Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố biên hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 159 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------

LAI QUỐC HƯNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG
THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 05 năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------

LAI QUỐC HƯNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG
THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ BIÊN HÒA


LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN XUÂN HƯNG

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 05 năm 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

LAI QUỐC HƯNG


ii

LỜI CÁM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài này, tác giả đã nhận được nhiều sự giúp đỡ
của các thầy cô giáo và bạn bè. Xin được bày tỏ sự trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc
đối với sự giúp đỡ này. Đặc biệt xin bày tỏ lòng cảm ơn đến sự hướng dẫn và giúp đỡ
tận tình của PGS.TS. Nguyễn Xuân Hưng. Mặc dù là những kiến thức mới mẻ đối với
tác giả nhưng qua quá trình hướng dẫn của cô đã giúp tác giả thực sự có thể nhận thức

được nhiều kiến thức hơn.
Để đạt được những kết quả trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện luận văn,
ngoài nỗ lực của bản thân thì trước tiên tác giả xin trân trọng gửi lời tri ân, sự kính
trọng và biết ơn tới cô đã truyền đạt, hướng dẫn và giúp đỡ tận tình cho tác giả hình
thành ý tưởng, nắm chắc các nội dung cần nghiên cứu từ cơ sở lý luận tới thực tiễn.
Cuối cùng, mặc dù đã cố gắng và được sự hướng dẫn tận tình của cô, nhưng do
thời gian, điều kiện và khả năng nghiên cứu còn giới hạn nên tác giả không tránh khỏi
những sai sót nhất định. Kính mong quý thầy cô, bạn bè quan tâm giúp đỡ và đóng góp
ý kiến để tác giả hoàn thiện hơn nữa luận văn của mình.
Trân trọng ./.
Ngày 31 tháng 03 năm 2017

Tác giả


iii

TÓM TẮT
Đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trong môi trường ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn Thành
phố Biên Hòa” được thực hiện nhằm:
(1) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trong môi trường ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn
Thành phố Biên Hòa.
(2) Đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến chất lượng thông tin kế toán
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong môi trường ứng dụng công nghệ thông tin trên
địa bàn Thành phố Biên Hòa.
(3) Kết luận và đề xuất các giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng thông tin
kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong môi trường ứng dụng công nghệ thông
tin trên địa bàn Thành phố Biên Hòa.

Phương pháp này được thực hiện bằng cách thu nhập số liệu thông qua bảng
câu hỏi khảo sát soạn sẵn với cỡ mẫu là 300 công ty trên địa bàn Thành phố Biên Hòa
. Thang đo được đánh giá thông qua phân tích Cronbach’s Anpha và phân tích nhân tố
để kiểm tra độ tin cậy. Các giả thuyết nghiên cứu được kiểm định thông qua phương
pháp phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính bội để đánh giá mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố đến chất lượng thông tin kế toán.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xác định được 6 yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng thông tin kế toán là (1) Hành vi quản trị lợi nhuận, (2) Hổ trợ từ phía nhà quản
trị, (3) chất lượng phần mềm kế toán, (4) Hệ thống kiểm soát nội bộ, (5) Năng lực
nhân viên kế toán, (6) Cơ sở hạ tầng hệ thống.
Từ kết quả nghiên cứu đề tài đã đưa ra các kết luận và gợi ý nâng cao chất
lượng thông tin kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong môi trường ứng dụng
công nghệ thông tin trên địa bàn Thành phố Biên Hòa.


iv

ABSTRACT
The topic “Factors affecting the quality of accounting information of small and
medium enterprises in the environment of information technology application in
Bien Hoa city ” is implemented to:
- Identify the factors affecting the quality of accounting information in the
environment of information technology application in Bien Hoa city.
- Measuring the impact of factors on the quality of accounting information of
small and medium enterprises in Bien Hoa city.
- Conclusions and recommendations on appropriate solutions to improve the
quality of accounting information in Bien Hoa City.
This method was implemented by collecting data through a survey
questionnaire with sample size of 300 companies in Bien Hoa City. Scales are
evaluated through Cronbach's Anpha analysis and factor analysis for reliability testing.

Research hypotheses are tested through multiple correlation and linear regression
methods to assess the impact of factors on the quality of accounting information.
The results of the study identified 6 factors affecting the quality of accounting
information: (1) profit management behavior, (2) management support, (3) quality
Accounting software, (4) internal control system, (5) accounting staff capacity (6)
system infrastructure.
Based on the results of the study, the conclusions and suggestions to improve the
quality of accounting information of small and medium enterprises in the environment
of applying information


