THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA
AN DƯƠNG KHI ÁP DỤNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
I- Giới thiệu tổng quan về Bệnh viện Đa khoa An Dương và quá trình thực
hiện cơ chế tự chủ
1. Giới thiệu tổng quan về Bệnh viện Đa khoa An Dương
1.1 Vị trí địa lý
Bệnh viện Đa khoa An Dương thuộc huyện An Dương, quận Hải An, thành
phố Hải Phòng. Huyện An Dương có vị trí địa lý thuận lợi nằm bao quanh phía Tây
Bắc thành phố, là cửa ngõ nối các tỉnh trọng điểm Bắc Bộ với thành phố Hải
Phòng, chịu ảnh hưởng trực tiếp của quá trình CNH-HĐH của thành phố, liên quan
yếu tố nguy cơ về dịch bệnh, môi trường và mô hình bệnh tật; với diện tích gần
10.000 ha, có hơn 15 vạn dân, gồm 15 xã và 01 thị trấn; có trên 80 cơ quan xí
nghiệp, doanh nghiệp và nhiều khu công nghiệp đóng trên địa bàn; có mạng lưới
giao thông thuận tiện và cơ sở hạ tầng tốt. Bệnh viện Đa khoa An Dương là bệnh
viện huyện trung tâm ngoài ra còn có 02 phòng khám khu vực, 16 trạm y tế xã, thị
trấn và 01 trạm y tế khu công nghiệp Nomura, mạng lưới y tế thôn đội hoàn thiện.
Với diện tích 1500 m2 Bệnh viện có 160 giường là bệnh viện loại III phục
vụ khám chữa bệnh cho nhân dân trong huyện.
1.2 Cơ cấu tổ chức
1.2.1 Bộ máy tổ chức
* Khu vực hành chính bao gồm :
- Ban lãnh đạo bệnh viện (Giám đốc và 02 Phó giám đốc)
- Phòng kế hoạch tổng hợp
- Phòng điều dưỡng
- Phòng tổ chức hành chính quản trị
- Phòng tài chính kế toán
* Khu vực chuyên môn bao gồm :
- Khoa khám bệnh
- Khoa nội nhi
- Khoa truyền nhiễm
- Khoa y học cổ truyền
- Khoa PT – HSCC
- Khoa ngoại tổng hợp
- Khoa phụ sản
- Khoa xét nghiệm
- Khoa chuẩn đoán hình ảnh
- Khoa dược
- Khoa CNK
Ngoài ra bệnh viện còn có một Trung tâm y tế đặt tại khu công nghiệp
Nomura.
Sơ đồ các phòng ban của bệnh viện Đa khoa An Dương ( phụ lục 1)
1.2.2 Nhân lực
Tính đến năm 2008 số lượng cán bộ viên chức trong bệnh viện khá ổn định
Bác sỹ : 35 người
Y sỹ: 10 người
Dược sỹ: 8 người
Nữ hộ sinh: 14 người
Điều dưỡng: 50 người
Kỹ thuật viên: 11 người
Đại học, Cao đẳng khác: 9 người
Trung học, CBVC khác: 26 người
Tổng số cán bộ viên chức hiện nay có 163 người, với quy mô là một bệnh
viện Đa khoa tuyến huyện có hơn 15 vạn dân nguồn nhân lực của bệnh viện khá
khiêm tốn, trong tương lai cần có kế hoạch tuyển dụng để đáp ứng nhu cầu khám
chữa bệnh của người dân địa phương
1.3 Cơ sở vật chất của Bệnh viện
Thống kê trang thiết bị vật chất của bệnh viện ( phụ lục 2)
Qua bảng thống kê cho thấy hầu hết các trang thiết bị của Bệnh viện được
đưa vào sử dụng từ năm 2001. Vì vậy các thiết bị máy móc đều đã lạc hậu và
xuống cấp. Trong những năm gần đây đã có thêm một vài thiết bị mới nhưng chỉ là
loại máy hỗ trợ thông thường như máy điện tim, máy sốc điện, monitor điện tim
theo dõi bệnh nhân của Pháp được trang bị năm 2005. Với những trang thiết bị
hiện có của Bệnh viện chưa đủ khả năng khám chữa bệnh cho những ca phẫu thuật
đòi hỏi chuyên môn cao, máy móc tốt để chuẩn đoán bệnh chính xác. Hầu hết các
trường hợp nặng đều phải chuyển lên tuyến trên.
