Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Xây dựng cơ chế tự chủ tài chính tại trường cao đẳng nghề long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
-----------------------------------------

ĐỖ THỊ THU THỦY

XÂY DỰNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------------------

ĐỖ THỊ THU THỦY

XÂY DỰNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN THỊ HẰNG NGA



i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Đỗ Thị Thu Thủy


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành bởi sự nổ lực của bản thân, sự giúp đỡ tận tình của
các thầy cô, bạn bè, các anh chị đồng nghiệp, ban giám hiệu trường Cao Đẳng Nghề
Long An và những người thân trong gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô Trường Đại học Cộng
Nghệ TP. HCM đã tận tâm truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành
chương trình Cao học ngành kế toán.
Xin chân thành cảm ơn và kính trọng sâu sắc đến Tiến sĩ Phan Thị Hằng Nga,
người đã nhiệt tình chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng đề cương và giúp tôi thực
hiện hoàn thành luận văn này.
Chân thành cảm ơn gia đình, nhà trường, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều
kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp.


Học viên

Đỗ Thị Thu Thủy


3

TÓM TẮT
Công tác đào tạo nghề có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhân lực
cho sự phát triển kinh tế xã hội, trong những năm qua, đào tạo nghề luôn được
Đảng và Nhà nước quan tâm, chú trọng, tuy nhiên trong điều kiện ngân sách Nhà
nước còn hạn hẹp, nhu cầu đầu tư chi cho dạy nghề lại cao. Do vậy, ngày
25/4/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ – CP, nghị định đã
qui định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ
máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện, việc mở rộng trao quyền tự chủ cho
đơn vị sự nghiệp công lập theo nghị định 43 đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động của khu vực này; tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp chủ động sử dụng
nguồn lực tài chính, lao động, cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ được
giao trên tinh thần tiết kiệm, thiết thực hiệu quả; đơn vị được mở rộng các hoạt
động dịch vụ, tăng nguồn thu, để cùng với nguồn kinh phí NSNN từng bước
nâng cao số lượng và chất lượng dịch vụ công. Mặc dù, đã có những tiến bộ nhất
định, nhưng quá trình thực hiện nghị định 43 cũng cho thấy, các đơn vị sự
nghiệp cũng chưa được giao quyền tự chủ một cách đầy đủ, từ đó hạn chế
các đơn vị sự nghiệp công lập trong việc phát triển mở rộng, nâng cao chất
lượng cung ứng dịch vụ công, nâng cao thu nhập cho người lao động, phấn đấu
giảm yêu cầu hỗ trợ tài chính từ phía nhà nước.
Tình hình thực tế về tự chủ, tự chủ tài chính ở Trường Cao Đẳng Nghề
Long An cũng đã phản ánh tình trạng trên. Trong quá trình thực hiện tự chủ, tự

chủ tài chính còn có những vướng mắc cần giải quyết, hoàn thiện.
Xuất phát từ những thực tiễn đó, tác giả đã chọn đề tài “Xây dựng cơ chế
tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng Nghề Long An” để nghiên cứu.


4

Nội dung của luận văn gồm 3 chương.

Chương 1: Tính tất yếu về cơ chế tự chủ tài chính
Chương 2: Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại Trường Cao Đẳng Nghề
Long An
Chương 3: Nội dung triển khai thực hiện tự chủ tài chính tại Trường Cao
Đẳng Nghề Long An
Mục tiêu của luận văn nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về cơ chế tự chủ tài
chính của các đơn vị hành chính công, từ đó xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
công tác tự chủ tài chính của Trường Cao Đẳng Nghề Long An theo Nghị định
số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp
công lập ban hành ngày 14/02/2015, thay thế cho nghị định 43/ NĐ-CP ngày
25/04/2016. Tác giả tiến hành khảo sát cán bộ công nhân viên của Trường Cao
Đẳng Nghề Long An về tính tự chủ của trường trong thời gian qua, dựa vào kết
quả khảo sát tác giả xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS 20.0 và căn cứ vào đó đề
xuất các giải pháp và lộ trình triển khai thực hiện tự chủ tài chính tại Trường Cao
Đẳng Nghề Long An.


