Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho bưu điện tỉnh an giang năm 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 92 trang )

Luận văn tốt nghiệp



1. => Lý do chọn đề tài:
Hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh là xu hướng tất yếu của mỗi quốc
gia khi tham gia vào thị trường thế giới. Đối với Việt Nam, việc chấp nhận mở
cửa thị trường trong nước và tham gia vào thị trường các nước khác, sẽ tạo ra
nhiều cơ hội phát triển cho các Doanh nghiệp Việt Nam như tiếp cận được với
các nguồn vốn đầu tư, công nghệ mới hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên
tiến … Tuy nhiên, hội nhập cũng sẽ tác động đến mọi mặt đời sống xã hội và
tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt,
trong lónh vực giàu tiềm năng phát triển như Bưu chính Viễn thông – một lónh
vực được xem là cơ sở hạ tầng quan trọng của An ninh quốc phòng và nền kinh
tế quốc dân trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chính vì vai trò và ý nghóa to lớn đó, lónh vực Bưu chính Viễn thông luôn
nằm trong số ít những lónh vực chịu nhiều sức ép mở cửa nhất trong các cuộc
đàm phán thương mại. Do đó, việc Chính phủ xây dựng Tổng công ty Bưu
chính Viễn thông (VNPT) nói chung trong đó có Bưu điện Tỉnh An Giang là
một trong những đơn vị thành viên nói riêng theo mô hình Tập đoàn kinh tế
mạnh, giữ vai trò chủ đạo trong ngành khai thác dịch vụ Bưu chính Viễn thông
với tính chất độc quyền, sẽ bị thu hẹp và xóa bỏ, mà phải chấp nhận một môi
trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng với các Doanh nghiệp cùng ngành
trong và ngoài nước. Dự kiến đến năm 2005, các Doanh nghiệp mới tham gia
vào thị trường Bưu chính Viễn thông sẽ đạt khoảng 25% đến 30% thị phần Bưu
chính Viễn thông Việt Nam và đến năm 2010 sẽ đạt khoảng 40%-50%. Đây sẽ
là một thách thức không nhỏ đối với Bưu chính Viễn thông Việt Nam trong tình
hình mới.
Do đó, năm 2005 sẽ là năm đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng của Việt
Nam và cũng là năm thị trường Bưu chính Viễn thông trở nên sôi động với sự
cạnh tranh gay gắt giữa các Doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trước thực


trạng đó, làm thế nào để có thể tồn tại và phát triển trong hội nhập và cạnh
tranh, các Doanh nghiệp Việt Nam trong đó có VNPT cũng như các đơn vị
thành viên và Bưu điện Tỉnh An Giang, phải nhanh chóng thực hiện đổi mới tổ
chức sản xuất, nhận ra những cơ hội và thách thức để có những kế hoạch phát
triển đúng đắn và hiệu quả nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và giành thắng

Lê Nguyễn Hạnh Uyên

1


Luận văn tốt nghiệp

lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế. Kế hoạch kinh doanh cho Bưu điện Tỉnh An
Giang năm 2005 – một năm trở thành dấu mốc của giai đoạn mở đầu cạnh
tranh và hội nhập, là nội dung chính của đề tài sẽ nghiên cứu dưới đây.

2.Mục tiêu nghiên cứu:
Lập kế hoạch kinh doanh là cần thiết, tuy nhiên mục tiêu lập kế hoạch kinh
doanh lại khác nhau theo từng tình huống cụ thể của Doanh nghiệp. Có Doanh
nghiệp lập kế hoạch để vay vốn, huy động vốn, tìm kiếm nguồn tài trợ cho
Doanh nghiệp hoạt động và do đó kế hoạch kinh doanh cũng cung cấp nhiều
thông tin dễ thuyết phục các nhà đầu tư.
Khác với mục tiêu trên, đối với đề tài đang nghiên cứu, những kế hoạch
kinh doanh được thiết lập nhằm hỗ trợ cho Doanh nghiệp định hướng và quản
lý hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Việc lập kế hoạch kinh doanh nhằm nhận ra những nguy cơ và cơ hội từ môi
trường kinh doanh, cũng như phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu của
Doanh nghiệp và có biện pháp khắc phục, giải quyết kịp thời. Mặt khác việc
lập kế hoạch kinh doanh và tiến hành triển khai thực hiện nhằm kiểm tra được

tính thực tế và khả thi của các mục tiêu đã đề ra trong các hoạt động của
Doanh nghiệp. Từ đó khi cần thiết có thể điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với
hiện trạng kinh doanh của Doanh nghiệp.

3.Nội dung nghiên cứu:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1:Cơ sở lý luận chung về kế hoạch sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp
Nội dung của chương nhằm nêu lên khái niệm và lợi ích của việc lập kế
hoạch kinh doanh đối với Doanh nghiệp. Đồng thời nêu lên các bước của quá
trình lập kế hoạch kinh doanh gồm phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh
ảnh hưởng đến Doanh nghiệp, trên cơ sở đó lập các kế hoạch để đạt được mục
tiêu Doanh nghiệp cần hướng tới.
Chương 2: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Bưu điện Tỉnh An
Giang trong thời gian qua.

Nội dung của chương nêu lên tổng quan Bưu điện Tỉnh An Giang, bao gồm
các chức năng, nhiệm vụ, các dịch vụ của từng lónh vực kinh doanh, tình hình
hoạt động kinh doanh trong thời gian qua cũng như đi sâu vào phân tích các yếu
tố môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến đơn vị.
Chương 3: Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho Bưu điện Tỉnh An Giang.

Lê Nguyễn Hạnh Uyên

2


Luận văn tốt nghiệp

=> Có giải thích ngắn gọn
Trên cơ sở phân tích môi trường, phân

tích hiện trạng của đơn vị. Các mục tiêu được đề ra và các kế hoạch được xây
dựng để đạt được mục tiêu, bao gồm: kế hoạch về sản xuất, marketing, nhân
sự, tài chính.
Trước khi kết luận sẽ có phần kiến nghị của đơn vị đối với Tổng công ty và
Nhà nước.

4.Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu:
Các loại dữ liệu sơ cấp bao gồm các báo cáo thực hiện kế hoạch của các
năm, nhiệm vụ kế hoạch năm. Dữ liệu chủ yếu được thu thập từ phòng Kế
hoạch kinh doanh tiếp thị của Bưu điện Tỉnh An Giang.
Các dữ liệu thứ cấp bao gồm những thông tin kinh tế xã hội của Tỉnh An
Giang và những thông tin liên quan đến chuyên ngành Bưu chính, Viễn thông
từ sách, báo, Internet…
4.2. Phương pháp xử lý dữ liệu:
Từ số liệu thu thập được, dùng phương pháp so sánh đối chiếu qua các năm,
phương pháp tăng trưởng liên hoàn, phương pháp phân tích đồ thị, biểu đồ… để
xử lý dữ liệu.

5.Giới hạn nghiên cứu:
Vì thời gian tiếp cận thực tế có hạn, cùng nhiều lý do khách quan cũng như
khuôn khổ giới hạn cho phép của một đề tài, nên phạm vi nghiên cứu chỉ đưa
ra những kế hoạch kinh doanh cho Bưu điện An Giang năm 2005 và tập trung
phân tích những dịch vụ chính yếu và thông dụng có tính cạnh tranh trên thị
trường cũng như ảnh hưởng đến việc tạo ra doanh thu cho đơn vị hơn các dịch
vụ khác hiện có.

Lê Nguyễn Hạnh Uyên

3



Luận văn tốt nghiệp

Chương 1:


1.1 Khái niệm kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh là những kế hoạch có quy mô dài hạn, bao gồm kế
hoạch tiếp thị, kế hoạch sản xuất, kế hoạch nhân sự, kế hoạch tài chính được
hoạch định cho tương lai, nghóa là đưa ra cách thức nào đó nhằm đạt được mục
tiêu của Doanh nghiệp trên cơ sở hiện trạng của Doanh nghiệp.
1.2 Lợi ích của việc lập kế hoạch kinh doanh
Quá trình lập kế hoạch kinh doanh rất có ích cho việc phối hợp hoạt động
giữa các bộ phận kinh doanh của Doanh nghiệp, cùng xem xét đánh giá và đưa
ra các phương án hoạt động cho Doanh nghiệp một cách khách quan, nghiêm
túc và toàn diện.
Kế hoạch kinh doanh có thể được sử dụng như là một công cụ quản lý trong
quá trình hoạt động của Doanh nghiệp. Một bản kế hoạch kinh doanh tốt sẽ
giúp cho Doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện, có cách phân tích hợp lý, cân đối
cho các vấn đề lớn cần giải quyết. Qua đó có thể vận dụng các điểm mạnh của
Doanh nghiệp, khai thác các điểm yếu của đối thủ cạnh tranh, nhằm hướng
Doanh nghiệp đi đến thành công.

