Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

Hoàn thiện quy trình kiểm soát nội bộ chi đầu tư qua kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh bình phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

DƯƠNG VĂN QUANG

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM SOÁT
NỘI BỘ CHI ĐẦU TƯ QUA KHO BẠC NHÀ
NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số ngành: 60 34 0301

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

DƯƠNG VĂN QUANG

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM SOÁT
NỘI BỘ CHI ĐẦU TƯ QUA KHO BẠC NHÀ
NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kế toán


Mã số ngành: 60 34 0301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS HUỲNH LỢI

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2014


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. HUỲNH LỢI

TS. Huỳnh Lợi
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 18 tháng 01 năm 2014
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
T
T
1
2
3
4
5

Họ và tên
PGS.TS. Phan Đình Nguyên
TS. Phạm Thị Phụng
PGS.TS. Nguyễn Minh Hà
TS. Võ Xuân Vinh
TS. Nguyễn Bích Liên


Chức danh Hội đồng
Chủ tịch
Phản biện 1
Phản biện 2
Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa .
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

PGS.TS. Phan Đình Nguyên


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 20..…

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: DƯƠNG VĂN QUANG

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: Ngày 24/7/1972

Nơi sinh: Thái Bình


Chuyên ngành: Kế toán.

MSHV: 1241850038

I- Tên đề tài:
Hoàn thiện quy trình kiểm soát nội bộ chi đầu tư qua Kho bạc Nhà nước trên địa
bàn tỉnh Bình Phước
II- Nhiệm vụ và nội dung:
1. Nhiệm vụ: nghiên cứu hoàn thiện quy trình kiểm soát nội bộ chi đầu tư qua Kho
bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước
2. Nội dung: Tiếp cận, chọn lọc, xác lập cơ sở lý luận liên quan đến quy trình
KSNB; Nghiên cứu thực trạng quy trình KSNB chi đầu tư qua KBNN tại tỉnh Bình
Phước; Đánh giá thực trạng quy trình KSNB chi đầu tư qua KBNN tại tỉnh Bình
Phước; Trên cơ sở lý thuyết, thực trạng, đánh giá thực trạng hoàn thiện quy trình
KSNB chi đầu tư qua KBNN tại tỉnh Bình Phước.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 01/07/2013
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 30/12/2013
V- Cán bộ hướng dẫn: TS Huỳnh Lợi
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TS Huỳnh Lợi

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


v

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Hoàn thiện quy trình kiểm soát nội bộ chi đầu tư

qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước” là công trình nghiên cứu
của riêng tôi với sự cố vấn, hỗ trợ của người hướng dẫn khoa học. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn thạc sỹ kế toán này là trung thực và chưa từng được trình
bày hay công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện và hoàn thiện Luận
văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.

Học viên thực hiện Luận văn

Dương Văn Quang


vi

LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận văn “Hoàn thiện quy trình kiểm soát nội bộ chi đầu tư
qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước”, tôi đã nhận được sự hỗ
trợ và giúp đỡ từ các đơn vị, các anh chị đồng nghiệp, cán bộ hướng dẫn, quý thầy
cô trường Đại học Công nghệ Tp.HCM và người thân trong gia đình.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, quý thầy cô và cán bộ
công nhân viên trường Đại học Công nghệ Tp. HCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
trong quá trình học tập, giúp tôi có được những kiến thức lý luận để có thể ứng
dụng trong công việc và trong việc hoàn thành luận văn này. Đặc biệt tôi xin cảm
ơn TS. Huỳnh Lợi , người hướng dẫn khoa học của Luận văn, Thầy đã trực tiếp tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thiện luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, các anh chị là công chức thuộc các
bộ phận kiểm soát chi đầu tư của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước
đã tạo điều kiện cho tôi được tiếp cận với các thông tin và số liệu liên quan đến chi
đầu tư của tỉnh Bình Phước và đã tận tình trao đổi, góp ý, trả lời các câu hỏi khảo

sát.
Xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Kho bạc Nhà nước và lãnh đạo
các phòng Kiểm soát chi ngân sách nhà nước thuộc hai tỉnh Bình Dương và Bà Rịa
– Vũng Tàu cũng đã tận tình trao đổi kinh nghiệm, cung cấp số liệu về chi đầu tư
của tỉnh để tôi hoàn thành các nội dung đề ra của luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các đồng nghiệp trong cơ quan và người thân trong
gia đình đã tạo điều kiện về thời gian cho tôi thực hiện và hoàn thiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn


vii

TÓM TẮT

Hoàn thiện quy trình kiểm soát nội bộ chi đầu tư qua Kho bạc Nhà nước trên
địa bàn tỉnh Bình Phước hướng đến hiệu lực, hiệu quả là một vấn đề thời sự, khoa
học về lý luận, thực tiễn, cấp thiết hiện nay và tương lai.
Trên cơ sở những công trình nghiên cứu có liên quan, tác giả đã kế thừa, tiếp
cận theo một hướng riêng về quy trình kiểm soát nội bộ chi đầu tư qua Kho bạc Nhà
nước tại tỉnh Bình Phước. Đề tài không có tham vọng nghiên cứu chuyên sâu về lý
luận kiểm soát nội bộ và quy trình kiểm soát nội bộ mà chỉ kế thừa, chọn lọc những
lý thuyết thích hợp để xây dựng cơ sở luận cho tiếp cận thực tiễn, đánh giá thực tiễn
để đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm soát nội bộ chi đầu tư qua Kho bạc
Nhà nước tại tỉnh Bình Phước.
Nội dung của đề tài là tiếp cận, chọn lọc, xác lập cơ sở là luận liên quan đến
kiểm soát nội bộ và quy trình kiểm soát nội bộ chi chi đầu tư qua Kho bạc Nhà
nước. Sau đó tiến hành nghiên cứu thực trạng và đánh giá thực trạng để làm cơ sở
đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao tính hữu hiệu của quy trình kiểm
soát nội bộ chi đầu tư qua Kho bạc Nhà nước tại tỉnh Bình Phước.

