Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

THUYẾT TRÌNH SLIDE KFC Marketing THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.48 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP NHÓM
MÔN:

MARKETING THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Đề tài: Tác động của văn hóa trong ăn uống của người Việt tới sự phát triển
của sản phẩm thức ăn nhanh. Trường hợp của KFC

Nhóm
Thành viên

: 02
: Nguyễn Thị Quỳnh Anh
Hoàng Thị Chi
Hồ Thị Ngọc Mai
Bùi Thị Nhung
Trần Thị Như Quỳnh

Lớp TC số
Chuyên ngành

: (116)_1
: Thương mại quốc tế 55

1


HÀ NỘI, 2016

MỤC LỤC



I. TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ VĂN HÓA TỚI SẢN PHẨM THỨC ĂN
NHANH Ở THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
1) Văn hóa ăn uống của người Việt
2) Sản phẩm thức ăn nhanh dưới góc nhìn người Việt
II. CÂU CHUYỆN KFC GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG ĐỒ ĂN NHANH
VIỆT NAM
1) Giới thiệu chung về KFC
Quá trình phát triển của KFC:
Triết lý kinh doanh của KFC:
Sản phẩm KFC
2) Sự thay đổi của KFC khi vào Việt Nam
III. KẾT QUẢ VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA KFC TRONG
TƯƠNG LAI
1) Kết quả của KFC sau khi thâm nhập vào Việt Nam
2) Xu hướng phát triển của KFC trong tương lai
2.1. Chiến lược sản phẩm
2.2. Chiến lược giá cả, xúc tiến thương mại

2


LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của người dân càng trở nên hối
hả, vì thế việc sử dụng thời gian sao cho hợp lí với công việc hàng ngày của
mình là rất cần thiết. Việc phân bổ quỹ thời gian cho các hoạt động hàng
ngày bao gồm rất nhiều việc, trong đó phải kể đến bữa ăn của con người.
Ngoài việc phải được ăn ngon, có đủ chất để đảm bảo sức khỏe thì còn đòi
hỏi tiết kiệm thời gian. Việc này góp phần thúc đẩy sự ra đời và phát triển
của sản phẩm thức ăn nhanh (fastfood) trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, kể

từ khi cửa hàng thức ăn nhanh đầu tiên xuất hiện tại TP.HCM năm 1994
(Chicken Texas trên đường Nguyễn Trãi, Quận 1), đến nay đã xuất hiện
những chuỗi cửa hàng fastfood theo các phong cách Âu, Mỹ, Á pha trộn với
thói quen ẩm thực của người Việt Nam. Vậy trước sự mới lạ của "fastfood”,
người Việt cùng những thói quen ẩm thực từ bao đời nay có ảnh hưởng như
thế nào tới hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đồ ăn nhanh này? Để hiểu rõ
hơn về vấn đề này, nhóm chúng em xin trình bày đề tài “Tác động của yếu tố
văn hóa tới phát triển sản phẩm thức ăn nhanh ở Việt Nam trong trường hợp
của KFC” để làm rõ hơn nhưng ảnh hưởng tác động của yếu tố văn hóa tới
tiêu dùng thực phẩm ăn nhanh tại Việt Nam.

NỘI DUNG
3


I.

TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ VĂN HÓA TỚI SẢN PHẨM

THỨC ĂN NHANH Ở THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
1)

Văn hóa ăn uống của người Việt

Như chúng ta đã biết, nước ta là một nước nông nghiệp từ ngàn xưa,
cùng với sự trải dài của dải đất hình chữ “S”, chia nước ta làm ba miền riêng
biệt: Bắc, Trung, Nam. Chính sự khác biệt về địa lý, trải qua nhiều thời kì
lịch sử đã hình thành những nét văn hóa, phong tục, thói quen ăn uống khác
nhau của từng vùng trên lãnh thổ hình chữ “S”.
Món ăn của người miền Bắc thường không đậm các vị cay, béo, ngọt

