Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Lập kế hoạch sản xuất và kinh doanh sản phẩm tân dược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.46 KB, 9 trang )

LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH SẢN PHẨM TÂN DƯỢC

Tổng quan về doanh nghiệp
- Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh dược phẩm A Hồ Chí Minh
- Lĩnh vực hoạt động : Sản xuất, kinh doanh & Phân phối : Tân Dược
- Nguyên tắc sản xuất và kinh doanh Dược phẩm phải đạt đủ tiêu chuẩn
( GMP, GLP, GSP, GDP, GPP ) theo quy định của Bộ Y tế
- Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm là: "Đạt tiêu chuẩn chất lượng" đa
được cơ quan chức năng Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành .
- Số lượng CBCNV & CN: 500 người
- Trụ sở chính tại : Khu Công Nghiệp Tân Bình, Q.Tân Bình, TP.HCM
- Sản phẩm chủ lực: Kháng sinh

I/ Chiến lược và những ưu tiên cạnh tranh của công ty:
1.1 Chiến lược:
Mục tiêu đến năm 2015: Đứng vào vị trí top 5 công ty sản xuất Dược
phẩm hàng đầu Việt Nam
a.Phân tích thị trường:
Thuốc tân dược là loại hàng hóa đặc biệt gắn liền với việc chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe của con người, là loại hàng hóa chịu sự quản lý đặc biệt của
nhà nước.
Tổng trị giá tiền thuốc sử dụng của Việt Nam theo thống kê từ Bộ Y tế là
1,696 tỷ USD năm 2009, tiền thuốc bình quân đầu người là 19,77 USD năm,
dự báo năm 2014, tiền thuốc bình quân đầu người sẽ tăng lên 33,8 USD/người


và thị trường dược phẩm Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 17-19%/năm.
Kim ngạch nhập khẩu thuốc của Việt Nam theo một nghiên cứu của BMI sẽ
vượt 1,37 tỷ USD vào năm 2013. Hiện tại bình quân tiền sử dụng thuốc 1
người/năm của cả thế giới là 50 USD, ở các nước như Nhật - Mỹ số tiền đó lên
tới 400 - 500 USD người/năm. Việt Nam thuộc những nước có chỉ số chi tiêu


cho thuốc chữa bệnh vào loại thấp.
Thuốc tân dược được nhập khẩu từ nước ngoài và sản xuất trong nước.
Những sản phẩm thuốc tuy được sản xuất trong nước, nhưng phần đa nguyên
liệu để sản xuất vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài, vì ngành hóa dược trong
nước vẫn còn nhiều hạn chế về trình độ khoa học và công nghệ cũng như tài
chính. Thực tế cũng cho thấy, hiện nay nguồn cung chủ yếu của thuốc tân dược
là do một số hang Dược phẩm lớn trên thế giới sản xuất
Đa số thuốc tân dược nhập khẩu giá cao, các bệnh nhân của nước ta còn
nghèo vì vậy chi phí thuốc cho trị bệnh gặp nhiều khó khăn.
Công ty nhận thấy những thuận lợi và khó khăn trên nên đa sản xuất và
phân phối thuốc Tân dược đáp ứng nhu cầu số đông của thị trường với chất
lượng cao và giá cả thấp hơn so với thuốc ngoại nhập.
b.Phân khúc thị trường:
Sản phẩm Kháng sinh của Công ty A được sản xuất để phục vụ phân
khúc bệnh nhân nhiễm trùng có thu nhập từ trung bình khá trở xuống.
1.2 Ưu tiên cạnh tranh của công ty A:
Chất lượng, giá cả và sản phẩm của công ty được sản xuất & kinh doanh
theo các tiêu chuẩn sau:
- GMP (WHO) : Good Manufacturing Practice – Thực hành sản xuất tốt
theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới.


- GLP: Good Laboratory Practice – Thực hành phòng thí nghiệm tốt.
- GSP: Good Storage Practice – Thực hành tốt bảo quản thuốc.
- GDP: Good Distribution Practices – Thực hành tốt phân phối thuốc.
- GPP: Good Pharmacy Practices – Thực hành tốt nhà thuốc
- ISO 9001:2000: Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về quản lý (International
Organisation of Standard) - Tiêu chuẩn này do tổ chức NQA, Vương
quốc Anh xác thực.
- HACCP: Tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh trong công nghiệp thực phẩm

và dược phẩm (Hazard Analysis and Critical Control Point) - Tiêu chuẩn
này do tổ chức NQA, Vương quốc Anh xác thực.
II/Hoạch định tổng hợp:
Công ty dược phẩm A chọn chiến lược tác nghiêp cho mặt hàng khánh
sinh là: Sản xuất hàng loạt để giảm chi phí.
Công ty dược phẩm A trong sứ mệnh kinh doanh còn có trách nhiệm của
mình đối với xa hội, với nhận thức đời sống nhân dân còn nghèo, công ty
sản xuất hàng loạt và cắt giảm các chi phí khác để có được giá tốt nhất đáp
ứng được khám chữa bệnh của nhân dân.
2.1 Dự báo:
- Căn cứ vào khảo sát của công ty dược phẩm A và số liệu hợp tác với
Công


ty nghiên cứu thị trường.