Thông qua đề tài, tác giả đã hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết liên quan đến
kiểm soát nội bộ, quy trình kiểm soát nội bộ chi đầu tư qua Kho bạc Nhà nước.
Đồng thời tóm tắt bức tranh thực trạng để từ đó giới thiệu các quan điểm và các giải
pháp cụ thể hoàn thiện quy trình kiểm soát nội bộ chi đầu tư qua Kho bạc Nhà nước
trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Vì vậy, tính ứng dụng của luận văn này có tính khả thi
cao để áp dụng vào thực tế tại tỉnh Bình Phước trong giai đoạn hiện nay.


viii

ABSTRACT
Completing the internal control procedures for investments through the State
Treasury in Binh Phuoc province towards effectiveness and efficiency is a matter of
the scientific theory , practice , and the current urgent future .
On the basis of the relevant research , the author has inherited , approached
in a particular direction on the process of internal control capital expenditures
through the State Treasury in Binh Phuoc . Thread no ambition depth research on
theories of internal control and internal control procedures which only inheritance,
selection of appropriate theoretical basis for building practical arguments for
access , assessment to propose practical solutions to improve the process of internal
control over capital expenditures in the State Treasury Binh Phuoc province .
The content of the thesis is to assess , select and establish the basis of
arguments relating to internal controls and internal control procedures detailed
capital expenditures through the State Treasury . Then proceed to study the situation
and to assess the status of the proposal and the perfect solution to enhance the
effectiveness of internal control procedures for investments through the State
Treasury in Binh Phuoc .
Through the subject, the author has codified the theoretical basis related to
internal control, internal control procedures for investments through the State
Treasury. At the same time painting abstracts reality introduced so that the views

and specific solutions to improve the process of internal control capital expenditures
through the State Treasury Binh Phuoc province. Therefore, the applicability of this
thesis feasible to apply in practice in Binh Phuoc in the current period.


ix

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................ii
TÓM TẮT.................................................................................................................iii
ABSTRACT..............................................................................................................iv
MỤC LỤC.................................................................................................................. v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................ix
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................x
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ.........................................................................................xi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
“HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI ĐẦU TƯ QUA
KHO BẠC NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC’’---------------1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu đề tài----------------------------------------------------------1.2. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu--------------------------------------------------1.3. Một số công trình nghiên cứu có liên quan đề tài----------------------------------1.4. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài-------------------------------------------------------1.5. Phạm vi nghiên cứu đề tài-------------------------------------------------------------1.6. Nội dung nghiên cứu của đề tài-------------------------------------------------------1.7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài----------------------------1.8. Kết cấu của luận văn------------------------------------------------------------------1.9. Những mong muốn đóng góp của đề tài---------------------------------------------CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ QUY TRÌNH
KSNB CHI ĐẦU TƯ QUA KBNN ------------------------------------------------------2.1.Tổng quan về kiểm soát nội bộ--------------------------------------------------------2.1.1. Khái niệm và hệ thống kiểm soát nội bộ -----------------------------------------2.1.2. Quy trình kiểm soát nội bộ - Tính hữu hiệu – Các nhân tố ảnh hưởng đến
tính hữu hiệu của quy trình kiểm soát nội bộ -----------------------------------2.1.2.1. Quy trình kiểm soát nội bộ ------------------------------------------------------2.1.2.2. Tính hữu hiệu của quy trình kiểm soát nội bộ ---------------------------------


x

2.1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của quy trình kiểm soát nội bộ
------------------------------------------------------------------------------------------------2.3. Chi đầu tư qua KBNN và một số bài học kinh nghiệm quy trình kiểm soát
nội bộ liên quan đến chi đầu tư qua KBNN --------------------------------------2.3.1. Chi đầu tư qua KBNN ------------------------------------------------------------- Kết luận chương 2-----------------------------------------------------------------------CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ KBNN BÌNH PHƯỚC VÀ THỰC TRẠNG
QUY TRÌNH KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI ĐẦU TƯ QUA KBNN --------------3.1. Lược sử quá trình hình thành, phát triển của KBNN Bình Phước--------------3.2. Tổng quan về đầu tư, chi đầu tư, kiểm soát, kiểm soát nội bộ chi đầu tư
qua kho bạc Nhà nước---------------------------------------------------------------3.2.1. Tổng quan về đầu tư và chi đầu tư-----------------------------------------------3.2.2. Yêu cầu kiểm soát chi đầu tư qua KBNN---------------------------------------3.2.3. Nguyên tắc kiểm soát chi đầu tư qua KBNN------------------------------------3.2.4. Nội dung kiểm soát chi đầu tư qua KBNN--------------------------------------3.2.4.1. Kiểm tra tài liệu cơ sở-----------------------------------------------------------3.2.4.2. Kiểm soát thanh toán khi tạm ứng và thu hồi vốn tạm ứng-----------------3.2.4.3. Kiểm soát thanh toán khối lượng hoàn thành---------------------------------3.2.4.4. Kiểm soát thanh toán Quyết toán dự án hoàn thành--------------------------3.2.5. Các quy trình kiểm soát chi đầu tư của KBNN---------------------------------3.2.5.1. Trình tự các bước quy trình kiểm soát tạm ứng vốn--------------------------3.2.5.2. Trình tự các bước quy trình “thanh toán trước, kiểm soát sau” ------------3.2.5.3. Trình tự các bước quy trình “Kiểm soát trước, thanh toán sau” ------------3.2.6. Tác dụng của kiểm soát chi đầu tư từ NSNN-----------------------------------3.3. Thực trạng quy trình kiểm soát nội bộ chi đầu tư qua KBNN tại tỉnh Bình

