Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

Tình hình xuất khẩu mật ong của công ty cổ phần ong mật đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.96 KB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ

CHUYÊN ĐÊ TỐT NGHIỆP
TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU MẬT ONG CỦA CÔNG TY CÔ
PHẦN ONG MẬT ĐẮK LẮK

Sinh viên thực hiện

: Đỗ Hoài My

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khóa học

: 2013 - 2017

Đắk Lắk, tháng 5 năm 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ

CHUYÊN ĐÊ TỐT NGHIỆP
TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU MẬT ONG CỦA CÔNG TY CÔ
PHẦN ONG MẬT ĐẮK LẮK

Sinh viên thực hiện


: Đỗ Hoài My

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Người hướng dẫn
CN. Nguyễn Thảo Trang

Đắk Lắk, tháng 5 năm 2017


MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU................................................3
2.1. Cơ sở lý luận...................................................................................................3
2.1.1. Khái quát về mật ong................................................................................3
2.1.2. Khái quát về xuất khẩu.............................................................................6
2.2. Cơ sở thực tiễn..............................................................................................19
2.2.1. Kinh nghiệm xuất khẩu mật ong trên thế giới.........................................19
2.2.2. Kinh nghiệm xuất khẩu mật ong tại Việt Nam........................................21
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................24
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................24
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................24
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................24
3.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu........................................................................24
3.2.1. Khái quát về công ty Cổ phần Ong mật Đắk Lắk....................................24
3.2.2. Đánh giá tổng quan về công ty Cổ phần Ong mật Đắk Lắk....................30

3.3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................34
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu..................................................................34
3.3.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu...................................................34
3.3.3. Phương pháp phân tích số liệu................................................................34
3.3.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu..................................................................35
PHẦN IV: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................38
4.1. Thực trạng xuất khẩu mật ong của công ty Cổ phần Ong mật Đắk Lắk........38
4.1.1. Khái quát chung tình hình tiêu thụ và xuất khẩu mật ong của công ty Cổ
phần Ong mật Đắk Lắk.....................................................................................38
4.1.2. Tình hình xuất khẩu mật ong những năm gần đây của công ty Cổ phần
Ong mật Đắk Lắk..............................................................................................41
4.1.3. Một số thị trường xuất khẩu chính..........................................................45
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu mật ong của công ty Cổ phần
Ong mật Đắk Lắk.................................................................................................49
4.2.1. Các yếu tố nội tại....................................................................................49


4.2.2. Các yếu tố bên ngoài...............................................................................52
4.3. Một số giải pháp phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu mật ong..........55
4.3.1. Phân tích SWOT đối với công ty............................................................55
4.3.2. Đề xuất một số giải phát nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của công ty Cổ phần
Ong mật Đắk Lắk..............................................................................................57
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................59
5.1. Kết Luận........................................................................................................59
5.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất
khẩu mật ong tại công ty......................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................62


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐÊ

1.1. Lý do chọn đề tài
Mật ong là sản phẩm thuần khiết được tạo thành từ chất ngọt do ong thu thập
được trong các bông hoa. Được xem là một món quà tuyệt vời do thiên nhiên ban
tặng cho con người. Nó đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực: từ được sử
dụng làm thực phẩm, chăm sóc sức khỏe cho đến làm đẹp, vì thế không thể không
thừa nhận công dụng của mật ong trong đời sống hàng ngày. Ngành chăn nuôi ong
là ngành có giá trị xuất khẩu cao. Đòi hỏi yêu cầu chất lượng sản phẩm xuất khẩu
phải tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm(VietGAP), thực hiện phát
triển chăn nuôi nuôi ong mật theo quy hoạch, tổ chức sản xuất theo chuỗi ngành
hàng, liên kết sản xuất theo tổ hợp tác, hợp tác xã, đẩy mạnh vai trò của doanh
nghiệp vào khâu lưu thông sản phẩm.
Đắk Lắk nằm trên cao nguyên Nam Trung bộ của Việt nam. Nơi có bạt ngàn
hoa rừng, café, cao su…Rất thuận lợi cho việc khai thác các sản phẩm mật ong như:
Mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa, nọc ong, sáp ong, keo ong mang hương vị đặc
trương của Tây Nguyên.
Công ty Cổ phần Ong mật Đắk Lắk (Dak Honey)là một một doanh nghiệp
trực thuộc Nhà nước được cổ phần hóa được thành lập theo hướng phát triển kinh tế
của tỉnh Đắk Lắk nói riêng và xã hội nói chung, là đơn vị dẫn đầu cả nước về sản
lượng mật ong (chiếm hơn 30%) và kim ngạch xuất khẩu mật ong, các sản phẩm từ
ong (chiếm gần 40%). Chiếm hơn 70% sản lượng XK mật ong của tỉnh Đắk Lắk.
Hiện nay, thị trường Mỹ, EU, một số nước khác đang ngày thắt chặt và đưa ra
các yêu cầu cao về chất lượng mật ong khi nhập khẩu. Công ty phải nắm bắt thông
tin đúng đắn và kịp thời để xác định phương hướng hoạt động của Công ty trong
tương lai và có biện pháp thực hiện phù hợp để mở rộng thì trường xuất khẩu mật
ong thương hiệu Việt trên toàn thế giới.
Trong thời gian thực tập và tìm hiểu tại Công ty, nhận thấy tầm quan trọng
của công tác xuất khẩu mật ong trong hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp,
nhưng sản lượng XK ngày càng giảm. Để hiểu thêm về hoạt động xuất khẩu của

1



Công ty em quyết định chọn đề tài “ Tình hình xuất khẩu mật ong của công ty
Cổ phần Ong mật Đắk Lắk”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng xuất khẩu mật ong của công ty Cổ phần Mật ong Đắk
Lắk.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu mật ong của công
ty Cổ phần Mật ong Đắk Lắk.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao tình hình xuất khẩu mật ong của công ty
Cổ phần Mật ong Đắk Lắk.

2


PHẦN II: TÔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái quát về mật ong
2.1.1.1. Giới thiệu chung về mật ong
Mật ong là chất lỏng sánh, vị ngọt, mùi thơm đặc trưng, do ong hút các dịch
ngọt tiết ra từ các bộ phận sống của cây như lá, hoa, chồi hoặc dịch tiết của một số
loại côn trùng rồi đem về tổ, sau đó được ong chế biến và luyện thành mật ong,
bằng cách cho bốc hơi nước đi và bổ sung thêm một số en-zim. Sau khi mật “chín”,
ong sẽ trữ mật trong các lỗ tổ và hàn nắp lại để bảo quản.
Mật ong không được có bất kỳ hương vị hoặc mùi khó chịu nào, không được
có chất lạ trong quá trình chế biến và bảo quản, cũng như không chứa những chất
độc thực vật tự nhiên với hàm lượng có thể gây hại cho sức khoẻ con người. Mật
ong thì có 2 loại đó là mật ong rùng (mật ong tự nhiên) và mật ong nuôi.
Mật Ong có thành phần rất phức tạp, nguồn hoa khác nhau thì thành phần
của mật Ong cũng khác nhau. Có khoảng 100 chất khác nhau có giá trị tốt đối với

