Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Phát triển hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh long an đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (834.7 KB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------

LÊ THANH QUANG

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ TỈNH LONG AN ĐẾN NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 60340102

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 5 năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

LÊ THANH QUANG

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ TỈNH LONG AN ĐẾN NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số ngành:60340102
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HẢI QUANG

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 5 năm 2017




CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. NGUYỄN HẢI QUANG
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 26 tháng 4 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

GS.TS. Võ Thanh Thu

Chủ tịch

2

TS. Phan Thị Minh Châu

Phản biện 1


3

PGS.TS. Hoàng Đức

Phản biện 2

4

TS. Lê Quang Hùng

Ủy viên

5

TS. Phạm Phi Yên

Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

GS.TS. Võ Thanh Thu


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 30 tháng 5 năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Lê Thanh Quang

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 10/3/1979

Nơi sinh: Long An

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

MSHV:1541820101

I- Tên đề tài:
Phát triển hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh Long An đến năm 2020.
II. Nhiệm vụ và nội dung:
Nhiệm vụ: Sử dụng những kiến thức đã học và thông qua thực tiễn thu thập
thông tin, số liệu, tài liệu để phân tích thực trạng và tìm ra giải pháp phát triển hoạt
động khoa học và công nghệ tỉnh Long An đến năm 2020.
Nội dung luận văn:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động khoa học và công nghệ.
Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh Long An.
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh Long An
đến năm 2020.
III. Ngày giao nhiệm vụ: ngày 24 tháng 9 năm 2016.
IV. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ngày 30 tháng 5 năm 2017.

V. Cán bộ hướng dẫn: TS. NGUYỄN HẢI QUANG.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TS. Nguyễn Hải Quang

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

Lê Thanh Quang


ii

LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi đã luôn nhận được
sự hướng dẫn, giảng dạy chân tình của quý thầy cô giáo, các giảng viên, lãnh đạo
các phòng khoa, Ban giám hiệu trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
Quý thầy cô giảng viên đã nhiệt tình truyền đạt, trao đổi hướng dẫn cho tôi những

kiến thức về lý luận và thực tiễn một cách tận tình và đầy trách nhiệm. Qua đó đã
giúp cho bản thân tôi có thêm được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu để ứng
dụng trong công việc thực tế cũng như nâng cao được chuyên môn nghiệp vụ của
mình. Những tình cảm này tôi luôn trân trọng và ghi nhớ mãi.
Tôi xin chân thành biết ơn sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo Sở Khoa học và
Công nghệ Long An đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để bản thân tôi học tập và hoàn
thành khóa học. Trong quá trình viết luận văn thạc sỹ, tôi đã nhận được sự quan tâm
hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp cơ quan, các anh chị trong nhóm thảo
luận và đặc biệt là sự hướng dẫn trực tiếp, tận tình của TS. Nguyễn Hải Quang.
Sự thành công trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn thạc sỹ là sự
gắn kết với đồng nghiệp và các anh chị học viên lớp cao học 15SQT13. Các anh,
chị đã cùng bản thân tôi trao đổi kinh nghiệm, thảo luận, chia sẻ thông tin, tạo sự
đoàn kết gắn bó trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu các môn học cũng như
hoàn thành luận văn. Một lần nữa tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn trân trọng đến
Ban giám hiệu, viện đào tạo sau đại học, TS. Nguyễn Hải Quang và quý thầy cô
giảng viên trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình, chỉ bảo,
hướng dẫn giúp đỡ tôi thực hiện thành công bản luận văn này.
Tác giả luận văn

Lê Thanh Quang


iii

TÓM TẮT
Khoa học và công nghệ được xem là động lực, là mấu chốt để phát triển kinh tế
- xã hội. Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến phát triển
hoạt động khoa học và công nghệ.
Đề tài “PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TỈNH LONG AN ĐẾN NĂM 2020” được tác giả lựa chọn để nghiên cứu với mong