1.3 Nội dung của kế hoạch kinh doanh

Lê Nguyễn Hạnh Uyên

4



Luận văn tốt nghiệp

Nhằm mô tả phân tích hiện trạng của môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến
Doanh nghiệp, trên cơ sở đó đưa ra các hoạt động dự kiến cần thiết trong tương
lai nhằm đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra.

1.3.1 Phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh
Nghiên cứu môi trường kinh doanh là một công việc hết sức quan trọng và
là mối quan tâm hàng đầu của bất kì Doanh nghiệp nào hoạt động trong môi
trường cạnh tranh. Trên cơ sở nghiên cứu môi trường, Doanh nghiệp sẽ nhận ra
được những cơ hội kinh doanh, những rủi ro có thể gặp phải, từ đó làm căn cứ
để xây dựng kế hoạch, đồng thời kết hợp với nguồn lực bên trong, đưa ra
những giải pháp thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu Doanh nghiệp đã đề
ra.
Có 3 cấp độ môi trường cần phân tích:

1.3.1.1 MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
a.Yếu tố xã hội
Bao gồm những khía cạnh về văn hóa và dân số.
Yếu tố văn hóa: Bao gồm những chuẩn mực và giá trị được xã hội tôn trọng
và chấp nhận, được củng cố bằng những quy định cơ bản của xã hội, pháp luật,
tôn giáo và chính trị. Đó là những quan niệm về thẩm mỹ, đạo đức, lối sống,
phong tục tập quán và truyền thống… có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động
kinh doanh. Nét văn hóa ở những khu vực khác nhau sẽ dẫn đến quan điểm
tiêu dùng khác nhau.
Do đó hiểu biết về khía cạnh văn hóa, giúp Doanh nghiệp vạch ra những kế
hoạch kinh doanh phù hợp với từng đối tượng tiêu dùng.
Yếu tố dân số : như tỷ lệ gia tăng dân số, giới tính, cấu trúc về tuổi tác… là
căn cứ để dự báo nhu cầu thị trường và xây dựng kế hoạch.


b.Yếu tố kinh tế
Các yếu tố kinh tế như: lãi suất ngân hàng, chính sách tài chính tiền tệ,
tổng sản phẩm quốc nội… sẽ mang lại những cơ hội, những thách thức và ảnh
hưởng lớn đến các hãng kinh doanh. Chẳng hạn nếu lãi suất tăng lên thì số vốn
cần cho việc đầu tư phát triển mở rộng hoạt động kinh doanh sẽ quá đắt hoặc
không có sẵn, ảnh hưởng đến tiến độ thực thi chiến lược của Doanh nghiệp.

Lê Nguyễn Hạnh Uyên

5


Luận văn tốt nghiệp

Mặt khác, lãi suất tăng lên cũng làm cho phần thu nhập được sử dụng tùy thích
sẽ giảm và nhu cầu sản phẩm cũng giảm và ngược lại.
Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế trên địa bàn Doanh
nghiệp đang hoạt động cũng sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của Doanh
nghiệp và một số yếu tố kinh tế ảnh hưởng khác.

c.Yếu tố Chính phủ, Chính trị
Bao gồm các sắc luật về thuế, các chế độ đãi ngộ đặc biệt, các quy định về
chống độc quyền… mà Doanh nghiệp phải tuân theo, có thể hỗ trợ hay kìm hãm
hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Chẳng hạn, chính sách miễn giảm
thuế của Chính phủ sẽ tạo cho Doanh nghiệp cơ hội tăng trưởng hay cơ hội tồn
tại. Ngược lại việc tăng thuế có thể đe dọa đến lợi nhuận của công ty. Do đó,
khi soạn thảo kế hoạch, Doanh nghiệp phải phân tích đúng đắn để nhận biết
giới hạn kinh doanh, kịp thời nắm bắt những quy định, thông tin của Chính phủ
để tận dụng cơ hội, hạn chế nguy cơ tổn thất.


d.Yếu tố tự nhiên
:
Bao gồm những yếu tố về địa hình, khí hậu, tài nguyên… trên địa bàn
Doanh nghiệp đang hoạt động, có thể tạo ra những thuận lợi, nguy cơ ảnh
hưởng đến công tác quy hoạch và phát triển mạng lưới hoạt động của Doanh
nghiệp. Mặt khác những đặc trưng cũng như sự thay đổi các điều kiện tự nhiên
cũng làm ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng sản phẩm, đến hành vi mua của
khách hàng, chẳng hạn như xu hướng tiêu dùng sản phẩm theo mùa; hay những
điều kiện thuận lợi trên địa bàn sẽ làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các Doanh
nghiệp cùng ngành.
Do đó, khi xây dựng kế hoạch, Doanh nghiệp phải lưu ý đến các yếu tố tự
nhiên để việc thực thi kế hoạch được khả thi và hiệu quả, tránh lãng phí.

e.Yếu tố công nghệ
Ít có hoạt động kinh doanh nào mà lại không phụ thuộc vào cơ sở công
nghệ ngày càng tinh vi. Công nghệ tiên tiến liên tục ra đời, tạo ra cơ hội cũng
như nguy cơ cho Doanh nghiệp. Đó là cơ hội để thay thế công nghệ cũ lỗi thời,
tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm. Tuy nhiên, điều đó cũng làm cho chu kì
sống của công nghệ ngày càng ngắn dần, thời gian khấu hao nhanh, tỷ lệ khấu
Lê Nguyễn Hạnh Uyên

6


Luận văn tốt nghiệp

hao cao và ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Do đó để nhận biết được khả
năng ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh của mình và dự đoán
được xu hướng biến đổi công nghệ trong tương lai, Doanh nghiệp cần tìm hiểu

và phân tích các yếu tố công nghệ là hết sức cần thiết.
1.3.1.2 MÔI TRƯỜNG TÁC NGHIỆP
Bao gồm các yếu tố trong ngành và là yếu tố ngoại cảnh đối với Doanh
nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành kinh doanh đó,
có 5 yếu tố cơ bản:
a.Đối thủ cạnh tranh:
Tính chất và mức độ cạnh tranh hay thủ thuật giành lợi thế trong ngành
phụ thuộc vào các đối thủ cạnh tranh nhau.
- Các yếu tố như số lượng Doanh nghiệp tham gia; mức độ tăng trưởng
của ngành; mức độ đa dạng hóa sản phẩm… có xu hướng làm tăng nhu
cầu hay nguyện vọng của Doanh nghiệp muốn đạt được và bảo vệ thị
phần của mình. Từ đó làm mức độ cạnh tranh thêm gay gắt, dữ dội.
- Ngoài ra các đối thủ cạnh tranh mới và giải pháp công nghệ mới cũng
làm thay đổi mức độ và tính chất cạnh tranh.
Do đó Doanh nghiệp cần phân tích từng đối thủ cạnh tranh để khi xây dựng
định hướng phát triển, Doanh nghiệp có những kế hoạch cạnh tranh hữu
hiệu.
-

b. Khách hàng
Khách hàng thường muốn được cung cấp sản phẩm với chất lượng cao và
giá thấp với dịch vụ hoàn hảo. Điều này sẽ làm chi phí khai thác tăng lên và
làm lợi nhuận Doanh nghiệp bị giảm. Do đó, sự tín nhiệm của khách hàng có
thể là tài sản quý của Doanh nghiệp, nếu Doanh nghiệp biết thõa mãn tốt hơn
nhu cầu và thị hiếu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh. Vì thế, trong hội
nhập và cạnh tranh, việc phân loại khách hàng để có công tác chăm sóc khách
hàng cho phù hợp, là vấn đề không thể thiếu để có thể giữ được sự tín nhiệm
lâu dài và lòng trung thành của khách hàng.
c.. Nhà cung cấp
Các tổ chức cung cấp vật tư, thiết bị, lao động, tài chính… có vị thế mạnh

như số lượng người cung cấp ít, không có mặt hàng thay thế khác và không có
nhà cung cấp nào chào bán các sản phẩm có tính khác biệt. Với những ưu thế
đó, họ có thể tạo ra ngày càng nhiều lợi nhuận bằng cách tăng giá, giảm chất

