Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty TNHH huỳnh thiệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

NGUYỄN THỊ MAI THẢO

HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG
TY TNHH HUỲNH THIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301

TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

NGUYỄN THỊ MAI THẢO

HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG
TY TNHH HUỲNH THIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN ANH


TUẤN

TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2018


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.
HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN ANH
TUẤN
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ
ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày …… tháng …… năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc
sĩ)
T
T
1
2
3
4
5

C
h


P
b
P
b

v
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã

được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 08 tháng 10 năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Thị Mai Thảo......................................Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 07/01/1979..............................................Nơi sinh: Long An
Chuyên ngành: Kế toán..................................................................MSHV: 1541850046
I- Tên đề tài:
Hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Huỳnh Thiệt
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Huỳnh
Thiệt
Phân tích những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến hệ thống
kiểm soát nội bộ của Công ty TNHH Huỳnh Thiệt
Đề xuất những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế nhằm hoàn thiện hệ
thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Huỳnh Thiệt

III- Ngày giao nhiệm vụ: 20/04/2017
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: .......................................................................................
V- Cán bộ hướng dẫn: TS. Trần Anh Tuấn
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả nội dung của luận văn tốt nghiệp này là công trình
nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Trần Anh
Tuấn. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ
ràng.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 8 năm 2017
Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Thị Mai Thảo


ii

LỜI CÁM ƠN
Để luận văn tốt nghiệp được hoàn thành, tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Trần
Anh Tuấn người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy Cô trong Hội đồng chấm luận văn đã có
những góp ý về những thiếu sót của luận văn, giúp luận văn này hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo và tập thể nhân viên của Công ty TNHH
Huỳnh Thiệt đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Sự giúp
đỡ, giảng dạy nhiệt tình của Quý Thầy Cô là nguồn động viên to lớn, là động lực
giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin kính chúc Ban giám hiệu nhà trường, Quý Thầy Cô, Ban
giám đốc cùng toàn thể nhân viên của Công ty TNHH Huỳnh Thiệt luôn mạnh khỏe,
vui vẻ, hạnh phúc, và thành công hơn nữa trong công việc.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 8 năm 2017
Học viên thực hiện luận văn

Nguyễn Thị Mai Thảo


3

TÓM TẮT
Ngày nay, hệ thống kiểm soát nội bộ đã thực sự trở thành tài sản quý giá nhất,
là chiếc chìa khóa dẫn đến thành công của mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp trong nền
kinh tế thị trường.
Trong những giai đoạn xây dựng và phát triển của Công ty TNHH Huỳnh
Thiệt, ban lãnh đạo đã sớm nhận thấy vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ trong sự
phát triển của công ty, luôn coi đây là yếu tố cơ bản dẫn đến sự thành công. Trong
những năm qua, Công ty đã không ngừng vươn tới sự hoàn thiện về mọi lĩnh vực
trong sản xuất kinh doanh. Mặc dù vậy hệ thống kiểm soát nội bộ còn hạn chế ở
nhiệu lĩnh vực, phần nào ảnh hưởng tới sự phát triển chung của công ty. Do vậy, đào
tạo nâng cao chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ là một vấn đề có ý nghĩa cấp
thiết và thực tiễn hiện nay tại công ty.
Nhận thấy được sự cần thiết nâng cao hệ thống kiểm soát nội bộ để đem lại
hiệu quả thiết thực và đóng góp đáng kể cho sự phát triển của công ty trong điều

kiện hiện nay, luận văn nghiên cứu đề tài “Hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty
TNHH Huỳnh Thiệt”.


4

ABSTRACT
Today, internal control system has truly become the most valueable asset and
the key to the success of every organization, every enterprise in the market economy.
In the stages of structuring and development of Huynh Thiet company
limited, the leader has recognized the important role of internal control system in
the development of the company, which is considered as a key factor for business
success. In the past years, the company has not ceased to reach the perfection in all
fields, products and services.

However,

the internal control system are still

limitation in many fields and it affects partly on general development ò the
company. Hence, training to improve the internal control system is a matter of
urgent and practical significance today.
Recognizing the need of improving the internal control system to bring
practical effects and contribute significantly to the development of the company in
current conditions. This thesis will focus on research of the topic ” Internal control
system in Huynh Thiet company limited”


5


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................. ii
TÓM TẮT.................................................................................................................. iii
ABSTRACT .............................................................................................................. iv
MỤC LỤC...................................................................................................................v
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................2
5. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................2
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ............3
1.1 Khái quát hệ thống kiểm soát nội bộ .................................................................. 3
1.1.1 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu ................................................................ 3
1.1.2 Khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ............................................................ 6
1.1.2.1 Môi trường kiểm soát ..........................................................................7
1.1.2.2 Đánh giá rủi ro ...................................................................................9
1.1.2.3 Hoạt động kiểm s o á t .......................................................................10
1.1.2.4 Thông tin và truyền thông ................................................................12
1.1.2.5 Giám sát .............................................................................................13
1.2 Mục tiêu và nguyên tắc thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ
1.2.1 Mục tiêu thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ

.............................................. 14

1.2.2 Nguyên tắc thiết lập hệ thống kiểm soát nôi bộ
1.3 Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ

............................ 14


.......................................... 14

................................................................. 15

1.3.1 Thiết lập môi trường kiểm soát.................................................................... 15
1.3.2 Thiết lập hệ thống thông tin truyền thông ................................................... 17
1.3.3 Thiết lập các thủ tục kiểm soát
1.3.4 Quy trình kiểm soát

................................................................... 18

....................................................................................... 19


6

1.4 Đánh giá chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp....................... 22
1.4.1 Hướng dẫn đánh giá chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ ...................... 22
1.4.2 Ưu điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ...................................................... 26
1.4.3 Hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ ...................................................... 26
1.5 Một số đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Việt Nam .................................................................................................................... 27
1.6 Bài học kinh nghiệm hệ thống kiểm soát nội bộ cho các doanh nghiệp Việt
Nam và Công ty TNHH Huỳnh Thiệt. ..................................................................... 29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY
TNHH HUỲNH THIỆT............................................................................................33
2.1 Khái quát về Công ty TNHH Huỳnh Thiệt ..................................................... 33
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................. 33

2.1.2 Cơ cấu tổ chức ............................................................................................ . 34
2.2 Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty TNHH Huỳnh Thiệt ........ 36
2.2.1 Đặc điểm hoạt động ảnh hưởng hệ thống kiểm soát nội bộ: ...................... 36
2.2.2. Hệ thống kiểm soát nội bộ hiện hành ......................................................... 37
2.2.2.1 Môi trường kiểm soát ........................................................................37
2.2.2.2 Thông tin truyền thông ......................................................................39
2.2.2.3 Đánh giá rủi ro...................................................................................42
2.2.2.4 Hoạt động kiểm soát ..........................................................................42
2.3 Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hiện hành................................................ 65
2.3.1 Môi trường kiểm soát ................................................................................... 65
2.3.2 Thông tin truyền thông ................................................................................. 66
2.3.3 Đánh giá rủi ro .............................................................................................. 66
2.3.4 Hoạt động kiểm soát ..................................................................................... 66
2.3.5 Giám sát ............................................................................................... ......... 68
2.3.6 Định kỳ đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, lập báo cáo ......................... 68
2.4 Các nhân tố đe dọa đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công
ty TNHH Huỳnh Thiệt ............................................................................................. . 69
2.4.1 Nhân tố khách quan ...................................................................................... 69


vii
2.4.2 Nhân tố chủ quan .......................................................................................... 69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................71
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT
NỘI BỘ TẠI CÔNG TY TNHH HUỲNH THIỆT...................................................72
3.1 Những yêu cầu đặt ra cho hệ thống kiểm soát nội bộ, nguyên tắc và căn cứ xây
dựng các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH
Huỳnh Thiệt ............................................................................................................... 72
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH
Huỳnh Thiệt ............................................................................................................... 73

3.2.1 Hoàn thiện môi trường kiểm soát................................................................. 73
3.2.2 Hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ kiểm soát ...................................... 75
3.2.3 Hoàn thiện hoạt động đánh giá rủi ro .......................................................... 75
3.2.4 Hoàn thiện hoạt động kiểm soát ................................................................... 76
3.2.4.1 Hoàn thiện quy trình nhập xuất nguyên vật liệu .................................76
3.2.4.2. Kiểm soát chung về chi phí................................................................76
3.2.4.3 Hoàn thiện kiểm soát các khoản mục chi phí .....................................77
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................79
KẾT LUẬN CHUNG................................................................................................80
HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI..........................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................82


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới đã mang đến cho các
doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội mới để phát triển, nhưng đồng thời cũng chứa
đựng trong nó nhiều thách thức và rủi ro. Công ty TNHH Huỳnh Thiệt là một doanh
nghiệp vừa và nhỏ, có kinh nghiệm hoạt động trong ngành xây dựng hơn 15 năm,
hệ thống kiểm soát nội bộ đã được hình thành và triển khai. Tuy nhiên, để tồn tại và
phát triển trong điều kiện môi trường kinh doanh luôn thay đổi Công ty cần phải
quản lý tốt hơn nguồn nhân lực và tài chính bằng nhũng nguyên tắc, qui định rõ
ràng nhằm:
- Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong quá trình hoạt động
- Bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát, hao hụt, gian lận, trộm cắp...
- Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính.
- Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy của đơn vị cũng như các quy định
của luật pháp.

- Đảm bảo sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra.
Do đó, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ là một yêu cầu thiết yếu tại mọi
doanh nghiệp nói chung và tại Công ty TNHH Huỳnh Thiệt nói riêng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở tổng hợp những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ
trong doanh nghiệp, kết hợp với việc khảo sát, tiếp cận hệ thống kiểm soát nội bộ
tại Công ty TNHH Huỳnh Thiệt trong điều kiện sản xuất hiện tại, và dựa vào những
đặc điểm của ngành xây lắp, Tác giả hướng đến các giải pháp tăng cường, hoàn
thiện hơn hệ thống kiểm soát nội bộ cho Công ty, giúp công ty phòng ngừa rủi ro và
nâng cao hiệu quả hoạt động.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến hệ thống kiểm
soát nội bộ; các thành phần của hệ thống kiềm soát nội bộ tại Công ty TNHH
Huỳnh Thiệt
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là Hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty
TNHH Huỳnh Thiệt.


