Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quang trung - pgd cát linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 45 trang )

CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN THỊ MAI
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:
GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUANG
TRUNG – PGD CÁT LINH
Hệ đào tạo : Trung cấp chuyên nghiệp
Ngành : TCNH
Lớp : K7TCNH2GĐ/LK5
Giáo viên hướng dẫn : NGUYỄN THỊ ANH HOA
Khóa : 2011 – 2013
Thái Nguyên, năm 2013
BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT NGUYÊN VĂN
NHTM
RRTD
TCTD
VTC
SXKD
NVL
CBNV
TCKT
TSĐB
NQH
DPRR
LNTT
Ngân hàng thương mại
Rủi ro tín dụng


Tổ chức tín dụng
Vốn tự có
Sản xuất kinh doanh
Nguyên vật liệu
Cán bộ nhân viên
Tổ chức kinh tế
Tài sản đảm bảo
Nợ quá hạn
Dự phòng rủi ro
Lợi nhuận trước thuế
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 3
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ 3
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUANG TRUNG – PGD CÁT
LINH 3
CHƯƠNG 2 17
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO 17
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ 17
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUANG TRUNG – PGD CÁT
LINH 17
KẾT LUẬN 39
DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
CHƯƠNG 1 3
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ 3
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUANG TRUNG – PGD CÁT
LINH 3
CHƯƠNG 2 17
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO 17
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ 17
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUANG TRUNG – PGD CÁT

LINH 17
KẾT LUẬN 39
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong quá trình đổi mới nền kinh tế, để từng bước phát triển,
hội nhập với nền kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới. Trải qua
nhiều khó khăn, thử thách nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng
khích lệ. Để đạt được điều đó có sự đóng góp không nhỏ của ngành Ngân hàng
với vai trò là "đòn bảy kinh tế" thông qua hoạt động tín dụng
Tuy nhiên, hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại luôn tiềm ẩn
nhiều rủi ro, do tất cả các khâu trong quá trình kinh doanh đều liên quan đến sự
vận động của tiền tệ. Vì vậy phòng ngừa và hạn chế rủi ro luôn là một trong
những nội dung quan trọng trong chiến lược kinh doanh của các Ngân hàng
thương mại hiện nay.
Sự sụp đổ của hàng loạt Ngân hàng lớn tại Mỹ như: Ledman Brother,
Washington Mutual là hồi chuông cảnh tỉnh cho hoạt động tín dụng của các
Ngân hàng nói chung, đặc biệt là các Ngân hàng Việt Nam với nguồn thu chủ
yếu từ hoạt động tín dụng mang lại. Việc phá sản một ngân hàng không chỉ
xoá sổ riêng Ngân hàng đó mà còn ảnh hưởng dây chuyền đến hàng loạt các
Ngân hàng khác làm suy yếu khả năng thanh toán hoặc mất khả năng thanh
toán dẫn tới phá sản. Hậu quả mà nó gây ra cho nền kinh tế có thể là khủng
hoảng, gia tăng lạm phát, thất nghiệp và bất ổn định xã hội.
Xuất phát từ thực tế trên, qua quá trình học tập và nghiên cứu tại trường
Đại học Dân Lập Đông Đô, em đã chọn báo cáo : “Giải pháp phòng ngừa
rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi
nhánh Quang Trung - PGD Cát Linh” làm bài báo cáo tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài nhằm đi đến các mục đích sau:
Hệ thống hóa lý luận và phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung - PGD

1
Cát Linh.
Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro hoạt động tín dụng tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung -
PGD Cát Linh.
3. Đối tượng và Nội dung nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu đề tài là những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro
trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
chi nhánh Quang Trung - PGD Cát Linh.
- Nội dung nghiên cứu tập trung nghiên cứu và giải quyết những vấn đề
liên quan đến hoạt động và rủi ro hoạt động tín dụng.
Cụ thể ngoài phần mở đầu và kết luận, bài báo cáo được kết cấu gồm 3
chương:
Chương 1: Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam chi nhánh Quang Trung - PGD Cát Linh.
Chương 2: Thực trạng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
- PGD Cát Linh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, em đã sử dụng các biện pháp nghiên
cứu khoa học để phân tích lí luận và lý giải thực tiễn như: Phương pháp
duy vật biện chứng, phương pháp hoạt động kinh tế, các học thuyết kinh
tế, các quan điểm kinh tế thương mại hiện đại.
5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian và địa điểm nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung - PGD Cát Linh trong ba năm 2010,
2011, 2012
2
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ

VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUANG TRUNG
– PGD CÁT LINH
1.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH
QUANG TRUNG – PGD CÁT LINH
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Đầu Tư và
Phát Triển Việt Nam.
Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt
Nam.
Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of
Vietnam.
Tên gọi tắt:BIDV
Địa chỉ:Tháp A, toà nhà VINCOM, 191 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng,
Hà Nội.
Điện thoại:042200422
Fax:04 2200399
Website:www.bidv.com.vn.
Email:
 Ngày thành lập:
- Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam
- Ngày 24/6/1981 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam
- Ngày 14/11/1990 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
 Nhiệm vụ:
- Kinh doanh đangành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ
ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không
ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền
tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế Đất nước
3
 Phương châm hoạt động:
- Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV.