5

ABSTRACT
Vocational training plays an important role in meeting the human resources

for socio-economic development. In the past years, vocational training has
always been paid much attention by the Party and the State. However, the state
budget is still limited and the demand for investment in vocational training is
high. Therefore, on April 25, 2006, the Government issued Decree No. 43/2006
/ ND-CP, which stipulates autonomy and self-responsibility for performance of
tasks, organizational structure, institutions and finance for public service
delivery units.
After nearly 10 years of implementation, the expansion of autonomy for
public non-business units under Decree No. 43 has contributed to improve the
efficiency of the sector; To create conditions for non-business units to take
initiative in using financial, labor and material facilities to perform their
assigned tasks in the spirit of thrift and practical efficiency; The unit is expanded
service activities, increased revenue, so together with state budget funding
increases the quantity and quality of public services. Although having the
achievement, but the implementation of Decree No. 43 also shows that public
non-business units are not fully autonomous, so that limiting public nonbusiness units for developing and extending and improvement of the quality
of public service delivery, income generation for laborers, striving to reduce the
request for financial support from the state.
The actual situation of financial autonomy and self-reliance in Long An
Vocational College also reflects this situation. In the process of implementing
autonomy and financial autonomy still having problems need to be solved and
improved.


6

Starting from those practices, the author chose the subject "Building
financial autonomy mechanism at Long An Vocational College" for research.
The contents of the thesis consists of three chapters:
Chapter 1: The necessity of financial autonomy

Chapter 2: Current status of financial autonomy at Long An Vocational
College
Chapter 3: Deployment contents of implementing financial autonomy at
Long An Vocational College
The objective of the dissertation is to systematize the theoretical foundation
of the financial autonomy of public non-business units, thereby identifying
factors affecting the financial autonomy of the Long An according to the Decree
No. 16/2015 / ND-CP of the Government regulating autonomy mechanism of
public service delivery agencies on February 14th 2015, replacing Decree No.
43
/ ND-CP dated 25 / 04/2016. The author surveyed Long An Vocational College
employees on their college's autonomy over the past time, based on the survey
result, author processed data on SPSS 20.0 software and based on this for
suggesting solutions and roadmap to implement financial autonomy at Long An
Vocational College.


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................................
i LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................
ii TÓM TẮT (bằng tiếng việt) ............................................................................................
iii

TÓM

TẮT

(bằng


tiếng

.............................................................................................

v

anh)

MỤC

......................................................................................................................

vii

LỤC
DANH

MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ xi DANH
MỤC CÁC BẢNG............................................................................................. xii DANH
MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ......................................................................... xiv MỞ
ĐẦU ............................................................................................................................................1
1.1.
Tính
cấp
thiết
của
........................................................................................................................1

đề


1.2.
Mục
tiêu
nghiên
.............................................................................................................................3
1.3.
Đối
tượng

phạm
......................................................................................................3

vi

tài
cứu

nghiên

cứu

1.4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ......................................................
3
1.4.1. Dữ liệu dùng cho nghiên cứu ................................................................................
3
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 4
1.5 Các nghiên cứu liên quan ......................................................................................... 4
1.5.1. Các nghiên cứu nước ngoài ................................................................................... 4
1.5.2 Các nghiên cứu trong nước ....................................................................................

6
1.6.
Ý
nghĩa
thực
tiễn
..................................................................................................................8

của

1.7.
Cấu
trúc
của
.................................................................................................................................9

đề
đề

tài
tài

Chương 1: TÍNH TẤT YẾU VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ....................... 10
1.1. Một số vấn đề cơ bản về cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp
công lập .................................................................................................................... 10


vii
1.1.1. Khái niệm ............................................................................................................ 10
1.1.2. Mục tiêu của cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập ....

