Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông ROÒN trong điều kiện biến dổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (968.31 KB, 25 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

NGUYỄN VIẾT SỸ

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG
RÒON TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình thủy
Mã số: 60.58.02.02

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY

Đà Nẵng – Năm 2018


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ HÙNG

Phản biện 1: TS. HOÀNG NGỌC TUẤN
Phản biện 2: TS. ĐOÀN THỤY KIM PHƯƠNG

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ kỹ thuật xây dựng công trình thủy họp tại
Trường Đại học Bách khoa vào ngày 10 tháng 11 năm 2018.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:


− Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học
Bách khoa.
−Thư viện Khoa Xây dựng Thủy Lợi – Thủy điện, Trường Đại
học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng.


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hồ chứa nước Vực Tròn được xây dựng hoàn thành và đưa
vào khai thác sử dụng năm 1983, dung tích thiết kế 52,8 triệu m3
nước. Địa điểm xây dựng trên sông Ròon thuộc xã Quảng Châu,
huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đây là hồ chứa thủy lợi lớn
03 và cũng là công trình trọng điểm của tỉnh Quảng Bình, góp phần
đáng kể cho việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Nhiệm vụ hồ chứa nước Vực Tròn tưới cho 2.226ha đất
canh tác lúa, màu của các xã Quảng Thuận, Quảng Thọ, Quảng Phúc
thuộc thị xã Ba Đồn và các xã Quảng Xuân, Quảng Hưng, Quảng
Tùng, Quảng Châu, Quảng Kim thuộc huyện Quảng Trạch, Quảng
Bình. Cung cấp nước sinh hoạt cho 03 xã 2.000m3/ngày/đêm, cung
cấp nước cho khu kinh tế cảng Hòn La 28.000m3/ngày/đêm, Cắt lũ
cho hạ du.Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài
“Đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông Ròon trong điều kiện
biến đổi khí hậu”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Sữ dụng mô hình MIKE NAM đánh giá lưu lượng nước đến,
của hồ chứa nước Vực Tròn trong tương lai, theo kịch bản Biến đổi
khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2016.
Để làm cơ sở cho đơn vị quản lý hồ (Công ty TNHH một
thành viên khai thác công trình thủy lợi Quảng Bình). Có các giải

pháp thích hợp khai thác hiệu quả hồ chứa nước Vực Tròn và xây
dựng kế hoạch sản xuất cũng như quy hoạch chuyển đổi cơ cấu các
loại cây trồng hợp lý, để góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa
phương phát triển bền vững.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Mô phỏng, đánh giá dòng chảy đến
lưu vực hồ chứa nước Vực Tròn khi xét đến ảnh hưởng của Biến đổi
khí hậu cho các giai đoạn trong thế kỷ 21.


2
Phạm vi nghiên cứu: Lưu vực công trình hồ chứa nước Vực Tròn, địa
điểm tại xã Quảng Châu, Quảng Hợp huyện Quảng Trạch, tỉnh
Quảng Bình.
4. Phương phápnghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
Từ các số liệu thực tế và kịch bản biến đổi khí hậu đã được
Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2016 công bố cho từng vùng, áp
dụng mô hình toán thủy văn tính toán dòng chảy trên các tiểu lưu
vực, tìm bộ thông số tối ưu của mô hình. Sau đó, áp dụng tính toán
dòng chảy năm cho lưu vực hồ chứa nước Vực Tròn trong tương lai.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, thống kê và xử lý số liệu.
- Phương pháp ứng dụng mô hình toán.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Từ kết quả nghiên cứu có thể chuyển giao cho cơ quan quản
lý hồ chứa, nâng cao trình độ chuyên môn cho những người kỹ sư
tham gia thực hiện. Xây dựng bộ thông số mô hình phù hợp với lưu
vực nghiên cứu ứng với kịch bản biến đổi khí hậu, làm cơ sở tính

