Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sơn hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.69 KB, 14 trang )

Phân tích Chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ Phần Sơn
Hải Phòng.

1


MỤC LỤC

MỤC LỤC.............................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................4
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU....................................................5
1. Khái niệm về chiến lược kinh doanh.....................................................................5
2. Vai trò của chiến lược kinh doanh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
hiện nay.....................................................................................................................5
3. Phân loại chiến lược kinh doanh...........................................................................5
4. Giới thiệu về Công ty và tình hình marketing của Công ty Cổ Phần Sơn Hải
Phòng........................................................................................................................ 6
5. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Sơn Hải Phòng..............7
6. Thực trạng về chiến lược sản phẩm của Công ty Cổ Phần Sơn Hải Phòng...........8
6.1 Sản phẩm và các mức độ của sản phẩm...........................................................8
6.2 Đặc điểm thị trường của loại sản phẩm...........................................................9
7. Định hướng phát triển của Công ty Sơn Hải Phòng trong thời kỳ tới..................10
7.1 Dự báo thị trường sơn và yêu cầu đặt ra cho Công ty Cổ Phần Sơn Hải phòng
............................................................................................................................ 10
7.2 Phương hướng hoạt động đặt ra cho năm 2015..............................................11
8. Giải pháp hoàn thiện chiến lược sản phẩm của Công ty Cổ Phần Sơn Hải Phòng.
................................................................................................................................. 11
8.1 Hoàn thiện về dịch vụ đi kèm........................................................................11
8.2 Hoàn thiện về danh mục sản phẩm................................................................11
8.3 Hoàn thiện về bao bì của sản phẩm và nhãn mác của sản phẩm....................12
8.4 Hoàn thiện về các chính sách hỗ trợ khác......................................................12



KẾT LUẬN..........................................................................14

2


3


LỜI MỞ ĐẦU
Chiến lược sản phẩm là một chiến lược quan trọng mà bất cứ Công ty nào khi
tham gia vào một thị trường nào đều phải thực hiện. Việc thực hiện tốt chiến lược sản
phẩm là nền tảng thúc đẩy cho các chiến lược còn lại phát huy tốt tác dụng của nó.
Với sản phẩm sơn, chất lượng và giá trị sử dụng của nó là cái mà người tiêu
dùng thật sự mong đợi từ phía nhà sản xuất và đó cũng là cái mà Công ty Sơn Hải
Phòng đã đáp ứng tốt trong thời gian qua, là niềm tự hào của thành phố Cảng Hải
Phòng. “Chiến lược sản phẩm của Công ty Cổ Phần Sơn Hải Phòng” là một nội dung
nghiên cứu trong bài tập cá nhân môn quản trị chiến lược.

4


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Khái niệm về chiến lược kinh doanh
Thuật ngữ “chiến lược” thường được dùng theo 3 nghĩa phổ biến. Thứ nhất, là
các chương trình hoạt động tổng quát và triển khai các nguồn lực chủ yếu để đạt được
mục tiêu. Thứ hai, là các chương trình mục tiêu của tổ chức, các nguồn lực cần sử
dụng để đạt được mục tiêu này, các chính sách điều hành việc thu nhập, sử dụng và bố
trí các nguồn lực này. Thứ ba, xác định các mục tiêu dài hạn và lựa chọn các đường lối
hoạt động và phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu này.