4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn, tác giả đã áp dụng phương
pháp phân tích mô tả. Bên cạnh đó, thông qua quan sát thực tế, khảo sát thực tiễn,
chọn lọc các vấn đề lý luận và thực tiễn phù hợp với điều kiện thực tế của công ty,
đi sâu phân tích, tổng hợp để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ ở Công ty TNHH
Huỳnh Thiệt.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận chung, nội dung luận văn gồm ba chương
Chương 1: Lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ
Chương 2: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Huỳnh
Thiệt.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty

TNHH Huỳnh Thiệt.


CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
1.1 Khái quát hệ thống kiểm soát nội
bộ
1.1.1 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
 Nghiên cứu ngoài nước
+ Có thể nói KSNB đã đem lại lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp, các nhà
quản lý trong các cơ quan hành chính sự nghiệp cũng như các nhà quản lý tư nhân,
vì vậy việc xây dựng hệ thống KSNB là vấn đề mà hầu hết các các quốc gia trên thế
giới đều quan tâm đến.
+ Tại Mỹ vào năm 1992 Ủy ban COSO được thành lập dưới sự bảo trợ của 5
tổ chức: Hiệp hội kế toán viên công chứng Mỹ (AICPA); Hội kế toán Mỹ
(American Accounting Association); hiệp hội quản trị viên tài chính (The Financial
Executives Institute – FEI); Hiệp hội kế toán viên quản trị (Institute of Management
Accountants- IMA); Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (The Institute of Internal
Auditor IIA). Một trong những kết quả quan trọng nhất trong hoạt động này đã
được ban hành vào năm 1992 [24] của một tập hợp các tài liệu KSNB – tích hợp
khuôn khổ bởi COSO. Từ đó mô hình này được biết đến như là một báo cáo KSNB
theo COSO. Năm 2001 COSO tiếp tục triển khai nghiên cứu hệ thống đánh giá rủi
ro doanh nghiệp (ERM) trên cơ sở COSO 1992. Bản dự thảo đã hình thành và được
công bố vào tháng 7 năm 2003 [25]. Trong bản dự thảo, ERM được định nghĩa gồm
8 bộ phận: Môi trường nội bộ; thiết lập mục tiêu; nhận diện sự kiện; đánh giá rủi ro;
đối phó rủi ro; các hoạt động kiểm soát; thông tin và truyền thông; giám sát. Đến
năm 2004 ERM được chính thức ban hành, theo đó ERM không nhằm thay thế cho
báo cáo COSO 1992 mà chỉ được xem là cánh tay nối dài của báo cáo này. Đến
năm 2013 COSO đưa ra báo cáo về KSNB theo đó hê thống KSNB gồm có 5 yếu tố
cấu thành cơ bản và chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau bao gồm: Môi trường
kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám

sát. [25].
+ Trong khu vực công tại Mỹ đã có những công bố chính thức về áp dụng
KSNB: Chuẩn mực về kiểm toán của Tổng Kế toán Nhà nước Hoa Kỳ (GAO)
(1999) ra công bố về KSNB đặc thù trong tố chức lĩnh vực công. GAO cũng đưa ra
năm yếu tố về KSNB gồm: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động


kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát.
+ Trên bình diện quốc tế, với vai trò tiên phong trong kiểm toán khu vực công
Hệ thống kiểm toán Nhà nước do Tổ chức Quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao
(INTOSAI) [23] cũng ban hành hướng dẫn quốc tế về hệ thống KSNB trong khu
vực công tương tự cũng như báo cáo của COSO tuy nhiên khía cạnh giá trị đạo đức
được nhấn mạnh nhằm ngăn chặn sự gian dối và tham nhũng trong khu vực công.
 Nghiên cứu trong nước
+ Mặc dù đã được Bộ tài chính ban hành các chuẩn mực, thông tư hướng dẫn
như: Chuẩn mực kiểm toán 400, Chuẩn mực kiểm toán 315 kèm theo thông tư
214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012…Nhưng trên thực tế vai trò của
KSNB trong các đơn vị ở Việt Nam, đặc biệt là trong khu vực hành chính công vẫn
còn khá mờ nhạt. Theo tìm hiểu của tác giả cũng đã có một số công trình nghiên
cứu về KSNB trong đơn vị hành chính công được đề cập dưới đây:
Luận văn thạc sĩ năm 2007 của tác giả Đinh Công Chính về: Phát triển hệ
thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở quản trị rủi ro
doanh nghiệp. Đề tài đã khảo sát được thực trạng về kiểm soát nội bộ và những vấn
đề về quản trị rủi to tại các doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng chưa đưa ra các tiêu
chuẩn để phân loại doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ. Về rủi ro chỉ nhìn nhận, đánh giá
chung rủi ro của doanh nghiệp, chưa cụ thể hóa các rủi ro mà các doanh nghiệp gặp
phải.
Luận văn thạc sĩ năm 2011 của tác giả Phạm Hồng Thái về: Một số giải pháp
hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của ngành y tế tỉnh Long An. Đề tài đã khảo
sát được thực trạng về kiểm soát nội bộ của tất cả các đơn vị thuộc ngành Y tế tỉnh