10
1.1.3. Vai trò của cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. ..............
10


8

1.1.4. Cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập .............................. 11
1.2. Những quy định pháp lý về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp
công lập .................................................................................................................... 11
1.3. Tính tất yếu của cơ chế tự chủ tài chính đối với các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp......................16
1.3.1. Đặc điểm của hệ thống giáo dục nghề
nghiệp..............................................................................16
1.3.2. Lợi ích của tự chủ tài chính đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ................ 17
1.3.3. Lộ trình tự chủ tài chính ...................................................................................... 18
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế tự chủ tài chính
......................................................................26
1.5. Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của cơ chế tự chủ tài chính .................. 26
1.5.1. Hoàn thiện công tác quản lý các nguồn lực tài chính ......................................... 28
1.5.2. Hoàn thiện công tác quản lý sử dụng các nguồn lực tài chính ........................... 28
1.5.3. Tăng cường xây dựng và quản lý cơ sở vật chất ................................................ 29
1.5.4. Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ ..................................................................... 30
1.5.5. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực cán bộ làm công tác quản lý
tài chính ......................................................................................................................... 30
1.5.6. Tăng cường công tác hạch toán kế toán, kiểm toán đi đôi với công khai tài
chính ............................................................................................................................ 31
1.5.7. Hoàn thiện cơ chế trả lương và thu nhập cho cán bộ viên chức ........................ 32
1.6. Kinh nghiệm các nước về tự chủ tài chính trong đào tạo nghề ............................. 32
1.6.1. Kinh nghiệm của một số nước ............................................................................ 32

1.6.1.1. Kinh nghiệm của Cộng Hòa liên bang Đức ...................................................... 32
1.6.1.2. Kinh nghiệm của Australia .............................................................................. 33
1.6.1.3. Kinh nghiệm của Mỹ ........................................................................................ 34
1.6.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam ............................................................... 34
Chương 2: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG
NGHỀ LONG AN ........................................................................................................ 37
2.1. Giới thiệu tổng quan về trường Cao đẳng Nghề Long An .................................... 37


9

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của trường Cao đẳng Nghề Long An ............. 37
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trường Cao đẳng Nghề Long An ............................. 39
2.1.3. Bộ máy tổ chức của trường Cao đẳng Nghề Long An ....................................... 41
2.1.4. Đặc điểm quản lý hoạt động ............................................................................... 47
2.2. Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại Trường Cao Đẳng Nghề Long An ........... 51
2.2.1. Thực trạng tự chủ về tổ chức bộ máy ................................................................. 51
2.2.2. Thực trạng về tự chủ thực hiện nhiệm vụ ........................................................... 52
2.2.3. Thực trạng về tự chủ nhân sự ............................................................................. 52
2.2.4. Thực trạng về tự chủ tài chính ................. .......................................................... 52
2.2.4.1. Tình hình thu .................................................................................................... 52
2.2.4.2 Tình hình chi ..................................................................................................... 59
2.2.4.3. Đánh giá tình hình tự chủ tài chính của Trường CĐN Long An ..................... 61

2.2.5 Phân tích các nhân tố tác động đến tự chủ, tự chủ tài chính của trường Cao
đẳng nghề Long An…………………………………………………………... 62
2.2.5.1. Thống kê mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu……..65
2.2.5.2. Kiểm định độ tin cậy, thang đo…….67
2.2.5.3 Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA….68
2.2.5.3.1 Phân tích EFA các biến độc lập…..68

2.2.5.3.2 Phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc.....71

2.2.5.4. Điều chỉnh mô hình và giả thuyết nghiên cứu…72
2.2.5.5. Kiểm định mô hình nghiên cứu và thảo luận kết quả nghiên cứu…73

