Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Các yếu tố tác động đến rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

TRẦN THỊ THU HẰNG

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO HOẠT
ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN TIÊN PHONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : KẾ TOÁN
Mã số ngành: 60340301

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 03/2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

TRẦN THỊ THU HẰNG

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO HOẠT
ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN TIÊN PHONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : KẾ


TOÁN Mã số ngành:
60340301

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HÀ VĂN DŨNG

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 03/2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.
HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS.

HÀ VĂN

DŨNG

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 08 tháng 10 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ
gồm:

T
T
1 P
G
2 P
G

3 P
G
4 T
S.
5 T
S.

C
h

d
P
b
P
b

v

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã
được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày …. tháng ….. năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ

tên
Ng
ày,
Ch
uy

:
T
:
2
:
K
I-

G:
i N
N:
ơ T
M:
S1
Tên đề tài: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO HOẠT ĐỘNG

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG
II:

Nhiệm

vụ




nội

dung

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến rủi ro hoạt động tại Ngân Hàng Thương
Mại Cổ Phần Tiên Phong. Dựa trên các lý thuyết, các nghiên cứu trước đây trên thế
giới cũng như ở Việt Nam, Tác giả xây dụng mô hình nghiên cứu các yếu tố tác
động đến rủi ro hoạt động tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong
trong thời gian
2013-2016. Thông qua xử lý số liệu bằng phần mềm Stata, tác giả tìm ra các yếu tố
tác động đến rủi ro hoạt động tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong và
từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro một cách thấp nhất nhằm nâng
cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên
Phong nói riêng và hệ thống Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần của Việt Nam nói
chung.
III- Ngày giao nhiệm vụ
26/09/2016

:

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ
30/03/2017

:

V- Cán bộ hướng dẫn

:


TS. HÀ VĂN

DŨNG
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGÀNH

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN


TS. HÀ VĂN DŨNG


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Các yếu tố tác động đến rủi ro hoạt động tại Ngân
Hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện luận văn

Trần Thi Thu Hằng


ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể Quý thầy cô đã giảng dạy lớp
Cao học kế toán 15SKT11 Trường Đại Học Công Nghệ TP. HCM, những người
đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích làm cơ sở cho tôi thực hiện tốt
công việc hiện tại và hoàn thành tốt Luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến TS.Hà Văn Dũng - người đã hướng dẫn,
truyền đạt những kinh nghiệm quý báu và tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành Luận
văn với đề tài “Các yếu tố tác động đến rủi ro hoạt động tại Ngân Hàng Thương
Mại Cổ Phần Tiên Phong”.
Xin chân thành cảm ơn các anh, chị trong Ban Quản lý Rủi ro tác nghiệp
và Thị trường Hội Sở Chính Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong; các
Anh, chị Phòng Điện toán; Phòng Quản lý rủi ro TPBank, các bạn bè, đồng
nghiệp đã chia sẻ thông tin, cung cấp cho tôi nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho
đề tài nghiên cứu này.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt nhất
cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện Luận văn.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều nên Luận
văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến góp ý của
Quý thầy cô và các bạn.
Trần Thị Thu Hằng


3

TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài để đánh giá thực trạng các yếu tố tác động đến
RRHĐ tại TPBank trong bốn năm từ 2013 đến 2016. Trên cơ sở đó đưa ra các giải
pháp nhằm hạn chế RRHĐ để nâng cao hiệu quả cho TPBank nói riêng và hệ thống
NHTM tại Việt Nam nói chung.
Số liệu nghiên cứu của đề tài được lấy từ 5 khu vực hoạt động trong vòng bốn
năm tại chính Ban QLRR tác nghiệp và Thị trường (Hội Sở chính TPBank). Kết quả

nghiên cứu cho thấy, mức độ xảy ra tổn thất từ RRHĐ tại các đơn vị vẫn xảy ra
thường xuyên, tần suất xuất hiện nhiều và ngày càng tinh vi, những nguyên nhân chủ
yếu: do chính nhân viên NH và KH cấu kết để trục lợi gây thất thoát tài sản, phẩm
chất đạo đức nghề nghiệp của một số nhân viên NH chưa đạt chuẩn dễ mắc lỗi trong
quá trình công tác....Những tổn thất này vẫn nằm trong hạn mức cho phép và được
xử lý từ quỹ dự phòng Quản lý rủi ro tại đơn vị.
Qua nghiên cứu thực tế về thực trạng RRHĐ tại Ngân hàng Thương Mại cổ
Phần Tiên Phong chứng tỏ rằng NH vẫn đang kiểm soát được RRHĐ và có bộ máy
KSNB vận hành khá tốt trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại
như:
Hệ thống QLRR vẫn chưa được chú trọng quan tâm, chưa có sự triển khai đầy
đủ, chưa quan tâm đến việc xây dựng các chủ trương, chính sách và chưa được theo
dõi chi tiết theo nghiệp vụ cụ thể.
Ngân hàng nhà nước chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng quản lý RRHĐ
có tuân thủ đầy đủ chuẩn mực hay không. Đây là một trong những lý do làm cho các
NHTMCP thực hiện quản lý RRHĐ một cách sơ sài và không đúng chuẩn.
Việc đánh giá, phân bổ nguồn nhân lực chưa thực hiện kịp thời. Chưa quan
tâm đến vấn đề đạo tạo đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ trực tiếp giao dịch với KH.
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, phòng ngừa những tổn thất, tiếp tục
hoàn thiện hệ hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại TPBank. Tăng cường vai trò
quản lý của NHNN trong tham mưu cho Chính phù bổ sung các văn bản pháp lý,
giám sát việc thực hiện các quy định trong lĩnh vực RRHĐ Ngân hàng.


