Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Giải pháp vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

QUÁCH ĐÔNG GIÀM

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ở CÁC ĐƠN VỊ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2016


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ở CÁC ĐƠN VỊ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. DƯƠNG THỊ MAI HÀ TRÂM


TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2016


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. DƯƠNG THỊ MAI HÀ TRÂM
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ
ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 27 tháng 03 năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc
sĩ)

TT
1
2
3
4
5

Họ và tên
PGS.TS. Phan Đình Nguyên
TS. Nguyễn Quyết Thắng
TS. Nguyễn Thị Mỹ Linh
PGS.TS. Lê Quốc Hội
TS. Hà Văn Dũng


Chức danh Hội đồng
Chủ tịch
Phản biện 1
Phản biện 2
Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn

PGS.TS. Phan Đình Nguyên



TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 2016

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ

tên

học


viên:

..........Q...U...Á...C...H.....Đ...Ô...N...G.....G...I..À...M.........................Giới

tính:

..N...a..m..................

sinh:

Ngày,

tháng,

năm

....1...9.../..1..0.../...1..9..8..5......................................Nơi sinh: ..C...à...M....a...u..........
Chuyên

ngành:

...............K....ế...t.o..á..n....–...K...i.ể..m.....t.o..á...n..........................MSHV:

.

1..4..4..1...8..5..0..0..1..1.......
I- Tên
tài:

đề


.
C...Á...C.....Y...Ế...U....T...Ố....Ả...N...H.....H...Ư....Ở...N...G.....Đ...Ế...N....C...H...Ấ.
..T....L...Ư....Ợ...N...G.....B...Á...O....C...Á...O.....T...À...I...C...H...Í..N...H.....
.
Ở.....C...Á...C....Đ...Ơ....N....V...Ị....C...Ô...N....G....T...R...Ê...N....Đ...Ị..A....B...À...
N....T...H....À...N...H....P...H...Ố.....H...Ồ.....C...H...Í...M....I..N...H............
.................................................................................................................................................
II- Nhiệm vụ và nội
dung:
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
III- Ngày giao nhiệm vụ: (Ngày bắt đầu thực hiện LV ghi trong QĐ giao đề
tài)
IVNgày
hoàn
thành
.......................................................................................

nhiệm

vụ:

V- Cán bộ hướng dẫn: (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên)
.................................................
.............T...S.....D...Ư....Ơ...N...G.....T...H...Ị...M....A...I...H...À....T...R...Â....M...........
............................................................



.................................................................................................................................................
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGÀNH

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ
ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung nghiên cứu của toàn bộ luận
văn này.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)


ii


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, Tôi xin gửi đến quý Thầy Cô ở khoa Kế toán –
Tài chính – Ngân hàng; phòng Quản lý khoa học và đào tạo sau đại học – Trường
Đại học Công nghệ Tp. HCM; tất cả quý Thầy Cô đã truyền đạt vốn kiến thức quý
báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi chân thành cảm ơn TS. Dương Thị Mai Hà Trâm đã tận tâm hướng dẫn
tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài luận văn. Nếu không có những lời
hướng dẫn tận tnh của cô thì tôi rất khó hoàn thành được luận văn này.
Mặc dù, tôi đã cố gắng rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và thực
hiện luận văn. Nhưng do hạn chế về mặt thời gian cùng với việc thiếu kinh nghiệm
trong nghiên cứu nên đề tài luận văn chắc chắn còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Tôi
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô để luận văn
của
tôi được hoàn thiện hơn nữa.
TP. HCM, tháng 01 năm 2016
Tác giả