Phước----------------------------------------------------------------------------------3.3.1. Khái quát về chi đầu tư qua KBNN tại tỉnh Bình Phước----------------------3.3.2. Thực trạng quy trình kiểm soát nội bộ chi đầu tư qua KBNN tại tỉnh Bình
Phước--------------------------------------------------------------------------------3.3.2.1. Các quy phạm pháp luật, hành chính, quản lý liên quan đến quy trình
kiểm soát nội bộ chi đầu tư qua KBNN tại tỉnh Bình Phước-----------------


xi

3.3.2.2. Quy trình kiểm soát nội bộ chi đầu tư qua KBNN tỉnh Bình Phước-------3.3.2.3. Mô hình tổ chức kiểm soát nội bộ chi đầu tư của KBNN Bình Phước và
các KBNN cấp huyện, thị xã trực thuộc---------------------------------------3.4. Một số bài học kinh nghiệm về quy trình kiểm soát nội bộ liên quan đến chi
đầu tư qua KBNN-------------------------------------------------------------------- Kết luận chương 3 ----------------------------------------------------------------------CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM SOÁT NỘI
BỘ CHI ĐẦU TƯ QUA KBNN TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC-----------------------4.1. Đánh giá về những quy phạm pháp luật, hành chính, quản lý liên quan đến
quy trình kiểm soát nội bộ chi đầu tư qua KBNN tỉnh Bình Phước------------4.2. Đánh giá các yếu tố kỹ thuật của quy trình kiểm soát nội bộ chi đầu tư qua
KBNN tại tỉnh Bình Phước----------------------------------------------------------4.3. Đánh giá bộ máy thực hiện quy trình kiểm soát nội bộ chi đầu tư qua
KBNN tại tỉnh Bình Phước---------------------------------------------------------- Kết luận chương 4-----------------------------------------------------------------------CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ VỀ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM SOÁT
NỘI BỘ CHI ĐẦU TƯ QUA KBNN TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC----------------5.1. Sự cần thiết hoàn thiện quy trình kiểm soát nội bộ chi đầu tư qua KBNN tại
tỉnh Bình Phước 95
5.2. Quan điểm – Định hướng – Mục tiêu hoàn thiện quy trình kiểm soát nội bộ
chi đầu tư qua KBNN tại tỉnh Bình Phước----------------------------------------5.2.1. Quan điểm hoàn thiện--------------------------------------------------------------5.2.2. Định hướng hoàn thiện ------------------------------------------------------------5.2.3. Mục tiêu hoàn thiện---------------------------------------------------------------5.3. Kiến nghị về quy trình kiểm soát nội bộ chi đầu tư qua KBNN tại tỉnh Bình
Phước

99

5.3.1. Kiến nghị về hoàn thiện và nâng cao tính chất của các quy phạm pháp
luật, hành chính, quản lý-----------------------------------------------------------5.3.2. Kiến nghị về hoàn thiện, nâng cao việc triển khai, áp dụng các bộ phận
cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ vào quy trình kiểm soát nội bộ-------5.3.3. Hoàn thiện nhân sự và bộ máy vận hành quy trình kiểm soát nội bộ--------


xii

5.4. Một số kiến nghị khác liên quan đến hoàn thiện quy trình kiểm soát nội bộ

chi đầu tư qua KBNN tại tỉnh Bình Phước---------------------------------------5.4.1. Kiến nghị đối với Quốc Hội và Chính phủ -------------------------------------5.4.2. Kiến nghị với các Bộ có liên quan-----------------------------------------------5.4.3. Kiến nghị với UBND tỉnh Bình Phước------------------------------------------5.4.4. Kiến nghị với các ngành có liên quan-------------------------------------------5.4.5. Kiến nghị với Chủ đầu tư, các Ban quản lý dự án----------------------------- Kết luận chương 5---------------------------------------------------------------------KẾT LUẬN--------------------------------------------------------------------------------- 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO----------------------------------------------------------------- 118
PHỤ LỤC 1: HỒ SƠ KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ TẠI KHO BẠC THEO
QUY TRÌNH KIỂM SOÁT NỘI BỘ CẤP TỈNH
PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CÁ NHÂN KHẢO SÁT VÀ PHIẾU KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 3: MẪU CHỨNG TỪ CHỦ YẾU VỀ CHI ĐẦU TƯ QUA KBNN