muốn tìm ra giải pháp phát triển hoạt động khoa học và công nghệ của Long An đến
năm 2020.
Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động khoa
học và công nghệ; Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động khoa học và công
nghệ tỉnh Long An. Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động khoa học và công
nghệ tỉnh Long An đến năm 2020.
Trên cơ sở nghiên cứu những cơ sở lý luận về phát triển hoạt động khoa học và
công nghệ, phân tích thực trạng hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh Long An từ năm
2011 – 2016, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm góp phần phát triển hoạt động khoa
học và công nghệ của tỉnh Long An.
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính là chủ đạo. Dữ liệu sử
dụng trong luận văn chủ yếu là dữ liệu thứ cấp, được thu thập, nghiên cứu tài liệu các
công trình nghiên cứu trước đây, các số liệu của Sở Khoa học và Công nghệ Long An.
Luận văn đã hệ thống được cơ sở lý luận về phát triển hoạt động Khoa học và
Công nghệ trong tổ chức nói chung và Sở Khoa học và Công nghệ nói riêng làm cơ
sở khoa học cho các nội dung tiếp theo.
Từ việc phân tích thực trạng và định hướng phát triển hoạt động Khoa học và
Công nghệ tỉnh Long An, luận văn đã đưa ra 7 nhóm giải pháp để phát triển hoạt
động Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An đến năm 2020. Các giải pháp có ý
nghĩa thực tiễn cho Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An.


iv

ABSTRACT
Science and technology are seen as motives, the key to socio-economic
development. In recent years, the Party and State have paid special attention to the
development of science and technology.
The topic "DEVELOPMENT OF SCIENCE AND TECHNOLOGY OF
LONG AN PROVINCE TO 2020" was selected by the author for research with a

desire to find solutions to develop scientific and technological activities of Long An
to 2020.
The topic consists of three chapters: Chapter 1: Theoretical foundation for
scientific and technological activities; Chapter 2: State of scientific and
technological activities in Long An province; Chapter 3: Solutions for development
of science and technology activities in Long An province up to 2020.
Based on the research on the theoretical basis for development of scientific
and technological activities, the analysis of the current state of scientific and
technological activities in Long An province from 2011 to 2015, the authors
propose solutions to contribute. The development of scientific and technological
activities of Long An province.
This project is used qualitative research methodology as mainstream. The
data used in the dissertation are mainly secondary data, collected, researched
documents of previous studies, data of Department of Science and Technology
Long An.
The dissertation has been the basis for scientific and technological
development in the organization in general and the Department of Science and
Technology in particular as a scientific basis for the next content.
From the analysis of the current situation and development orientation of
Long An province's science and technology, the thesis has put forward 7 groups of
solutions to develop Long An science and technology activities until 2020. The
solutions Practical means for Department of Science and Technology Long An
province.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ ii

TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT .............................................................................................................. iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ viii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...........................................................................................x
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề .........................................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: ...................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ...................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................4
5. Bố cục của luận văn ..........................................................................................4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂNHOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ .............................................................................................................5
1.1 Tổng quan về hoạt động khoa học và công nghệ ...........................................5
1.1.1 Một số khái niệm. ...............................................................................5
1.1.2 Sản phẩm của khoa học và công nghệ...................................................7
1.1.3 Phân loại hoạt động khoa học và công nghệ .........................................7
1.1.4 Vai trò của khoa học và công nghệ .....................................................8
1.2 Các điều kiện cần thiết để phát triển khoa học và công nghệ ........................9
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động KH&CN của một địa phương ...........12
1.3.1 Môi trường vĩ mô (môi trường bên ngoài) .......................................12
1.3.2. Môi trường vi mô (môi trường bên trong) .......................................15
1.3.3 Chính sách phát triển KHCN của Quốc gia ......................................16
1.4 Tóm tắt chương 1..........................................................................................22


vi

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG

NGHỆ TỈNH LONG AN ..........................................................................................23
2.1 Giới thiệu tổng quan về Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An.............23
2.1.1 Vai trò vị trí Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An ...................23
2.1.2 Cơ cấu tổ chức Sở KHCN.................................................................23
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Sở KH&CN .........................................25
2.1.4 Vị trí, vai trò của khoa học và công nghệ của tỉnh ...........................32
2.2. Thực trạng hoạt động Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An ....................33
2.2.1 Tổ chức hoạt động KH&CN và nguồn nhân lực làm công tác
KH&CN của tỉnh .......................................................................................33
2.2.2 Các chính sách KH&CN của tỉnh .....................................................34
2.2.3 Kết quả thực hiện các đề tài, dự án của tỉnh. ....................................35
2.2.4 Kết quả ứng dụng của các đề tài, dự án ............................................43
2.2.5 Hiện trạng các hoạt động dịch vụ KH&CN ......................................48
2.3 Đánh giá chung về hoạt động KHCN tỉnh Long An ....................................53
2.3.1.Những thành tựu ( điểm mạnh) về phát triển KH&CN của tỉnh Long
An ...............................................................................................................53
2.3.2 Những hạn chế (điểm yếu) trong phát triển KH&CN của tỉnh Long
An ...............................................................................................................56
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn chủ yếu đối với phát
triển KH&CN tỉnh Long An ......................................................................58
2.4 Tóm tắc chương 2 .........................................................................................59
Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ TỈNH LONG AN ĐẾN NĂM 2020..............................................................61
3.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khoa học và công nghệ của
tỉnh Long An .........................................................................................................61
3.1.2 Chiến lược phát triển KH&CN của tỉnh ...........................................66
3.1.3 Nhận diện cơ hội và thách thức ........................................................68
3.2 Phân tích SWOT ...........................................................................................69
3.3 Nội dung giải pháp phát triển hoạt động KH&CN tỉnh Long An đến năm
2020. ......................................................................................................................70