toán dự báo nguồn nước đến đủ độ tin cậy để kịp thời phục vụ công
tác vận hành hồ chứa, có chế độ cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất và
phục vụ tưới tiêu một cách hợp lý.
Số liệu dự báo sẽ giúp cho các đơn vị có liên quan có cái
nhìn tổng thể về chế độ dòng chảy ứng với kịch bản biến đổi khí hậu
trong tương lai. Giúp cho đơn vị Quản lý, có kế hoạch vận hành hồ
chứa nước Vực Tròn hợp lý, vừa đảm bảo an toàn cho công trình,
vừa tránh được tình trạng thiếu nước tưới, sinh hoạt và sản xuất trong
mùa khô, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh
nghiệp và đảm bảo an sinh xã hội trong khu vực hưởng lợi.
6. Nội dung luận văn bao gồm


3
Luận văn gồm phần Mở đầu, 03 chương và phần kết luận và
kiến nghị.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN KHU VỰC HỒ CHỨA NƯỚC
VỰC TRÒN VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý khu vực
Hồ chứa nước Vực Tròn được xây dựng ở thượng nguồn sông Ròon
tại xã Quảng Châu, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Tổng diện
tích lưu vực tính đến tuyến công trình F=110km2.
1.1.2. Địa hình địa mạo
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng có địa hình đồi núi cao,
các dãy núi phát triển theo hướng TâyĐông, các đỉnh núi có cao độ
50 ÷ 100m và bị phân cách bỡi các nhánh suối nhỏ của sông Ròon.
1.2.Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng khu vực nghiên cứu
1.2.1. Điều kiện địa chất

1.2.2. Điều kiện thổ nhưỡng, thảm thực vật
1.3. Đặc điểm khí hậu thủy văn của khu vực
1.3.1. Đặc điểm khí hậu:
- Mạng lưới các yếu tố và thời gian quan trắc khí tượng khu vực và
vùng liên quan:
Bảng 1. 1: Mạng lưới trạm quan trắc các yếu tố khí tượng - thủy
văn
I
1

Trạm đo khí
tượng
Ba Đồn

Yếu tố
đo

Vị trí địa lý

S

106.25 17.45

Thời gian đo
1974

2017

V


1960

2017

Vmax

1960

2017


4

I

2

Trạm đo khí
tượng

Đồng Tâm

Yếu tố
đo

Vị trí địa lý

Thời gian đo

U


1960

2017

Z

1960

2017

T

1960

2017

X

1960

2017

1977

2017

V

1961


2017

Vmax

1961

2017

U

1961

2017

Z

1961

2017

T

1961

2017

X

1958


2017

Q

1961

1981

S

106.01 17.53

Q
2013
2016
- Nhiệt độ không khí (ToC):
- Độ ẩm của không khí (u%):
- Số giờ nắng, n (giờ/ngày):
- Vận tốc gió, v (m/s).
- Lượng bốc hơi và tổn thất bốc hơi mặt nước, Z (mm):
- Tình hình gió, bão trong vùng:
- Lượng mưa:
1.3.2. Đặc điểm thủy văn
1.3.2.1. Mạng lưới sông ngòi
1.3.2.2. Dòng chảy năm
Dòng chảy năm là lượng dòng chảy sản sinh ra của lưu vực
trong thời đoạn bằng một năm cùng với sự thay đổi của nó trong