4

ABSTRACT
Researching target of this topic is to evaluate factors affecting limit risk of
operation at TPBank in the recent four years from 2013 to 2016. From such research,

solutions will be recommended to limit risk of operation to improve efficiency for
TPBank in particular and for Commercial Bank System in Vietnam in general.
Researching data of the topic was collected from 5 operating regions within 4
years at Risk Management Board and Market (Head Office of TPBank). The
researching results have shown that the level of causing loss from limit risk of
operation at the agencies is regular with high frequency and more sophisticated, the
main reasons are that the bank staffs cooperate customers to get benefits causing loss
of property, occupational ethics of some bank staffs are not qualified so it is easy for
them to make mistakes during performance of work…. Such losses are still in
allowable limit and settled by provident fund on risk management of the bank.
By actual research on actual situation of risk of operation at TPBank, it proves
that the Bank still controls well the risk of operation and the Domestic Control
Division operates properly during the past years. However, there are some existing
problems, they are:
Risk Management System, guidelines and policies have not been paid much
attention and they are not supervised as specific professional skill.
The State Bank has not paid enough attention to the quality of risk
management to see if it is qualified or not. This is one of the reasons causing
performance of risk management of some commercial banks unqualified and nonstandardized.
Assessment and allocation of human resources have not been implemented
timely. Occupational ethics training for staffs directly transacting with customers has
not been paid enough attention.
From the researching results, the author recommended some solutions to
improve business operation efficiency, prevent losses, continue to complete domestic
control system of TPBank, enhance management role of the State Bank in advicing
the Government on supplementing legal documents, supervising implementation of
regulations on risk of operation in the banking industry.


5


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT .............................................................................................................. iv
MỤC LỤC...................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... ix
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...............................................................................x
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ....................................................................................... xi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .........................................................................................1
1.1.Đặt vấn đề. .........................................................................................................1
1.2.Tính cấp thiết của đề tài. ...................................................................................1
1.3Mục tiêu của đề tài. ............................................................................................2
1.3.1Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: .......................................................................2
1.3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: ...........................................................................2
1.4 Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................2
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ....................................................................2
1.6 Phương pháp nghiên cứu. ..................................................................................2
1.7 Ý nghĩa của việc nghiên cứu. ............................................................................4
1.8 Kết cấu luận văn: ...............................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI. .............................................................................................5
2.1 Khái niệm rủi ro hoạt động................................................................................5
2.2 Các loại rủi ro hoạt động trong NHTM. ............................................................6
2.2.1 Rủi ro tín dụng. ...........................................................................................6
2.2.2 Rủi ro lãi suất. .............................................................................................7
2.2.3 Rủi ro nguồn vốn ........................................................................................8
2.2.3.1 Rủi ro do thừa vốn. ..............................................................................8
2.2.3.1 Rủi ro do thiếu vốn...............................................................................8

2.2.4 Rủi ro hối đoái. ...........................................................................................8
2.2.5 Rủi ro thanh khoản. ....................................................................................9


6

2.2.6Rủi ro tác nghiệp.........................................................................................9
2.2.7 Rủi ro hoạt động ngoại bảng......................................................................9
2.2.8 Rủi ro thuần tuý. .......................................................................................10
2.3 Các yếu tố rủi ro hoạt động. ............................................................................10
2.4 Phân loại rủi ro hoạt động. ..............................................................................12
2.4.1 Rủi ro do tác động bên ngoài ....................................................................12
2.4.2Rủi ro từ nội bộ ngân hàng ........................................................................12
2.5 Vấn đề quản trị rủi ro hoạt động trong NHTM. ..............................................13
2.6 Mối quan hệ giữa rủi ro hoạt động với các loại rủi ro khác trong Ngân
hàng..16
2.7 Kinh nghiệm quản trị rủi ro hoạt động của một số Ngân hàng thương mại trên
Thế giới..................................................................................................................16
2.8 Tổng quan các công trình nghiên cứu trong các hoạt động NHTM. .............17
2.8.1Nghiên cứu ngoài nước................................................................................17
2.8.2Nghiên cứu trong nước. ..............................................................................19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..........................................................................................22
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................23
3.1 Quy trình nghiên cứu. ..................................................................................23
3.2 Dữ liệu nghiên cứu. .........................................................................................24
3.4.1 Gian lận nội bộ..........................................................................................24
3.4.2 Khách hàng, sản phẩm, và thực tiễn kinh doanh ......................................25
3.4.3 Gian lận bên ngoài. ...................................................................................28
3.4.4 Thiệt hại đối với tài sản vật lý...................................................................29
3.4.5 Sự gián đoạn kinh doanh và hệ thống thất bại ..........................................29