3

TÓM TẮT
Kế toán khu vực công Việt Nam hiện nay còn nhiều cách biệt so với kế toán
khu vực công trên thế giới. Kế toán khu vực công Việt Nam chưa cung cấp thông
tin hữu ích cho trách nhiệm giải trình và ra quyết định.Vì vậy, kế toán khu vực công
chưa là công cụ hữu ích để quản lý, kiểm soát nguồn tài chính công. Bên cạnh đó là
quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đã hình thành các mối quan hệ quốc tế
đồng thời tạo ra nhu cầu đòi hỏi thông tin được cung cấp phải có tnh chuẩn mực,
có khả năng so sánh và phải được quốc tế thừa nhận. Luận văn đã nghiên cứu:
“Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính ở các đơn vị công
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” nhằm nâng cao tnh hữu ích của thông tin

trên báo cáo tài chính cho mục đích ra quyết định và đánh giá trách nhiệm giải
trình đồng thời phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế.
Tổng hợp các lý luận, thừa kế kết quả từ các nghiên cứu trước đây có liên
quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài, tác giả bước đầu hình thành nên các thang
đo về các yếu tố ảnh hưởng đến báo cáo tài chính khu vực công ; Kết quả nghiên
cứu cả 5 yếu tố: Chuẩn mực Kế toán Quốc tế, Cơ chế Tài chính công, Yêu cầu của
Lãnh đạo, Giáo dục nghề nghiệp và Luật Ngân sách Nhà nước đều có ảnh hưởng
tỷ lệ thuận đến hoạt động của các đơn vị khu vực công Việt Nam. Tức là khi GDNN,
CCTC, LNSNN, CMQT, YCLD càng cao thì hệ thống Báo cáo tài chính của các đơn
vị khu vực công Việt Nam hoạt động hiệu quả. Trong 5 yếu tố này thì yếu tố
Cơ chế Tài chính công (  = 0.714) có sự ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động của
hệ thống Báo cáo tài chính tại các đơn vị khu vực công Việt Nam, tiếp đến là yếu tố
Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (  = 0.265), Luật Ngân sách Nhà nước (  = 0.253),
Giáo dục nghề nghiệp (  = 0.221) và cuối cùng là Yêu cầu của Lãnh đạo (  =
0.197).
Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp có tác động
trực tiếp đến các yếu tố nhằm hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính khu vực công
theo hướng hội nhập quốc tế .


4

ABSTRACT
Public Sector Accounting Vietnam now still many gaps compared with the
public sector accounting in the world. Public Sector Accounting Vietnam does not
provide useful information for accountability and decision. So, public sector
accounting is not a useful tool for management and control of public financing.
Besides the process of globalization of the world economy has formed
international relationship while creating demand that information provided must
be the norm, with the ability to compare and must be internationally recognized.

Thesis has studied: "The factors affectng the quality financial statements in
HoChiMinh city" to enhance the usefulness of information on the financial
statements for purposes of making decisions and assess accountability and
in line with international accounting rules.
Synthesis of reasoning, inheritance results from previous studies related
directly and indirectly to the subject, the author initially formed the scale of the
factors that affect the financial reporting area public sector; Findings All 05 factors:
International Standards, Public Finance Mechanism, Requests Prime Minister,
Education and Career State Budget Law have influence proportional to the
operation in the Vietnam public sector. Ie when GDNN, CCTC, LNSNN, CMQT, higher
invoice system financial statements of public sector units operate effectively
Vietnam. Among five factors, Public Finance Mechanisms have the greatest impact
to the operation of the financial system in the Report public sector unit of
Vietnam, is the most powerful factor in Public Finance Mechanisms ( = 0.714),
followed by the International Standards factor (= 0.265), the Law on State Budget
(= 0.253), Career Education (= 0.221) and finally the Request of the heads (= 0.197).
From the results of the study, the authors have proposed a number of
measures have a direct impact to the factors in order to improve the financial
reporting system, the public sector towards international integration.