bằng các vùng khác, thích sự thanh đạm, dùng nhiều rau, và sử dụng các loại
thủy sản nước ngọt dễ kiếm như: tôm, cua, cá, trai, hến,… Món ăn của người
miền Nam, nơi chịu ảnh hưởng của nhiều ẩm thực Trung Quốc, Campuchia,
Thái Lan, có đặc điểm là thường gia thêm đường và nước cốt dừa. Do vậy
trong các món ăn hầu hết sẽ có vị ngọt. Với đồ ăn của người miền Trung thì
tất cả tính chất đặc sắc của nó thể hiện qua hương vị riêng biệt, nhiều món
cay và mặn hơn miền Bắc và miền Nam, màu sắc phối hợp phong phú, rực
rỡ, thiên về màu đỏ và màu nâu sậm.
Theo ý kiến của Tiến sĩ Sử học Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, ông cho
rằng các món ăn của người Việt mang 9 đặc trưng cơ bản:









Tính hòa đồng hay đa dạng
Tính ít mỡ
Tính đậm đà hương vị
Tính tổng hòa nhiều chất, nhiều vị
Tính ngon và lành
Tính cộng đồng hay tính tập thể
Tính dùng đũa
Tính hiếu khách
4





Tính dọn thành mâm

Người Việt với thói quen ăn gia đình, bữa ăn đồng thời là nơi tụ họp
của những thành viên trong gia đình, trong đó bữa sáng là bữa phụ, bữa trưa
và bữa tối là chính. Ngoài ra, chúng ta không thể không nhắc đến một hình
thức ăn uống rất phổ biến mà nó được ưu ái gọi bằng cái tên là văn hóa ăn
“hè phố”. Người dân thích những quán ven đường vì nó rẻ, thuận tiện, dân
dã, đặc biệt là hương vị “rất Việt” của nó.
Khi Việt nam gia nhập WTO, với nền kinh tế thị trường, nhịp điệu
cuộc sống diễn ra nhanh hơn, con người ngày càng trở nên hối hả hơn, bận
rộn hơn với cuộc sống thì họ có xu hướng tìm đến những thực phẩm làm
sẵn. Mặt khác, giới trẻ chịu ảnh hưởng của những bộ phim nước ngoài, với
thị hiếu chuộng lối sống của Tây mà cũng đến với thực phẩm fastfood. Và
không biết từ bao giờ, việc ăn các đồ ăn Tây được hầu hết các bạn trẻ cho là
sành điệu, là “chịu chơi”, là con nhà giàu, những quan điểm tưởng chừng
thật ngớ ngẩn nhưng nó là một trong những tác nhân giúp đồ ăn nhanh phát
triển tại Việt Nam.
2)

Sản phẩm thức ăn nhanh dưới góc nhìn người Việt

Vài năm gần đây, thị trường thức ăn nhanh Việt Nam đặc biệt sôi động
với sự bành trướng của các thương hiệu nhiều năm “chinh chiến” như KFC,
Lotteria, Mc’Donald’s và sự đổ bộ của hàng loạt tên tuổi lớn trên thế giới.
Theo khảo sát của Vinaresearch, với dân số trên 90 triệu người, trong đó trên
65% dưới 35 tuổi, vì vậy có thể nói Việt Nam là mảnh đất màu mỡ cho các
cửa hàng thức ăn nhanh phát triển. Những năm qua, dù tình hình kinh tế khó
khăn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, tăng trưởng nhiều lĩnh vực sụt giảm