3.4.6 Thực hiện, giao hàng, và quản lý quá trình. ..............................................29
3.5 Mô hình hồi quy các yếu tố tác động đến rủi ro hoạt động tại Ngân hàng
Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong. .......................................................................30
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................31
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................32
4.1 Giới thiệu sơ lược về NH TMCP Tiên Phong .................................................32
4.2 Đánh giá chung về phát triển mạng lưới và nguồn nhân lực của NH TMCP
Tiên Phong.............................................................................................................33


vii
4.2.1 Về mạng lưới chi nhánh............................................................................33
4.2.2 Về nguồn nhân lực. ...................................................................................33
4.3 Thực trạng về Rủi ro hoạt động tại TPBank. ..................................................34
4.3.1 Phương pháp quản lý RRHĐ ...................................................................34
4.3.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý RRHĐ tại TPBaank................................35
4.3.3 Các quy trình, quy định chính được áp dụng tại TPBank ........................37
4.3.4 Thực trạng công tác quản lý RRHĐ của TPBank từ năm 2013 đến 2016.39
4.3.4.1 Thực trạng RRHĐ liên quan đến chính sách, quy chế, quy trình .......39
4.3.4.2 Thực trạng RRHĐ liên quan đến cán bộ và công tác tổ chức cán bộ. 39
4.3.4.3 Thực trạng mắc lỗi của cán bộ trong quá trình tác nghiệp.................40
4.3.4.4 Thực trạng chung về những dấu hiệu có mức độ rủi ro cao................44
4.3.4.5 Thực trạng giá trị tổn thất RRHĐ của các bộ phận nghiệp vụ
...............45
4.4 Thống kê lỗi và tỷ lệ mất vốn của các biến độc lập từng khu vực. .................45
4.5 Kết quả nghiên cứu: .........................................................................................48
4.5.1. Phân tích vai trò của KSNB tại Tiên Phong .............................................48
4.5.1.1. Vai trò của kiểm soát trong việc giảm thiểu rủi ro nghiệp vụ phục vụ
khách hàng của NH Tiên Phong. ...................................................................48
4.5.2. Kết quả thống kê mô tả ............................................................................51

4.5.3. Kết quả tương quan giữa các biến ............................................................51
4.5.3.1. Kiểm định sự tương quan và đa cộng tuyến ......................................51
4.5.3.2. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi phần dư - Greene (2000)
........................................................................................................................52
4.5.3.3. Kiểm định hiện tượng tự tương quan phần dư – Wooldridge (2002)
và Drukker (2003) ..........................................................................................53
4.5.3.4. Phân tích kết quả hồi quy ..................................................................53
4.5.4 Phân tích kết quả hồi quy với mô hình LOGIT .........................................54
4.6 Thảo luận kết quả. ...........................................................................................56
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................57
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ...............................................................58
5.1 Đánh giá về Hệ thống Quản trị Rủi ro tín dụng tại TPBank............................58
5.1.1 Những ưu điểm đạt được:..........................................................................58


8

5.1.2 Những vấn đề còn tồn tại ..........................................................................59
5.2 Định hướng hoàn thiện hệ Quản lý rủi ro của TPBank ....................................60
5.2.1 Các giải pháp hoàn thiện môi trường quản lý ...........................................60
5.2.1 1 Các giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro hoạt động. ...........62
5.2.1.2 Các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát.....................................63
5.2.1.3 Các giải pháp hoàn thiện Thông tin và truyền thông..........................64
5.2.1.4 Các giải pháp nâng cao tính hiệu quả của hoạt động giám sát............65
5.2.2 Các giải pháp hỗ trợ từ phía Ngân hàng Nhà nước. ..................................66
5.2.2.1 Ngân hàng Nhà nước cần sớm ban hành các văn bản quy định, hướng
dẫn dùng chung cho việc kiểm soát nội bộ và quản lý RRHĐ. .....................66
5.2.2.2 NHNN cần tăng cường việc giám sát các ngân hàng thực hiện quy chế
về kiểm tra, kiểm soát nội bộ .........................................................................67
5.2.3 Các nguyên tắc về giám sát nghiệp vụ ngân hàng ....................................68

Một hệ thống giám sát nghiệp vụ ngân hàng hiệu quả cần phải: .......................68
5.2.4 Các giải pháp hoàn thiện về khuôn khổ pháp lý đối với Chính phủ.
.........69
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................73
PHỤ LỤC .....................................................................................................................