Long An. Tuy nhiên chưa đưa ra các nguyên nhân dẫn đến những yếu kém trong
hoạt động của hệ thống KSNB đối với ngành y tế Tỉnh Long An.
Luận văn thạc sĩ năm 2012 của tác giả Nguyễn Thị Phương Trâm về: Hoàn
thiện hệ thống KSNB tại trường cao đẳng sư phạm TW TP.HCM. Đề tài đã khảo sát
được thực trạng về kiểm soát nội bộ tại trường cao đẳng sư phạm Trung ương
Tp.HCM. Tuy nhiên là đơn vị hành chính sự nghiệp nhưng tác giả lại không đề cặp
đến việc kiểm soát nguồn thu chi của trường. Phần thực trạng về đánh giá rủi ro tác
giả không đề cặp gì đến những rủi ro mà trường gặp phải.


Luận văn thạc sĩ năm 2012 của tác giả Phạm Nguyễn Quỳnh Thanh về: Hoàn
thiện hệ thống KSNB cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Đề tài đã
khảo sát được thực trạng về hệ thống kiểm soát nội bộ tại các công ty vừa và nhỏ.
Tuy nhiên tác giả chọn mẫu quá ít chỉ có 10 doanh nghiệp vừa và nhỏ do đó việc
mô tả thực trạng hệ thống KSNB chưa mang tính khách quan.
Luận văn thạc sĩ năm 2012 của tác giả Bùi Mạnh Cường về: Hoàn thiện hệ
thống thông tin kế toán và kiểm soát nội bộ trong chu trình mua nguyên liệu
và thanh toán tiền tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Khánh
Hòa. Đề tài đã khảo sát được thực trạng hệ thống thông tin kế toán và kiểm soát nội
bộ trong chu trình mua nguyên liệu và thanh toán tiền tại các doanh nghiệp chế biến
thủy sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên tác giả chưa nêu ra những nguyên
nhân dẫn đến yếu kém của hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản.
Phần COBIT trình bày chung chung chưa nêu ra 34 mục tiêu kiểm soát và 34 quy
trình công nghệ thông tin bao gồm những gì.
Luận văn thạc sĩ năm 2012 của tác giả Vương Hữu Khánh về: Hoàn thiện hệ
thống kiểm soát nội bộ tại công ty xăng dầu khu vực II TNHH MTV. Đề tài đã khảo
sát được thực trạng về hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty xăng dầu khu vực II
TNHH một thành viên. Tuy nhiên việc chọn mẫu để khảo sát còn ít, do đó kết quả
khảo sát mang tính thuyết phục chưa cao.
Luận văn thạc sĩ năm 2012 của tác giả Nguyễn Thị Trúc về: Hoàn thiện hệ

thống kiểm soát nội bộ tại tổng công ty Tín Nghĩa. Đề tài đã khảo sát được thực
trạng về hệ thống kiểm soát nội bộ tại tổng công ty Tín Nghĩa với ngành nghề kinh
doanh chủ lực là xăng dầu, logistic, nông sản, bất động sản, du lịch và đầu tư tài
chính. Nhưng do kinh doanh đa ngành nghề với nhiều công ty con, tác giả đã không
tập trung vào một ngành nghề cụ thể do đó đề tài còn mang tính chung chung.
Luận văn thạc sĩ năm 2012 của tác giả Nguyễn Thị Kim Vân về: Giải pháp hoàn
thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại xí nghiệp may Kon Tum trên cơ sở quản trị rủi
ro doanh nghiệp. Đề tài đã khảo sát được thực trạng về hệ thống kiểm soát nội bộ
xí nghiệp may Kon Tum trên cơ sở quản trị rủi ro doanh nghiệp. Trên cơ sở QTRR
DN, nhưng đề tài lại không đáng giá thực trạng của việc thiết lập mục tiêu, nhận
dạng sự kiện và đối phó rủi ro của xí nghiệp may. Việc chọn mẫu khảo sát 06 mẫu


là quá ít, cộng thêm xí nghiệp may là đơn vị nhỏ, do đó việc nghiên cứu để quản trị
rủi ro theo tám bộ phận cấu thành của COSO chưa mang tính thuyết phục cao.
1.1.2 Khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ
 Cùng với sự phát triển của các nghiên cứu về kiểm soát nội bộ, khái
niệm kiểm soát nội bộ cũng không ngừng thay đổi, bổ sung, hoàn thiện.
+ Vào đầu thế kỷ 20 trong các tài liệu về kiểm toán, khái niệm kiểm soát nội bộ
đơn giản là các biện pháp nhằm bảo vệ tiền không bị nhân viên biển thủ. Tiếp tục
phát triển theo hướng mở rộng, Kiểm soát nội bộ được xem là công cụ, biện pháp
bảo vệ tiền, tài sản, kiểm tra sự chính xác trong ghi chép sổ sách, khuyến khích tuân
thủ chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
+ Năm 1949, trong một báo cáo đặc biệt của hiệp hội kế toán viên công chứng
Hoa Kỳ (AICPA) đưa ra định nghĩa: “Kiểm soát nội bộ bao gồm kế hoạch tổ chức
và tất cả những phương pháp phối hợp được thừa nhận dùng trong kinh doanh để
bảo vệ tài sản của tổ chức, kiểm tra sự chính xác và độ tin cậy của thông tin kế toán,
thúc đẩy hiệu quả hoạt động và khích lệ bám sát những chủ trương quản lý đã đề
ra.”
+ Đến năm 1992, Báo cáo COSO ra đời được xem là một khuôn khổ chung về