Chiến lược kinh doanh là phân tích, tìm hiểu và đưa ra con đường cơ bản, phác
họa quỹ đạo tiến triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh; đó là kế hoạch mang tính
toàn diện, tính phối hợp và tính thống nhất được rèn giữa kỹ lưỡng nhằm dẫn đắt đơn
vị kinh doanh đảm bảo mục tiêu của đơn vị kinh doanh. Chiến lược kinh doanh là việc
ấn định các mục tiêu cơ bản của đơn vị kinh doanh, lựa chọn phương tiện và cách thức
hành động, phân bổ các nguồn lực thiết yếu để thực hiện mục tiêu kinh doanh.
2. Vai trò của chiến lược kinh doanh trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp hiện nay.
Trong điều kiện biến động của thị trường hiện nay hơn bao giờ hết chỉ có một
điều mà các doanh nghiệp có thể biết chắc chắn đó là sự thay đổi. Quản trị chiến lược
như một hướng đi, một hướng đi giúp các tổ chức này vượt qua sóng gió trong thương
trường, vươn tới tương lai bằng chính nỗ lực và khả năng của chúng. Chiến lược kinh
doanh được xây dựng nhằm mục tiêu giúp doanh nghiệp tập trung thích ứng một cách
tốt nhất đối với những thay đổi trong dài hạn.
Quản trị chiến lược giúp cho một tổ chức có thể chủ động hơn thay vì bị động
trong việc vạch rõ tương lai của mình, nó cho phép một tổ chức có thể tiên phong và
gây ảnh hưởng trong môi trường nó hoạt động và vì vậy, vận dụng hết khả năng của
nó để kiểm soát vượt khỏi những gì thiên biến.
Quản trị chiến lược tạo cho mỗi người nhận thức hết sức quan trọng. Cả ban
giám đốc và người lao động đều thấu hiểu và cam kết sẽ thực hiện mục tiêu của doanh
nghiệp. Một khi mọi người trong doanh nghiệp hiểu rằng doanh nghiệp đó đang làm
gì và tại sao lại như vậy họ cảm thấy họ là một phần của doanh nghiệp, họ sẽ cam kết
ủng hộ mọi hoạt động của doanh nghiệp.
3. Phân loại chiến lược kinh doanh
5


Có nhiều cách tiếp cận để phân loại chiến lược kinh doanh.
- Căn cứ theo phạm vi chiến lược
+ Chiến lược chung (hay chiến lược tổng quát): đề cập những vấn đề quan

trọng nhất, bao trùm nhất và có ý nghĩa lâu dài. Chiến lược này quyết định những vấn
đề sống còn của doanh nghiệp.
+ Chiến lược bộ phận: là loại chiến lược cấp hai. Thông thường trong doanh
nghiệp, loại này bao gồm chiến lược sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến bán
hàng.
Hai loại chiến lược trên liên kết chặt chẽ với nhau thành một chiến lược kinh
doanh hoàn chỉnh. Không thể tồn tại một chiến lược kinh doanh mà thiếu một trong
hai chiến lược trên bởi vì chúng bổ sung cho nhau để giải quyết các mục tiêu quan
trọng, sống còn của doanh nghiệp.
- Căn cứ theo nội dung của chiến lược
+ Chiến lược thương mại
+ Chiến lược tài chính
+ Chiến lược công nghệ và kỹ thuật
+ Chiến lược con người
- Căn cứ theo bản chất của từng chiến lược
+ Chiến lược sản phẩm
+ Chiến lược thị trường
+ Chiến lược cạnh tranh.
+ Chiến lược đầu tư
- Căn cứ theo quy trình chiến lược
+ Chiến lược định hướng: Đề cập đến những định hướng biện pháp để đạt
được các mục tiêu đó. Đây là phương án chiến lược cơ bản của doanh nghiệp.
+ Chiến lược hành động: là các phương án hành động của doanh nghiệp trong
từng tình huống cụ thể và các dự kiến điều chỉnh chiến lược.
4. Giới thiệu về Công ty và tình hình marketing của Công ty Cổ Phần Sơn Hải
Phòng.
Công ty Cổ Phần Sơn Hải Phòng là một Công ty hoạt động dưới hình thức
Công ty Cổ phần với chức năng là sản xuất kinh doanh mặt hàng sơn các loại.
Công ty có hai địa điểm:
6



