Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Lợi thế cạnh tranh của một quốc gia là gì? nó sinh ra từ đâu và làm sao để VN có thể tận dụng được lợi thế cạnh tranh của mình để thu hút vốn đầu tư.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.65 KB, 12 trang )

Họ và tên: Nguyễn Thị Nga
Mã SV: 11153070
Lớp: kinh tế đầu tư
Đề bài: lợi thế cạnh tranh của một quốc gia là gì? nó sinh ra từ đâu và làm sao
để VN có thể tận dụng được lợi thế cạnh tranh của mình để thu hút vốn đầu tư.
BÀI LÀM
Trong bối cảnh kinh tế đầy biến động như hiện nay, sự cạnh tranh không
ngừng của các mặt hàng trên thị trường. Nếu các doanh nghiệp không ngừng
đổi mới đồng nghĩa với việc " tự mình giết mình". Trong xu thế mở cửa thương
mại, các quốc gia giao thương với nhau ngày càng nhiều. Cuộc chạy đua mang
tên "cạnh tranh" càng khốc liệt hơn bao giờ hết. Nếu các quốc gia không biết tận
dụng" lợi thế" của đất nước mình để phát triển kinh tế thì quốc gia đó sẽ bị tụt
hậu, tự đào thải ra khỏi cuộc chơi về hội nhập. Vậy" lợi thế cạnh tranh của một
quốc gia là gì"? Nó sinh ra từ đâu? Và nó, có tầm ảnh hưởng quan trọng như thế
nào đối với sự phát triển kinh tế, của một đất nước.
Để trả lời cho những câu hỏi trên. Trước tiên, chúng ta xem xét hai khái niệm:
lợi thế và cạnh tranh. Chúng ta, có lẽ không còn xa lạ với hai khái niệm
này.Trong cuộc sống có thể gặp bất cứ ở môi trường nào. Trong lớp học, tổ
chức, hay doanh nghiệp. Vậy lợi thế là gì? Từ thuở bé cắp sách đến trường
chúng ta đã mơ hồ nhận thức được khả năng của mình. Bạn có thể nhạy bén với
các con số, nhưng cực kỳ khó khăn trong việc cảm thụ văn học. Hay, bạn là một
nhân viên bán hàng rất giỏi, nhưng không có khả năng làm ông chủ. Hoặc, rộng
hơn là một doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng hoa , củ, quả tươi thu được
lợi nhuận cao, vậy mà, khi lấn sang bất động sản doanh nghiệp đó không thu về
vốn mà còn thâm hụt nặng nề. Xét trong một tầm vĩ mô là một quốc gia, cụ thể
là Singapo:
"Singapore là một quốc đảo nhỏ, nằm ở khu vực Đông nam châu Á, giữa Malaysia và
Indonesia với dân số vào khoảng 5,5 triệu người, sinh sống trên diện tích là khoảng 700km2.
Singapore hầu như không có tài nguyên thiên nhiên, các mặt hàng như lương thực, thực
phẩm, nước ngọt, nguyên liệu đầu vào đều phải nhập khẩu để đáp ứnCác mặt hàng chính của
ngành công nghiệp Singapore là điện tử, hóa chất, thiết bị khoan lọc dầu, chế biến cao su và


các sản phẩm từ cao su, thực phẩm chế biến và đồ uống, sửa chữa tàu biển, xây dựng, công
nghệ sinh học. Trong đó các sản phẩm máy móc và linh kiện (điện tử viễn thông), dược phẩm
và hóa chất, sản phẩm từ dầu mỏ tinh chế đã được xuất khẩu ra nhiều nước. Bên cạnh đó,
Singapore đã xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng rất thuận tiện bao gồm các cảng biển, hệ
thống đường giao thông trên cạn và dưới nước để cạnh tranh với các nước láng giềng trong
các hoạt động buôn bán, xuất nhập khẩu. Thành phố hải cảng của Singapore là một trong
những nơi bận rộn nhất trên thế giới, vượt xa Hồng Kông và Thượng Hải".


Singapo đã tận dụng tối đa điều kiện của mình để phát triển nền kinh tế đưa
đất nước của họ trở thành con rồng của châu Á. Hay nói một cách khác Singapo
đã tìm ra lợi thế của đất nước họ. Đưa ra nhiều ví dụ như vậy, chúng ta có thể rút
ra kết luận về hai từ "lợi thế": là những thế mạnh, ưu điểm vượt trội, những tiềm
năng giúp cá nhân, tổ chức, hay một quốc gia chiếm phần ưu thế.
Trong những năm tháng còn là học sinh, tôi đã từng nghe thầy giáo dạy môn
toán của tôi nói rằng:" bản chất của cuộc sống là cạnh tranh". Việc tôi được ngồi
học trong lớp không phải tự nhiên mà có. Đó là kết quả của một cuộc thi "tranh
giành" nhau để được vào cấp 3. Tôi có được vị trí đó là do dùng năng lực của
mình để loại các thí sinh khác. Nói cách khác trong cuộc tranh giành ấy tôi đã
chiến thắng với nhiều lý do. Giữa các học sinh trong một tập thể luôn có sự
giành dật nhau về điểm số và thành tích. Trong một doanh nghiệp thì có sự cạnh
tranh nhau giữa các bộ phận,cho bộ phận hoạt động hiệu quả nhất, giữa các nhân
viên cho ví trị nhân viên xuất sắc nhất. Vậy giữa các quốc gia thì cạnh tranh điều
gì. Cạnh tranh trong từng lĩnh vực từ văn hóa, xã hội, du lịch, dịch vụ, kinh tế.
Như vậy, cạnh tranh có nghĩa là: cạnh tranh là hành động ganh đua, đấu tranh
chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích giành được sự tồn tại,
sống còn, giành được lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh, các phần thưởng hay
những thứ khác.
Vấn đề chúng ta đang nói đến ở đây là lợi thế cạnh tranh của một quốc gia nó
mang tầm vĩ mô. Nhưng tôi nghĩ, để hiểu một vấn đề ta nêm xem xét nó ở nhiều