9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
S C
T H
1B
B
Q
a
2 C Cá
B côn
3 C Côn
N thôn
4 C Chiế
L rủ
5 DB
6

DN

7


H Hộ
Đ quả
NH

8
9
1
0
1
1
1
2
1
3
1
4
1
5
1 U
6 B

N
H
Q
T
R
R
T
C
T

M
T
P
T
T

Ngâ
hàn
Quả
Rủ
động
T
dụn
Th
m
N
g
Trun
g

y
.


10

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Khung quản trị rủi ro hoạt động cơ bản....................................................13
Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu chủ yếu của TPBank năm 2013-2016 .............................34
Bảng 4.2: Mô hình kiểm soát nội bộ tại TPBank. .....................................................36

Bảng 4.3: Sơ đồ hình tháp quản lý chất lượng trong hệ thống TPBank ...................38
Bảng 4.4: Bảng tổng hợp tỷ lệ mất vốn- Chi nhánh Hà Nội – Số 22 Láng Hạ, Thành
Công, Đống Đa, Hà Nội. ...........................................................................................46
Bảng 4.6: Bảng tổng hợp tỷ lệ mất vốn- Chi nhánh Hải Phòng: 8-10 Cầu Đất, Ngô
Quyền, Hải Phòng. (ĐVT: %) ...................................................................................47
Bảng 4.7: Bảng tổng hợp tỷ lệ mất vốn- Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: 456A
Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. ...................47
Bảng 4.8: Bảng tổng hợp tỷ lệ mất vốn- Chi nhánh An Giang: tầng trệt, tầng 1, tòa
nhà 204-204A, đường Trần Hưng Đạo, Phường Mỹ Bình, Thành phố Long Xuyên.
...................................................................................................................................48
Bảng 4.9: Thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình ...........................................51
Bảng 4.7: Kết quả ma trận tự tương quan .................................................................52
Bảng 4.8: kết quả hồi quy mô hình FGLS ................................................................53
Bảng 4.9: kết quả hồi quy với mô hình LOGIT ........................................................55


11

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ phương pháp nghiên cứu .................................................................3
Sơ đồ 3.1 : Quy trình nghiên cứu ..............................................................................23


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề.
Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh đặc biệt bởi tính chất và mức độ rủi ro
cao. Thực tế đã chỉ ra rất nhiều loại rủi ro mà NHTM có thể phải đối mặt. Các loại
rủi ro có thể phân loại như sau: Rủi ro tài chính; Rủi ro hoạt động; Rủi ro thị trường

kinh doanh.
Trong số các loại rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh Ngân hàng thì
rủi ro hoạt động là loại rủi ro bao trùm, khó lường trước nhất, ảnh hưởng trực tiếp
đến quá trình kinh doanh của họ. Trong thời gian vừa qua trên thế giới nói chung và
ngay tại Việt Nam nói riêng đã phải gánh chịu những tổn thất rất lớn ảnh hưởng đến
uy tín và tài sản tài của các NH. Chính vì vậy, nếu quản lý tốt rủi ro hoạt động sẽ
làm giảm thiểu nguy cơ xảy ra rủi ro khác và các NH đang chấp nhận rủi ro để tạo
ra giá trị.
1.2. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong một nền kinh tế đang chuyển mình và liên tục phát triển theo nhịp độ
của khu vực và thế giới, hệ thống ngân hàng được xem như huyết mạch giúp nền
kinh tế tăng trưởng một cách nhanh chóng, đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, thúc đẩy
hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh. Với vị trí quan trọng như vậy, một biến động
nhỏ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng có tác động rất lớn đối với bất
kì chủ thể kinh tế nào tham gia vào quá trình vận động này. Để đảm bảo cho hệ
thông này được hoạt động một cách thông suốt thì cơ chế kiểm soát được xem như
thần kinh trung ương giúp bộ máy vận hành một cách hiệu quả và đảm bảo an toàn.
Một trong những mục tiêu quan trọng của cơ cấu lại ngân hàng tại Việt Nam
hiện nay là đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt động lành mạnh, an toàn và sử dụng
các nguồn lực có hiệu quả. Do đó, một trong số các vấn đề cần giải quyết tốt là tăng
cường, nâng cao hiệu quả của công tác quản trị rủi ro, tổ chức tín dụng. Mặt khác,
trong điều kiện thị trường tài chính Việt Nam đang hội nhập quốc tế sâu rộng thì
nhiệm vụ quản lý rủi ro trong các NHTM càng phải được coi trọng hơn bao giờ hết.
Chính vì vậy để kiểm soát tốt rủi ro hoạt động tại các NHTM nói chung,
ngân hàng TMCP Tiên Phong nói riêng và tính cấp bách trên thực tế hiện nay nên
việc chọn đề tài “Các yếu tố tác động đến rủi ro hoạt động tại NH Thương Mại


Cổ Phần Tiên Phong” là một yêu cầu khách quan và có ý nghĩa to lớn đối với các
ngân hàng thương mại hiện nay.

