Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Giải pháp kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông đồng nai đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (873.76 KB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

---------------

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THU

GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÔNG
ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 60340102

TP.HCM, tháng 05 năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

---------------

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THU

GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÔNG
ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020


LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 60340102
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VÕ TẤN PHONG

TP.HCM, tháng 05 năm 2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. VÕ TẤN PHONG

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 25 tháng 4 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

GS.TS. Võ Thanh Thu

Chủ tịch

2


TS. Phạm Phi Yên

Phản biện 1

3

TS. Lê Quang Hùng

Phản biện 2

4

PGS.TS. Hoàng Đức

Ủy viên

5

TS. Phan Thị Minh Châu

Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã
được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

GS.TS.Võ Thanh Thu



TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP.HCM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TP.HCM, ngày 23 tháng 5 năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SỸ
Họ tên học viên: Nguyễn Thị Phương Thu.

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 20/7/1983.

Nơi sinh: Đồng Nai

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

MSHV: 1541820123

I. Tên đề tài:
Giải pháp kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu
tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Đồng Nai đến năm 2020.
II. Nhiệm vụ và nội dung:
Nhiệm vụ và nội dung đề tài tập trung phân tích thực trạng tình hình kiểm
soát rủi ro tín dụng tại BIDV Đông Đồng Nai để tìm ra các mặt mạnh và những tồn
tại, hạn chế. Từ những tồn tại, hạn chế kết hợp với mục tiêu kiểm soát rủi ro tín
dụng của BIDV Đông Đồng Nai và dự báo những khó khăn, thách thức ảnh hưởng
đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong tương lai để đưa ra các giải pháp và đề
xuất, kiến nghị nhằm kiểm soát tốt rủi ro tín dụng tại BIDV Đông Đồng Nai đến
năm 2020.
III. Ngày giao nhiệm vụ: 24/9/2016

IV. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 01/3/2017
V. Cán bộ hướng dẫn: TS. Võ Tấn Phong
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TS. Võ Tấn Phong

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Thị Phương Thu


ii

LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tâm
của TS.Võ Tấn Phong.
Đồng thời, tôi cũng chân thành cám ơn Quý thầy cô và các cán bộ của Viện
đào tạo sau đại học, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt
tình giảng dạy và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học.

Cuối cùng, tôi xin cám ơn Ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đồng Nai đã tạo điều kiện thuận
lợi, cung cấp tài liệu, số liệu và đóng góp ý kiến quý giá để tác giả hoàn thành luận
văn này.
Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Thị Phương Thu


iii

TÓM TẮT
Nội dung luận văn tập trung phân tích thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng tại
BIDV Đông Đồng Nai để tìm ra các mặt mạnh và những tồn tại, hạn chế. Từ những
tồn tại, hạn chế kết hợp với mục tiêu kiểm soát rủi ro tín dụng của BIDV Đông
Đồng Nai và dự báo những khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến công tác kiểm soát
rủi ro tín dụng trong tương lai để đề ra các giải pháp kiểm soát tốt rủi ro tín dụng tại
BIDV Đông Đồng Nai đến năm 2020.
- Chương 1 của luận văn, tác giả đã tóm tắt các nội dung lý thuyết cơ bản của
rủi ro, rủi ro tín dụng, những nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng và các phương
thức, công cụ mà các ngân hàng thương mại sử dụng để kiểm soát rủi ro trong quá
trình cấp tín dụng. Dựa trên cơ sở lý luận ở chương 1, tác giả làm tiền đề cho việc
phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng tại BIDV Đông Đông Đồng
Nai trong chương 2.
- Chương 2 tác giả giới thiệu khái quát về BIDV Đông Đồng Nai và tiến hành
phân tích thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng tại BIDV Đông Đồng Nai, thể hiện
qua các nội dung chính như sau:
+ Khái quát về lịch sử hình thành và những hoạt động chính của BIDV Đông
Đồng Nai.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng tại BIDV Đông