2.2.5.5.1. Phân tích tương quan…73
2.2.5.5.2 Phân tích hồi quy…. 74
2.2.5.5.3 Thảo luận kết quả….80


10

Chương 3: NỘI DUNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ LONG AN .............................................................. 63
3.1. Tổng quan về các nội dung triển khai tự chủ ......................................................... 63
3.2. Phân tích các nhân tố tác động đến tự chủ, tự chủ tài chính của trường Cao đẳng
nghề Long An ................................................................................................................ 64
3.2.1. Thống kê mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu ......................................................... 67
3.2.2. Kiểm định độ tin cậy, thang đo ........................................................................... 68
3.2.3 Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA ................................ 70
3.2.3.1 Phân tích EFA các biến độc lập ........................................................................ 70
3.2.3.2. Phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc .................................................... 73
3.2.4. Điều chỉnh mô hình và giả thuyết nghiên cứu .................................................... 74
3.2.5. Kiểm định mô hình nghiên cứu và thảo luận kết quả nghiên cứu ...................... 75
3.2.5.1. Phân tích tương quan ........................................................................................ 75
3.2.5.2. Phân tích hồi quy .............................................................................................. 75
3.2.5.3. Thảo luận kết quả .....................................................................................................81
3.3. Các bước triển khai thực hiện tự chủ tài chính ...................................................... 81
3.3.1. Tự chủ trong tổ chức bộ máy .............................................................................. 81
3.3.2. Tự chủ trong thực hiện nhiệm vụ ........................................................................ 82

3.3.3. Tự chủ về nhân sự ............................................................................................. 83
3.3.4. Tự chủ trong xây dựng mức học phí .................................................................. 84
3.4. Hạn chế của đề tài .................................................................................................. 87
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 89


11

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

C
h
G
D
H
S

Di
ễn
Gi
áo
H
ọc


xii


X
D
T
S
T
C
N
S
C
Đ

X
ây
T
ài
T

N

C
ao

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Nguồn NSNN cấp cho trường CĐN Long An năm 2013 -2015 ..................
52
Bảng 2.2: Tổng hợp nguồn thu ngoài NSNN trong 3 năm 2013 -2015 ........................
54
Bảng 2.3: Mức thu học phi, lệ phí tại trường CĐN Long An........................................ 55



13

Bảng 2.4: Số lượng HSSV tại trường CĐN Long An ................................................... 56
Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn tài chính ở trường CĐN Long An giai đoạn 2013 -2015 ...... 57
Bảng 2.6: Tình hình chi của trường CĐN Long An trong 3 năm 2013 -2015............. 59
Bảng 3.1: Mô hình thang đo........................................................................................... 65
Bảng 3.2: Giới tính mẫu khảo sát................................................................................... 67
Bảng 3.3: Tuổi mẫu khảo sát.......................................................................................... 67
Bảng 3.4: Thu nhập mẫu khảo sát ................................................................................. 68
Bảng 3.5: Vị trí công tác mẫu khảo sát .......................................................................... 68
Bảng 3.6: Kiểm định độ tin cậy dữ liệu khảo sát........................................................... 69
Bảng 3.7: Phân tích nhân tố với các biến độc lập .......................................................... 70
Bảng 3.8: Kết quả phân tích yếu tố cho biến phụ thuộc ................................................ 73
Bảng 3.9: Kết quả kiểm định Pearson’s mối tương quan giữa biến phụ thuộc và các
biến độc lập..................................................................................................................... 75
Bảng 3.10: Phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế tự chủ tài chính ...... 76
Bảng 3.11: Kết quả kiểm định F .................................................................................... 77
Bảng 3.12: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến .......................................................... 80
Bảng 3.13: Kết quả phân tích hồi quy đa biến ............................................................... 80
Bảng 3.14: Chi phí đào tạo dự kiến năm 2016 .............................................................. 85


14

Bảng 3.15: Chi phí đào tạo dự kiến năm 2018 .............................................................. 85

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức..........................................................................................42
Sơ đồ 3.1: Mô hình nghiên cứu ...........................................................................................64



15

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn tài chính ở trường CĐN Long An giai đoạn 2013 -2015 ......58
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ P – P plot của hồi quy phần dư chuẩn hóa .....................................78
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn..................................................................79