Lê Nguyễn Hạnh Uyên

7


Luận văn tốt nghiệp

lượng sản phẩm hay mức độ dịch vụ đi kèm làm cho Doanh nghiệp không đạt
được mục tiêu lợi nhuận mong muốn. Do đó, việc phân tích, lựa chọn người
cung cấp, có ý nghóa quan trọng với Doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng cần tìm
cách cải thiện vị thế của mình bằng cách mua lại các cơ sở cung cấp hàng hóa
cho chính Doanh nghiệp hay có thể mua giấy phép độc quyền…
d.Đối thủ tiềm ẩn mới
Đối thủ mới tham gia kinh doanh trong ngành sẽ khai thác các năng lực sản
xuất mới với mong muốn giành được thị phần và các nguồn lực cần thiết. Họ có
thể làm giảm lợi nhuận của Doanh nghiệp. Cần lưu ý là việc mua lại các cơ sở
khác trong ngành với ý định xây dựng phần thị trường, thường là biểu hiện của
sự xuất hiện đốùi thủ mới xâm nhập sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của
Doanh nghiệp.
Do đó, việc bảo vệ vị thế cạnh tranh của Doanh nghiệp bằng cách duy trì
hàng rào hợp pháp để ngăn cản sự xâm nhập từ bên ngoài là cần thiết. Đó là
những kế hoạch xuất phát từ lợi thế do sản xuất trên quy mô lớn, đa dạng hóa
sản phẩm, sự đòi hỏi có nguồn tài chính lớn, khả năng hạn chế trong việc xâm
nhập các kênh tiêu thụ vững vàng của Doanh nghiệp và ưu thế về giá thành mà
đối thủ cạnh tranh không tạo ra được.
e.Sản phẩm thay thế

Các sản phẩm thay thế là các sản phẩm mang lại những lợi ích tiêu dùng
như sản phẩm hiện tại hoặc cao hơn cho khách hàng. Phần lớn sản phẩm thay
thế mới là kết quả của cuộc bùng nổ công nghệ. Sức ép của sản phẩm thay thế
sẽ làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của Doanh nghiệp do mức giá cao nhất bị
khống chế và Doanh nghiệp có thể bị tụt lại với các thị trường nhỏ bé nếu
không chú ý đến sản phẩm thay thế. Vì thế các Doanh nghiệp cần không ngừng
nghiên cứu và kiểm tra các mặt hàng thay thế tiềm ẩn và dành nguồn lực để có
kế hoạch phát triển hay vận dụng công nghệ mới vào chiến lược của mình.
1.3.1.3 MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ:
Hoàn cảnh nội tại bao gồm tất cả các yếu tố và hệ thống bên trong Doanh
nghiệp, cần phải được phân tích cặn kẽ để xác định ưu và nhược điểm của
Doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đưa ra biện pháp nhằm giảm bớt nhược điểm và
phát huy ưu điểm để đạt lợi thế tối đa.
Các yếu tố bao gồm:

a.Nguồn nhân lực
Lê Nguyễn Hạnh Uyên

8


Luận văn tốt nghiệp

Nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công của
Doanh nghiệp. Nguồn nhân lực cung cấp dữ liệu đầu vào để hoạch định mục
tiêu, phân tích môi trường, lựa chọn, thực hiện kiểm tra các chiến lược và đóng
vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của Doanh nghiệp. Các kế hoạch
vạch ra có đúng đắn đến mức độ nào đi chăng nữa, cũng không mang lại hiệu
quả nếu không có đội ngũ lao động làm việc hiệu quả. Bên cạnh đó, khi vạch
ra kế hoạch cần phải xem xét đến nguồn nhân lực đã đảm bảo đủ về số lượng

và chất lượng chưa, đã được thu nhận và bố trí phù hợp chưa nhằm giúp Doanh
nghiệp có thể đạt được mục tiêu đề ra.

b.Yếu tố nghiên cứu phát triển
Ngày nay, nhiều Doanh nghiệp hầu như không thực hiện nghiên cứu phát
triển, tuy nhiên sự sống còn của nhiều Doanh nghiệp khác lại phụ thuộc vào
thành công của hoạt động này, vì đó là yếu tố chủ chốt hỗ trợ cho những chiến
lược cạnh tranh của Doanh nghiệp.
Nỗ lực nghiên cứu phát triển có thể giúp Doanh nghiệp giữ vị trí đi đầu trong
ngành hay ngược lại làm cho Doanh nghiệp bị tụt hậu so với các đối thủ trong
các lónh vực giới thiệu sản phẩm mới.
Do đó, bộ phận nghiên cứu phát triển phải thường xuyên theo dõi các điều
kiện môi trường ngoài, các thông tin đổi mới công nghệ có liên quan, cũng như
phải có khả năng đưa ra những kiến thức khoa học công nghệ, khai thác những
kiến thức đó, quản lý những rủi ro liên quan đến việc đưa ra những sáng kiến
về sản phẩm dịch vụ mới, sẽ có ý nghóa rất quan trọng đảm bảo sự thành công
cho Doanh nghiệp.

c.Yếu tố sản xuấtxuất:
Sản xuất là lónh vực hoạt động gắn liền với việc tạo ra sản phẩm. Các chi
phí hoạt động sản xuất thường chiếm phần lớn nhất trong tổng tài sản vốn và
con người của một tổ chức và là vũ khí cạnh tranh trong chiến lược tổng quát
của công ty. Các chính sách và khả năng sản xuất có thể ảnh hưởng đến việc
thực thi kế hoạch của Doanh nghiệp cũng như có ảnh hưởng sâu rộng đến các
bộ phận khác có liên quan. Phương tiện sản xuất hữu hiệu sẽ tiết kiệm được chi
phí, lại tạo ra sản phẩm tốt, dễ bán, ngược lại sản xuất yếu kém sẽ gây thất
thoát về tài chính, không hiệu quả. Đây là một trong các lónh vực hoạt động
chính yếu có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự thành công của Doanh nghiệp, do đó
cần cân nhắc cẩn thận các hạn chế trong cơ cấu sản phẩm hiện tại để việc đưa
ra các kế hoạch trở nên hiệu quả và khả thi.

Lê Nguyễn Hạnh Uyeân

9


Luận văn tốt nghiệp

d.Yếu tố tài chính kế toán
Điều kiện tài chính thường được xem là phương pháp đánh giá vị trí cạnh
tranh tốt nhất của Doanh nghiệp và là điều kiện thu hút nhất đối với các nhà
đầu tư. Chức năng của bộ phận tài chính bao gồm phân tích, lập kế hoạch và
kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính và tình hình tài chính của Doanh
nghiệp. Bộ phận tài chính có ảnh hưởng sâu rộng trong toàn Doanh nghiệp, các
mục tiêu chiến lược của Doanh nghiệp đều phải được phân tích dưới lăng kính
tài chính trước khi thực thi (dó nhiên còn có sự liên quan của các yếu tố nội bộ
khác). Do đó, để hình thành hiệu quả các kế hoạch, cần xác định những điểm
mạnh, điểm yếu của tổ chức.

e.Yếu tố Marketing
Marketing có thể được mô tả như một quá trình xác định, dự báo, thiết lập
và thõa mãn các nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng đối với sản phẩm
hay dịch vụ của Doanh nghiệp.
Công tác quản trị Marketing là điều chỉnh mức độ, tính chất, thời gian của
nhu cầu, giúp tổ chức đạt mục tiêu đề ra, đồng thời phân tích, thị hiếu, sở thích
của thị trường và hoạch định các kế hoạch kinh doanh hữu hiệu về sản phẩm,
định giá, giao tiếp và phân phối phù hợp với thị trườmg mà tổ chức hướng tới.