cơ thể con người.
- Nước: Hàm lượng nước là một chỉ số rất quan trọng để đánh giá mật ong
tốt. Tiêu chuẩn về hàm lượng nước trong mật ong tốt là từ 19 đến 22%. Nếu hàm
lượng nước trong mật ong cao hơn 22%, mật ong sẽ rất khó bảo quản và dễ bị biến
chất (dễ lên men và bị chua)
- Đường: Chủ yếu là đường glucose và levulose chiếm 60 – 70%; saccharose
(đường mía) khoảng 3 – 10% và một số đường khác như mantose, oligosac-charid.
- Mật Ong rất giàu vitamin, nhất là vitamin B1, B12, B3, B5, C, H, K, A, E
và acid folic.
- Các loại men tiêu hóa cũng đa dạng như diastase, catalase, lipase.
- Mật Ong còn chứa các acid hữu cơ, đều là các acid quan trọng như: acid
citric, acid tartric, acid formic, acid malic, acid oxalic …
- Đặc biệt rất giàu các chất khoáng và các nguyên tố vi lượng như: Na, Ca,
Fe, K, Mg, Al, Mo, Ag, Ba, Au, Co, Mn, Ra, Si, Cl, P, S, I, V, Bo, Cr, Cu, Zn, Pb,
Li, Sn, Ti,…
3


- Acid amin trong mật Ong bao gồm alanin, arginin, glutamic acid, aspartic
acid, histidin, isoleucin, leucin, lysin, phenylalanin, prolin, serin, threonin, ty-rosin,
tryptophan, valin, glycin. Đây là những acid amin (chất đạm) rất cần thiết cho sự
phát triển của cơ thể.
Ngoài ra, trong mật ong còn chứa các hormon; các fitonxid; các chất diệt
nấm; các chất thơm và nhiều chất khác…
2.1.1.2. Giá trị kinh tế của mật ong
Đem lại hiệu quả kinh tế cao. Khi muốn kinh doanh mật ong người dân chỉ
mất tiền mua giống ong, nuôi ong không phải cho chúng ăn hàng ngày, những khi
thời tiết bất lợi ong không thể đi hút mật mới phải tốn vài cân đường cho mỗi đàn
ong ăn thêm.
Loài ong đã có cống hiến to lớn cho con người. Con người không những

dùng con ong, ẩu trùng ong, mật ong, phấn hoa, keo ong làm các sản phẩm bổ
dưỡng từ thiện nhiên mà còn dùng tổ ong làm mỹ phẩm….phát triển nhiều công
nghệ sử dụng các nguyên liệu từ ong. Con người cũng phát hiện ra rằng, keo và nọc
độc của ong có giá trị chữa bệnh.
2.1.1.3. Đặc điểm sản xuất mật ong
Đặc thù của ngành nuôi ong là theo vụ mùa hoa của các loại cây như cà phê,
cao su, cây bông vải,... nên thời gian thu hoạch chính là từ tháng 12 đến tháng 6
năm sau.
Ong mật phụ thuộc vào mùa hoa nên sản xuất mật ong cũng phụ thuộc vào
yếu tố mùa vụ. Vì vậy, hoạt động phân phối sản phẩm ngành mật ong cũng chịu tác
động do tính thời vụ của nó.
2.1.1.4. Đặc điểm và giá trị dinh dưỡng của mật ong
Năm 1980, các nhà khoa học đã tìm ra 180 thành phần trong mật ong.
Cần phải cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thế mới có thê khỏe mạnh.
Mật ong là thực phẩm dinh dưỡng rất bổ cho cơ thể.
Để quyết đinh môi trường kiềm hay acid, là do các khoáng chất trong cơ thể
quyết định, cụ thế đó là Canxi, kẽm, kali,.. .có nhiều trong thực phẩm sẽ tạo ra môi
trường kiềm. Theo các thành phần của mật ong thì nó chứa nhiều chất tạo ra môi
trường kiềm. Ngoài ra nó còn chứa một số acid làm cho các dịch thể chuyển hóa
thành môi trường kiềm.
4


Trong thành phần của mật ong có các đường dễ hấp thụ vào cơ thể.
- Glucose: cung cấp nhiệt lượng cho cơ thể, được hập thụ nhanh và dễ dàng
trong đường ruột. Và hòa vào máu, được cơ thể hấp thụ nhanh, tăng cường thể lực.
- Đường Frutose: tuy tốc độ hấp thu tương đối chậm, phải quan gan
chuyển hóa mới thành đường glucose, nhưng có tác dụng ổn định lượng đường
trong máu. Mật ong có chứa vitamin B1, B2, B6, C, K, Pantothenic, Folate.. .là thực
phẩm dinh dưỡng nâng cao sức khỏe. Trong mật ong tỷ lệ phối hợp giữa các

vitamin là phù họp nhất, cho nên ăn mật ong cũng có nghĩa là ăn một tổ hợp các
vitamin.
Để có được sức khỏe thì cần bổ sung kết hợp các vitamin và khoáng chất, vì
khoáng chất giúp các vitamin phát huy tác dụng. Đặc biệt là sự tồn tại của Kali
trong mật ong có tác dụng to lớn đối với sự sinh trưởng và phát triển.
Các nguyên tố có trong mật ong là kali, Canxi, Magie, Kẽm, Crom,
Mangan, photpho, lốt, oxy.
- Acid amin và enzyme: Acid amin là thành phần chính để tạo nên protein.
Còn các enzyme là các thúc đẩỵ tiêu hóa. Là xúc tác cho các phản ứng trong cơ thể .
-Acid amin : trong mật ong có chứa 16 loại có thể tạo nên protein, để bảo
vệ sức khỏe nhất định phải cỏ acid amin. Sự quan trọng trong thành phần cùa thức
ăn là nó có thể tạo ra cơ cho các cơ quan, khảng thể, phần móng. Các protein trong
cơ thồ đều do những acid amin nhất định tạo thành. Neu cơ thể không có được các
acid amin từ thức ăn thì sẽ tạo ra một số bệnh. Cho nên phải cung cáp đầy đủ acid
amin và một so acid khác để có được dinh dưỡng tốt nhất.
- Enzyme: mật ong là một trong những chất chứa enzyme cao nhất. Nó
giúp đỡ sự tiêu hóa trong dạ dày, bao gồm enzyme chuyển hóa, enzyme oxy hóa,
enzyme chuyển hóa đường, lipit, glucose và các chất khác.
Chúng ta ăn thức ăn vào cơ thể và sau khi tiêu hóa thì một phần để sinh các
tế bào, một phần chuyển thành năng lượng, quá trình chuyển hóa này nhất định phải
có vitamin, khoáng chất và enzyme mới có thể thực hiện được.
Các enzyme trong mật ong dùng để chuyển hóa và xử lý thức ăn tiêu hóa.
Trong quá trình tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn enzyme có các công dụng khác
nhau

5


Chúng là một mắt xích không thể thiếu được trong các chuỗi chuyển hóa
tạo ra sự sống.

