Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tăng trƣởng kinh tế tỉnh Đắk Nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.88 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐẶNG HỮU ĐỨC

TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TỈNH ĐẮK NÔNG

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 60.34.04.10

Đà Nẵng - 2018


Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS. TS. BÙI QUANG BÌNH

Phản biện 1: TS. LÊ BẢO
Phản biện 2: TS. TRẦN THỊ BÍCH HẠNH

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ kinh tế phát triển họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại
học Đà Nẵng vào ngày 11 tháng 8 năm 2018

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tỉnh Đắk Nông là một trong những trung tâm phát triển kinh tế
năng động nhất của khu vực Tây Nguyên, chiếm vai trò quan trọng
trong việc đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách quốc gia,
vì vậy được đánh giá là một trong các tỉnh trọng yếu của trục kinh tế
vùng kinh tế trọng điểm Tây Nguyên.Trong những năm qua, nền
kinh tế của tỉnh Đắk Nông phát triển nhanh trên các lĩnh vực theo
hướng phát huy triệt để tiềm năng lợi thế của tỉnh đã tạo ra những
bước đột phá quan trọng. Mặc dù, tăng trưởng kinh tế tuy cao nhưng
vẫn dưới mức tiềm năng, chất lượng và hiệu quả tăng trưởng không
cao. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào yếu tố vốn, lao động và
khai thác tài nguyên nhằm tăng năng lực sản xuất theo chiều rộng,
thiên về cung; chưa chú trọng đúng mức đến "cầu". Tác động yếu tố
"cầu" trong tăng trưởng kinh tế không đậm nét; trong khi đó, chất
lượng yếu tố đầu vào thấp, việc sử dụng yếu tố đầu vào còn ít hiệu
quả. Tác động của yếu tố công nghệ trong mô hình tăng trưởng thấp,
chưa tạo ra bước chuyển biến mạnh về tăng trưởng và chất lượng
tăng trưởng. Mặt khác, kinh tế tăng trưởng còn trong tình trạng thụ
động và có nhiều dấu hiệu phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu và dễ bị
tổn thương do các cú sốc bên ngoài.
Từ những hạn chế trong nghiên cứu và những vấn đề tồn tại của
quá trình tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đắk Nông đòi hỏi phải làm rõ
được bản chất của tăng trưởng kinh tế, cơ chế vận động của nó để
quyết định phân bổ nguồn lực tạo ra sản lượng và phân phối kết quả
đó. Cách thức tăng trưởng kinh tế mới của đề tài sẽ cho phép giải
quyết những vấn đề tồn tại của tăng trưởng.
Để đạt được những yêu cầu đặt ra đòi hỏi một nghiên cứu phải



2
hoàn thành các nội dung: Khái quát lý thuyết về tăng trưởng kinh tế;
Thực trạng tăng trưởng kinh tế hiện tại của tỉnh Đắk Nông; Hệ thống
các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy TT kinh tế tỉnh Đắk Nông
những năm tới.
Đây chính là những lý do tôi chọn đề tài “ Tăng trƣởng kinh tế
tỉnh Đắk Nông ” này làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu của đề tài
- Khái quát được lý luận tăng trưởng kinh tế;
- Đánh giá được thực trạng tăng trưởng kinh tế của tỉnh thời
gian qua;
- Đưa ra được các giải pháp điều chỉnh cách thức tăng trưởng
kinh tế cho tỉnh Đắk Nông.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài phải trả lời câu hỏi:
- Tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đắk Nông hiện nay đang vận
hành như thế nào?
- Giải pháp nào điều chỉnh tăng ng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế của tỉnh chủ yếu dựa trên khai
thác các nhân tố chiều rộng như vốn, lao động ... các nhân tố chiều sâu
chưa được chú trọng khai thác. Tác động của tổng cầu với tăng trưởng
kinh tế còn những hạn chế nhất định mà nguyên nhân chính là sức
mua thấp và không đồng đều giữa các khu vực tỉnh trong những năm
qua. Tỷ lệ chi tiêu của các hộ gia đình mới chủ yếu tập trung vào chi
tiêu cho nhu cầu thiết yếu, tỷ lệ tiêu dùng cho dịch vụ còn thấp ngay
cả những dịch vụ cơ bản như giáo dục y tế. Cán cân thương mại của
tỉnh luôn thặng dư và tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế.