nhưng thị trường thức ăn nhanh vẫn tăng trưởng 26%/năm.
5


Ở các nước phương Tây, khi lựa chọn thức ăn nhanh, người ta nghĩ
ngay đến tính tiện lợi, gọn nhẹ, làm sao "lấp đầy dạ dày rỗng" trong thời
gian ngắn nhất, sau đó tiếp tục làm việc, học hành. Còn với nhiều người Việt
Nam, fastfood không chỉ là thức ăn nhanh, mà được hiểu đơn giản giống như
đồ ăn vặt, thức ăn vỉa hè. Vì thế, khi du nhập vào Việt Nam, fastfood nhanh
chóng được đón nhận bởi phù hợp với thói quen dùng thức ăn đường phố,
hàng quán của người dân. Như ta có thể thấy rằng, cuộc sống hiện đại quá
bận rộn nên người dân ngày càng chuộng thức ăn nhanh bởi tính tiện lợi của
nó. Không chỉ ngon, đa dạng về hương vị, các loại thực phẩm dùng nhanh
đều được chế biến rất hấp dẫn, đẹp mắt. Mặt khác mọi người thích đến
những cửa hàng fastfood để có không gian ngồi ăn uống vui vẻ cho nhóm
bạn bè, nhóm đồng nghiệp vào buổi trưa, dịp sinh nhật. Trong khi không ít
bạn trẻ thích mua về ăn liên hoan hoặc đặt hàng qua điện thoại, Internet.
Song bên cạnh đó, nhiều người tìm đến với fastfood chỉ vì tâm lý sính ngoại
và thích đồ lạ hay do sự sang trọng của nơi đến ăn, của thương hiệu nổi tiếng
thế giới. Đến đây dùng bữa, họ cảm thấy "oai hơn, chứng tỏ họ sành điệu
hơn, sang trọng, hợp mốt hơn".
II.

CÂU CHUYỆN KFC GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG ĐỒ ĂN

NHANH VIỆT NAM
1)

Giới thiệu chung về KFC


KFC (Kentucky Fried Chicken, tiếng Việt gọi là gà rán Kentucky) là
nhãn hiệu của loạt cửa hàng thức ăn nhanh nổi tiếng trên thế giới. Đến với
cửa hàng thức ăn nhanh KFC chúng ta có thể thưởng thức các món ăn nhanh
làm từ gà, trong đó nổi tiếng nhất là Gà rán Kentucky do ông Harland
6


Sanders sáng chế. KFC Corporation, trụ sở tại Louisville, Kentucky, là chuỗi
nhà hàng chuyên về gà. Mỗi ngày, hơn 12 triệu khách hàng đuợc phục vụ tại
nhà hàng KFC tại 109 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. KFC là
một phần của Tập đoàn Yum! Brands, công ty lớn nhất trong lĩnh vực kinh
doanh nhà hàng.
Quá trình phát triển của KFC:


Năm 1930, Sanders chế biến gà rán phục vụ cho hành khách

dừng chân ở trạm xăng nơi ông đang làm việc tại Corbin, Bang Kentucky.

Năm 1939, Ông Sanders đưa ra món gà rán với một loại gia vị
mới pha trộn 11 nguyên liệu khác nhau. Ông nói: "Với loại gia vị thứ mười
một đó, tôi đã được dùng miếng gà rán ngon nhất từ trước đến nay".

Năm 1950, Sanders phải bán lại cơ nghiệp ở Corbin, Bang
Kentucky, với số tiền chỉ vừa đủ để đóng thuế. Với $105 USD tiền trợ cấp
xã hội nhận được và tin tưởng vào hương vị món ăn của mình nên tuy đã 65
tuổi, ông vẫn lên đường bán những gói gia vị và cách chế biến gà rán đồng
nhất cho những chủ nhà hàng nằm độc lập trên toàn nước Mỹ.

Năm 1964, John Y. Brown và Jack Massey mua lại nhãn hiệu

Kentucky Fried Chicken với giá 2 triệu USD và mời Sanders làm Đại sứ
Thiện chí. Kentucky Fried Chicken đã có 638 nhà hàng.

Năm 1969, Kentucky Fried Chicken tham gia thị trường chứng
khoán New York, Sanders mua 100 cổ phần đầu tiên.

Năm 1986, Nhãn hiệu Kentucky Fried Chicken được Pepsi Co
mua lại vào ngày 1 tháng 10.

Năm 1991, Ra mắt logo mới, thay thế Kentucky Fried Chicken
bằng KFC.