5
năm. Lượng dòng chảy năm phụ thuộc vào hai nhân tố quan trọng là
lượng mưa (X) và bốc hơi năm (Z).
1.3.2.3. Dòng chảy lũ
1.3.2.4. Dòng chảy kiệt
1.4. Tổng quan về ảnh hưởng của BĐKH đến tài nguyên nước
1.4.1. Xu thế biến đổi khí hậu
1.4.1.1. Xu thế biến đổi khí hậu quy mô toàn cầu
1.4.1.2. Xu thế biển đổi khí hậu Việt Nam
Trung bình cả nước, nhiệt độ trung bình năm thời kỳ 19582004 tăng khoảng 0,62°C, riêng giai đoạn (1985-2014) nhiệt độ tăng
khoảng 0,42°C.
1.4.2. Tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam
1.4.2.1. Nhiệt độ
1.4.2.2. Lượng mưa
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT THIẾT LẬP MÔ HÌNH
THỦY VĂN TRÊN LƯU VỰC HỒ VỰC TRÒN
2.1. Tổng quan về mô hình thủy văn
2.1.1. Giới thiệu chung
2.1.2. Các bước thiết lập mô hình
2.2. Khái quát mô hình NAM:
Mô hình NAM là mô hình thuỷ văn mô phỏng quá trình mưa
- dòng chảy diễn ra trên lưu vực. Là một mô hình toán thủy văn, mô
hình NAM bao gồm một tập hợp các biểu thức toán học đơn giản để
mô phỏng các quá trình trong chu trình thuỷ văn. Mô hình NAM là
mô hình nhận thức, tất định, thông số tập trung. Đây là một môđun
tính dòng chảy từ mưa trong bộ phần mềm thương mại MIKE 11 do
Viện Thủy lực Đan Mạch xây dựng và phát triển.
NAM = Giáng thủy – Dòng chảy mặt – Mô hình
2.2.1. Các điều kiện ban đầu:



6
Cấu trúc mô hình NAM được xây dựng trên nguyên tắc xếp
5 bể chứa theo chiều thẳng đứng và 2 bể chứa tuyến tính nằm ngang.

Hình 2. 1: Cấu trúc của mô hình NAM [13]
2.2.1.1. Bể tuyết tan:
2.2.1.2. Bể chứa mặt:
2.2.1.3. Bể sát mặt (bể tầng rễ cây)
2.2.1.4. Bốc thoát hơi nước:
2.2.1.5. Dòng chảy mặt:
2.2.1.6. Dòng chảy sát mặt:
2.2.1.7. Bổ sung dòng chảy ngầm:
2.2.1.8. Lượng ẩm của đất:
2.2.1.9. Diễn toán dòng chảy mặt và dòng chảy sát mặt:
3.2.1.10. Diễn toán dòng chảy ngầm
2.2.1.11. Bể chứa ngầm
* Điều kiện ban đầu của mô hình
U - lượng nước ban đầu trong bể chứa mặt (mm).
L - lượng nước ban đầu trong bể chứa tầng dưới (mm).
QOF - cường suất dòng chảy mặt sau khi diễn toán qua bể


7
chứa tuyến tính (mm/h).
QIF - cường suất dòng chảy sát mặt khi qua bể chứa tuyến
tính (mm/h).
BF - cường suất dòng chảy ngầm (mm/h).
2.2.2. Các thông số cơ bản của mô hình
Umax

Lượng trữ bề mặt tối đa;
Lmax

Lượng trữ tối đa tầng đáy;

CQOF Hệ số dòng chảy bề mặt, không có thứ nguyên;
TOF
TIF

Giá trị ngưỡng tầng đáy cho dòng chảy tràn mặt;
Giá trị ngưỡng dưới của dòng chảy sát mặt;

TG

Giá trị ngưỡng tầng đáy cho lưu lượng;

CKIF

Hệ số thời gian dòng chảy sát mặt, có thứ nguyên là

thời gian (giờ);
CKBF Hệ số thời gian cho lộ trình dòng chảy đáy;
CK1, CK2 Là hằng số thời gian cho dòng chảy tràn mặt.
2.3. Xây dựng mô hình Mike Nam cho lưu vực hồ Vực Tròn
2.3.1. Dữ liệu thực đo:
- Số liệu mưa ngày thực đo của 03 trạm trong lưu vực gồm:
Ba Đồn, Đồng Tâm và Vực Tròn;
- Số liệu bốc hơi ngày thực đo của trạm Đồng Hới, Quảng
Bìn từ năm 1961 đến năm 2016;
- Số liệu dòng chảy ngày thực đo của trạm thủy văn Đồng

Tâm, từ năm 1961 đến năm 1976 (15 năm trước khi hồ Vực Tròn
xây dựng xong năm 1983) và từ năm 2013 đến năm 2016;
- Số liệu biến đổi khí hậu được xác định theo kịch bản nền
và cộng thêm số gia tăng (hoặc giảm) lượng mưa theo các mùa Xuân,
Hạ, Thu, Đông theo các kịch bản BĐKH năm 2016 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường.


