Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Chiến lược thu hút FDI vào các KCN, KCX tại hải phòng trong thời gian tới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.72 KB, 13 trang )

CHIẾN LƯỢC THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN, KCX TẠI HẢI PHÒNG
TRONG THỜI GIAN TỚI

Nội dung:

LỜI MỞ ĐẦU
1


Sau khi hoàn thành môn học Quản trị Chiến lược do Phó giáo sư, Tiến sĩ Vũ Thành
Hưng hướng dẫn và giảng dạy, tôi nhận thấy môn học này rất ý nghĩa, thiết thực và cần thiết
cho những đối tượng đang là quản lý, lãnh đạo, cán bộ của cơ quan nhà nước, đơn vị sự
nghiệp và doanh nghiệp. Vận dụng những kiến thức đã học, dưới đây tôi xin được trình bày
nội dung yêu cầu bài tập cá nhân, cụ thể như sau:
1. Khái niệm chiến lược:
Hiện tại có nhiều định nghĩa khác nhau về chiến lược, nguyên nhân cơ bản có sự khác
nhau này là do có các hệ thống quan niệm khác nhau về tổ chức nói chung và các phương
pháp tiếp cận khác nhau về chiến lược của tổ chức nói riêng.
Về mặt bản thể học, tùy theo quan điểm của chủ nghĩa thực chứng (positivism) hay
theo xu hướng tạo dựng (constructivism) mà bản chất của chiến lược được xác định theo quy
luật tự nhiên hoặc có sự tác động có ý nghĩa của chủ thể. Trên thực tế, chiến lược thường
được định nghĩa theo hướng thực tiễn nhằm làm dễ dàng các quá trình thực hành trong tổ
chức. Theo Johnson và Scholes, chiến lược được định nghĩa như sau: “Chiến lược là việc
xác định định hướng và phạm vi hoạt động của một tổ chức trong dài hạn, ở đó tổ chức phải
giành được lợi thế thông qua việc kết hợp các nguồn lực trong một môi trường nhiều thử
thách, nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường và đáp ứng mong muốn của các tác
nhân có liên quan đến tổ chức”.
2. Khái niệm chiến lược kinh doanh:
Chiến lược kinh doanh là việc xác lập các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp, đưa ra
các chương trình hành động một cách tổng quát nhất, sau đó lựa chọn những phương án
hành động, triển khai phân bổ các nguồn lực để có thể thực hiện được các mục tiêu mà


doanh nghiệp đã đề ra. Chiến lược kinh doanh được được dùng theo 3 ý nghĩa phổ biến nhất:
- Xác lập mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.
- Đưa ra các chương trình hành động tổng quát.
- Lựa chọn các phương án hành động, triển khai phân bổ nguồn lực để thực hiện mục tiêu
đó.
2


3. Tầm quan trọng của chiến lược:
Có thể nói việc xây dựng và thực hiện chiến lược thực sự đã trở thành một nhiệm vụ
hàng đầu và là một nội dung, chức năng quan trọng của quản trị doanh nghiệp, nó đang được
áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp. Quan niệm phổ biến hiện nay cho rằng: "Chiến
lược kinh doanh là nghệ thuật phối hợp các hoạt động và điều khiển chúng nhằm đạt tới mục
tiêu dài hạn của doanh nghiệp". Coi chiến lược kinh doanh là một quá trình quản trị đã tiến
tới quản trị doanh nghiệp bằng tư duy chiến lược với quan điểm: Chiến lược hay chưa đủ,
mà phải có khả năng tổ chức thực hiện tốt mới đảm bảo cho doanh nghiệp thành công. Quản
trị doanh nghiệp mang tầm chiến lược. Đây chính là quan điểm tiếp cận quản trị chiến lược
phổ biến hiện nay.
4. Giới thiệu sơ lược về đơn vị:
Năm 1993, Ban Quản lý Khu chế xuất Hải Phòng được thành lập theo Quyết định số
358/TTg ngày 15/7/1993 của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện chức năng quản lý nhà nước
đối với Khu chế xuất Hải Phòng. Năm 1994, Khu công nghiệp Nomura - Hải Phòng ra đời,
Ban Quản lý các Khu chế xuất được bổ sung nhiệm vụ quản lý các Khu công nghiệp và đổi
thành Ban Quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp Hải Phòng (Quyết định số 240/QĐTTg ngày 27/4/1995 của Thủ tướng Chính phủ). Năm 2008, Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải
được thành lập, theo đó, Ban Quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp Hải Phòng được tổ
chức lại thành Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng (Quyết định số 1329/QĐ-TTg ngày
19/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ).
Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng (Ban Quản lý) thực hiện chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn quản lý nhà nước trực tiếp đối với Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải và các Khu
công nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo quy định của pháp luật và theo sự ủy