5


6

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ II

TÓM TẮT .................................................................................................................III
ABSTRACT ............................................................................................................. IV
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................VIII DANH
MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... IX DANH
MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH.................................X PHẦN MỞ
ĐẦU .........................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................1
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU...................................................................................1
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .....................................................2
4.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................2
4.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................2
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................2
6. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU .........................................................................3
7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...........................................................3
CHƯƠNG 1 ................................................................................................................4
TỔNG QUAN .............................................................................................................4
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC.................................................4
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC .................................................5
1.3. NHẬN XÉT .....................................................................................................7
CHƯƠNG 2 ................................................................................................................9
CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................................................9
2.1. BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHU VỰC CÔNG THEO KHUÔN MẪU LÝ THUYẾT KẾ
TOÁN KHU VỰC CÔNG QUỐC TẾ VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG QUỐC TẾ.
......................................................................................9
2.1.1. Khái niệm ...................................................................................................9
2.1.2. Phân loại BCTC khu vực công...................................................................9
2.1.3 Mục đích của báo cáo tài chính cho mục đích chung của khu vực công: 11
2.1.4. Đặc tính thông tin trình bày trên báo cáo tài chính cho mục đích
chung của khu vực

công:..................................................................................12
2.1.5. Các nguyên tắc lập và trình bày BCTC cho mục đích chung: ..........13


2.1.6 Số lượng, nội dung và kết cấu của báo cáo tài chính cho mục đích
chung của khu vực
công.....................................................................................15
2.2. CÁC LÝ THUYẾT NỀN PHỤC VỤ CHO VIỆC NGHIÊN CỨU ................16
2.2.1. Lý thuyết đại diện hay còn gọi lý thuyết ủy nhiệm (Agency Theory) .......16
2.2.2. Lý thuyết Quỹ ...........................................................................................18
2.3. BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHU VỰC CÔNG Ở MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ BÀI HỌC
KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM......................................................18
CHƯƠNG 3 ..............................................................................................................21
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................................21
3.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................................21
3.2. KHUNG NGHIÊN CỨU ..............................................................................23
3.3. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ........................................................................24
3.4. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT...........................................................25
3.5. PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUI ĐỀ XUẤT........................................................25
3.6. NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC .....................................................................30
3.6.1. Phương pháp chọn mẫu
...........................................................................30
3.6.2. Thiết kế thang đo cho bảng câu hỏi
.........................................................30
3.6.3. Diễn đạt và mã hoá thang đo...................................................................30
CHƯƠNG 4 ..............................................................................................................34
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................34
4.1. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO ...................................34
4.1.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach's alpha ..................35
4.1.2 Đánh giá giá trị thang đo - phân tích yếu tố khám phá EFA ...................39

4.2. KIỂM ĐỊNH TƯƠNG QUAN ...............................................................................44
4.3. KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG SAI ANOVA ..................................................................45
4.3.1. Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi qui tổng thể ..............................35
4.3.2 Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các hệ số hồi qui ............................46
4.4. KIỂM TRA CÁC GIẢ ĐỊNH MÔ HÌNH HỒI QUY BỘI .............................................47
4.4.1. Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi qui tổng thể ..............................35
4.4.2 Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các hệ số hồi qui ............................48
4.5. KIỂM TRA GIẢ ĐỊNH KHÔNG CÓ MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN ĐỘC LẬP
(HIỆN TƯỢNG ĐA CỘNG TUYẾN) ............................................................................50
4.6. MÔ HÌNH HỒI QUY CHÍNH THỨC CÁC YẾU TỐ CỦA HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI
CHÍNH ẢNH HƯỞNG TỚI HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH ........................................51
4.7. MỘT SỐ THẢO LUẬN TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................53
CHƯƠNG 5 ..............................................................................................................56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................56
5.1. KẾT LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BCTC CÔNG .......56
5.2. KIẾN NGHỊ ......................................................................................................58


vii

5.2.1 Về Cơ chế tài chính công:.........................................................................58
5.2.2 Về Chuẩn mực kế toán:.............................................................................59
5.2.3 Về Luật ngân sách Nhà nước: ..................................................................61
5.2.4 Về Giáo dục nghề nghiệp: ........................................................................63
5.2.5 Về Yêu cầu của Lãnh đạo: ........................................................................64
5.3. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .................................64
5.3.1. Hạn chế của luận văn ..............................................................................64
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................67