Có thể nói không có các enzyme, cuộc sống sẽ không thể tồn tại.
+ Mật ong chứa đường nên nó là một hương liệu cho các món ăn có vị ngọt.
+ Các chất đường trong mật ong không giống với các chất đường khác do
nó có các khoáng chất khác nhau. Mà đường trong mật ong thì hấp thụ vào cơ thể
dễ hơn so với các chất khác.
2.1.1.5. Vai trò của mật ong
* Đối với sản xuất
Theo nghiên cứu, trên 70% cây trồng phụ thuộc vào tác nhân thụ phấn thì có
đến 80% là do ong mật thụ phấn, góp phần làm tăng sản lượng và chất lượng cây
trồng. Ong mật đóng vai trò rất quan trọng, giúp cân bằng hệ sinh thái và hạ thấp
được quần thể côn trùng gây hại cho cây trồng.
* Đối với đời sống xã hội
Ðiều khiến mật ong trở thành chất ngọt như loại dược phẩm quí từ xa xưa
của tự nhiên là trong mật ong chứa đựng nhiều thành phần kháng khuẩn và hợp chất
chống oxy hóa (antioxidant). Mật ong giúp ích cho con người làm tăng hoạt hóa hệ
miễn dịch, đẩy nhanh tiến trình trao đổi chất. Mật ong còn là một nguồn giàu hợp
chất phenolic mang đặc tính của chất chống oxy hóa.
Theo hệ thống đánh giá thực phẩm (Food Rating System Chart), mật ong có
trên 80 chất dinh dưỡng có lợi cho con người.
2.1.2. Khái quát về xuất khẩu
2.1.2.1. Một số khái niệm liên quan
a. Xuất khẩu
Khái niệm xuất khẩu là một khái niệm có từ rất lâu và không thể thiếu trong
lĩnh vực kinh tế của nước ta. Xuất nhập khẩu (tiếng anh gọi là import-export) là một
trong những lĩnh vực kinh doanh hàng đầu đang được nhà nước ta quan tâm và ưu
tiên nhằm giúp lưu thông hàng hóa, mở rộng thị trường, tạo mối quan hệ làm ăn với
các quốc gia khác để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Trong thương mại quốc tế, xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ ( có thể
là hữu hình hoặc vô hình) cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm cơ sở


6


thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là tiền của một trong hai nước hoặc cũng có thể là
tiền dùng trong thanh toán quốc tế của một nước thứ ba nào đó.
Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới thì xuất khẩu là hoạt động
đóng vai trò vô cùng quan trọng và rất cần thiết. Xuất khẩu chính là hoạt động giúp
các quốc gia có tham gia gắn kết và phụ thuộc vào nhau nhiều hơn.
Dựa vào các quan điểm trên em có thể hiểu xuất khẩu là việc bán các loại
hàng hóa và dịch vụ cho một quốc gia khác nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ, mở rộng
thị trường tiêu thụ và quan hệ ngoại giao, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền
kinh tế.
b. Thị trường xuất khẩu
Thị trường, trong kinh tế học và kinh doanh, là nơi người mua và người bán
tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau để trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ.
Trên cơ sở khái niệm MC Carthy thị trường của xuất khẩu của doanh nghiệp
được định nghĩa như sau:” Thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp là tập hợp những
khách hàng nước ngoài tiềm năng của doanh nghiệp tức là những khách hàng nước
ngoài đang mua hoặc sẽ mua sản phẩm của doanh nghiệp ấy”.
Qua khái niệm này doanh nghiệp chỉ xác định được mục tiêu của doanh
nghiệp là hướng tới khách hàng với nhu cầu đặc trưng của họ mà còn xác định rõ
nhu cầu, cơ cấu nhu cầu đó mang đặc tính cơ bản của thị trường quốc tế, bị chi phối
bởi tập quán văn hóa, ngôn ngữ lối sống, điều kiện tự nhiên của nước đó.
Nói tóm lại thị trường chính là nơi giúp cho doanh nghiệp “người bán” xác
định được: sản xuất kinh doanh cái gì? Cho đối tượng khách hàng nào? Và sản xuất
kinh doanh như thế nào? Có thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng hay không?. Từ
đó xây dựng kế hoạch kinh doanh đạt hiệu quả.
2.1.2.2. Các loại hình xuất khẩu
Xuất khẩu có thể được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau phụ thuộc vào
số lượng và các loại hình trung gian thương mại. Mỗi phương thức có đặc điểm

riêng, có kỹ thuật tiến hành riêng. Thông thường có các loại hình xuất khẩu chủ yếu
sau:
- Xuất khẩu trực tiếp
- Xuất khẩu gián tiếp
- Buôn bán đối lưu
7


- Gia công quốc tế
- Xuất khẩu theo nghị định thư
a. Xuất khẩu trực tiếp:
Giống như các hoạt động mua bán thông thường trực tiếp ở trong nước,
phương thức xuất khẩu trực tiếp trong kinh doanh thương mại quốc tế có thể thực
hiện ở mọi lúc, mọi nơi trong đó người mua và người bán trực tiếp gặp mặt (hoặc
thông qua thư từ, điện tín,…) để bàn bạc và thỏa thuận với nhau về hàng hóa, giá
cả, điều kiện giao dịch, phương thức thanh toán,…mà khồn qua người trung gian.
Những nội dung này được thỏa thuận một cách tự nguyện, việc mua không nhất
thiết gắn liền với việc bán.
Hoạt động mua bán theo phương thức này khác với hoạt động nội thương ở
chỗ: bên mua và bên bán là những người có trụ sở ở các quốc gia khác nhau, đồng
tiền thanh toán có thể là ngoại tệ đói với một trong hai bên, hàng hóa là đối tượng
của giao dịch được di chuyển qua khỏi biên giới cảu một nước.
Hoạt động xuất khẩu trực tiếp thường có những ưu điểm sau:
- Thông qua thảo luận trực tiếp dễ dàng dẫn đến thống nhất, ít xảy ra những
hiểu lầm đáng tiếc.
- Giảm được chi phí trung gian.
- Có điều kiện xâm nhập thị trường, kịp thời tiếp thu ý kiến của khách hàng,
khắc phục thiếu xót.
- Chủ động trong việc sản xuất tiêu thụ hàng hóa.
Tuy nhiên hoạt động này cũng gặp phỉa một số hạn chế:

- Đối với thị trường mới còn nhiều bỡ ngỡ, dễ bị ép giá trong mua bán.
- Khối lượng mặt hàng cần giao dịch phải lớn để bù đắp được chi phí: giấy
tờ, đi lại, điều tra tìm hiểu thị trường.
b. Xuất khẩu gián tiếp:
Đây là một hình thức giao dịch qua trung gian, mọi việc kiến lập giữa người
bán và người mua và việc quy định các điều kiện mua bán đều phải thông qua người
thứ ba. Người thứ ba này gọi là người trung gian buôn bán. Người trung gian buôn
bán này phổ biến trên thị trường thế giới là đại lý và môi giới.