vii

3.3.1 Giải pháp về đổi mới cơ chế đầu tư, tài chính cho KH&CN. ...........71
3.3.1.1 Cơ sở đề xuất giải pháp ........................................................71
3.3.1.2 Nội dung thực hiện ................................................................71
3.3.2 Giải pháp về cơ chế quản lý và cơ chế hoạt động KH&CN .............74
3.3.2.1 Cơ sở đề xuất giải pháp ........................................................74
3.3.2.2 Nội dung thực hiện ................................................................74
3.3.3 Giải pháp về nhân lực KH&CN ........................................................76
3.3.3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp ........................................................76
3.3.3.2 Nội dung giải pháp ................................................................76
3.3.4 Giải pháp về tổ chức KH&CN ..........................................................77
3.3.4.1 Cơ sở đề xuất giải pháp ........................................................77
3.3.4.2 Nội dung thực hiện ................................................................77
3.3.5 Giải pháp về cơ sở hạ tầng kỹ thuật ..................................................80
3.3.5.1 Cơ sở đề xuất giải pháp ........................................................80
3.3.5.2 Nội dung thực hiện ................................................................80
3.3.6 Giải pháp về phát triển thị trường KH&CN .....................................81
3.3.6.1 Cơ sở đề xuất giải pháp ........................................................81
3.3.6.2 Nội dung thực hiện ................................................................82
3.3.7 Giải pháp về hợp tác trong nước và quốc tế .....................................83
3.3.7.1 Cơ sở đề xuất giải pháp ........................................................83
3.3.7.2 Nội dung thực hiện ................................................................83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................85
1. KẾT LUẬN ....................................................................................................85
2. KIẾN NGHỊ ....................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................89



viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1

APO

Tổ chức Năng suất Châu Á

2

BOT

Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao

3

BT

Hợp đồng xây dựng - chuyển giao

4

CBCC

Cán bộ công chức

5


CNH-HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

6

CNTT

Công nghệ thông tin

7

DN

Doanh nghiệp

8

GRDP

Tổng sản phẩm trên địa bàn

9

KH

Khoa học

10

KH&CN


Khoa học và Công nghệ

11

KT-HT

Kinh tế và Hạ tầng

12

KT-XH

Kinh tế - xã hội

13

KTTĐPN

Kinh tế trọng điểm phía nam

14

HTX

Hợp tác xã

15

NC&PT


Nghiên cứu và phát triển

16

NTM

Nông thôn mới

17

PPP

Mô hình hợp tác công - tư

18

PTĐ

Phương tiện đo

19

TFP

Các yếu tố tổng hợp

20

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

21

UBND

Ủy Ban nhân dân


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước tỉnh Long An giai đoạn 2011-2015......36
Bảng 2.2: Đề tài/dự án cấp tỉnh phân theo các lĩnh vực, giai đoạn 2011-2015 ........37
Bảng 2.3 Phân bổ vốn từ nguồn ĐTPTcho KH&CN địa phương theo năm……….43
Bảng 2.4: Đánh giá của DN về trình độ công nghệ 10 ngành tỉnh Long An. ...........47
Bảng 2.5: Đóng góp của các nhân tố tới tăng trưởng GRDP tỉnh Long An giai đoạn
2011-2015. ................................................................................................................53
Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Long Angiai đoạn 2011-2015 ...............61
Bảng 3.2: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. .......................................... 69


x

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Sở KH&CN Long An…... ………………...………24