20

CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
TỈNH ĐẮK NÔNG
3.1. CÁC CĂN CỨ ĐỂ ĐƢA RA GIẢI PHÁP
3.1.1. Định hƣớng và mục tiêu điều chỉnh tăng trƣởng kinh
tế tỉnh Đắk Nông
Mục tiêu tổng quát về TTKT
Tăng trưởng kinh tế tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2017-2025 được
xác định là một cơ chế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước tạo ra sự tương tác linh hoạt và hiệu quả giữa cách thức
huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực trong nước và bên ngoài để
tạo ra năng lực sản xuất ngày càng mở rộng và có chiều sâu hiệu quả
với cơ chế phân phối kết quả gắn đời sống của người dân có chất
lượng ngày càng cao, thúc đẩy tăng tổng cầu trên thị trường trong và
ngoài nước nhưng tự chủ cao để đạt tăng trưởng GDP tương xứng với
tiềm năng của nền kinh tế đạt trình độ CNH về cơ bản.
3.1.2. Phƣơng thức để tăng trƣởng kinh tế tỉnh Đắk Nông
trong quy hoạch phát triển KT-XH đến 2025 của tỉnh
Phương thức cơ bản ở đây là quá trình gồm hai bước (i) Chuyển
từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng
và chiều sâu; (ii) Vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất
lượng, hiệu quả và tính bền vững.
3.1.3. Các điều kiện để thực hiện tăng trƣởng kinh tế tỉnh Đắk
Nông
Thứ nhất, năng lực khoa học công nghệ ngày càng nâng cao ;
Thứ hai. nguồn nhân lực có chất lượng cao; Thứ ba, năng lực hội
nhập của nền kinh tế; Thứ tư, khả năng về vốn.


21

3.2. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
TỈNH ĐẮK NÔNG
3.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện việc huy động và phân
bổ nguồn lực cho tăng trƣởng kinh tế
a. Tạo ra động lực mới cho nền kinh tế
(1) Phát triển các ngành công nghiệp có nhiều lợi thế, tập trung
vào các ngành công nghiệp chế biến nhất là nông sản, chế biến tài
nguyên, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa của tỉnh và tham gia
sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu
(2) Tái cấu trúc ngành nông nghiệp
(3) Phát triển khu vực ngoài nhà nước, tạo môi trường cạnh
tranh thực sự bình đẳng; tạo dựng hành lang pháp lý cho sản xuất
kinh doanh của mọi khu vực kinh tế; xây dựng đồng bộ các chính
sách khai thác huy động và sử dụng nguồn lực đối với các khu vực
kinh tế
(4) Phát triển mạnh cơ sở hạ tầng
b. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả trong huy động, phân
bổ và sử dụng nguồn lực
(1) Đẩy mạnh phát triển KHCN trong nền kinh tế
(2) Nâng cao hiệu quả trong huy động, phân bổ và sử dụng vốn
(3) Phát huy vai trò của nhân tố lao động trong tăng trưởng kinh
tế theo chiều sâu
(4) Nâng cao hiệu quả trong huy động, phân bổ, khai thác và sử
dụng tài nguyên
3.2.2. Nhóm giải pháp về hoàn thiện phân phối kết quả tăng
trƣởng kinh tế
Trong quá trình xây dựng TTKT mới cần thực hiện:


22

a. Kích thích, tạo điều kiện tăng tiêu dùng cá nhân, nâng cao
mức sống và đẩy mạnh giảm nghèo
Thứ nhất, tăng tiêu dùng cá nhân tiệm cận với mức của nước
trung bình và thay đổi cơ cấu tiêu dùng.
Thứ hai, nâng cao mức sống cho dân cư nông thôn và đẩy mạnh
giảm nghèo. Cần phải có những chính sách thích hợp nhằm cải thiện
tốt hơn mức sống ở nông thôn. Cụ thể: Lồng ghép kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội với chương trình xóa đói giảm nghèo cho khu
vực nông thôn. Tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn
trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn.
b. Tăng tỷ lệ hàng hóa đầu tư trong nước trên cơ sở tham gia
sâu vào phân công lao động và chuỗi giá trị toàn cầu
Tiếp tục mở rộng quy mô vốn sản xuất của nền kinh tế tương
xứng với quy mô nền kinh tế đang mở rộng; khuyến khích các hình
thức thuê và chuyển giao tư liệu sản xuất thông qua thu hút các nhà
đầu tư trực tiếp nước ngoài; nhập khẩu hàng hóa đầu tư với những
loại mà nền kinh tế chưa đủ khả năng sản xuất vẫn cần thiết.
c. Cải thiện nguồn thu ngân sách giảm dần sự phụ thuộc vào
ngân sách trung ương
Điều chỉnh và kiểm soát chặt chẽ dự toán và chi tiêu ngân sách
để bảo đảm tốc độ tăng chậm hơn tăng trưởng kinh tế trong đó quan
trọng nhất là minh bạch hóa chi tiêu ngân sách; Nâng cao hiệu quả
chi tiêu ngân sách thông qua thực hiện thành công chương trình cải
cách hành chính, qua đó tinh giảm và nâng cao năng lực của bộ máy
nhà nước góp phần quan trọng giảm bội chi ngân sách
3.2.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách
(1) Hoàn thiện quy trình hoạch định chính sách kinh tế
Để có được các chính sách hiệu quả cần phải có quy trình xây