Ngoài ra Bệnh viện có 5 dãy nhà trong đó còn 1 dãy nhà cấp 4 đã xuống cấp,
mặc dù khu nhà này dùng để phục vụ cho công tác khám bệnh nhưng vẫn chưa có
kinh phí để sửa chữa và nâng cấp gây mất thiện cảm với người bệnh khi đến bệnh
viện. Khuôn viên của bệnh viên có một khu vườn hoa trung tâm nhưng công tác
chăm sóc cây cối vẫn chưa được quan tâm. Các cây xanh có trong bệnh viện hầu
hết là cây lâu năm chưa có dự án trồng mới hay cải tạo khuôn viên xanh của bệnh
viện tạo môi trường trong lành cho sự an dưỡng điều trị nội trú cho người bệnh.
2. Quá trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của BV
2.1. Quá trình chuẩn bị.
Nghị định 43/2006/ NĐ – CP ban hành ngày 25/04/2006 của Chính Phủ đã
được Giám đốc bệnh viện thông qua ngày 30/04/2006.
Để phổ biến nội dung cũng như chuẩn bị cho việc áp dụng chế độ tự chủ tài
chính trong bệnh viện theo Nghị Định 43/2006/ NĐ – CP đã qui định, Giám đốc
bệnh viện tổ chức cuộc họp toàn thể CBVC và giao nhiệm vụ cho phòng TCKT và
phòng TCHCQT xây dựng “Quy chế chi tiêu nội bộ”.
Căn cứ Nghị định số 10/2002/NĐ – CP ngày 16/01/2002 của Chính Phủ về
chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu; thông tư số 25/2002/TT –
BTC ngày 21/03/2002 của bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 10/2002/
NĐ – CP.
Căn cứ thông tư số 50/2003/TT – BTC ngày 22/05/2003 của Bộ tài chính về
việc hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp có thu xây dựng Qui chế chi tiêu nội bộ.
Căn cứ QĐ số 243/QĐ – UB ngày 04/02/2005 của UBND TP Hải Phòng
giao quyền tự chủ tài chính cho đơn vị sự nghiệp có thu giai đoạn 2005 – 2007.
Thực hiện CV số 1530/CV – TC ngày 26/09/2005 của Sở Tài chính Hải
Phòng hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp có thu xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ
Thực hiện NQ của BTV Đảng ủy – Ban lãnh đạo – BCH Công đoàn ngày
20/10/2005 về việc xây dựng ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Căn cứ phê duyệt của Sở Tài chính – Y tế Thành phố Hải Phòng và công văn
số 40/UBND – TC ngày 04/01/2006 của UBND Thành phố Hải Phòng chỉ đạo ban
hành và thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ
Giám đốc bệnh viện thông qua “Quy chế chi tiêu nộ bộ” do Trưởng phòng
TCKT, TCHCQT trình duyệt ngày 25/05/2006. Công chức, viên chức bệnh viện
căn cứ Chương III “Quy chế chi tiêu nội bộ” triển khai tổ chức thực hiện.Các
trưởng phòng TCHCQT, TCKT,KHTH, ĐD, Trưởng các khoa, phòng, đội, trạm và
công chức, viên chức trong bệnh viện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Bệnh viện thực hiện “Quy chế chi tiêu nội bộ” về chế độ tài chính áp dụng
cho đơn vị sự nghiệp có thu.
Quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định
mức chi tiêu áp dụng thống nhất trong đơn vị nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ
chính trị được giao; thực hiện hoạt động thường xuyên phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ của một đơn vị nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Sử dụng kinh phí một cách có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý.
Nâng cao hiệu suất lao động, nhằm tạo thu nhập cho người lao động trên cơ sở
hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Động viên và khai thác nguồn lực của bệnh viện để đáp ứng yêu cầu nâng
cao chất lương, mở rộng quy mô, nâng cao trình độ nâng cao chất lượng khám và
điều trị chăm sóc và bảo về sức khỏe nhân dân.