xiii

BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

KSNB
NSNN
KBNN
NSTW
NSĐP
QTRR
VĐT
XDCB
CTMT
TPCP
SNKT
KSC
TKTG

Kiểm soát nội bộ
Ngân sách nhà nước
Kho bạc Nhà nước
Ngân sách trung ương

Ngân sách địa phương
Quản trị rủi ro
Vốn đầu tư
Xây dựng cơ bản
Chương trình mục tiêu
Trái phiếu Chính phủ
Sự nghiệp kinh tế
Kiểm soát chi
Tài khoản tiền gửi


xiv

BẢNG DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 4.1

Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6
Bảng 4.7
Bảng 4.8

Bảng 4.9
Bảng 4.10
Bảng 4.11
Bảng 4.12
Bảng 4.13

Bảng 4.14
Bảng 4.15
Bảng 4.16
Bảng 4.17
Bảng 4.18

Các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ
Tình hình và kết quả chi đầu tư quan KBNN tại tỉnh Bình
Phước, giai đoạn 2008-2012
Các thủ tục pháp lý, hành chính liên quan đến chi đầu tư
Các thủ tục pháp lý, hành chính liên quan đến KSNB chi
đầu tư tỉnh Bình Phước
Kết quả chi đầu tư XDCB qua các năm ở Bình Dương, giai
đoạn 2010 - 2012
Kết quả chi đầu tư XDCB ở Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2012
Bảng kết quả khảo sát và mã hóa các tính chất quy phạm
pháp luật, hành chính, quản lý liên quan đến quy trình
KSNB chi đầu tư qua KBNN tại tỉnh Bình Phước
Hệ số Cronbach alpha của các thành phần.
Hệ số KMO và Bartlett’s Bảng 4.2
Total variance Explained
Kết quả phân tích nhân tố khám phá Bảng 4.2
Thống kê mô tả
Bảng kết quả khảo sát và mã hóa các yếu tố kỹ thuật của

quy trình KSNB chi đầu tư qua KBNN tại tỉnh Bình Phước
Hệ số Cronbach alpha của các thành phần
Hệ số KMO và Bartlett’s thang đo thành phần các yếu tố
ảnh hưởng đến ở Bảng 4.8
Total variance Explained
Kết quả phân tích nhân tố khám phá Bảng 4.8
Thống kê mô tả
Bảng kết quả khảo sát và mã hóa các yếu tố liên quan đến
bộ máy vận hành quy trình KSNB chi đầu tư qua KBNN
tại tỉnh Bình Phước
Hệ số Cronbach alpha của các thành phần.
Hệ số KMO và Bartlett’s thang đo thành phần các yếu tố
ảnh hưởng đến ở Bảng 4.14
Total variance Explained
Kết quả phân tích nhân tố khám phá Bảng 4.14
Thống kê mô tả các biến

Trang
10
52
54
55
69
72

77
78
79
80
80

80
83
84
85
86
86
87

89
90
91
92
92
93


xv

BẢNG DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1 Kết quả chi đầu tư qua KBNN tại tỉnh Bình Phước, giai
đoạn 2000-2012
Sơ đồ 3.2 Tình hình và kết quả chi đầu tư qua KBNN tại tỉnh Bình
Sơ đồ 3.3
Sơ đồ 3.4
Sơ đồ 3.5
Sơ đồ 3.6
Sơ đồ 3.7

Phước, giai đoạn 2008-2012

Quy trình KSNB chi đầu tư tại KBNN tỉnh
Quy trình KSNB chi đầu tư tại KBNN huyện
Tổ chức bộ máy văn phòng KBNN Bình Phước (cấp tỉnh)
Tổ chức bộ máy KBNN các huyện, thị xã (cấp huyện)
Quan hệ hệ thống tổ chức KSNB chi đầu tư qua KBNN các
cấp

Trang
51
52
58
59
62
62
63


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
“HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI ĐẦU TƯ QUA
KHO BẠC NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC’’
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu đề tài
Với chức năng quản lý quỹ NSNN, hệ thống KBNN được giao một số chức
năng nhiệm vụ hết sức quan trọng, trong đó có nhiệm vụ kiểm soát, thanh toán, chi
trả các khoản chi của NSNN với mục tiêu đảm bảo các khoản chi đúng mục đích,
tiết kiệm và có hiệu quả. Theo quy định của Luật NSNN, chi NSNN bao gồm các
khoản chi phát triển Kinh tế - Xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt
động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi

khác theo quy định của pháp luật. Mặt khác, Tổng số chi NSNN gồm lĩnh vực như
chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ và viện trợ, chi bổ sung quỹ dự
trữ tài chính, dự phòng ngân sách nhưng chi đầu tư phát triển là một trong những
khoản chi NSNN hết sức quan trọng trong tổng chi NSNN.
Để thực thi nhiệm vụ kiểm soát chi đầu tư từ NSNN được quy định tại Quyết
định số 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Giám
đốc KBNN đã ban hành quy trình kiểm soát chi đầu tư và quy trình này được bổ
sung, điều chỉnh nhiều lần cho phù hợp với tình hình, yêu cầu thực tế ở từng thời
kỳ. Cụ thể, từ năm 2000 đến nay, đã ban hành các quyết định như : Quyết định số
601 KB/QĐ/TTVĐT ngày 28/10/2003; Quyết định số 297/QĐ-KBNN ngày
18/05/2007; Quyết định số 1359/QĐ-KBNN ngày 11/12/2007; Quyết định số
686/QĐ-KBNN ngày 18/8/2009; Quyết định số 282/QĐ-KBNN ngày 20/04/2012;
Quá trình tổ chức triển quy trình KSNB chi đầu tư về cơ bản đã đảm bảo tính
thống nhất trong toàn hệ thống KBNN từ trung ương đến các địa phương. Tuy
nhiên, bên cạnh tính nhất quán chung đó, do đặc thù ở mỗi địa phương, KSKB chi
đầu tư vẫn tồn tại khá nhiều vấn đề có tính đặc thù ở mỗi địa phương làm ảnh
hưởng đến công tác KSNB chi đầu tư qua KBNN cần phải cấp thiết nghiên cứu
hoàn thiện.