Năm 1997, Pepsi Co công bố bộ ba nhà hàng thức ăn
nhanhKFC, Taco Bell và Pizza Hut thành Tricon Global Restaurants, hệ
7


thống nhà hàng lớn nhất thế giới với hơn 30,000 KFC, Taco Bell và Pizza
Hut tại hơn 100 vùng quốc gia và lãnh thổ.

Năm 2002, Tricon Global Restaurants, công ty nhà hàng lớn
nhất thế giới mua lại A&W All American Food và Long John Silver's (LJS)
từ Yorkshire Global Restaurants và thành lập YUM! Restaurants
International (YRI).

Năm 2007, KFC tự hào giới thiệu một công thức mới vẫn lưu
giữ gia vị “finger-lickin” công thức cũ của Sanders nhưng chứa thêm Zero
Grams of Trans Fat per có trong loại dầu ăn mới.

Từ năm 2007 đến nay, KFC liên tục có mặt trên các nước trên

thế giới với nhiều món ăn mới. Đặc biệt là Việt Nam.
Triết lý kinh doanh của KFC:
KFC có triết lý kinh doanh là: “To be the leader in western style
quick service restaurants through friendly service, good quality food and
clean atmosphere”: “Trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực phục vụ thức ăn
nhanh theo kiểu Tây phương thông qua dịch vụ thân thiện, thức ăn chất
lượng cao và không gian trong lành, thoáng mát”.
Với mục tiêu trở thàh người dẫn đầu trong lĩnh vực thức ăn nhanh
theo kiểu phương Tây, KFC đã không ngừng nỗ lực để xây dựng một tổ
chức với sự tận tâm vượt trội, luôn mang lại chất lượng trong các sản phẩm
và dịch vụ, cam kết luôn luôn đổi mới đáp ứng nhu cầu không ngừng của
khách hàng.
Sản phẩm KFC
Chủ yếu kinh doanh các món ăn nhanh làm từ gà và món ăn nổi tiếng
nhất là gà rán Kentucky do ông Harland Sanders sáng chế. Ông Sanders đưa
8


ra món gà rán cho thực khách với một loại gia vị mới pha trộn 11 nguyên
liệu khác nhau. Ông nói: "Với loại gia vị thứ mười một đó, tôi đã được dùng
miếng gà rán ngon nhất từ trước đến nay". Từ công thức ban đầu đó, hàng
loạt món gà khác đã ra đời. Các sản phẩm tuy có cùng nguyên liệu là gà
nhưng lại được đa dạng hóa tốt tạo nên nhiều nhóm, loại và món ăn khác
nhau phù hợp với thị hiếu của thực khách. Bên cạnh thành phần chủ đạo là
gà thì còn có thêm bánh mì mềm, súp ngũ quả, nước giải khát…thưởng thức
cùng với gà.


Gà rán truyền thống


Đây là món gà rán Kentucky với công thức của Harland Sanders- là
món ăn được ưa chuộng nhất trong thực đơn của KFC.


Phần ăn combo

Đây là phần ăn đầy đủ, bên cạnh gà rán còn có ham-bơ-gơ hoặc cơm
kèm theo súp ngũ quả và nước giải khát. Đối với phần ăn trẻ em, bên cạnh
những thức ăn, các em còn được tặng những món đồ chơi xinh xắn khi mua
trọn 1 phần.


Thức ăn phụ

Bên cạnh các phần ăn chính, thực khách có thể thưởng thức thêm
thức ăn phụ như: bắp cải trộn, khoai tây chiên, khoai tây nghiền …


Thức ăn nhẹ

Nếu bạn không đủ thời gian ngồi thưởng thức tại quán, hãy thử một
phần hăm-bơ-gơ zinger hoặc snaker gà truyền thống.