Thực hiện đúng quy chế dân chủ; phát huy vai trò, trách nhiệm của từng cá
nhân, bảo đảm quyền lợi vật chất và tinh thần cho mỗi công viên chức trong bệnh
viện.
2.2. Quá trình triển khai áp dụng.
2.2.1 Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ
Đơn vị sự nghiệp thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xác
định nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động gồm
- Đối với các hoạt động khác, đơn vị được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
về những công việc:
+ Tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khả năng
của đơn vị và đúng quy định pháp luật.
+ Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ đáp
ứng nhu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật.
- Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động
+ Quyết định đầu tư mua sắm tài sản, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất từ quỹ
phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn huy động, theo quy hoạch được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
+ Sử dụng các tài sản liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước để đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ hoạt động dịch
vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo quy định hiện hành của nhà
nước.
2.2.2 Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và dân
sự
- Về tổ chức bộ máy
Bệnh viện thành lập trạm y tế đặt tại khu công nghiêp Nomura để phục vụ
cho công tác khám chữa bệnh cho công nhân viên và các cán bộ làm việc trong khu
công nghiệp. Đáp ứng nhu cầu cấp thiết cho việc chăm sóc sức khoẻ theo quy định
của luật lao động.
Phòng TCHCQT được Giám đốc giao nhiệm vụ xây dựng quy chế hoạt động
cho toàn bệnh viện.
- Về biên chế
Trưởng phòng tổ chức hành chính quản trị - Đồng chí Nguyễn Thị Mai
Phương xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm trình Giám đốc. Sau khi duyệt bản
kế hoạch Giám đốc bệnh viện gửi Sở Y tế Hải Phòng để tổng hợp và giải quyết
theo thẩm quyền. Nhìn chung về biên chế hàng năm không có thay đổi nhiều.
- Về quản lý và sử dụng cán bộ, viên chức
Năm 2008 bệnh viện có kế hoạch tuyển dụng cán bộ, viên chức theo hình
thức thi tuyển hoặc xét tuyển. Kết quả bệnh viện tuyển thêm:
Bác sỹ: 03 người.
Dược sỹ: 02 người.
Kỹ thuật viên: 02 người.
2.2.3 Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính
Năm 2006 bệnh viện đầu tư mua 01 máy xét nghiệm sinh hóa bán tự động
TK – 06 của Mỹ có một phần là nguồn vốn hỗ trợ của Sở y tế thành phố Hải
Phòng phần còn lại trích từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của bệnh viện.
II. Đánh giá kết quả hoạt động của bệnh viện sau khi thực hiện cơ chế tự chủ
1. Đánh giá chung
Bệnh viện đã được triển khai Nghị định số 43/2006/NĐ-CP cùng các thông
tư hướng dẫn đến tất cả CBVC trong đơn vị. Nghị định đã được gửi đến tất cả các
phòng ban và phổ biến cho toàn thể CBVC nắm rõ được những qui định về phạm
vi, đối tượng điều chỉnh, các chức năng nhiệm vụ cũng như mục tiêu của cơ chế tự
chủ.
Căn cứ theo Nghị định 43 Bệnh viện đã tiến hành thực hiện chi tiêu nhằm
nâng cao đời sống cho CBVC trong toàn bệnh viện.
Trong quản lý tài chính, định kỳ hàng quý Bệnh viện cũng tiến hành cân đối
thu, chi và trích lập các Quỹ của cơ quan theo đúng chủ trương của Nhà nước.