- Cơ sở 1: Số 12 Lạch Tray - Quận Ngô Quyền - Hải Phòng
Là văn phòng giao dịch và tiêu thụ sản phẩm, hệ thống kho phòng tiêu thụ.
- Cơ sở 2: Xã An Đồng - Huyện An Dương - Hải Phòng
Là cơ sở sản xuất, kho tàng và các phòng nghiệp vụ.
5. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Sơn Hải Phòng.
Công ty Cổ Phần Sơn Hải Phòng được thành lập ngày 25 tháng 01 năm 1960,
với cái tên ban đầu là xí nghiệp Sơn dầu, số lao động chỉ có 31 người, trang thiết bị
thủ công, sản phẩm sơn gốc dầu là chủ yếu. 40 năm xây dựng và phát triển dưới sự
lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, trải qua bao biến cố, thăng trầm xí nghiệp sơn dầu
nay là Công ty Cổ Phần Sơn Hải Phòng vẫn không ngừng duy trì và phát triển đến nay
đã trải qua 3 giai đoạn thay đổi cơ chế:
- Giai đoạn thứ nhất từ năm 1960-1976:
Năm 1960 sau khi cải tạo tư bản tư doanh, thành phố quyết định thành lập
Công ty hợp doanh trên cơ sở nhà tư sản sản xuất sơn Nguyễn Thái Sơn với hình thức
tài sản của nhà tư sản được tập trung lại cùng với Nhà nước tổ chức sản xuất mặt hàng
sơn, hàng tháng trả lợi tức, vốn cho các nhà tư sản.
Đến năm 1976 việc trả lợi tức vốn xong, quyền sở hữu hoàn toàn của Nhà
nước.
- Giai đoạn thứ hai từ năm 1976-1989
Giai đoạn này thuộc cơ chế bao cấp, xí nghiệp sản xuất theo chỉ tiêu Nhà nước
giao, vật tư được cung cấp và sản phẩm hoàn thành giao cho cơ quan cung ứng của
Nhà nước.
- Giai đoạn thứ ba từ năm 1980 đến nay: Là thời kỳ kinh tế thị trường, Công ty
độc lập tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự khai thác nguồn vật tư đầu vào, tổ chức
sản xuất và tìm nguồn tiêu thụ sản phẩm đầu ra.
Năm 1992, Công ty thực hiện phương án di chuyển và mở rộng nhà máy Sơn
Hải Phòng bằng nguồn vốn vay ngân hàng đầu tư và quỹ viện trợ SIDA, đã nhập thiết
bị làm sơn của Cộng hoà Liên bang Đức trị giá 590.000 USD và đầu tư 1,5 tỷ đồng

Việt Nam vào xây dựng và cải tạo nhà xưởng. Đến tháng 6 năm 1992 công trình được
đưa vào sử dụng, giá trị tài sản cố định cuối năm là gần 10 tỉ đồng Việt Nam và đến
nay tổng giá trị tài hiện có là trên 58 tỉ đồng. Năm 1997, Công ty tiếp tục đầu tư 20 tỉ
đồng Việt Nam để nhập thiết bị và quy trình công nghệ sản xuất sơn tàu biển cao cấp
7


