Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Đánh giá ảnh hưởng các yếu tố kỹ thuật của đường đến an toàn giao thông và đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn giao thông trên mạng lưới đường bộ huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

LÝ CHÁNH

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CÁC YẾU TỐ KỸ THUẬT
CỦA ĐƢỜNG ĐẾN AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO THÔNG
TRÊN MẠNG LƢỚI ĐƢỜNG BỘ HUYỆN MINH LONG
TỈNH QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
Mã số: 85.80.205

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng - Năm 2018


Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. VŨ ĐÌNH PHỤNG

Phản biện 1: PGS. TS. CHÂU TRƢỜNG LINH

Phản biện 2: TS. TRẦN ĐÌNH QUẢNG

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ kỹ thuật, Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông họp tại
Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng vào ngày 21 tháng 10 năm


2018.

* Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học Bách
khoa
-Thư viện Khoa kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, Trường
Đại học Bách khoa - ĐHĐN


1

PHẦN MỞ ĐẦU
A. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
- Trên địa bàn huyện Minh Long, những năm qua TNGT so với
các địa phương khác trong tỉnh là tương đối ít. Tuy nhiên, với tình
hình giao thông ít phức tạp nhưng hàng năm vẫn xảy ra TNGT dẫn
đến chết người.
- Trong nhiều nguyên nhân gây ra TNGT thì nguyên nhân do các
yếu tố kỹ thuật của đường có ảnh hưởng rất lớn đến ATGT. Do đó,
học viên lựa chọn đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng các yếu tố kỹ thuật
của đường đến ATGT và đề xuất giải pháp đảm bảo ATGT trên
mạng lưới đường bộ huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi” với
mong muốn góp phần đảm bảo ATGT trên địa bàn huyện Minh
Long, tỉnh Quảng Ngãi.
B. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI.
C. ĐỐI TƢƠNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
D. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
E. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI:
Chương 1: Tổng quan mạng lưới đường bộ và vấn đề TNGT trên
mạng lưới đường bộ huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi.

Chương 2: Các mô hình đánh giá TNGT và cơ sở lý thuyết đánh giá
ảnh hưởng của điều kiện giao thông, các yếu tố hình học của đường
đến ATGT.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp đảm bảo ATGT trên mạng lưới
giao thông đường bộ huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi.
* Kết luận và kiến nghị:


2

Chƣơng 1: TỔNG QUAN MẠNG LƢỚI ĐƢỜNG BỘ VÀ HIỆN
TRẠNG TAI NẠN GIAO THÔNG TRÊN MẠNG LƢỚI
ĐƢỜNG BỘ HUYỆN MINH LONG, TỈNH QUẢNG NGÃI.
1.1. Tổng quan mạng lƣới đƣờng bộ huyện Minh Long.
BẢN ĐỒ GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ HUYỆN MINH LONG,
TỈNH QUẢNG NGÃI
ÐH61
Km22+185

ÐX11

ÐT628
ÐX10
Km23+763

ÐX09

ÐH61

ÐX08


Km26+00

XÃ LONG MAI

Km24+069

ÐT624
Km27+040

Thôn Hóc
Nhiêu

Km24+907

Km25+348

ÐH
61C

Km28+210
Km26+109

ÐX07

Km29+230

Km30+479
Km39+633


Km30+200

ÐX07
ÐX06

Thôn
Tam La
Km33+818

ÐT628

Thôn
Làng Hinh

Km31+640

Km33+530

Km32+218
Km32+060

XÃ THANH AN

ÐT624
Km30+00

ÐH
61C

ÐH62


ÐX04

XÃ LONG MÔN

ÐH62

Km31+252

Km31+289

Km31+921

Km32+579

ÐH
61C

ÐX05

Thôn
Công Loan

ÐT624
Thôn
Thanh Mâu

1.1.1. Mạng lƣới giao thông đƣờng bộ gồm: Đường tỉnh
(46,24Km), đường huyện (48,5Km), đường xã (34,1Km), đường đô
thị (11,3Km), đường thôn, xóm và đường trục chính nội đồng