Tráng miệng

Sau khi thưởng thức gà rán, thực khách có nhiều sự lựa chọn để tráng
miệng như: kem, bánh trứng, hot pie …



Nước giải khát
9


Có nhiều loại nước giải khát: Pepsi, nước chanh, nước suối …


EZ menu:

Ăn thật no và chẳng lo về giá cả. EZ menu bao gồm các phần ăn chính
và các phần ăn phụ với giá đặc biệt.
2)

Sự thay đổi của KFC khi vào Việt Nam

Vào cuối những năm 1997, cửa hàng thức ăn nhanh đầu tiên của
Kentucky Fried Chicken (KFC) xuất hiện tại Trung tâm Thương mại Sài
Gòn Super Bowl. Ban đầu, KFC đã gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận thị
trường Việt Nam, khi người tiêu dùng còn xa lạ với khái niệm “thức ăn
nhanh” và mùi vị của nó. Do đó KFC liên tục chịu lỗ trong suốt 7 năm liền
kể từ khi có cửa hàng đầu tiên. Số lượng cửa hàng của KFC tăng trưởng rất
chậm và sau 7 năm chỉ có 17 cửa hàng. Sự phát triển chậm này là do hệ
thống phân phối của KFC chủ yếu được mở rộng thông qua hình thức thuê
mặt bằng bán lẻ, tuy nhiên mức phí để mở cửa hàng và thuê mặt bằng rất cao
nên khó để có thêm nhiều cửa hàng. Một dấu chấm hỏi cho sự phát triển của
KFC được đặt ra, làm sao có thể thu hút được nhiều người tiêu dùng hơn,
làm sao để phát triển được hệ thống nhà hàng? Nhưng ngay sau đó, một loạt
các điều kiện thuận lợi đã đến với KFC. Đầu tiên là quyết tâm làm sạch lòng
đường của Chính phủ khiến cho những quán ăn ven đường bị giới hạn khu
vực họat động. Thêm vào đó, những đợt cúm gia cầm trên diện rộng kéo dài

khiến cho người tiêu dùng trở nên e dè và cẩn trọng hơn. Lúc này thương
hiện gà KFC bỗng nổi bật lên như một lựa chọn tối ưu. Không bỏ lỡ cơ hội
quý báu này, cùng với việc đã có một vài năm kinh nghiệm thực tế tại Việt
Nam, phần nào thấu hiểu được tâm lý của người Việt, KFC đã đưa ra và
hoạch định một chiến lược kinh doanh lâu dài tại Việt Nam.
10


Trước hết, KFC cũng xác định chiến lược phân phối rõ ràng, đánh vào
tâm lý chuộng phong cách Tây, chuyên nghiệp trong ăn uống của giới trẻ.
Theo đó, đối tượng khách hàng tiềm năng mà KFC nhắm đến chính là giới
trẻ độ tuổi từ 10 đến 29 tuổi, bởi giới trẻ thì năng động, ưa thích sự nhanh
gọn và tiện lợi, thêm vào đó họ có khả năng tiếp cận cái mới rất nhanh. Một
nửa dân số Việt Nam có độ tuổi dưới 30, nghĩa là giới trẻ sẽ chấp nhận sản
phẩm thức ăn nhanh của KFC nhanh hơn người lớn tuổi. Tuy nhiên, trong
nhóm khách hàng là giới trẻ, KFC Việt Nam đặc biệt hướng sự quan tâm vào
trẻ em thông qua chương trình tiếp thị dành riêng cho nhóm khách hàng
nhiều triển vọng này. Mục tiêu của KFC là muốn thương hiệu KFC trở thành
bạn đồng hành của nhóm khách hàng tiềm năng này ngay từ khi còn nhỏ. Từ
đó, KFC đã mở rộng mạng lưới, chủ yếu nhắm đến các thành phố lớn, nơi
thuận tiện đi lại, tập trung các bạn trẻ nhiều như trung tâm thương mại, siêu
thị, khu vui chơi giải trí…
Thứ hai, Việt Nam là nước có thu nhập đầu người thấp nên đây cũng
là một khó khăn của KFC khi thâm nhập vào thị trường này. Trong những
bước đầu tiên thâm nhập thị trường Việt Nam, KFC đã sử dụng chiến thuật
định giá hợp lý để thâm nhập thị trường một cách thận trọng, sử dụng giá
thấp để thu hút thị phần lớn trước khi các đối thủ đuổi kịp.
Thứ ba, với mục tiêu xây dựng lòng tin nơi khách hàng thông qua chất
lượng, uy tín và an toàn vệ sinh thực phẩm, KFC Việt Nam chỉ chọn những
nhà cung cấp nguyên liệu uy tín và đảm bảo chất lượng. Tất cả nguyên liệu

đều phải có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan chức năng.