góc độ và khía cạnh. Cũng như cần hiểu được bản chất cốt lõi thực sự. Nên ở
phần trên tôi đi giải thích ý nghĩa hai cụm từ mấu chốt là lợi thế và cạnh tranh.
Trong cuốn "Lợi thế cạnh tranh quốc gia" Michael E.Porter có định nghĩa như
sau:
"Lợi thế cạnh tranh được hiểu là những nguồn lực, lợi thế của ngành, quốc gia mà nhờ
có chúng các doanh nghiệp kinh doanh trên thương trường quốc tế tạo ra một số ưu thế
vượt trội hơn, ưu việt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Lợi thế cạnh tranh giúp
cho nhiều doanh nghiệp có được “Quyền lực thị trường” để thành công trong kinh doanh
và trong cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh quốc gia thường bị hiểu nhầm với lợi thế so sánh.
Lợi thế so sánh chỉ là những điều kiện đặc thù tạo ra ưu thế một khía cạnh nào đó của
một quốc gia hoặc ngành kinh doanh của quốc gia đó, như những điều kiện tự nhiên, tài
nguyên hay con người. Nguồn nhân công rẻ, tài nguyên dồi dào thường được coi là lợi thế
so sánh của các nước đang phát triển. Tuy nhiên đây mới chỉ là cơ sở cho một lợi thế cạnh
tranh tốt chứ chưa đủ là một lợi thế cạnh tranh đảm bảo cho sự thành công trên thị
trường quốc tế. Lợi thế cạnh tranh phải là khả năng cung cấp giá trị gia tăng cho các đối
tượng có liên quan như: khách hàng, nhà đầu tư hoặc các đối tác kinh doanh và tạo giá trị
gia tăng cao cho doanh nghiệp."

Trong một thế giới cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt như hiện nay, vai
trò của quốc gia chỉ tăng lên chứ không kém đi. Vì cơ sở của cạnh tranh ngày
càng dịch chuyển sang sự sáng tạo và đồng hóa kiến thức, cho nên vai trò của ề
giá quốc gia đã tăng lên. Lợi thế cạnh tranh được tạo ra và duy trì thông qua quá


trình địa phương cao độ. Tất cả những khác biệt về giá trị, văn hóa, cơ cấu kinh
tế, thể chế, và lịch sử của các nước đều đóng góp cho sự thành công về cạnh
tranh. Đây là những khác biệt đáng kể trong mô thức của năng lực canh tranh tại
mọi quốc gia; không một quốc gia nào có thể hay sẽ có năng lực cạnh tranh tại
mọi hay thậm trí phần lớn ngành. Cuối cùng, các nước thành công trong các
ngành cụ thể bởi vì môi trường nội địa của các nước đó hướng về tương lai

nhiều nhất, năng động nhất và thách thức nhất.
Từ đó, có thể rút ra được rằng lợi thế cạnh tranh của quốc gia chính là sự cạnh
tranh giữa các ngành của quốc gia đó, tạo nên những đột biến mới tạo ra hiểu
quả cao hơn, khiến cho sự phát triển ngày càng tiến bộ. Có thể làm cho một
ngành, hay một lĩnh vực nào đó của đất nước họ có những thành công vượt trội,
tạo ra lợi thế cho quốc gia về ngành, lĩnh vực đó. Một ví dụ điển hình, đó là
ngành cafe ở Việt Nam. Các doanh nghiệp không ngừng cạnh tranh như Trung
Nguyên, Nestle Việt Nam, Vinacafe.... Họ luôn cải thiện chất lượng cũng như
hoàn thiện đội ngũ phục vụ, mở rông không gia, tạo ra các sản phẩm đa dạng.
Nhờ sự cạnh tranh này, tạo ra nguồn động lực cho người dân trồng chuyên tâm
chăm sóc cây cafe hơn, để tạo ra sản lượng và chất lượng tốt, không những chỉ
dùng trong nước, mà còn mang đi xuất khẩu. Nước ta đứng thứ hai thế giới về
xuất khẩu cafe trên thế giới. Tập đoàn Trung Nguyên là tập đoàn cà phê hàng
đầu Việt Nam, với sứ mệnh “Kết nối và phát triển những người yêu và đam mê
trên toàn thế giới”.Sản phẩm cà phê của Trung Nguyên được Bộ Ngoại giao
chọn làm “Đại sứ ngoại giao Văn hóa”, quà tặng các Nguyên thủ Quốc gia, các
chính khách trong và ngoài nước.
Như vậy, lợi thế cạnh tranh của quốc gia xuất hiện từ bao giờ? Nó bắt nguồn
từ đâu? Và, tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển kinh tế của một đất nước
như thế nào? Chúng ta, cùng thảo luận vấn đề sau: Việt Nam là nước xuất khẩu
cafe lớn nhất thế giới. Những yếu tố nào giúp nước ta có lượng xuất khẩu cafe