8


- Đại lý là tự nhiên nhân hoặc pháp nhân tiến hành một hay nhiều hành vi
theo sự ủy thác của người ủy thác. Quan hệ giữa người ủy thác với đại lý là quan hệ
hợp đồng đại lý.
- Môi giới là loại thương nhân trung gian giữa người mua và người bán, được
người bán hoặc người mua ủy thác tiến hành bán hoặc mua hàng hóa hay dịch vụ,
người môi giới không được đứng tên của chính mình mà đứng tên của người ủy
thác, không chiếm hữu hàng hóa và không chịu trách nhiệm cá nhân trước người ủy
thác về việc khách hàng không thực hiện hợp đồng. Người môi giới không tham gia
vào việc thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp được ủy quyền. Quan hệ giữ người ủy
thác và người môi giới dựa trên sự ủy thác từng lần chứ không dựa vào hợp đồng
dài hạn.
Việc sử dụng những người trung gian thương mại (đại lý và môi giới) có
những lợi ích như:
+ Những người trung gian thường co hiểu biết roc tình hình thị trường, pháp
luật và tập quán địa phương, do đó họ có khả năng đẩy mạnh việc buôn bán và tránh
bớt rủi ro cho người ủy thác.
+ Những người trung gian nhất là các đại lý thường có cơ sở vật chất nhất
định, do đó khi sử dụng họ, người ủy thác đỡ phải đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

+ Nhờ dịch vụ của trung gian trong việc lựa chọn, phân loại, đóng gói, người
ủy thác có thể giảm bớt chi phí vận tải.
Tuy nhiên việc sử dụng trung gian có những khuyết điểm như:
+ Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu mất sự liên hệ trực tiếp với thị trường.
Công ty cũng thường phải đáp ứng những yêu sách của đại lý hoặc môi giới.
Trước sự phân tích lợi hại như vậy, người ta chỉ thường sử dụng trung gian
trong những trường hợp cần thiết như: khi thâm nhập vào một thị trường mới, khi
mới đưa vào thị trường mới một mặt hàng mới, khi tập quán đòi hỏi phải bán hàng
qua trung gian, khi mặt hàng đòi hỏi phải chăm sóc đặc biệt như hàng tươi sống
chẳng hạn
c. Buôn bán đối lưu:
Buôn bán đối lưu là một phương thức giao dịch trao đổi hàng hóa, trong đó
xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng
hàng giao đi có giá trị tương xứng với lượng hàng nhận về. Ở đây mục đích của
9


xuất khẩu không phải thu về một khoản ngoại tệ, mà nhằm thu về một hàng hóa
khác có giá trị tương đương.
Buôn bán đối lưu đã ra đời lâu trong lịch sử quan hệ hàng hóa-tiền tệ, trong
đó sớm nhất là “hàng đổi hàng”, rồi đến trao đổi bù trừ. Ngày nay, ngoài hai hình
thức truyền thống đó, đã có nhiều loại hình mới ra đời từ sau chiến tranh thế giới
thứ hai.
Các loại hình buôn bán đối lưu phải kể đến như:
- Nghiệp vụ hàng đổi hàng (barter): trong nghiệp vụ này hai bên trao đổi
hàng hóa với nhau những hàng hóa có giá trị tương đương, việc giao hàng diễn ra
gần như đồng thời.
- Nghiệp vụ bù trừ ( compensation): đây là hình thức phát triển nhanh nhất
của buôn bán đối lưu. Trong nghiệp vụ này hai bên trao đổi hàng hóa với nhau trên
cơ sở giá trị hàng giao và hàng nhận đến cuối kỳ hạn, hai bên mới đối chiếu sổ sách,

so sánh giữa giá trị hàng giao với giá trị hàng nhận. Nếu sau khi bù trừ tiền hàng
như thế, mà còn số dư thì số tiền đó được giữ lại để chi trả theo yêu cầu của bên chủ
nợ về những khoản chi tiêu của bên chủ nợ tại nước bị nợ.
- Nghiệp vụ mua đói lưu (counter-purchase): trong nghiệp vụ này mọt bên
giao thiết bị cho khách hàng của mình và để đổi lại mua sản phẩm của công nghiệp
chế biến, bán thành phẩm, nguyên vật liệu,…
- Giao dịch bồi hoàn (offset): người ta đổi hàng hóa/dịch vụ lấy những dịch
vụ và ưu huệ (như ưu huệ trong đầu tư và giúp đỡ bán sản phẩm).
- Nghiệp vụ mua lại sản phẩm (buy-backs); trong nghiệp vụ này một bên
cung cấp thiết bị toàn bộ và/hoặc sáng chế hoặc bí quyết kỹ thuật (know-how) cho
bên khác, đồng thời cam kết mua lại những sản phẩm do thiết bị hoặc sáng chế hoặc
bí quyết kỹ thuật đó chế tạo ra.
d. Gia công quốc tế:
Gia công quốc tế là một phương thức kinh doanh thương mại trong đó một
bên (gọi là bên đặt gia công) giao (hoặc bán) nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho
một bên khác (gọi là bên nhận gia công) để chế biến ra thành phẩm giao lại (hoặc
bán lại) cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công). Như vậy trong
gia công quốc tế hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền xới hoạt động sản xuất.

10


Gia công quốc tế ngày nay khá phổ biến trong buôn bán ngoại thương của
nhiều nước. Đối với bên đặt gia công, phương thức này giúp họ tận dụng được giá
rẻ về nguyên liệu phụ và nhân công. Đối với bên nhận gia công, phương thức này
giúp họ giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân lao động trong nước hoặc được
nhận thiết bị hay công nghệ mới về nước mình, nhằm xây dựng một nền công
nghiệp dân tộc. Nhiều nước đang phát triển đã nhờ vận dụng dược phương thức gia
công quốc tế mà có được một nền công ngiệp hiện đại như: Hàn Quốc, Thái Lan,
Singapo…