8

Hình 2. 2. Sơ đồ mạng lưới sông huyện Quảng Trạch, Quảng
Bình
- Từ các số liệu thực đo, tiến hành tạo các tập tin chuỗi thời gian
Time series files (*.DFS0):


9

Hình 2. 3: Dữ liệu thực đo lưu lượng tại trạm thủy văn Đồng
Tâm từ năm 1961 – 1976

Hình 2. 4: Dữ liệu thực trạm đo mưa Ba Đồn từ năm 1961 – 1976


10

Hình 2. 5: Dữ liệu bốc hơi trạm đo Đồng Hới từ năm 1961-1976
Bảng 2. 1: Đánh giá mức độ mô phỏng của mô hình tương ứng
với chỉ số Nash-Sutcliffe (Theo Moriasi, 2007)
Nash-


0.75 <

0.65 <

0.50 <

Sutcliffe

NSE ≤

NSE ≤

NSE ≤

(NSE)

1.00

0.75

0.65

Rất tốt

Tốt

Mức độ
mô phỏng


Trung
bình

NSE ≤ 0.50

Dưới trung bình

Bảng 2. 2: Tiêu chuẩn đánh giá hệ số tương quan (Theo Moriasi,
2007)
R2

R2< 0,4

Đánh

Không

Giá

đạt

0,4 < R2< 0,8

0,8
R2> 0,85

Đạt

Khá


Tốt


11
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ MÔ PHỎNG DÒNG CHẢY NĂM
LƯU VỰC HỒ VỰC TRÒN THEO CÁC KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU
3.1. Kết quả hiệu chỉnh, kiểm định mô hình tại trạm Đồng Tâm:
Số liệu khí tượng thủy văn được chia thành hai chuỗi: Chuỗi số liệu
thực đo từnăm 1961-1976 lấy làm thời đoạn hiệu chỉnh thông số của
mô hình và từ năm 2013-2016 lấy làm số liệu kiểm định mô hình.
Hiệu chỉnh thông số mô hình nhằm xác định các thông số của mô
hình để cho đường quá trình tính toán phù hợp nhất với đường quá
trình thực đo.
3.1.1. Kết quả hiệu chỉnh mô hình NAM:

Hình 3. 1: Kết quả hiệu chỉnh mô hình Nam
3.2.2. Kết quả kiểm định mô hình NAM:


12

Hình 3. 2: Kết quả kiểm định mô hình Nam
Bảng 3. 1: Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình NAM tại
trạm Đồng Tâm
Thời kỳ