Đồng Nai thông qua các phương thức, công cụ kiểm soát rủi ro; công tác kiểm tra,
giám sát; thông tin và truyền thông mà BIDV Đông Đồng Nai đang triển khai. Các
phương thức, công cụ kiểm soát rủi ro tín dụng, tác giả chia thành 03 nhóm: nhóm
phương thức nhằm loại bỏ, giảm thiểu rủi ro; nhóm phương thức chuyển giao, chia
sẻ và đa dạng hóa rủi ro; nhóm phương thức giảm thiểu tổn thất khi xảy ra rủi
ro…Thông qua việc phân tích thực trạng kết hợp với bảng câu hỏi khảo sát, trao
đổi trực tiếp với các chuyên gia tín dụng tại BIDV Đông Đồng Nai và số liệu tín
dụng từ năm 2013-2015, tác giả đã nêu ra những mặt mạnh và mặt yếu trong công
tác kiểm soát tín dụng và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế tại BIDV Đông
Đồng Nai.


iv

- Trên cơ sở phân tích thực trạng tại chương 2 kết hợp với mục tiêu kiểm soát
rủi ro tín dụng của BIDV Đông Đồng Nai và dự báo những khó khăn, thách thức
ảnh hưởng đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong thời gian tới, tác giả đã đề
ra các giải pháp nhằm kiểm soát tốt rủi ro tín dụng tại BIDV Đông Đồng Nai, chủ
yếu tập trung vào các nhóm giải pháp sau:
+ Nhóm giải pháp nhằm loại bỏ, giảm thiểu rủi ro: tác giả tập trung các biện
pháp để nâng cao chất lượng công tác thẩm định; hoàn thiện cơ chế, chính sách tín
dụng và quản trị nguồn nhân lực như công tác đào tạo, tuyển dụng, chế độ đãi ngộ,
khen thưởng đối với cán bộ tín dụng.
+ Nhóm giải pháp nhằm chuyển giao, chia sẻ và đa dạng hóa rủi ro: tăng
cường công tác tiếp thị, tìm kiếm khách hàng mới để mở rộng quy mô tín dụng
tránh tập trung cấp tín dụng cho một ngành, một lĩnh vực hay một nhóm khách
hàng
+ Nhóm giải pháp giảm thiểu tổn thất khi xảy ra rủi ro: không quá chú trọng
vào tài sản bảo đảm; thực hiện định giá tài sản định kỳ theo quy định, thường
xuyên kiểm tra TSĐB.

+ Công tác kiểm tra, giám sát: tăng cường kiểm tra, giám sát; nâng cao hiệu
quả của bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
- Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra một vài đề xuất, kiến nghị đối với BIDV,
NHNN và Chính phủ để kiểm soát tốt rủi ro tín dụng tại các NHTM.
Những kết quả nghiên cứu của luận văn hy vọng sẽ góp một phần nhỏ trong
việc nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại BIDV Đông Đồng
Nai, tạo môi trường tín dụng an toàn và hiệu quả để ngân hàng đạt được mục tiêu
kinh doanh cao nhất.


v

ABSTRACT
The content of thesis focuses on analyzing the subject of credit risk control at
Joint-stock commercial bank for Investment and Development of Vietnam - East
Dong Nai branch to find out the strengths and exist, limitations. From that,
combine with the credit risk control objectives of BIDV East Dong Nai and the
prediction of difficulties and challenges affecting the control of credit risk in the
future to propose measures to improve quality control of credit risk in the BIDV
East Dong Nai to 2020.
Chapter 1 of the thesis, the author summarizes the basic contents of the theory
of risk, credit risk, the causes of credit risk arise and the methods and tools that
commercial banks use to control the risks in the process of granting credit. Based
on theoretical basis in Chapter 1, the author made a prerequisite for the analysis,
assessment the state of credit risk control in the BIDV East Dong Nai in Chapter 2.
- Chapter 2 authors presented an overview of BIDV East Dong Nai and
conduct a situational analysis of credit risk control at BIDV East Dong Nai,
expressed through the main contents as follows:
+ Overview the history and the main activities of BIDV East Dong Nai.
+ Analyzing and assessing the situation of credit risk control at BIDV East

Dong Nai through methods, risk control tools; the inspection and supervision;
information and communication are deploying by BIDV East Dong Nai. These
methods, the authors divided into 03 groups: methods in order to eliminate,
mitigate risks; methods of transferring, sharing and risk diversification; methods to
minimize losses when risk occurs ... Through situational analysis combined with
survey questionnaires, direct exchange with experts at the BIDV East Dong Nai
and credit data from 2013-2015, the author has pointed out the strengths and
weaknesses in the control of credit and the cause of these problems, limited.
- Based on the situational analysis in Chapter 2, combine with the aim of the
credit risk controlling of BIDV East Dong Nai and forecast the difficulties and
challenges affecting the control of credit risks during next, the author has set out