quyền của các Bộ, ngành trung ương, UBND thành phố; tham gia xây dựng, đề xuất chính
sách, công tác quy hoạch, xây dựng, phát triển các KCN, KKT; hướng dẫn, giúp đỡ các nhà
đầu tư triển khai các thủ tục đầu tư, tổ chức thực hiện dự án và các hoạt động sản xuất kinh
doanh; đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời các dịch vụ hành chính công, dịch vụ hỗ trợ; giải
quyết, tháo gỡ khó khăn về đấu nối hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN, cung ứng lao

3


động; giám sát, kiểm tra toàn diện về thực hiện chính sách, pháp luật và đánh giá hiệu quả
đầu tư của các KCN, KKT.
5. Chiến lược thu hút và sử dụng FDI của các KCN, KCX:
Mục tiêu quan trọng nhất của KCN, KCX là thu hút vốn đầu tư nước ngoài với tính
chất là "vùng lãnh thổ" hoạt động theo một quy chế riêng trong môi trường đầu tư chung
của cả nước, KCN, KCX trở thành công cụ hữu hiệu thu hút FDI theo định hướng được
chính phủ các nước áp dụng để mở mang hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu và đạt
tới tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của cả nền kinh tế. Định hướng thu hút và sử dụng FDI
của Việt Nam đã được chính phủ Việt nam thể hiện trong nghị quyết 103/NQ-CP ngày
29/8/2013 như sau:
Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về thu hút ĐTNN theo hướng chọn lọc các dự án có
chất lượng, có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường,
đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp;
phát triển kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu và phát triển,
dịch vụ hiện đại...
Tăng cường thu hút các dự án quy mô lớn, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tham gia
chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia, từ đó xây dựng, phát triển hệ thống
các ngành, doanh nghiệp phụ trợ; khuyến khích các dự án công nghiệp chuyển dần từ gia
công sang sản xuất; lựa chọn các nhà đầu tư lớn, có uy tín đầu tư phát triển thị trường tài
chính; đồng thời, chú trọng đến các dự án có quy mô vừa và nhỏ phù hợp với từng ngành
kinh tế, từng địa phương.

Khuyến khích, tạo điều kiện và tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp ĐTNN
với nhau và với các doanh nghiệp trong nước.
Quy hoạch thu hút ĐTNN theo ngành, lĩnh vực, đối tác phù hợp với lợi thế của từng
vùng, từng ngành để phát huy hiệu quả đầu tư của từng địa phương, từng vùng, phù hợp với
quy hoạch chung, đảm bảo lợi ích tổng thể quốc gia và tái cấu trúc nền kinh tế theo mô hình
tăng trưởng mới.