Nash


WBL

T
T

Trạm

Hiệu
chỉnh

Kiểm
định

Hiệu
chỉnh

Kiểm
định

Hiệu
chỉnh

Kiểm
định

1

Đồng
Tâm


19611976

20132016

0.590

0.653

0.1%

0.8%


13
Bảng 3. 2: Bộ thông số mô hình NAM sau khi hiệu chỉnh và kiểm
định
ST
T
1

Trạ
m
Đồng
Tâm

Thông số
Uma

Lma


CKI
F

CK1,
2

TOF

TIF

x

CQO
F

x

10

100

0.5

1000

10

0.08
3


0.71
6

* Nhận xét:
Qua kết quả kiểm định bộ thông số cho lưu vực trạm Đồng
Tâm ta rút ra nhận xét sau:
- Quá trình lưu lượng thực đo và mô phỏng khá đồng dạng;
- Hệ số NASH khátốt đều trên 0,653;
- Pha dao động giữa đường thực đo và mô phỏng khá bám
sát nhau;
- Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình cho thấy, mô
hình NAM mô phỏng khá tốt quá trình hình thành dòng chảy từ mưa
trên lưu vực Đồng Tâm. Vì vậy, có thể sử dụng bộ thông số tìm được
từ quá trình hiệu chỉnh và kiểm định mô hình của lưu vực Đồng
Tâmđể mô phỏng dòng chảy cho lưu vực hồ Vực Tròn.
3.2. Ứng dụng mô hình MIKE NAM mô phỏng dòng chảy năm
lưu vực hồ chứa nước Vực Tròn theo các kịch bản BĐKH:
3.2.1. Lựa chọn các kịch bản tính toán:
Theo khuyến nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tác giả
sử dụng 2 kịch bản BĐKH đó là:
- RCP4.5: Kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình thấp.
- RCP8.5: Kịch bản nồng độ khí nhà kính cao.
a. Kịch bản biến đổi khí hậu đối với nhiệt độ.


14
Bảng 3. 3: Trên cơ sở nhiệt độ của kịch bản nền trạm đo Ba Đồn
từ 1961-2013 cộng với nhiệt độ tăng giảm của bảng RCP4.5 ta có
kết quả các thời kỳ kịch bản:
1961-2013

STT
Tmin
o
c

2016-2035

2046-2065

2080-2099

Tmax Tmin Tmax Tmin Tmax Tmin Tmax
o
o
o
o
o
o
o
c
c
c
c
c
c
c

1

16.6


24.2

16.8

25.4

17.4

26.0

17.8

27.0

2

17.4

26.3

17.6

27.5

18.2

28.1

18.6


29.1

3

19.6

29.1

20.0

30.4

20.8

32.0

21.3

32.6

4

22.5

31.3

22.9

32.6


23.7

34.2

24.2

34.8

5

24.9

35.8

25.3

37.1

25.1

38.7

26.6

39.3

6

26.3


37.3

26.5

38.5

27.2

39.4

27.5

40.1

7

26.4

36.6

26.6

37.8

27.3

38.7

27.6


39.4

8

25.8

35.5

26.0

36.7

26.7

37.6

27.0

38.3

9

24.3

33.2

24.5

34.2


25.1

34.9

25.2

35.2

10

22.5

30.4

22.7

31.4

23.3

32.1

23.4

32.4

11

20.0


27.3

20.2

28.3

20.8

29.0

20.9

29.3

12

17.3

26.3

17.5

27.5

18.1

28.1

18.5


29.1


15
45
40
35
30

1986-2005

25

2016-2035

20

2046-2065

15

2080-2099

10
5
0
1

2


3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Hình 3. 3: Biểu đồ nhiệt độ trungbình của kịch bảnRCP 4.5
Bảng 3. 4: Trên cơ sở nhiệt độ của kịch bản nền trạmđo Ba Đồn
từ 1961-2013 cộng với nhiệt độ tăng giảmcủa bảng RCP8.5 tacó
kết quả các thời kỳ kịch bản:
1961-2013
STT