8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCTC: Báo cáo tài chính
HCSN: Hành chính sự nghiệp
IMF: Quỹ tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund)
IPSAS: Chuẩn mực kế toán công quốc tế (International Public Sector Accounting
Standards)
KBNN: Kho bạc Nhà nước
NSNN: Ngân sách Nhà nước
SXKD: Sản xuất kinh doanh


9


10

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Bảng so sánh BCTC cho mục đích chung và BCTC cho mục đích đặc
biệt.............................................................................................................................9
Bảng 3.1. Bảng mã hóa các biến .............................................................................31
Bảng 4.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo Chuẩn mực Kế toán Quốc tế ...................35
Bảng 4.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo Cơ chế Tài chính công ............................36
Bảng 4.3. Đánh giá độ tin cậy thang đo Yêu cầu của Lãnh đạo .............................36
Bảng 4.4. Đánh giá độ tin cậy thang đo Giáo dục nghề nghiệp..............................37
Bảng 4.5. Đánh giá độ tin cậy thang đo Luật ngân sách Nhà nước ........................37
Bảng 4.6. Đánh giá độ tin cậy thang đo Báo cáo tài chính .....................................38

Bảng 4.7. Kiểm định điều kiện thực hiện của EFA ................................................40
Bảng 4.8. Bảng ma trận yếu tố sau khi xoay ..........................................................42
Bảng 4.9. Kiểm định điều kiện thực hiện của EFA ................................................43
Bảng 4.10. Ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập ..............44
Bảng 4.11a. Tóm tắt mô hình với biến phụ thuộc là Báo cáo tài chính..................46
Bảng 4.11b. Phân tch ANOVA – Độ tin cậy của mô hình ....................................46
Bảng 4.12. Bảng kết quả các trọng số hồi quy .......................................................46
Bảng 4.13. Bảng Kiểm định giả định phương sai của sai số ..................................47
Bảng 4.14. Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết ............................................52
Bảng 5.1. Bảng sắp xếp thứ tự quan trọng theo hệ số Beta của các yếu tố
............57


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Trang
Hình 3.1: Khung nghiên cứu ........................................................................... 22
Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu ...................................................................... 25
Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu ........................................................................ 26
Hình 4.1: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy ..........
48
Hình 4.2: Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa .................................. 49
Hình 4.3: Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa............................... 50


1


2

PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay chế độ kế toán khu vực công Việt Nam còn nhiều cách biệt so với kế
toán khu vực công trên thế giới, kế toán khu vực công Việt Nam chưa cung cấp
thông tin hữu ích cho trách nhiệm giải trình và ra quyết định.Vì vậy, kế toán khu
vực công chưa là công cụ hữu ích để quản lý, kiểm soát nguồn tài chính công. Bên
cạnh đó là quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đã hình thành các mối quan
hệ quốc tế đồng thời tạo ra nhu cầu đòi hỏi thông tin được cung cấp phải có tnh
chuẩn mực, có khả năng so sánh và phải được quốc tế thừa nhận (Bộ tài chính,
2011). Do đó, đề tài nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo
tài chính ở các đơn vị công trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” nhằm nâng
cao tnh hữu ích của thông tin trên báo cáo tài chính cho mục đích ra quyết
định và đánh giá trách nhiệm giải trình đồng thời phù hợp với thông lệ kế toán
quốc tế là việc làm cấp thiết và rất hữu ích cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
• Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính ở các đơn
vị công nhằm đảm bảo BCTC khu vực công cung cấp thông tin hữu ích và phù hợp
với thông lệ kế toán quốc tế.
• Thực trạng mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến báo cáo tài chính
khu vực công hiện nay.
• Đề xuất các giải pháp nền nhằm đảm bảo cho việc đổi mới kế toán khu vực
công Việt Nam được khả thi, qua đó tạo cơ sở pháp lý cho việc thiết lập hệ thống
BCTC cho mục đích chung ở khu vực công nói chung và ở đơn vị HCSN nói riêng
nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng theo hướng tiếp cận chuẩn
mực kế toán công quốc tế và xu hướng chung về kế toán công của các quốc gia trên
thế giới nhưng vẫn phù hợp với môi trường của Việt Nam.
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU


• Các yếu tố nào ảnh hưởng đến BCTC khu vực công Việt Nam nhằm đảm bảo
BCTC khu vực công tại Việt Nam cung cấp thông tin hữu ích và phù hợp với thông

lệ kế toán quốc tế?
• Mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến báo cáo tài chính khu
vực công hiện nay như thế nào?
• Giải pháp cho việc nâng cao chất lượng báo cáo tài chính khu vực công Việt
Nam như thế nào để BCTC khu vực công có thể cung cấp thông tin hữu ích và phù
hợp với thông lệ kế toán quốc tế?
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố tác động đến báo cáo tài chính khu vực công.
Đối tượng nghiên cứu cụ thể bao gồm:
• Chế độ kế toán và BCTC của các đơn vị thuộc khu vực công Việt Nam.
• Chuẩn mực kế toán công quốc tế và xu hướng kế toán khu vực công trên thế giới.
• Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính ở các đơn vị công nhằm
cung cấp thông tin trên BCTC trung thực, hữu ích và phù hợp với thông lệ kế toán
quốc tế.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
• Phạm vi nghiên cứu là: các đơn vị HCSN trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh. Do các đơn vị HCSN chiếm đại bộ phận trong khu vực Công tại Việt Nam.
• Thời gian thực hiện khảo sát: Tháng 9 năm 2015.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiêu cứu được thực hiện thông qua hai bước chính: Nghiên
cứu tổng thể để khám phá bằng phương pháp nghiên cứu định tnh và nghiên
cứu kiểm định bằng phương pháp nghiên cứu định lượng.
(1) Nghiên cứu tổng thể: thực hiện lượt khảo các kết quả nghiên cứu trước
trên thế giới và ở Việt Nam để tm hiểu sâu về những yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng BCTC ở các đơn vị công. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu định tnh bằng
cách thảo luận và trao đổi trực tiếp với các chuyên gia về kế toán công.


(2) Nghiên cứu kiểm định: thông qua phương pháp định lượng, thực hiện

khảo sát mức độ ảnh hưởng đến chất lượng BCTC ở các đơn vị công bằng bảng
trả lời câu hỏi của những người làm công tác kế toán ở các đơn vị công . Ngoài ra,
đề tài cũng tiến hành đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC ở các
đơn vị công để xây dựng mô hình hồi quy phản ánh mối tương quan giữa các yếu
tố ảnh hưởng và chất lượng BCTC.
6. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đóng góp nhất định về mặt lý luận và thực
tiễn cho kế toán khu vực công bao gồm:
Về mặt lý luận: Phân biệt và làm sáng tỏ về mặt lý luận hai loại BCTC cho
đơn vị công đó là: BCTC cho mục đích chung và BCTC cho mục đích đặc biệt.
Về mặt thực tễn:
• Đánh giá thực trạng và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
báo cáo tài chính ở các đơn vị công nhằm đảm bảo BCTC khu vực công tại Việt
Nam cung cấp thông tin hữu ích và phù hợp với thông lệ quốc tế.
• Đề xuất giải pháp nền để BCTC khu vực công Việt Nam có thể được lập và
trình bày được theo thông lệ kế toán quốc tế và cung cấp thông tin hữu ích.
• Hoàn thiện nội dung thông tin trên BCTC cho mục đích chung của khu vực
công nói chung và đơn vị hành chính sự nghiệp nói riêng để BCTC cung cấp thông
tin hữu ích cho việc ra quyết định và trách nhiệm giải trình, phù hợp với thông lệ kế
toán quốc tế, phù hợp với môi trường Việt Nam.
7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Bố cục nghiên cứu này được chia thành 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kiến nghị