của hãng CHUGOKU Nhật Bản, với công suất ban đầu là 1.600 - 2000 tấn/năm và dự
tính công suất sẽ tăng lên gấp đôi. Mặc dù trải qua nhiều thời kỳ khó khăn của nền
kinh tế thị trường nhưng năm nào Công ty cũng hoàn thành kế hoạch, tốc độ tăng
trưởng bình quân năm sau cao hơn năm trước và từ một vài sản phẩm đơn điệu đến
nay công ty có hơn một trăm chủng loại sơn khác nhau phục vụ cho các ngành kinh tế
quan trọng như: Giao thông vận tải, xây dựng, công nghiệp và tàu biển, công trình
biển...
Công ty đã liên tục được UBND Thành phố Hải Phòng tặng cờ thi đua xuất sắc,
doanh nghiệp quản lý giỏi 10 năm liên tục và được tặng thưởng 5 huân chương lao
động các loại cho tập thể và cá nhân.
6. Thực trạng về chiến lược sản phẩm của Công ty Cổ Phần Sơn Hải Phòng
6.1 Sản phẩm và các mức độ của sản phẩm.
6.1.1 Sản phẩm.
Sản phẩm của Công ty Cổ Phần Sơn Hải Phòng có thể được chia làm hai loại
theo tình trạng vật lý của chúng, đó là:
- Sản phẩm hữu hình: Bao gồm các loại sơn như sơn dân dụng, sơn tàu biển và
sơn công nghiệp, sơn công trình.
- Sản phẩm vô hình (dịch vụ): Bao gồm các dịch vụ như khảo sát hiện trường
(tình trạng của đối tượng cần khảo sát), tư vấn sử dụng sản phẩm, ước tính tổng chi
phí sơn, giám sát quá trình thi công sử lý bề mặt của đối tượng (gò rỉ, tẩy sơn, đánh
bóng và các biện pháp khác trước khi sơn,…).
6.1.2 Các mức độ sản phẩm của Công ty Cổ Phần Sơn Hải Phòng.
Xét về mức độ cung ứng sản phẩm của Công ty Cổ Phần Sơn Hải Phòng thì

hiện nay mức độ sản phẩm của công ty đạt được là mức độ thứ tư của sản phẩm đó là
sản phẩm hoàn thiện.
Đây là mức độ cao nhất hiện nay mà một Công ty Cổ Phần Sơn Hải Phòng ở
thị trường của Việt Nam có thể đạt được, mức độ này được cung ứng ra tuỳ theo khả
năng của công ty, tuỳ theo sản phẩm của công ty được bán ra là thuộc loại nào (công
nghiệp, tàu biển hay dân dụng,...), hay tuỳ theo khối lượng sơn được mua, quy mô của
công trình, nhu cầu riêng của khách hàng mà công ty cung ứng ra sản phẩm ở mức độ
tương ứng (có thể chỉ là cấp độ thứ nhất hoặc là ở cấp độ thứ tư của sản phẩm).

8


Mặc dù hiện nay Công ty có phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế nhưng
phòng này chỉ làm nhiệm vụ là kiểm nghiệm phân tích mẫu sơn trong quá trình sản
xuất để xem mẫu sơn có đạt tiêu chuẩn và có sai sót gì không thôi hoặc là phân tích
các mẫu sơn do khách hàng gửi đến đặt hàng thì phòng thí nghiệm này có trách nhiệm
phân tích mẫu sơn để gửi lên phân xưởng sản xuất, chứ công ty chưa có phòng thí
nghiệm và lượng nhân công nghiên cứu đủ khả năng tạo ra những hợp chất hoá học
mới tạo ra sản phẩm tiềm ẩn trong tương lai. Đây vẫn là một thách thức lớn đối với
Công ty Cổ Phần Sơn Hải Phòng và nghành sơn nói chung.
6.2 Đặc điểm thị trường của loại sản phẩm.
Nhìn chung các sản phẩm sơn của các công ty nước ngoài như Interpaint, sơn
Nippon, sơn của các Công ty liên doanh khác đều có chất lượng cao, nhưng nhìn
chung giá cả của sản phẩm các Công ty này đều cao. Còn các công ty trong nước như
Công ty Cổ Phần Sơn Hải Phòng và các Công ty sơn khác như công ty sơn tổng hợp
Hà Nội thì có những chủng loại sơn chất lượng từ cao đến trung bình và giá cả thì
cũng giao động từ trung bình đến cao nhưng nhìn chung thì giá cả đều thấp hơn sản
phẩm của các công ty nước ngoài. Đối với sản phẩm sơn tàu biển của Công ty Sơn
Hải Phòng như sơn tàu biển mang nhãn hiệu của Công ty Cổ Phần Sơn Hải Phòng và
mang nhãn hiệu của Công ty Choguku (CMP) thì chất lượng và giá cả đều rất cao gần