- Chia sẻ cơ hội- Hợp tác thành công.
 Mục tiêu hoạt động:
- Trở thành ngân hàng chất lượng – uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
 Chính sách kinh doanh
- Chất lượng – tăng trưởng bền vững – hiệu quả an toàn
 Khách hàng- đối tác:
- Là cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, công ty tài chính…
- Có quan hệ hợp tác kinh doanh với hơn 800 ngân hàng trên thế giới;
- Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, Hiệp hội ngân hàng
ASEAN, Hiệp hội các định chế tài chính phát triển Châu Á – Thái Bình
Dương (ADFIAP), Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
 Sản phẩm dịch vụ:
- Ngân hàng: Cung cấp đầy đủ, trọn gói các dịch vụ ngân hàng truyền
thống và hiện đại
- Bảo hiểm: Bảo hiểm, tái bảo hiểm tất cả các loại hình nghiệp vụ bảo
hiểm phi nhân thọ
- Chứng khoán: Môi giới chứng khoán; Lưu ký chứng khoán; Tư vấn đầu
tư (doanh nghiệp, cá nhân); Bảo lãnh, phát hành; Quản lý danh mục đầu tư
- Đầu tư Tài chính:+ Chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu…)
+ Góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án.
BIDV đã đang và ngày càng nâng cao được uy tín về cung ứng sản phẩm
dịch vụ ngân hàng đồng thời khẳng định giá trị thương hiệu trong lĩnh vực
phục vụ dự án, chương trình lớn của Đất nước.
 Cam kết:
- Với khách hàng:
+ Cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, tiện
4
ích nhất .
+ Chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm dịch vụ đã cung cấp
- Với các đối tác chiến lược:“Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”.

- Với Cán bộ Công nhân viên:
+ Đảm bảo quyền lợi hợp pháp, không ngừng nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần .
+ Luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi thành công theo phương
châm “mỗi cán bộ BIDV phải là một lợi thế trong cạnh tranh” về cả năng lực
chuyên môn và phẩm chất đạo đức.
 Mạng lưới:
BIDV là một trong những ngân hàng có mạng lưới phân phối lớn nhất
trong hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam, chia thành hai khối:
• Khối kinh doanh: trong các lĩnh vực sau:
- Ngân hàng thương mại:
+ 103 chi nhánh cấp 1 với gần 400 điểm giao dịch, hơn 700 máy ATM
và hàng chục ngàn điểm POS trên toàn phạm vi lãnh thổ, sẵn sàng phục vụ
mọi nhu cầu khách hàng.
+ Trong đó có 2 đơn vị chuyên biệt là:
- Ngân hàng chỉ định thanh toán phục vụ thị trường chứng khoán (Nam
Kì Khởi Nghĩa)
- Ngân hàng bán buôn phục vụ làm đại lý ủy thác giải ngân nguồn vốn
ODA (Sở Giao dịch 3)
- Chứng khoán: Công ty chứng khoán BIDV (BSC)
- Bảo hiểm: Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC): Gồm Hội sở chính và 10
chi nhánh
- Đầu tư – Tài chính:
+ Công ty Cho thuê Tài chính I, II; Công ty Đầu tư Tài chính (BFC),
Công ty Quản lý Quỹ Công nghiệp và Năng lượng,
+ Các Liên doanh: Công ty Quản lý Đầu tư BVIM, Ngân hàng Liên doanh
VID Public (VID Public Bank), Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LVB); Ngân
hàng Liên doanh Việt Nga (VRB),Công ty liên doanh Tháp BIDV.
5
• Khối sự nghiệp:

- Trung tâm Đào tạo (BTC).
- Trung tâm Công nghệ thông tin (BITC)
 Ban lãnh đạo:
- Hội đồng quản trị:
+ Là cơ quan hoạch định chiến lược phát triển, định hướng hoạt động
của BIDV.
+ Chủ tịch HĐQT: Ông Trần Bắc Hà
- Ban Tổng giám đốc:
+ Cơ quan điều hành mọi hoạt động của BIDV.
+ Tổng giám đốc:Ông Trần Anh Tuấn
 Cán bộ công nhân viên:
Hơn 12000 người. làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc và hiệu quả, đặc
biệt có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư phát triển, là thế mạnh cạnh tranh
của BIDV.
 Thương hiệu BIDV:
- Là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp hàng
đầu của cả nước, cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng.
- Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một
trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam, được chứng nhận bảo
hộ thương hiệu tại Mỹ, nhận giải thưởng Sao vàng Đất Việt cho thương hiệu
mạnh… và nhiều giải thưởng hàng năm của các tổ chức, định chế tài chính
trong và ngoài nước.
- Là niềm tự hào của các thế hệ CBNV và của ngành tài chính ngân
hàng trong 50 năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát
triển Đất nước.
1.1.2. Giới thiệu Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh
Quang Trung
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
6
Địa chỉ: Toà nhà Chingfong, 53 Quang Trung

Điện thoại: (04) 3.9433033
Chi nhánh Quang Trung được hình thành và bắt đầu đi vào hoạt động từ
tháng 04/2005 trên cơ sở nâng cấp Phòng Giao dịch Quang Trung - Sở giao
dịch 1, nhằm khai thác triệt để thế mạnh của một đơn vị BIDV trên địa bàn trú
đóng của Sở giao dịch trước đây. Địa chỉ trụ sở chính tại 53 Quang Trung Hà
Nội. Tài sản ban đầu khi mới thành lập là nguồn huy động vốn 1.300 tỷ và
nguồn nhân lực 65 cán bộ được điều động từ Hội sở chính và Sở giao dịch.
Xác định phương hướng phát triển theo mô hình của một ngân hàng hiện
đại, là đơn vị cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán lẻ và phục vụ đối tượng
khách hàng khu vực dân doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh
nghiệp đang trong lộ trình cổ phần hoá, Chi nhánh Quang Trung đã nỗ lực
không ngừng trong việc tiếp cận và tìm kiếm khách hàng, tích cực thực hiện
công tác phát triển nguồn nhân lực, mở rộng và phát triển mạng lưới, nghiên
cứu các sản phẩm dịch vụ mới nhằm nâng cao khả năng hoạt động của chi
nhánh và đáp ứng tối đa các nhu cầu của các đối tượng khách hàng thuộc khối
bán lẻ.
Sau 21 tháng kể từ ngày thành lập, cuối năm 2006, chi nhánh Quang
Trung đã đạt được số dư huy động vốn 3.742 tỷ tăng gần gấp 3 lần, Dư nợ
cho vay gần 1.000 tỷ tăng hơn 3 lần, Thu dịch vụ trong 21 tháng đạt gần 8 tỷ
đồng. Số cán bộ tại chi nhánh đạt 142 với mô hình tổ chức ngày càng được
hoàn thiện: gồm 14 phòng và 1 tổ nghiệp vụ. Đặc biệt, chi nhánh Quang
Trung là chi nhánh đầu tiên đã có mô hình tổ Marketing chuyên trách, Tổ
chứng khoán và Ban phát triển mạng lưới bán chuyên trách phục vụ cho
những nhiệm vụ đặc thù của đơn vị. Với những nỗ lực của tập thể cán bộ chi
nhánh, trong hai năm 2005, 2006, chi nhánh Quang Trung liên tục đạt danh
hiệu đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Năm 2009 sau gần 5 năm thành lập con số huy động vốn của BIDV
Quang Trung đã tăng lên hơn 7 nghìn tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt gần 4 nghìn
7
tỷ đồng. Cùng với sự thay đổi trong mô hình của toàn hệ thống, BIDV Quang