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
Tại Việt Nam, tác giả chưa thấy các công trình nghiên cứu chuyên sâu, sử
dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và thực hiện khảo sát tại Việt Nam để
xác định các yếu tố ảnh hưởng đến báo cáo tài chính khu vực công và các nghiên
cứu chuyên sâu về BCTC khu vực công Việt Nam.
Lê Thị Cẩm Hồng (2013), trong luận văn thạc sỹ nghiên cứu hoàn thiện BCTC
đơn vị HCSN theo định hướng tiếp cận IPSAS, theo tác giả trước mắt để hệ thống
BCTC hiện hành phù hợp với bản chất và yêu cầu cung cấp thông tin thì cần phải có
những thay đổi về danh mục cũng như nội dung của các báo cáo .
Phan Thị Thúy Quỳnh (2012), trong luận văn thạc sỹ nghiên cứu thiết lập hệ
thống BCTC cho đơn vị HCSN, tác giả đề xuất hệ thống BCTC của đơn vị HCSN trong
giai đoạn 2012 – 2015 sẽ bao gồm: Bảng cân đối tài khoản, Báo cáo tổng hợp tnh
hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng, Báo cáo thu chi hoạt động sự
nghiệp và hoạt động SXKD và Thuyết minh BCTC. Bên cạnh bốn thành phần báo
cáo chính thức, đơn vị HCSN phải lập thêm năm phụ biểu gồm Báo cáo chi tiết kinh
phí hoạt động, Báo cáo chi tiết kinh phí dự án, Bảng đối chiếu dự toán kinh phí
ngân sách tại KBNN, Bảng đối chiếu tnh hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh
phí tại KBNN, Bảng đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi và nộp cho cơ quan nhà
nước có thẩm quyền nhằm phục vụ cho công tác kiểm tra, đối chiếu, điều chỉnh và
khai thác số liệu. Từ sau 2015 hệ thống BCTC mới của đơn vị HCSN được đề xuất
bao gồm bốn báo cáo: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo thu, chi và kết quả hoạt động;
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh BCTC.
Hà Phước Vũ (2014), trong báo cáo tại hội thảo khoa học kế toán khu vực
công trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu, theo tác giả còn nhiều cách biệt
giữa IPSAS và các qui định pháp lý của Việt Nam về trình bày BCTC. Sự khác biệt
này



được giải thích do các nguyên nhân: (1) Cơ chế quản lý tài chính. (2) Cơ sở kế toán
áp dụng. (3) Mức độ công bố thông tin và đối tượng sử dụng thông tin kế toán.
Mai Thị Hoàng Minh (2014), trong bài viết về vận dụng IPSAS để trình bày
BCTC nhà nước theo mô hình tổng kế toán nhà nước, theo tác giả những trở ngại,
thách thức cho Việt Nam khi vận dụng IPSAS để lập BCTC nhà nước bao gồm: (1)
Chưa hình thành hệ thống kế toán nhà nước thống nhất, phương pháp và nguyên
tắc kế toán chưa tuân thủ hoàn toàn thông lệ kế toán quốc tế. (2) Số liệu kế toán tại
các đơn vị kế toán nhà nước chưa đồng bộ. (3) Kho bạc nhà nước chưa triển khai và
vận hành một cách hoàn chỉnh hệ thống thông tin kế toán tập trung. (4) Khuôn khổ
pháp lý chưa đồng bộ và chưa theo kịp với sự phát triển của kinh tế thị trường. (5)
Năng lực, trình độ của cán bộ còn bị giới hạn. (6) Lộ trình cải cách chậm và nguồn
lực tài chính dành cho cải cách kế toán chưa đáp ứng được yêu cầu.
Trên quan điểm kế thừa và tiếp tục phát triển những công trình nghiên cứu
trước, tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu về kế toán khu vực công tại Việt Nam và tập
trung nghiên cứu kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính
ở các đơn vị công. Trên cơ sở đó tạo tiền đề cho việc hoàn thiện BCTC khu vực
công để BCTC khu vực công Việt Nam cung cấp thông tin hữu ích và phù hợp với
thông lệ kế toán quốc tế. Tuy nhiên, do đặc thù khu vực công quá rộng, quá nhiều
loại hình đơn vị thuộc khu vực công như đơn vị hành chính sự nghiệp, kho bạc,
thuế, hải quan, phường xã v.v… mà hiện nay các đơn vị này đang làm kế toán theo
những qui định khác nhau của Bộ tài chính. Vì vậy, theo nội dung đã được giải
thích trong phần phạm vi nghiên cứu, đề tài nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến báo
cáo tài chính khu vực công Việt Nam nhưng sẽ phân tch và minh họa cụ thể nội
dung, kết cấu BCTC cho đơn vị hành chính sự nghiệp.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC
Bằng phương pháp nghiên cứu định tnh, các nghiên cứu trước đây của Luder
(1992); Ouda (2004, 2008); Chan J.L (2005); Phetphrairin Upping và Judy Olive
(2011); Harun Harun và Haryono Kamase (2012); Cristina Silvia Nistora và cộng sự
(2013) đều khẳng định để nâng cao chất lượng thông tin BCTC khu vực công