1


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Việc đánh giá và đề ra giải pháp phát triển hoạt động khoa học và công nghệ
(KH&CN) đối với một tỉnh có ý nghĩa rất quan trọng trong định hướng đảm bảo
một trong các nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), đặc biệt
trong bối cảnh nền kinh tế tri thức hiện nay. Giải pháp tổng thể phát triển hoạt động
khoa học và công nghệ tỉnh Long An đến năm 2020 thật sự cần thiết và có ý nghĩa
lớn trong việc phát triển KT-XH của tỉnh.
Hiện tại, tỉnh Long An chưa có chiến lược tổng thể phát triển KH&CN (hiện
tại tỉnh Long An mới có Kế hoạch số 1528/KH-UBND ngày 16/5/2014 của UBND
tỉnh về việc thực hiện chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đến
năm 2020, tằm nhìn 2030). Để tạo ra một sản phẩm thực sự có đủ “hàm lượng khoa
học”, kết quả nghiên cứu, ứng dụng có chất lượng giúp đổi mới, nâng cao chất
lượng và hiệu quả hoạt động KH&CN các ngành, các cấp; đáp ứng các yêu cầu
nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế tỉnh
Long An thì vai trò của việc đề ra giải pháp phát triển hoạt động khoa học và công
nghệ đến năm 2020 là rất cần thiết.
Nghiên cứu này sẽ đi sâu vào việc thu thập các thông tin dữ liệu và phân tích
thực trạng làm căn cứ đánh giá thực trạng phát triển và nhu cầu ứng dụng khoa học
công nghệ vào trong sản xuất và công tác quản lý trên địa bàn tỉnh; đồng thời, đề ra
giải pháp phát triển hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh Long An đến năm 2020.
Long An là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nằm ở vị trí cửa ngõ
giữa các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh, một trong
những trung tâm lớn, năng động của cả nước về phát triển kinh tế - xã hội; Long An
có nhiều lợi thế trong việc hợp tác phát triển các mặt kinh tế- xã hội và có nhiều cơ
hội tiếp cận, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống.
Trong những năm qua, tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Long An đã đạt được
nhiều thành tựu quan trọng. Cơ cấu kinh tế của địa phương chuyển dịch theo hướng
tích cực; hệ thống hạ tầng được quan tâm đầu tư; các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo



2

dục,... có những chuyển biến tích cực; chương trình xây dựng nông thôn mới được
triển khai hiệu quả; đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong tỉnh không
ngừng được nâng lên. Trong đó hoạt động KH&CN cũng đạt được những thành
công nhất định, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
của tỉnh. Song kinh tế- xã hội tỉnh Long An phát triển vẫn chưa vững chắc, chất
lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh chưa cao, nhiều nguồn lực quan trọng và những
yếu tố thuận lợi, thế mạnh của tỉnh chưa được khai thác, sử dụng có hiệu quả,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ
còn chậm. Các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học và công nghệ cao và các
dịch vụ tư vấn, chuyển giao công nghệ,… chưa phát triển. Lợi thế cạnh tranh của
nhiều đặc sản, sản phẩm của tỉnh đang có chiều hướng giảm dần; chưa thật sự gắn
kết chặt chẽ với vùng trong phát triển kinh tế. Long An vẫn chưa có chiến lược phát
triển ngành KH&CN, phát triển KH&CN vẫn chưa có sự thống nhất theo một định
hướng chiến lược chung dẫn đến tình trạng đầu tư cho KH&CN còn dàn trải; vì vậy
đưa ra giải pháp phát triển hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh Long An đến năm
2020 là rất cần thiết.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
- Mục tiêu tổng quát: Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động khoa
học và công nghệ tỉnh Long An đến năm 2020. Phát triển mạnh mẽ KH&CN, làm
cho KH&CN thực sự là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất
hiện đại, kinh tế tri thức. Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động
KH&CN các ngành, các cấp nhằm tạo ra kết quả nghiên cứu, ứng dụng có chất
lượng, tiếp cận trình độ công nghệ tiên tiến trong vùng, khu vực và quốc tế; đáp ứng
các yêu cầu nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền
kinh tế; bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển bền vững và
đưa tỉnh Long An cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm

2020.
- Mục tiêu cụ thể:


3

Tập trung thực hiện đồng bộ 3 nhiệm vụ: (1) tục đổi mới cơ bản và toàn diện
về tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động KH&CN phù hợp với quy định của
Luật KH&CN năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành; (2) tiếp tục tăng cường
tiềm lực KH&CN theo hướng tập trung nghiên cứu ứng dụng ở lĩnh vực ưu tiên:
nông dân – nông nghiệp – nông thôn và 2 mũi nhọn đột phá là hạ tầng KH&CN cho
công nghệ thông tin, công nghệ sinh học; (3) đào tạo, phát triển, thu hút và sử dụng
nhân lực KH&CN là động lực then chốt phát triển bền vững KH&CN, góp phần
tích cực vào sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH của tỉnh, xứng tầm với một địa
phương trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN).
Phấn đấu đến năm 2020, đóng góp của KH&CN thông qua năng suất các yếu
tố tổng hợp (TFP) khoảng 40-45% cho tăng trưởng kinh tế, giá trị sản phẩm công
nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt 45% trong tổng giá trị sản xuất
công nghệ.
Đến năm 2020, Tổng mức đầu tư xã hội cho KH&CN đạt trên 5% Tổng sản
phẩm trên địa bàn (GRDP). Tăng đầu tư Nhà nước cho KH&CN bảo đảm 5% tổng
chi ngân sách nhà nước hàng năm. Trong đó, tỷ lệ đầu tư đổi mới công nghệ, thiết
bị đạt 15-20%.
Số lượng đề tài nghiên cứu khoa học sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh
vực khoa học tự nhiên được công bố, áp dụng trên 50%. Số lượng sáng chế đăng ký
bảo hộ tăng bình quân từ 10-15%/năm.
Hình thành, phát triển tối thiểu 15 tổ chức, doanh nghiệp KH&CN có cơ sở
vật chất, kỹ thật tiên tiến, hiện đại; có năng lực nghiên cứu, ứng dụng các thành tự
KH&CN để giải quyết những vấn đề bức xúc của tỉnh.
Nâng cao tỷ lệ đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp: số lượng doanh

nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng bình quân từ 15-20%/năm. Xây dựng
thêm 4–5 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hình thành ít nhất 1
khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hình thành 4– 5 vùng chuyên canh ứng
dụng công nghệ cao. Phấn đấu đến năm 2020, nâng giá trị sản phẩm công nghệ cao


4

và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt từ 40 đến 45% giá trị sản xuất công
nghiệp của Tỉnh.
Phấn đấu có ít nhất 02 sản phẩm nằm trong danh mục sản phẩm quốc gia;
Xây dựng và phát triển thương hiệu cho ít nhất 50 sản phẩm; Hỗ trợ xác lập quyền
sở hữu công nghiệp cho 700–800 đối tượng sở hữu công nghiệp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tuợng nghiên cứu: Phát triển hoạt động Khoa học và Công nghệ tỉnh
Long An đến năm 2020.
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An.
- Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung phân tích, đánh giá các số liệu báo cáo từ
năm 2011 – 2016, nhằm đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động KH&CN đến
năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Thu thập và phân tích số liệu phục vụ cho việc đề xuất giải pháp phát triển
hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh Long An đến năm 2020 tập trung vào các
ngành: nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, xây dựng, giao thông vận tải, y tế,
giáo dục, tài nguyên môi trường; các lĩnh vực: khoa học xã hội nhân văn, khoa học
tự nhiên, khoa học nông nghiệp, khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học y dược;
các hoạt động KH&CN: tiêu chuẩn-đo lường-chất lượng, chuyển giao công nghệ,
năng suất chất lượng, sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ, dịch vụ KH&CN; đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực KH&CN địa phương.
5. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 08 bảng biểu, 01 hình vẽ và được tổ chức thành 3 chương sau đây:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động khoa học và công nghệ.
Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh Long
An.
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh Long
An đến năm 2020.


5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂNHOẠT ĐỘNG
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
1.1 Tổng quan về hoạt động khoa học và công nghệ
1.1.1 Một số khái niệm.
- Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của
sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.
- Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc
không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.
- Hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên
cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ
khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát
triển khoa học và công nghệ.
- Phát triển hoạt động khoa học và công nghệ: là hoạt động phát huy và triển
khai những nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng
dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ nhằm tạo ra những sản phẩm mới,
những ứng dụng mới phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội.
- Nghiên cứu khoa học là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất,
quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm
ứng dụng vào thực tiễn.

- Nghiên cứu cơ bản là hoạt động nghiên cứu nhằm khám phá bản chất, quy
luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.
- Nghiên cứu ứng dụng là hoạt động nghiên cứu vận dụng kết quả nghiên cứu
khoa học nhằm tạo ra công nghệ mới, đổi mới công nghệ phục vụ lợi ích của con
người và xã hội.
- Phát triển công nghệ là hoạt động sử dụng kết quả nghiên cứu cơ bản,
nghiên cứu ứng dụng, thông qua việc triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm
để hoàn thiện công nghệ hiện có, tạo ra công nghệ mới.
- Triển khai thực nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học
và phát triển công nghệ để tạo ra sản phẩm công nghệ mới ở dạng mẫu.