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................. ii
ABSTRACT .................................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ ix
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU .......................................................................x
DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................................ xi
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu: .................................................................................................3
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nhiên cứu: ..........................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: ................................................................4
7. Cấu trúc đề tài ..........................................................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................................6
1.1. Các nghiên cứu liên quan đến đánh giá chất lượng thông tin kế toán theo các

thuộc tính chất lượng....................................................................................................6
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về đánh giá chất lượng thông tin kế toán theo các
thuộc tính chất lượng: ...............................................................................................6
1.1.2. Các thuộc tính đánh giá chất lượng thông tin kế toán từ các tổ chức nghề
nghiệp........................................................................................................................7
1.1.3. Các thuộc tính chất lượng thông tin từ phía quy định của Nhà nước. ..........10
1.1.4. Đánh giá chất lượng thông tin kế toán từ phía các nhà nghiên cứu độc lập. 13
1.2. Các Nghiên cứu trước liên quan đến nhân tố tác động đến chất lượng thông tin
kế toán ........................................................................................................................15
1.2.1. Nghiên cứu nước ngoài .................................................................................15
1.2.2. Nghiên cứu trong nước .................................................................................18
1.2.3.Nhận xét xu hướng phát triển của nghiên cứu về các nhân tố tác động đến
chất lương thông tin kế toán ...................................................................................20


vi
1.2.4. Các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin kế toán được đề xuất trong đề
tài. ...........................................................................................................................21
1.3. Khe hỏng nghiên cứu ..........................................................................................25
1.4. Nhận xét: .............................................................................................................26
KẾT LUẬN CHƯƠNG I: ..........................................................................................29
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..............................................................................30
2.1 Khái quát chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa .....................................................30
2.1.1 Khái niệm Doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................................30
2.1.2 Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam ............................30
2.1.3 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam ..................................31
2.1.4 Vai trò của DNNVV trong nền kinh tế Việt Nam .........................................32
2.1.5. Đặc điểm DNNVV ảnh hưởng đến chất lượng thông ti kế toán ..................34
2.2. Khả năng đầu tư công nghệ thông tin đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa .....34
2.3. Tác động của việc ứng dụng công nghệ thông tin ảnh hưởng tới chất lượng

thông tin kế toán .........................................................................................................35
2.3.1. Ảnh hưởng của công nghệ thông tin tới hệ thống thông tin kế toán ............35
2.3.2. Ảnh hưởng CNTT tới chất lượng thông tin kế toán .....................................37
2.4. Chất lượng thông tin kế toán. ..............................................................................38
2.4.1 Chất lượng: ....................................................................................................38
2.4.2. Chất lượng thông tin .....................................................................................39
2.4.3 Chất lượng thông tin kế toán .........................................................................40
2.5. Các lý thuyết nền và vận dụng cho nghiên cứu này............................................41
2.5.1. Lý thuyết đại diện .........................................................................................41
2.5.2. Lý thuyết thông tin........................................................................................44
2.5.3. Lý thuyết sự khuếch tán kỹ thuật(Technology Diffusion Theory) ...............45
2.5.4.Lý thuyết ngẫu nhiên(Contingency theory of Organizations) .......................47
2.5.5. Quan điểm quản trị chất lượng toàn diện (Total Quality ManagementTQM) ......................................................................................................................47
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2: .........................................................................................49
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................50
3.1. Phương pháp nghiên cứu: ...................................................................................50
3.1.1 Phương pháp chung .......................................................................................51


vii
3.1.2 Phương pháp cụ thể. ......................................................................................51
3.2. Nội dung nghiên cứu. ..........................................................................................51
3.2.1. Quy trình nghiên cứu định lượng..................................................................51
3.2.2. Nội dung nghiên cứu định lượng. .................................................................53
3.2.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng ............................................................53
3.2.4. Xây dựng thang đo........................................................................................54
3.2.5. Chọn mẫu nghiên cứu ...................................................................................61
3.2.6. Thiết kế bảng câu hỏi. ...................................................................................62
3.2.7. Thu thập số liệu ............................................................................................63
3.2.8. Đánh giá độ tin cậy của thang đo..................................................................63

3.2.9. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu..................................................................65
3.2.10. Các giả thuyết nghiên cứu cần kiểm định:..................................................65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...........................................................................................67
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................68
4.1. Thực trạng chất lượng thông tin kế toán ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa ..........68
4.1.1 Thực trạng các doanh nghiệp .........................................................................68
4.1.2. Kết quả thống kê tại các doanh nghiệp .........................................................68
4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo Cronbach’s alpha ...........................................70
4.2.1. Nội dung đánh giá Cronbach’s alpha............................................................70
4.2.2. Thực hiện đánh giá Cronbach’s alpha: .........................................................72
4.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Chất lượng thông tin kế toán ......................77
4.3.1. Mục đích phương pháp phân tích .................................................................77
4.3.2. Phân tích khám phá EFA cho biến độc lập ...................................................77
4.3.3. Phân tích khám phá EFA cho biến phụ thuộc Chất lượng thông tin kế toán80
4.4. Phân tích hồi quy.................................................................................................81
4.4.1. Phương trình hồi quy tuyến tính ...................................................................81
4.4.2.Phương trình hồi quy: ....................................................................................83
4.4.3. Kiểm định các giả thiết cần thiết trong mô hình phân tích hồi quy..............83
4.4.4. Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy bội ..................................................85
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4...........................................................................................90
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................91
5.1. Kết luận ...............................................................................................................91


viii
5.2. Hoàn thiện các nhân tố. .......................................................................................92
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ..............................................................98
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5.........................................................................................100
KẾT LUẬN CHUNG ..................................................................................................101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................102



ix

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ý NGHĨA

Viết tắt
AIS

Accounting Information Systems (Hệ thống thông thông tin kế toán)

ERP

Enterprise Resource Planning (Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp)