1.3.2 Xây dựng kế hoạch kinh doanh
Sau khi phân tích môi trường kinh doanh, Doanh nghiệp sẽ liệt kê các cơ hội
kinh doanh, phát hiện những khoảng trống trên những đoạn thị trường, tìm ra

khách hàng tiềm năng, khách hàng ưu tiên trong tương lai mà Doanh nghiệp sẽ
phục vụï. Tuy nhiên, cơ hội kinh doanh rất nhiều và đa dạng trong khi khả năng
cung cấp của Doanh nghiệp là có giới hạn. Vì thế việc phân chia cơ hội kinh
doanh thành nhiều nhóm khác nhau, mỗi nhóm có đoạn thị trường giống nhau
và tìm đặc trưng chung cho mỗi nhóm là cần thiết. Từ đó, kết hợp với năng lực
kinh doanh hiện tại làm căn cứ xây dựng các kế hoạch.

1.3.2.1 Kế hoạch sản xuất cung ứng dịch vụ
Là công tác xây dựng và phát triển mạng lưới hoạt động mà Doanh nghiệp
sẽ thực hiện để tạo ra sản lượng dịch vụ dự báo.
Khi lập kế hoạch sản xuất phải xem xét các yếu tố trên cơ sở phân tích và
so sánh với các đối thủ cạnh tranh, xác định các yếu tố cạnh tranh nào là quan
trọng để tập trung nguồn lực giải quyết, bao gồm các yếu tố như: cạnh tranh về

Lê Nguyễn Hạnh Uyên

10


Luận văn tốt nghiệp

giá, chất lượng, cạnh tranh về tốc độ… Nội dung của kế hoạch sản xuất bao
gồm việc xác định nguồn vật tư nguyên liệu, máy móc thiết bị … sẽ được sử
dụng nhằm làm cơ sở cho việc tính toán trong phần tài chính để xác định lượng
vốn đầu tư cần thiết. Kế hoạch sau khi hoàn tất sẽ trở thành cẩm nang để
Doanh nghiệp triển khai hoạt động và theo dõi, kiểm soát thực hiện.

1.3.2.2 Kế hoạch nhân sự
Kế hoạch nhân sự liên quan đến nhu cầu lao động và nguồn cung cấp lao
động. Mục đích của kế hoạch nhân sự nhằm đảm bảo đủ người với các kỹ năng

đúng theo yêu cầu tại một thời điểm xác định trong tương lai. Nội dung của kế
hoạch nhân sự cho biết Doanh nghiệp cần bao nhiêu lao động với các kỹ năng
cần thiết và nguồn nhân sự đảm bảo đạt được mục tiêu của Doanh nghiệp,
đồng thời kế hoạch còn nêu dự kiến các công việc sẽ được triển khai nhằm xây
dựng và duy trì phát triển nguồn nhân lực cho Doanh nghiệp.

1.3.2.3 Kế hoạch Marketing
Kế hoạch Marketing giúp người đọc hình dung được vị trí hiện tại của
Doanh nghiệp, hướng đi và kết quả mong muốn đạt được vào cuối kỳ kế hoạch,
cũng như trình bày những hoạt động chủ yếu cần thực hiện để đạt được mục
tiêu kinh doanh. Kế hoạch marketing có thể phân thành: kế hoạch marketing
cho sản phẩm mới và cho các sản phẩm hiện có của Doanh nghiệp. Kế hoạch
Marketing thường bao gồm những định hướng về các phương thức marketing,
phân phối sản phẩm – dịch vụ, các dịch vụ hỗ trợ khách hàng, chính sách giá
cả, phương thức chiêu thị… được hoạch định cho Doanh nghiệp.Dung thuat ngu
Mar o tiep thi

1.3.2.4 Kế hoạch tài chính
Kế hoạch tài chính là những dự kiến về kết quả hoạt động trong tương lai
của Doanh nghiệp liên quan đến nguồn tài chính như doanh thu, chi phí, các
nguồn vốn đầu tư…, từ đó có thể đánh giá kết quả thực tế đạt được, đánh giá
các nguồn lực, khả năng của Doanh nghiệp và hiệu chỉnh kế hoạch một cách
thích hợp để tránh đầu tư lãng phí, không hiệu quả khi thực thi .

Chương 2

Lê Nguyễn Hạnh Uyên

11



Luận văn tốt nghiệp

2.1 Chức năng



Bưu điện Tỉnh An Giang là thành viên hạch toán phụ thuộc Tổng công ty
Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đóng vai trò chủ lực trong lónh vực
Bưu chính Viễn thông trên cả 2 phương diện cung cấp hạ tầng thông tin và phát
triển dịch vụ trên địa bàn Tỉnh An Giang.

2.2 Nhiệm vụ
-

Phát triển mạnh mạng lưới và dịch vụ Bưu chính Viễn thông theo kế
hoạch phương hướng của Tổng công ty giao cho.
Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ cho các cơ quan Đảng, Nhà nước
được nhanh chóng, chính xác.
Kinh doanh có hiệu quả, bảo tồn và phát triển vốn Nhà nước giao, phát
triển vốn tự tích lũy và thực hiện hoạt động công ích.

2.3 Sản phẩm, dịch vụ chính
2.3.1 Dịch vụ Bưu Chính
Chịu trách nhiệm vận chuyển thư từ, báo chí, vật phẩm… của các cơ quan,
Doanh nghiệp, nhân dân gởi đi trong cả nước bao gồm:
• Bưu phẩm, bưu kiện trong nước và quốc tế.
• Dịch vụ chuyển tiền truyền thống .
• Dịch vụ chuyển tiền nhanh .
• Dịch vụ điện hoa.

• Dịch vụ tiết kiệm bưu điện.
• Dịch vụ chuyển phát nhanh (EMS).
• Dịch vụ khai giá.
• Dịch vụ Bưu chính ủy thác, bưu phẩm không địa chỉ.
• Dịch vụ phát hành báo chí.

2.3.2 Dịch vụ Viễn thông





Điện thoại cố định trong nước và quốc tế.
Điện thoại dùng thẻ (Payphone).
Điện thoại di động (Vinaphone, Vinacard, Vinadaily, Vinatext).
Điện thoại chuyển mạch gói (VOIP) 171 – 1717 đường dài.

Lê Nguyễn Hạnh Uyên

12


Luận văn tốt nghiệp








Dịch vụ giải trí với truyền hình.
Dịch vụ Internet 1260, 1268, 1269, 1260-P.
Các dịch vụ gia tăng của tổng đài điện tử.
Lắp đặt thiết bị viễn thông.
Tổng đài nội bộ, cho thuê kênh truyền dẫn.

2.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Bưu điện An Giang trong
thời gian qua:
Bảng 2.1 Bảng thống kê doanh thu Bưu chính,Viễn thông của
Bưu điện An Giang năm 2000 – 2004:

Phat1 trienĐơn vị: Triệu đồng

Năm

2000

2001

2002

2003

2004

Doanh thu Viễn thông
Tốc độ phát triển liên hoàn
Doanh thu Bưu chính

115.580


171.570
148 %

230.515
134 %

293.150
130 %

400.012
136 %

4.354

4.834

5.681

6.400

7.257

111 %

117 %

112 %

113 %


Tốc độ phát triển liên n hoàn

Nguồn: Phòng Kế hoạch

2.4.1 Về Bưu chính
Bảng doanh thu bưu chính
Từ năm 1998 trở về trước, doanh thu của các dịch vụ Bưu chính có tốc độ
tăng trưởng trên dưới 20 %/ năm. Tuy nhiên hiện nay, tốc độ tăng trưởng chậm
lại, trung bình khoảng 11%/năm.
Thực tế ở Bưu điện Tỉnh An Giang hiện nay cũng như tình hình chung của
VNPT, doanh thu về Bưu chính chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn, chỉ tối đa 3% đến
4% trên tổng doanh thu hằng năm của đơn vị. Nguyên nhân doanh thu thấp là
do dịch vụ chủ yếu phục vụ công ích, giá cước kém linh động vì phải chịu sự
quản lý của Nhà nước. Tình hình nhân sự đông, hình thức kinh doanh chủ yếu
bằng thủ công nên giá cước cao, thời gian đến tay người nhận còn dài…. Mặt
khác, lại phải chịu sự cạnh tranh của các dịch vụ tư nhân, các Doanh nghiệp
trong và ngoài nước với cước phí phục vụ thấp hơn cũng như sự cạnh tranh của
các dịch vụ Viễn thông thay thế. Do đó, tuy một số dịch vụ mới xuất hiện đã
thu hút được nhiều khách hàng và khẳng định vị trí trên thị trường nhưng một
số ít vẫn chưa phù hợp với thói quen tiêu dùng của người dân nên việc gia tăng
sản lượng là khó khăn, đó cũng là những tồn tại của ngành Bưu chính.