Trung cũng đã cơ cấu lại các phòng ban theo mô hình hiện đại hóa giai đoạn 2
(TA2) bao gồm khối tín dụng bao gồm các phòng QHKH, phòng Quản lý rủi
ro. Khối tác nghiệp bao gồm các phòng như Thanh toán quốc tế, phòng Quản
trị tín dụng, các phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp, cá nhân. Ngoài ra
còn các phòng như Tổ chức hành chính, kế hoạch nguồn vốn, kế toán, kho
quỹ. Về cơ bản BIDV Quang Trung đã chuyển mình và cơ cấu phù hợp với
mô hình của toàn hệ thống phục vụ khách hàng một cách chuyên nghiệp hơn
rất nhiều. Đầy là một trong những thành tựu nổi bật nhằm hướng tới kỉ niệm
05 năm thành lập BIDV Quang Trung (1/4/2005 – 1/4/2010)
Cùng với những thành công ban đầu trong hoạt động kinh doanh, các
công tác chính trị, đoàn thể thường xuyên được coi trọng và hoạt động có hiệu
quả. Chi bộ Đảng được kiện toàn về tổ chức, hoạt động theo đúng điều lệ,
phát triển được 7 đảng viên mới, số đảng viên của chi bộ hiện đã lên tới 24,
cùng với 8 cảm tình đảng đang tiếp tục theo dõi, bồi dưỡng và chuẩn bị kết
nạp. Tổ chức công đoàn thực hiện tốt các nhiệm vụ theo điều lệ, đảm bảo tốt
quyền lợi và sự phát triển của đoàn viên. Chi đoàn thanh niên tích cực hoạt
động phong trào, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của cán bộ trẻ, tăng
cường hiểu biết và góp phần vào thành tích chung trong hoạt động của BIDV
khu vực và toàn hệ thống. Nhìn chung, trong thời gian hoạt động chưa lâu,
nhưng bộ máy của Chi nhánh và các tổ chức đoàn thể đã dần được phát triển,
bổ sung và hoàn thiện, hoạt động có sự phối hợp và mang lại hiệu quả tốt. Tập
thể cán bộ người lao động trong chi nhánh có tinh thần gắn kết, thẳng thắn
đấu tranh và phê bình trong nội bộ nhằm đạt được tinh thần đoàn kết đích
thực, cùng rút kinh nghiệm và xác định tư tưởng phấn đấu chung.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy BIDV Quang Trung
8
Nhìn chung, cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi nhánh tương đối gọn nhẹ
nhưng vẫn bao quát được tất cả hoạt động của Ngân hàng. Mỗi bộ phận trong
Ngân hàng đều có chức năng và nhiệm vụ rõ ràng theo chuyên môn của mình,
có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận nên hoạt động của Ngân hàng ngày

càng diễn ra nhanh chóng, nhịp nhàng và hiệu quả hơn.
1.1.4. Giới thiệu Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh
Quang Trung – PGD Cát Linh
Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – BIDV – Chi Nhánh
Quang Trung – Phòng Giao Dịch Cát Linh
Địa chỉ: Số 20, Cát Linh Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội
9
Điện thoại: (04) 3.7344887
BIDV chi nhánh Quang Trung – PGD Cát Linh có đầy đủ những đặc
điểm, tính chất của một Ngân hàng thương mại quốc doanh, đặc biệt là hoạt
động kinh doanh đa năng tổng hợp trên lĩnh vực tiền tệ.
Chi nhánh tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay trên nguyên tắc
hiệu quả và thu hồi được vốn. Chi nhánh có quyền không cấp vốn hay thu hồi
vốn trước kỳ hạn nếu việc sử dụng vốn không đúng mục đích.
BIDV chi nhánh Quang Trung – PGD Cát Linh hoạt động với các nghiệp
vụ sau:
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi chuyên dùng, tiền thanh toán các
đơn vị, tổ chức kinh tế, dân cư bằng tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ.
- Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không có kỳ hạn.
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với các thành phần kinh tế.
- Đầu tư xây dựng mới, cải tạo những cơ sở, xí nghiệp có dây chuyền lạc
hậu.
- Thực hiện các dịch vụ Ngân hàng như: thanh toán, chuyển tiền, chi trả
kiều hối, mua bán ngoại tệ, dịch vụ thẻ …
1.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
Năm 2012 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế do sự ảnh hưởng
của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đây cũng là một năm đầy khó khăn
của hoạt động kinh doanh ngân hàng: những biến động về kinh tế thế giới,
thiên tai dịch bệnh liên tiếp xảy ra, thị trường tài chính tiền tệ trong nước biến
động phức tạp, diễn biến lãi suất bất thường và nhanh, tỷ giá ngoại tệ không