23
dựng và thực hiện chính sách hiệu quả và khoa học. Sự vận hành
TTKT mới đòi hỏi khả năng liên tục nâng cấp và cải thiện các chính
sách một cách có hệ thống và một quá trình liên tục thực hiện một
cách có hiệu quả các chính sách đó.
(2) Tiếp tục đổi mới công tác KHH nền kinh tế quốc dân
Trước hết, cần phải có chế tài mạnh hơn trong thực hiện công
tác kế hoạch, khung pháp lý quan trọng cho hoạt động của các cơ
quan kế hoạch; Nâng cao chất lượng và bảo đảm vị trí trung tâm
trong công tác kế hoạch của Kế hoạch trung hạn 5 năm; Kế hoạch
mang tính định hướng nhiều hơn thông qua việc thu hẹp hệ thống chỉ
tiêu kế hoạch và ít định lượng hơn;
(3) Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính
Đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng
cán bộ công chức
Kết luận chƣơng 3
Những năm tới Đắk Nông phải điều chỉnh tăng trưởng để đạt
được tăng trưởng kinh tế có tính bền vững cao hơn trên cơ sở thực
hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, quy mô đô thị theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tăng tỷ trọng công nghiệp, xây
dựng và dịch vụ, giảm tương đối tỷ trọng nông, lâm, thủy sản trong
cơ cấu kinh tế.
KẾT LUẬN
Toàn bộ những phân tích đánh giá và khái quát từ chương đầu
tới chương cuối đã tập trung vào chứng minh được các giả thiết ban
đầu và đạt được các mục tiêu đề ra. Tới đây có thể rút ra những kết
luận như sau:
Về những thành công và hạn chế trong TTKT tỉnh Đắk Nông
Những thành công: Cơ bản đã kế thừa những thành quả đổi



24
mới từ TTKT của Việt Nam với cách thức vận hành, cấu trúc mới
phù hợp với địa phương và cân bằng giữa kinh tế và xã hội; Đã hình
thành được cơ chế huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực có
hiệu quả để tạo ra năng lực sản xuất ngày càng mở rộng và GDP
ngày càng lớn trong đó tận dụng tốt sự hỗ trợ của Trung ương; Đã
vận hành khá thông suốt để phân phối sản lượng tạo ra phù hợp với
điều kiện của địa phương.
Những hạn chế: TTKT tỉnh Đắk Nông những năm qua đã bộc
lộ những hạn chế về cách thức vận hành mà lớn nhất là thiếu linh hoạt
và hiệu quả trong kết hợp giữa tổng cung và tổng cầu, dễ bị tổn
thương, nhiều động lực không phát huy được, cấu trúc không phù hợp,
chứa đựng nhiều bất ổn và nhiều vấn đề xã hội chưa được giải quyết.
Về các giải pháp để thúc đẩy TTKT
Thứ nhất, (i) Tạo ra động lực mới cho nền kinh tế. Phát triển các
ngành công nghiệp có nhiều lợi thế tập trung vào các ngành công
nghiệp chế biến nhất là nông sản, chế biến tài nguyên, nâng cao sức
cạnh tranh của hàng hóa của tỉnh và tham gia sâu vào chuỗi giá trị
toàn cầu. (ii) Nâng cao hiệu quả trong huy động, phân bổ và sử dụng
nguồn lực.Phát huy vai trò của nhân tố lao động trong tăng trưởng
kinh tế theo chiều sâu.
Thứ hai, (i) Kích thích, tạo điều kiện tăng tiêu dùng cá nhân,
nâng cao mức sống và đẩy mạnh giảm nghèo. (ii) Tăng tỷ lệ hàng
hóa đầu tư trong nước trên cơ sở tham gia sâu vào phân công lao
động và chuỗi giá trị toàn cầu. (iii) Cải thiện nguồn thu ngân sách
giảm dần sự phụ thuộc vào ngân sách trung ương.
Thứ ba, hoàn thiện chính sách: (i) Hoàn thiện quy trình hoạch
định chính sách kinh tế. (ii) Tiếp tục đổi mới công tác KHH. (iii)
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính công.




×