Lê Nguyễn Hạnh Uyên

13


Luận văn tốt nghiệp


2.4.2 Về Viễn thông

Số TT của BĐAG

Nguồn: Phòng KH - KDTT - BĐAG

Tốc độ tăng trưởng trung bình của doanh thu khoảng 30%/năm. Song nhìn
chung tốc độ tăng trưởng không đều và ổn định, do ảnh hưởng của môi trường
kinh doanh. Tuy nhiên Viễn thông là dịch vụ đem lại cho đơn vị doanh thu cao,
chiếm khoảng 96% - 97% tổng doanh thu hằng năm, giữ vai trò quyết định
trong việc thực hiện chỉ tiêu doanh thu mà VNPT giao cho Bưu điện Tỉnh An
Giang hằng năm.

2.5 Phân tích môi trường kinh doanh
2.5.1 CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

2.5.1.1 Yếu tố tự nhiên
Yếu tố tự nhiên đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Tỉnh An Giang phát
triển kinh tế, từ đó thúc đẩy ngành Bưu chính Viễn thông phát triển:
Nằm trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long – miền đất có nhiều lợi thế
và giàu tiềm năng phát triển. Với những đặc trưng đa dạng về địa hình, An
Giang là khu vực đồng bằng đất đai màu mỡ, trên 70% là đất phù sa và vùng
đồi núi với diện tích 25000 ha, rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp và du
lịch. Mặt khác, với hệ thống giao thông thủy bộ thuận lợi, kênh rạch chằng
chịt, đã cung cấp nguồn thủy sản lớn phục vụ xuất khẩu cho Tỉnh nhà, phục vụ
sản xuất và đời sống.
Song, bên cạnh những thuận lợi, khí hậu cũng đem lại nhiều khó khăn cho
Bưu chính Viễn thông An Giang. Với hệ thống sông rạch chằng chịt nên việc
kéo các tuyến cáp quang về các thôn xã gặp nhiều khó khăn do điều kiện vận
chuyển kém thuận lợi, phải qua sông, qua phà… Đồng thời địa hình không được

bằng phẳng, nhiều đồi núi, nên việc thi công xây dựng phát triển mạng lưới về
các vùng sâu, vùng xa tốn chi phí và nhân lực. Hằng năm, mưa dông, lũ lụt kéo

Lê Nguyễn Hạnh Uyên

14


Luận văn tốt nghiệp

dài từ 4 – 6 tháng, mạng cáp nội hạt lại trải dài đến các vùng sâu nên khả năng
bị ảnh hưởng của sét là rất cao, gây thiệt hại cho các thiết bị Viễn thông của
Bưu điện Tỉnh cũng như thiệt hại đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời
sống của người dân, ảnh hưởng đến kinh tế và công tác quy hoạch và phát triển
Bưu chính Viễn thông trên địa bàn Tỉnh.
=> Tự nhiên (đồi núi, sông rạch ảnh hưởng thế nào đến hoạt động của BĐAG?

2.5.1.2 Yếu tố Kinh Tế – Xã Hội của Tỉnh

Sự phát triển của Bưu điện Tỉnh luôn gắn kết với tình hình phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tỉnh An Giang luôn
cao hơn so với mức bình quân trong khu vực và cả nước.

Năm 2004, tốc độ tăng trưởng bình quân GDP đạt 10,5%, GDP bình quân
đầu người đạt 7,168 triệu đồng. Hai chỉ tiêu này cao hơn so với giai đoạn 1996
đến năm- 2000 là 7 % và 5,8 triệu đồng/người
Xét về cơ cấu kinh tế của một số khu vực trọng điểm:
Bảng 2.2 CƠ CẤU KINH TẾ CỦA TỈNH AN GIANG NĂM 2005
Lónh vực


Năm 2004

Dự kiến 2005

Nông nghiệp
37.65 %
34.40%
Công nghiệp
12.73 %
13.80%
Dịch vụ
49.62 %
51.80%
Tổng số
100,00 %
100,00 %
Nguồn:Trích thông tin kinh tế xã hội Tỉnh An Giang
Tỉnh đang có chủ trương nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang hướng phát
triển mạnh về dịch vụ và gia tăng tỷ trọng công nghiệp để thúc đẩy các ngành
khác, bên cạnh nông nghiệp đóng vai trò là khu vực kinh tế truyền thống. Mặt
khác, đời sống người dân An Giang ngày càng được cải thiện, chất lượng giáo
dục ngày càng được quan tâm, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cho tỉnh nhà. Đây là những yếu tố rất thuận lợi thúc đẩy nhu cầu sử
dụng Bưu chính Viễn thông gia tăng đáng kể.
2.5.1.3 Yếu tố công nghệ
Để xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin đủ mạnh, linh hoạt, nhằm đáp ứng
ngày càng nhiều cho nhu cầu khách hàng cũng như phục vụ cho sự nghiệp công

Lê Nguyễn Hạnh Uyên


15


Luận văn tốt nghiệp

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,(ca6u cut )VNPT cũng như Bưu điện An
Giang đã và đang tiếp tục triển khai mạng Viễn thông thế hệ mới, công nghệ
hiện đại, ngang tầm với các nước tiên tiến trên thế giới và khu vực :
Về mạng cố định
Từ một mạng viễn thông thô sơ với các tổng đài kỹ thuật analog, đến nay
theo xu hướng chung của VNPT, Bưu điện An Giang đã triển khai ứng dụng
mạng công nghệ kỹ thuật số hiện đại như mạng Viễn thông với công nghệ
PSTN và hiện nay công nghệ mới nhất được ứng dụng là giao thức IP thường
được gọi là VOIP – điện thoại đường dài, với giá cước thấp hơn so với PSTN
cũng như chất lượng đàm thoại tốt hơn. Đây cũng là mạng được Bộ Bưu chính
Viễn thông cung cấp băng tần phát sóng cho các đối thủ cạnh tranh như Công
ty Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (Saigon Postel – SPT), Viettel, hiện đang
cạnh tranh trên thị trường An Giang.

Về mạng thông tin di động
Các thế hệ phát triển công nghệ mạng di động đã được đơn vị ứng dụng:
* Hệ thống thông tin di động thế hệ 1 ban đầu sử dụng tín hiệu vô tuyến di
động và truyền thông căn bản dựa trên hệ thống chuyển mạch kênh truyền
thống analog, do đó tính tiện lợi còn nhiều hạn chế, chất lượng cuộc thoại
thường thấp.
* Hệ thống thông tin di động thứ hai là bước tăng trưởng vượt bậc trong tiến
trình phát triển công nghệ thông tin di động, một cải tiến thông tin tương tự
chuyển sang hệ thống thông tin số hóa – công nghệ 2G - GSM. Chính nhờ
truyền dẫn và xử lý tín hiệu số, GSM đã góp phần cải thiện đáng kể chất lượng
cuộc gọi, dung lượng hệ thống. Theo đó các máy điện thoại di động của các

nhà sản xuất ở thế hệ này được trang bị thêm các chức năng mới và tiện ích,
nhu cầu thông tin di động của khách hàng lại tăng lên.
* Một cải tiến so với 2G còn gọi là 2,5G – công nghệ GPRS. Với GPRS, tốc
độ đường truyền có thể đạt tới 150 Kbit/s, gấp tới hơn 15 lần đường truyền hiện
nay của GSM 9,6 Kbit/s. Nhờ đó khách hàng có thể truy cập Internet từ điện
thoại di động có tính năng WAP, nhắn tin đa phương tiện (MMS) và dịch vụ
truyền ảnh động, gửi các tin nhắn về chương trình truyền hình (như dịch vụ
19001570).
* Không ngừng phát triển, mạng 3G đang ứng dụng sẽ đi vào hoạt động
trong thời gian sắp tới, 3G cho phép cung cấp dịch vụ với tốc độ truyền dẫn số
liệu lên đến hàng nghìn Kbit/s, cung cấp đủ băng tần, cho phép truyền dẫn vô
tuyến video và duyệt web nhanh hơn. Bên cạnh đó VNPT cũng đang nghiên
cứu công nghệ PHS/iPAS là công nghệ mang đến nhiều dịch vụ tiện ích với ưu
Lê Nguyễn Hạnh Uyên

16


Luận văn tốt nghiệp

điểm nổi bật là tiết kiệm cước phí và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Hiện
tại ở TP HCM và Hà Nội 2 loại trạm phát có công suất 0,01 w và 0,5w được
triển khai lắp đặt cho mạng này. Các trạm này rất nhỏ dễ lắp đặt, cần rất ít
điện năng để duy trì công suất thu phát sóng, phát xạ nhỏ ít ảnh hưởng cho sức
khỏe. Hai mạng này sẽ được bố trí triển khai trong thời gian tới ở các Tỉnh.
Yếu tố công nghệ không ngừng phát triển vừa có lợi cho người tiêu dùng,
cung cấp chất lượng dịch vụ và phục vụ tốt, giá cước giảm và gia tăng nhu cầu
Bưu chính Viễn thông.