1

MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề
tài
Bất cứ một tổ chức, doanh nghiệp nào, hoạt động tài chính và tự chủ tài
chính là hoạt động then chốt chi phối đến mọi hoạt động khác trong tổ chức, cơ
quan đó. Đối với các trường giáo dục nghề nghiệp, thực hiện được tự chủ tài chính
theo đúng bản chất sẽ giúp nâng cao chất lượng đào tạo, sử dụng hiệu quả và tiết
kiệm nguồn NSNN chi cho giáo dục. Tuy nhiên, để thực hiện tự chủ tài chính tại
các trường giáo dục nghề nghiệp Việt Nam có hiệu quả còn nhiều vấn đề đặt ra cần
có giải pháp thực hiện hiệu quả.
Trong những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách mới đối với hoạt
động của các đơn vị sự nghiệp công lập nhằm tăng cường năng lực hoạt động của
các đơn vị. Các chủ trương chính sách này một mặt đã tạo ra hành lang pháp lý khá
rộng rãi cho các đơn vị sự nghiệp công lập trong việc phát huy quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm để phát triển đơn vị. Văn bản chính sách quan trọng áp dụng cho hệ
thống các đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay là nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày
14/02/2015. Cùng với sự ra đời và thay đổi khá nhiều trong các chính sách kinh tế
xã hội đã có sự tác động mạnh mẽ đến cơ chế quản lý tài chính tại các đơn vị sự
nghiệp công lập, buộc các đơn vị sự nghiệp công lập phải chủ động hơn trong các
hoạt động quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính, đảm bảo mục tiêu hoạt động

có hiệu quả và thực hiện chủ trương xã hội hoá trong việc cung cấp các dịch vụ cho
xã hội.
Ngoài nguồn kinh phí ngân sách cấp ra, các nguồn thu như nguồn thu học
phí, viện phí, dịch vụ và nguồn thu khác để phục vụ cho hoạt động sự nghiệp và tận
dụng cơ sở vật chất hiện có để tổ chức tốt các hoạt động thu sự nghiệp, thu hoạt
động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, góp phần bổ sung vào kinh phí hoạt động
thường xuyên, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao; đồng thời nâng cao đời
sống của cán bộ, viên chức của đơn vị từ số tăng thu, tiết kiệm chi trong năm. Điều
đó dẫn đến ngoài việc quản lý tốt công tác chuyên môn để đảm bảo chất lượng,


quản lý tài chính cũng là một yếu tố quyết định sự phát triển của các đơn vị sự
nghiệp công lập.
Thực tế trên đòi hỏi các đơn vị sự nghiệp công lập phải có xây dựng cơ chế
tự chủ tài chính phù hợp. Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế tự chủ
tài chính ở các đơn vị sự nghiệp công lập đặc biệt là các trường đào tạo nghề là hết
sức cần thiết, từ đó đề ra các giải pháp giúp xây dựng cơ chế tự chủ đạt kết quả cao
Ngay từ đầu những năm 2000, chính phủ đã ban hành Nghị định số
10/2002/NĐ-CP về chế độ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu, Nghị định
số
43/2006/NĐ-CP quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm
vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Đến
năm
2015, Chính phủ ban hành Nghị định 16//2015/NĐ-CP qui định cơ chế tự chủ của
đơn vị sự nghiệp công lập thay thế Nghị định số 43/2006/NĐ-CP. Có thể nói định
hướng cơ chế tài chính trên đã tạo động lực quan trọng đối với cơ sở giáo dục nghề
nghiệp trong việc nâng cao quyền tự chủ, gắn với tự chịu trách nhiệm trong khai
thác, phát huy tiềm năng, tăng nguồn tài chính cho nhà trường, tăng cường tái đầu
tư cơ sở vật chất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động. Tuy
nhiên thực tế cho thấy bên cạnh những thành quả tích cực mang lại vẫn còn một số