ổn định… Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang
Trung - PGD Cát Linh cùng với các ngân hàng khác đều phải chịu những tác
động không thuận chiều đó. Tuy nhiên với sự chỉ đạo quyết liệt kịp thời và có
kiểm soát tốt cùng với sự đồng lòng của ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên
Ngân hàng nên hoạt động kinh doanh trong năm của Ngân hàng đã đạt được
10
kết quả khả quan, hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch đã đặt ra.
1.2.1. Tình hình huy động vốn
Ngân hàng đóng vai trò là trung gian tài chính, thực hiện chức năng
di chuyển các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi đến những nơi phát sinh nhu
cầu về vốn. Vì vậy huy động vốn là một công việc rất quan trọng của ngân
hàng, nó là tiền đề, là cơ sở quyết định hoạt động của ngân hàng. Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung - PGD
Cát Linh đã tích cực và không ngừng mở rộng huy động vốn, coi hoạt động
huy động vốn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để có thể
đứng vững, tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh.
Ngoài các hình thức huy động vốn truyền thống, chủ yếu là huy động
tiền gửi tiết kiệm từ dân cư, TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh
Quang Trung - PGD Cát Linh còn huy động từ nhiều nguồn khác nhau như
là: mở tài khoản tiền gửi cá nhân; huy động vốn bằng trái phiếu, kỳ phiếu
ngắn hạn và dài hạn; tiền gửi kho bạc… Tăng cường công tác tuyên truyền,
quảng cáo, tiếp thị kết hợp với việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng,
thực hiện các thủ tục thanh toán, gửi và rút tiền linh hoạt… được khách hàng
tín nhiệm và tin tưởng.
Bảng 1.1 Tình hình huy động vốn
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2010
Năm
2011

Năm
2012
2011/2010 2012/2011
+/- % +/- %
I. Nội tệ 937.125 1113091 1190276 17596
6
18,77 77185 6,9
11
1. Tổng nguồn vốn
1.1 TG KBNN,BHXH
1.2 Nguồn huy động
- TG không kì hạn
-TG CKH< 12 tháng
-TGCKH từ12-24 tháng
- TG CKH >=24 tháng
2.1 TG từ dân cư
2.2 TG từ các TCKT
937125
89012
848113
112563
548040
156254
31256
710256
137857
1113091
145874
967217
135625

607167
174865
49560
810221
156996
1190276
102563
1087713
136921
732568
196585
21639
903265
184448
175966
56862
119104
23062
59127
18611
18304
99695
19139
18,77
63,88
14,04
20,48
10,78
11,91
58,56

14,03
13,88
77185
-43311
120496
1296
125401
21720
-27921
93044
27452
6,9
-29,7
12,45
0,95
20,65
12,42
-56,3
11,48
17,48
II. Ngoại tệ quy đổi 13020 15256 20135 2236 17,17 4879 31,98
Tổng cộng 950145 1125647 1210411 17550
2
18,47 84764 7,53
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2010- 2012)
Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn huy động liên tục tăng trưởng năm sau
cao hơn năm trước. Kết quả đạt được thể hiện nỗ lực phấn đấu tăng cường
huy động vốn của ngân hàng đã dần được phát huy. Nhờ vào việc không
ngừng đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn và các lợi ích hấp dẫn cho khách
hàng, ngân hàng đã huy động được một khối lượng vốn nhàn rỗi đáp ứng nhu

cầu vay vốn của các chủ thể kinh tế trên địa bàn từ đó góp phần thúc đẩy kinh
tế phát triển. Năm 2011 tổng nguồn vốn tăng 175966 trđ so với năm 2010
tương ứng với 18,77%. Sang năm 2012 tổng nguồn vốn tiếp tục tăng trưởng
so với 2011 là 77185 trđ về số tuyệt đối và tăng 6,9% về số tương đối.
Trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi của dân cư chiếm tỉ trọng
rất cao. Năm 2010, tỷ trọng tiền gửi của dân cư chiếm 75,8% trong tổng
nguồn vốn. Trong 3 năm liên tục thì tiền gửi của dân cư liên tục tăng, năm
2011 so năm 2010 tăng 99695 trđ về số tuyệt đối, tăng 14,03% về số tương
đối. Năm 2012, tiên gửi dân cư tiếp tục tăng so 2010 là 93044 trđ về số tương
đối và tăng 11,48% về số tương đối. Cho thấy khả năng huy động tiền gửi từ
dân cư ngày càng được nâng cao.
Nguồn vốn không kì hạn chiếm tỉ trọng không cao trong tổng nguồn
vốn, do đây là nguồn vốn có lãi suất thấp nên nhu cầu của khách hàng với loại
12
tiền này tương đối thấp. Năm 2010 nguồn vốn không kì hạn chiếm 12,01%,
năm 2011 tăng 23063 trđ về số tuyệt đối và tăng 20,48%. Năm 2012 tiếp tục
tăng 1296 trđ về số tuyệt đối và 0,95% về số tương đối.
Nguồn vốn có kì hạn chiếm tỉ trọng cao trong tổng nguồn vốn tự huy
động và tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Trong tổng nguồn vốn huy
động có kì hạn thì tiền gửi có kì hạn <12 tháng chiếm tỉ trọng cao nhất và tăng
trưởng ổn định, năm 2010 chiếm tỉ trọng 64,61% trong tổng nguồn vốn , năm
2011 chiếm tỉ trọng trong tổng nguồn vốn 62,77% và tăng 59127 trđ (tức tăng
10,78%) so với năm 2010, năm 2012 chiếm tỉ trọng 67,3% trong tổng nguồn
vốn tăng 125401 trđ (tức tăng 20,65%) so vơi năm 2011.
Qua việc phân tích tình hình huy động vốn của TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung - PGD Cát Linh Quang Trung ta
thấy sự linh hoạt trong điều hành hoạt động của chi nhánh, mặc dù trong
những năm gần đây khó khăn trong việc thu hút vốn nhưng ngân hàng vẫn đạt
tốc độ tăng trưởng ổn định qua các năm. Đây là 1 thắng lợi lớn trong thực
hiện chiến lược huy động vốn của ngân hàng nhằm tạo lập nguồn vốn vững