6

- Sản xuất thử nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả triển khai thực nghiệm
để sản xuất thử nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào
sản xuất và đời sống.
- Dịch vụ khoa học và công nghệ là hoạt động phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho
việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hoạt động liên quan đến sở hữu
trí tuệ, chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng
sản phẩm, hàng hóa, an toàn bức xạ, hạt nhân và năng lượng nguyên tử; dịch vụ về
thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng thành tựu khoa học và
công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
- Tổ chức khoa học và công nghệ là tổ chức có chức năng chủ yếu là nghiên
cứu khoa học, nghiên cứu triển khai và phát triển công nghệ, hoạt động dịch vụ
khoa học và công nghệ, được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của
pháp luật.
- Cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là người thực hiện hoạt động
khoa học và công nghệ.
- Nhiệm vụ khoa học và công nghệ là những vấn đề khoa học và công nghệ

cần được giải quyết để đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, bảo
đảm quốc phòng, an ninh, phát triển khoa học và công nghệ.
- Đặt hàng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ là việc bên đặt hàng đưa
ra yêu cầu về sản phẩm khoa học và công nghệ, cung cấp kinh phí để tổ chức, cá nhân
hoạt động khoa học và công nghệ tạo ra sản phẩm khoa học và công nghệ thông qua
hợp đồng.
- Kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển khoa học và công nghệ là cơ sở vật chất kỹ thuật của tổ chức khoa học và công nghệ; hệ thống chuẩn đo lường, phòng thí
nghiệm trọng điểm; khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cơ
sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ; hạ tầng
thông tin, thống kê khoa học và công nghệ.
- Đổi mới sáng tạo là việc tạo ra, ứng dụng thành tựu, giải pháp kỹ thuật, công
nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng


7

suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa.
1.1.2 Sản phẩm của khoa học và công nghệ
Sản phẩm của khoa học và công nghệ là kết quả của các hoạt động nghiên cứu
khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công
nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, các sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm
phát triển khoa học và công nghệ.
Sản phẩm của khoa học và công nghệ rất phong phú và đa dạng bao trùm các
hoạt động kinh tế xả hội hằng ngày, các sản phẩm này được phân thành 03 loại (Phân
loại lĩnh vực nghiên cứu Khoa học và Công nghệ; Phân loại dạng hoạt động Khoa học
và Công nghệ; Phân loại mục tiêu kinh tế - xã hội của hoạt động Khoa học và Công
nghệ).
Sản phẩm của khoa học và công nghệ của tỉnh được đo lường thông qua các
Hội đồng khoa học và công nghệ các cấp (cấp huyện, cấp tỉnh) và quá trình ứng dụng
ngoài thực tế để từ đó giúp cho các đơn vị chủ quản việc nghiên cứu sẽ chuyển giao các

kết quả nghiên cứu này cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu.
1.1.3 Phân loại hoạt động khoa học và công nghệ
Theo Quyết định số 12/2008/QĐ-BKHCN ngày 04/9/2008 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học và Công nghệ về việc ban hành một số bảng phân loại thống kê Khoa học và
Công nghệ và Quyết định số 37/QĐ-BKHCN ngày 14/01/2009 của Bộ Khoa học và
Công nghệ đính chính Quyết định số 12/2008/QĐ-BKHCN thì hoạt động khoa học và
công nghệ được phân thành 03 loại như sau:
- Phân loại lĩnh vực nghiên cứu Khoa học và Công nghệ:
+ Khoa học tự nhiên.
+ Khoa học y, dược.
+ Khoa học nông nghiệp.
+ Khoa học xã hội.
+ Khoa học nhân văn.
- Phân loại dạng hoạt động Khoa học và Công nghệ:
+ Nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng.


8

+ Phát triển công nghệ: Triển khai thực hiện và sản xuất thử nghiệm.
+ Dịch vụ Khoa học và Công nghệ: Dịch vụ thông tin, thư viện, lưu trữ; Dịch vụ
bảo tàn cho KHCN; Dịch vụ dịch thuật, biên tập, xuất bản cho KHCN; Hoạt động điều
tra cơ bản định kỳ, thường xuyên; Thống kê, điều tra xã hội học; Hoạt động TC-ĐLCL, xét nghiệm; Dịch vụ tư vấn; Dịch vụ sở hữu trí tuệ; Hoạt động chuyển giao
KHCN; Dịch vụ KHCN khác.
- Phân loại mục tiêu kinh tế - xã hội của hoạt động Khoa học và Công nghệ:
+ Thăm dò, nghiên cứu và khai thác trái đất, khí quyển.
+ Phát triển cơ sở hạ tầng và quy hoạch sử dụng đất.
+ Phát triển sản xuất và công nghệ nông nghiệp.
+ Phát triển sản xuất và công nghệ công nghiệp.
+ Phát triển, phân phối và sử dụng hợp lý năng.

