn cùng với tinh thần trách nhiệm
luôn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ. Người giáo viên luôn phát huy vai trò là người điều
khiển, phát huy tính tích cực của học sinh, giúp học sinh có phương pháp và kỹ năng vận
dụng kiến thức giải thích hiện tượng, tham gia vào bài giảng, tích cực tiếp thu kiến thức
mới. Bên cạnh đó tại các trường THPT, giáo viên cố gắng vận dụng tốt công nghệ thông
tin vào bài giảng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.


VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Sách giáo khoa Hóa học 10,11,12 (cơ bản, nâng cao)...........................NXB giáo dục
2. Sách giáo viên Hóa học 10,11,12 (cơ bản, nâng cao)............................NXB giáo dục
3. Truyện kể 109 nguyên tố hóa học...............................Trần Ngọc Mai- NXB giáo dục
4. Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK lớp 12....................................NXB giáo dục
5. Tài liêu tập huấn giáo viên môn hóa học .....................................Bộ giáo dục đào tạo

6. Tài liệu tập huấn sử dụng sách hướng dẫn dạy học......................Bộ giáo dục đào tạo
7. Bài tập lý thuyết và thực nghiệm hóa học......................Cao Cự Giác- NXB giáo dục


MỤC LỤC
Tiêu đề

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN
III. CƠ SỞ THỰC TIỄN
IV. NỘI DUNG CẦN THỰC HIỆN
1. Dùng kiến thức thực tế để đặt vấn đề vào bài mới:
2. Liên hệ kiến thức thực tế vào nội dung bài dạy:
3. Liên hệ kiến thức thực tế vào bài dạy khi củng cố kiến thức:
4. Liên hệ kiến thức thực tế vào bài dạy nhằm tạo không khí thoải mái cho
lớp học:
5. Cung cấp mẹo vặt trong đời sống hằng ngày:
V. KẾT QUẢ
VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
VII. KẾT LUẬN
VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang



×