1.3 Mục tiêu của đề tài.
1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát:
-

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến rủi ro hoạt động tại NH Thương Mại Cổ

Phần Tiên Phong.
1.3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:
-

Làm sáng tỏ lý luận về rủi ro hoạt động của ngân hàng.

-

Phản ánh và đánh giá thực trạng rủi ro hoạt động của NH TMCP Tiên Phong.

-

Đưa ra phương hướng, biện pháp phòng ngừa nhằm hạn chế tổn thất ở mức

thấp nhất tại TPBank.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu.
Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu đã nêu, đề tài tập trung nghiên cứu để trả lời
các câu hỏi sau:
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến rủi do hoạt động tại ngân hàng Thương

mại Cổ Phần Tiên Phong?
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng: Đề tài sẽ tập chung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về rủi ro
hoạt động của ngân hàng TPBank. Từ đó xác định các yếu tố gây ra và tác động đến

RRHĐ để có thể đề xuất một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế RRHĐ.
Phạm vi: Dựa trên số liệu thống kê tại Bộ phận QTRR của hệ thống ngân
hàng TMCP Tiên phong trong khoảng thời gian từ đầu năm 2013 đến 31/12/2016.
Không bao gồm rủi ro chiến lược và rủi ro danh tiếng.
1.6 Phương pháp nghiên cứu.
Để đạt được mục đích của đề tài, trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử
dụng các phương pháp sau:
Phương pháp định tính: Đề tài sử dụng phương pháp thu thập thông tin tổng
quan từ lịch sử các báo cáo RRHĐ, thực tế hoạt động tại TPBank kết hợp phương
pháp thống kê mô tả, phân tích thông tin, so sánh để làm phương pháp luận căn bản
cho việc nghiên cứu (thông qua ma trận rủi ro hoạt động).


Phương pháp định lượng: Trên cơ sở số liệu thu thập từ nguồn thứ cấp như
các báo cáo RRHĐ, báo cáo rủi ro tác nghiệp và thị trường đã được thông báo trong
nội bộ TPBank từ năm 2012 đến 31/12/2015 kết hợp với các quy trình, quy định
đang áp dụng tại TPBank.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực nghiệm về RRHĐ trên thế giới vận dụng
theo đặc thù của TPBank để thu thập dữ liệu đo lường các biến. Tác giả sử dụng
phương pháp phân tích hồi quy mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến RRHĐ từ đó
xác định mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc thông qua các
tham số hồi quy được ước lượng bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS).
Trao đổi ý kiến với người hướng dẫn khoa học cũng như kết hợp với thực tế
bản thân đã là nhân viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp và nhân viên hỗ trợ tín
dụng để tăng cơ sở thực tiễn cho các đánh giá và đề xuất của luận văn.
Phần mềm sử dụng: Phần mềm Stata phiên bản 12.0.
Nghiên cứu các yếu tố tác động
đến RRHĐ trên thế giới và tại
Việt Nam


Đặt giả thuyết và thiết lập mô hình hồi quy
các yếu tố ảnh hưởng đến RRHĐ tại TPBank

Số liệu thu thập từ báo cáo RRHĐ từ năm 2012 đến năm 2015
đã công bố trong nội bộ TPBank.

Phân tích hồi quy mô hình các yếu tố ảnh
hưởng đến RRHĐ tại TPBank

Xác định mối tương quan giữa các biến
thông qua các tham số hồi quy

Đưa ra một số giải pháp để giảm
thiểu RRHĐ tại TPBank – Kết luận

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ phương pháp nghiên cứu


1.7 Ý nghĩa của việc nghiên cứu.
Luận văn đánh giá những ưu điểm, cùng với những hạn chế khi thưc hiện tốt
rủi ro hoạt động tại TPBank.
Luận văn đã góp phần làm rõ lý luận về rủi ro hoạt động và quản trị rủi ro
hoạt động theo Báo cáo COSO năm 2004.
Luận văn đã đưa ra được một số giải pháp nhằm hạn chế và giảm thiểu một
cách thấp nhất rủi ro hoạt động để giúp nhân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả,
đạt được mục tiêu đề ra.

1.8 Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các từ
viết tắt… nội dung của luận văn gồm 05 chương:

Chương I: Giới thiệu
Chương II: Cơ sở lý luận chung về rủi ro hoạt động tại NHTM.
Chương III: Phương pháp nghiên cứu.
Chương IV: Kết quả nghiên cứu.
Chương V: Kết luận và đề xuất.