chắc để đầu tư tín dụng và khai thác các nguồn vốn rẻ một cách hợp lí để tìm
kiếm lợi nhuân cao nhất.
13
1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn
Bảng 1.2: Cho vay tín dụng phân theo thời hạn
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Ngắn hạn
Tỉ trọng(%)
329.415
34,67%
407.259
36,18%
478.354
39,52%
Trung & dài hạn
Tỉ trọng(%)
620.730
65,33%
718.388
63,82%
732.057
60,48%
Tổng 950.145 1.125.647 1.210.411
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2010- 2012)
Trong tổng mức dư nợ phân ra toàn chi nhánh ta thấy về tỉ trọng các mức
cho vay theo thời gian ngắn hạn có xu hướng tăng lên, các mức cho vay dài
hạn có xu hướng giảm đi nhanh chóng.
Trong năm 2010 cho vay ngắn hạn là 329.415 trđ tổng dư nợ, về số
tương đối chiếm34,67% tổng dư nợ, năm 2011 số cho vay ngắn hạn đạt

407.259 trđ và cho vay Trung& dài hạn đạt 718.388 trđ, về ngắn hạn tăng
nhanh hơn so với năm 2010 là 77.844 trđ, về số tương đối tăng hơn 1,51%
nhưng về khoản dài hạn thì giảm so với năm 2010 một tỉ lệ tương ứng la (
-1,51%). Sang năm 2012 cho vay ngắn hạn đạt 478.354 trđ, Trung& dài hạn
đạt 732.057 trđ. Và doanh số ngắn hạn cũng tăng lên một lượng tương tự so
với lượng giảm của Trung& dài hạn là ± 3,34%.
Nguyên nhân giảm khoản nợ Trung% dài hạn, tăng lên của Ngắn hạn do
tình hình biến động của nền kinh tế như: lãi suất, giá trị ổn định của VND so
với các ngoại tệ mạnh khác…. đã khiến các Ngân hang thay dổi cách quản lí
nợ của mình đến bảo toàn giá trị của nó. Thực tế cho thấy việc quản lí các
khoản vay dài hạn phức tạp như chi phí quản lí tốn kém, rủi ro mất vốn xảy ra
cao hơn so với cho vay ngắn hạn, giá trị còn lại của tài sản đến khi đáo hạn
nhỏ… Nên giải pháp an toàn và hiệu quả nhất là các khoản cho vay Trung&
dài hạn đã dần bị thế chân bởi các khoản cho vay Ngắn hạn. Từ đó giúp cho
Ngân hàng giảm thiểu được rủi ro, đỡ đi một khoản chi phí quản lí nợ của
mình, bảo toàn giá trị của khoản vốn cho vay theo giá trị thời gian, thu hồi
14
vốn nhanh hơn… và nhất là an toàn hiệu quả, thu lợi nhuận cao hơn trong
kinh doanh Ngân hàng.
1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 1.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền Tỉ
trọng
(%)
Số tiền Tỉ
trọng
(%)
Số tiền Tỉ

trọng
(%)
1.Tổng thu 115.87
4
100 182.10
4
100 208.75
3
100
Thu lãi cho vay 81.506 70,34 135.194 74,24 151.242 72,45
Thu lãi tiền gửi 24.079 20,78 27.698 15,21 33.797 16,19
Thu phí từ dịch
vụ & kinh doanh
ngoại tệ
10.289 8,91 19.212 10,55 23.714 11,36
2.Tổng chi 101.96
9
100 158.43
0
100 181.44
8
100
Chi lãi tiền gửi 85.957 84,30 129.928 82,01 154.01
3
84,88
Chi cho dịch vụ 1264 1,24 2.963 1,87 3.395 1,32
Chi tài sản, văn
phòng
3.951 3,87 7.304 4,61 5.552 3,06
Chi quản lí 4.717 4,63 8.999 5,68 7.947 4,38