kiểm soát nội bộ. Theo báo cáo này, Kiểm soát nội bộ được định nghĩa “…là một
quá trình bị chi phối bởi ban giám đốc, nhà quản lý và các nhân viên của đơn vị,
được thiết kế để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu sau
đây:
Mục tiêu về sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động
Mục tiêu về sự tin cậy của báo cáo tài chính
Mục tiêu về sự tuân thủ các luật lệ và quy định”
- Từ các khái niệm trên có thể nói kiểm soát nội bộ là một chức năng của quản
lý, hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết lập nhằm phát hiện sai phạm có thể xảy ra
trong từng giai đoạn công việc để tìm ra biện pháp ngăn chặn, thực hiện có hiệu quả
các mục tiêu đặt ra của đơn vị: Bảo vệ tài sản của đơn vị, đảm bảo hiệu quả hoạt
động và năng lực quản lý, bảo đảm độ tin cậy của thông tin, bảo đảm thực hiện các
chế độ pháp lý.
- Dù có sự khác biệt đáng kể về tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ giữa các đơn


vị vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô, tính chất, hoạt động, mục tiêu...
Nhưng để đáp ứng nhu cầu quản lý cũng như đảm bảo hiệu quả hoạt động, mọi đơn
vị cần xây dựng và không ngừng củng cố hệ thống kiểm soát nội bộ với năm thành
phần cơ bản: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin
và truyền thông, giám sát.
1.1.2.1 Môi trường kiểm soát
 Môi trường kiểm soát tạo nên sắc thái chung trong một đơn vị-nơi mỗi
người tiến hành các hoạt động và thực hiện nghĩa vụ, chức năng kiểm soát của
mình. Môi
trường kiểm soát tác động đến việc thiết kế hoạt động và xử lý dữ liệu của một hệ
thống kiểm soát nội bộ. Môi trường kiểm soát là nền tảng cho các thành phần khác
của hệ thống kiểm soát nội bộ. Các nhân tố thuộc môi trường kiểm soát bao gồm:
a. Các nhân tố bên trong
 Quan điểm và phong cách lãnh đạo của các nhà quản lý:

- Vì nhà quản lý cấp cao là người ra quyết định và điều hành mọi hoạt động
của đơn vị nên họ đóng vai trò trung tâm trong môi trường kiểm soát. Những quan
điểm, đường lối quản trị, phong cách của nhà quản lý cấp cao ảnh hưởng lớn đến
môi trường kiểm soát.
 Cơ cấu tổ chức và văn hoá trong tổ chức:
- Cơ cấu tổ chức được xây dựng hợp lý trong doanh nghiệp sẽ góp phần tạo ra
môi trường kiểm soát hữu hiệu. Cơ cấu tổ chức phải phù hợp với quy mô hoạt động
của đơn vị, và sẽ giúp cho nhà quản lý truyền đạt, thu thập thông tin phản hồi nhanh
chóng.
- Trong văn hóa tổ chức tính chính trực và giá trị đạo đức liên quan đến tất cả
con người trong hệ thống kiểm soát nội bộ. Đó là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc
cư xử mà các nhà quản lý đặt ra nhằm ngăn cản và hạn chế các hành vi bị coi là
phạm pháp và thiếu đạo đức. Tính chính trực và giá trị đạo đức bao gồm cả việc làm
gương của nhà quản lý.
 Chính sách nhân sự:
- Sự phát triển doanh nghiệp luôn gắn liền với đội ngũ nhân viên. Họ là chủ
thể trực tiếp thực hiện mọi hoạt động kiểm soát trong đơn vị. Nếu nhân viên có
năng lực thì nhiều hoạt động kiểm soát có thể không cần thực hiện mà vẫn đảm bảo


thực hiện các mục tiêu đề ra của hệ thống. Ngược lại, mặc dù doanh nghiệp có thiết
kế và vận hành các chính sách và thủ tục kiểm soát chặt chẽ nhưng nhân viên thiếu
năng lực thì hệ thống kiểm soát đó không thể phát huy hiệu quả. Vì thế các nhà
quản lý doanh nghiệp cần có những chính sách cụ thể và rõ ràng về tuyển dụng và
đào tạo, sắp xếp và đề bạt, khen thưởng, kỷ luật nhân viên phù hợp với năng lực
chuyên môn, phẩm chất đạo đức của đội ngũ nhân viên
 Công tác kế hoạch:
- Hệ thống kế hoạch và dự toán bao gồm các kế hoạch về sản xuất, tiêu thụ,
thu chi quỹ, kế hoạch hay dự toán đầu tư, đặc biệt là kế hoạch tài chính, kết quả
hoạt động và sự luân chuyển trong tương lai là những nhân tố quan trọng trong môi