2

Bên cạnh vấn đề đặc thù của KBNN, trước sự thay đổi của tình hình kinh tế
thế giới và để phát triển hội nhập, vấn đề kiểm soát các khoản chi NSNN càng quan
trọng hơn, đòi hỏi phải được đảm bảo và nâng cao tính hữu hiệu của nó.
Từ những vấn đề trên, nâng cao tính hữu hiệu của quy trình KSNB chi đầu tư
qua KBNN là một vấn đề thời sự, bức thiết cả về mặt lý luận, thực tiễn ở Việt Nam
hiện nay cũng như ở từng địa phương cụ thể.
1.2. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Bình Phước là một tỉnh nghèo chỉ mới hình thành từ năm 1997 trên cơ sở chia

tách từ tỉnh Sông Bé cũ. Để phát triển kinh tế xã hội, Bình Phước đã, đang đứng
trước một yêu cầu, thách thức rất thời sự về bài toán đáp ứng, giải quyết đầu tư phát
triển. Hàng năm, trong dự toán chi NSNN tại tỉnh, chi đầu tư phát triển xây dựng cơ
sở hạ tầng như: giao thông, thủy lợi, trường học, bệnh viện,... chiếm tỷ trọng khá
lớn, khoảng 30% đến 40% tổng chi NSNN. Các khoản chi này giữ một vai trò rất
quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Nhiều dự án hoàn thành bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng được hình thành
từ nguồn vốn chi đầu tư của Nhà nước đã phát huy được hiệu quả góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trên địa bàn.
Tuy nhiên, vẫn còn đây đó việc thất thoát vốn, hiệu quả sử dụng vốn NSNN trong
đầu tư chưa cao, gây ra hiện tượng lãng phí nguồn lực kinh tế tài chính hạn hẹp.
Tình trạng trên do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó vấn đề về kiểm soát chi
vốn đầu tư của hệ thống KBNN.
Theo thống kê của KBNN trung ương, kết quả giải ngân vốn đầu tư của Bình
Phước hàng năm đạt khá thấp, cụ thể, năm 2012, tổng số vốn thanh toán chỉ đạt
87,9% so với kế hoạch dự toán được giao và thấp hơn mức bình quân của cả nước
(Tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư trung bình của cả nước năm 2012 là 95,5% kế hoạch
theo thông báo số 574/KBNN-KSC ngày 01/4/2013 của KBNN trung ương).
Trong những năm qua, mặc dù các cấp lãnh đạo của KBNN Bình Phước đặc
biệt quan tâm và thường xuyên đưa ra những giải pháp hướng đến mục tiêu cải
thiện tốt hơn công tác kiểm soát chi đầu tư nhưng kết quả mang lại vẫn chưa đạt
được sự kỳ vọng của lãnh đạo địa phương.


3

Chính vì vậy, hoàn thiện quy trình KSNB chi đầu tư qua KBNN trên địa bàn
tỉnh Bình Phước hướng đến hiệu lực, hiệu quả là một vấn đề thời sự, khoa học về lý
luận, thực tiễn, cấp thiết hiện nay và tương lai. Từ đó, tác giả đã chọn đề tài “ Hoàn
thiện quy trình kiểm soát nội bộ chi đầu tư qua Kho bạc Nhà nước trên địa

bàn tỉnh Bình Phước” làm đề tài nghiên cứu luận án thạc sĩ kinh tế chuyên ngành
Kế toán.
1.3. Một số công trình nghiên cứu có liên quan đề tài
Nghiên cứu những nội dung có liên quan đến quy trình KSNB chi đầu tư qua
KBNN trong những năm qua đã được một số tác giả thực hiện. Mỗi tác giả tiếp cận
lý luận, thực tiễn theo một góc độ, ở những địa phương khác nhau. Trong số những
công trình nghiên cứu gần đây, tác giả đã tiếp cận các công trình nghiên cứu gần
nhất của một số tác giả. Tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng (2012), “Giải pháp hoàn
thiện công tác kiểm soát chi đối với các dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, công trình tập trung nghiên cứu về lý luận, thực
trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát chi đối với các dự án đầu tư XDCB từ nguồn
vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Tác giả Đoàn Kim Khuyên (2012),
‘‘Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán đầu tư xây dựng cơ bản tại KBNN Đà
Nẵng’’, công trình tập trung nghiên cứu lý luận, thực trạng và đề xuất giải pháp
kiểm soát thanh toán kiểm soát thanh toán đầu tư xây dựng cơ bản tại KBNN Đà
Nẵng. Tác giả, Lê Toàn Thắng (2012), ‘‘Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của
Thành phố Hà Nội”, tập trung nghiên cứu lý luận, thực trạng và đề xuất giải pháp
hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB thành phố Hà nội. Trên cơ sở những công
trình nghiên cứu trên và một số công trình nghiên cứu khác, tác giả đã kế thừa, tiếp
cận theo một hướng riêng về quy trình KSNB chi đầu tư qua KBNN và tại địa
phương cụ thể là tỉnh Bình Phước.
1.4. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu các mục tiêu cụ thể như sau:
-

Tổng kết các vấn đề lý thuyết liên quan đến KSNB và quy trình KSNB chi đầu
tư qua KBNN.