(77,94Km).
1.1.2. Đánh giá chất lƣợng đƣờng: Đường tốt (59,22Km), trung
bình (82,6Km), đường xấu (61,66Km), đường rất xấu (15,1Km).
1.1.3. Mật độ đƣờng giao thông: So với diện tích tự nhiên là 1,01
km/km2; mật độ đường đô thị là 3.03 km/Km2.
1.1.4. Đánh giá các yếu tố kỹ thuật của đường ảnh hưởng đến
ATGT trên địa bàn huyện Minh Long.
a) Các yếu tố trên bình đồ.


3

Trên bình đồ mật độ đường cong có bán kính nhỏ là khá nhiều,
hạn chế về tầm nhìn.

Đường cong liên tiếp bị
b) Các yếu tố trên trắc dọc: Hầu hết các tuyến đường có độ dốc dọc
tương đối lớn, trung bình khoảng 6% - 7%, cá biệt có một số đoạn
tuyến có độ dốc dọc lớn hơn 16%; chiều dài đoạn dốc dọc ngắn
khoảng từ (300 -500)m và bị hạn chế về tầm nhìn trên dốc dọc.

Đoạn dốc có độ dốc dọc lớn bị khuất tầm nhìn trên trắc dọc
c) Các yếu tố trên trắc ngang: Bề rộng mặt đường, lề đường
nhỏ, một số tuyến đường BTXM không có lề đường gây nguy hiểm
cho người tham gia giao thông.


4

Trắc ngang điển hình đường bê tông xi măng

d) Tổ chức giao thông.
- Đối với các tuyến đường tỉnh và đường huyện: Hiện chỉ có hệ thống
biển báo hiệu đường bộ, tuy nhiên hầu hết các biển báo đã bị hư hỏng,
vị trí chưa phù hợp, một số biển báo sai mục đích, ý nghĩa làm cho hệ
thống biển báo hiệu đường bộ không phát huy hết tác dụng.

Biển báo không rõ ý nghĩa

Biển báo hư hỏng

- Đối với các tuyến đường đô thị: Đường mới được xây dựng theo
tiêu chuẩn đường đô thị nên hệ thống biển báo, vạch kẻ đường, bề
rộng lề đường tương đối đầy đủ và phù hợp.


5

Nút giao thông với biển báo hiệu, vach kẻ ngang, vạch kẻ dọc
- Đối với các tuyến đường xã, đường thôn, xóm: Hiện nay
chưa thực hiện được công tác tổ chức giao thông, chưa có hệ thống
báo hiệu đường bộ.
1.2. Thực trạng về TNGT trên mạng lƣới đƣờng bộ trên
địa bàn huyện Minh Long.
1.2.1. Thống kê các vụ TNGT qua từng năm.

13

15
10
5


9
6

6
3

4

5 46

Năm
2016

Năm
2017

Số vụ tai nạn

0
Năm
2015

Theo số liệu thống kê của Ban ATGT huyện Minh Long,
năm từ năm 2015 – 2017, trên địa bàn huyện đã xảy ra 20 vụ TNGT
đường bộ, làm chết 11 người, bị thương 25 người.