trường kiểm soát. Việc lập và thực hiện các kế hoạch được tiến hành một cách khoa
học, nghiêm túc sẽ trở thành công cụ kiểm soát hữu hiệu.
 Uỷ ban kiểm soát:
- Uỷ ban kiểm soát gồm những người trong bộ máy lãnh đạo cao nhất của đơn
vị nhưng không kiêm nhiệm các chức vụ quản lý và những chuyên gia am hiểu về
các lĩnh vực kiểm soát. Uỷ ban kiểm soát thường có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
+ Giám sát việc chấp hành luật pháp của đơn vị.
+ Kiểm tra và giám sát công việc của kiểm toán viên nội bộ.
+ Giám sát tiến trình lập báo cáo tài chính.
+

Dung hoà những bất đồng (nếu có) giữa ban giám đốc với kiểm toán

viên độc lập.
b. Các nhân tố bên ngoài:
-

Ngoài chịu tác động bởi các nhân tố thuộc môi trường bên trong, môi

trường kiểm soát chung của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào các nhân tố bên ngoài.
Các nhân tố này bao gồm: luật pháp, đường lối, chủ trương, chính sách của nhà
nước; các chính sách của nhà cung cấp, khách hàng, ảnh hưởng của chủ nợ...
Hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện bởi con người. Môi trường
kiểm soát là tập thể những con người, là giá trị của mỗi con người trong tổ chức. Do
đó có thể nói môi trường kiểm soát là yếu tố trung tâm của hệ thống kiểm soát nội
bộ, ảnh hưởng đến thiết kế, vận hành hệ thống và là nền tảng cho các thành phần


khác trong hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp. Một môi trường kiểm soát
tốt góp phần tạo nên một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu.

1.1.2.2 Đánh giá rủi ro
- Tất cả các hoạt động trong đơn vị đều có thể phát sinh rủi ro. Vì vậy các
nhà quản lý phải thận trọng khi xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
rủi ro các mục tiêu của doanh nghiệp không thực hiện được. Việc đánh giá và
nhận dạng các rủi ro tạo cơ sở để xác định các giải pháp xử lý rủi ro.
- Những rủi ro có thể xuất phát từ bên trong hay bên ngoài doanh nghiệp.
Trong thực tế không thể nào loại bỏ hết tất cả các rủi ro. Vấn đề là nhà quản lý
quyết định mức rủi ro nào chấp nhận được và quản lý chúng như thế nào. Để
làm được điều này người quản lý cần phải:


Thiết lập các mục tiêu của tổ chức, thiết lập mục tiêu riêng

của
từng hoạt động để đạt được mục tiêu chung của đơn vị. Việc xác định mục tiêu
là điều kiện tiên quyết trong việc đánh giá rủi ro vì một sự kiện chỉ là rủi ro khi
nó gây ảnh hưởng xấu đến mục tiêu của tổ chức. Có những sự kiện là rủi ro đối
với tổ chức này nhưng lại là cơ hội đối với tổ chức khác.


Nhận dạng và phân tích rủi ro

+ C á c r ủ i ro có thể phát sinh từ môi trường hoạt động (chính trị,
pháp lý, cạnh tranh, các chính sách nhà nước…) và từ trong nội bộ của doanh
nghiệp (thay đổi quy chế, đổi mới kỹ thuật, sắp xếp lại tổ chức,).
+ Quá trình đánh giá rủi ro cần thực hiện qua các giai đoạn: xác định
đối tượng, sau đó xác định các nhân tố ảnh hưởng tới từng đối tượng, và cuối
cùng nhận diện rủi ro.
+ Các phương pháp đánh giá rủi ro:
 ánh giá hoạt động đã xảy ra thông qua các bằng chứng có giá t rị

Đ
(chứng từ, thông tin).
 ánh giá tác động tiềm tàng gây ra bởi các tác nhân đang tồn tại và sẽ
Đ
phát triển trong tương lai.
+ Từ kết quả đánh giá rủi ro, các biện pháp quản lý rủi ro mà doanh
nghiệp có thể áp dụng:
Tránh rủi ro bằng cách không tiến hành một số hoạt động.


Chuyển giao các rủi ro như mua bảo hiểm, góp vốn liên doanh…
G iảm rủi ro bằng cách thiết lập hoặc tăng cường các hoạt động kiểm
soát nội bộ nhằm giảm khả năng xuất hiện hoặc sự tác động của rủi ro xuống
mức có thể chấp nhận được.
1.1.2.3 Hoạt động kiểm s o á t
- Là những chính sách và thủ tục đảm bảo các chỉ thị của nhà quản lý được
thực hiện. Hoạt động kiểm soát diễn ra trong toàn đơn vị ở mọi cấp độ và mọi
hoạt động. Nó đảm bảo các hành động cần thiết để quản lý những rủi ro có thể
phát sinh trong quá trình thực hiện các mục tiêu của đơn vị. Những hoạt động
kiểm soát chủ yếu của đơn vị:
 Phân chia trách nhiệm đầy đủ
- Được thực hiện theo hai nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc phân công phân
nhiệm và nguyên tắc bất kiêm nhiệm. Yêu cầu c h u n g của nguyên tắc này
là chức năng phê chuẩn, ghi chép kế toán, đối chiếu và quản lý tài sản phải
được tách biệ
- Phân chia trách nhiệm là sự tách biệt giữa các chức năng:
+ Chức năng kế toán với chức năng hoạt động
+ Chức năng kế toán với chức năng bảo quản tài sản
+ Người xét duyệt nghiệp vụ và chức năng bảo quản tài sản.
+ Ngoài ra trong từng nghiệp vụ cụ thể cũng có những yêu cầu khác