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

DV

Dịch vụ

TM

Thương mại

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

XNK

Xuất nhập khẩu

OLAP

online analytical processing

HTKSNB

Hệ thống kiểm soát nội bộ

CLTTKT

Chất lượng thông tin kế toán

DN

Doanh nghiệp

KT

Kế toán


x

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

Bảng

Nội dung

Trang

Bảng 1.1

Tổng hợp danh sách các nhân tố tác động đến CLTTKT

36

Bảng 1.2

Danh sách các nhân tố được đề xuất

37

Bảng 3.1

Các nhân tố tác động đến CLTTKT

65

Bảng 3.2

Bảng mô tả thang đo Chất lượng thông tin kế toán

66


Bảng 3.3

Bảng mô tả các nhân tố tác động đến CLTTKT

69

Bảng 3.4

Bảng mô tả các nhân tố tác động đến CLTTKT

70

Bảng 4.1

Thống kê ngành nghề của các doanh nghiệp

76

Bảng 4.2

Thống kê các doanh nghiệp nhỏ và vừa

77

Bảng 4.3

Thống kê hoạt động máy tính của các doanh nghiệp

77


Bảng 4.4

Thống kê mức độ ứng dụng CNTT phục vụ công tác kế toán

77

Bảng 4.5

Thống kê hệ thống mạng tại các doanh nghiệp

78

Bảng 4.6

Kết quả độ tin cậy thang đo biến “hành vi quản trị lợi nhuận”

80

Bảng 4.7

Kết quả độ tin cậy thang đo biến “hỗ trợ từ phía nhà quản trị”

80

Bảng 4.8

Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Chât lượng phần mềm kế toán”

81


Bảng 4.9

Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Hệ thống kiểm soát nội bộ”

82

Bảng4.10

Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Năng lực nhân viên kế toán”

82

Bảng 4.11 Kết quả độ tin cậy thang đo biến Cơ sở hạ tầng

83

Bảng 4.12 Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Chất lượng thông tin kế toán”

84

Bảng 4.13 Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần

86

Bảng 4.14 Bảng phương sai trích

86

Bảng 4.15 Ma trận xoay


87

Bảng 4.16 Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần

88

Bảng 4.17 Phương sai trích

88

Bảng 4.18 Kiểm tra độ phù hợp của mô hình

89

Bảng 4.19 Bảng phân tích ANOVA

90

Bảng 4.20 Bảng kết quả hồi quy

92

Bảng 4.21 Kết quả chạy Durbin-Watson

93

Bảng 4.22 Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết

97



xi

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình

Nội dung

Trang

Hình 2.1

Mô hình nghiên cứu đề xuất

24

Hình 3.1

Sơ đồ quy trình các bước nghiên cứu định lượng

50

Hình 3.2

Mô hình các hân tố ảnh hưởng đến CLTTKT

55

Hình 3.3


Sơ đồ quy trình thu thập và chuẩn bị dữ liệu

57

Hình 4.1

Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy

80

Hình 4.2

Đồ thị P_P Plot của phần dư_đã chuẩn hóa

81

Hình 4.3

Đồ thị Histogram của phần dư đã chuẩn hóa

82


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chất lượng thông tin là mối bận tâm hàng đầu của phần lớn các tổ chức
(Mouzhi Ge, 2009). Thông tin kế toán, mô tả vấn đề tài chính doanh nghiệp, là kết quả
của hệ thống thông tin kế toán. Nó được cung cấp cho nhà quản lý các cấp trong doanh
nghiệp, hội đồng quản trị và người sử dụng bên ngoài doanh nghiệp để họ ra quyết

định phù hợp (Nguyễn,2012). Chất lượng thông tin kế toán là vấn đề cực kỳ quan
trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và hiệu quả quyết định của người sử
dụng thông tin (Nguyễn, 2012). Chất lượng thông tin do kế toán cung cấp được coi
như là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đảm bảo sự an toàn và khả năng
mang lại hiệu quả cho các quyết định kinh doanh (Nguyễn, 2014). Chất lượng thông
tin kế toán, dĩ nhiên là cần thiết để các nhà đầu tư tạo ra một thị trường hiệu quả
(Kieso & ctg, 2007).
Thực tế trong những năm gần đây, có nhiều gian lận trong báo cáo tài chính ví
dụ: trên thế giới sự kiện Enron đã gây nhiều thiệt hại (ít nhất 5 tỷ USD) cho các công
ty tín dụng, bảo hiểm, năng lượng, ngân hàng do đã đầu tư hoặc kinh doanh với Enron.
Ngoài Enron còn các công ty lớn khác như Lucent, Tyco, Woldcom (Genk.vn,
2012),…cũng gây thiệt hại không ít về tài chính cho các công ty trên thế giới. Tại Việt
Nam, báo cáo tài chính không đảm bảo chất lượng đã làm cho lòng tin của nhà đầu tư
cũng như hình ảnh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Sau khi gian lận báo cáo tài
chính bị phát hiện, cổ phiếu của các công ty Bông Bạch Tuyết, đồ hộp Hạ Long đã bị
đình chỉ giao dịch trên thị trường chứng khoán trong một khoản thời gian nhất định.
Xem xét về vai trò và thực trạng của chất lượng thông tin trong các doanh
nghiệp, tác giả kết luận rằng vấn đề chất lượng thông tin kế toán hiện diện rộng khắp
các tổ chức và là một trong những nhân tố quyết định sự sống còn của các tổ chức
trong nền kinh tế tri thức hiện nay. Nguyễn (2014) trong một nghiên cứu khảo sát về
chất lượng thông tin kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam cho thấy Chất lượng thông
tin kế toán vẫn còn khá nhiều hạn chế thể hiện ở việc tổ chức thông tin kế toán chưa
được thực hiện có tính hệ thống, nội dung lạc hậu, trùng lắp, các phương pháp kỹ thuật
vận dụng rất đơn giản, chưa chú ý đến khai thác các phương tiện, kỹ thuật xử lý thông
tin hiện đại, chưa tạo được sự kết nối, tính ổn định, báo cáo kế toán phục vụ quản lý
chưa đầy đủ, nội dung còn đơn giản, mang tính rời rạc, chưa có sự thống nhất, phân