4


6. Đánh giá hoạt động thu hút và sử dụng FDI tại các KCN, KCX:
Thành tựu:
Hình thành hệ thống 17 KCN được quy hoạch với tổng diện tích 9.710 ha. Trong số
này đã thành lập và đi vào hoạt động 08 khu (với 12 dự án phát triển hạ tầng KCN), có tổng
diện tích 4.600 ha, gấp gần 7 lần so với trước năm 2008, bằng 6% tổng diện tích KCN toàn
quốc (cả nước có 288 KCN - tổng diện tích 81.000 ha; Hà Nội có 8 KCN – 1.236 ha, TP Hồ
Chí Minh 15 KCN – 2.175 ha, Bắc Ninh có 8 KCN- 2.654 ha), đáp ứng nhu cầu phát triển
đến năm 2015 và định hướng cho các năm tiếp theo.
Khu kinh tế Đình Vũ- Cát Hải đã được thành lập và phê duyệt Quy hoạch chung với
tổng diện tích 22.540 ha, đang từng bước triển khai các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
thiết yếu để xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng đồng bộ và hiện đại của KKT trong đó có
các KCN, KCX, hình thành môi trường đầu tư, kinh doanh đặc biệt thuận lợi; bước đầu đã
thu hút được một số dự án FDI có quy mô lớn của các tập đoàn xuyên quốc gia, đây là tiền
đề rất thuận lợi để phát triển thành công KKT này. Việc hình thành khu chế xuất và khu công
nghiệp nơi đây sẽ tạo nên sự thay đổi một cách căn bản về hạ tầng kĩ thuật trong và ngoài
khu, là cơ sở để hình thành các khu vực đô thị, phục vụ các khu công nghiệp trong tương
lai.
Về chất lượng các dự án sản xuất: Các KCN đã thu hút được một số dự án FDI có
công nghệ cao, công nghệ sản xuất tiên tiến, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, một số Công
ty, Tập đoàn có thương hiệu lớn trong số 500 Công ty toàn cầu, góp phần vào chuỗi giá trị

toàn cầu như Genral Electrics (GE), Bridgestone, LGE, IDemitsu, Toyota...
Phát triển KCN đã đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô
hình tăng trưởng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa và xây dựng nông
thôn mới: Các doanh nghiệp FDI, tham gia thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua
việc phát triển số lượng doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm công
nghiệp quan trọng, sản phẩm mới, tăng kim ngạch xuất khẩu, kích thích, thúc đẩy phát triển
công nghiệp của địa phương; đồng thời đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, từ đó tăng tỷ lệ
dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của thành phố, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong GDP.

5


Hoạt động của các KCN đã góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, cải thiện môi
trường đầu tư, kinh doanh của thành phố; xây dựng và hoàn thiện đội ngũ cán bộ quản lý
Nhà nước về quản lý đầu tư và về KCN, KKT.
Tồn tại, hạn chế:
Hạ tầng kỹ thuật - xã hội ngoài hàng rào KCN, KKT chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát
triển, chưa đáp ứng điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài có
vốn lớn, công nghệ hiện đại, có tác động lan tỏa, kích thích sự phát triển kinh tế Hải Phòng
và các tỉnh phía Bắc. Hạ tầng xã hội còn ở mức thấp, thiếu khách sạn 5 sao quốc tế, khu văn
phòng cao cấp cho thuê, khu vui chơi, giải trí, bệnh viện, trường học quốc tế…; đặc biệt,
thành phố chưa triển khai được dự án xây dựng nhà ở và cung cấp các dịch vụ sinh hoạt cho
công nhân làm việc trong các KCN, KKT.
Các công ty xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN có năng lực vốn, khả năng
xúc tiến đầu tư, chăm sóc doanh nghiệp thứ cấp không đồng đều. Bên cạnh các KCN phát
triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, thu hút đầu tư hiệu quả, vẫn còn 1 số công ty chưa hoạt động
tốt, một số KCN chậm phát triển, tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp chưa cao.
Công tác xúc tiến đầu tư chậm đổi mới phương thức, hình thức hoạt động, việc xây dựng
chương trình, kế hoạch xúc tiến đầu tư chưa sát với mục tiêu, đặc điểm thị trường, chưa gắn kết
với việc hình thành mặt bằng sạch (điều kiện đường giao thông, điện, nước, nguồn lao động ...),