2. Đánh giá cụ thể
2.1 Về tình hình thực hiện nhiệm vụ nhà nước
Bảng 1: Thực hiện kế hoạch giường nội trú (160 giường)
Đơn vị: (giường)
STT Tên khoa, phòng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
kế
hoạch
thực hiện
kế
hoạch
thực hiện
kế
hoạch
thực hiện
1 Khám bệnh 11 13 12 10 10 16
2 Ngoại 30 37 30 27 29 31
3 Phụ sản 30 37 30 30 32 38
4 Truyền nhiễm 25 27 24 24 25 30
5 Nội nhi 29 34 30 29 31 35
6 YHCT 28 37 28 30 27 38
7 PT. HSCC 7 8 6 7 6 7
Tổng 160 193 160 157 160 195
(Nguồn Bệnh viện Đa khoa An Dương)
Qua kết quả thống kê cho thấy kết quả thực hiện kế hoạch giường nội trú
hàng năm đều vượt 13 – 35%. Công suất giường bệnh đạt trung bình trên 100%
Về cơ bản Bệnh viện Đa khoa An Dương đã hoàn thành mục tiêu đề ra,
nhưng công suất giường bệnh cũng phần nào phản ánh sự quá tải của bệnh viện,
công tác khám và điều trị nội trú chưa thỏa mãn nhu cầu người bệnh. Thống kê
thực hiện kế hoạch giường nội trú chưa phản ánh được chất lượng chăm sóc và
khám chữa bệnh. Bệnh viện cần có khảo sát lấy ý kiến người bệnh để theo dõi chất
lượng khám và điều trị tại bệnh viện, để có những biện pháp hỗ trợ kịp thời giúp
nâng cao chất lượng chuyên môn thỏa mãn yêu cầu người bệnh.
Tình hình chấp hành chính sách chế độ và các quy định về tài chính không
có vi phạm nào. Như xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ; hạch toán theo quy định
của bộ y tế. Chấp hành các quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán
bộ, viên chức tại các cơ sở y tế của Nhà nước; Quy định chế độ công tác phí, chế
độ chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập có
sử dụng kinh phí do ngân sách địa phương cấp; Quy định trang bị, quản lý sử dụng
điện thoại cố định, điện thoại di động phục vụ công tác đối với đơn vị hành chính
cấp xã và các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thành phố Hải Phòng;…
Thực hiện các nhiệm vụ sự nghiệp đặc thù của đơn vị, thực hiện các chương
trình mục tiêu được giao. Bệnh viện đưa cán bộ chuyên môn hỗ trợ trung tâm y tế
dự phòng của Huyện thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống
một số bệnh xã hội như chương trình tiêm chủng mở rộng; Chương trình phòng
chống sốt rét; Chương trình chống bướu cổ; Chương trình phòng chống sốt xuất
huyết;…
2.2 Đánh giá tình hình triển khai nghị định 43/2006/NĐ-CP
Đơn vị đã xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ và tiến hành sửa đổi bổ
sung cho phù hợp với tình hình mới. Việc chi tiêu và trích lập các quỹ của đơn vị
đều căn cứ trên các điều của quy chế chi tiêu nội bộ.
Tổng số tiền lương tăng thêm chi cho CBVC trong năm trung bình hàng năm
là 213.240.000 đồng.
Bảng 2: Tổng số tiền chi lương tăng thêm hàng năm cho CBVC
Đơn vị: (1000 đồng)
Năm Tổng số tiền chi
2006 200.798
2007 212.665
2008 226.257
(Nguồn: Bệnh viện Đa khoa An Dương)
Nhìn chung Tổng số tiền chi lương tăng thêm có tăng qua các năm nhưng xét bình
quân/ người thì lại có xu hướng giảm vì biên chế nhân sự năm 2008 tăng 07 người.
Tổng số tiền chênh lệch thu - chi thường xuyên trích vào các Quỹ của đơn vị
là: 238.682.100 đồng.
2.3 Tình hình thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của bệnh viện
Tình hình thu nhập của người lao động:
Số người có hệ số tăng thu nhập bình quân: < 1 lần có 165 người
Số người có hệ số tăng thu nhập từ trên 1-2 lần có 0 người
Số người có hệ số tăng thu nhập từ 2-3 lần có 0 người
Số người có hệ số tăng thu nhập từ trên 3 lần trở lên có 0 người
Người có thu nhập tăng thêm cao nhất: 223.000 đồng/tháng
Người có thu nhập tăng thêm thấp nhất: 104.000 đồng/ tháng.
Dựa vào số liệu tổng hợp ở trên cho thấy về cơ bản thu nhập CBVC có tăng
góp phần nâng cao đời sống CBVC, mức lương được cải thiện qua các năm nhưng
mức tăng vẫn chưa đáp ứng chi phí sinh hoạt của đời sống CBVC.