2
tích sâu sắc về tình hình kinh doanh cho các công ty, vì vậy, thông tin do các báo cáo

kế toán mang lại cho nhà quản lý còn hạn chế. Không khó để nhận thấy ở nhiều doanh
nghiệp niêm yết, để làm đẹp những số liệu trên báo cáo tài chính, kế toán đã dùng
nhiều thủ thuật kế toán để chế biến số liệu (An Hà, 2012).
Với sự phát triển của Thành phố Biên Hòa thì yêu cầu về chất lượng thông tin kế
toán rất cần thiết. Tính đến nay, Thành phố Biên Hòa có khoảng 32.000 doanh nghiệp
đăng ký thành lập. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đăng ký thành lập theo hướng
đa ngành nghề nhưng tập trung phần lớn vào nhóm ngành thương mại - dịch vụ (73%),
công nghiệp – xây dựng (24%), còn lại là các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành nông
lâm ngư nghiệp, khai khoáng (3%). Các DNNVV đóng góp đáng kể vào tổng đầu tư
toàn xã hội, tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo,
bảo đảm an sinh xã hội….. đóng góp cho ngân sách tỉnh tăng dần qua các năm (Phụ
lục 6).
Từ tầm quan trọng của vấn đề như trên, từ chỗ số lượng nghiên cứu về vấn đề
này chưa nhiều, nó là vấn đề mới, vì thế tác giả chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng
đến chất lượng thông tin kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong môi trường
ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn Thành phố Biên Hòa”
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu tông quát: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông
tin kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong môi trường ứng dụng công nghệ
thông tin trên địa bàn Thành phố Biên Hòa
Mục tiêu cụ thể: Các mục tiêu cụ thể bao gồm
(1) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trong môi trường ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn
Thành phố Biên Hòa.
(2) Đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến chất lượng thông tin kế toán
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong môi trường ứng dụng công nghệ thông tin trên
địa bàn Thành phố Biên Hòa.
(3) Kết luận và đề xuất các giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng thông tin
kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong môi trường ứng dụng công nghệ thông
tin trên địa bàn Thành phố Biên Hòa.



3
3. Câu hỏi nghiên cứu:
Để đảm bảo thực hiện các mục tiêu nêu trên, nghiên cứu tập trung trả lời 03 câu
hỏi như sau:
(1) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trong môi trường ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn
Thành phố Biên Hòa như thế nào?.
(2) Đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến chất lượng thông tin kế toán
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong môi trường ứng dụng công nghệ thông tin trên
địa bàn Thành phố Biên Hòa như thế nào?
(3) Kết luận và đề xuất các giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng thông tin
kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong môi trường ứng dụng công nghệ thông
tin trên địa bàn Thành phố Biên Hòa như thế nào?
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nhiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố tác động đến chất lượng thông
tin kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
-Phạm vi nghiên cứu: Không gian nghiên cứu là các doanh nghiệp vứa và nhỏ
trên địa bàn Thành phố Biên Hòa.
- Thời gian nghiên cứu: Dữ liệu nghiên cứu khảo sát được tiên hành trong năm
2016.
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1.Nguồn dữ liệu nghiên cứu
- Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài: Các tài liệu, giáo trình có liên quan đến
nội dung nghiên cứu của đề tài như: các giáo trình về phân tích, thống kê về hoạt động
kinh doanh…
- Các nghiên cứu của tác giả khác: Các đề tài nghiên cứu khoa học; Bài báo đăng
trên tạp chí, luận văn, nghiên cứu trước,…có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu

Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp trong đó
có sự kết hợp giữa nghiên cứu định lượng và định tính:
- Phương pháp định lượng: Tác giả sử dụng công cụ thống kê với sự hỗ trợ từ
phần mềm Excel và phần mềm SPSS 18.0 để xây dựng mô hình hồi quy và kiểm định
sự ảnh hưởng của các nhân tố đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh


4
nghiệp nhỏ và vừa được sử dụng trong nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng được tiến
hành bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi
thu về sẽ được phân tích thông qua phần mềm SPSS18 kết hợp một số phương pháp
như phân tích thống kê mô tả, phân tích độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá và
phân tích hồi quy tuyến tính.
- Phương pháp định tính: Được tác giả sử dụng để thống kê, so sánh kết quả
nghiên cứu với các kết quả nghiên cứu liên quan, cũng như đề xuất một số khuyến
nghị phù hợp nhằm nâng cao chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng
công nghệ thông tin của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Biên
Hòa.
Nghiên cứu sẽ thực hiện thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau:
Các kết quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu trước đây đã được công bố
trong các tạp chí khoa học trong và ngoài nước. Tác giả sẽ thu thập , đánh giá, so sánh
và đối chiếu để kế thừa làm nền tảng xây dựng nên mô hình nghiên cứu ban đầu.
Thông tin sơ cấp có được từ khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố
Biên Hòa, tác giả sẽ sử dụng bảng câu hỏi để tìm ra các nhân tố tác động đến chất
lượng thông tin kế toán.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
6.1. Ý nghĩa khoa học:
Những kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung và hệ thống hóa
những vấn đề mang tính lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế
toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đây sẽ là tài liệu tham khảo cho công tác