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO
HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
2.1 Khái niệm rủi ro hoạt động.
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về rủi ro tùy thuộc vào chủ thể và hoạt
động của chủ thể đó trong mối quan hệ với các yếu tố khác nhau của môi trường.
Tuy nhiên, các quan niệm đó đều thống nhất một nội dung coi rủi ro là sự bất trắc
không mong đợi, gây ra thiệt hại và có thể đo lường được.
Rủi ro được Allan H. Willett (1951) định nghĩa: “rủi ro là sự không chắc
chắn về tổn thất”.Rủi ro cũng được định nghĩa là: “rủi ro là khả năng xảy ra tổn
thất”. Đặc biệt Fank H.Knight lại có một quan điểm hoàn toàn khác về rủi ro khi coi
“rủi ro là sự không chắc chắn có thể đo lường được”. Như vậy có thể thấy rủi ro là
sự kiện không may xảy ra luôn gắn liền với hoạt động và môi trường sống của con
người.
Theo Thomas P.Fitch (Dictionary of Banking systems, Barron’s Edutional
Series, Inc, 1997): Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh
toán được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ. Cùng
với rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu trong hoạt động
cho vây của Ngân hàng.
Theo Hennie van Greuning – Sonja B rajovic Bratanovic (The world Bank):
Rủi ro tín dụng được định nghĩa là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền
lãi, hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng. Điều
này gây ra sự cố đối với dòng chu chuyển tiền tệ và gây anh hưởng tới khả năng
thanh khoản của ngân hàng.

Timothy W.Koch (Bank management, University of South Carolina, The
Dryden, 1995, page 107) cho rằng: Một khi ngân hàng nắm giữ tài sản sinh lợi, rủi
ro xảy ra khi khách hàng sai hẹn - có nghĩa là khách hàng không thanh toán vốn gốc
và lãi theo thỏa thuận. Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và
thị giá của vốn xuất phát từ việc khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn.
Là rủi ro do các quy trình nội bộ quy định không đầy đủ hoặc có sai sót;
do con người; do các hệ thống hoặc do các yếu tố bên ngoài. Rủi ro hoạt động
không bao gồm rủi ro danh tiếng và rủi ro chiến lược.
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ, sử dụng số tiền này để


cấp tín dụng và cung ứng các dịch thanh toán nhằm mục tiêu lợi nhuận. Hoạt động
ngân hàng với các sản phẩm dịch vụ truyền thống như: trao đổi tiền tệ, chiết khấu
thương phiếu, cho vay thương mại, nhận tiền gửi, bảo quản vật có giá, tài trợ các
hoạt động của Chính phủ, cung cấp các tài khoản giao dịch và dịch vụ ủy thác...
Hoạt động ngân hàng ngày càng phát triển theo hướng trở thành tập đoàn
gồm nhiều công ty trực thuộc cung cấp các dịch vụ tài chính vì vậy các sản phẩm
dịch vụ ngân hàng cũng ngày càng đa dạng và phong phú đáp ứng đầy đủ mọi nhu
cầu của DN và cá nhân như: cho vay tiêu dùng, quản lý ngân quỹ,tư vấn tài chính,
cho thuê.
Hoạt động ngân hàng ngày càng phát triển theo hướng trở thành tập đoàn
gồm nhiều công ty trực thuộc cung cấp các dịch vụ tài chính vì vậy các sản phẩm
dịch vụ ngân hàng cũng ngày càng đa dạng và phong phú đáp ứng đầy đủ mọi nhu
cầu của DN và cá nhân như: cho vay tiêu dùng, quản lý ngân quỹ, tư vấn tài chính,
cho thuê tài chính, tài trợ dự án, kinh doanh chứng khoán, cung cấp dịch vụ bảo
hiểm, dịch vụ ngân hàng đầu tư và ngân hàng bán buôn, dịch vụ ngân hàng quốc tế,
thanh toán thẻ…
Chính từ những dịch vụ kinh doanh đa dạng, phạm vi hoạt động rộng trong
và ngoài nước như vậy thì rủi ro trong hoạt động ngân hàng cũng ngày càng gia
tăng.