sự phối hợp, gắn kết giữa các ngành với Ban Quản lý và các Công ty hạ tầng còn thiếu đồng bộ.
Kết quả thu hút đầu tư đã được tăng lên trong những năm gần đây, nhưng chưa tương xứng với
tiềm năng, lợi thế và chưa đáp ứng mong mỏi của lãnh đạo và nhân dân thành phố.
Công tác đền bù giải phóng mặt bằng, giao đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng,
phát triển hạ tầng các KCN, Khu đô thị còn nhiều khó khăn, vướng mắc, dẫn đến chậm tiến
độ, chưa đáp ứng nhu cầu tạo mặt bằng sạch để thu hút đầu tư, mất thời cơ tiếp nhận các dự
án FDI tiềm năng vì phải chờ đợi quá lâu; điển hình là các KCN liên quan đến đền bù, giải
phóng mặt bằng đất nông nghiệp, đất thổ cư như VSIP, Nam Cầu Kiền, Tràng Duệ, An
Dương.
Nguồn lao động phục vụ nhu cầu phát triển các KCN, KKT, đặc biệt là nguồn lao
động qua đào tạo còn thiếu, ngành nghề và chất lượng đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu của các
6


doanh nghiệp FDI. Mặt khác, thu nhập của người lao động nói chung còn thấp, cơ bản đảm
bảo cho cuộc sống của bản thân ở mức độ tối thiểu; điều kiện ăn, ở, cuộc sống văn hóa, tinh
thần của người lao động làm việc trong các KCN còn rất khó khăn, nên còn xuất hiện tình
trạng bỏ việc, ngừng việc, lãn công.
Nhiều nhà đầu tư vẫn còn vi phạm những quy định về lao động, như không có quy
chế lao động phù hợp luật pháp, kéo dài thời gian tập sự, trả lương không đúng ngạch bậc
theo quy định của pháp luật. Mặt khác, người sử dụng lao động, nhất là các doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài còn thiếu hiểu biết luật pháp Việt Nam, hơn nữa việc tuyên truyền luật
pháp lại không được tiến hành thường xuyên, đúng đối tượng. Tuy nhiên trong thực tế, nhiều
nhà đầu tư vẫn cố tình không thực hiện các quy định của luật pháp.
Công trình bảo vệ môi trường trong các KCN chưa hoàn thiện, một số KCN đã đưa
vào hoạt động xúc tiến đầu tư nhưng chưa xây dựng xong nhà máy xử lý nước thải tập trung
(KCN Tràng Duệ, Nam Cầu Kiền, Minh Phương), gây khó khăn cho công tác bảo vệ môi
trường.
Nộp ngân sách còn thấp. Hoạt động sản xuất – kinh doanh của đa số doanh nghiệp
FDI trong KCN, KKT bị ảnh hưởng và tác động nhiều của nền kinh tế quốc gia và của công

ty mẹ, chủ đầu tư dự án và tình hình thị trường quốc tế và thiên tai (lũ lụt, sóng thần, hạn hán
...) nên phát triển chưa mạnh, nhà xưởng, máy móc, thiết bị chưa đạt quy mô, công suất thiết
kế, tình trạng hàng tồn kho lớn (nhất là đối với các doanh nghiệp DDI), nhiều doanh nghiệp
ở tình trạng báo lỗ kéo dài.
Còn nhiều KCN triển khai chậm tiến độ cam kết. Mặc dù được phê duyệt quy
hoạch chi tiết và cấp Giấy chứng nhận đầu tư sớm nhưng một số KCN có quy mô diện tích
lớn trong Khu kinh tế Đình Vũ-Cát Hải (KCN Nam Đình Vũ 1 và 2, khu phi thuế quan…)
nhằm phát triển theo phương thức lấn biển, có thuận lợi về công tác đền bù, giải phóng mặt
bằng, nhưng gặp khó khăn trong việc san lấp, xây dựng kết cấu hạ tầng cả trong và ngoài
KCN và năng lực của chủ đầu tư hạn chế, dẫn đến chậm tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng,
không đáp ứng nhu cầu về thu hút đầu tư hiện tại và trong thời gian tới. Một số KCN ngoài
KKT cũng triển khai đầu tư xây dựng chậm tiến độ cam kết (Nam Cầu Kiền, An Dương).