nghiên cứu những vấn đề tương tự đối với các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
thông tin kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn nêu lên được thực trạng về chất lượng thông tin kế toán trong các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành Phố Biên Hòa. Đề tài đã xây dựng được
thang đo, đã kiểm định sự phù hợp cũng như độ tin cậy của các nhân tố tác động đến
chất lượng thông tin kế toán trên địa bàn Thành phố Biên Hòa và xác định được ảnh
hưởng của các nhân tố đến chất lượng thông tin kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và
vừa trên địa bàn Thành Phố Biên Hòa. Từ đó giúp các doanh nghiệp có những chính
sách và phương pháp phù hợp để nâng cao chất lượng thông tin kế toán.


5
Bên cạnh đó luận văn đã nêu lên được vai trò và tầm quan trọng của chất lượng
thông tin kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa với những giải pháp và kiến nghị
cụ thể phù hợp với tình hình thực tế.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và phụ lục, đề tài có kết cấu bao gồm 5 chương
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kiến nghị


6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Trong chương này trình bày sơ lược các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu,
phân tích đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong nước và ngoài

nước liên quan đến đề tài, nhận xét về các nghiên cứu. Từ đó, chỉ ra những vấn đề mà
đề tài sẽ tập trung nghiên cứu, giải quyết. Tác giả trình bày 2 phần: (1) Các Nghiên
cứu trong và ngoài nước liên quan đến chất lượng thông tin kế toán theo thuộc tính
chất lượng, (2) Các nghiên cứu của các tác giả trong nước và ngoài nước nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán
1.1. Các nghiên cứu liên quan đến đánh giá chất lượng thông tin kế toán theo các
thuộc tính chất lượng.
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về đánh giá chất lượng thông tin kế toán theo
các thuộc tính chất lượng:
Công bố của AAA báo cáo vào năm 1966 về nền tảng lý thuyết của kế toán- A
statement of Basic Accounting Theory (Paul E. Fertig, 1967) nhằm thiết lập những
điều cơ bản của lý thuyết kế toán. AAA cho rằng tính Hữu ích (Usefulness), được xác
định bởi người sử dụng là tiêu chí để đánh giá bao quát thông tin (AAA, 1966). AAA
(1966) cũng khuyến cáo rằng tính Thích hợp (Relevance), tính Có thể xác minh được
(Verifiability), Không sai lệch (Freedom from bias) và Khả năng xác định số
lượng(Quantifiability) được xem như là những tiêu chuẩn để đảm bảo thông tin kế
toán hữu ích. Như vậy, trong những năm 1960, sự Hữu ích của thông tin kế toán được
xem là tiếp cận đầu tiên của nền tảng lý thuyết về chất lượng thông tin kế toán. Công
bố của AAA vào năm 1966 đã được ca ngợi là một bước khởi điểm cho những nghiên
cứu hướng về chất lượng thông tin kế toán sau này. Tuy nhiên công bố này vẫn còn
nhiều hạn chế vì không cung cấp một danh sách đầy đủ các thuộc tính cần thiết có liên
quan đến tính Hữu ích của thông tin kế toán (Snavely, 1967).
Công bố chi tiết của FASB về những thuộc tính cụ thể vào năm 1980 nhằm đảm
bảo tính Hữu ích của thông tin kế toán (FASB, 1980). Về phía IASC, tổ chức này cũng
ban hành khuôn mẫu trình bày các thuộc tính chất lượng thông tin kế toánvào năm
1989 và khuôn mẫu này được chỉnh sửa vào năm 2001 (IASB, 2001) khi tổ chức này
được thay thế bởi IASB vào cùng thời điểm trên. Nghiên cứu về tính Hữu ích của
thông tin BCTC tiếp tục được phát triển bởi FASB và IASB theo thỏa thuận Norwalk