tương đương với các sản phẩm nhập ngoại của các nhãn hiệu nổi tiếng hiện có trên thị
trường.
Điều đó lý giải tại sao chiến lược sản phẩm của Công ty Cổ phần Sơn Hải
Phòng trong những năm tới là tập trung vào phát triển các loại sơn tàu biển trong khi
tiếp tục duy trì thị phần của các loại sơn dân dụng và công nghiệp. Qua thực tập thực
tế tại phòng marketing của công ty tôi thấy khách hàng đến giao dịch và mua sản
phẩm sơn với khối lượng lớn trong năm gần đây chủ yếu là sơn tàu biển, với những
con tàu lớn thì lượng giao dịch lên tới hàng nghìn lít và có giá trị đến hàng tỉ đồng tiền
Việt Nam. Còn các loại sản phẩm sơn khác như sơn dân dụng, sơn công nghiệp thì
công ty có một mức giá cạnh tranh khá thấp so với các loại sơn mang nhãn hiệu của
các công ty sơn nước ngoài, điều này có thể lý giải là do chi phí quảng cáo và thuế
cùng các chi phí khác làm các sản phẩm của công ty Sơn Hải Phòng so với các công
ty khác đều thấp nhưng thật sự không thể phủ nhận khả năng khuếch trương và chất
lượng sản phẩm của công ty sơn Hải Phòng là rất cao.
9


7. Định hướng phát triển của Công ty Sơn Hải Phòng trong thời kỳ tới
7.1 Dự báo thị trường sơn và yêu cầu đặt ra cho Công ty Cổ Phần Sơn Hải phòng
Nhu cầu thị trường là yếu tố tác động trực tiếp và có tính quyết định tới chính
sách sản phẩm của doanh nghiệp công nghiệp nói chung và doanh nghiệp sơn nói
riêng. Đối với sản phẩm sơn, thị trường chủ yếu là thị trường nội địa với nhu cầu mới
phát sinh từ đầu những năm 1990 nhưng đang ngày một đa dạng sản phẩm phục vụ
riêng cho từng ngành công nghiệp. Ví dụ: Sơn phục vụ cho mục đích giao thông vạch
đường, sơn chịu nhiệt, sơn công xưởng, sơn chịu axít, sơn chịu sóng, sơn chống hà.
Từ tình hình thị trường như trên, yêu cầu đặt ra với hoạt động kinh doanh trong
thời gian tới của Công ty như sau:
+ Công ty chỉ sản xuất những loại sơn được tiêu thụ thường xuyên như các loại
sơn chống rỉ dân dụng, công nghiệp, chống rỉ tàu biển, sơn đáy tàu....để dự trữ phục
vụ kịp thời cho khách hàng dựa vào kế hoạch sản xuất, tiêu thụ thông qua các hợp

đồng khách hàng lớn, thường xuyên. Các loại sơn đặc chủng, sơn tiêu thụ nhỏ chỉ sản
xuất theo đơn đặt hàng. Công ty luôn sẵn sàng sản xuất các loại sơn này theo lịch nhận
hàng của khách hàng để đảm bảo niềm tin, mở rộng thị trường. Ngoài ra, Công ty luôn
coi chất lượng sản phẩm là mục tiêu hàng đầu trong sản xuất và kinh doanh, không để
có tình trạng khiếu nại khi sử dụng sản phẩm của Công ty cũng như không được sự
ủng hộ của khách hàng.
+ Tiếp tục mở rộng thị trường cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Những thị trường
chưa được mở hoặc tự phát. Đặc biệt công tác tiếp thị của Công ty, theo dõi lịch trình
bảo dưỡng của các tàu đã sử dụng sản phẩm để cung cấp kịp thời sản phẩm cũng như
tìm cách tiếp cận các doanh nghiệp đóng tàu, thuyền, các doanh nghiệp công nghiệp
có nhu cầu tương đối lớn về sơn để chào hàng, sẵn cung cấp dùng thử sản phẩm...để
tìm cách lôi kéo khách hàng dùng sản phẩm của Công ty. Tích cực tiếp thị tới những
công trình lớn tại các tỉnh thành trong cả nước, khuyến khích đặt hàng theo mẫu với
số lượng lớn, liên hệ với các nhà đầu tư, tư vấn để đưa sản phẩm của Công ty vào các
công trình lớn.
+ Đối với các đại lý phải tác động vào một cách có hiệu quả. Những thị trường
đã mở, các cán bộ tiếp thị phải có trách nhiệm thường xuyên qua lại thông báo chính
sách giá cả, mẫu mã, kiểm tra tình hình tiêu thụ v.v... động viên các cửa hàng ủng hộ
và tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
10