tồn tại, bất cập cần tiếp tục được hoàn thiện và đổi mới cho phù hợp với sự thay
đổi xã hội trong giai đoạn mới.
Trong công tác quản lý giáo dục đào tạo nghề đối với các Trường Cao đẳng,
để bù đắp sự thiếu hụt nguồn ngân sách chi thường xuyên, các trường đã đẩy mạnh
cơ chế tự chủ, tự cân đối để đảm bảo hoạt động bằng nguồn thu sự nghiệp. Tuy
nhiên, mức độ tự chủ của các trường còn thấp và không đồng đều do đặc thù của
ngành nghề đào tạo khác nhau. Các trường nghề chỉ bảo đảm nguồn kinh phí cho
hoạt động thường xuyên dưới 50%. Thực tế có rất ít trường nghề công lập vay tín
dụng ngân hàng để mở rộng và nâng cao dịch vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học cho
đơn vị. Các nguồn tài trợ, viện trợ chiếm tỷ lệ không đáng kể trong tổng số kinh phí
hoạt động thường xuyên của các đơn vị và chưa được theo dõi, quản lý chặt chẽ
theo yêu cầu công tác quản lý tài chính. Nguyên nhân chính là các trường chưa có
chiến lược, kế hoạch và phương thức phù


hợp để khai thác và mở rộng các nguồn tài chính hay nói cách khác chưa xây dựng
cơ chế tự chủ tài chính. Thực tế tại Trường Cao đẳng nghề Long An, chưa thực sự
đổi mới, phù hợp với các quy luật hoạt động của hệ thống giáo dục và đòi hỏi của
phát triển xã hội. Phương pháp quản lý nhà nước hiện nay chưa tạo đủ điều kiện
để những trường này thực hiện quyền và trách nhiệm tự chủ. Những bất cập trong
công tác quản lý được coi là nguyên nhân hạn chế tính tự chủ, kéo theo hạn chế
về chất lượng đào tạo, khiến các trường khó có điều kiện phát huy tính năng
động, tự chủ, tự chịu trách
nhiệm.
Để góp phần trong việc đưa ra một cái nhìn tổng quan về tình hình tự
chủ trong các Trường đào tạo nghề, đặc biệt là tự chủ về tài chính của Trường Cao
đẳng nghề Long An, đồng thời đề xuất một số ý kiến xây dựng cơ chế tự chủ tài
chính đạt hiệu quả cao, tác giả đã chọn đề tài”Xây dựng cơ chế tự chủ tài chính
tại trường Cao đẳng Nghề Long An” làm luận văn thạc sĩ của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung:Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận về tự chủ tài
chính nói chung và phân tích thực trạng xây dựng cơ chế tự chủ tài chính của
trường Cao đẳng Nghề Long An trong giai đoạn hiện nay. Đề xuất các giải pháp
nhằm hoàn thiện và nâng cao xây dựng cơ chế tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng
Nghề Long An.
Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ chế tự chủ tài chính.
- Đánh giá thực trạng xây dựng cơ chế tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng
Nghề Long An.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng cơ chế tự chủ tài chính tại
Trường Cao đẳng Nghề Long An đạt hiệu quả cao.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Cơ chế tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng Nghề
Long
An.
Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi Trường Cao đẳng Nghề Long


An.
- Về thời gian: Tài liệu tổng quan được thu thập từ những tài liệu đã công bố
từ
năm 2009 đến nay; số liệu điều tra thực trạng chủ yếu trong 3 năm từ năm 2013 đến
năm
2015.
1.4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Dữ liệu dùng cho nghiên cứu
Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm:
- Dữ liệu sơ cấp: điều tra khảo sát, thu thập ý kiến từ các phòng, ban của
trường để thực hiện nghiên cứu định lượng.

- Dữ liệu thứ cấp: các báo cáo, kế hoạch của phòng, ban tại trường, các văn
bản ban hành của Chính phủ, Bộ Tài chính.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng cả 2 phương pháp là định tính và định lượng:
➢ Nghiên cứu định tính:
- Nghiên cứu định tính được dùng để khái quát hóa, mô tả các lý thuyết về các
yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Tác giả tham khảo một số tài liệu đã nghiên cứu của các tác giả khác và kế
thừa các nghiên cứ khảo sát để rút ra các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến cơ chế tự
chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập, sau đó xây dựng bảng câu hỏi để
tiến hành khảo sát.
- Thực hiện phỏng vấn các viên chức - nhân viên đang làm việc tại các đơn vị.
➢ Nghiên cứu định lượng:
- Nghiên cứu định lượng được sử dụng để xác định, kiểm chứng các yếu tố
ảnh hưởng đến cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Sau khi thực hiện nghiên cứu định tính sẽ tiến hành nghiên cứu định lượng là
lượng hóa các yếu tố khảo sát tại các đơn vị.
- Thiết kế bảng câu hỏi dựa trên thang đo Likert 5 mức độ nhằm đánh giá các
mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế tự chủ tài chính của các
đơn vị. Dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng cách phỏng vấn các viên