e. Giao dịch tái xuất:
Là hoạt động xuất khẩu chở ra nước ngoài những hàng trước đây đã nhập
khẩu chưa qua chế biến ở nước tái xuất.
f. Xuất khẩu theo nghị định thư:
Là hình thức xuất khẩu hàng hóa (hay trả nợ) được ký theo nghị định thư của
chính phủ. Xuất khẩu theo hình thức này có ưu điểm: khả năng thanh toán chắc
chắn (do nhà nước trả cho đối tác xuất khẩu) ,giá cả hàng hóa dễ chấp nhận.
2.1.2.3. Vai trò của xuất khẩu và phát triển thị trường xuất khẩu
a. Vai trò của xuất khẩu:
Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới thì xuất khẩu là hoạt động
đóng vai trò vô cùng quan trọng và rất cần thiết. Xuất khẩu chính là hoạt động giúp
các quốc gia có tham gia gắn kết và phụ thuộc vào nhau nhiều hơn. Tùy vào lợi thế
mà mức độ chuyên môn hóa sẽ khác nhau, trình độ chuyên môn hoá cao hơn, làm
giảm chi phí sản xuất và các chi phí khác từ đó làm giảm giá thành. Mục đích chung
của mọi quốc gia khi tiến hành việc xuất khẩu chính là thu được một lượng ngoại tệ
lớn để có thể nhập khẩu các loại máy móc, trang thiết bị hiện đại… nhằm tạo ra
công ăn việc làm, tăng thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân. Đây cũng là
điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển, giúp rút ngắn sự chênh lệch giữa các nước
trên thế giới. Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường, các quốc gia không thể tự mình
đáp ứng mọi nhu cầu, nếu muốn đáp ứng thì phải tốn rất nhiều chi phí, vì vậy bắt
buộc họ không thể đứng ngoài mà phải tham gia vào hoạt động xuất khẩu để xuất
khẩu những gì mà mình có lợi thế hơn các quốc gia khác, đồng thời có thể nhập
những gì mà trong nước không sản xuất được hoặc có sản xuất được thì chi phí quá
cao.
11


b. Vai trò của việc phát triển thị tường xuất khẩu đối với doanh nghiệp xuất nhập
khẩu:
Một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên thị trường thường theo đuổi rất

nhiều mục tiêu. Tùy từng thời điểm và vị trí cạnh tranh của daonh nghiệp trên
thương trường mà muc tiêu thường được đặt lên hàng đầu. Song tựu chung lại thì ba
mục tiêu cơ bản lâu dài của doanh nghiệp vẫn là: lợi nhuận, thế lợi, an toàn. Ba mục
tiêu này đều được đo, đánh giá và thực hiện trên thị trường thông qua khả năng tiêu
thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp trên thị trường đó. Do vậy phát triển thị
trường là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp đạt được thành công trong kinh doanh.
Mặt khác, thị trường là tấm gương phản chiếu hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp, phản việc thực hiện các chính sách, chiến lược kinh doanh của doanh
nghiệp có đạt hiệu quả hay không, Vì vậy thông qua việc phát triển thị trường doanh
nghiệp có thể đánh giá được hoạt động kinh doanh, phát huy tiềm năng, hiệu quả
đạt dược và những thiếu xót.
Quy luật cạnh tranh của kinh tế thị trường rất khắc nghiệt, nó đào thải tất cả
các doanh nghiệp không theo kịp sự phát triển của thị trường. Và một trong cách
hữu hiệu nhất để tránh sự tụt hậu trong cạnh tranh đó là phát triển thị trường. Phát
triển thị trường vừa đảm bảo giữ được thị phần, tăng doanh số bán, tăng lợi nhuận
vừa củng cố được uy tín sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
Tóm lại, phát triển là quy luật cảu mọi hiện tượng kinh tế, xã hội. Chỉ có phát
triển thì doanh nghiệp mới tồn tại vững chắc phù hợp xu hướng chung của nền kinh
tế. Phát triển thị trường chính là mục tiêu, chỉ tiêu tổng hợp phản ánh sự phát triển
của doanh nghệp.
2.1.2.4. Công tác xuất khẩu trong một doanh nghiệp
Để đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu một cách an toàn và thuận lợi đòi hỏi
mỗi doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải tổ chức tiến hành các công tác xuất khẩu
theo quy trình xuất khẩu chung:
* Nghiên cứu thị trường tìm kiếm đối tác:
Thị trường là một phạm trù khách quan gắn liền với sản xuất và lưu thông
hàng hóa và ở đó có thị trường. Thị trường nước ngoài gồm nhiều yếu tố phức tạp,
khác biệt so với thị trường trong nước bởi vậy nắm chắc các yếu tố thị trường hiểu
biết các quy luật của thị trường nước ngoài là rất cần thiết phải tiến hành hoạt động
12



nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường có ý nghĩa quan trọng trong việc phát
triển và nâng cao hiệu quả kinh tế. Nghiên cứu thị trường phải trả lời một số câu hỏi
sau: xuất jhaaur cái gì? ở thị trường nào? Thương nhân giao dịch là ai? Giao dịch
theo phương thức nào? Chiến lược kinh doanh cho từng giai đoạn để đạt được mục
tiêu đề ra.
* Nắm vững thị trường nước ngoài:
Đối với các đơn vị xuất khẩu, nghiên cứu thị trường có ý nghĩa cực kỳ quan
trọng. Trong nghiên cứu cần nắm vững một số nội dung: những điều kiện chính trị,
thương mại chung, luật pháp và chính sách buôn bán, những điệu kiện về tiền tệ và
tín dụng, điều kiện vận tải và giá cước. Bên cạnh đó đơn vị kinh doanh cũng cần
phải nắm vững một số nội dung liên quan đến mặt hàng kinh doanh trên thị trường,
tập quán và thị hiếu tiêu dùng của người dân, giá thành và sự biến động giá cả, mức
độ cạnh tranh của mặt hàng đó.
* Nhận biết mặt hàng kinh doanh trước và lựa chọn mặt hàng kinh doanh:
Nhận biết mặt hàng kinh doanh trước tiên phải dựa vào nhu cầu sản xuất và
tiêu dùng về quy cách chủng loại, kích cỡ, giá cả, thời vụ và thị hiếu cũng như tập
quán tiêu dùng của từng vùng, từng lĩnh vực sản xuất. Từ đó xem xét các khía cạnh
của hàng hóa trên thị trường quốc tế. Về khía cạnh thương phẩm phải hiểu rõ giá trị
công dụng, các đặc tính, quy cách phẩm chất, mẫu mã… Vấn đề khá quan trọng
trong giai đoạn này là xác định sản lượng hàng hóa xuất khẩu để bán được giá cao
nhằm thu được lợi nhuận tối đa.
Hiện nay do chủ trương phát triển nền kinh tế với nhiều thành phần tham gia
kinh tế trên nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau từ sản phẩm thô sản xuất bằng
phương pháp thủ công đến sản phẩm sản xuất bằng máy móc tinh vi hiện đại. Tuyến
sản phẩm được ở rộng với mặt hàng phong phú, đa dạng tạo điều kiện cho các đơn
vị kinh doanhxuất khẩu có được nguồn hàng ổn định với nhiều nhóm hàng kinh
doanh khác nhau.
* Tìm kiếm thương nhân giao dịch:

Để xuất khẩu được hàng hóa trong quá trình nghiên cứu thị trường nước
ngoài các đơn vị kinh doanh phải tìm được bạn hàng. Lựa chọn thương nhân giao
dịch cần dựa trên một số đặc điểm sau: uy tín của bạn hàng trên thị trường, thời gian
hoạt đọng kinh doanh, khả năng tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, mạng lưới phân
13


phối tiêu thụ sản phẩm…được như vậy, đơn vị kinh doanh xuất khẩu mới xuất khẩu
được hàng hóa và tránh được rủi ro trong kinh doanh quốc tế.
* Lập phương án kinh doanh:
Xây dựng phương án kinh doanh bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Đánh giá tình hình thị trường và thương nhân, đơn vị kinh doanh
phải đưa ra được đánh giá tổng quan về thị trường nước ngoài và đánh giá chi tiết
đối với từng phân đoạn thi trường. Đồng thời đưa ra những nhận định cụ thể về
thương nhân nước ngoài mà đơn vị sẽ hợp tác kinh doanh.
- Bước 2: Lựa chọn mặt hàng thời cơ, phương thức kinh doanh. Từ tuyến sản
phẩm doanh nghiệp phải chọn ra một mặt hàng xuất khẩu mà doanh nghiệp có khả
năng sản xuất, có nguồn hàng ổn định đáp ứng thời cơ xuất khẩu thích hợp.
- Bước 3: Đề ra mục tiêu
Trên cơ sở đánh giá về thị trường nước ngoài, khả năng tiêu thụ sản phẩm
xuất khẩu của thị trường đó mà đơn vị kinh doanh xuất khẩu đề ra mục tiêu cho
từng giai đoạn cụ thể khác nhau.
+ Giai đoạn 1: Bán sản phẩm với giá thấp nhằm cạnh tranh với sản phẩm
cùng loại, tạo điều kiện cho người tiêu dùng có cơ hội dùng thử, chiếm lĩnh thị
phần.
+ Giai đoạn 2: Nâng dần mức giá bán lên để thu lợi nhuận. Mục tiêu này
ngoài nguyên tố thực tế cần phù hợp với khả năng của doanh nghiệp là mục đích để
doanh nghiệp phấn đấu hình thành và có thể vượt mức.
-Bước 4: Đề ra biện pháp thực hiện
Giải pháp thực hiện là công cụ giúp doanh nghiệp kinh doanh thực hiện các

mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất, nhanh nhất, có lợi nhất cho doanh nghiệp.
-Bước 5: Đánh giá hiệu quả của việc kinh doanh
Giúp cho doanh nghiệp đánh giá hiệu quả kinh doanh sau thương vụ kinh
doanh. Đồng thời đánh giá hiệu quả những khâu doanh nghiệp kinh doanh đã và
đang làm tốt, những khâu còn yếu kém nhằm giúp doanh nghiệp hoàn thiện quy
trình xuất khẩu.
* Đàm phán và ký kết hợp đồng:
- Đàm phán: Đàm phán thực chất là việc trao đổi học thuật vừa mang tính
khoa học, vừa mang tính nghệ thuật để sử dụng các kỹ năng, kỹ sảo trong giao dịch
14


để nhằm thuyết phục đi đến việc chấp nhận những nội dung mà đôi bên đưa ra.
Muốn đàm phán thành công thì khâu chuẩn bị đàm phán đóng góp một vai trò quan
trọng như: chuẩn bị nội dung và xá định mục tiêu, chuẩn bị dữ liệu thông tin, chuẩn
bị nhân sự đàm phán, chuẩn bị chương trình đàm phán
+ Đàm phán tốt cần chuẩn bị các thông tin về thị trường, kinh tế, văn hóa,
chính trị, pháp luật của các nước, hay thông tin về đối tác như sự phát triển, danh
tiếng cũng như khả năng tài chính của đối phương. Đòi hỏi cán bộ nghiệp vụ phải là
những người nắm bắt thông tin về hàng hóa, thị trường, khách hàng, chính trị, xã
hội,…chính xác và nhanh nhất sẽ giúp cho cuộc đàm phán ký kết hợp đồng đát hiệu
quả tốt.
+ Hiện nay đàm phán thương mại thường sử dụng ba hình thức đàm phán cơ
bản là: đàm phán qua thư tín, đàm phán qua điện thoại, đàm phán bằng cách gặp gỡ
trức tiếp. Nhưng ở Việt Nam hiện nay hai hình thức đàm phán qua thư tín và đàm
phán qua điện thoại là được sử dụng phổ biến nhất.
- Ký kết hợp đồng: Việc ký kết hợp đồng là hết sức quan trọng. Hợp đồng có
được tiến hành hay không là phụ thuộc vào các điều khoản mà hai bên đã cam kết
trong hợp đồng. Khi ký kết một hợp đồng kinh tế phải căn cứ vào các điều kiện sau
đây:

+ Các định hướng kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế của nhà nước
+ Nhu cầu thị trường, đơn đặt hàng, chào hàng của bạn hàng.
* Thực hiện hợp đồng xuất khẩu:
Sau khi ký kết hợp đồng xuất khẩu, công việc hết sức quan trọng mà doanh
nghiệp cần phải làm là tổ chức thực hiện hợp đồng mà mình đã ký kết. Căn cứ vào
khoản đã ghi trong hợp đồng doanh nghiệp phải tiến hành sắp xếp các công việc mà
mình phải làm ghi thành bảng biểu theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng, kịp thời
nắm bắt diễn biến tình hình các văn bản đã gửi đi và nhận những thông tin phản hồi
từ phía đối tác.
Đảm bảo quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu:
-

Xin giấy phép xuất khẩu hàng hóa

-

Chuẩn bị hàng xuất khẩu

-

Thu gom tập trung làm thành lô hàng xuất khẩu

-

Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu và kẻ kĩ mã vạch hàng hóa
15


-


Kiểm tra chất lượng hàng hóa

-

Mua bảo hiểm hàng hóa

-

Thuê phương tiện vận tải

-

Làm thủ tục hải quan

-

Giao hàng lên tàu

-

Làm thủ tục thanh toán

-

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có)
Việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu có tốt hay không sẽ ảnh hưởng đến uy tín

và hình ảnh của công ty. Nếu đối tác hài lòng và thỏa mãn trong quá trình thực hiện
hợp đồng thì sẽ tạo thêm cơ hội mở rộng quan hệ đối tác và bạn hàng.
2.1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu

Xuất khẩu dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau như:
-

Nếu chi phí sản xuất xuất khẩu ở trong nước không thay đổi, giá trị xuất

khẩu sẽ phụ thuộc vào thu nhập của nước ngoài và vào tỷ giá hối đoái.
-

Nếu tăng trưởng kinh tế của nước ngoài tăng lên thì giá trị xuất khẩu cũng có

thể theo đó mà tăng lên.
-

Khi tỷ giá hối đoái tăng (tức là tiền tệ trong nước mất giá so với ngoại tệ), thì

giá trị xuất khẩu cũng có thể tăng nhờ giá hàng tính bằng ngoại tệ thu được và quy
đổi về tiền trong nước trở nên cao hơn.
Các yếu tố ảnh hưởng được chi thành: yếu tố nội tại (bên trong) và yếu tố tác
động từ bên ngoài.
a.Các yếu tố bên trong công ty ảnh hưởng đến xuất khẩu:


Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp
Là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối

lượng (nguồn) vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng
phân phối (đầu tư) có hiệu quả các nguồn vốn. Khả năng quản lý có hiệu quả các
nguồn vốn trong kinh doanh cuả doanh nghiệp thể hiện qua các chỉ tiêu: vốn chủ sở
hữu, vốn huy động, tỷ lệ tái đầu tư về lợi nhuận, khả năng trả nợ ngắn hạn và dài
hạn, các tỷ lệ về khả năng sinh lợi.

Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp càng lớn thì sức cạnh trang trên thị
trường của doanh nghiệp càng mạnh, mà vũ khí lợi hại của doanh nghiệp chính là
chiến lược cạnh tranh.
16


 Thương hiệu và vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Để xây dựng thương hiệu doanh nghiệp phải tạo được lòng tin cậy đối với
người tiêu dùng vì vậy hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp rất quan trọng trên thị
trường nội địa. Từ đó từng bước nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế,
tăng cường mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu mật ong DakHoney.
 Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp
Một doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu của mình thì đông thời đạt đến
một trình độ tổ chức, quản lý tương ứng. Khả năng tổ chức, quản lý doanh nghiệp
dựa trên quan điểm tổng hợp bao quát, tập trung vào những mối liên hệ tương tác
của tất cả các bộ phận tạo thành tổng thể tạo nên sức mạnh thực sự cho doanh
nghiệp
 Tiềm lực lao động và cơ sở vật chất của doanh nghiệp
- Muốn thực hiện các hoạt động phát triển thị trường tất yếu phải có đội ngũ
lao động đủ theo yêu cầu cả về chất lượng và số lượng và một cơ sở vật chất đảm
bảo hiệu suất và công suất công việc. Độ ngũ lao động phải được đào tạo thường
xuyên về năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Trình độ tiên tiến trang thiết bị, công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến năng
suất, chi phí, gía thành và chất lượng mật ong được đưa ra đáp ứng khách hàng
trong và ngoài nước.
 Yếu tố sản phẩm và kênh phân phối của doanh nghiệp
Sản phẩm là một hệ thống các yếu tố thỏa mãn đồng bộ nhu cầu của khách
hàng bao gồm: mẫu mã, chất lượng, công dụng, giá cả của sản phẩm,… Mỗi hàng
hóa có tính chất và đặc điểm riêng do vậy chỉ phù hợp với yêu cầu của một số khách
hàng nhất định. Nếu hàng hóa càng thích ứng với nhiều khách hàng thì uy tín của

doanh nghiệp và độ tin cậy của sản phẩm đối với khách hàng càng cao, dễ chiếm
lĩnh thị trường. Và ngược lại, sẽ gây khó khăn để doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị
trường. Ví dụ như các sản phẩm của Nhật có chất lượng và uy tín cao được khách
hàng tin dùng do vậy rất dễ chiếm thị trường.
b.Các yếu tố bên ngoài công ty ảnh hưởng đến xuất khẩu:
 Yếu tố kinh tế, chính trị, pháp luật
Mỗi nước khác nhau có chế độ chính trị, pháp luật và tình trạng kinh tế là
khác nhau. Yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của doanh
17


nghiệp, chính phủ cho phép hay không cho phép xuất khẩu. Nó ảnh hưởng tới điều
kiện tiêu thụ hàng, chi phối đến chi phí tiêu thụ hàng. Ví dụ như: mức thuế nhập
khẩu, hạn ngạch nhập khẩu,…đối với hàng nhập khẩu vào trong nước. Bên cạnh đó
tình hình ổn định kin tế chính trị cũng góp phần lớn vào hoạt động phát triển thị
trường của doanh nghiệp, đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp và ảnh hưởng tới sức
mua của khách hàng.
 Các chính sách của nhà nước
*Thuế quan
Trong hoạt động xuất khẩu thuế quan là loại thuế đánh vào từng đơn vị hàng
xuất khẩu. Việc đánh thuế xuất khẩu được chính phủ ban hành nhằm quản lý xuất
khẩu theo chiều hướng có lợi nhất cho nền kinh tế trong nước và mở rộng các quan
hệ kinh tế đối ngoại. Tuy nhiên, thuế quan cũng gây ra một khoản chi phí xã hội do
sản xuất trong nước tăng lên không có hiệu quả và mức tiêu dùng trong nước lại
giảm xuống. Nhìn chung công cụ này thường chỉ áp dụng đối với một số mặt hàng
nhằm hạn chế số lượng xuất khẩu và bổ sung cho nguồn thu ngân sách.
*Hạn ngạch
Được coi là một công cụ chủ yếu cho hàng rào phi thuế quan, nó được hiểu
như qui định của Nhà nước về số lượng tối đa của một mặt hàng hay của một nhóm
hàng được phép xuất khẩu trong một thời gian nhất định thông qua việc cấp giấy

phép. Sở dĩ có công cụ này vì không phải lúc nào Nhà nước cũng khuyến khích xuất
khẩu mà đôi khi về quyền lợi quốc gia phải kiểm soát một vài mặt hàng hay nhóm
hàng như sản phẩm đặc biệt, nguyên liệu do nhu cầu trong nước còn thiếu…
*Trợ cấp xuất khẩu
Trong một số trường hợp chính phủ phải thực hiện chính sách trợ cấp xuất
khẩu để tăng mức độ xuất khẩu hàng hoá của nước mình, tạo điều kiện cho sản
phẩm có sức cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới. Trợ cấp xuất khẩu sẽ làm
tăng giá nội địa của hàng xuất khẩu, giảm tiêu dùng trong nước nhưng tăng sản
lượng và mức xuất khẩu.


Yếu tố tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ đến xuất khẩu
Nhân tố này quyết định các mặt hàng, bạn hàng và phương án kinh doanh,

quan hệ kinh doanh đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Sự biến đổi của nhân tố
này sẽ gây ra sự biến động lớn trong tỷ trọng giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Ví dụ
18


như tiền nội tệ giảm giá tương đối so với đồng ngoại tệ thì sẽ khuyến khích xuất
khẩu và hạn chế nhập khẩu, và ngược lại. Đi đôi với việc mở rộng thị trường ngoại
hối trong nước luôn phải chú trọng các yếu tố khuyến khích xuất khẩu khi ấn định
tỷ giá
 Yếu tố đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp có mặt hàng giống mặt hàng của
doanh nghiệp hoặc mặt hàng có thể thay thế lẫn nhau. Đối thủ cạnh tranh là một rào
cản lớn để doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường. Đối thủ cạnh tranh là yếu tố
tác động thường xuyên và trong suốt thời kỳ hoạt động thị trường của doanh nghiệp.
Khi nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh cần xem xét các vấn đề sau:
-


Tiềm lực doanh nghiệp cạnh tranh

-

Cơ cấu đặc điểm hàng hóa của đối thủ cạnh tranh

-

Chiến lược và chính sách kinh doanh

-

Điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh
Trên cơ sở đó công ty sẽ đưa ra các chiến lược thị trường phù hợp.