Theo báo cáo về tình hình thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ – CP của Sở y tế
Hải Phòng: Mức tăng thu nhập bình quân phần lớn từ 200.000đ đến 300.000đ/
người/ tháng. Ngoài ra chưa kể đối với một số bệnh viện thành phố có điều kiện tốt
hơn như bệnh viện Phụ sản tăng từ 500.000đ đến 800.000đ/người/tháng. Xét mặt
bằng chung với các bệnh huyện thuộc tuyến quận/huyện/ thị xã thì mức tăng lương
tối thiểu và tối đa của bệnh viện còn thấp hơn mức trung bình của các bệnh viện
cùng tuyến. Điều này phản ánh hiệu quả hoạt động của bệnh viện chưa cao.
Các biện pháp thực hành tiết kiệm, tăng thu
Trong quá trình mua sắm đơn vị đều tiến hành lấy báo giá của nhiều nhà cung
cấp để chọn ra nhà cung cấp với giá cả hợp lý nhất.
Việc quản lý cấp phát văn phòng phẩm, ấn chỉ, thuốc, tiêu hao đều được thể
hiện rõ trên sổ sách, chứng từ và có đầy đủ chữ ký theo quy định.
Đơn vị có quyết định giao tài sản đến từng cá nhân trong việc sử dụng và bảo
quản tài sản được cấp phát như các trang thiết bị y tế giao cho các khoa chuyên
môn đảm nhiệm, cơ sở vật chất phòng hành chính do các Trưởng phòng đảm
nhiệm.
Thực hiện thu đúng, thu đủ của bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện.
Chất lượng khám chữa bệnh
Áp dụng cơ chế tự chủ tài chính đồng nghĩa với việc Bệnh viện sẽ phải lo chi
trả một phần kinh phí hoạt động mà nguồn này được thu từ viện phí. Do vậy để
đảm bảo được các mục tiêu của Sở y tế quy định Bệnh viện phải nâng cao công tác
chuyên môn trong khám và chữa bệnh. Trung bình hàng năm đã điều trị cho 60.074
lượt bệnh nhân; giường bệnh đạt trên 100% so với kế hoạch hàng năm, đáp ứng
nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân địa phương.
Là bệnh viện Đa khoa thuộc tuyến Huyện lại có vị trí gần trung tâm thành phố,
cơ sở hạ tầng giao thông thuận tiện. Do đó bệnh viện gặp rất nhiều khó khăn trong
công tác tự chủ tài chính khi phải cạnh tranh với các bệnh viện trung tâm thành
phố. Được biết tâm lý của một số bộ phận dân cư có thu nhập cao họ thường tìm
đến các bệnh viện thành phố để khám chữa bệnh, bởi ở các bệnh viện này được
trang bị máy móc hiện đại với đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn sâu
trong chuẩn đoán và điều trị các bệnh phức tạp. Do đó bệnh viện đã mất đi một
nguồn thu viện phí đáng kể.
3. Công tác quản lý bệnh viện trong cơ chế tự chủ tài chính
Phương thức quản lý bệnh viện hiện nay theo quan điểm hệ thống coi bệnh
viện là một hệ thống trong đó môi trường của bệnh viện chính là cấu trúc kinh tế,
chính trị, xã hội Huyện An Dương. Các đầu vào của hệ thống bao gồm nguồn nhân
lực là CBVC bệnh viện ; cơ sở hạ tầng trang thiết bị vật chất của bệnh viện; tài
chính;... Đầu ra của hệ thống chính là chất lượng chăm sóc, công tác khám chữa
bệnh cho nhân dân địa phương, các chỉ tiêu chất lượng sức khỏe của nhân dân địa
phương do Sở y tế Hải Phòng quy định. Để thực hiện được đầu ra mong muốn
bệnh viện phải cụ thể hóa quá trình xử lý chuyển đổi các đầu vào thành các đầu ra
trong môi trường của các yếu tố thành các hoạt động của hệ thống có sự quản lý
của ban lãnh đạo bệnh viện. Quá trình chuyển đổi đó bao gồm:
* Công tác lập kế hoạch.
* Công tác chuyên môn.