Công tác mở rộng thị trường và thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm đi đôi với công
tác thu hồi công nợ và xử lý vi phạm. Công ty có văn bản quy định cụ thể về số dư nợ
của từng đại lý để cân đối việc sản xuất kinh doanh cũng như nhắc nhở các đại lý thực
hiện nghiêm túc các quy định đặt ra. Những đại lý vi phạm quy chế tiêu thụ cần phải
xử lý kịp thời, linh hoạt tránh gây ảnh hưởng xấu đến uy tín công ty.
7.2 Phương hướng hoạt động đặt ra cho năm 2015.
STT


Chỉ tiêu

Đơn vị

Kế hoạch

Tăng giảm so

năm 2015
với năm 2014
1
Giá trị sản xuất công nghiệp
1000đ
104.446.900
103,4
2
Doanh thu
1000đ
96.445.000
104
3
Nộp Ngân sách
1000đ
4.373.950
78,10
4
Khối lượng sản phẩm chủ yếu
Tấn
3.800
105,5

5
Thu nhập bình quân
1000đ
1.732
102
6
Tổng số vốn đầu tư
1000đ
14.000.000
8. Giải pháp hoàn thiện chiến lược sản phẩm của Công ty Cổ Phần Sơn Hải
Phòng.
8.1 Hoàn thiện về dịch vụ đi kèm.
- Khảo sát sâu sắc hơn tình trạng của đối tượng làm sao để cho khách hàng có
thể tiết kiệm được hay có thể tận dụng được một chút nào đó nhằm tránh chi phí cho
việc sơn.
- Việc ước tính chi phí phải có độ chính xác cao sao cho tránh được cảm giác
của khách hàng là ước tính của công ty quá cao so với thực trạng của đối tượng
- Trong quá trình giám sát thi công, nhân viên của Công ty phải làm việc với
tinh thần trách nhiệm cao sao cho chất lượng thu được của công trình với chất lượng
cao nhất.
- Tư vấn cho khách hàng sản phẩm sơn phù hợp với đối tượng sơn và điều kiện
chi trả của khách hàng.
8.2 Hoàn thiện về danh mục sản phẩm.
Công ty phải tiếp tục bổ sung thêm những sản phẩm mới vào danh mục sản
phẩm của công ty, nhất là chiều sâu của danh mục sản phẩm để đáp ứng nhu cầu lựa
chọn của khách hàng với cùng một mục đích sử dụng. Để làm được điều này phải:
- Nghiên cứu thêm nhu cầu của khách hàng bằng cách tìm hiểu xem khách
hàng đã thoả mãn với sản phẩm hiện nay của công ty chưa.