+ Phát triển y tế và bảo vệ sức khỏe con người.
+ Phát triển giáo dực đào tạo.
+ Phát triển và bảo vệ môi trường.
+ Phát triển xã hội và dịch vụ.
+ Thăm dò, nghiên cứu và khai thác vũ trụ.
+ Nghiên cứu do các trường đại học cấp kinh phí.
+ Nghiên cứu không định hướng ứng dụng.
+ Nghiên cứu dân sự khác.
+ Đảm bảo an ninh quốc phòng.
1.1.4 Vai trò của khoa học và công nghệ
Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ đã thực sự thúc đẩy
sự gia tăng của cải vật chất, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng ngày càng cao của con người.
Khoa học và công nghệ đã trực tiếp tác động nâng cao năng suất lao động,
giảm nhẹ cường độ lao động, giảm chi phí, giá thành sản xuất, giảm rõ rệt tỷ lệ tiêu
hao vật chất, tăng tỷ lệ chất xám trong cấu tạo sản phẩm,… Nhiều sản phẩm mới ra


9

đời phong phú, đa dạng, đa năng, mẫu mã đẹp, kích thước nhỏ nhẹ hơn. Chu kỳ sản
xuất cũng được rút ngắn đáng kể.
Khoa học và công nghệ luôn được xác định giữ vai trò then chốt trong công
cuộc đổi mới của nước ta, đặc biệt là trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Một nền công nghiệp phát triển luôn dựa trên một nền khoa học và công
nghệ tiên tiến và ngược lại, công nghiệp phát triển sẽ tạo điều kiện cho khoa học và
công nghệ phát triển…
Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt từ khi tiến hành
công cuộc đổi mới toàn diện, Đảng và Nhà nước đã sớm có các định hướng và chỉ
đạo đúng đắn về vị trí, vai trò của khoa học và công nghệ đối với phát triển kinh tế

xã hội nói chung và đối với tiến trình phát triển ngành Công nghiệp nói riêng. Triển
khai chủ trương trên, cùng với việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, tiềm lực
KH&CN đã được tăng cường, nhiều thành tựu KH&CN được ứng dụng rộng rãi
trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, y tế, thông tin, xây dựng... Hệ thống
tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được tiếp tục hoàn thiện; hoạt động xúc
tiến hỗ trợ tìm kiếm, trao đổi, chuyển giao công nghệ được đẩy mạnh. Các quỹ phát
triển KH&CN quốc gia, quỹ đổi mới công nghệ quốc gia được thành lập và hoạt
động, phát huy hiệu quả. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và thông tin KH&CN có bước phát
triển vượt bậc. Hoạt động kết nối cung cầu được tăng cường, bước đầu hình thành
một số mô hình gắn kết giữa viện, trường với doanh nghiệp trong hoạt động
KH&CN.
1.2 Các điều kiện cần thiết để phát triển khoa học và công nghệ
- Thể chế: Thể chế là tập hợp những quy tắc chính thức, các quy định không
chính thức hay những nhận thức chung có tác động kìm hãm, định hướng hoặc chi
phối sự tương tác của các chủ thể chính trị với nhau trong những lĩnh vực nhất định.
Các thể chế được tạo ra và đảm bảo thực hiện bởi cả nhà nước và các tác nhân phi
nhà nước (như các tổ chức nghề nghiệp hoặc các cơ quan kiểm định). Các quy tắc
chi phối sự tương tác giữa các cá nhân hay tổ chức có thể mang tính chính thức
hoặc không chính thức. Các quy tắc chính thức bao gồm hiến pháp, các bộ luật, điều


10

luật, hiến chương, văn bản dưới luật… Trong khi đó các quy tắc không chính thức
có vai trò mở rộng, chi tiết hóa hoặc chỉnh sửa các quy tắc chính thức và điều chỉnh
hành vi của các chủ thể thông qua các chuẩn tắc xã hội (truyền thống, tập quán,
những điều cấm kỵ…) hay các quy tắc ửng xử nội bộ. Vai trò của các thể chế thể
hiện ở chỗ chúng tạo nên một khuôn khổ mà ở đó hành động của các chủ thể trở nên
dễ đoán trước hơn, cho phép các chủ thể thiết lập các kỳ vọng và giảm thiểu các rủi
ro trong quá trình tương tác với nhau.