6


1.2.2. Thống kê số vụ tai nạn trên các tuyến đường.
TT
1
2
3
3

Tuyến đường
Đường tỉnh
Đường huyện
Đường nội thị
Đường xã, đường
thôn xóm khác

Số vụ TNGT

Số người chết

Số
vụ
4
2
3

Tỉ lệ
%
20
10
15


Số
người
4
3
3

Tỉ lệ
%
36,36
27,27
27,27

11

55

1

9,10

Số người bị
thương
Số
Tỉ lệ
người
%
6
24
2
8

4
16
13

52

1.2.3. Thống kê tai nạn theo nguyên nhân tai nạn:

Do vi phạm tốc độ
30%

55%

Do tránh, vượt sai quy định
Đi sai làn đường, phần đường

10%
5%

Nguyên nhân khác

Theo số liệu thống kê: Số vụ tai nạn liên quan đến yếu tố kỹ
thuật của đường (07 vụ tai nạn) do khi đi vào đường cong có bán
kính nhỏ và bị che khuất tầm nhìn, bề rộng mặt đường hẹp.
1.2.4. Về độ tuổi TNGT: Theo số liệu thống kê, hầu hết các nạn nhân
trong các vụ tai nan giao thông có độ tuổi từ 18 tuổi đến 55 tuổi.
1.2.5. Phương tiện gây tai nạn và thời gian xảy ra tai nạn.
- Phương tiện gây tai nạn chủ yếu là giữa xe máy và xe máy (17
vụ tai nạn) và ô tô với xe máy (03 vụ tai nạn).
- Thời gian xảy ra tai nạn: Hầu hết các vụ tai nạn xảy ra vào ban

ngày và giảm dần vào ban đêm.


7

1.3. Kết luận chƣơng.
Qua phân tích số liệu TNGT trên địa bàn huyện Minh Long như
trên cho thấy: Số vụ TNGT do nguyên nhân về các yếu tố kỹ thuật
của đường là tương đối lớn và tiềm ẩn nguy cơ TNGT cao. Do vậy,
việc nghiên cứu các mô hình để đánh giá TNGT dựa trên các yếu tố
kỹ thuật của đường là hết sức cần thiết, từ đó có cơ sở khoa học để
đưa ra các giải pháp đảm bảo kỹ thuật của đường để nâng cao ATGT
trên mạng lưới đường bộ huyện Minh Long.


8

CHƢƠNG 2: CÁC MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TAI NẠN GIAO
THÔNG VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG
CỦA ĐIỀU KIỆN GIAO THÔNG, CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC
CỦA ĐƢỜNG ĐẾN AN TOÀN GIAO THÔNG.
2.1. Các mô hình đánh giá TNGT đƣờng bộ.
2.1.1. Khái niệm và định nghĩa về ATGT và TNGT đường bộ.
- Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam: “ATGT là sự an toàn,
thông suốt và không bị xâm hại đối với người và phương tiện tham
gia giao thông khi hoạt động trên các tuyến đường bộ, đường sắt,
đường thuỷ và đường hàng không”.
- Cũng theo Bách khoa toàn thư Việt Nam: “TNGT là sự cố rủi
ro, bất ngờ xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông đang hoạt
động trên các tuyến đường giao thông công cộng, có thể do chủ quan

vi phạm các quy định về đảm bảo trật tự, ATGT, hoặc do gặp phải
tình huống, sự cố đột xuất không kịp phòng tránh, gây ra những thiệt
hại nhất định về người và tài sản cho xã hội”.
2.1.2. Các phương pháp tiếp cận để đánh giá ATGT và TNGT
đường bộ:
a) Quan điểm hệ thống:
Theo hướng tiếp cận này, “TNGT là hậu quả của việc điều kiện
giao thông thay đổi và điều đó yêu cầu phải thay đổi chế độ chạy xe
song các yêu cầu này không được người lái đáp ứng”


9

Điều kiện đường
giao thông

Điều kiện môi
trường

Điều kiện phương
tiện giao thông

Điều kiện giao
thông

Người lái xe
Không xảy ra tai
nạn giao thông

Xảy ra tai nạn giao

thông

b) Theo quan điểm phối hợp tổng thể: Theo hướng tiếp cận này, để
nâng cao ATGT cần thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp
Kỹ thuật, Giáo dục, Cưỡng chế, cấp cứu Y tế và Đánh giá, mà nhất là
giải pháp kỹ thuật.
c) Theo quan điểm của Viện Kỹ thuật giao thông Hoa Kỳ: Có 03
chiến lược gồm:
+ Kiểm soát mức phô bày với nguy hiểm.
+ Ngăn ngừa rủi ro và ngăn ngừa TNGT.
+ Kiểm soát số người chết và thương tật.
Theo hướng tiếp cận này, đòi hỏi đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật của xe
và hệ thống thông tin kịp thời, hiện đại, trình độ sơ cứu, cấp cứu và
điều trị cao để giảm thiểu số người chết và thương tật sau tai nạn.
2.1.3. Các phương pháp và chỉ số đánh giá TNGT.