-


Mô tả và đánh giá tính hữu hiệu của quy trình KSNB chi đầu tư qua KBNN tại
tỉnh Bình Phước.


4

-

Xác lập quan điểm, giải pháp hoàn thiện quy trình KSNB chi đầu tư qua
KBNN tại tỉnh Bình phước.

1.5. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vận dụng lý luận vào thực tiễn quy trình
KSNB chi đầu tư qua KBNN tại địa bàn tỉnh Bình Phước. Vì vậy, đề tài không có
tham vọng nghiên cứu chuyên sâu về lý luận KSNB cũng như các lý luận chuyên
sâu về quy trình KSNB như quan điểm, khái niệm, các bộ phận cấu thành mà chỉ kế
thừa, chọn lọc những lý thuyết thích hợp về KSNB, về quy trình KSNB để xây
dựng cơ sở luận cho tiếp cận thực tiễn, đánh giá thực tiễn để đề xuất giải pháp hoàn
thiện quy trình KSNB chi đầu tư qua KBNN tại tỉnh Bình Phước.
1.6. Nội dung nghiên cứu của đề tài
Để đạt được ba mục tiêu nêu trên, và trong phạm vi nghiên cứu, đề tài hướng
đến tiếp cận nghiên cứu, giải quyết các nội dung sau :
-

Tiếp cận, chọn lọc, xác lập cơ sở lý luận liên quan đến quy trình KSNB, như :
• Khái niệm KSNB;
• Các bộ phận cấu thành KSNB;
• Quy trình KSNB;
• Tính hữu hiệu quy trình KSNB;
• Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của quy trình KSNB.

và chi đầu tư qua KBNN và một số bài học kinh nghiệm quy trình KSNB liên
quan đến chi đầu tư qua KBNN, như:
• Chi đầu tư qua KBNN
• Một số bài học kinh nghiệm quy trình KSNB liên quan đến chi đầu tư qua
KBNN của một số quốc gia trên thế giới như Cộng hòa Pháp, Trung Quốc,
Hàn Quốc và một số tỉnh, thành phố trong nước như: Bình Dương, Bà Rịa –
Vũng Tàu.

-

Nghiên cứu thực trạng quy trình KSNB chi đầu tư qua KBNN tại tỉnh Bình
Phước như :
• Khảo sát và mô tả các quy phạm pháp luật, hành chính, quản lý chi phối đến
quy trình KSNB chi đầu tư qua KBNN và tại tỉnh Bình Phước;


5

• Khảo sát và mô tả các yếu tố kỹ thuật của quy trình KSNB chi đầu tư qua
KBNN tại tỉnh Bình Phước
• Khảo sát và mô tả bộ máy vận hành quy trình KSNB chi đầu tư qua KBNN
tại tỉnh Bình Phước
-

Đánh giá thực trạng quy trình KSNB chi đầu tư qua KBNN tại tỉnh Bình Phước
qua các khía cạnh như :
• Đánh giá các quy phạm pháp luật, hành chính, quản lý chi phối đến quy trình
KSNB chi đầu tư qua KBNN và tại tỉnh Bình Phước;
• Đánh giá tình hình vận dụng các yếu tố kỹ thuật của quy trình KSNB chi đầu
tư qua KBNN tại tỉnh Bình Phước

• Đánh giá tình hình nhân sự và bộ máy vận hành quy trình KSNB chi đầu tư
qua KBNN tại tỉnh Bình Phước

-

Trên cơ sở lý thuyết, thực trạng, đánh giá thực trạng hoàn thiện quy trình KSNB
chi đầu tư qua KBNN tại tỉnh Bình Phước như :
• Xây dựng quan điểm hoàn thiện;
• Xác lập các giải pháp hoàn thiện về các quy phạm pháp luật, hành chính,
quản lý; các yếu tố kỹ thuật, bộ máy vận hành quy trình kiểm soát KSNB chi
đầu tư qua KBNN tại tỉnh Bình Phước;
• Xác lập các giải pháp hỗ trợ thực thi quy trình KSNB chi đầu tư qua KBNN
tại tỉnh Bình Phước.

1.7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở triết học duy vật biện chứng, trên quan
điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời dựa
trên những cơ sở lý thuyết về kinh tế - tài chính và các đề tài nghiên cứu có liên
quan đã được công bố.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể
-

Để tiếp cận, nghiên cứu, xác lập lý thuyết và mô tả thực tế, tác giả chủ yếu sử
dụng các phương pháp khảo sát, phân tích, thống kê, đối chiếu, so sánh, suy
luận để tổng hợp nên các cơ sở lý luận và mô tả thực trạng.


6


-

Để xây dựng cơ sở thực tiễn cho đề tài, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp
khảo sát, thống kê và sau đó dùng phần mềm SPSS để kiểm định, đánh giá
những tác động của tình hình thực trạng đến quy trình KSNB chi đầu tư qua
KBNN tại tỉnh Bình Phước.