lớn như vậy ? Tôi dùng mô hình kim cương của Micheal E.Porter để giải thích:

Trên đây, là mô hình kim cương. Thứ nhất, chúng ta cùng đi xem xét từng yếu
tố:
- Các điều kiện nhân tố sản xuất: nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có
vùng đất đỏ bazan là yếu tố tự nhiên thuận lợi để trồng cây cafe. Nguồn lao động
chủ yếu là người nông dân đã quá quen thuộc với cách thức trồng và chăm sóc

loại cây mang đến nguồn thu nhập chính cho họ.
- Chiến lược cơ cấu và sự cạnh tranh của các công ty: kinh tế Việt Nam thời buổi
hội nhập, là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế còn phụ
thuộc vào nông nghiệp. Nên, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng
nông, lâm. thủy sản. Những năm gần đây, các thương hiệu cafe nổi tiếng luôn
nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Đòi hỏi, hạt cafe chất lượng cũng phải
tốt hơn. Thúc đẩy quá trình đổi mới và nuôi cấy giống của người nông dân. Làm
sao để sản lượng mà chất lượng của hạt cafe vẫn phải đảm bảo.
- Các nhu cầu điều kiện: chất lượng của cafe Việt Nam được đánh giá cao, với
những thương hiệu nổi tiếng ở cả trong và ngoài nước như Trung Nguyên. Nhu
cầu dùng cafe của nước ta là cao, dân ta có thói quen dùng cafe hòa tan. Do tiện
dụng giá cả hợp lý. Số lượng mặt hàng cafe hòa tan trên thị trường ngày càng
nhiều, với nhiều thương hiệu, và hương vị là khác nhau. Chúng ta không chỉ
xuất khẩu cafe thô, mà còn xuất khảu cafe đã gia công và chế biến.


- Các ngành hộ trợ và có liên quan: chúng ta không thể sản xuất mà cứ để đấy,
cũng như các nước nhập khẩu cafe của ta họ không mua về rồi chất đống. Có
người bán, thì phải có người tiêu thụ. Các doanh nghiệp sau khi gia công cafe
thành sản phẩm sử dụng được thì sẽ phân phối đến các hệ thống siêu thị bán lẻ,
hay các đại lý bán buôn. Khi đó, sẽ xảy ra sự cạnh tranh giữa các đại lý, cạnh
tranh về giá. Các thương hiệu nổi tiếng họ không chỉ phân phối trong nước và
ngoài nước. Như vây, khi thương hiệu đã mang ra thị trường quốc tế nó lại cạnh
tranh với các cafe của nước khác. Điều đó, lại là câu hỏi về chất lượng của sản
phẩm, mà bản chất cốt lõi là chất lượng của nguyên liệu làm nên chính là hạt
cafe.
Qua đó, chúng ta có thể thấy rõ vì sao Việt Nam có thể xuất khẩu lượng cafe
lớn như vậy. Các nhân tố của mô hình kim cương phản ánh rõ thực trạng của
từng ngành mà chúng ta muốn phân tích. Chúng có mối quan hệ mật thiết với
nhau, liên quan và hỗ trợ nhau. Nếu một nhân tố bị ảnh hưởng thì sẽ kéo theo cả

một hệ lụy. Mặt hàng mang đi xuất khẩu, yêu cầu về chất lượng rất cao và kỹ
càng. Nó không đơn thuần chỉ là lợi ích kinh tế mà còn ảnh hưởng đến uy tín
của quốc gia. Sự cạnh tranh trong nước chính là nguồn động lực cho những
người nông dân canh tác tốt. Vì khi đó, sự đòi hỏi là cao hơn bao giờ hết.
Theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng cạnh tranh , ở đây tôi muốn nói đến
cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh, ra đời cùng với sự ra đời của thương mại.
Thương mại là một hoạt động trao đổi diễn ra giữa hai bên mua và bên bán. Bên
mua sẽ mua những hàng hóa mà họ có nhu cầu. Bên bán sẽ là bên cung cấp các
hàng hoa đó. Từ đó, sẽ nảy sinh sự cạnh tranh giữa bên bán với nhiều hình thức,
như cạnh tranh giá. cạnh tranh phi giá,.... Chính sự cạnh tranh đòi hỏi bên bán
hay gọi cung phải có những chiến lược riêng cho mình. Yêu cầu về chất lượng
phải cao hơn, giá cả phải hợp lý,....Nhờ có sự cạnh tranh mà hàng hóa không
ngừng được nâng cao cũng như đổi mới. Khi một quốc gia, mà tại đó các doanh
nghiệp trong nước không ngừng cạnh tranh nhau để đi lên, không chỉ với doanh
nghiệp trong nước mà còn với những doanh nghiệp nước ngoài, để chiêm ưu thế
thì đất nước đó càng phát triển. Không phải bất cứ ngành nào mà một quốc gia
cũng có khả năng cạnh tranh. Một ví dụ đơn giản, Việt Nam có khả năng cạnh
tranh với ngành xuất khẩu ô tô của Nhật Bản không? Câu trả lời không phải là
quá rõ ràng, điều đó là không thể, với Việt Nam một đất nước thậm chí còn
không có quy trình sản xuất ô tô. Thì chúng ta lấy đâu ra khả năng để cạnh
tranh. Vì vây, một thực tế rõ ràng cho thấy về ngành xuất khẩu ô tô nước ta
không hề có "lợi thế". Để có thể đi cạnh tranh bất cứ một ngành nào, chúng ta