Như vậy, trong hoạt động kinh tế nói chung và trong hoạt động Ngân hàng
nói riêng thì vấn đề rủi ro là không thể tránh khỏi. Vì thế, các nhà quản trị không
thể loại bỏ được rủi ro mà chỉ có thể phát hiện kịp thời để có những biện pháp chủ
động xử lý. Trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường hiện nay, các
nhà quản trị phải biết nhân biết và dự đoán trước các rủi ro để sớm đưa ra các giải
pháp phòng ngừa chống đỡ tác hại của nó…..
2.2 Các loại rủi ro hoạt động trong NHTM.
Trong nền kinh tế thị trường, kinh doanh và rủi ro là hai phạm trù cặp đôi.
Rủi ro tồn tại trong hoạt động kinh doanh dưới các hình thức khác nhau. Do
đặc điểm đặc thù của hoạt động Ngân hàng làm cho hoạt động này có độ rủi ro lớn.
Có các loại rủi ro chủ yếu sau trong hoạt động của ngân hàng thương mại.
2.2.1 Rủi ro tín dụng.
Tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại. Nguồn thu
từ hoạt động tín dụng luôn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng thu nghiệp vụ ngân hàng


và đem lại phần lớn lợi nhuận cho Ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng lại là
hoạt động có nhiều rủi ro nhất và phức tạp nhất. Hoạt động tín dụng liên quan chặt
chẽ đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Mỗi rủi ro trong các lĩnh vực này đều tiềm ẩn
rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Trong hoạt động tín
dụng, ngân hàng thương mại luôn đặt ra mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, đồng thời tối
thiểu hóa rủi ro. Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi ngân hàng thương mại phải có
những giải pháp thích hợp để quản lý và phòng ngừa rủi ro tín dụng.
2.2.2 Rủi ro lãi suất.
Đây là loại rủi ro mang tính xã hội, nó ảnh hưởng đến hầu hết các tổ
chức kinh tế, các cá nhân trong nền kinh tế quốc dân. Người ta quan niệm lãi suất là
chi phí để vay hoặc giá phải trả để thuê vốn trong một thời gian nào đó. Trong cơ
chế thị trường, lãi suất luôn biến động và điều này có thể gây ra rủi ro cho hoạt
động của ngân hàng thương mại. Chẳng hạn, ngân hàng đã ký hợp động cho vay
một kỳ hạn với lãi suất cố định, sự thiệt hại của ngân hàng sẽ diễn ra khi lãi suất

trên thị trường tăng lên. Ngược lại, khi nhận vốn với một thời hạn và lãi suất ấn
định, ngân hàng sẽ bị thiệt hại khi lãi suất thị trường giảm xuống:
Rủi ro lãi suất là loại rủi ro do sự biến động của yếu tố tiền tệ. Rủi ro
lãi suất này sinh ra trong những trường hợp sau:
Lạm phát tăng, lãi suất buộc phải điều chỉnh theo xu hướng tăng làm chi phí
của ngân hàng phải bỏ ra cũng tăng lên, do đố làm giảm thu nhập của ngân
hàng. Khi lam phát cao thị trường có lợi cho người vay vốn và bất lợi cho
người cho vay.
Do cơ cấu tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng không hợp lý. Ngân hàng
dùng tài sản nợ ngắn hạn để đầu tư vào tài sản có dài hạn. Nếu lãi suất ngắn
hạn tăng, chi phí ngân hàng phải bỏ ra cũng sẽ tăng lên, trong khi thu nhập ở
tài sản có dài hạn vẫn giữ nguyên, như vậy thu nhập của ngân hàng không
đủ bù đắp chi phí kinh doanh, dẫn đến ăn mòn vào vốn.
Ngoài ra, rủi ro lãi suất có thể xảy ra do trình độ thấp kém bị thua
thiệt trong việc cạnh tranh lãi suất trên thị trường. Hoặc do yếu tố của nền kinh tế
tác động đến lãi suất như cung, cầu, yếu tố thị trường…Khi Nhà nước có quyết
định điều chỉnh lãi suất theo hướng giảm xuống, trong khi tiền gửi có kỳ hạn chưa


đến hạn trả. Như vậy, lãi suất cho vay bị giảm thấp, nhưng phần trả lãi cho những
khoản tiền gửi có kỳ hạn lại không giảm tương ứng dẫn đến rủi ro lãi suất.
2.2.3 Rủi ro nguồn vốn
2.2.3.1 Rủi ro do thừa vốn.
Như ta biết, nguồn vốn hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại là
nguồn vốn huy động. Để huy động được vốn Ngân hàng phải trả lãi cho người gửi
tiền. Nếu số này bị ứ đọng, không thể cho vay hoặc đầu tư vào các loại tài sản có
thể sinh lời trong khi ngân hàng vẫn phải trả lãi cho số vốn đã huy động thì có nghĩa
là các thiệt hại của ngân hàng đang diễn ra. Nếu quá trình này kéo dài ở mức độ lớn
có thể dẫn đến thua lỗ trong kinh doanh. Giải quyết vấn đề này, NHTM cần phải
tăng cường công tác kế hoạch hoá, đảm bảo cân đối giữa vốn huy động và vốn cho