7
được ký kết giữa hai tổ chức này vào năm 2002 bằng sự ban hành các thuộc tính về
CLTT BCTC vào các năm 2006 và 2010. Theo (Laughlin, 2007), tính Hữu ích của
thông tin kế toán vẫn tiếp tục là một chủ đề được đề cập và là một nội dung được nhấn
mạnh trong các công bố của FASB và IASB về khuôn mẫu khái niệm của mình. Bên
cạnh các tổ chức nghề nghiệp, các thuộc tính chất lượng thông tin kế toán cũng được
đề cập từ phía các cơ quan Nhà Nước như Luật Thương Mại Pháp (Code de
Commerce); Tổng hoạch đồ Kế toán Pháp (PCG); Luật Kế toán Việt Nam (Quốc Hội
2003, 2015),… Các thuộc tính về chất lượng thông tin kế toán được ban hành bởi các
tổ chức nghề nghiệp và các cơ quan Nhà Nước đã tạo một nền tảng vững chắc về cơ sở
lý thuyết cho các nghiên cứu cơ bản có liên quan đến đánh giá, đo lường
1.1.2. Các thuộc tính đánh giá chất lượng thông tin kế toán từ các tổ chức
nghề nghiệp.
Quan điểm hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa kỳ FASB: Theo quan
điểm của FASB, chất lượng của thông tin trên báo cáo tài chính được chia làm 2 nhóm
đặc điểm bao gồm: (1) Đặc điểm cơ bản gồm thích hợp và đáng tin cậy; và (2) nhóm
các đặc điểm thứ yếu là nhất quán và có thể so sánh được. FASB cũng đưa ra các hạn
chế của chất lượng thông tin là vấn đề: cân nhắc chi phí – hiệu quả; trọng yếu và thận
trọng.
- Thích hợp:Thông tin kế toán thích hợp là thông tin giúp người ra quyết định (người
sử dụng) có thể thay đổi quyết định của mình. Nó phải bao gồm:
- Có giá trị dự đoán hay đánh giá: Thông qua việc dự đoán hay đánh giá lại các dự
đoán trong quá khứ, người ra quyết định có thể thay đổi các tiên đoán trước đó và do
đó có thể thay đổi quyết định của mình.
- Kịp thời:Kịp thời là một đặc tính hỗ trợ cho tính thích hợp của thôngtin. Kịp thời
được hiểu là thông tin phải sẵn sàng cho người quyếtđịnh trước khi thông tin này bị
mấtkhả năng ảnh hưởng tới việc raquyết định.
-Đáng tin cậy:Thông tin kế toán đáng tin cậy là thông tin trình bày trung thực, không
có sai sót hoặc thiên lệch và trong phạm vi có khả năng kiểm chứng.
- Trình bày trung thực: Việc đánh giá để tạo thông tin và việc diễn đạt thông tin kế

toán phải phù hợp với nghiệp vụ hoặc sự kiện muốn trình bày.
- Có thể kiểm chứng: Có thể kiểm chứng là khả năng đồng thuận giữanhững người
đánh giá có đủ năng lực và độc lập để đảm bảo thông tintài chính phù hợp với với


8
nghiệp vụ hoặc sự kiện muốn trình bàyhoặc phương pháp đánh giá tạo thông tin không
có sai sót hoặc thiênlệch.
- Trung lập hay khách quan: Yêu cầu thông tin phải khách quan, không được thiên
lệch để tạo ra một kết quả đã định trước hay chịu ảnhhưởng của một tác động cá biệt
nào đó nhằm tô vẽ hình ảnh thông tinđể tác động lên quyết định theo một hướng đặc
biệt nào đó.
- So sánh được:So sánh được là yêu cầu thông tin giúp người sử dụngcó thể nhận thấy
sự khác biệt và tương tự giữa hai hiện tượng kinh tế.Các hiện tượng giống nhau phải
được phản ánh giống nhau; các hiệntượng khác nhau phải được phản ánh khác nhau.
-Nhất quán:đòi hỏi sự thống nhất giữa các kỳ báo cáo thông qua việckhông thay đổi
thủ tục và chính sách kế toán. Khi cần áp dụng phươngpháp kế toán mới, để đảm bảo
khả năng so sánh được thì thông tin cầncó thêm phần thuyết minh giải trình thích hợp.
Các đặc điểm chất lượng trong nhiều tình huống không thể thực hiện đầy đủ. FASB
đưa ra các hạn chế liên quan tới chất lượng thông tin, bao gồm:
- Quan hệ chi phí– lợi ích: Lợi ích có được từ việc sử dụng thông tin cần được xem xét
trong mối quan hệ với chi phí để cung cấp thông tin đó. Quan hệ lợi ích và chi phí là
giới hạn có ảnh hưởng rộng tới chất lượng thông tin.
- Trọng yếu:Trọng yếu là tầm quan trọng của việc bỏ sót hay trình bày sai thông tin mà
trong một hoàn cảnh nhất định nào đó, sự sai sót này ảnh hưởngtới việc xét đoán làm
thay đổi quyết định của người sử dụng thông tin đó.
- Thận trọng:Là phản ứng thận trọng với các tình huống chưa rõ ràng để đảm bảo các
tình huống chưa rõ ràng và các rủi ro tiềm tàng được xem xét mợt cách đầy đủ.
Quan điểm hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế IASB: Theo quan điểm của
IASB, các đặc điểm chất lượng của thông tin trên báo cáo tài chính gồm: có thể hiểu

được, thích hợp, đáng tin cậy và có thể so sánh được. IASBcũng đưa ra các hạn chế
của chất lượng thông tin là cân đối giữa lợi ích- chi phí; sựkịp thời và sự cân đối giữa
các đặc điểm chất lượng.
- Có thể hiểu được:Người sử dụng phải hiểu được báo cáo tài chính thì thôngtin mới
hữu ích. Người sử dụng báo cáo tài chính được giả thiết là có một kiến thứcnhất định
về kinh tế, kinh doanh và kế toán cũng như phải có thiện chí và nỗ lực đọcbáo cáo tài
chính. Tuy nhiên thông tin về một vấn đề phức tạp nhưng cần thiết choviệc ra quyết