cần phải nắm rõ khả năng và thế mạnh của mình. Như ví dụ ở trên, về xuất khẩu
cafe của nước ta. Nước ta có thể trở thành nước xuất khẩu cafe lớn trên thế giới,
có thể cạnh tranh với các nước khác là do ta có thế mạnh về ngành này. Các
hãng cafe trong nước không ngừng cạnh với nhau mà còn phải cạnh tranh với
những hãng nước ngoài để có thể đứng vững trên thị trường trong và ngoài
nước. Cộng với việc, điều kiện tự nhiên ủng hộ vùng dất đỏ bazan, khí hậu thuận

lợi cho việc trồng cây cafe. Qua đó, chúng ta có thể nhận thấy rằng "cạnh tranh "
chính là một "lợi thế" của một quốc gia. Nó thúc đẩy sự phát triển của các ngành
không ngừng đi lên, là nguồn động lực để cho quá trình sáng tạo và tiến hóa.
"Sự cạnh tranh là mang tính động và đang tiến triển không ngừng." Thương mại
xuất hiện, và sự ra đời của thương mại quốc tế càng khiến cạnh tranh khốc liệt
hơn bao giờ hết. Muốn hàng hóa của quốc gia mình có chỗ đứng trên thị trường
quốc tế, đòi hỏi mỗi ngành ở mỗi đất nước phải có những chiến lược riêng cho
mình. Các doanh nghiệp giữa các nước không ngừng ghanh đua, đưa ra sự đổi
mới để chiếm sự thoả mãn của khách hàng. Một lần nữa, khẳng định trong cuộc
đua thương mại không thể thiếu cạnh tranh. Một quốc gia không có sự cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp. Thì, trên cuộc đua này quốc gia đó đã bị bỏ lại phía
sau.
Tôi tin, mỗi một đất nước đều có một lợi thế cho riêng cho mình. Cạnh tranh
là một lợi thế khác biệt nhất trong các lợi thế. Một đất nước, có thể có thế mạnh
nằm gần biển để thuận lợi cho phát triển ngành hải cảng, nuối trồng thủy hải
sản, hay có thể có điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp. Có thể thấy, những thế mạnh ấy là do tạo hóa ban tặng mỗi quốc gia,
không một sức mạnh nào có thể mua được. Nhưng cạnh tranh thì khác, nó trở
thành thế mạnh vô cùng lớn của một đất nước, nó không được ban tặng mà phải
do chính đất nước đó sinh ra. Nó sẽ trở thành một lợi thế sinh ra lợi nhuận khủng
khiếp khi quốc gia đó biết tận dụng. Để chứng thực cho điều đó, chúng ta hãy
nhìn Nhật Bản, quốc gia có nền kinh tế phát triển thứ hai thế giới, xuất khẩu ô tô
lớn hàng đầu thế giới. Nhật có rất nhiều hãng ô tô nổi tiếng như Toyota, Honda
morto, Suzuki,... Các hãng này cạnh tranh rất khốc liệt trong nước, tạo nên
thương hiệu riêng cho mình, vì có sự cạnh tranh này mà nền sản xuất ô tô của
Nhật phát triển nhanh chóng, càng ngày chất lượng càng cao, mẫu mã được cải
thiện, số lượng nhiều. Vì vậy, khi xuất khẩu sang các nước khác, ô tô của Nhật
rất được ưa chuộng vì chất lượng tốt. Việt Nam cũng là một quốc gia nhập khẩu
ô tô của Nhật và người Việt rất tin tưởng chất lượng, không chỉ ô tô mà còn
nhiều mặt hàng khác như xe máy, xe đạp, tủ lạnh,..... của Nhật. Có được sự tin

tưởng như vậy là một sự thành công không phải quốc gia nào cũng làm được.