Chi dự phòng 6.080 5,96 9.230 5,83 11.498 6,36
3. LN trước thuế 13.905 23.674 27.305
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2010- 2012)
Từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh cho ta thấy các khoản thu của
Ngân hàng qua mỗi năm tăng từ thu lãi cho vay đến lãi thu phí dịch vụ
ngoại tệ, điều đó cho thấy sự phát triển và khả năng kinh doanh của Ngân
hàng ngày một tiến lên.
Năm 2010 tổng thu đạt 115.874 trd, năm 2011 đạt 182.104 trd. Năm
2012 tổng thu tăng gáp 57,16% so với năm 2010 tăng hơn 14,63% so 2011.
15
Khoản thu từ hoạt động kinh doanh& dịch vụ ngoại tệ tăng trưởng đều
đặn qua các năm, năm 2010 đạt 10.289 trd, góp vào 8,91% tổng nguồn thu.
Năm 2011 đạt 19.212 trd, về số tuyệt đối tăng 8.923 trd so với năm 2010.
Năm 2012 đạt 23.714 trd, tăng thêm 4.502 trd so với năm 2011 và chiếm
11,36% trong tổng thu. Điều đó chứng minh chất lượng dịch vụ luôn được
Ngân hàng quan tâm chú trọng, cách thức quản lí phù hợp. Đồng thời nguồn
ngoại tệ luôn đáp ứng được nhu cầu của Khách hàng.
Sang năm 2012 thì lượng chi phí cho văn phòng và tài sản có phần đi
xuống do năm trước Ngân hàng đã giành 1 lượng lớn vào mục này. Nhưng
khoản mục Chi trả lãi tiền vay lớn nhất trong tổng Chi, nguyên nhân do lãi
suất tăng với mức độ cao khoảng 18% kéo dài từ cuối quý 3 trở đi, đồng
thời khoản mục dự phòng cũng được điều chỉnh tăng đạt 6,36%.
Tổng thu và tổng chi của Ngân hàng trong ba năm có sự biến động thất
thường theo xu thế tăng trưởng của nền kinh tế, tuy nhiên tổng thu vẫn đạt
con số khá cao so với tổng chi.
Năm 2010, LNTT đạt 13.905 trd, năm 2011 đạt 23.674 trd, tăng hơn
9.769 trd, về số tuơng đối là 70,26% so với năm 2010.
Năm 2012, LNTT đạt 27.305 trd, tăng 3.631 trd so với năm 2011, về
số tương đối là 13,33%.
Điều đó cho ta thấy rằng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có sự

thuận lợi trong nền kinh tế khó khăn như ngày nay.
Đạt được kết quả kinh doanh tăng trưởng liên tiếp và ở mức cao như
trên là nhờ sự chỉ đạo linh hoạt, năng động của Ban lãnh đạo Ngân hàng
cũng như sự cố gắng hết sức của toàn thể nhân viên của phòng giao dịch
BIDV chi nhánh Quang Trung - PGD Cát Linh trong suốt thời gian vừa qua.
16
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUANG TRUNG
– PGD CÁT LINH
2.1. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH
2.1.1. Tình hình nợ quá hạn.
Qua phân tích số liệu về tình hình tín dụng tại chi nhánh cho thấy tốc
độ tăng trưởng tín dụng cao và cơ cấu cũng ngày càng hợp lí hơn. Tuy nhiên
để đánh giá thực trạng tín dụng có tốt hay không, chất lượng tín dụng có thực
sự cao hay không cần xem xét mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của
Ngân hàng. Đầu tiên ta xem xét chỉ tiêu nợ quá hạn.
Bảng 2.1: Tình hình Nợ quá hạn
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
2011/201
0
2012/2011
Tổng dư nợ 950.145 1.125.647 1.210.41

1
18,47% 7,53%
Nợ quá hạn 111.707 115.802 103.800 -3,66% -10,36%
NQH/ Tổng dư nợ 11,75% 10,28% 8,57% -1,47% -1,71%
17
Biểu đồ 2.1: So sánh NQH và tổng dư nợ
Đơn vị: Triệu đồng
Để làm rõ hơn ta phân tích các chỉ tiêu sau:
a. Nợ quá hạn phân theo mức độ đảm bảo.
Bảng 2.2: Nợ quá hạn phân theo mức độ đảm bảo
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chỉ tiêu Số tiền Tỉ
trọng
(%)
Số tiền Tỉ
trọng
(%)
Số tiền Tỉ
trọng
(%)
Tổng dư nợ 950.14
5
1.125.64
7
1.210.41
1
Tổng NQH 111.70
7
100 115.802 100 103.800 100