vay.
2.2.3.1 Rủi ro do thiếu vốn.
Loại rủi ro này xảy ra khi Ngân hàng không đáp ứng được các nhu cầu cho
vay và đầu tư, thậm chí không đủ vốn để thanh toán cho người gửi tiền khi đến hạn.
Rủi ro này xuất phát từ chức năng chuyển hoán các kỳ hạn sử dụng vốn và nguồn
vốn của ngân hàng, thông thường các kỳ hạn sử dụng vốn dài hơn kỳ hạn các
nguồn vốn, hoặc do mất lòng tin mà các hàng loạt khách hàng đến rút tiền, khiến
cho ngân hàng không có đủ tiền để chi trả cùng một lúc. Trong bối cảnh đó, ngân
hàng khó lòng huy động được nguồn vốn dồi dào, từ đó kinh doanh có thể bị thu
hẹp và vỡ nợ rất có thể xảy ra. Rủi ro này còn có thể do ngân hàng chưa thực hiện
tốt công tác huy động vốn thể hiện ở việc không thu hút đủ vốn để cho vay hoặc do
sự mất cân đối trong cơ cấu vốn huy động, thiếu các nguồn vốn trung dài hạn trong
khi nhu cầu vay vốn trung dài hạn lại ở mức cao. Điều này đã làm cho Ngân hàng
mất cơ hội đầu tư vào những dự án an toàn và có thể đem lại lợi nhuận cao.
2.2.4 Rủi ro hối đoái.
Rủi ro hối đoái là loại rủi ro do sự biến động của tỷ giá hối đoái. Nếu tỷ giá
hối đoái bán ra lớn hơn tỷ giá mua vào thì nhà kinh doanh có lãi, ngược lại thì bị lỗ.
Sự thay đổi tỷ giá dẫn đến sự thay đổi về giá trị ngoại hối, cụ thể:
Nếu ngân hàng có dư dật về ngoại tệ (vị thế thường - net long position): Nếu
ngoại tệ đó lên giá thì ngân hàng sẽ có lãi khi đánh giá lại và ngược lại ngân
hàng sẽ lỗ khi ngoại tệ đó xuống giá.


Nếu ngân hàng ở vị thế đoản (net short position) về loại ngoại tệ nào đó, khi
ngoại tệ đó lên giá, ngân hàng sẽ lỗ và ngược lại ngân hàng sẽ có lãi khi
ngoại tệ đó xuống giá.
Một trạng thái ngoại hối dù ở thế trường hay thế đoản đều có nguy cơ gây ra
tổn thất cho ngân hàng. Dư dật về ngoại tệ (vị thế trường) càng lớn thì rủi ro càng
cao khi tỷ giá giảm, ngược lại, đoản về ngoại tệ nào đó càng mạnh thì rủi ro cũng
không ít khi tỷ lệ tăng.

Khi phân biệt tình hình lãi lỗ ngoại hối theo vị thế ngoại hối, người ta so
sánh lỗ, lãi thực tế xảy ra so với mức lãi, lỗ dự kiến, qua đó đánh giá chất lượng
quản lý rủi ro so với mức lãi, lỗ dự kiến, qua đó đánh giá chất lượng quản lý rủi ro
tỷ giá hối đoái của một ngân hàng.
2.2.5 Rủi ro thanh khoản.
Rủi ro dẫn đến tổn thất, mất khả năng thanh toán cho Ngân hàng khi Ngân
hàng không đủ vốn khả dụng với chi phí hợp lý, không thể bán tài sản với chi phí
hợp lý hoặc phải huy động cá nguồn vốn với chi phí cao vào đúng thời điểm Ngân
hàng cần để đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán, tài chính mà Ngân hàng phải thực
hiện. Rủi ro thanh toán lớn nhất khi Ngân hàng không thể dự kiếm được nhu cầu
vốn mới hay nhu cầu rút tiền gửi, và Ngân hàng không thể tiếp cận được các nguồn
bổ sung tiền mặt, ví dụ như thông qua một hạn mức tín dụng đã ký kết. (Các nguồn
như các khoản cam kết rủi ro tập chung hay cơ cấu tài sản có và tài sản nợ).
2.2.6 Rủi ro tác nghiệp.
Rủi ro tác nghiệp là nguy cơ tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp do cán bộ ngân
hàng, quá trình xử lý và hệ thống nội bộ không đầy đủ hoặc không hoạt động hoặc
do các sự kiện bên ngoài tác động vào hoạt động ngân hàng.
2.2.7 Rủi ro hoạt động ngoại bảng.
Một xu hướng đang phát triển mạnh mẽ trong hoạt động của một ngân hàng
hiện đại là việc mở rộng các nghiệp vụ ngoại bảng. Theo định nghĩa, hoạt động
ngoại bảng là các hoạt động không thuộc bảng cân đối tài sản (nội bảng), bởi vì các
hoạt động này không liên quan đến việc nắm giữ các chứng khoán hay giấy nhận
nợ thứ cấp. Tuy nhiên, các hoạt động ngoại bảng có thể ảnh hưởng đến trạng thái
tương lai của bảng cân đối tài sản nội bảng bởi vì các hoạt động ngoại bảng có thể


×