vi

measures to control credit risks in BIDV East Dong Nai, mainly focusing on the
following solutions:
+ Group solutions to eliminate, reduce risk: authors focused measures to
improve the quality of the evaluation work; improve the mechanism, credit policy
and human resource management such as training, recruitment, remuneration,
reward for credit officers.
+ Group solutions to transfer, share and diversify risk: strengthening
marketing, search for new customers to expand the scale of credit to avoid
concentration of credit granted to a sector or customer group.
+ Group solutions to minimize losses when risk occurs: Not too much focus
on the security property; perform periodic valuation of assets as prescribed,
regularly inspect the collateral.
+ The inspection and supervision: strengthen inspection and supervision;
improve the efficiency of the test apparatus, internal control.
- Besides, the author also gives some suggestions and recommendations for

BIDV, the central bank and the government to control credit risk better at banks.
The research results of the thesis hope to make a small contribution in
improving the effectiveness of risk control at BIDV East Dong Nai, the credit
environment safe and effective for the bank to achieve highest business goals.


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CÁM ƠN .............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT ................................................................................................................ v
MỤC LỤC .................................................................................................................vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... xi
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................xii
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ .............................................................................. xiii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..........................................................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................3
5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ........................................................................3
5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .........................................................................3
6. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu .....................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ..................................................................................5

1.1. Khái quát về rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ...................................5
1.1.1. Khái niệm cấp tín dụng, rủi ro tín dụng ...................................................5
1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng ...........................................................................5
1.1.3. Đặc điểm rủi ro tín dụng...........................................................................6
1.1.4. Nguyên nhân rủi ro tín dụng.....................................................................6
1.2. Kiểm soát rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại...............................13
1.2.1. Khái niệm kiểm soát rủi ro tín dụng .......................................................13


viii

1.2.2. Đặc điểm kiểm soát rủi ro tín dụng ........................................................13
1.2.3. Công cụ kiểm soát rủi ro tín dụng ..........................................................14
1.2.3.1. Loại bỏ, giảm thiểu rủi ro ...............................................................14
1.2.3.2. Chuyển giao, chia sẻ rủi ro .............................................................15
1.2.3.3. Chấp nhận rủi ro và áp dụng các biện pháp giảm thiểu tổn thất khi
xảy ra rủi ro ..................................................................................................15
1.3. Các tiêu chí đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng ................................16
1.3.1. Các tiêu chí định tính..............................................................................16
1.3.1.1. Các quy trình nghiệp vụ tín dụng ....................................................16
1.3.1.2. Các quy trình kiểm soát và kiểm toán nội bộ .................................17
1.3.2. Các chỉ tiêu định lượng ..........................................................................18
1.3.2.1. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng ..............................................................18
1.3.2.2. Tỷ lệ nợ xấu ....................................................................................18
1.3.2.3. Tỷ lệ nợ quá hạn..............................................................................18
1.3.2.4. Cơ cấu danh mục tín dụng ..............................................................18
Tóm tắt chương 1 ..................................................................................................19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÔNG
ĐỒNG NAI ...............................................................................................................20

2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh
Đông Đồng Nai .....................................................................................................20
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam .......................................................................................................20
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Đồng Nai ........................................................21
2.1.2.1. Khái quát chung ..............................................................................21
2.1.2.2. Lao động và mô hình tổ chức..........................................................21
2.1.2.3. Các hoạt động chính và mạng lưới hoạt động ................................22
2.1.3. Kết quả kinh doanh của BIDV Đông Đồng Nai giai đoạn 2013-2015 ..23


ix

2.1.3.1. Huy động vốn ..................................................................................23
2.1.3.2. Các sản phẩm, dịch vụ ....................................................................25
2.1.3.3. Lợi nhuận ........................................................................................25
2.2. Thực trạng về kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Đồng Nai ........................................................26
2.2.1. Đánh giá rủi ro tín dụng tại BIDV Đông Đồng Nai năm 2013-2015 .....26
2.2.1.1. Tốc độ tăng trưởng tín dụng ...........................................................26
2.2.1.2. Cơ cấu danh mục tín dụng ..............................................................27
2.2.1.3. Tỷ lệ nợ xấu ....................................................................................30
2.2.1.4. Tỷ lệ nợ quá hạn..............................................................................30
2.2.1.5 Tỷ trọng dư nợ cho vay 10 khách hàng lớn nhất/tổng dư nợ ...........31
2.2.2. Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng tại BIDV Đông Đồng Nai ...........32
2.2.2.1. Phương thức kiểm soát rủi ro tín dụng............................................32
2.2.2.2. Kiểm tra và giám sát .......................................................................39
2.2.2.3. Thông tin và truyền thông ...............................................................42
2.3. Đánh giá chung kiểm soát rủi ro tín dụng tại BIDV Đông Đồng Nai ...........43