* Công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, nghiên cứu khoa học.
* Công tác quản lý trang thiết bị y tế.
* Công tác chăm sóc điều dưỡng.
* Công tác tài chính kế toán.
Trong cơ chế tự chủ tài chính các hoạt động này được biểu hiện cụ thể như sau:
3.1 Công tác lập kế hoạch
Theo quan điểm phổ thông, lập kế hoạch được hiểu là vạch ra những công
việc (các hoạt động) sẽ thực hiện trong tương lai theo một cách thức, trình tự, một
tiến độ nhất định nhằm đạt được mục tiêu đã định trước.
Đối với Bệnh viện kế hoạch không những chỉ ra các mục tiêu cần đạt tới mà
còn vạch ra phương thức tốt nhất để đạt được mục tiêu. Ngoài ra chúng còn có tác
dụng:
- Làm cho các tổ chức quan tâm theo dõi, tìm kiếm và duy trì các nguồn lực
cần thiết để thực hiện mục tiêu đã định.
- Làm cho các thành viên trong nội bộ Bệnh viện tiến hành các hoạt động
thống nhất hài hoà với các phương thức, các mục tiêu đã chọn.
- Làm cho mọi vận động tiến đến mục tiêu phải được quan tâm ưu tiên, có
phụ trách theo dõi, đánh giá và điều chỉnh kịp thời nếu xuất hiện những vận động
không diễn ra như mong đợi.
Trong điều kiện tự chủ tài chính công tác lập kế hoạch càng cần phải coi
trọng vì nó quyết định quá trình hoạt động của bệnh viện, bệnh viện hoạt động
có hiệu quả hay không phụ thuộc vào độ chi tiết và công tác dự báo trong bản kế
hoạch, để bệnh viện có những phương án dự trữ thuốc cũng như chuẩn bị cho
công tác ứng phó với những loại dịch bệnh có nguy cơ bùng phát,…
Định kỳ trong khoảng thời gian quý IV của năm Trưởng phòng TCHCQT
xây dựng kế hoạch hoạt động của năm tiếp theo sau đó trình duyệt lên ban Giám
đốc bệnh viện. Sau khi được phê duyệt bản kế hoạch công tác hoạt động cho năm
tiếp theo được gửi tới các trưởng phòng hành chính và các trưởng khoa chuyên
môn khác. Trên thực tế, bản kế hoạch hoạt động hàng năm không có gì đổi mới chủ
yếu vẫn dựa vào hoạt động của năm trước. Công tác dự báo cũng chưa được quan
tâm nên khi có bệnh dịch bệnh viện không kịp cung ứng thuốc men cho tất cả
người bệnh.
Bên cạnh bản kế hoạch hoạt động hàng năm, Phòng TCKT có nhiệm vụ lập
kế hoạch thu chi của bệnh viện bao gồm các khoản chi cho thuốc men, chi lương
cho CBVC.
Công tác lập kế hoạch vẫn còn nhiều bất cập do chưa cập nhật tình hình thực
tế cũng như còn nặng về rập khuôn máy móc, chưa có sự sáng tạo đổi mới trong
phương thức lập kế hoạch.
Phương thức hoạt động của bệnh viện chủ yếu vẫn là pháp lệnh. Việc lập kế
hoạch cần có sự tham gia lấy ý kiến của CBVC để bản kế hoạch thực sự thiết thực
và phù hợp với tình hình hoạt động của bệnh viện.
Ngoài ra đi kèm với việc lập kế hoạch cần có công tác theo dõi giám sát việc
thực hiện kế hoạch nhưng đây lại là khâu yếu của bệnh viện, không được coi trọng
do đó khi không đạt kế hoạch đã đề ra bệnh viện chỉ biết tổng kết và rút kinh
nghiệm mà không có sự đôn đốc để kế hoạch được hoàn thành.
3.2 Công tác chuyên môn
Tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng chuyên môn Bệnh viện dựa vào các tiêu chí sau:
- Tỷ lệ sử dụng giường bệnh đối với bệnh viện huyện > 70%
- Ngày điều trị trung bình < 6 ngày
- Thời gian chờ đợi của bệnh nhân:
+ Cấp cứu được khám chữa ngay