10

a) Phương pháp sử dụng hệ số an toàn kết hợp với hệ số tai nạn.
- Hệ số tai nạn tổng hợp: Ktn=K1.K2.K3…K14, trong đó các hệ số
K1, K2, K3, …, K14 là các hệ số tai nạn riêng biệt xảy ra trên một
đoạn tuyến nào đó so với hệ số tai nạn chuẩn.
+ Đối với đoạn có Ktn ≤ 14 thì thỏa mãn các điều kiện về an toàn.
+ Đối với đoạn có Ktn ≥ 15÷20 thì cần xem xét lại thiết kế đoạn tuyến.
+ Đối với đoạn có Ktn ≥ 25÷40 thì nên xem xét cải tạo lại.
- Hệ số an toàn Kat:

K at =


Vcp
Vtr

Vcp: vận tốc xe có thể chạy được trên đoạn đường đang xét.
Vtr: vận tốc xe chạy của đoạn đường kề trước đó.
+ Kat ≥ 0,8: Đoạn tuyến không nguy hiểm, đảm bảo an toàn.
+ Kat = 0,6÷0,8: Đoạn tuyến ít nguy hiểm.
+ Kat = 0,4÷0,6: Đoạn tuyến nguy hiểm.
+ Kat ≤0,4: Đoạn tuyến rất nguy hiểm.
b) Phương pháp đánh giá bằng điểm số sao của IRAP:
(International Road Assessment Programme - Chương trình đánh giá
đường bộ quốc tế) là đánh giá bằng điểm sao căn cứ trên kết quả
khảo sát các yếu tố cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến khả năng xảy ra và
mức độ nghiêm trọng của TNGT.
c) Phương pháp đánh giá bằng hệ số thay đổi tai nạn.
Hệ số thay đổi tai nạn CMFs (Crash Modification Factor) hay
AMFs (Accident Modification Factor) thường được sử dụng để đánh
giá mức độ an toàn của các yếu tố và bộ phận của đường. Phương
pháp này chỉ đánh giá riêng lẻ cho từng bộ phận của đường, không
thể đánh giá cho một đoạn đường hay một tuyến đường và không
đưa ra được các quy định bằng mức độ cụ thể.


11

d) Các chỉ số đánh giá TNGT: Thường sử dụng chỉ số trực tiếp
hoặc gián tiếp.
- Chỉ số trực tiếp: Được đánh giá thông qua số vụ TNGT, số
người chết, số người bị thương do TNGT trong một năm.
- Chỉ số gián tiếp: Được đánh giá thông qua số vụ TNGT, số

người chết, số người bị thương do TNGT trên 100.000 dân và trên
10.000 phương tiện.
2.2. Cơ sở lý thuyết đánh giá ảnh hƣởng của lƣu lƣợng giao
thông và các yếu tố hình học của đƣờng đến ATGT.
2.2.1. Ảnh hưởng của lưu lượng xe đến TNGT.
TNGT phụ thuộc vào lưu lượng hoặc mật độ giao thông, tốc độ xe

Hệ số tai nạn tương đối

chạy và tâm lý của người lái xe.

Lưu lượng xe, 103 xe/ ngày, đêm

1 - A. Belsky (Nga); 2 - S. Goldberg (Pháp)
Theo biểu đồ trên ta thấy với lưu lượng xe thấp hơn 500.000 xe/ngày
đêm hoặc lớn hơn 1.000.000 xe/ngày đêm thì hệ số tai nạn tương đối
là rất cao.
2.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố trên bình đồ.
a) Ảnh hưởng của đoạn thẳng trên bình đồ.