11



- Tìm hiểu về chủng loại của đối thủ cạnh tranh xem các công ty này đã đưa ra
được những mặt hàng mới nào chưa.
- Đội ngũ nghiên cứu của công ty phải tích cực học hỏi nghiên cứu, tìm tòi
sáng tạo ra những mẫu sơn mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
8.3 Hoàn thiện về bao bì của sản phẩm và nhãn mác của sản phẩm.
- Đối với bao bì, công ty phải tìm cách tìm ra những nhà sản xuất mới tạo ra
những mẫu bao bì có chất lượng ngày càng tốt hơn, giá thành rẻ hơn để tạo ra lợi thế
cạnh tranh về giá và hỗ trợ cho việc bảo quản cũng như trong quá trình sử dụng nhằm
hỗ trợ cho chất lượng sản phẩm của công ty.
- Việc kết hợp hài hoà giữa bao bì và trình bày các hình ảnh, hoạ tiết trên bao bì
cũng phải được đề cao hơn và có chiều sâu hơn.
- Công ty cũng phải chú ý đến những thành tựu mới về công nghệ hợp chất
trong tương lai nhất là những loại vật liệu có tính chất thay thế về tính môi truờng, tái
sử dụng và có chất lượng tốt hơn.
8.4 Hoàn thiện về các chính sách hỗ trợ khác.
+ Hoàn thiện về chính sách giá:
- Công ty phải tiếp tục theo đuổi chính sách giá thấp đối với sản phẩm sơn dân
dụng và sơn công nghiệp.
- Đối với sản phẩm sơn tàu biển công nghiệp, việc theo đuổi chính sách giá
cạnh tranh và chất lượng cao là hợp lý, nhưng trong thời gian hội nhập sắp tới công ty
phải có biện pháp làm giảm giá thành sản phẩm mà không làm ảnh hưởng đến lợi
nhuận và doanh thu của công ty.
+ Hoàn thiện về kênh phân phối:
- Công ty phải tiếp tục bổ xung thêm các thành viên kênh cấp một.
- Có chính sách ưu đãi hợp lý đối với các thành viên kênh có sự hợp tác tốt
trong việc hỗ trợ công ty trong thời điểm cần huy động thêm sơn trong thời điểm hàng
của công ty chưa đến.
- Việc quản lý kênh cũng phải chặt chẽ hơn nhằm đảo bảo sự thống nhất một

giá giữa các đại lý.
- Kiên quyết loại bỏ các thành viên kênh có những gian dối trong thanh toán
tiền hàng.
- Đảm bảo lượng dự trữ trong các đại lý hợp lý tránh tình trạng ứ đọng.
12


+ Hoàn thiện về xúc tiến hỗn hợp:
- Công ty phải tích cực tham gia các hội trợ triển lãm trên toàn quốc..
- Duy trì việc quảng cáo định kỳ ở tạp chí tài chính mỗi tháng một lần và quảng
cáo định kỳ trên báo địa phương.
- Hợp tác với phóng viên địa phương truyền hình địa phương và truyền hình
toàn quốc trong việc thực hiện các phóng sự về công ty.
- Tặng quà cho các khách hàng thường xuyên của công ty trong các hội nghị
khách hàng thương niên và ngày lễ kỷ niệm của công ty, gửi thiếp và quà trong các
ngày lễ và ngày thành lập công ty cho khách hàng quen và tiềm năng của công ty.

13


KẾT LUẬN
Với những nỗ lực, cố gắng không ngừng trong sản xuất và kinh doanh Công ty
Cổ Phần Sơn Hải Phòng đã đạt được nhiều thành tích, tạo ra bước tăng trưởng đáng kể
về doanh thu, lợi nhuận, đóng góp một lượng giá trị lớn cho ngân sách nhà nước,
khẳng định vị thế sản phẩm Sơn của mình trên thị trường.
Có được kết quả đó là sự cố gắng của tập thể lao động công ty, đặc biệt là nhân
viên phòng marketing và dịch vụ kỹ thuật vì đã làm tốt đầu ra của sản phẩm, đây
chính là nơi tạo ra các đơn đặt hàng lớn và thường xuyên của công ty.
Công ty Cổ Phần Sơn Hải Phòng, đã có những chiến lược sản phẩm của công
ty; đề ra biện pháp khắc phục những hạn chế còn tồn tại để phát triển của Công ty.

Bằng chất lượng, uy tín của sản phẩm và những chiến lược kinh doanh phù hợp tôi tin
rằng các sản phẩm của Công ty cổ phần sơn Hải Phòng ngày càng đứng vững và phát
triển trên thị trường.

14



×