Có TSĐB 81.209 72,70 79.012 68,23 86.787 83,61
Không có
TSĐB
30.498 27,30 36.790 31,77 17.013 16,39
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010-2012)
18
Biểu đồ 2.2: Nợ quá hạn phân theo mức độ đảm bảo
Đơn vị: Triệu đồng
Tỉ lệ NQH không có TSĐB biến động năm 2010 là 27,3% tổng NQH, sang
đến năm 2011 tăng 36.790 trd chiếm 31,77% tức tăng so với năm 2010 la
6.292 trd.
Tỉ lệ NQH có TSĐB đang dần cải thiện tăng lên, duy chỉ có năm 2011
giảm xuống còn chiếm tỉ trọng 68,23% tổng NQH nhưng sang đến năm 2012
tăng mạnh lên chiếm tỉ trọng 83,61% tổng NQH.
Mặc dù TSĐB không phải hoàn toàn là căn cứ để ra quyết định cho vay
hay không mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: ý thức người đi vay, mục
đích vay…. Nhưng có TSĐB có vai trò hết sức quan trọng, việc nắm giữ TSĐB
của Ngân hàng với nó khiến người đi vay có trách nhiệm và ý thức hơn nữa
trong nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng theo cam kết hợp đồng vay và đây cũng
chính là nguồn trả nợ thứ hai của người đi vay với Ngân hàng. Với các khoản nợ
có TSĐB thì Ngân hàng có thể dùng nó để thu hồi nợ, phát mại tài sản các
TSĐB hoặc yêu cầu bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho Người đi
vay, NQH không có TSĐB chiếm tỉ trọng khá cao trong tổng dư nợ, đó là dấu
hiệu Ngân hàng cần kiểm tra các thong tin Khách hàng trong các khoản vay,
phân tích các nguyên nhân gây nên và tìm biện pháp khắc phục nhằm tránh thiệt
hại làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
b. Thực trạng nợ có khả năng thu hồi
19
Bảng 2.3: Thực trạng NQH có khả năng thu hồi
Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chỉ tiêu Số tiền Tỉ
trọng
(%)
Số tiền Tỉ
trọng
(%)
Số tiền Tỉ
trọng
(%)
Tổng dư nợ 950.145 1.125.64
7
1.210.41
1
Tổng NQH 111.707 100 115.802 100 103.800 100
NQH có khả
năng thu hồi
110.870 99,25 114.262 98,67 102.336 98,59
NQH không
có khả năng
thu hồi
837 0,75 1.540 1,33 1.464 1,41
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng 2010-2012)
Biểu đồ 2.3:Thực trạng NQH có khả năng thu hồi
Đơn vị: Triệu đồng
NQH có khả năng thu hồi chiếm tỉ trọng cao nhất năm 2010 chiếm
99,25% NQH. Sang năm 2011 là 98,67% NQH, năm 2012 là 98,59% NQH.
Ta thấy tỉ lệ NQH có khả năng thu hồi ngày càng giảm, từ đây Ngân hàng cần
20
xem xét lại, kiểm tra tình hình dư nợ cụ thể như thế nào để khắc phục tình

trạng liên tiếp tăng trong thời gian qua để từ đó có hướng đi thích hợp trong
công các tín dụng an toàn hơn.
Năm 2011 có với năm 2010 là 703 trd, năm 2012 so với năm 2011 là (-
76) trd nhưng so với năm 2010 là 627 trd. Từ đó ta thấy tỉ lệ nợ có khả năng
mất vốn chiếm tỉ trọng khá cao trong tổng dư nợ tín dụng. Điều này phản ánh
nên mức độ an toàn hoạt động vay của chi nhánh là không tốt và cần có
những biện pháp ngăn ngừa khắc phục cũng như chính sách để giải thoát tình
trạng đó.
2.1.2 Tình hình rủi ro mất vốn.
Biểu đồ 2.4: Tình hình nợ xấu
Đơn vị: Triệu đồng
Ta thấy tình hình nợ xấu giảm dần qua các năm, chứng tỏ tỉ lệ nợ xấu của
ngân hàng được cải thiện khi nợ xấu giảm dần qua các năm.
2.1.2.1 Nợ xấu theo thành phần kinh tế
Bảng 2.4: Nợ xấu theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chỉ tiêu Số tiền Tỉ
trọng
(%)
Số tiền Tỉ
trọng
(%)
Số tiền Tỉ
trọng
(%)
21

×