9
định thì không được loại trừ ra khỏi báo cáo tài chính dù nó khó hiểuđối vớimột số đối
tượng sử dụng báo cáo tài chính.
- Thích hợp:Thông tin được coi là thích hợp khi nó giúp người đọc đánh giá
quákhứ,hiện tại (tính xác nhận), tương lai (tính dự đoán) hoặc xác nhận hay điềuchỉnh
các đánhgiá trước đây. Tính thích hợp chịu ảnh hưởng của nội dung vàtính trọng yếu
thông tin.
-Đáng tin cậy:Đáng tin cậy là đặc điểm chất lượng yêu cầu:
+ Phản ánh trung thực các sự kiện hay nghiệp vụ cần trình bày
+ Thông tin cần xem trọng nội dung hơn là hình thức, nghĩa là phải trình bày
phù hợp với bản chất kinh tế chứ không chỉ căn cứ và hình thức pháp lý.
+ Thông tin phải trung lập, khách quan.
+ Thận trọng. Khi thực hiện một sự xét đoán hay ước tính trong điều kiện chưa
rõ ràng phải đảm bảo sao cho tài sản và thu nhập không bị thổi phồng, nợ phải trả
không bị giấu bớt.
+Thông tin phải đầy đủ trong phạm vi của trọng yếu và chi phí. Một sự bỏsót có
thể làm thông tin bị hiểu lầm hay sai lệch và do đó sẽ ảnh hưởng đến tính đáng tin cậy.
- Có thể so sánh được:Muốn thông tin so sánh được cần sử dụng nhất quán
phươngpháp và thủ tục kế toán qua các kỳ. Việc thuyết minh là cần thiết trong trường
hợp doanhnghiệp thay đổi chính sách kế toán hoặc theo yêu cầu của chuẩn mực.
IASB cũng đưa ra các hạn chế liên quan tới các đặc tính chất lượng thông tin.

Nó bao gồm:
- Sự kịp thời:Thông tin được báo cáo chận trễ sẽ mất đi tính thích hợp nhưng ngược lại
việc cung cấp thông tin đáng tin cậy phải có thời gian. Vì vậy cần phải cân đối giữa
yêu cầu kịp thời và tính đáng tin cậy của thông tin.
- Cân đối giữa lợi ích và chi phí: Lợi ích tmang lại từ thông tin cần cân đối với chi phí
để cung cấp chúng.
Quan điểm hội tụ IASB- FASB: Dự án hội tụ IASB và FASB được tiến hành
năm 2004 đã xác định hai đặc điểmchất lượng cơ bản, bốn đặc điểm chất lượng bổ
sung và hai hạn chế.
Đặc điểm chất lượng cơ bản:
-Thích hợp: Thông tin thích hợp là thông tin giúp người sử dụng có thể thayđổi quyết
định thông qua việc giúp họ:


10
+ Cung cấp đầu vào cho quá trình dự đoán triển vọng tương lai, Xác nhận hoặc
điều chỉnh các đánh giá trước đó.
+Trình bày trung thực. Thông tin trên báo cáo tài chính phải trung thực vềcác
hiện tượng kinh tế muốn trình bày. Cụ thể:
+Đầy đủ: Nghĩa là phải bao gồm mọi thông tin cần thiết để trình bàytrung thực
mọi hiện tượng kinh tế muốn trình bày.
+Trung lập. Nghĩa là không bị sai lệch một cách có chủ đích để đạt mộtkết quả
dự định trước hoặc ảnh hưởng lên quyết định theo một hướngđặc biệt nào đó.
+ Không có sai lệch trọng yếu
Các đặc điểm chất lượng bổ sung:
-Có thể so sánh:Là yêu cầu thông tin phải giúp người sử dụng có thể nhậnthất sự khác
biệt và tương tự giữa hai hiện tượng kinh tế. Muốn vậy, phảisử dụng nhất quán
phương pháp và thủ tục kế toán qua các kỳ và trongcùng kỳ.
-Có thể kiểm chứng: Là thông tin đạt được mức đồng thuận giữa các ngườisử dụng có
kiến thức và độc lập về các mặt:

+ Thông tin trình bày trung thực về hiện tượng kinh tế muốntrình bày mà không
có sai sót hay thiên lệch trọng yếu.
+ Các phương pháp ghi nhận hay đánh giá đã chọn không có saisót hay thiên
lệch một cách trọng yếu.
-Tính kịp thời: Thông tin có được cho người ra quyết định trước khi nó mấtkhả năng
ảnh hưởng với quyết định
-Có thể hiểu được: Liên quan tới việc, phân loại, diễn giải và trình bày mộtcách rõ
ràng và súc tích.
Các hạn chế hay giới hạn của chất lượng thông tin:
-Trọng yếu:Thông tin nếu có sai sót hoặc trình bày sai nếu ảnh hưởng tớiquyết định
của người ra quyết định thì sẽ được coi là thông tin trọng yếu.Trọng yếu được xem
làgiới hạn vì nó ảnh hưởng tới tất cả các đặc điểmchất lượng thông tin.
-Chi phí: Lợi ích của báo cáo tài chính phải biện minh được cho các chi phícủa việc
lập báo cáo tài chính trên cả hai phương diện định lượng và định
1.1.3. Các thuộc tính chất lượng thông tin từ phía quy định của Nhà nước.
Quan điểm chuẩn mực kế toán Pháp: Tại Pháp, CLTT BCTC được đề cập
trong Luật Thương mại (Code de Commerce) và tổng hoạch đồ kế toán Pháp (PCG).