7


7. Chiến lược phát triển các KCN, KCX tại Hải Phòng trong thời gian tới:
Thuận lợi:
Việt Nam là một trong các quốc gia có chính trị ổn định, các cơ chế chính sách đổi
mới hội nhập đang tiếp tục được hoàn chỉnh phù hợp với nền kinh tế thị trường, kinh tế vĩ
mô tiếp tục được cải thiện, là nước thành viên của tổ chức thương mại thế giới, tham gia các
tổ chức kinh tế của các nước và khu vực, ký kết được nhiều hiệp định đa phương, song
phương.
Hải Phòng có vị trí địa lý thuận lợi là cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, Hải
Phòng đang được đầu tư xây dựng cảng nước sâu Lạch Huyện giai đoạn 1 giữa Tổng Công
ty Tân Cảng Sài Gòn và Liên doanh với Nhật Bản sẽ sớm được hoàn thành và đưa vào hoạt
động phù hợp với tàu có trọng tải lớn tạo hiệu quả kinh tế cảng và các dịch vụ kèm theo cho
sự phát triển công nghiệp thương mại.
Hải Phòng đã và đang được đầu tư sớm đưa vào hoạt động 5 hệ thống giao thông:
đường biển, đường thủy gắn với hệ thống cửa biển các sông lớn của cả nước, đường bộ cao

tốc gắn với hệ thống giao thông quốc gia và vùng kinh tế trọng điểm, đường sắt Hà Nội –
Lào Cai gắn với khu vực phía Tây Nam Trung Quốc và các nước ASEAN, sân bay Cát Bi
đang được nâng cấp thành sân bay quốc tế và hệ thống kết nối với các dịch vụ cao cấp đồng
bộ đã và đang được khẩn trương đầu tư xây dựng.
Có cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Khu kinh tế và Khu công nghệ cao
Khó khăn:
Chính sách ưu đãi trong các khu công nghiệp ngoài khu kinh tế bị thắt chặt. Các
KCN, KCX không nằm trong diện tích KKT thì không được hưởng chế độ ưu đãi đầu tư.
Một số KCN quá gần dân và không được miễn tiền thuê đất.
Hạ tầng kỹ thuật - xã hội ngoài hàng rào KCN, KKT chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát
triển, chưa đáp ứng điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài có
vốn lớn, công nghệ hiện đại, có tác động lan tỏa, kích thích sự phát triển kinh tế Hải Phòng
và các tỉnh phía Bắc. Hạ tầng xã hội còn ở mức thấp, thiếu khách sạn 5 sao quốc tế, khu văn
phòng cao cấp cho thuê, khu vui chơi, giải trí, bệnh viện, trường học quốc tế…; đặc biệt,

8


thành phố chưa triển khai được dự án xây dựng nhà ở và cung cấp các dịch vụ sinh hoạt cho
công nhân làm việc trong các KCN, KKT.
Công tác đền bù giải phóng mặt bằng, giao đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng, phát
triển hạ tầng các KCN, Khu đô thị còn nhiều khó khăn, vướng mắc, dẫn đến chậm tiến độ,
chưa đáp ứng nhu cầu tạo mặt bằng sạch để thu hút đầu tư, mất thời cơ tiếp nhận các dự án
FDI tiềm năng vì phải chờ đợi quá lâu; điển hình là các KCN liên quan đến đền bù, giải
phóng mặt bằng đất nông nghiệp, đất thổ cư như VSIP, Nam Cầu Kiền, Tràng Duệ, An
Dương.
Nguồn lao động phục vụ nhu cầu phát triển các KCN, KKT, đặc biệt là nguồn lao
động qua đào tạo còn thiếu, ngành nghề và chất lượng đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu của các
doanh nghiệp FDI. Mặt khác, thu nhập của người lao động nói chung còn thấp, cơ bản đảm
bảo cho cuộc sống của bản thân ở mức độ tối thiểu; điều kiện ăn, ở, cuộc sống văn hóa, tinh