11


Bên cạnh những chiến lược về giá và hệ thống phân phối, chiến lược
về sản phẩm cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên thành công của
doanh nghiệp.
Một yếu tố góp phần tạo nên bước ngoặt ngoạn mục của KFC Việt
Nam, phải kể đến chiến lược “Việt hóa fastfood” của họ. Như chúng ta đã
biết, sản phẩm chủ yếu của KFC là Buckets và Twisters, thịt gà Colenel
Crispy Strips… nhưng vào năm 2001, KFC đã tiến hành tung ra sản phẩm
mới “Soul Food”. Khi vào Việt nam, KFC đã thay đổi khẩu vị, kích thước,
mẫu mà cho phù hợp với ẩm thực và thị yếu người Việt Nam. KFC có hẳn
môt đội ngũ chuyên nghiên cứu để phát triển các sản phẩm phù hơp với
người Việt. Hãng thức ăn nhanh này cũng đã tiến hành các cuộc điều tra, thu
thập ý kiến phản hồi của khách hàng từ khắp các vùng miền khác nhau trên
đất nước Việt Nam đối với các sản phẩm gà rán KFC, để đưa ra các sản
phẩm có khẩu vị thích hợp với mỗi vùng miền. Đối với người Bắc, thích sự
thanh đạm vì vậy cần thêm những loại rau nhằm giảm vị béo ngậy của món
gà rán. Hiện tại, KFC đã bổ sung vào thực đơn món bắp cải trộn, salad cầu
vồng, xà lách gà, khoai tây nghiền. Đối với người miền Trung, thích sự bắt
mắt, khẩu vị cay trong món ăn, món ăn được trang trí nhiều màu sắc đồng
thời thêm các gia vị cay như hạt tiêu, ớt… Đối với người miền Nam thích
khẩu vị ngọt thì thêm đường vào món ăn, nước uống đi kèm có thể là nước
sữa dừa… Nhắc đến KFC, người ta nghĩ ngay đến món gà cay hay gà truyền
thống, và đó đã trở thành điểm mạnh nhất của sản phẩm KFC. Tuy nhiên,
dựa trên thói quen ăn uống của người Việt, mà KFC đã xây dựng một menu
phong phú hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh những món ăn truyền
thống như gà rán và humbeger, khi vào Việt Nam KFC đã chế biến thêm một

12


số món ăn để phục vụ những thức ăn phù hợp khẩu vị người Việt: gà giòn
không xương, cơm đùi gà quay tiêu, bắp cải trộn, xà lách gà… Kích thước
của Humbeger cũng thay đổi, trở nên nhỏ hơn thích hợp với vóc dáng nhỏ
nhắn của người Việt. Danh mục sản phẩm được sắp xếp theo từng nhóm
giúp cho người tiêu dùng dễ lựa chọn thức ăn ưa thích. Danh mục này bao
gồm: phần ăn com-bo, gà rán và gà quay, Burger- cơm, đồ ăn nhẹ, tráng
miệng và thức uống. Bên cạnh đó, một số món mới đã được tung ra thị
trường Việt Nam góp pần làm tăng thêm sự đa dạng trong danh mục thực
đơn, như: Bơ-gơ Zinger, Bơ-gơ Tôm, Bơ-gơ gà quay Phi lê, gà New York
chua cay, cá thanh, bánh trứng nướng, bánh nhân mứt táo/khoai môn, milo,
kem Sundea KFC… Với việc mở rộng sang các nguyên liệu tôm cá, một số
loai bánh và nước giải khát, KFC muốn tạo sự thích thú cho giới trẻ, từ đó
có thể giảm sự nhàm chán nơi khách hàng khi độc quyền phục vụ mỗi món
gà. Và tất cả những điều này đã tạo nên thành công nhất định, đánh dấu
bước ngoặt cho sự phát triển của KFC Việt nam sau 7 năm đầu thua lỗ.