2.3.1 Những mặt mạnh .....................................................................................43
2.3.2 Những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân .................................................45
2.3.2.1. Các công cụ kiểm soát rủi ro tín dụng ............................................45
2.3.2.2. Kiểm tra và giám sát .......................................................................48
2.3.2.3. Thông tin và truyền thông ...............................................................50
Tóm tắt chương 2 ..................................................................................................51
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÔNG ĐỒNG
NAI ĐẾN NĂM 2020 ...............................................................................................52
3.1. Mục tiêu phát tiển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đông Đồng Nai đến năm 2020 ............................................................52
3.1.1. Mục tiêu phát triển chung của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam đến năm 2020 ...................................................................................52


x

3.1.2. Mục tiêu phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam - chi nhánh Đông Đồng Nai .........................................................................53
3.1.2.1. Mục tiêu chung................................................................................53
3.1.2.2. Mục tiêu kiểm soát rủi ro tín dụng ..................................................53
3.1.3. Dự báo cơ hội, thách thức ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng
thương mại trong thời gian tới. .............................................................................54
3.1.3.1. Cơ hội ..............................................................................................54
3.1.3.2. Thách thức.......................................................................................55
3.2. Một số giải pháp kiểm soát rủi ro tín dụng tại BIDV Đông Đồng Nai đến
năm 2020 ...............................................................................................................58
3.2.1. Đối với các công cụ kiểm soát rủi ro tín dụng .......................................58
3.2.1.1. Nhóm giải pháp nhằm loại bỏ, giảm thiểu rủi ro ............................58
3.2.1.2. Nhóm giải pháp chuyển giao, chia sẻ và đa dạng hóa rủi ro ..........62
3.2.1.3. Nhóm giải pháp giảm thiểu tổn thất khi xảy ra rủi ro .....................63

3.2.2. Công tác kiểm tra, giám sát ....................................................................64
3.2.3. Thông tin, truyền thông ..........................................................................65
3.3. Kiến nghị........................................................................................................65
3.3.1. Đối với BIDV .........................................................................................65
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước.................................................................66
KẾT LUẬN ...............................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................71
PHỤ LỤC


xi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BIDV: Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
BIDV Đông Đồng Nai: Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Đông Đồng Nai
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
NHTM: Ngân hàng thương mại
QLKH: Quản lý khách hàng
RRTD: Rủi ro tín dụng
TCTD: Tổ chức tín dụng
TMCP: Thương mại cổ phần
TSĐB: Tài sản đảm bảo


xii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn tại BIDV Đông Đồng Nai .................................... 23
Bảng 2.2: Kết quả lợi nhuận BIDV Đông Đồng Nai ................................................ 25

Bảng 2.3: Dư nợ cho vay tại BIDV Đông Đồng Nai ................................................ 26
Bảng 2.4: Dư nợ cho vay tại BIDV Đông Đồng Nai phân theo thời hạn ................. 27
Bảng 2.5: Dư nợ cho vay tại BIDV Đông Đồng Nai phân theo thành phần kinh tế. 27
Bảng 2.6: Dư nợ cá nhân phân theo sản phẩm .......................................................... 28
Bảng 2.7: Dư nợ cho vay tại BIDV Đông Đồng Nai phân theo ngành nghề kinh tế29
Bảng 2.8: Tình hình nhóm nợ tại BIDV Đông Đồng Nai ......................................... 30
Bảng 2.9: Tình hình nợ quá hạn tại BIDV Đông Đồng Nai ..................................... 30
Bảng 2.10: Số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng tại BIDV Đông Đồng Nai ... 31
Bảng 2.11: Dư nợ cho vay 10 khách hàng lớn nhất tại BIDV Đông Đồng Nai ....... 31
Bảng 2.12: Thống kê số lượng khách hàng từ chối cấp tín dụng .............................. 35
Bảng 2.13: Số liệu tài sản đảm bảo tại BIDV Đông Đồng Nai ................................ 38
Bảng 2.14: Kết quả kiểm tra, giám sát sau giải ngân tại BIDV Đông Đồng Nai ..... 41
Bảng 2.15: Kết quả khảo sát quy trình, chính sách tín dụng .................................... 44
Bảng 2.16: Kết quả khảo sát chất lượng thẩm định .................................................. 45
Bảng 2.17: Kết quả khảo sát Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ............................. 46
Bảng 2.18: Kết quả khảo sát công tác kiểm tra, giám sát ......................................... 49