2016-2035


2046-2065

2080-2099

Tmin Tmax Tmin Tmax Tmin Tmax Tmin Tmax
o
o
o
o
o
o
o
o
c
c
c
c
c
c
c
c

1

16.6

24.2

17.0


25.4

17.5

27.0

18.7

31.1

2

17.4

26.3

17.8

27.5

17.3

31.1

19.5

31.9

3


19.6

29.1

20.1

30.6

21.0

32.5

22.6

34.9

4

22.5

31.3

23.0

32.8

23.9

34.7


25.5

37.1

5

24.9

35.8

25.4

37.3

26.3

38.7

27.9

41.6

6

26.3

37.3

26.7


38.6

27.6

40.2

29.0

42.1

7

26.4

36.6

26.8

37.9

27.7

39.5

29.1

41.4

8


25.8

35.5

26.2

36.8

27.1

38.4

28.5

40.3

9

24.3

33.2

24.9

34.5

25.5

35.5


26.3

36.8


16

1961-2013
STT

2016-2035

2046-2065

2080-2099

Tmin Tmax Tmin Tmax Tmin Tmax Tmin Tmax
o
o
o
o
o
o
o
o
c
c
c
c
c

c
c
c

10

22.5

30.4

23.1

31.7

23.7

32.7

24.5

34.0

11

20.0

27.3

20.6


28.6

21.2

29.6

22.0

30.9

12

17.3

26.3

17.7

27.5

18.2

29.1

19.4

30.8

45
35

2016-2035

25

1986-2005

15

2046-2065
2080-2099

5
-5

1

2

3

4

5

6

7

8


9

10 11 12

Hình 3. 4: Biểu đồ nhiệt độtrung bình của kịch bảnRCP 8.5
b. Kịch bản biến đổi khí hậu đối với lượng mưa.
3.1.2. Sự thay đổi lượng mưa theo các kịch bản BĐKH
Bảng 3. 5: Sự thay đổi lượng mưa trung bình tháng theo kịch
bản RCP 4.5

Giai đoạn

Mùa
xuân
(tháng
12-2)

Mùa hè
(tháng
3-5)

Mùa
thu
(tháng
6-8)

Mùa
đông
(tháng 911)


Đầu thế kỷ (2016-2035)

12,8%

0,6%

18,5%

8,5%


17

Giai đoạn

Mùa
xuân
(tháng
12-2)

Mùa hè
(tháng
3-5)

Mùa
thu
(tháng
6-8)

Mùa

đông
(tháng 911)

Giữa thế kỷ (2046-2065)

21, 9%

11,1%

10,5%

12,5%

Cuối thế kỷ (2080-2099)

12,2%

5,4%

-0,6%

16,1%

Bảng 3. 6: Sự thay đổi lượng mưa trung bình tháng theo kịch
bản RCP 8.5

Giai đoạn

Mùa
xuân

(tháng
12-2)

Mùa hè
(tháng
3-5)

Mùa
thu
(tháng
6-8)

Mùa
đông
(tháng
9-11)

Đầu thế kỷ (2016-2035)

-6,3%

33,2%

6,8%

4,2%

Giữa thế kỷ (2046-2065)

6,3%


23,2%

12,3%

12%

Cuối thế kỷ (2080-2099)

16%

11,9%

10,2%

26%

3.2.3. Mô phỏng dòng chảy năm lưu vực hồ Vực Trònkhi xét đến
BĐKH:
Với lượng mưa đã tính toán lại theo các kịch bản đã chọn và tài liệu
bốc hơi của trạm Đồng Hới, sử dụng bộ thông số đã hiệu chỉnh và
kiểm định của lưu vực nghiên cứu, tiến hành mô phỏng dòng chảy
đến của lưu vực hồ Vực Tròn theo các kịch bản BĐKH.


18

Q (m3/s)

20

19
18
17
16
15
14
13
12
11
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0

LƯU LƯỢNG TRUNG BÌNH THÁNG LƯU VỰC HỒ VỰC TRÒN
KHI XÉT ĐẾN BĐKH THEO KỊCH BẢN RCP4.5

1986-2005 (kịch bản
nền)
BĐKH RCP 4.5
(2016-2035)

1


2

3

4

5

6

7

8

Tháng

9 10 11 12

Hình 3. 5: Lưu lượng trung bình tháng lưu vực hồ Vực Tròn
theo kịch bản RCP4.5 của từng giai đoạn

Q (m3/s)

20
19
18
17
16
15

14
13
12
11
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0

LƯU LƯỢNG TRUNG BÌNH THÁNG LƯU VỰC HỒ VỰC TRÒN
KHI XÉT ĐẾN BĐKH THEO KỊCH BẢN RCP8.5

1986-2005 (kịch
bản nền)

1

2

3

4


5

6

7

8

Tháng

9 10 11 12

Hình 3. 6: Lưu lượng trung bình tháng lưu vực hồ Vực Tròn
theo kịch bản RCP8.5 của từng giai đoạn
Bảng 3. 7: Lưu lượng trung bình tháng lưu vực hồ Vực Tròn khi