Giả sử, nếu các hãng ô tô của Nhật không cạnh tranh với nhau thì nền công
nghiệp ô tô của Nhật có thành công được đến thế không. Cho nên, một quốc gia
phát triển thì không thể thiếu sự canh tranh giữa các doanh nghiệp, và sự cạnh
tranh là không ngừng và luôn chuyển động.
Ở trên, tôi có nói sự cạnh tranh là mang tính động và ngày càng tiến triển
không ngừng. Nó thể hiện rất rõ trên thị trường hiện nay. Đặc biệt là trong lĩnh
vực công nghệ, điện tử. Tại sao tập đoàn Sam Sung lại sản xuất ra nhiều dòng
điện thoại như vây, và họ luôn thay đổi mẫu mã, tăng thêm các tính năng mới.
Tập đoàn Apple họ chỉ cho ra một dòng sản phẩm điện thoại duy nhất là iphone,
có các đời khác nhau. Nhưng không vì thế mà sản phẩm của họ có không có sức
cạnh tranh, lượng tiêu thụ ít. Điểm mấu chốt ở đây nằm ở thương hiệu mà mỗi
tập đoàn xây dựng. Mỗi một chiếc iphone đời mới của Apple ra, thì ngay lập tức
Sam Sung cũng ra một dòng điện thoại mới, để cạnh tranh. Vì thế, điện thoại
chính là mặt hàng dễ lỗi thời nhất. Bởi nó, biến đổi không ngừng và ngày càng
hiện đại và tính năng nổi trội hơn. Thị hiếu của mỗi người là khác nhau, mỗi một
sản phẩm thể hiện đẳng cấp của người dùng vì giá trị của nó là khác nhau. Đó là
lý do vì sao mà iphone dù chỉ có một dòng nhưng không hề mất tính cạnh tranh.
Mỗi một quốc gia, vì thế mà phải không ngừng đổi mới, không ngừng đưa ra
những chính sách để thúc đẩy nền kinh tế nước mình. Các doanh nghiệp của một
quốc gia chịu ảnh hưởng trực tiếp về chính sách của Chính phủ nước đó. Chính
sách của Chính phủ nếu không được xem xét và điều tiết kỹ lưỡng rất có thể gây
hiệu ứng tiêu cực đến nền kinh tế của quốc gia đó. Việt Nam chúng ta đang thực
hiện chính sách mở cửa. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu văn
hóa, kinh tế, xã hội với các quốc gia khác. Giúp chúng ta, có cơ hội học hỏi và
tiếp cận với những nền kinh tế tiên tiến. Nhờ đó, các doanh nghiệp biết được xu
thế của thị trường để kịp thời nắm bắt và đưa ra chiến lược riêng, để cạnh tranh
với các doanh nghiệp quốc tế.

Vậy, chúng ta có thể thấy rõ ràng một thực tế, lợi thế cạnh tranh của quốc ra
sinh ra từ chính quốc gia đó. Cạnh tranh sinh ra từ thương mại. Vì sự tồn tại của
cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong hoạt động thương mại mà nảy ra sự cạnh
tranh để chiếm phần ưu thế, dành lợi ích về mình. Chính sự cạnh tranh ấy, làm
cho sự sáng tạo được khai thác triệt để, để tạo ra những khác biệt trong chất
lượng, tính năng vượt trội, ưu điểm siêu việt trong các sản phẩm, công trình.....,
của các ngành. Và từ đó vô hình tạo ra lợi thế của ngành đó trên trường quốc tế
cho mỗi quốc gia đó.
"Văn phòng thống kê FDI Intelligence, thuộc tờ Financial Times (Mỹ) vừa đưa ra công
bố, lần thứ hai liên tiếp, Việt Nam đứng đầu danh sách 14 quốc gia thu hút đầu tư trực tiếp


nước ngoài . Trong danh sách này, khu vực Đông Nam Á còn có 2 quốc gia là Malaysia và
Thái Lan.
Cụ thể, FDI Intelligence chấm Việt Nam đạt 6,45 điểm, vị trí tiếp theo là Hungary với 4,32
điểm và Romania, với 3,48 điểm. Các đối thủ của Việt Nam tại Đông Nam Á là Malaysia đạt
2,86 điểm và Thái Lan 2,43 điểm. Tương tự, báo cáo mới nhất của Hội nghị Liên hợp quốc về
thương mại và phát triển cũng khẳng định, các nhà đầu tư ngày càng quan tâm nhiều đến khu
vực "châu Á đang phát triển".
Bằng chứng là trên tổng số 765 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm 2015
vào các nước đang phát triển, số vốn đầu tư vào các nước "châu Á đang phát triển" là 541 tỷ
USD và tập trung chủ yếu vào ba thị trường tiềm năng Việt Nam, Myanmar và Ấn Độ."

Qua những số liệu trên, có thể thấy thị trường Việt Nam là một thị trường hấp
dẫn các nhà đầu tư. Từ đâu, mà chúng ta lại thu hút được nguồn vốn nước ngoài
nhiều như vậy? Làm thế nào để nước ta có thể tận dụng lợi thế cạnh tranh trong
việc thu hút vốn?
Khi nói đến Việt Nam, mọi người nghĩ đến điều gì đầu tiên. Một đất nước,
bé nhỏ nhưng sức không nhỏ, đánh đổ hai đế chế hùng mãnh nhất trên thế giới.
Một đất nước, với nền kinh tế nhiều tiềm năng nhưng chưa thực sự phát triển.