chức - nhân viên đang làm việc tại các đơn vị. Từ đó chọn lọc các biến quan sát, xác
định các thành phần cũng như giá trị, độ tin cậy và phân tích các nhân tố khám phá
EFA, phân tích tương quan hồi quy.
- Sử dụng phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS 20.0.
1.5 Các nghiên cứu liên quan
1.5.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Từ trước tới nay, các công trình nghiên cứu nước ngoài về vấn đề này có thể
được khái quát như sau:

Một là, khái niệm; bản chất tự chủ, tự chủ tài chính (TCTC). Trên thế giới,
các trường đại học được giao quyền tự chủ, TCTC từ rất sớm; nó là một xu thế tất
yếu trong tương lai;
Hai là, các nguồn tài chính của nhà trường, bao gồm: tài trợ công, thu phí,
học phí, hợp đồng với khu vực tư nhân, doanh nghiệp và các tổ chức khác; hoạt
động từ thiện; thương mại, cung cấp dịch vụ và thu khác (như tiền thuê cơ sở vật
chất, phục vụ nhà ở, căng tin, thư viện, trông giữ xe...); thu nhập từ hoạt động tài
chính. Trong cơ cấu nguồn thu, tài trợ công chiếm đa số (tới 75% ở đại học Châu
Âu); tiếp đến là học phí (chiếm 15%); nguồn thu bổ sung khác (chiếm 10%). Về cơ
cấu chi phí, chủ yếu chi cho biên chế (60%÷90% tổng chi phí của đại học Châu
Âu). Tài trợ công cấp theo cơ chế khoán (như cấp trực tiếp, đồng tài trợ, cạnh
tranh); nhiều trường được tự quyết định mức thu học phí;
Ba là, các nhân tố ảnh hưởng tới tự chủ, TCTC, bao gồm: Cơ chế quản lý,
kiểm soát, cách tài trợ ngân sách; sự năng động, sáng tạo, cơ cấu tổ chức, hình thức
pháp lý, quyền sở hữu, trách nhiệm giải trình, sự đa dạng nguồn tài chính của các
trường;
Bốn là, những thách thức của giao quyền tự chủ, TCTC. Nhà nước cần có cơ
chế giám sát, xác định nhân tố xem xét trong công thức phân bổ tài trợ. Các trường
có thêm trách nhiệm, quản lý tài chính trở nên phức tạp hơn do sự đa dạng về
nguồn tài chính (trường đại học Châu Âu có hơn 100 nguồn thu). Các trường phải


xác định điểm mạnh, hiểu rõ chi phí hoạt động; đầu tư phát triển chuyên môn cho
cán bộ viên chức;
Năm là, điều kiện giao TCTC cho các trường là cơ quan chức năng của nhà
nước (Bộ Giáo dục và đào tạo…) ký thỏa thuận với các trường (thời hạn 3 năm,
hàng năm có thỏa thuận bổ sung) về mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa
học ứng với nguồn tài chính được cấp. Giao quyền tự chủ, TCTC gắn với trách
nhiệm giải trình chất lượng dịch vụ cung cấp, phải công khai để người học lựa
chọn... Nhà trường phải thành lập Hội đồng quản lý đầy đủ thành phần như giáo