thần của người lao động làm việc trong các KCN còn rất khó khăn, nên còn xuất hiện tình
trạng bỏ việc, ngừng việc, lãn công.
Công trình bảo vệ môi trường trong các KCN chưa hoàn thiện, một số KCN đã đưa
vào hoạt động xúc tiến đầu tư nhưng chưa xây dựng xong nhà máy xử lý nước thải tập trung
(KCN Tràng Duệ, An Dương), gây khó khăn cho việc thu hút đầu tư và việc các nhà đầu tư
thực hiện công tác môi trường theo Luật môi trường và các quy định môi trường.
Các dự án vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu, công nghệ đã bị một số quốc gia không
chấp nhận sử dụng (công nghệ luyện amiăng, nhuộm, thuộc da), chưa sánh ngang được với
các nước bạn như Nhật Bản, Hàn Quốc, chưa hấp thu được trình độ chuyển giao công nghệ.
Điều này góp phần làm giảm mức lương của người lao động trong công tác tuyển dụng.
Việt Nam vẫn chỉ tập trung vào ưu thế giá thành công nhân rẻ mà chưa đầu tư để hình
thành công nhân giỏi dẫn đến tình trạng nguồn lao động vừa thiếu lại vừa thừa, thiếu người
lao động có kỹ năng trong khi thừa lao động phổ thông.
Chính phủ chưa có chính sách ưu đãi rõ ràng cho ngành công nghiệp phụ trợ mặc dù
đây là ngành cốt lõi của dây chuyền sản xuất dẫn đến chưa thu hút được các nhà đầu tư thứ
cấp có mong muốn đầu tư sản xuất các linh kiện nhỏ lẻ tại Việt Nam. Phần lớn các nhà máy

9


sản xuất, lắp ráp của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải đi nhập khẩu các linh kiện
thiết yếu tại các quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Indonexia …
Hải Phòng với thế mạnh là thành phố biển, cảng cửa ngõ giao thương quốc tế nhưng
dịch vụ logistic vẫn còn kém phát triển. Hải Phòng có một trường đại học chuyên đào tạo về
ngành hàng hải nhưng chưa có các khóa đào tạo bài bản về dịch vụ logistic dẫn đến sự thiết
hụt nguồn nhân lực trầm trọng trong lĩnh vực này đặc biệt là khi các nhà đầu tư dịch vụ vận
chuyển tham gia vào thị trường từ năm 2014.
8. Chiến lược thu hút FDI vào các KCN, KCX tại Hải Phòng trong thời gian tới:
Từ những thực tế về công tác thu hút đầu tư vốn FDI trong nhiều năm và những thăng
trầm đã được trải qua khi nền kinh tế toàn cầu suy giảm. Đó cũng là thách thức, cũng là cơ

hội mà chúng ta phải tận dụng để có cách nhìn khái quát tổng thể phát huy được điểm mạnh,
triệt tiêu cái yếu. Và được phân tích, đánh giá tại mô hình phân tích SWOT:
Điểm mạnh (S):

Điểm yếu (W):

- Vị trí địa lý thuận lợi, là cửa ngõ ra biển - Cơ chế chính sách chưa đồng bộ (W1)
Đông, phía sau là các vùng kinh tế thuộc - Một số Công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng
đồng bằng sông Hồng (S1)

chưa đủ nguồn lực và năng lực khai thác

- Thành phố đô thị loại 1 (S2)

(W2)

- Nguồn lao động dồi dào, chi phí hợp lý - Loại hình dịch vụ logistic và dịch vụ
(S4)

chuỗi chưa phát triển (W3)

- Là cảng biển nước sâu, một trong 3 cảng - Các cụm công nghiệp cho ngành công
lớn trong toàn quốc (S5)

nghiệp phụ trợ chưa được hình thành (W4)

- Chính trị ổn định, thị trường rộng lớn (S6) - Đào tạo lao động chưa phân cấp theo các
- Đã có quy hoạch chung và đang quy tiêu chí cần của các nhà đầu tư FDI trong
hoạch chi tiết KKT Đình Vũ – Cát Hải (S7) KKT (W5)
- Đã có chế độ 1 cửa về cải cách thủ tục - Hạ tầng cơ sở chưa sẵn sàng (W6)

hành chính (S8)

- Nguồn nhân lực chất lượng cao, công
nhân lao động cho Khu công nghệ cao chưa
sẵn có (W7)
Cơ hội (O):

Thách thức (T):

- Thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc, - Cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút đầu
10


Nhật Bản và một số nước khác (O1)

tư trực tiếp nước ngoài đặc biệt đối với các

- Việt Nam đã gia nhập WTO và đang trong nước như Malaysia, Indonesia và các nước
quá trình tham gia vào Hiệp định thương khác trong khu vực (T1)
mại xuyên Thái Bình Dương TPP (O2)