về phân chia trách nhiệm để hạn chế gian lận và sai sót.
 Phê chuẩn và ủy quyền
- Đây là hoạt động kiểm soát quan trọng. Phê chuẩn và ủy quyền là việc
cấp quản lý cho phép nhân viên thực hiện các hoạt động nhất định nào đó. Có hai
mức độ ủy quyền:
+ Ủy quyền chung là trường hợp người quản lý ban hành các chính sách áp
dụng cho toàn đơn vị, nhân viên cấp dưới được chỉ đạo xét duyệt các nghiệp vụ
trong phạm vi giới hạn của chính sách. V í dụ về ủy quyền chung: hạn mức bán
chịu, hạn mức tồn kho tối thiểu…
+ Ủy quyền cụ thể là trường hợp một cá nhân xét duyệt cụ thể cho từng
nghiệp vụ riêng biệt. Đối với những nghiệp vụ có số tiền lớn hoặc quan trọng,


người quản lý sẽ yêu cầu xét duyệt cụ thể đối với từng trường hợp. Ví dụ khoản
bán chịu trên hạn mức tín dụng, các nghiệp vụ về xây dựng cơ bản… Ủy quyền
cụ thể thường áp dụng cho các nghiệp vụ không thường xuyên phát sinh.
Trong hoạt động phê chuẩn và ủy quyền, người có thẩm quyền phê
chuẩn nên xem xét các chứng từ có liên quan, đặt nghi vấn với những điều bất
thường, và đảm bảo rằng có đầy đủ thông tin cần thiết để đánh giá, chứng minh cho
nghiệp vụ đó trước khi ký duyệt
 Bảo vệ tài sản vật chất và thông tin
- Hoạt động này được thực hiện cho cả tài sản vật chất và thông tin của
đơn vị, bởi vì thông tin thực chất cũng là một dạng tài sản.
- Tài sản vật chất cần được bảo vệ không bị mất mát, tham ô, hư hỏng hay
sử dụng lãng phí, sai mục đích. Chỉ những người c ó q u yề n h o ặ c đ ư ợ c
ủy quyền mới được phép tiếp cận với tài sản của đơn vị. Tài sản có thể được
kiểm soát bằng cách: sử dụng nhà kho an toàn, tủ sắt, khóa, mật mã máy tính, lực
lượng bảo vệ và tổ chức kiểm kê định kỳ… Ngoài ra, việc so sánh đối chiếu
giữa sổ sách kế toán và tài sản hiện có trên thực tế phải được thực hiện định kỳ.
- Để thông tin kế toán đáng tin cậy, b ả o m ậ t cần thực hiện nhiều

hoạt động kiểm soát nhằm kiểm tra tính xác thực, đầy đủ, phê chuẩn các
nghiệp vụ và phân quyền các mức độ truy cập thông tin của từng bộ phận và từng
cá nhân.
- Để thực hiện kiểm soát tốt quá trình xử lý thông tin cần đảm bảo:
+ Các chứng từ phải được đánh số liên tục để có thể kiểm soát, tránh thất
lạc và dễ dàng truy cập khi cần thiết.
+ Nội dung của chứng từ cần thiết kế đơn giản, rõ ràng dễ hiểu và có thể
sử dụng cho nhiều công dụng khác nhau.
+ Tổ chức luân chuyển chứng từ phải khoa học, kịp thời.
+ Sổ sách cần phải đóng chắc chắn, đánh số trang, quy định nguyên tắc
ghi chép, có chữ ký xét duyệt của người kiểm soát.
+ Tổ chức lưu trữ, bảo quản tài liệu khoa học, an toàn, dễ dàng truy cập.
 Đối chiếu và phân tích rà soát
- Là so sánh giữa hai nguồn số liệu khác nhau. Tất cả mọi khác biệt đều cần
làm rõ. Ưu điểm của thủ tục này là mau chóng phát hiện các gian lận, sai sót hoặc