Hệ số tai nạn tương đối

12

Theo biểu đồ có thể thấy, chiều dài đoạn thẳng phù hợp nhất trong
khoảng 4 – 8km. Khi chiều dài đoạn thẳng nhỏ hơn 4km hoặc lớn
hơn 8km thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến TNGT.
b) Ảnh hưởng của đường cong nằm trên bình đồ.
- Bán kính đường cong nằm: Các đường cong trên bình đồ thường

là nơi hay xảy ra TNGT do hạn chế về tầm nhìn nhất là ở các đường
cong có bán kính nhỏ, đồng thời khi xe chạy trong đường cong chịu
thêm lực ly tâm và làm cho bề rộng phần xe chạy nhỏ lại.
- Vị trí đường cong nằm và trị số góc ngoặt: Nếu đoạn đường
phía trước có tầm nhìn rõ trong giới hạn hình chữ nhật, thì mức độ
ATGT được đảm bảo ở mức độ cao nhất.

Ảnh hưởng của vị trí đường cong đến TNGT


13

- Trị số góc ngoặt trên đường cong không được lớn hơn 20 độ để
đảm bảo an toàn.

c) Ảnh hưởng của tầm nhìn trên bình đồ.
Tầm nhìn là một trong những nhân tố quan trọng nhất, quyết định
đến ATGT. Một khi tầm nhìn không đảm bảo, nó là nguyên nhân
thường xuyên gây tai nạn.

Hệ số tai nạn tương đối

2.2.3. Ảnh hường của các yếu tố trên trắc dọc.
a) Ảnh hưởng của độ dốc dọc và chiều dài đoạn dốc.

Độ dốc dọc, %
Từ biểu đồ trên ta thấy, độ dốc dọc càng cao thì TNGT càng cao.
b) Ảnh hưởng của tầm nhìn trên trắc dọc.



14

a- Vị trí mắt của người lái xe; b- Khoảng cách tầm nhìn trên mặt đường;
c- Chiều sâu vùng bị che khuất tầm nhìn
Từ biểu đồ trên có thể thấy vị trí nguy hiểm nhất là vị trí có chiều
dài tầm nhìn nhỏ nhất, tại vị trí này có thể gây ra tai nạn cao nhất
đối với xe đi ngược chiều.
c) Ảnh hưởng của đường cong đứng.
Khi thiết kế đường cần hạn chế tối đa việc bố trí đường cong
đứng lồi, đường cong đứng lõm liên tiếp nhau. Đồng thời, đảm bảo
tầm nhìn trên đường cong đứng để hạn chế những vùng bị che khuất
tại các chỗ lõm trên trắc dọc.

Tầm nhìn bị hạn chế trên đường cong đứng.


15

Hệ số tai nạn tương đối

2.2.4. Ảnh hưởng của các yếu tố trên trắc ngang.
a) Ảnh hưởng của bề rộng phần xe chạy.

Bề rộng phần xe chạy, m
Bề rộng phần xe chạy nhỏ thì khả năng xảy ra TNGT cao, ngược
lại chiều rộng phần xe chạy lớn sẽ giảm khả năng xảy ra TNGT.
b) Ảnh hưởng của số làn xe đến TNGT: Vơi các đường có số làn xe
khác nhau và điều kiện tiếp cận khác nhau sẽ ảnh hưởng khác nhau
đến TNGT. Đối với đường có nhiều làn xe và có dải phân cách sẽ có
mức độ an toàn cao hơn.

Số làn xe

Hệ số tai nạn

Đường hai làn xe

1

Đường ba làn xe

1,5

Đường bốn làn xe không có dải phân cách

0,8

Đường bốn làn xe có dải phân cách cố định

0,65

c) Ảnh hưởng của bề rộng và trạng thái của lề đường.
Bề rộng và trạng thái của lề đường được gia cố hay không gia cố,
cũng như cấu tạo của lề đường, bề mặt lề bằng phẳng hay lồi lõm...,
là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến ATGT cũng như mức độ
xảy ra TNGT trên mỗi tuyến đường.