xiii

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BIDV Đông Đồng Nai ..................................... 22
Biểu đồ 2.1: Huy động vốn phân theo thời gian ....................................................... 23
Biều đồ 2.2: Huy động vốn phân theo thành phần kinh tế ........................................ 24
Biều đồ 2.3: Dư nợ cho vay phân theo ngành nghề kinh tế ...................................... 29


1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, nền kinh tế ở nước ta đã tăng trưởng với tốc độ khá
cao, trong đó có sự góp phần đáng kể của các ngân hàng thương mại trong và ngoài
nước. Vốn tín dụng đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế
đất nước. Hoạt động tín dụng đã và đang là một trong những hoạt động kinh doanh
chính, mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
nhưng cũng là hoạt động mang lại nhiều rủi ro cho các ngân hàng. Tổn thất từ rủi
ro trong hoạt động tín dụng không chỉ ảnh hưởng đến sự an toàn, hiệu quả, uy tín
của một ngân hàng mà còn có thể ảnh hưởng đến cả sự ổn định của hệ thống ngân
hàng và nền kinh tế. Việc kiểm soát rủi ro tín dụng, ban hành và tuân thủ các chính
sách, quy trình, quy định trong hoạt động cấp tín dụng là đòi hỏi tất yếu giúp ngân
hàng nâng cao chất lượng tín dụng và khả năng cạnh tranh. Đứng trước những thời
cơ và thách thức của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề nâng cao chất lượng
tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại đã trở nên cấp thiết.
Rủi ro tín dụng luôn tồn tại trong hoạt động tín dụng, không thể loại bỏ hoàn toàn
mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa và giảm thiểu tổn thất khi
rủi ro xảy ra. Kiểm soát rủi ro tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các ngân
hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh
Đông Đồng Nai nói riêng.
Được thành lập từ năm 1987, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam - Chi nhánh Đông Đồng Nai với gần 30 năm hoạt động và phát triển đã xây
dựng được thương hiệu và uy tín đối với khách hàng, dư nợ tín dụng không ngừng
tăng lên qua các năm và nguồn thu từ hoạt động tín dụng đóng vai trò rất quan
trọng vào kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh (chiếm tỷ trọng cao nhất so
với các sản phẩm dịch vụ khác, gần 50% tổng thu nhập của chi nhánh). Trong
những năm qua, cùng với quá trình phát triển nhanh hoạt động tín dụng của mình,
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Đồng Nai luôn
quan tâm đến việc hoàn thiện các chính sách, các quy trình nhằm kiểm soát rủi ro
với mục tiêu hướng đến sự bền vững trong việc phát triển hoạt động tín dụng, là
hoạt động cốt lõi của mình. Tuy việc quản trị rủi ro nói chung và trong lĩnh vực tín



2

dụng nói riêng của Ngân hàng đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận, tỷ lệ nợ
xấu luôn trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên các quy trình, chính sách tín dụng, các
phương thức kiểm soát rủi ro tín dụng, công tác kiểm tra giám sát tại BIDV Đông
Đồng Nai vẫn còn nhiều bất cập, với các “khe hở, lỗ hổng” trong các quy trình,
chính sách và sự thiếu chuyên môn kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ tín dụng hiện
tại sẽ dễ phát sinh tiêu cực, gây ra rủi ro trong quá trình cấp tín dụng, nhất là trong
những điều kiện biến động khó lường của thị trường tài chính – tiền tệ ở Việt Nam
trong những năm qua...Để giải quyết vấn đề này, cần phải có những nghiên cứu
thỏa đáng để tìm những nguyên nhân và để ra các giải pháp khắc phục. Tuy vậy,
cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu chính thức, khách quan và mang tính
khoa học nào về vấn đề này tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đông Đồng Nai. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài "Giải pháp kiểm soát rủi
ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi
nhánh Đông Đồng Nai đến năm 2020” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của nghiên cứu là tìm ra các giải pháp khả thi nhằm kiểm soát
tốt rủi ro tín dụng tại BIDV Đông Đồng Nai. Để đạt được mục tiêu này phải thực
hiện các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro, rủi ro tín dụng, nguyên
nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động
của Ngân hàng thương mại;
- Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và công tác kiểm soát rủi ro tín dụng
tại BIDV Đông Đồng Nai, qua đó đánh giá những mặt đã đạt được, những tồn tại
hạn chế và nguyên nhân;
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát rủi
ro tín dụng BIDV Đông Đồng Nai.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng của
ngân hàng thương mại.