Dự báo nhu cầu biến đổi theo mùa vụ:
Qua báo cáo thống kê của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, bệnh dịch theo
mùa có xu hướng gia tăng trong quý 2 hàng năm, kết hợp với bảng số lượng
thuốc kháng sinh A đa bán qua các thời kỳ của công ty:


Đơn vị: triệu viên
Năm

Quý 1

Quý 2

Quý 3


Quý 4

2008

115

150

120

125

2009

110

147

125

125

2010

120

160

115


115

2011

110
457

360

365

Tổng
(triệu

455

viên)

* Nhu cầu bình quân theo từng quý:
- Cầu BQ quý 1 = (115 + 110 + 120 + 110) / 4 = 113,75 (triệu viên)
- Cầu BQ quý 2 =

457 / 3 = 152,33 (triệu viên)

- Cầu BQ quý 3 =

360 / 3 = 120,00 (triệu viên)

- Cầu BQ quý 4 =


365 / 3 = 121,66 (triệu viên)

* Cầu BQ 1 quý = (455 + 457 + 360 + 365) / 13 (quý) = 125,92 (triệu
viên)
* Chỉ số mùa vụ theo quý = Cầu BQ từng quý / Cầu BQ 1 quý
- Chỉ số mùa vụ quý 1 = 113,75 / 125,92 = 0,9033
- Chỉ số mùa vụ quý 2 = 152,33 / 125,92 = 1,2097
- Chỉ số mùa vụ quý 3 = 120,00 / 125,92 = 0,9529
- Chỉ số mùa vụ quý 4 = 121,66 / 125,92 = 0,9662
=> Tổng chỉ số mùa vụ: ∑ It (mv) = 0,9033 + 1,2097 + 0,9529 + 0,9662 =
4,032 # 4


* Chỉ số mùa vụ điều chỉnh I đc t(mv)
- I đc 1(mv) = 4 / 4,032 x 0,9033 = 0,8961
- I đc 2(mv) = 4 / 4,032 x 1,2097 = 1,2000
- I đc 3(mv) = 4 / 4,032 x 0,9529 = 0,9453
- I đc 4(mv) = 4 / 4,032 x 0,9662 = 0,9585
* Mức dự báo nhu cầu SP A của năm 2011 là 510 triệu viên do đó mức dự
báo cho các quý còn lại năm 2011 là:
F2 / 2011 = 510 / 4 x 1,2000 = 153,00 triệu viên
F3/ 2011 = 510 / 4 x 0,9453 = 120,52 triệu viên
F4/ 2011 = 510 / 4 x 0,9585 = 122,21 triệu viên
=> Như vậy trong quý 2 dây chuyền sẽ vận hành ở mức 100% công suất thiết
kế
2.2Kế hoạch nguồn lực, nguyên vật liệu Sản xuất Kháng Sinh A:
-Nguồn lực:
 Lao động trực tiếp bình quân trong kỳ là 70 người.
o Lương bình quân 1 Lđ trực tiếp: 2,800,000 VND/tháng (theo giờ HC)

o Thời gian làm thêm giờ max = 25% giờ hành chí

- Kế hoạch dự trữ Nguyên vật liệu:
 Theo phương thức thay đổi mức dự trữ nguyên liệu kháng Sinh: Như

vậy Công ty có thể tăng mức dự trữ trong giai đoạn nhu cầu thấp để
cung cấp trong giai đoạn có nhu cầu cao hơn đáp ứng sản xuất của
công ty.
Ưu điểm:


Quá trình sản xuất được ổn định, không có những biến đổi bất
thường;
Đáp ứng thoả man nhu cầu khách hàng;
Dễ dàng cho việc điều hàng sản xuất.
Nhược điểm:
Chi phí cho việc tồn trữ lớn như: chi phí thuê hoặc khấu hao kho, chi
phí bảo hiểm, chi phí hao hụt mất mát, chi phí cho các thiết bị kho hoạt động
trong suốt thời gian dự trữ, đặc biệt là chi phí về vốn để dự trữ hàng hoá;
Hàng hoá có thể bị giảm sút về chất lượng, khó thích ứng với nhu cầu khách
hàng thay đổi.
- Kế hoạch sản xuất kháng sinh A theo dự báo:
Tổng hợp:
- Sản lượng Kháng sinh A (Tetraxyclin):