19
xét đến BĐKH theo kịch bản RCP4.5 Q(m3/s)
Giai đoạn

1

2

3

4

5


6

1986-2005

3.28

2.60

2.13

1.82

2.65

1.91

2016-2035

3.66

2.91

2.34

1.97

2.80

2.61


2046-2065

3.85

3.07

2.50

2.13

3.16

2.61

2080-2099

3.81

3.02

2.45

2.08

2.99

2.38

Giai đoạn


7

8

9

10

11

12

1986-2005

1.41

3.13

6.49

14.43

8.22

4.95

2016-2035

1.66


3.80

7.46

16.39

9.04

5.61

2046-2065

1.66

3.55

7.68

17.01

9.39

5.92

2080-2099

1.51

3.09


8.07

17.25

9.64

5.81

Bảng 3. 8: Lưu lượng trung bình tháng lưu vực hồ Vực Tròn khi
xét đến BĐKH theo kịch bản RCP8.5 Q(m3/s)
Giai đoạn

1

2

3

4

5

6

1986-2005

3.28

2.60


2.13

1.82

2.65

1.91

2016-2035

3.31

2.60

2.30

2.08

3.55

2.54

2046-2065

3.69

2.92

2.49


2.17

3.46

2.70

2080-2099

4.18

3.32

2.72

2.31

3.31

2.71

Giai đoạn

7

8

9

10


11

12

1986-2005

1.41

3.13

6.49

14.43

8.22

4.95

2016-2035

1.58

3.33

6.93

15.56

8.58


5.06

2046-2065

1.71

3.65

7.70

16.97

9.38

5.63


20

Giai đoạn

1

2

3

4


5

6

2080-2099

1.74

3.60

8.73

19.25

10.66

6.35

Bảng 3. 9: Tổng lượng nước chảy về hồ Vực Tròntheo tháng khi
xét đến BĐKH theo kịch bản RCP4.5 (m3)
Giai
đoạn

1

2

3

4


5

6

11,323,778

8,066,240

8,308,126

5,872,463

10,500,192

4,981,523

9,797,035

7,029,476

6,258,131

5,116,369

7,493,946

6,759,796

10,317,862


7,426,265

6,693,004

5,523,384

8,460,149

6,753,617

10,192,973

7,309,162

6,574,624

5,393,338

8,001,242

6,157,225

7

8

9

10


11

12

19862005
20162035
20462065
20802099
Giai
đoạn
19862005

3,532,486

13,018,425 28,265,636 17,950,107 10,000,799

7,673,457

4,447,864

10,187,166 19,323,555 43,888,054 23,433,456 15,012,983

4,442,210

9,509,388

19,918,077 45,556,179 24,346,802 15,852,079

4,039,297


8,269,826

20,913,331 46,201,242 24,996,116 15,560,130

20162035
20462065
20802099


21
Bảng 3. 10: Tổng lượng nước chảy về hồ Vực Tròntheo tháng khi
xét đến BĐKH theo kịch bản RCP8.5 (m3)
Giai
đoạn

1

2

3

4

5

6

11,323,778


8,066,240

8,308,126

5,872,463

10,500,192

4,981,523

8,709,927

6,882,966

6,052,224

5,402,212

9,335,578

6,545,406

9,889,178

7,075,255

6,676,707

5,629,484


9,260,618

6,987,833

11,197,522

8,035,207

7,278,729

5,977,020

8,867,851

7,023,442

3,532,486

13,018,425 28,265,636 17,950,107 10,000,799

7,673,457

4,165,401

8,697,707

18,250,316 40,875,879 22,789,231 13,324,716

4,588,695


9,774,939

19,965,786 45,464,655 24,312,326 15,067,373

4,660,520

9,654,132

22,625,673 51,563,164 27,632,533 17,011,866

19862005
20162035
20462065
20802099
19862005
20162035
20462065
20802099

3.3. Đánh giá kết quả ảnh hưởng BĐKH đến lưu vực hồ chứa
nước Vực Tròn:
Bảng 3. 11: Lưu lượng mô phỏng lưu vực hồVực Tròn theo kịch
bản RCP4.5Q(m3/s)
Trạm