3

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu này được thực hiện tại BIDV Đông Đồng Nai và
chỉ giới hạn trong hoạt động cho vay.
- Về thời gian: Số liệu được sử dụng chủ yếu trong khoảng thời gian từ năm
2013 đến năm 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính là chủ yếu, dựa trên
nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.
- Nguồn dữ liệu thứ cấp: được thu thập từ các văn bản của Nhà nước và các
thông tư, nghị định, các văn bản, tài liệu định hướng, chiến lược chính sách của
ngành, các báo cáo, thống kê chuyên ngành ngân hàng, các số liệu, dữ liệu và các
tài liệu khác có liên quan của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và
Chi nhánh Đông Đồng Nai.
- Nguồn dữ liệu sơ cấp: được thu thập qua thảo luận, khảo sát chuyên gia. Các
chuyên gia là những người làm việc lâu năm, có kinh nghiệm trong công tác tín
dụng và quản lý tín dụng tại BIDV Đông Đồng Nai. Dựa trên bảng câu hỏi được
điều chỉnh sau khi thực hiện nghiên cứu sơ bộ, tác giả khảo sát với số lượng 34
người. Dữ liệu sau khi thu thập được phân tích qua phương pháp thống kê, mô tả,
so sánh, tổng hợp và xử lý trên công cụ Ecxel.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro, rủi ro tín dụng,
nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và công tác kiểm soát rủi ro tín dụng của các

ngân hàng thương mại.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại
BIDV Đông Đồng Nai, những mặt mạnh và mặt yếu của công tác kiểm soát tín
dụng và những nguyên nhân của những bất cập dựa trên các số liệu tín dụng, các
phương thức, công cụ kiểm soát rủi ro, công tác kiểm tra, giám sát, thông tin và
truyền thông của BIDV Đông Đồng Nai. Trên cở sở đó, tác giả đề xuất các giải
pháp có tính khả thi giúp BIDV Đông Đồng Nai kiểm soát rủi ro tín dụng một cách


4

có hiệu quả nhất. Ngoài ra, đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho các tổ chức tín
dụng khác trong việc tổ chức hệ thống quản trị rủi ro tín dụng trong những điều
kiện hoạt động tương tự. Do vậy đề tài mang tính thực tiễn.
6. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tác giả tham khảo nhiều tài liệu, công
trình nghiên cứu có liên quan:
- Đề tài ‘‘Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam – Chi nhánh Nhơn Trạch” của tác giả Ngô Thị Hồng Thanh
(2014): tác giả đã trình bày cơ sở lý luận chung về rủi ro tín dụng, nguyên nhân
phát sinh, những ảnh hưởng của rủi ro tín dụng; trên cơ sở phân tích thực trạng rủi
ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nhơn Trạch
tác giả đã đề ra các giải pháp nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng.
- Đề tài “Phân tích các nhân tổ ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Gia Định” của tác giả Phạm Thị
Cẩm Nhung (2014): tác giả đã trình bày cơ sở lý luận chung về rủi ro tín dụng, các
nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng và hậu quả của rủi ro tín dụng; trên cơ sở
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Gia Định, tác giả đã đề ra các giải pháp nhằm

hạn chế rủi ro tín dụng.
- Đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát Việt Nam” của
tác giả Lê Thị Hồng Diệu (2008): tác giả đã trình bày cơ sở lý luận chung về tín
dụng, rủi ro tín dụng và kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của Malaysia; phân
tích các nguyên nhân phát sinh rủi ro và đề ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng
cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát Việt Nam.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn
được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro tín dụng
Chương 2: Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng tại BIDV Đông Đồng Nai
Chương 3: Giải pháp kiểm soát rủi ro tín dụng của BIDV Đông Đồng Nai đến
năm 2020