=> sự phát triển của công nghệ BC-VT Việt Nam những năm gần đây

2.5.1.4 Yếu tố Chính phủ, Chính trị
Bưu chính Viễn thông được xem là một ngành cơ sở hạ tầng quan trọng của
nền kinh tế quốc dân và cũng là một công cụ hữu hiệu phục vụ cho sự chỉ đạo
của Đảng và Nhà nước. Do đó Chính phủ Việt Nam luôn ưu tiên phát triển
ngành Viễn thông, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để lónh vực này đuổi kịp trình
độ phát triển của thế giới bằng những chính sách và giải pháp cụ thể như:
Nghị định số 55/2001/NĐ-CP về phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia.
Chính phủ đã tạo môi trường pháp lý rõ ràng và thông suốt nhằm hỗ trợ và tạo
điều kiện cho các Doanh nghiệp khai thác Viễn thông được thuận lợi trong việc
ứng dụng các công nghệ hiện đại.
Bên cạnh đó nhằm khắc phục những yếu kém, Chính phủ đã tiến hành rà
soát lại tất cả các văn bản, quy định liên quan đến hoạt động của Doanh nghiệp
để điều chỉnh và bổ sung kịp thời những nội dung cần thiết để tháo gỡ những
vướng mắc, nhằm phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao sức cạnh tranh
của Doanh nghiệp. Với nội dung này, chỉ thị 08/2003/CT-TT đã tạo môi trường
cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng để các đơn vị có thể chủ động trong kinh
doanh, đồng thời lập quỹ hỗ trợ phổ cập Bưu chính Viễn thông cũng như phân
định rõ phần kinh doanh Bưu chính Viễn thông và phần phục vụ công ích theo
hướng có lợi cho ngành và Nhà nước.
Tuy nhiên, đôi khi chính sách quản lý của Chính phủ cũng gây ra những tác
động khách quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT nói chung và
Bưu điện Tỉnh An Giang nói riêng như: việc đẩy nhanh lộ trình giảm cước Viễn
thông xuống bằng hay thấp hơn mức cước trung bình của các nước trong khu
vực; quản lý giá cước theo hướng tạo chủ động cho Doanh nghiệp; chống phá
giá xâm hại lợi ích quốc gia… Những điều này chứng tỏ VNPT không còn độc
quyền, giá cước giảm, đối thủ cạnh tranh nhiều hơn, người tiêu dùng sẽ có cơ
hội lựa chọn nhà cung cấp và khả năng thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đề ra

Lê Nguyễn Hạnh Uyên


17


Luận văn tốt nghiệp

của đơn vị sẽ khó khăn. Mặt khác, các quy định mới về đầu tư, xây dựng ngày
càng chặt chẽ và phức tạp làm ảnh hưởng đến việc thực hiện tiến độ các
chương trình đầu tư đề ra. Đó là những thách thức không nhỏ cho Bưu điện
Tỉnh An Giang.
2.5.2. CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC NGHIỆP:

2.5.2.1 Đối thủ cạnh tranh
Hiện nay các đối thủ cạnh tranh chính về Bưu chính Viễn thông trên địa bàn
Tỉnh An Giang : Ve bieu do thi phan dopanh nghiep vao day

Về viễn thông:

MobiFone -– VMS
Lập bảng so sánh sản phẩm, dịch vụ, giá cả của BĐAG với các
đối thủ
Hiện tại trên thị trường thông tin di động có 2 nhà cung cấp lớn là Công ty
Viễn thông GPC với mạng Vinaphone và công ty viễn thông VMS với mạng
MobiFone. GPC và VMS đều trực thuộc VNPT. Tuy nhiên, khác với
MobiFone, Vinaphone là hình mẫu của việc phát huy nội lực của Bưu điện Việt
Nam, với đội ngũ cán bộ công nhân viên và vốn đầu tư 100% là của Việt Nam.
Vinaphone là mạng điện thoại lớn nhất và có vùng phủ sóng rộng nhất (64/64
Tỉnh, Thành Phố Việt Nam và kết nối với mạng di động tại hơn 50 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới) ở Việt Nam với thị phần chiếm khoảng 60% thị
trường thông tin di động Việt Nam.
Tại thị trường An Giang, Bưu điện An Giang là nhà cung cấp đại diện chính

thức của GPC trực thuộc VNPT, với mạng Vinaphone không ngừng được mở
rộng và hoàn thiện vùng phủ sóng đến các vùng sâu vùng xa do VNPT đầu tư.
Do đó MobiFone hiện tại là đối thủ cạnh tranh mạnh thứ nhất của Bưu điện An
Giang.
Xét trên bình diện chung, mối quan hệ giữa MobiFone và Vinaphone là
quan hệ hợp tác giữa hai doanh nghiệp trực thuộc VNPT, tuy nhiên ở một góc
độ nào đó, điển hình như trên địa bàn Tỉnh An Giang, mối quan hệ giữa Bưu
điện An Giang và MobiFone (hiện đang liên doanh lien doanh Comvik của
Thụy Điển cua Thuy dien) là mối quan hệ về cạnh tranh và hợp tác. Để tăng
thêm nguồn thu, Bưu Điện An Giang đã ký hợp đồng làm đại lý cho MobiFone,

Lê Nguyễn Hạnh Uyeân

18


Luận văn tốt nghiệp

doanh số bán thẻ tăng nhưng chỉ được hưởng hoa hồng về doanh số, không
được giao chỉ tiêu từ VNPT.
Về giá cả, MobiFone và Vinaphone chênh lệch không đáng kể, nhưng
chiêu thức kinh doanh của MobiFone thì rất ấn tượng và thu hút không kém
Vinaphone. Nhân dịp Noel và Tết dương lịch, cùng với các công ty cung cấp
thông tin di động trên địa bàn cả nước đồng loạt giảm giá, MobiFone đã tặng
200.000 đồng cho khách hàng hòa mạng mới trả sau, hòa mạng trả trước tặng
45.000 – 100.000 đồng, và tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn
khác cũng như đưa thêm nhiều dịch vụ mới, tiện ích vào phục vụ nhằm đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng nhằm thu hút thuê bao. Là đối thủ
mạnh của Bưu điện An Giang, tuy nhiên kênh phân phối ít, chủ yếu tập trung ở
khu vực Thành phố, thị xã, ít chú trọng đến các vùng sâu, xa . Đó là điểm hạn

chế so với Bưu điện.

CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI - VIETTEL
Sau MobiFone, Viettel là đối thủ mạnh thứ hai của Vinaphone. Xuất hiện
vào năm 2004, đến tháng 2 – 2005 sau 4 tháng hoạt động, Viettel đã thu hút
được 200.000 thuê bao hòa mạng 098 trong cả nước. Mặc dù so với con số 2,5
triệu thuê bao di động của Vinaphone và 2,2 triệu thuê bao của MobiFone, số
thuê bao của Viettel còn rất nhỏ bé nhưng tốc độ phát triển thu hút của Viettel
là rất nhanh.
Cho đến thời điểm này, ngoài hạ tầng mạng Viễn thông của VNPT, Viettel
đã xây dựng xong hạ tầng Viễn thông cho mình và trở thành hạ tầng Viễn
thông thứ hai của Việt Nam. Hiện mạng điện thoại đường dài trong nước và
quốc tế VOIP 178 của Viettel đã cung cấp dịch vụ tại 36/64 tỉnh thành. Về
mạng di động, ra đời từ năm 2004, đi theo bước chân công nghệ GSM của hai
mạng truyền thống Vinaphone và MobiFone, Viettel với cách tính cước bằng 1
block 6 giây cùng với sự thông thoáng về thủ tục đăng ký đã khiến cho người
tiêu dùng có thêm sự lựa chọn và giá cước dịch vụ Viễn thông giảm xuống.
Tại thị trường thẻ trả trước – thị trường chiếm phần lớn nhất hiện nay của
Vinaphone và MobiFone, Viettel đã tỏ ra cạnh tranh quyết liệt với mệnh giá
thẻ thấp hơn 15% so với GPC và VMS. Bên cạnh đó một bộ phận lớn những
người hiện đang sử dụng dịch vụ trả trước của Vinaphone và MobiFone có mức
sử dụng dưới 200.000 đồng/tháng lại có xu hướng chuyển sang dùng thuê bao
của Viettel vì mức cước thuê bao hàng tháng chỉ là 69.000 đồng (của VNPT
khoảng 80.000 đồng/tháng) và tính cước theo block 6 giây.
Tuy nhiên doanh thu về Viễn thông của Viettel tại thị trường An Giang
không đáng kể(cua ai), chỉ khoảng 120 – 140 triệu đồng/tháng, trong đó chiếm

Lê Nguyễn Hạnh Uyên

19



Luận văn tốt nghiệp

tỷ trọng nhiều nhất là điện thoại VOIP và gọi quốc tế. Viettel có chính sách
chăm sóc khách hàng và chương trình khuyến mãi khá ấn tượng nhưng mạng
lưới phục vụ chưa phân bố rộng rãi, lực lượng lao động ít và còn khá mới mẻ
với khách hàng nên ít ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh chung của Tỉnh.
Thế nhưng trong tương lai Viettel sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động.
Với phí thấp (phí thuê bao, cước hòa mạng, cước cuộc gọi) và những đợt
khuyến mãi rầm rộ, Viettel sẽ thu hút mạnh thuê bao và sẽ là đối thủ mạnh
cần được chú ý.
CÔNG TY VIỄN THÔNG SÀI GÒN - SPT
SPT hiện đang đẩy mạnh việc quảng bá thương hiệu để thu hút sự chú ý
của khách hàng. Với chính sách giá cước thực sự hấp dẫn, thấp hơn VNPT 100
đồng – 200 đồng/phút đối với điện thoại đường dài trong nước (từ điện thoại cố
định). Đây sẽ là thế mạnh hiện tại của 177, thị phần của Bưu điện An Giang có
thể sẽ bị thu hẹp bởi chính sách lôi kéo khách hàng của đối thủ – giảm giá để
kích cầu.
Tuy nhiên, xu hướng cạnh tranh và bị chia sẻ thị phần là tất yếu, mặc dù
không còn ở vị thế độc quyền trên địa bàn Tỉnh nhưng Bưu điện An Giang vẫn
giữ vị thế chủ đạo, vẫn được doanh thu từ việc cho các đối thủ cạnh tranh khai
thác dịch vụ Viễn thông trên cơ sở hạ tầng mạng Viễn thông của công ty.
Sau đây là giá cước cạnh tranh về dịch vụ điện thoại đường dài đang áp
dụng. Trong đó Viettel là nhà cung cấp dịch vụ với giá cước thấp nhất và chất
lượng dịch vụ chấp nhận được:.

Bảng 2.3 BẢNG GIÁ CƯỚC ĐIỆN THOẠI ĐƯỜNG DÀI
Đơn vị: Đồng
Giờ bình VOIP VOIP

thường
171
178
Vùng 1

727

727

VOIP
177

171
Card

178
Card

177
Card

727

750

682

682

Vùng 2


1.227 1.190 1.227

Vùng 3

1.63

Lê Nguyễn Hạnh Uyên

1.49

1.200 1.073

1.091

1.636 1.500 1.273 1.364

20


Luận văn tốt nghiệp

6

0
Đơn vị:Đồng

Giờ
khác


VOIP VOIP
171
178

VOIP
177

171
Card

178
Card

177
Card

Vùng 1

509

509

509

600

477

546


Vùng 2

859

833

859

960

751

873

Vùng 3

1.14
5

1.04
3

891

1.091

1.145 1.200

Nguồn: Phòng Kế hoạch
Vùng 1: Từ An Giang đến Bình thuận (cự ly đến 400 km).

Vùng 2: Từ Ninh Thuận đến Quảng Trị (400 km đến 1200 km).
Vùng 3: Từ quảng Bình đến Hà Nội ( từ 1200 km trở lên).
Giờ khác là giờ được giảm giá cước phí từ 23h đến 7h của các ngày lễ,
thứ bảy, chủ nhật.

Nhìn chung, các đối thủ cạnh tranh về Viễn thông với chiến lược cạnh tranh
quy mô không lớn, kênh phân phối còn nhỏ bé và khá mới mẻ nhưng chủ yếu
hướng vào mục tiêu quảng bá thương hiệu mới, bằng các chính sách giảm cước
để thâm nhập thị trường và xây dựng ấn tượng đối với khách hàng lớn và chú
trọng thị phần sinh lời cao.
* Điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh so với Bưu

điện An Giang:

Điểm mạnh:
-

-

Giá cước là vấn đề quan tâm hàng đầu của các Doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ Viễn thông. Các doanh nghiệp mới như Viettel, SPT với
thị phần nhỏ bé (nhỏ hơn 30% thị phần Viễn thông) nên không bị Chính
phủ quản lý giá cước, có thể điều chỉnh giá hợp lý, đảm bảo cạnh tranh
lành mạnh, với những đợt khuyến mãi rầm rộ cũng như giá cước hấp dẫn
đã thu hút sự quan tâm của khách hàng. Trái lại, giá cước của Bưu điện
An Giang lại kém linh động, luôn được Chính phủ quản lý rất chặt chẽ.
Đó là lợi thế của đối thủ và cũng là thách thức của Bưu điện An Giang
cũng như VNPT nói chung.
Các Doanh nghiệp mới luôn được Chính phủ tạo môi trường cạnh tranh
lành mạnh và thông thoáng. Điều đó được thể hiện qua việc xóa bỏ độc

quyền, tiến hành cấp giấy phép hoạt động kinh doanh cho các Doanh
nghiệp mới cũng như ra các chỉ thị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh

Lê Nguyễn Hạnh Uyên

21


Luận văn tốt nghiệp

cho Doanh nghiệp, cho phép liên doanh với nước ngoài để phát triển vốn
và công nghệ.

Điểm yếu:
-

-

Thị trường An giang còn khá mới mẻ với các Doanh nghiệp mới. Việc
lôi kéo chiếm được lòng tin và lòng trung thành của khách hàng lâu năm
của Bưu điện An Giang là rất khó khăn.
Quy mô kinh doanh cũng như hệ thống kênh phân phối còn rất nhỏ bé,
chủ yếu tập trung ở thành thị, không có mạng lưới kéo dài và rộng khắp
toàn Tỉnh như Bưu điện An Giang.

Năm 2004, thị phần của Bưu điện An Giang vớiø SPT và Viettel trên thị
trường An Giang như sau:
Biểu đồ 2.1 THỊ PHẦN VIỄN THÔNG TẠI THỊ TRƯỜNG AN GIANG
4


1%
BĐAG
Vietel và SPT

99%

Nguồn: Phòng Kế hoạch
Vì là đối thủ mới nên thị phần chia sẻ là không đáng kể, Bưu điện An
Giang hiện tại gần như giữ vị thế chủ đạo. Xét về tổng thể toàn ngành, các đối
thủ mới cũng chỉ chiếm khoảng từ 1% - 5% thị phần của VNPT, tất nhiên đây
chỉ mới là giai đoạn mở đầu cạnh tranh. Các Doanh nghiệp đang cố gắng phát
huy thế mạnh của mình và nâng cao năng lực cạnh tranh để tiếp tục mở rộng
và phát triển thị phần.