III.

KẾT QUẢ VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA KFC

TRONG TƯƠNG LAI
1)

Kết quả của KFC sau khi thâm nhập vào Việt Nam

KFC được biết đến tại Việt Nam với một tên gọi thân quen khác đó là
Gà rán Kentucky chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh chuyên nghiệp, phục vụ các

món ăn làm từ gà, hăm-bơ-gơ và món nổi tiếng nhất là Gà rán Kentucky.
Sau một loạt thành công của hệ thống chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh
với thương hiệu KFC (trên 10.000 nhà hàng đã được phát triển trên toàn thế
13


giới), tại Việt Nam KFC đã tham gia vào thị trường lần đầu tiên vào tháng
12/1997 tại trung tâm thương mại Sài Gòn Super Bowl. Giờ đây, hệ thống
nhà hàng thức ăn nhanh này đã có mặt ở hầu hết các đường phố của Việt
Nam.
Với những chiến lược KFC thực hiện khi thâm nhập thị trường Việt
Nam, KFC đã xây dựng được hình ảnh và thương hiệu của mình, KFC đã
góp phần hình thành nền ngành công nghiệp thức ăn nhanh ở Việt Nam,
cũng cho thấy sự thành công của một hình thức kinh doanh hiện đại
“Franchising”.
Với việc chấp nhận chịu lỗ 7 năm và đến năm 2006 mới bắt đầu thu
được lợi nhuận, KFC đã chiếm được thị trường và ngày càng khẳng định
tầm vóc của thương hiệu. KFC được nhiều người biết đến và có thể nói là
đạt được thành công rực rỡ ở Việt Nam.
KFC đã thực sự thu hút được giới thanh niên không chỉ vì sự thuận
tiện, sang trọng mà KFC đã tạo nên một trào lưu mới trong giới trẻ, đến
KFC không chỉ để thưởng thức món ăn, mà còn thưởng thức một phong cách
hiện đại đang phổ biến trên thế giới. KFC đã biến cửa hàng của họ trở thành
nơi gặp mặt của bạn bè, đồng nghiệp để nhân dịp quan trọng như sinh nhật,
liên hoan công ty.
Tính về thị phần trong ngành cung cấp thức ăn nhanh tại Việt Nam,
hiện nay KFC đang có thị phần khá lớn (chiếm khoảng 48% trong năm
2015), phần còn lại được chia sẻ cho Lotteria và các hãng khác.

14



Theo phản hồi của thực khách, hiện nay KFC đã đáp ứng được các
nhu cầu chủ yếu của khách hàng về chất lượng món ăn, thời gian chờ đợi,
phong cách phục vụ, sự đa dạng của thực đơn… Đây là những lợi thế mà
trong thời gian tới KFC cần phải duy trì và nâng cao chất lượng phục vụ về
mọi mặt để tiếp tục đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.

2)
2.1.


Xu hướng phát triển của KFC trong tương lai
Chiến lược sản phẩm
Tạo sự khác biệt hóa: KFC hiện đang dẫn đầu thị trường thức

ăn nhanh với thị phần là 48%. Tuy nhiên, KFC vẫn đang đương đầu với sự
cạnh tranh khốc liệt từ đối thủ Lotteria và McDonald’s. Vì vậy KFC cần phải
khác biệt hóa sản phẩm của mình thì người tiêu dung mới phần nào cảm
nhận được nhẫn hiệu KFC. Bản thân KFC cũng đã có sự khác biệt bằng cách
pha trộn 11 loại gia vị, tạo nên hương vị đặc biệt cho món gà của mình.