các biến động bất thường để kịp thời có biện pháp xử lý. Nhân tố then chốt của
hoạt động đối chiếu là phát hiện và giải quyết sự khác biệt.
- Ngoài ra, hoạt động kiểm soát còn bao gồm việc xem xét lại những mục
tiêu đã được thực hiện bằng cách so sánh số liệu kế hoạch, dự toán với số phát
sinh thực tế; số liệu kỳ trước với kỳ hiện tại; Việc soát xét lại quá trình thực hiện
giúp nhà quản lý biết được một cách tổng quát là mọi thành viên có theo đuổi
mục tiêu của đơn vị một cách hiệu quả hay không. Với việc điều tra nghiên cứu
về những vấn đề bất ngờ xảy ra trong quá trình thực hiện, nhà quản lý có thể thay
đổi kịp thời chiến lược, kế hoạch, có những hành động điều chỉnh thích hợp.
1.1.2.4 Thông tin và truyền thông
- Thông tin được thu thập và truyền đạt đến các bộ phận, cá nhân trong
đơn vị dưới các hình thức và thời gian thích hợp, đảm bảo mọi người trong tổ
chức có thể thực hiện được nhiệm vụ của mình. Truyền thông là sự cung cấp

thông tin bên trong đơn vị và với bên ngoài. Sự trao đổi thông tin hữu hiệu đòi
hỏi phải diễn ra theo nhiều hướng: cấp trên xuống cấp dưới, cấp dưới lên cấp trên
và ngang cấp. Mỗi cá nhân cần hiểu vai trò của mình trong hệ thống kiểm soát
nội bộ cũng như hoạt động của cá nhân tác động đến hệ thống như thế nào.
Ngoài ra cũng cần có sự trao đổi thông tin với các đối tượng bên ngoài như
khách hàng, nhà cung cấp, cổ đông... Thông tin và truyền thông tạo ra các báo
cáo, chứa đựng các thông tin cần thiết cho việc quản lý và kiểm soát đơn vị. Với
hệ thống thông tin liên lạc chính xác, trung thực và các hoạt động truyền thông kịp
thời mà các thành viên trong đơn vị nắm bắt, trao đổi, xử lý, quản lý và kiểm soát
các hoạt động của doanh nghiệp được hiệu quả.
- Trong hệ thống thông tin của đơn vị hệ thống thông tin kế toán là một
phân hệ quan trọng. Hệ thống thông tin kế toán xét về mặt quy trình gồm 3 bộ
phận: Chứng từ, sổ sách và báo cáo.
 Hệ thống chứng từ
- Là giai đoạn đầu tiên đóng vai trò quan trọng trong quy trình kế toán nói
riêng và trong hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung. Số liệu kế toán chỉ chính xác
nếu việc lập chứng từ nghiêm túc, nghĩa là lập chứng từ đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp và


phản ánh trung thực nghiệp vụ phát sinh.
 Sổ sách kế toán
- Trong kiểm soát nội bộ hệ thống sổ sách có vai trò trung gian giữa chứng từ
và các báo cáo tài chính là cơ sở để kiểm tra, truy cập chứng từ. Đây là giai đoạn
chính trong tiến trình xử lý số liệu kế toán, bằng việc ghi chép, phân loại, tính toán,
tổng hợp...để chuẩn bị cung cấp thông tin tổng hợp trên báo cáo.
 Hệ thống báo cáo
- Giai đoạn cuối cùng của quá trình xử lý thông tin, nhằm tổng hợp các số liệu
ở sổ sách thành những chỉ tiêu trên báo cáo
- Trong một doanh nghiệp hệ thống báo cáo thông thường gồm báo cáo tài
chính và báo cáo quản trị. Báo cáo tài chính phải phản ánh trung thực tình hình tài

chính và kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị, được trình bày tuân thủ theo các
chuẩn mực kế toán hiện hành. Báo cáo quản trị có ý nghĩa quan trọng trong công
tác quản lý, điều hành đơn vị.
1.1.2.5 Giám sát
- Là quá trình đánh giá chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ, nhằm xác định
hệ thống kiểm soát nội bộ có vận hành đúng theo thiết kế, có những khiếm khuyết
nào và cần phải điều chỉnh gì cho phù hợp với tình hình từng giai đoạn. Giám sát
giúp cho hệ thống kiểm soát nội bộ duy trì tính hữu hiệu qua các thời kỳ. Có hai
loại giám sát:
 Giám sát thường xuyên
- Được thực hiện trong các hoạt động, do nhà quản lý và các nhân viên
thực hiện thông qua việc tiếp nhận các ý kiến đóng góp của khách hàng, nhà
cung cấp…hoặc xem xét các báo cáo hoạt động và phát hiện các biến động khác
thường.
 Giám sát định kỳ
- Được thực hiện bởi các đánh giá riêng biệt thông qua các chương trình
đánh giá định kỳ, hay các cuộc kiểm toán định kỳ do kiểm toán viên nội bộ hoặc
do kiểm toán độc lập thực hiện.


CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ

1.2 Mục tiêu và nguyên tắc thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ
1.2.1 Mục tiêu thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ
- Hệ thống kiểm soát nội bộ của một tổ chức được thiết lập nhằm mục đích
thực hiện các mục tiêu cụ thể, chủ yếu sau:
 Hiệu quả và an toàn trong hoạt động: bảo vệ, quản lý, sử dụng tải sản và
các nguồn lực một cách kinh tế, an toàn, có hiệu quả
 Bảo đảm hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp
lý, đầy đủ và kịp thời

 Bảo đảm tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy định trong nội bộ
1.2.2 Nguyên tắc thiết lập hệ thống kiểm soát nôi bộ
- Việc thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ trong một tổ chức đòi hỏi một số


×