 Nhu cầu của thị trường nước ngoài
Do khả năng sản xuất của nước nhập khẩu không đủ để đáp ứng được nhu
cầu tiêu dung trong nước, hoặc do các mặt hàng trong nước sản xuất không đa dạng
nên không thoả mãn được nhu cầu, sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng, nên cũng
là một trong những nhân tố để thúc đẩy xuất khẩu của các nước có khả năng đáp
ứng được nhu cầu trong nước và cả nhu cầu của nước ngoài.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm xuất khẩu mật ong trên thế giới
Việc sản xuất mật ong là kết quả của sự cống hiến và những nỗ lực không
ngừng của những chú ong mật. Biết ơn những nỗ lực không mệt mỏi trong việc sản
xuất dù chỉ nửa thìa mật ong, thế giới kỷ niệm Tháng Mật ong Quốc gia vào tháng
Chín hàng năm.
Nay thế giới đã chứng minh rằng mật ong là một thành phần tuyệt vời để sản
xuất nhiều loại dược phẩm và nếu bạn ăn một thìa mật ong mỗi ngày bạn sẽ tăng

cường được sức khỏe và sức đề kháng. Mật ong cũng là thành phần tuyệt vời để sản
xuất các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp.
19


Trên quan điểm về sức khỏe, mỗi quốc gia lựa chọn những cây trồng cho
riêng mình để sản xuất mật, nhưng không phải tất cả đều mang lại sự thành công.
Chỉ những nước mà nghề nông nghiệp được trang bị những công nghệ tiên tiến mới
cho mật ong có chất lượng tốt nhất.
Sau đây là một số kinh nghiệm của các quốc gia sản xuất mật ong lớn trên
thế giới:
-

Trung Quốc: Trung Quốc được biết đến là một nước sản xuất mật ong chỉ

theo phương thức cổ truyền. Điều đó khiến mọi người tin rằng mật ong Trung Quốc
là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe và có thể được sử dụng như một
loại kháng sinh chữa nhiều bệnh khác nhau. Sản lượng của nước này hàng năm đạt
khoảng 448.000 tấn.
-

Hoa Kỳ: Sản xuất mật ong là một trong những nghề chính của người dân ở

nhiều khu vực trên nước Mỹ. Nước này sản xuất hơn 100 loại mật ong đáp ứng thị
hiếu và nhu cầu của nhiều đối tượng. Nước này sản xuất cả mật ong chất lượng cao
và chất lượng thấp, và mật ong xuất khẩu có giá tùy thuộc vào chất lượng và theo
yêu cầu của nhà nhập khẩu. Nước này có những cơ sở sản xuất mật ong tự nhiên, và
cả mật ong nhân tạo, với hơn 400 loài ong.
-


Ukraina: Ukraina sở hữu những đàn ong mật tốt nhất và đặc biệt chuyên sản

xuất mật một cách tự nhiên. Được biết nước này không có một nhà máy mật ong
nhân tạo nào, có nghĩa là mật ong họ sản xuất ra hoàn toàn tự nhiên, và nhờ vậy họ
đã giành được nhiều huy chương vàng tại Hội nghị Nuôi ong Thế giới Apimondia
hàng năm.
-

Mexico: Mật ong Mexico nổi tiếng có hương vị thơm ngon và được sử dụng

phổ biến trong các mon ăn dân tộc, và được biết đến là nguồn dinh dưỡng giá trị
cho sức khỏe. Mexico nổi tiếng về trồng cam, với nhiều giống cam ngon khác nhau,
là loài hoa được ong yêu thích hút mật, chính nhờ điều này họ đã tận dụng lợi thế để
sản xuất ra những giọt mật ong chất lượng và thơm ngon.. Điều đó giải thích cho
việc Mexico nổi tiếng có mật ong ngọt ngào và bổ dưỡng hơn nhiều quốc gia khác
trên thế giới.Và với mô hình trồng cam kết hợp với nuôi ong đã mang lại hiệu quả
kinh tế không hề nhỏ cho nước mình.
-

Ethiopia: Sản xuất ra các loại mật ong có hương vị của nhiều loài hoa, tạo

nên hương vị mới lạ và độc đáo phục vụ cho nhu cầu thưởng thức mật ong đa dạng
20


của người tiêu dùng. Ethiopia có thể cung cấp cho bạn loại mật này. Ethiopia sản
xuất mật ong với cả phương pháp tự nhiên và nhân tạo. Quốc gia này được thế giới
biết đến với 29.000 loại sáp ong. Ethiopia đã thực hiện nhiều chiến lược và công
nghệ khác nhau để đảm bảo rằng chất lượng của mật ong không bị tổn hại, đặc biệt
khi xuất khẩu ra các nơi trên thế giới.

-

Tây Ban Nha: Tây Ban Nha là một trong những nước sản xuất mật ong lớn

nhất thế giới. Nước này có nhiều công ty xuất và nhập khẩu mật ong. Sản lượng mật
ong Tây Ban Nha hàng năm đạt khoảng 57.000 tấn, họ đặc biệt chú trọng vào chất
lượng của của mật ong. Mật ong của nước này nổi tiếng với hương vị ngọt ngào và
giàu dinh dưỡng, tuyệt vời cho sức khỏe.
2.2.2. Kinh nghiệm xuất khẩu mật ong tại Việt Nam
Việt Nam nằm trong số 6 nước xuất khẩu mật ong hàng đầu trên thế giới, có
kinh nghiệm và uy tín xuất khẩu trong 30 năm. Hội Nuôi ong Việt Nam (VBA) ước
tính, sản lượng mật ong tại Việt Nam trong năm 2014 khoảng 54.000 tấn.
Các chiến lược định giá chủ yếu dựa vào khả năng cạnh trạnh của thị trường
và trả giá dựa trên chất lượng của mật ong. Các công ty mật ong lấy mẫu từ các nhà
nuôi ong để xem xét các chỉ tiêu nhất định như dư lượng kháng sinh (CAP,
Flouroquinolone, Streptomicin, Tetracyline, nitrofuran…), thuốc trừ sâu, thuốc diệt
nấm, độ ẩm, các loại và tỷ lệ đường. Các công ty cung cấp mật ong đưa ra giá cả
dựa trên kết quả kiểm tra và giá cả thị trường.Về xuất khẩu, các công ty nhỏ thường
tham khảo giá bán của các công ty mật ong hàng đầu như mật ong Đắk Lắk hoặc
tập đoàn mật ong Đồng Nai. Trong trường hợp mật ong được sản xuất theo đơn đặt
hàng, các nhà nhập khẩu sẽ gửi mẫu và đưa ra giá tiền định sẵn.
Mật ong Việt Nam, dựa vào chất lượng sản phẩm, được chia làm 3 loại: Cao
cấp, trung cấp và thứ cấp.
- Các sản phẩm cao cấp gồm mật ong bạc hà và mật ong từ tổ ong thiên
nhiên, do các nhà phân phối đặc biệt bán.
- Các sản phẩm trung cấp gồm mật ong đơn hoa từ các nguồn nhất định, có
chất lượng tốt và do các nhà bán lẻ đáng tin cậy bán.
- Các sản phẩm trung cấp là mật ong thường, chủ yếu là mật ong đa hoa,
được bán với số lượng lớn cho các công ty mật ong.


21


×