-

Để xây dựng các giải pháp hoàn thiện, tác giả sử dụng kết hợp giữa cơ sở lý
thuyết, thực trạng và kết quả kiểm định suy luận, xác lập các quan điểm, giải
pháp hoàn thiện.

1.8. Kết cấu của luận văn
Ngoài những nội dung bắt buộc theo quy định như : Lời cảm ơn; Mục lục;
Danh mục các từ viết tắt, bảng biểu, hình vẽ; Tài liệu tham khảo và các Phụ lục, nội
dung chính của luận văn gồm 05 chương
-

Chương 1 - Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu “hoàn thiện quy trình
KSNB chi đầu tư qua KBNN trên địa bàn tỉnh Bình Phước”;

-

Chương 2 – Tổng quan về KSNB và quy trình KSNB chi đầu tư qua KBNN;

-

Chương 3 – Tổng quan về KBNN Bình Phước và thực trạng quy trình KSNB
chi đầu tư qua KBNN;


-

Chương 4 – Đánh giá thực trạng quy trình KSNB chi đầu tư qua KBNN tại
tỉnh Bình Phước

-

Chương 5 – Kiến nghị hoàn thiện quy trình KSNB chi đầu tư qua KBNN tại
tỉnh Bình Phước.

1.9. Những mong muốn đóng góp của đề tài
-

Hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết liên quan đến KSNB, quy trình KSNB chi
đầu tư qua KBNN;

-

Tóm tắt bức tranh thực trạng quy trình KSNB chi đầu tư qua KBNN trên địa
bàn tỉnh Bình Phước;

-

Giới thiệu các quan điểm và các giải pháp cụ thể hoàn thiện quy trình KSNB
chi đầu tư qua KBNN trên địa bàn tỉnh Bình Phước.


7


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ KSNB VÀ QUY TRÌNH KSNB
CHI ĐẦU TƯ QUA KBNN
2.2. Tổng quan về kiểm soát nội bộ (KSNB)
2.2.1. Khái niệm và hệ thống KSNB
KSNB được tiếp cận và nhận định với nhiều khái niệm khác nhau gắn liền với
quá trình hình thành, phát triển của nó. Tuy nhiên, hai định nghĩa gần đây nhất có
tính ảnh hưởng lớn đến nghiên cứu và ứng dụng kiểm soát nội bộ đó là quan điểm
về KSNB theo Báo cáo COSO 1992 và Báo cáo COSO 2004
 Khái lược về COSO
COSO là một Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về việc chống gian lận
về báo cáo tài chính (National Commission on Financial Reporting, hay còn được gọi
là Treadway Commission). Ủy ban này bao gồm đại diện của Hiệp hội kế toán viên
công chứng Hoa Kỳ (AICPA), Hiệp hội Kiểm toán viên nội bộ (IIA), Hiệp hội Quản trị
viên tài chính (FEI), Hiệp hội Kế toán Hoa Kỳ (AAA), Hiệp hội kế toán viên quản trị
(IMA). Từ mục tiêu giám sát, hạn chế, khắc phục sự gian lận tại các công ty ở Mỹ cũng
như sự quan tâm của xã hội đến KSNB, COSO được thành lập nhằm nghiên cứu về
KSNB, cụ thể là: thống nhất định nghĩa về KSNB để phục vụ cho nhu cầu của các đối
tượng khác nhau có liên quan; công bố đầy đủ một hệ thống tiêu chuẩn để giúp các đơn
vị có thể tiếp cận, đánh giá, xây dựng hệ thống kiểm soát, quy trình trình KSNB của họ
và tìm giải pháp để hoàn thiện.

 Khái niệm và các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB
Theo COSO 1992
Báo cáo COSO 1992 cung cấp một hệ thống lý luận từ sự kế thừa và phát triển
các nghiên cứu trước đó về KSNB và là báo cáo đầy đủ nhất ở thời kỳ bấy giờ. Theo
báo cáo COSO 1992: “Kiểm soát nội bộ là một quá trình do người quản lý, hội đồng
quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự
đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện ba mục tiêu dưới : Báo cáo tài chính đáng tin cậy; các
luật lệ và quy định được tuân thủ; hoạt động hữu hiệu và hiệu quả.”



8

Định nghĩa trên, KSNB gắn liền với bốn nội dung cơ bản là : quá trình, con
người, đảm bảo hợp lý và mục tiêu.

-

KSNB là một quá trình : vấn đề này thể hiện KSNB bao gồm một chuỗi hoạt
động kiểm soát hiện diện ở mọi bộ phận trong đơn vị và được kết hợp với nhau
thành một thể thống nhất tạo nên hệ thống kiểm soát và là phương tiện để giúp
cho đơn vị đạt được các mục tiêu của mình.

-

KSNB được thiết kế và vận hành bởi con người điều này thể hiện KSNB không
chỉ đơn thuần là những chính sách, thủ tục biểu mẫu mà bao gồm cả những con
người trong tổ chức có liên quan như Hội đồng quản trị, Ban Giám Đốc, các nhân
viên khác và chính con người định ra mục tiêu, thiết lập cơ chế kiểm soát ở mọi
nơi và vận hành chúng.