5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Khái quát về rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm cấp tín dụng, rủi ro tín dụng
Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền
hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng
nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân
hàng.
Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là rủi ro phát sinh trong quá trình
cấp tín dụng của ngân hàng, thể hiện qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc
trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng.
1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng
Rủi ro tính dụng có 02 loại: gồm rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục.

a) Rủi ro giao dịch: nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá
trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba
bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.
- Rủi ro lựa chọn: là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín
dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết
định cho vay.
- Rủi ro bảo đảm: phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản
trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm
bảo và mức cho vay trên trị giá của tài sản đảm bảo.
- Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt
động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý
các khoản cho vay có vấn đề.
b) Rủi ro danh mục: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát
sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được
phân chia thành hai loại: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
- Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính
riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất
phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.


6

- Rủi ro tập trung: là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều
đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng
một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng
một loại hình cho vay có rủi ro cao.
1.1.3. Đặc điểm rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng có những đặc điểm cơ bản sau:
a) Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp: trong quan hệ tín dụng, ngân hàng
chuyển giao quyền sử dụng vốn cho khách hàng. Rủi ro tín dụng xảy ra khi khách

hàng gặp những tổn thất và thất bại trong quá trình sử dụng vốn. Hay nói cách khác
những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng là nguyên nhân chủ yếu
gây nên rủi ro tín dụng của ngân hàng.
b) Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng, phức tạp: đặc điểm này biểu hiện ở sự
đa dạng, phức tạp của nguyên nhân, hình thức, hậu quả của rủi ro tín dụng do đặc
trưng ngân hàng là trung gian tài chính kinh doanh tiền tệ. Do đó khi phòng ngừa
và xử lý rủi ro tín dụng phải chú ý đến mọi dấu hiệu rủi ro, xuất phát từ nguồn gốc
và hậu quả do rủi ro tín dụng đem lại để có biện pháp phòng ngừa phù hợp.
c) Rủi ro tín dụng có tính tất yếu: tức luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động tín
dụng của ngân hàng thương mại. Tình trạng thông tin bất cân xứng đã làm cho ngân
hàng không thể nắm bắt được các dấu hiệu rủi ro một cách toàn diện và đầy đủ,
điều này làm cho bất cứ khoản vay nào cũng tiềm ẩn rủi ro đối với ngân hàng. Kinh
doanh ngân hàng thực chất là kinh doanh rủi ro ở mức phù hợp và đạt được lợi
nhuận tương ứng.
1.1.4. Nguyên nhân rủi ro tín dụng
a) Nguyên nhân từ phía ngân hàng
- Quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng là tập hợp những nội dung, nghiệp vụ cơ bản, các bước tiến
hành trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Nó bao
gồm các bước bắt đầu từ khâu chuẩn bị cho vay, giải ngân, kiểm tra trong quá trình
cho vay cho đến khi thu hồi được nợ.
Trong quy trình tín dụng, bước chuẩn bị cho vay rất quan trọng. Bao gồm 3
giai đoạn: (1) khai thác và tìm kiếm khách hàng; (2) hướng dẫn khách hàng về điều


7

kiện tín dụng và thành lập hồ sơ vay; (3) phân tích thẩm định khách hàng và
phương án, dự án vay vốn. Chất lượng tín dụng tuỳ thuộc nhiều vào chất lượng
công tác thẩm định và quy định về điều kiện, thủ tục cho vay của từng ngân hàng