510(triệu Viên)

- Quy Cách: Thùng (Hộp=100v,thùng= 300 Hộp):17.000
- Công Thức Viên Tetraxyclin 0,5g:
Tetraxyclin :

Tinh Bột

0,5g
:

0,04g

Magiestearat : 0,025g

BẢNG KẾ HOẠCH NGYÊN VẬT LIỆU SẢN XUẤT NĂM 2011


St

Chỉ danh nguyên vật

t

liệu

Đơn giá
Sốlượng

Tổng Tiền

(Triệu

(Triệu Đồng)

Đồng)


1

Tetraxyclin (Kg)

255,000

0.2

51000

2

Tinh Bột Sắn(Kg)

20,400

0,001

20.4

2

Magiestearat(Kg)

12,750

0,02

255


3

Vỏ Hộp(Cái)

5100,000

0.001

5100

4

Hộp các tông lớn(Cái)

17000

0,002

34

5

Băng Keo(cuộn)

20

0.08

1.6


Cộng

56411

Theo bảng tính toán trên công ty cho phép hao hụt,sai số +2%
2.3 Kế hoạch điều độ sản xuất:
Công ty chọn phương pháp sản xuất theo qui trình và công đoạn sản xuất
kháng sinh A để lập tiến độ sản xuất biểu diễn bằng đường GANTT
TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN QUI TRÌNH SẢN XUẤT KHÁNG SINH A
Ngày thực hiện

01

02

0
3

Tổng thời gian
Sơ chế – Trộn
Bột
Trộn Bột Kép
Dập Viên
Sấy khô
Dập Vĩ

04

05


06

07

08

09

10

11

12

13


Đóng Hộp
Đóng Thùng
Giao hàng
-

Nhằm làm cho người đọc dễ nhận biết công việc và thời gian thực hiện của
qui trình sản xuất

-

Thấy rõ tổng thời gian thực hiện các công việc để tiến hành kịp tiến độ.
2.4 Kế hoạch hợp đồng phụ:

Công ty có kế hoạch cụ thể dựa vào tình hình thực tế sản xuất để có
phương án ký kết hợp đồng với một số đối tác trong ngành về khâu sản xuất
bao bì,cung ứng nguyên vật liệu, vận chuyển đảm bảo cung ứng kịp thời cho
quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm Nhằm giảm chi phí,tối đa hóa lợi
nhuận.
2.5 Kiểm soát chất lượng:
Thuốc kháng sinh ảnh hưởng trực tiếp đến người bệnh vì vậy công ty
dược phẩm A quan tâm hàng đầu việc kiểm soát chất lượng, công ty xây dựng
đội ngũ KCS, các phòng hóa nghiệm, máy móc và các phương tiện đầy đủ.
Kiểm soát chất chất lượng theo tiêu chuẩn cơ sở và tiêu chuẩn Việt Nam
- Phòng Kiểm tra chất lượng nằm tách biệt hẳn với khu vực sản xuất
gồm có:
+ Phòng Kiểm nghiệm vi sinh: trang bị thiết bị tạo dòng không khí bất
định hướng, tạo điều kiện kiểm tra vô trùng và một số kiểm tra vi sinh khác.
Áp suất ở mỗi khu vực trong phòng là không giống nhau để tránh hiện tượng
phát tán ô nhiễm. Các yếu tố như hướng khí, tốc độ khí, hiệu quả lọc HEPA và
thiết bị giám sát môi trường thường xuyên được kiểm tra.
+ Phòng kiểm nghiệm hóa lý: được thiết kế với không gian đủ rộng,


tránh hiện tượng pha trộn và lan truyền ô nhiễm. Phòng được trang bị tủ hốt để
hút các dung môi và hóa chất độc hại sau thí nghiệm.
+ Phòng lưu mẫu: để lưu trữ các mẫu nguyên vật liệu thô (bao gồm
các thành phần dược và tá dược), bán thành phẩm và thành phẩm. Nhiệt độ và
độ ẩm tại nơi này được kiểm soát chặt chẽ.
Kết luận:Như vậy, theo các bước hoạch dịnh trên có thể đáp ứng được kế
hoạch của công ty đồng thời đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong
thời gian ngắn hạn tháng,quí,năm .Đảm bảo cho công ty cung ứng kháng
sinh A kịp thời theo nhu cầu điều trị bệnh cho xa hội.




×