16

d) Ảnh hưởng của chiều rộng dải phân cách: Bề rộng của dải phân

cách có ý nghĩa rất lớn đến an toàn chạy xe. Ngoài ra dải phân cách
có tác dụng tách biệt các dòng xe và có thể chống chói vào ban đêm
làm cho gười lái xe không bị chói mắt và điều khiển xe an toàn.
e) Ảnh hưởng của bó vỉa, dải mép.
- Bó vỉa thường được sử dụng để tách biệt phần xe chạy với vỉa
hè. Bó vỉa có tác dụng làm cho người lái xe chú ý hơn do tâm lý đề
phòng xe va quẹt với bó vỉa. Tuy nhiên, nếu bó vỉa được xây cao sẽ
gây nguy hiểm do nguy cơ bánh xe đâm vào bó vỉa.
- Dải mép có tác dụng như dải dẫn hướng giúp lái xe có thể cho
xe chạy sát mép phần xe chạy.
f) Ảnh hưởng của cây trồng và các đối tượng bố trí trên lề đường.
Việc trồng các hàng cây hai bên đường, trên lề đường rất thường
thấy trong khu vực dân cư làm hạn chế bề rộng phần xe chạy, lấn
chiếm lề đường và che khuất tầm nhìn. Hơn nữa khi có ánh nắng mặt
trời tạo thành các bóng râm trên đường xen kẽ với những đoạn
đường được chiếu sáng. Sự thoáng hiện của chỗ sáng và chỗ tối làm
người lái xe mệt mỏi và khó đánh giá điều kiện đường.
2.2.5. Kết luận chƣơng:
1. Về các yếu tố trên bình đồ ảnh hưởng lớn đến ATGT: Ảnh
hưởng của bán kính đường cong nằm, góc ngoặt, chiều dài đoạn
thẳng và tầm nhìn trên bình đồ.
2. Về kích thước của các bộ phận trên mặt cắt ngang: Ảnh hưởng
của bề rộng mặt đường, bề rộng lề đường và bề rộng dải phân cách.
3. Tầm nhìn trên đường cong đứng và đường cong nằm ảnh
hưởng lớn đến ATGT, đặc biệt là tầm nhìn trên đường cong nằm.
4. Sự phối hợp giữa bình đồ và trắc dọc; các vị trí tương quan
giữa đường cong nằm và đường cong đứng.


17


Vậy nên khi thiết kế một tuyến đường cần phải đặc biệt chú ý giải
quyết các vấn đề trên từ quan điểm tăng ATGT và làm giảm TNGT.
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN
TOÀN GIAO THÔNG TRÊN MẠNG LƢỚI GIAO THÔNG
ĐƢỜNG BỘ HUYỆN MINH LONG, TỈNH QUẢNG NGÃI
3.1. Các giải pháp về kỹ thuật.
3.1.1. Giải pháp về thiết kế: Trong thiết kế mới hay cải tạo nâng cấp
cần phải tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, đồng thời phân tích,
đánh giá chính xác các nguyên nhân xảy ra TNGT liên quan đến các
điều kiện đường, từ đó đề ra những nguyên tắc thiết kế nhằm nâng
cao an toàn xe chạy, đặc biệt là các yếu tố hình học của đường trên
bình đồ, trắc ngang, trắc dọc và phối hợp các yếu tố trên tuyến.
3.1.2. Đảm bảo an toàn tại các đường cong nằm bị hạn chế tầm nhìn.
a) Sử dụng cọc tiêu hoặc tường bảo vệ đặt ở lề của các các đoạn
đường nguy hiểm có tác dụng hướng dẫn cho người tham gia giao
thông biết phạm vi phần đường an toàn và hướng đi của tuyến
đường.