Về Bưu chính:
Xu hướng cạnh tranh mạnh nhất từ lực lượng xe tốc hành đối với dịch vụ
báo chí, bưu phẩm và bưu kiện… Họ có nhiều tuyến đường đi ngoại tỉnh, nhiều
chuyến đi trong ngày và các chuyến chỉ cách nhau 15 – 30 phút, đảm bảo tốc
độ nhanh, kịp thời, có thể vận chuyển hàng hóa lớn với cước phí rẻ hơn của
Bưu điện An Giang. Trong khi đơn vị, hàng hóa đến tay người nhận còn dài,
chậm trễ, lại bị ràng buộc và giới hạn về vận chuyển, cước phí lại cao hơn, ít
Lê Nguyễn Hạnh Uyên

22


Luận văn tốt nghiệp

có lợi thế đối với việc vận chuyển hàng hóa lớn so với đối thủ, đó là mặt hạn
chế. Tuy nhiên, đối với những hàng hóa quan trọng của khách hàng cần được

bảo đảm cũng như mạng vận chuyển trong và ngoài nước không bị giới hạn lại
là một lợi thế của đơn vị so với đối thủ cạnh tranh.
Các đầu mối báo chí kinh doanh dịch vụ gói nhỏ mặc dù mức độ cạnh tranh
không lớn nhưng luôn đảm bảo cung cấp kịp thời mọi lúc mà không nhất thiết
phải đúng theo giờ giấc hành chánh như Bưu điện. Khách hàng chủ yếu của họ
là những sạp báo chí bán lẻ nhưng phần lớn là ở thành thị, trong khi Bưu điện
An Giang, với mạng lưới rộng khắp, có thể phân phối đến các vùng sâu, vùng
xa, điều đó cũng có thể cải thiện được vị thế đơn vị.
Đặc biệt đối với dịch vụ chuyển tiền, ngân hàng là đối thủ cạnh tranh mạnh
nhất, tuy số điểm cung cấp dịch vụ ít hơn nhưng khả năng chi trả tiền rất cao,
đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng có nhu cầu chuyển số lượng tiền lớn,
với cơ chế tính cước cạnh tranh linh hoạt…đã nâng cao sức hấp dẫn đối với
khách hàng.
Do đó, làm thế nào để phát huy được lợi thế về mạng lưới và kết hợp với giá
cước dịch vụ để hấp dẫn khách hàng hơn nữa trong môi trường cạnh tranh? Đó
là bài toán đối với VNPT cũng như Bưu điện An Giang.
2.5.2.2 Yếu tố khách hàng
Hiện tại An Giang là một thị trường gần như độc quyền của Bưu điện Tỉnh.
Với khối lượng khách hàng lớn, nhìn chung thị phần bị chia sẻ là không đáng
kể, đó là nhờ những lợi thế:
An Giang là thị trường quen thuộc, khách hàng quen thuộc, mạng lưới rộng
khắp và được đầu tư có trọng điểm, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của khách
hàng mà không phải một nhà cung cấp dịch vụ nào có thể dễ dàng có được.
Thị trường lớn và có khả năng sinh lợi nhuận là Thành phố Long Xuyên,
Thị xã Châu Đốc, huyện Chợ Mới, huyện Châu thành, huyện Tân Châu, tập
trung nhiều cơ sở kinh tế văn hóa xã hội đầu mối của Tỉnh với mức sống khá.
Khách hàng của VNPT trên địa bàn Tỉnh An Giang được phân loại để có
những chính sách chăm sóc phù hợp, bao gồm:
Về viễn thông
- Khách hàng là nhà khai thác khác: Bưu điện An Giang cho phép một số

đối thủ cạnh tranh khai thác dịch vụ VOIP – điện thoại đường dài trên cơ sở hạ
tầng thông tin của Bưu điện Tỉnh, cho phép MobiFone lắp đặt 9 trạm BTS và
làm đại lý cho Mobifone.
- Với khách hàng là các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình :
Mật độ sử dụng các loại điện thoại được thể hiện qua biểu đồ:
Lê Nguyễn Hạnh Uyên

23


Luận văn tốt nghiệp

Biểu đồ 2.25 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THEO KHU VỰC KINH TẾ

6%
19%

Hành chính
SXKD
Hộ GĐ

75%

Nguồn:Phòng Kế hoạch.
Qua biểu đồ, ta thấy cá nhân và hộ gia đình là thị trường lớn của công ty
với mức độ sử dụng chiếm đa số. Nhìn chung họ có thu nhập và mức sống trung
bình, rất cần những dịch vụ thiết yếu của Viễn thông, chủ yếu là để đàm thoại
và nhắn tin. Khách hàng ở An Giang chưa quá rủng rỉnh tiền túi cho những
chương trình xem phim, nghe nhạc hay chơi game trực tuyến…, hơn nữa hạ tầng
viễn thông của các mạng chưa đủ mạnh để giải quyết nhiều dịch vụ giá trị gia

tăng. Và trên bình diện chung, dân trí cũng chưa sẵn sàng để tiếp cận nhanh
chóng các dịch vụ cộng thêm gắn với công nghệ cao. Nhưng nhìn chung, Viễn
thông của Bưu điện An Giang đã từ lâu luôn đáp ứng kịp thời những nhu cầu
thiết yếu của khách hàng. Sự gắn bó và tin tưởng của khách hàng vào dịch vụ
của đơn vị, đó là một tài sản quý và là lợi thế tại thị trường An Giang so với
các đối thủ cạnh tranh khác.
=> Nói rõ hơn đặc điểm của khách hàng
Mức độ sử dụng của khách hàng đều được phân bố rộng rãi ở các khu vực,
trong đó chủ yếu tập trung đông ở thành thị:

Biểu đồ 2.36 Tình hình sử dụng điện thoại theo địa dư hành chính

Lê Nguyễn Hạnh Uyên

24


Số má y sử dụ n g

Luận văn tốt nghiệp

60000
50000
40000
30000
20000
10000
0

1: Thà n h phố ,thị xã

2: Thị trấ n
3: Nô n g thô n

1

2

3

Khu vự c

Nguồn: Phòng ?Kế hoạch
Hiện tại ở An Giang, theo thống kê của Bưu điện An Giang, những khách
hàng với mức độ sử dụng 5 triệu đồng/tháng trở lên (theo mức sử dụng quy
định của VNPT tại các đơn vị Tỉnh thành) được xem là khách hàng lớn (cong ty
cung cap hay o dau ravì đem lại doanh thu đáng kể cho đơn vị. Đây là thị phần
sinh lời cao mà các đối thủ cạnh tranh đang hướng tới để thu hút và gây ấn
tượng.
Về Bưu chính(can phan biet khach hang ca nhan va to chuc
Khách hàng tại An Giang là khách hàng vừa và nhỏ, mức độ sử dụng dịch
vụ Bưu chính là rất thấp, do có sự xuất hiện và thu hút của các đối thủ cạnh
tranh. Cụ thể ở một số dịch vụ thông dụng như:
Đối với bưu phẩm, bưu kiện, những khách hàng cần có hóa đơn và sự đảm
bảo thì gửi qua đường bưu điện. Trong khi đó phương tiện xe tốc hành do thủ
tục thanh toán nhanh chóng, tiện lợi, giá cước rẻ hơn Bưu điện và không bị
ràng buộc bởi các quy định nên rất được nhiều người ưa chuộng như các đơn vị
sản xuất kinh doanh nhỏ, các doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình, các cơ sở…
Mức độ sử dụng của loại khách hàng này đối với các dịch vụ chuyển bưu phẩm
chủ yếu là bưu kiện của các đối thủ lại cao hơn so với của Bưu điện.
Đối với dịch vụ chuyển tiền, Bưu điện bị cạnh tranh mạnh bởi ngân hàng,

thu hút hơn phân nửa thị phần. Do đó đơn vị cần có những biện pháp hữu hiệu
để thu hút khách hàng hơn nữa.
Tuy nhiên ở dịch vụ phát hành báo chí, chiếm khoảng 15% doanh thu Bưu
chính, khách hàng chủ yếu của Bưu điện là các cơ quan nhà nước, doanh
nghiệp cổ phần, các đơn vị hành chính sự nghiệp với mức độ sử dụng nhiều và
điều đặn.

Lê Nguyễn Hạnh Uyên

25


×