Đa dạng hóa sản phẩm: KFC đã và đang tung ra nhiều món mới
hơn như: Bogo Phi Lê, bogo tôm, nước Evian... Với việc mở rộng các
nguyên liệu tôm, cá một số nước giải khát thay thế pepsi, KFC tạo được sự
hứng thú và tò mò của khách hàng, từ đó giảm sự nhàm chán của khách hàng
khi chỉ độc quyền phục vụ mình món gà.

Nâng cao chất tượng vệ sinh, an toàn thực phẩm: KFC còn phải
đối mặt với một thách thức lớn đó là Việt Nam có nền văn hóa ẩm thực vô

cùng phong phú, khó để có thể thay đổi được thói quen ăn uống của người
Việt. Tuy nhiên vẫn còn một khoảng trống để KFC có thể tận dụng chính là
vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Các hàng quán vỉa hè hay các quán ăn
nhỏ đã không còn đáp ứng được đủ tiêu chuẩn vệ sinh, và người tiêu dùng sẽ
chọn lựa những nhà hàng nơi đảm bảo hơn về điều kiện vệ sinh và có phong
cách phục vụ chuyên nghiệp hơn.
15




Đề cao sức khỏe: Với việc trên thị trường Việt Nam hiện nay

đang tràn lan các thực phẩm bẩn, không an toàn cho sức khỏe thì KFC đã
thử nghiệm loại dầu chiên mới tốt cho tim mạch và không gây béo phì, việc
này sẽ thu hút các bạn trẻ, nhất là các bạn nữ sẽ có thể KFC thoải mái mà
không lo ngại về thừa cân hay béo phì.
2.2.


Chiến lược giá cả, xúc tiến thương mại
Tổ chức nhiều hơn những chương trình khuyến mại: Hiện tại

KFC cũng đã có rất nhiều những chương trình khuyển mại như: 99k/5 miếng
gà, phần cơm gà theo thứ trong tuần, giá cho trẻ em nhưng không thể nhắc
đến là bên gà rán Popoyes cũng có rất nhiều khuyến mại hấp dẫn như:
Discount, Buy 1 get 1. Vì vậy để thu hút khách hàng của mình KFC cần phải
đưa ra nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn hơn nữa, nhất là đối với
những khách hàng thân thiết.


Đưa ra các khuyến mãi vào cả thời gian dịch cúm: Khách hàng
nào gạt bỏ nỗi lo dịch cúm sẽ được giảm 10% mỗi lần ăn.

Ngoài ra còn các chiến lược quảng bá thương hiệu của mình
như: Hoạt động từ thiện, tặng quà cho trẻ em vào các dịp Trung Thu,… Bên
cạnh đó còn thành lập đội tình nguyện KFC Team tham gia các hoạt động
tình nguyện giúp trẻ em tàn tật, mồ côi. Tài trợ các giải thi đấu trong nước.

KẾT LUẬN

16


Như vậy ta có thể thấy rằng KFC đã thực sự thu hút được giới trẻ Việt
Nam không chỉ với sự thuận tiện, sang trọng, mà KFC đã tạo nên một trào
lưu mới trong giới trẻ, đến KFC không chỉ để thưởng thức món ăn mà còn
thưởng thức một phong cách hiện đại đang phổ biến trên thế giới. Với kinh
nghiệm và thành công gặt hái được ở nhiều nước trên thê giới, việc chấp
nhận chịu lỗ 7 năm và đến năm 2006 mới bắt đầu thu được lợi nhuận để
khẳng định vị trí thức ăn nhanh số một của KFC ở Việt Nam. KFC càng
ngày càng được nhiều người biết đến và việc tìm hiểu về văn hóa của người
dân Việt cũng như kiên trì để hòa hợp với văn hóa ấy nhưng vẫn giữ được
nét riêng cho sản phẩm của mình thì giờ đây, KFC đã thành công lớn tại thị
trường Việt Nam.

17




×