Hay, một đất nước với nguồn lao động dồi dào, giá rẻ. Hoặc, một đất nước với
nguồn khoáng sản phong phú. Nếu là một nhà nghiên cứu lịch sử, tôi sẽ nghĩ về
điều thứ nhất. Còn, nếu là một nhà đầu tư tôi sẽ nghĩ đến các điều còn lại. Thị
trường Việt Nam là một thị trường tiềm năng."Thống kê cũng cho thấy, trong quý
I/2016, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực
công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư
nước ngoài nhất, với 216 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là
2,9 tỷ USD, chiếm đến 72,2% tổng vốn đầu tư đăng ký trong quý I.
Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 11 dự án cấp mới, tổng vốn đăng ký cấp
mới và tăng thêm là 239,78 triệu USD, chiếm gần 6% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Với 1 dự án lớn tổng vốn đầu tư 210,58 triệu USD, lĩnh vực nghệ thuật, vui chơi, giải trí
đứng thứ ba, chiếm 5,2% tổng vốn đầu tư." Câu hỏi đặt ra là: vì sao hai lĩnh vực công

nghiệp chế biến và bất động sản lại thu hút nhiều vốn đầu tư của nước ngoài như
vậy?
Việt Nam là nước xuất khẩu các mặt hàng nông , lâm, thủy sản. Kinh tế phụ
thuộc nhiều vào nông nghiệp. Các mặt hàng này nếu để nguyên mang đi xuất
khẩu thì hiệu quả kinh tế không cao, và không cạnh tranh được với các nước
khác. Vì thế, nước ta phải gia công chế biến các mặt hàng để nâng cao giá trị,
tăng hiệu quả kinh tế. Có thể thấy, các sản phẩm của Việt Nam sau khi được gia
công, nhất là đồ gỗ mĩ nghệ có độ tinh xảo cao, khả năng cạnh tranh rất lớn. Các
nhà đầu tư nước ngoài đã nhìn thấy tiềm năng để đầu tư. Ngành công nghiệp chế
biến ở nước ta ngày càng phát triển. Công nghiệp chế biến gỗ, chế biến cao su,


chế biến tôm..... đang nhận được sự quan tâm rất lớn của các doanh nghiệp trong
nước và ngoài nước. Sau một thời gian đóng băng, thị trường bất động sản đang
bắt đầu nóng dần và hồi phục. Các dự án không còn tồn đọng, tốc độ mở bán
đúng tiến độ, các căn bán ra không còn ì như trước. Bất động sản hồi phục, thì
cuộc cạnh tranh giữa các nhà đầu tư, vật liệu xây dựng càng khốc liệt. Bất động

sản cần huy động một lượng vốn nhất định, nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn
với đặc thù này các nhà đầu tư nước ngoài đã rót vốn vào thị trường bất động
sản Việt Nam. Để thu hút vốn đầu tư của nước ngoài đòi hỏi nước ta phải biết
tận dụng các lợi thế của mình. Từ điều kiện tự nhiên, nguồn lao động, thế lợi
canh tranh trong nước và quốc tế. Thực tế, cho thấy một số ngành ở nước ta có
tiềm năng phát triển rất tốt. Được đầu tư rất kỹ lưỡng nhưng kết quả đạt được lại
không tương xứng.
Ngành du lịch, luôn là vấn đề chưa bao giờ hết nóng. Với nhiều di tích lịch sử
nổi tiếng, nhiều di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận như Vịnh Hạ
Long, cố đô Huế, nhã nhạc cung đình Huế,... Và, danh lam thắng cảnh đẹp
không thua bạn bè quốc tế. Thế nhưng, ngành du lịch nước ta vẫn chưa đạt được
kết quả như mong muốn. Đã cầm chắc thế mạnh này nhưng nước ta chưa phát
huy được hết khả năng. Điều tôi quan tâm là trong lĩnh vực du lịch này, là nên
cạnh tranh hay hợp tác. Lấy một ví dụ, tôi từng đi chùa Hương, một trong những
di tích nổi tiếng của nước ta. Lúc về, tôi có muốn mua một ít đặc sản về làm quà,
mà hỏi một cửa hàng một giá khác nhau, tuy sự chênh lệch là không nhiều.
Nhưng tâm lý người mua luôn muốn mua rẻ. Nếu các cửa hàng cùng thống nhất
một loại giá, đưa ra một mức giá chung thì tôi nghĩ hiệu quả sẽ khác. Khách du
lịch kể cả là người Việt cũng rất sợ bị chặt chém. Khi mà có một mức giá cụ thể
thì lượng hàng hóa chắc chắn sẽ bán được lớn hơn, người mua sẽ không còn dè
dặt vì sợ mua đắt nữa. Tất nhiên, chúng ta cũng cần phải tùy vào trường hợp mà
quyết định. Nếu là du lịch biển, với sự ra đời của nhiều resort, thì sức cạnh tranh
sẽ cao. Dịch vụ của bạn tốt, giá lại phù hợp với nhiều tầng lớp, đương nhiên bạn
có ưu thế. Làm du lịch thì luôn luôn phải đổi mới, vì sự thỏa mãn của con người
cũng không bao giờ đủ. Chính vì vậy, nên ngành du lịch của chúng ta chưa thu
hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài.
Quay lại vấn đề chính, làm thế nào để Việt Nam tận dụng được lợi thế cạnh
tranh để thu hút FDI? Là một nhà đầu tư, bạn quan tâm điều gì? Tôi nghĩ khi đã
đầu tư vào lĩnh vực nào, chúng ta đều phải quan tâm đến lợi nhuận. Chúng ta
không thể vứt một đống tiền, rồi mặc kệ được. Trước tiên, để tận dụng được lợi