Giai đoạn

Trung bình

Trung bình


Trung


22

Lưu vực
hồ Vực
Tròn

mùa kiệt

mùa lũ

bình năm

1986-2005

2.36

8.52

4.42

2016-2035

2.72

9.62


5.02

2046-2065

2.82

10.00

5.21

2080-2099

2.67

10.19

5.17

Bảng 3. 12: Lưu lượng mô phỏng lưu vực hồ Vực Tròn theo kịch
bản RCP8.5Q(m3/s)
Trung

Trung

Trung

bình

bình


bình

mùa kiệt

mùa lũ

năm

1986-2005

2.36

8.52

4.42

Lưu vực hồ

2016-2035

2.66

9.03

4.79

Vực Tròn

2046-2065


2.85

9.92

5.21

2080-2099

2.99

11.25

5.74

Trạm

Giai đoạn

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
* Kết luận
1. Kết quả nghiên cứu đã áp dụng mô hình MIKE NAM kết
hợp với kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam của Bộ
Tài nguyên và Môi trường năm 2016 đã đánh giá được dòng chảy
năm, đến lưu vực hồ Vực Tròn ứng với các kịch bản BĐKH đã được
Bộ Tài nguyên và Môi trường khuyến nghị.
2. Dòng chảy đến lưu vực hồ Vực Tròn có xu hướng tăng.
Tăng nhẹ vào mùa kiệt ở các tháng 01 đến tháng 9và tăng mạnh vào
mùa lũlà tháng 10 đến tháng 12. Đặc biệt là giai đoạn cuối thế kỷ từ
năm 2080-2099.



23
3. Dòng chảy trên lưu vực hồ Vực Tròn dưới tác động của
BĐKH sẽ thay đổi không ngừng, nhu cầu dùng nước ngày càng tăng
cao, quy hoạch xây dựng đô thị không hợp lý. Dự báo trong tương
lai khả năng thiếu nước trong mùa kiệt và xảy ra nghập lụt trong mùa
lũ là rất cao.
* Kiến nghị
1. Để có thể giảm thiểu tác động của BĐKH đến TNN lưu
vực sông Ròon, cần thiết phải đẩy mạnh công tác quy hoạch lưu vực
sông trong đó xem xét lồng ghép vấn đề thích ứng với BĐKH vào
các quy hoạch phát triển trên lưu vực.
2. BĐKH có thể làm gia tăng các hiện tượng khí hậu cực
đoan. Vì vậy, cần phải có sự quan tâm đặc biệt để thích ứng với
BĐKH, xây dựng các đề án nhằm đối phó với BĐKH, đảm bảo cung
cấp nước cũng như phòng lũ trong tương lai.
3. Cần xây dựng một Quy trình vận hành liên hồ mới thích
ứng với các kịch bản BĐKH nhằm đảm bảo cung cấp nước vào mùa
kiệt và phòng lũ vào mùa lũ.
4. Nên thiết kế hệ thống phần mềm và lắp đặt thêm các trạm
đo mưa, thước đo nước tự động trên toàn lưu vực để phục vụ cho
công tác dự báo, tính toán thủy văn, vận hành điều tiết công trình an
toàn hiệu quả, nhất là trong mùa mưa lũ.
5. Nghiên cứu chỉ mới đánh giá được dòng chảy đến hồ Vực
Tròn theo kịch bản BĐKH. Do khối lượng nghiên cứu khá lớn và
thời gian không cho phép nên tác giả chưa đánh giá được nhu cầu
dùng nước, cân bằng nước và phần thiết lập mô hình vận hành điều
tiết hồ chứa nước Vực Tròn.



×