viên, cán bộ quản lý cấp cao, sinh viên, đại diện bên ngoài đến từ doanh nghiệp…
và không ai trong các nhóm có thể tạo thành đa số. Ngoài ra, lãnh đạo nhà trường
phải có tầm nhìn, năng lực quản lý, điều hành, có quan hệ tốt với cộng đồng các
trường và các cơ quan bên ngoài có liên quan. Các trường phải nhận thức rõ phạm
vi hoạt động, giá trị gia tăng tạo ra cho xã hội, cho các bên liên quan và cho người
học. Thường xuyên có giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức, củng cố hình ảnh, uy tín
của nhà trường một cách hiệu quả;
Sáu là, điều kiện và giải pháp để nâng cao tự chủ, TCTC cho nhà trường là
Nhà nước phải cụ thể hóa nó trong điều khoản của pháp luật. Muốn hạn chế sự
phát sinh rủi ro đạo đức (cán bộ quản lý sử dụng quyền lực cho lợi ích cá nhân) thì
Nhà nước phải có các biện pháp ưu đãi, xử phạt rõ ràng về hành vi của người ra
quyết định. Cơ quan công quyền đóng vai trò then chốt thúc đẩy tự chủ, TCTC,
giúp các trường vượt qua những thách thức tài chính (như đơn giản hóa các nguyên
tắc, thủ tục hành chính, xây dựng tiêu chí phân bổ tài trợ theo phương thức cạnh
tranh; có chính sách ưu đãi thuế với cá nhân, tổ chức đóng góp từ thiện; khuyến
khích các trường thu hút nguồn tài chính từ khu vực tư nhân bằng cơ chế đồng tài
trợ. Loại bỏ các rào cản pháp lý, đảm bảo nguồn lực tài chính và con người của
nhà trường được huy động cho mục tiêu giảng dạy,nghiên cứu khoa học chất lượng
cao. Ví dụ, ở Phần Lan, trường đại học thu hút được 1 euro từ khu vực tư nhân thì
Nhà nước cấp thêm 2,5 euro để thực hiện nhiệm vụ đó. Sinh viên có hoàn cảnh khó
khăn được nhà trường, Nhà nước hỗ trợ bằng cách cấp học bổng, cho vay. Ngân


sách cấp theo phương thức khoán; trường được tự do thiết lập học phí, sử dụng cơ
sở vật chất, vay vốn ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, để tăng cường trách nhiệm
của các trường thì định kỳ bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính (ở Hàn Quốc
2 năm một lần);
Bảy là, thước đo mức độ tự chủ, TCTC của trường đại học là dựa vào sản
lượng khoa học như số ấn phẩm, công trình nghiên cứu được trích dẫn của nhà
trường;

Tám là, tác động của TCTC làm cho các trường có khả năng cạnh tranh tốt
hơn và đa dạng hóa nguồn thu nhập hơn.
1.5.2 Các nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về tổ chức hạch
toán kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc các ngành khác nhau như:
- Nguyễn Thị Minh Hường (2004) với công trình Luận án tiến sĩ kinh tế với đề
tài “Tổ chức kế toán ở các trường Đại học trực thuộc Bộ Giáo dục Đào tạo”. Trong
công trình này tác giả trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức kế toán nói
chung áp dụng cho mọi đơn vị kế toán mà không đi vào tìm hiểu tổ chức kế toán
trong các đơn vị sự nghiệp. Các kiến nghị và giải pháp chủ yếu đề cập đến vấn đề
quản lý tài chính chứ không đi sâu vào việc hoàn thiện và tăng cường vị thế của tổ
chức kế toán.
- Các luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán
tại các đơn vị trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tỉnh Phú Yên” của tác giả
Nguyễn Thị Tuyết Trinh (2012), “Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại
Đại học Quốc gia TP.HCM” của tác giả Võ Thị Thanh Lan (2009). Trong các công
trình này các tác giả chủ yếu tập trung vào lý luận tổ chức công tác kế toán và hạch
toán kế toán mà không đi sâu vào phân tích cơ chế quản lý và tự chủ tài chính đối
với các đơn vị hành chánh sự nghiệp công lập.
- Luận văn thạc sĩ như “Thực hiền quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ
chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc khối
quận huyện trên địa bàn TP.HCM” của tác giả Đỗ Văn An (2009) bàn về thực trạng


×