11
Luật Thương mại Pháp nêu rõ các BCTC hàng năm phải mang tính Hợp thức, Trung
thực và Cung cấp một hình ảnh đúng sự thật về tình hình tài sản, tình hình tài chính và
kết quả hoạt động của DN (Odile Barbe và ctg, 2008). PCG cũng quy định ba thuộc
tính chi phối đến CLTT BCTC nêu trên và nhấn mạnh thuộc tính Cung cấp hình ảnh
đúng sự thật (Odile Barbe và ctg, 2008) và yêu cầu KT phải tuân thủ những quy tắc,
thủ tục đã được ban hành với sự trung thực nhằm cung cấp cho người sử dụng những
thông tin được xem là có thể ảnh hưởng đến việc đánh giá và ra quyết định của người
sử dụng (Odile Barbe và ctg, 2008).
- Hợp thức: Có thể hiểu được, Có khả năng so sánh
- Trung thực: Khách quan, Kiểm chứng, Đầy đủ, Thận trọng.

- Hình ảnh trung thực: Thích hợp.
Quan điểm chuẩn mực kế toán Việt Nam: Theo chuẩn mực kế toán Việt nam,
chất lượng thông tin được trình bày ở nội dung các yêu cầu cơ bản đối với kế toán”,
bao gồm: (Bộ tài chính, 2002)
- Trung thực:Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ
sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội
dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Khách quan: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng
với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo.
- Đầy đủ: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan tới kỳ kế toánphải
đượcghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót.
- Kịp thời: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời,
đúnghoặc trước thời hạn qui định, không được chậm trễ.
- Dễ hiểu: Các thông tin và số liệu kết toán trình bày trong báo cáo tài chính phải
rõràng, dễ hiểu đối với người sử dụng. Thông tin về những vấn đề phức tạp trong báo
cáo tài chính phải được giải trình trong phần thuyết minh.
- Có thể so sánh: Các thông tin và số liệu kế toán cần được tính toán và trình bày nhất
quán. Trường hợp không nhất quán thì phải giải trình trong phần thuyết minh để người
sử dụng báo cáo tài chính có thể so sánh và đánh giá.
Theo tiêu chuẩn của COBIT: Trong môi trường ứng dụng công nghệ thông
tin, chất lượng thông tin kế toán trước hết cần đáp ứng yêu cầu chất lượng thông tin
trong môi trường ứng dụng công nghệ thông tin. Theo quan điểm của kiểm soát công


12
nghệ thông tin (CNTT), chất lượng thông tin đề cập tới các khía cạnh liên quan tới nội
dung thông tin chẳng hạn như vấn đề về tin cậy của thông tin hay vấn đề gian lận
thông tin, an toàn thông tin, sẵn sàng của thông tin. Theo định nghĩa của CobiT, chất
lượng thông tin được đánh giáqua 7 tiêu chuẩn như sau (IT Governance Institute,
2006)

- Hữu hiệu: Thông tin được coi là hữu hiệu nếu phù hợp với yêu cầu xử lý kinh
doanh của người sử dụng; đáp ứng kịp thời, chính xác trong tính toán số học, nhất
quán phương pháp tính toán theo những phương pháp kế toán đã chọn lựa và hữu ích
cho việc ra quyết định kinh tế theo đúng các phương pháp kế toán lựa chọn. Như vậy
nó đáp ứng việc tuânthủ các qui định, yêu cầu kế toán quản trị, chuẩn mực kế toán tài
chính. Nó đảm bảo chiều bản chất thông tin và bối cảnh sử dụng thông tin.
- Hiệu quả: Là tiêu chuẩn liên quan tới đảm bảo sử dụng các nguồn lực (con người,
thiết bị, cơ sở hạ tầng, phần mềm v.v..) trong quá trình thu thập, xử lý, tạo thông tin
nhằm đảm bảo hiệu quả và kinh tế nhất.
- Bảo mật: Đảm bảo thông tin được bảo vệ nhằm tránh việc truy cập (xem, sửa,
thêmvào, hủy) hay công bố sử dụng không được phép. Nó đảm bảo an toàn cho thông
tin. Đây là tiêu chuẩn liên quan tới chất lượng dịch vụ cung cấp thông tin.
- Toàn vẹn: Là tiêu chuẩn liên quan tới tính chính xác và đầy đủ cũng nhưhợp lệ của
thông tin phù hợp với nghiệp vụ kinh tế nhằm đảm bảo các dữ liệu lưu trữ trong cơ sở
dữ liệu chính xác và tin cậy được. Nó được đánh giá qua 2 nội dung: một là đảm bảo
các thông tin đúng, đủ, không bị trùng lắp tại các điểm phát sinh dữ liệu; hai là không
bị làm khác biệt trên qui trình khai thác. Điều này đảm bảo thông tin được tạo ra từ
những dữ liệu phù hợp với nhau và không bị sửa chữa trong cơ sở dữ liệu. Ví dụ ở bất
cứ phân hệ nào thì tên hay mã khách hàng đều giống nhau để có thể thực hiện các hoạt
động xử lý, khai thác thông tin giống nhau.
- Sẵn sàng: Đây là đặc tính thể hiện thông tin sẵn sàng đáp ứng phục vụ cho xử lý
kinh doanh hiện tại và tương lai. Như vậy để sẵn sàng thông tin cung cấp, nó đòi hỏi
tính an toàn của các nguồn lực cần thiết liên quan. Đây là tiêu chuẩn liên quan chiều
chất lượng dịch vụ cung cấp thông tin.
- Tuân thủ: Đây là tiêu chuẩn yêu cầu thông tin phải phù hợp luật pháp công, chính
sách hoặc các tiêu chuẩn xử lý kinh doanh.


×