Sử dụng cọc tiêu để dẫn hướng

Sử dụng tường hộ lan mềm


18

b) Sử dụng biển báo: Việc Sử dụng biển báo để báo hiệu sắp đến
những vị trí thay đổi điều kiện đường là hết sức cần thiết và bắt buộc
phải được thực hiện để cảnh báo cho người tham gia giao thông điều
chỉnh tốc độ chạy xe phù hợp.

c) Bạt mái hoặc phát dọn cây che chắn tầm nhìn hoặc sử dụng
gương cầu lồi.
- Bạt mái ta luy đảm bảo tầm nhìn: Trên địa hình đồi núi, các đường
cong nằm thường ôm núi, có bán kính nhỏ và tầm nhìn hạn chế. Do
đó nên bạt mái ta luy để cải thiện tầm nhìn cho các phương tiện tham
gia giao thông.

Phát dọn cây để cải thiện tầm nhìn Bạt mái ta luy cải thiện tầm nhìn
- Sử dụng gương cầu lồi: Gương cầu lồi có tác dụng cải thiện tầm
nhìn cho người tham gia giao thông ở các vị trí đường cong bán kính
nhỏ, tầm nhìn bị che khuất.
3.1.3. Đảm bảo ATGT tại các vị trí giao cắt ngoài đô thị.
- Tăng cường công tác quản lý phần đất để bảo trì, bảo vệ đường
bộ cũng như phần đất giới hạn hành lang an toàn đường bộ.
- Sử dụng biển báo tại các vị trí giao cắt trên cả tuyến chính và
tuyến nhánh.


19

- Nâng cấp, cải tạo điểm giao cắt: Thực hiện các biện pháp đảm
bảo ATGT tại nút như: Bổ sung hệ thống gờ giảm tốc trên các đường
chính và đường nhánh, mở rộng bán kính đấu nối để đảm bảo tầm
nhìn và sử dụng hệ thống biển báo hiệu.
3.1.4. Đảm bảo ATGT tại các vị trí nút giao thông.
a) Nút giao thông chạy theo quy luật phải trước, trái sau : Tại nút
giao giữa hai đường cấp thấp, cùng cấp, có lưu lượng giao thông nhỏ
thì giao thông trong nút theo quy luật phải trước, trái sau.

Thứ tự ưu tiên các xe vào nút theo quy luật phải trước, trái sau

b) Nút giao thông giao giữa đường chính và đường phụ.
- Giao thông tại nút này theo nguyên tắc ưu tiên các loại xe chạy
trên đường chính xong thì các xe trên đường phụ mới được đi qua.
Trên mỗi đường, xe đi thẳng, rẽ phải được đi trước, xe rẽ trái đi sau.


20

Thứ tự ưu tiên các xe trong nút giao giữa đường chính và
đường phụ
3.1.5. Đảm bảo giao thông tại các vị trí trường học, khu vui chơi
của trẻ em.
Sử dụng các biển báo hiệu, đồng thời sử dụng gờ giảm tốc để hạn
chế tốc độ chạy xe, đảm bảo ATGT tại những khu vực này.
3.1.6. Thực hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa đường bộ.
a) Bảo dưỡng thường xuyên công trình đường bộ là các hoạt động
theo dõi, chăm sóc, sửa chữa những hư hỏng nhỏ, duy tu thiết bị lắp
đặt vào công trình đường bộ, được tiến hành thường xuyên, định kỳ
để duy trì công trình đường bộ ở trạng thái khai thác, sử dụng bình
thường và hạn chế phát sinh các hư hỏng công trình đường bộ.
b) Sửa chữa công trình đường bộ là các hoạt động khắc phục hư
hỏng của công trình được phát hiện trong quá trình khai thác, sử
dụng nhằm đảm bảo sự làm việc bình thường, an toàn của công trình
đường bộ. Sửa chữa công trình đường bộ bao gồm sửa chữa định kỳ
và sửa chữa đột xuất.
3.1.7. Tăng cường công tác thẩm tra ATGT đối với các dự án thiết kế.
Công tác này xem xét sự phù hợp của phương án tuyến trên bình
đồ, trắc ngang, trắc dọc và các yếu tố kỹ thuật khác của tuyến đường,