thế cạnh tranh của mình, nước ta cần phải vạch rõ chiến lược cụ thể, muốn đầu
tư vào ngành nào, và làm thế nào để khơi dậy lòng cạnh tranh tạo thế mạnh cho
ngành đó. Lợi thế cạnh tranh sinh ra từ chính quốc gia ấy, khi Việt Nam tạo ra
được lợi thế cạnh tranh của một ngành, thì nhà đầu tư chắc chắn sẽ nhìn ra được
tiềm năng tiềm tàng, nhận thấy hoạt động đầu tư của mình sẽ thu lại lợi nhuận
thì việc đổ vốn vào chỉ còn là sớm hay muộn. Hàn Quốc là quốc gia đổ vốn đầu


tư vào Việt Nam nhiều nhất. Nguyên nhân nào khiến Hàn Quốc làm vậy. Sam
Sung là tập đoàn lớn của Hàn, mấy năm qua Sam Sung đã xây công ty ở Việt
Nam với vốn rất lớn, giải quyết việc làm cho rất nhiều lao động."Hiện tại,
Samsung có 3 nhà máy được xây dựng ở Việt Nam với tổng vốn đầu tư gần 7 tỷ
USD. Đi vào hoạt động từ năm 2009, khu phức hợp Samsung Electronics Việt
Nam (SEV) ở Bắc Ninh với số vốn đầu tư 2,5 tỷ USD (2014), hiện là một trong
những nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất và hiện đại nhất của
Samsung trên toàn cầu. Hằng năm cho doanh số xuất khẩu hàng chục tỷ
USD. Đây cũng là một trong những dự án có vốn đầu tư trực tiếp (FDI) của
nước ngoài thành công nhất tại Việt Nam hiện nay.
Từ những thành tích có được tại SEV Bắc Ninh, tập đoàn Samsung đã quyết
định tiếp tục đầu tư thêm một tổ hợp công nghệ mới tại Thái Nguyên (SEVT)
với vốn đầu tư là 3,2 tỷ USD. Nhà máy này vừa đi vào vận hành hồi đầu tháng
3/2014. Và chỉ sau 20 ngày đi vào hoạt động, SEVT đã xuất khẩu được 90 triệu
USD."
Lý do khiến Sam Sung đầu tư mạnh vào Việt Nam là sự bùng nổ của kinh tế
Trung Quốc, khiến sự cạnh tranh với mặt hàng nội địa trở nên khó khăn. Chế độ
chính trị xã hội của nước ta, lao động trẻ dồi dào, cũng là lý do khiến Sam Sung
đầu tư mạnh vào thị trường Việt Nam.
Như vậy, nước ta đã tạo ra lợi thế cho mình bằng sự cạnh tranh về nguồn lao
động, không chỉ Việt Nam mới có nguồn lao động trẻ dồi dào. Nhưng để thu hút
đầu tư thì chưa đủ, các chính sách của Nhà nước, chế độ chính trị - xã hội, cũng

góp phần quan trọng không kém trong việc đưa ra quyết định để đầu tư. Khi các
nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào một quốc gia nào đó, họ nghiên cứu thị
trường rất kỹ, xem xét nhiều yếu tố. Trong các tỉnh ở Việt Nam, thì Đồng Nai và
Bắc Ninh là hai tỉnh thu hút vốn nhiều nhất. Giữa các tỉnh có sự cạnh tranh để
thu FDI hay không? Câu trả lời là có. Khi các tỉnh thành, cạnh tranh nhau đưa ra
các ưu điểm, các thế mạnh của vùng, để thu hút FDI nhưng với mục đích gì. Thu
hút ngắn hạn hay dài hạn. Xu hướng hiện nay là ngắn hạn, thể hiện rõ nhất qua
việc các tỉnh thành cố gắng đưa ra các ưu đãi tốt nhất để có thể thu hút FDI
nhanh nhất. Trong khi đó, đối với một số nhà đầu tư, họ chờ đợi nhiều hơn ở
những cải cách trong môi trường thể chế về kinh tế, đầu tư. Như vây, sự cạnh
tranh này có thành lợi thế của nước ta không. Theo quan điểm của PGS.TS Trần
Đình Thiên, Viên trưởng viện kinh tế Việt Nam cho rằng:"Hạ điều kiện xuống
tức là đang hạ giá chính mình. Cái này có thể mang lại một số lợi ích ngắn hạn,
chẳng hạn tăng ngân sách, giải quyết được một ít lao động cũng như làm đẹp
các báo cáo hàng năm. Lãnh đạo các tỉnh thành thì có thừa áp lực để đạt được


những điều này và về lâu dài nền kinh tế chắc chắn phải gánh chịu những hệ
quả.
Việc liên tiếp đưa ra các ưu đãi cũng có thể đem lại hệ lụy là các nhà đầu tư,
nhất là các nhà đầu tư lớn và có mục tiêu dài hạn, sẽ cảm thấy không tin tưởng
và họ không vào. Như đã phân tích, họ chờ đợi nhiều hơn ở việc cải thiện môi
trường thể chế.