-

KSNB cung cấp một sự đảm bảo hợp lý chứ không đảm bảo sự tuyệt đối các mục
tiêu được thực hiện nên khi vận hành kiểm soát những yếu kém có thể xẩy ra do
các sai lầm của con người nên dẫn đến không thực hiện được các mục tiêu.
KSNB có thể ngăn chặn và phát hiện những sai phạm nhưng không thể đảm bảo
là chúng không bao giờ xảy ra. Ngoài ra, một nguyên tắc cơ bản trong việc đưa ra
quyết định quản lý là chi phí cho quá trình kiểm soát không thể vuợt quá lợi ích

được mong đợi từ quá trình kiểm soát đó. Do đó, tuy người quản lý có thể nhận
thức đầy đủ về các rủi ro, thế nhưng, nếu chi phí cho việc kiểm soát quá cao thì
họ vẫn không áp dụng các thủ tục để kiểm soát rủi ro.

-

Mục tiêu của KSNB sẽ khác nhau với những hoạt động khác nhau. Với KSNB về
báo cáo tài chính, KSNB hướng đến đảm bảo về tính trung thực và đáng tin cậy;
với sự KSNB về tính tuân thủ, KSNB hướng đến đảm bảo sự hợp lý trong chấp
hành luật pháp, quy định; với KSNB về sự hữu hiệu và hiệu quả, KSNB giúp đơn
vị bảo vệ và sử dụng có hiệu quả nguồn lực kinh tế trong hoạt động, bảo mật
thông tin, duy trì và nâng cao uy tín,...
Trên cơ sở luận điểm trên, hệ thống KSNB theo COSO 1992 gồm 5 bộ phận cấu

thành chính là : môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin
và truyền thông, giám sát. Các nội dung cụ thể từng bộ phận thể hiện tóm tắt qua Bảng
2.1 sau.


9

Bảng 2.1: Các bộ cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ
Bộ phận

Nội dung chủ yếu

Các nhân tố

Môi trường


Tạo ra sắc thái chung

- Tính chính trực và giá trị đạo đức.

kiểm soát

của một tổ chức, chi

- Đảm bảo về năng lực.

phối đến ý thức kiểm
soát của mọi người

- Hội đồng quản trị và Ủy ban kiểm toán.

trong tổ chức, là nền

- Triết lý quản lý và phong cách điều

tảng cho mọi bộ phận

hành.

khác của kiểm soát

- Cơ cấu tổ chức.

nội bộ.

- Phân định quyền hạn và trách nhiệm.

- Chính sách về nhân sự.

Đánh giá

Đơn vị phải nhận biết

-

Xác định mục tiêu của đơn vị.

rủi ro

và đối phó với các rủi

-

Nhận dạng rủi ro.

-

Phân tích và đánh giá rủi ro.

ro bằng cách thiết lập
mục tiêu của tổ chức và
hình thành cơ chế để
nhận dạng, phân tích và
đánh giá các rủi ro có
liên quan.
Hoạt động


Các chính sách và các

- Phân chia trách nhiệm đầy đủ.

kiểm soát

thủ tục để giúp đảm

- Kiểm soát quá trình xử lý thông tin.

bảo là những chỉ thị
của nhà quản lý được

- Kiểm soát vật chất.

thực hiện và có các
hành động cần thiết
đối với các rủi ro
nhằm đạt được mục
tiêu của đơn vị.
Thông tin

Hệ thống thông tin

- Hệ thống thông tin, bao gồm cả hệ

và truyền

được thiết lập để mọi


thống thông tin kế toán phải đảm bảo


10

thông

thành viên trong đơn

chất lượng thông tin.

vị có khả năng nắm

- Truyền thông bảo đảm các kênh thông

bắt và trao đổi thông

tin bên trong và bên ngoài đều hoạt động

tin cần thiết cho việc

hữu hiệu.

điều hành, quản trị và
kiểm soát các hoạt
động.
Giám sát

Toàn bộ quy trình


- Giám sát thường xuyên: thông qua việc

hoạt động phải được

thu thập thông tin trong nội bộ và bên

giám sát và điều chỉnh

ngoài; đối chiếu số liệu thực tế và sổ

cần thiết. Hệ thống

sách,.. hoặc xem xét các báo cáo hoạt

phải có khả năng phản

động để phát hiện các biến động bất

ứng năng động, được

thường.

thay đổi theo yêu cầu

- Giám sát định kỳ: thực hiện thông qua

của môi trường bên

các cuộc kiểm tra định kỳ của đơn vị


trong và bên ngoài.

kiểm toán độc lập hoặc đơn vị kiểm toán
nội bộ.

 Khái niệm và các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB
Theo COSO 2004
KSNB theo Báo cáo COSO 1992 ra đời và đã đóng góp khá tích cực cho nghiên
cứu, ứng dụng trong kiểm soát và nó cũng được liên tục bổ sung, hoàn thiện, tuy nhiên,
sự thay đổi môi trường hoạt động, nhất là những vấn đề rủi ro, quản trị rủi ro dẫn đến
KSNB theo COSO rơi vào một số hạn chế, khiếm khuyết. Vì vậy, sự ra đời một công
bố mới về KSNB của COSO 2004.
Trên cơ sở tiếp cận và bổ sung những vấn đề mới về KSNB, hệ thống KSNB
theo COSO 2004 so với COSO 1992 có các điểm giống và khác nhau sau:
Về quan điểm, hệ thống KSNB theo COSO 2004 vẫn tương tự như quan điểm của
COSO 1992 nhưng bổ sung, nhấn mạnh đến quản trị rủi ro. Cụ thể, quan điểm về rủi ro
được thể hiện, bổ sung như sau : Quản trị rủi ro doanh nghiệp là một quá trình do hội


×