- Cơ chế chính sách: Cơ chế chính sách KH&CN là những chủ trương của
Đảng, Nhà nước được cụ thể hóa thành các Nghị quyết, Luật, Nghị định, Thông tư
và các văn bản hướng dẫn nhằm cụ thể hóa các văn bản nêu trên. Đặc biệt hiện nay
khi nói đến cơ chế chính sách thì có hai loại là cơ chế chính sách của Trung ương và
cơ chế chính sách của địa phương.
- Môi trường: Môi trường bao gồm Môi trường vĩ mô và môi trường vi mô.
Trong đó Môi trường vĩ mô chính là các yếu tố khách quan, có ảnh hưởng đến
hoạt động KHCN của tỉnh, bao gồm cả các yếu tố có tác động tích cực và tiêu cực.
Có thể nói, phân tích các yếu tố môi trường vĩ mô chính là phân tích cơ hội và
nguy cơ của hoạt động KH&CN. Các yếu tố môi trường vĩ mô: bao gồm các yếu
tố về chính sách như: kinh tế, chính trị - pháp luật, văn hóa – xã hội, dân số, tự
nhiên và công nghệ. Môi trường vi mô là môi trường bao gồm các nhân tố tồn tại
chặt chẽ với cơ quan, doanh nghiệp và ảnh hưởng đến khả năng phục vụ khách
hàng của cơ quan, doanh nghiệp đó. Môi trường vi mô bao gồm 6 nhân tố: Bản
thân cơ quan/doanh nghiệp, các nhà cung ứng, các thành phần trung gian, đối thủ
cạnh tranh và cộng đồng.
- Nguồn nhân lực: Đầu tư cho nhân lực khoa học và công nghệ là đầu tư cho
phát triển bền vững, trực tiếp nâng tầm trí tuệ và sức mạnh của dân tộc. Đảng và
Nhà nước có chính sách phát triển, phát huy và trọng dụng đội ngũ cán bộ khoa học
và công nghệ. Nguồn nhân lực bao gồm các nhà quản trị các cấp và người thừa
hành trong cơ quan, tổ chức. Phân tích nguồn nhân lực nhằm giúp cho cơ quan, tổ
chức đánh giá kịp thời các điểm mạnh và điểm yếu của các thành viên trong tổ


11

chức, trong từng bộ phận chức năng so với yêu cầu công việc để từ đó có kế hoạch
tuyển dụng, đãi ngộ, sắp xếp, đào tạo và sử dụng hợp lý các nguồn lực, giúp cơ
quan, tổ chức đảm bảo sự thành công của các chiến lược đề ra.
- Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức của một cơ quan hoạt động KH&CN bao

gồm toàn bộ hoạt động của bộ máy từ Lãnh đạo cao nhất đến tới tất cả nhân viên
trong tổ chức đó và các tổ chức, cá nhân trong các đơn vị phối hợp thực hiện hoạt
động KH&CN. Sự phân công, sắp xếp cán bộ giữa các bộ phận đúng theo sở
trường, năng lực chuyên môn sẽ quyết định đến sự thành công của đơn vị trong việc
thực hiện nhiệm vụ được cấp trên giao.
- Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng là những cơ sở vật chất được nhà nước đầu tư
nhằm thúc đẩy sự phát triển cho các ngành, các lĩnh vực theo định hướng chung của
Nhà nước. Cơ sở hạ tầng cho phát triển khoa học và công nghệ như hệ thống điện,
giao thông, nguồn nước, sự quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ
phục vụ cho phát triển KH&CN.
- Kết quả hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN:
+ Phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là
một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ
Tổ quốc; là một nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong
hoạt động của các ngành, các cấp. Sự lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý của Nhà
nước và tài năng, tâm huyết của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đóng vai trò
quyết định thành công của sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ.
+ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ về tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế
hoạt động, công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển khoa học và công
nghệ; phương thức đầu tư, cơ chế tài chính, chính sách cán bộ, cơ chế tự chủ của
các tổ chức khoa học và công nghệ phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa.
+ Ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học và
công nghệ. Nhà nước có trách nhiệm đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế
tham gia phát triển hạ tầng, nâng cao đồng bộ tiềm lực khoa học xã hội và nhân văn,


×