- Cạnh tranh thu hút đầu tư đối với các tỉnh,

- Là thành phố cảng, trung tâm công nghiệp thành phố khác trong cả nước như thành
với diện tích KKT Đình Vũ – Cát Hải gần phố Hồ Chí Minh đã sẵn sàng về hạ tầng và
28.000ha (O3)

nguồn nhân lực cho việc tiếp đóng các nhà

- Cơ chế đầu tư, môi trường đầu tư ngày đầu tư FDI (T2)

càng được cải thiện hấp dẫn các nhà đầu tư
(O4)
Với việc phân tích và đánh giá của SWOT đã được chứng minh qua làn sóng đầu tư
của Nhật Bản và Hàn Quốc vào KKT Đình Vũ – Cát Hải, với vị trí cảng biển thuận lợi cho
việc thương mại nhập xuất hàng, hạ tầng cơ sở của năm trên mười bảy KCN đã hoàn thiện
sẵn sàng phục vụ các nhà đầu tư vào nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, phát triển các
ngành dịch vụ logistics và dịch vụ chuỗi, các ngành công nghiệp phụ trợ tạo cơ hội cho các
nhà đầu tư nước ngoài cũng như trong nước.
Tóm lại, bằng phương pháp sử dụng phân tích SWOT đánh giá được tiềm năng thu
hút đầu tư của các KCN, KCX thuộc Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng. Gần 28.000ha là
khu đô thị, khu công nghiệp, khu phi thuế quan, cảng nước sâu với quy mô đầu tư cơ sở hạ
tầng hiện đại, thích ứng đương nhiên là địa chỉ tin cậy thu hút sự quan tâm và niềm tin của
các nhà đầu tư nước ngoài, trong nước đến với thành phố Hải Phòng. Song việc phát triển cơ
sở hạ tầng của toàn thành phố cũng như hoàn thiện hạ tầng trong khu kinh tế để xứng tầm
với các khu vực lân cận của Châu Á cũng như các thành phố khác trong toàn quốc rất cần
nhiều sự hỗ trợ, nhiều nguồn lực nhất là sự quan tâm, chỉ đạo khắc phục khó khăn của lãnh
đạo các cấp, ban ngành có liên quan đặc biệt là thành phố Hải Phòng để hiện thực hoá từ quy
hoạch chung đến quy hoạch chi tiết đã được Chính phủ phê duyệt.
Chuyển nhanh thu hút đầu tư từ chiều rộng sang chiều sâu; lựa chọn, thu hút các dự
án động lực, công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường, giá trị gia tăng cao, sử dụng ít đất, ít
lao động, ít năng lượng... đầu tư vào các KCN, KKT; tập trung nguồn lực thực hiện dự án
11


Cảng quốc tế Hải Phòng, cầu Đình Vũ – Cát Hải, đường Tân Vũ – Lạch Huyện và các dự án
hạ tầng KKT quan trọng khác:
Thành phố đẩy mạnh đầu tư phát triển đồng bộ các công trình hạ tầng, các ngành dịch
vụ cao cấp, kết nối trong và ngoài KKT, KCN để phục vụ thu hút các dự án đầu tư quy mô
lớn.
9. Mục tiêu cụ thể trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2020:

Đây là thời kỳ cần tăng tốc về thu hút đầu tư để lấp đầy toàn bộ các KCN: Đình Vũ,
Minh Phương, VSIP, Tràng Duệ, Tràng Cát trong KKT và các KCN: Đồ Sơn, An Dương,
Nam Cầu Kiền ngoài KKT với tổng diện tích đất công nghiệp 1.235 ha. Lấp đầy 50% diện
tích đất công nghiệp của các KCN lấn biển tại Nam Đình Vũ với diện tích khoảng 716 ha.
Thu hút khoảng 12 tỷ USD vốn đầu tư vào công nghiệp, dịch vụ, cảng.
Lấp đầy 20% đất đô thị, dịch vụ tại các khu đô thị thuộc dự án VSIP và khu đô thị
Tràng Cát, diện tích 300 ha, thu hút vốn đầu tư khoảng 12 tỷ USD. Nghiên cứu, kêu gọi đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN chuyên sâu dành cho các Nhà đầu tư Nhật Bản với quy mô
300 – 400 ha tại KCN Nam Tràng Cát.
Lựa chọn các nhà đầu tư phát triển hạ tầng thực sự có đủ năng lực để thành lập mới
có chọn lọc từ 2 – 3 KCN, với tổng diện tích tăng thêm khoảng 4.000 ha, trong đó ưu tiên
thành lập các KCN trong quy hoạch KKT Đình Vũ – Cát Hải, thành lập mới và mở rộng các
KCN ngoài KKT khi có đủ điều kiện, thành lập KCN hỗ trợ để thu hút các nhà đầu tư có quy
mô lớn.
Xây dựng Đề án để Thành phố trình Chính phủ xem xét thành lập một Khu công nghệ
cao tại thành phố Hải Phòng để thu hút đầu tư như đã có ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,
Đà Nẵng.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng các KCN nói chung, tạo sự đột phá về kết cấu hạ
tầng Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, trong đó tập trung các dự án giao thông quan trọng
trong KKT như các tuyến đường trục chính khu đô thị - công nghiệp Bến Rừng, đường vành
đai 3 kết nối với đảo Vũ Yên và khu vực bán đảo Đình Vũ qua cầu Vũ Yên (hiện tại VSIP và
nhóm tư vấn Nhật Bản đang khởi động quá trình xin vốn ODA của Nhật Bản để xây dựng).
Tuyến đường này sẽ kết nối trực tiếp khu vực đang phát triển tại Thủy Nguyên với cảng
12


quốc tế Lạch Huyện và đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; xây dựng hoàn chỉnh tuyến đê
biển Nam Đình Vũ tạo sự phát triển bền vững toàn bộ phía Nam của KKT.
Phấn đấu đạt tỷ lệ lấp đầy diện tích đất bình quân các KCN: Nam Cầu Kiền, An
Dương, VSIP, Tràng Duệ, Đồ Sơn, Đình Vũ (giai đoạn II), MP Đình Vũ trên 50% (mục tiêu

Nghị quyết là 70-80%)
Đối với các Nhà đầu tư Nhật Bản, tập trung thu hút các ngành nghề: sản xuất ô tô và
phụ tùng ô tô; điện tử; đóng tàu; môi trường và tiết kiệm năng lượng; máy nông nghiệp; chế
biến nông, thủy sản. Đồng thời chú trọng kêu gọi đầu tư vào các dịch vụ xã hội như: khách
sạn, giáo dục, y tế đạt tiêu chuẩn quốc tế.
KẾT LUẬN
Hiểu và ứng dụng phù hợp Quản trị chiến lược sẽ giúp cho người quản lý, lãnh đạo
doanh nghiệp/ đơn vị có ý tưởng, kế hoạch, phương hướng và quyết định thích hợp để đạt
được kết quả quản lý mong muốn; tận dụng Quản trị chiến lược là bước quan trọng để tạo ra
thành công, gặt hái được kết quả tốt đẹp trong quá trình quản lý, quản lý kinh doanh.
Với trình độ và khả năng có hạn, hơn nữa thời gian thâm nhập thực tế chưa nhiều nên
nội dung bài làm không tránh khỏi những sai sót nhất định. Học viên rất mong được sự
đóng góp ý kiến của Thầy để tiếp thu, bổ sung, chỉnh sửa; để quá trình ứng dụng hoạt động
Quản trị chiến lược của doanh nghiệp được hoàn thiện hơn; góp phần vào việc duy trì, phát
triển bền vững của Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng nói riêng và thúc đẩy sự phát triển
của các doanh nghiệp tại thành phố Hải Phòng nói chung.
Tôi xin trân trọng cảm ơn giảng viên - Phó giáo sư, tiến sĩ Vũ Thành Hưng đã giúp tôi
có thêm kiến thức, cơ sở khoa học và các kỹ năng của Quản trị chiến lược trong học tập,
trong nghiên cứu và trong quá trình làm việc./.

13



×