nhằm tăng cường tnh hữu ích, trung thực, đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin cho
việc ra quyết định và đánh giá trách nhiệm giải trình thì các quốc gia cần thực hiện
kế toán khu vực công trên cơ sở dồn tch hoàn toàn. Bên cạnh đó bằng việc sử
dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và định tnh các nghiên cứu trước đây đã
xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi kế toán sang cơ sở dồn tch của
các quốc gia phát triển (Klaus G. Luder, 1992; Hassan A. G. Ouda, 2004; Cristina
Silvia Nistora và cộng sự, 2013) và các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi kế
toán cơ sở dồn tch của các nước đang phát triển (Chan J.L, 2005; Hassan
A.

G. Ouda,2008; Phetphrairin Upping và Judy Olive, 2011; Harun Harun và

Haryono Kamase, 2012; Cristina Silvia Nistora và cộng sự, 2013).
Về BCTC cho khu vực công, các nghiên cứu trước đây của Carlin Tyrone M
(2003), Daniela Artemisa Calu và cộng sự (2008), Colin Clark(2010), Janet Mack
(2003, 2006) v.v... khẳng định mục tiêu BCTC khu vực công ngoài việc cung cấp
thông tin hữu ích cho việc ra quyết định còn cung cấp thông tin cho việc đánh giá
trách nhiệm giải trình. Tuy nhiên, khi lập BCTC trên cơ sở dồn tch để đáp ứng mục
tiêu BCTC phải thực hiện đầy đủ, toàn phần chứ nếu chỉ thực hiện ở một vài lĩnh
vực và một vài tiểu bang thì không mang lại hiệu quả so với chi phí bỏ ra (Carlin
Tyrone M, 2003) và BCTC cho mục đích chung cung cấp thông tin hữu ích thì BCTC
phải bao gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ, Bảng thuyết minh BCTC và Báo cáo kiểm toán BCTC (Janet
Mack, 2006). Yasuhiro Yamada (2007), Maria Kapadis và Colin Clark (2010) đã
xác định các BCTC trong khu vực công trình bày các thông tin về tnh hình tài chính,
tnh hình hoạt động, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các thông tin thuyết minh về tnh
hình tài chính và phi tài chính để cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết định
và đánh giá trách nhiệm giải trình. Việc nghiên cứu lập và trình bày BCTC theo
IPSAS bao gồm năm báo cáo Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động,

báo cáo lưu chuyển tiền, báo cáo tình hình thay đổi vốn chủ sở hữu và bảng
thuyết minh BCTC thì chắc chắn thông tin cung cấp sẽ giá trị hơn, hữu ích hơn
(Carmen Cretu và cộng sự, 2011).


×