21

đồng thời cũng phân tích các nguyên nhân gây tai nạn, xu hướng sử
dụng đường bộ của phương tiện giao thông, quản lý đất dọc hai bên
tuyến đường…, từ đó nâng cao ATGT.
3.2. Các giải pháp về chính sách.
3.2.1. Công tác quản lý và thực hiện quy hoạch: Thực hiện tốt quy
hoạch giao thông và quy hoạch đấu nối đã được phê duyệt. Thực
hiện quy hoạch và xây dựng đường gom trên địa bàn huyện.
3.2.2. Công tác cưỡng chế thi hành pháp luật ATGT và nâng cao
năng lực cho lực lượng thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát:
Nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ cưỡng chế thi hành pháp luật
ATGT cùng với giáo dục, tuyên truyền ý thức, nhận thức và chấp
hành pháp luật cho người tham gia giao thông. Đào tạo, bồi dưỡng
nghiệp vụ cũng như đạo đức công vụ cho người thực thi nhiệm vụ.
Áp dụng các thiết bị kỹ thuật trong thực hiện nhiệm vụ.
3.2.3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công
tác đảm bảo trật tự ATGT và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về ATGT của các cơ quan
chức năng, xây dựng và thực hiện các chính sách, giải pháp đảm bảo
ATGT cho những người dễ bị tổn thương.
- Cải tạo, xóa bỏ các điểm đen, điểm tiềm ẩn, đảm bảo hành lang
ATGT. Cải thiện hệ thống báo hiệu đường bộ trên các tuyến đường.
- Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ.
3.2.4. Công tác giáo dục và tuyên truyền pháp luật về ATGT.
Tăng cường công tác tuyên truyền, sâu rộng, đúng đối tượng,
đúng chuyên đề, thực sự có tác dụng tích cực, đồng thời nâng cao ý
thức bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
3.2.5. Khuyến khích phát triển giao thông công cộng.



22

Việc sử dụng các phương tiện cá nhân nhiều như hiện nay là một
trong những nguyên nhân làm tăng TNGT, do đó việc khuyến khích
sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng nhằm giảm lưu
lượng xe cá nhân tham gia giao thông trên đường, góp phần giảm
thiểu TNGT trên địa bàn huyện.


23

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Các kết quả chính đạt được khi thực hiện luận văn bao gồm:
- Hiện nay, khi điều tra, đánh giá TNGT ở nước ta nói chung
và huyện Minh Long nói riêng chỉ xem xét từng yếu tố riêng lẻ, tập
trung phân tích hành vi của người tham gia giao thông mà ít khi đánh
giá ảnh hưởng của điều kiện đường. Do vậy cần thiết phải phân tích
nguyên nhân do điều kiện đường đối với các vụ TNGT.
- Để đánh giá TNGT cần xác định hệ số tai nạn (K tn) và chỉ
số an toàn đường bộ (RPS), vì thể hiện đầy đủ nhất về ảnh hưởng của
điều kiện đường và điều kiện giao thông đến TNGT.
- Mỗi giải pháp ATGT phải xem xét đến 4 bộ phận cấu thành
(cơ sở hạ tầng, phương tiện, người tham gia giao thông và môi
trường tự nhiên, xã hội) và thực hiện tốt 5 chữ E (kỹ thuật, giáo dục,
cưỡng chế, y tế và đánh giá), đồng thời kết hợp với 4 chữa C (thông
tin, hợp tác, cộng tác và phối hợp).
Kiến nghị:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp
luật về ATGT.
- Tăng cường quản lý quy hoạch và thực hiện quy hoạch nhất
là quy hoạch đấu nối và quy hoạch giao thông cũng như quản lý, sử
dụng phần đất dọc hai bên đường.
- Thực hiện công tác thẩm tra ATGT đối với các dự án xây
dựng mới và các dự án nâng cấp, cải tạo theo quy định.
- Bố trí kinh phí thực hiện đầy đủ hệ thống báo hiệu đường bộ
cũng như tổ chức giao thông hợp lý trong đô thị.
- Thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa đường theo quy trình để
nâng cao chất lượng khai thác đường bộ, đảm bảo ATGT trên tuyến.


×