thương mại. Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay giúp cho ngân hàng nắm được diễn
biến của khoản tín dụng đã cung cấp cho khách hàng để có những hành động điều
chỉnh can thiệp khi cần thiết, sớm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra. Hoạt động giám
sát chủ yếu tập trung vào một số vấn đề như: sự tuân thủ việc sử dụng vốn đúng
mục đích của khách hàng; tiến độ trả nợ; quá trình sử dụng, bảo quản và biến động
giá trị tài sản của khách hàng; những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình thực hiện
phương án. Làm tốt công tác này sẽ giúp ngân hàng phát hiện và ngăn chặn kịp thời
những biểu hiện tiêu cực như sử dụng vốn sai mục đích, âm mưu tẩu tán tài sản, lừa
đảo ngân hàng, từ đó giảm thiểu rủi ro tín dụng. Thu hồi và giải quyết nợ là khâu
quyết định đến chất lượng tín dụng. Sự nhạy bén của ngân hàng trong việc kịp thời
phát hiện những biểu hiện bất lợi xảy ra đối với khách hàng cũng như những biện
pháp xử lý kịp thời, tư vấn cho khách hàng sẽ giảm thiểu được những khoản nợ quá
hạn và điều đó sẽ có tác dụng tích cực đối với hoạt động tín dụng.
Như vậy, quy trình tín dụng càng chặt chẽ thì cán bộ đánh giá khách hàng
càng khách quan, giám sát khoản vay càng tốt, chất lượng tín dụng càng cao từ đó
ngân hàng sẽ hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình.
- Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng của một ngân hàng là kim chỉ nam cho hoạt động tín
dụng của ngân hàng đó. Bên cạnh việc phải phù hợp với đường lối phát triển của
Nhà nước thì chính sách tín dụng còn phải đảm bảo kết hợp hài hoà quyền lợi của
người gửi tiền, người đi vay và quyền lợi của chính bản thân ngân hàng. Chính sách
tín dụng phải tạo ra sự công bằng, không những phải đảm bảo an toàn cho hoạt
động của ngân hàng mà còn phải đảm bảo đủ sức hấp dẫn đối với khách hàng. Một
chính sách tín dụng đồng bộ, thống nhất, đầy đủ và đúng đắn sẽ định hướng cho cán
bộ tín dụng có những chính sách phù hợp đối với từng khách hàng và đảm bảo an
toàn trong hoạt động tín dụng. Ngược lại, một chính sách tín dụng không đầy đủ,
đúng đắn và thống nhất sẽ tạo ra định hướng lệch lạc cho hoạt động tín dụng, dẫn
đến việc cấp tín dụng không đúng đối tượng, tạo kẽ hở cho người sử dụng vốn



8

không đem lại hiệu quả kinh tế, dẫn đến rủi ro tín dụng.
- Phẩm chất cán bộ tín dụng
Chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng là nhân tố quyết định đến sự thành bại
trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và trong hoạt động tín dụng
nói riêng. Sỡ dĩ như vậy là vì cán bộ tín dụng là người tham gia trực tiếp vào mọi
khâu của quy trình tín dụng, từ bước đầu tiên đến bước cuối cùng. Cán bộ tín dụng
mà không có đạo đức nghề nghiệp, làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm
trái pháp luật sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
- Năng lực của ngân hàng trong việc thẩm định hồ sơ, thẩm định khách hàng
Một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng của một khoản cấp tín dụng của
một ngân hàng là vốn và lãi vay được thanh toán đầy đủ và đúng hạn. Điều này sẽ
không thể có được nếu như việc thực hiện phương án, dự án không đạt hiệu quả
mong muốn, hoặc khách hàng không có thiện chí, cố tình lừa đảo ngân hàng. Để
hạn chế nguy cơ đó ngân hàng cần phải thực hiện tốt công tác thẩm định hồ sơ vay
vốn, thẩm định khách hàng. Thông thường công tác thẩm định khách hàng được
tiến hành trước và chủ yếu tập trung xem xét các mặt: khả năng quản lý, khả năng
điều hành, năng lực sản xuất kinh doanh, mức độ tín nhiệm, tính khả thi của dự án,
phương án vay vốn... Những khách hàng đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu do
ngân hàng đề ra thì dự án đầu tư sẽ được xem xét để ra quyết định có cho vay hay
không. Vấn đề đặt ra ở đây là thủ tục và các điều kiện, tiêu chuẩn được sử dụng làm
căn cứ để đánh giá khách hàng và dự án, phương án vay vốn có hợp lý hay không.
Nếu quy trình, điều kiện đặt ra không chặt chẽ có thể khiến ngân hàng mắc những
sai lầm đáng tiếc trong việc ra quyết định cấp tín dụng, dẫn đến rủi ro tín dụng.
Chính vì vậy trong quá trình hoạt động các ngân hàng phải không ngừng cải tiến
nâng cao trình độ thẩm định của mình. Làm được như vậy sẽ giúp ngân hàng lựa
chọn được những khách hàng uy tín, đáng tin cậy, những dự án thực sự khả thi và
đó là tiền đề để nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng, hạn chế rủi ro.
- Kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Bất kỳ một việc gì khi làm xong cũng cần có sự kiểm tra, rà soát lại như vậy
mới đảm bảo tính khách quan, chặt chẽ nhằm tránh các sai sót xảy ra. Kiểm tra
giám sát trong hoạt động tín dụng lại càng quan trọng hơn khi tỷ lệ nợ xấu trong hệ


×