Phân cấp là một quá trình tất yếu và trên thực tế việc này đang mang lại hiệu
quả nhất định trong quản lý nhà nước. Vấn đề đối với phân cấp trong lĩnh vực
quản lý đầu tư là phải có cơ chế giám sát để đảm bảo rằng không phá vỡ quy
hoạch thống nhất của quốc gia."
Có thể thấy, không phải bất cứ một cạnh tranh nào cũng là lợi thế. Việc thu
hút FDI chỉ cho thấy quốc gia đó có thị trường tiềm năng chứ không phản ánh

tất sự phát triển của một đất nước. Trả lời cho câu hỏi làm thế nào để VN tận
dụng lợi thế cạnh tranh của mình để thu hút FDI? Thị trường VN có phải là thị
trường cạnh tranh. Kinh tế VN là một nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội
chủ nghĩa. Tôi tin, thị trường VN là một thị trường có tính cạnh tranh cao. Các
doanh nghiệp trong nước đã và đang không ngừng nỗ lực đổi mới. Một số tập
đoàn lớn có tiếng như Vingroup, Viettel, FPT đang cạnh tranh không ngừng với
các tập đoàn khác trên thế giới. Các mặt hàng nội địa ngày càng cải thiện để
cạnh tranh với hàng ngoại. Người Việt giờ dùng hàng Việt ngày càng gia tăng.
Báo hiệu cho một dấu hiệu tốt cho sự phát triển kinh tế nước nhà. Trong đà đi
lên, nước ta cần phải chớp lấy cơ hội để kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đổ
vốn vào thị trường nước ta." Theo ý kiến chủ quan, tôi cho rằng cách tốt nhất để
tận dụng lợi thế cạnh tranh chính là cho nhà đầu tư nhìn thấy được lợi ích khi họ
đầu tư vào một thị trường có tính cạnh tranh cao như Việt Nam." Khi biết, các
doanh nghiệp ở nước ta luôn tìm ra những giải pháp tối ưu, những công nghệ
mới để nâng cao sản lượng cũng như chất lượng, để cạnh tranh trên thị trường,
thì họ có thể đã nhìn thấy lợi ích mà họ sẽ đạt được khi đổ vốn vào các doanh
nghiệp, hay một sáng tạo mới nhưng thiếu vốn để hoạt động. Nhà đầu tư quan
tâm đến lợi ích họ đạt được, còn người kêu gọi vốn muốn được đầu tư vào
doanh nghiệp , hay ý tưởng của mình thì không ngừng phải cải tiến, đổi mới, để
cạnh tranh với những người cũng đang kêu gọi vốn như họ. Cứ như thế, khi nhà
đầu tư thấy được rõ ràng lợi ích của mình, thì nước ta đã tận dụng được lợi thế
của việc cạnh tranh. Với việc là thành viên của TPP- tổ chức thương mại xuyên
Thái Bình Dương. Hàng rào thuế quan được bãi bỏ. Sự cạnh tranh sẽ không còn
là cạnh tranh giá nữa mà là chất lượng, mẫu mã,... của mỗi sản phẩm. Sự cạnh
tranh sẽ càng cam go. Khi đó, nước ta sẽ là một thị trường đầy tiềm năng. Việt
Nam, nên chuẩn bị kỹ cho cơ hội và thách thức này. Cơ hội chính là nhận được
sự quan tâm của nhiều nước hơn, khả năng thu hút FDI sẽ cao hơn. Còn, thách


thức là các doanh nghiệp trong nước phải làm thế nào để bật lên trong môi

trường thương mại quốc tế này. Tuy nhiên, cái gì nhiều quá cũng sẽ không tốt.
Việc gì cũng có hai mặt của nó. Khi một quốc gia, nền kinh tế có quá nhiều sự
can thiệp từ ngoại bang, chắc chắn sẽ nảy sinh nhiều vấn đề. Thời gia chỉ là sớm
hay muộn. Thiếu FDI cũng không được, nhiều quá cũng không tốt. Vì vậy, nước
ta cần có những chính sách hợp lý về thuế, cũng như luật kinh doanh chặt chẽ để
bảo vệ nền kinh tế nước nhà, vừa phát triển, vừa ổn định, và an toàn. Tất cả, vẫn
nên đặt lợi ích của người dân , lợi ích quốc gia nên hàng đầu. Vì mục tiêu cuối
cùng của một quốc gia, chính là làm cho mức sống của nhân dân cao và ngày
càng cao.



×