Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế quận gò vấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------

NGUYỄN HỒNG TRANG

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM
TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN GÒ VẤP

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị Kinh
doanh Mã số ngành: 60340102

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm
2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------

NGUYỄN HỒNG TRANG

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM
TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN GÒ VẤP

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị Kinh
doanh Mã số ngành: 60340102


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS LÊ QUANG
HÙNG

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm
2018


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.
HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS Lê Quang Hùng
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ
ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày tháng 04 năm 2018
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc
sĩ)

T
T1
2
3
4
5

H C
h

T
S.
T
P
S.
bP
T
S.
bỦ
P
G
T

S.
v

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày..… tháng 04 năm
2018.


NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Hồng Trang

Ngày, tháng, năm sinh: 26/12/1970
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh

Giới tính: Nữ
Nơi sinh: quận Bình Thạnh
MSHV: 1641820237

I- Tên đề tài:
Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
Chi cục thuế quận Gò Vấp
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Luận văn có nhiệm vụ và nội dung sau:
Nhiệm vụ của luận văn: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác kiểm tra thuế, xác
định các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kiểm tra thuế đối với doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục Thuế quận Gò Vấp. Trên cơ sở phân tích và đánh giá
đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với
doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục Thuế quận Gò Vấp trong thời gian tới.
Nội dung chính của luận văn gồm 03 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thuế và kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chương 2: Thực trạng công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
Chi cục Thuế quận Gò Vấp
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và
vừa tại Chi cục Thuế quận Gò Vấp
III- Ngày giao nhiệm vụ:
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ:
V- Cán bộ hướng dẫn: TS. Lê Quang Hùng
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

TS. Lê Quang Hùng


KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Hồng Trang


ii

LỜI CÁM ƠN
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Công nghệ
Tp. HCM (Hutech) đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt
thời gian tôi học tại trường, đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn TS.Lê Quang Hùng
đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này nhờ vậy mà tôi
có thể hoàn thành nghiên cứu này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và tập thể
lớp

đã luôn giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn.
Trong suốt thời gian làm luận văn, tuy tôi đã cố gắng để hoàn thiện luận văn,
luôn tiếp thu ý kiến đóng góp của thầy hướng dẫn và bạn bè cũng như các anh chị
trong Chi cục Thuế Quận Gò Vấp, tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những sai sót. Tôi
rất mong nhận được sự đóng góp và phản hồi quý báu của quý thầy, cô và bạn đọc.
Trân trọng cảm ơn.
Tp.HCM, tháng 04 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Hồng Trang


3

TÓM TẮT
Nguồn thu Ngân sách Nhà nước từ đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa
(DNNVV) chiếm tỷ trọng khá cao, tuy nhiên quản lý thuế đối với DNNVV ở Việt
Nam cũng như các quốc gia khác luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, phức tạp do
số lượng doanh nghiệp (DN) lớn, tính tuân thủ thuế thấp, tình trạng lợi dụng kẽ hở
của các chính sách, chế độ, luật thuế hoặc dựa vào tính phức tạp trong hoạt động
kinh doanh, khó kiểm soát để khai man, trốn thuế, chây ì, chậm nộp thuế, và tình
hình này càng ngày trở nên phổ biến. Chi cục thuế quận (CCT) Gò Vấp là đơn vị
trực thuộc Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh. Thời gian qua, tuy đã có nhiều nỗ lực đáng
ghi nhận nhưng hoạt động liên quan đến kiểm tra thuế (KTT) của CCT Gò Vấp vẫn
còn nhiều bất cập và trở ngại. Để công tác KTT đối với DNNVV tại CCT Gò Vấp
đạt hiệu quả cao, cần phải phân tích thực trạng công tác KTT đối với DNNVV tại
CCT Gò Vấp để đưa ra những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế tại địa
phương.
Dựa trên cách tiếp cận suy diễn, nghiên cứu này sử dụng phương pháp định
tính và định lượng, trong đó phương pháp định tính là chủ yếu để thu thập dữ liệu

gồm thứ cấp nhằm đánh giá hiện trạng công tác KTT đối với DNNVV tại CCT Gò
Vấp thời gian qua.
Nghiên cứu đề xuất được 05 giải pháp gồm (1) giải pháp xây dựng và hoàn
thiện cơ sở dữ liệu người nộp thuế; (2) giải pháp hỗ trợ cán bộ KTT; (3) nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ KTT; (4) nâng cao hiệu quả phối
hợp giữa đội KTT và các đội khác trong Chi cục; (5) các giải pháp khác như đẩy
mạnh công tác tuyên truyền cho NNT; hoàn thiện cơ sở vật chất và các điều kiện
cần thiết khác phục vụ công tác KTT; phối hợp tốt với các ngành có liên quan đến
công tác KTT; tăng cường công tác kiểm tra nội bộ và đảm bảo kỹ cương, kỹ luật
của ngành thuế; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm của NNT.


4

ABSTRACT
State budget revenue from SMEs is a high proportion, but tax administration
for SMEs in Vietnam as well as other countries always faces many difficulties and
complicated due to the large number of enterprises, low tax compliance, the use of
loopholes in policies, regimes, tax law or business complexity, difficult to control
for false taxation, tax evasion, delay, and this situation is becoming more common.
Go Vap tax branch is a unit under the Taxation Department of Ho Chi Minh City.
Recently, although there have been many remarkable efforts, activities related to tax
inspections of Go Vap tax branch still have many shortcomings and obstacles. To
make tax inspection for SMEs at Go Vap tax branch high effectiveness, it is
necessary to analyze the actual situation of tax inspections for SMEs at Go Vap tax
branch in order to provide suitable solutionsto local realities.
Based on the deduction approach, this study uses a qualitative and quantitative
method in which the qualitative method is primarily for collecting secondary data to
assess the status of tax inspections for SMEs at Go Vap tax branch over time.
Five solutions were proposed, including (1) solutions to build and improve the

database of taxpayers; (2) solutions to support tax inspectors; (3) improve
professional qualifications for tax inspectors; (4) improving coordination between
the tax inspection team and other teams in Go Vap tax inspection; (5) other
measures such as promoting the propaganda for taxpayers; To improve material
foundations and other necessary conditions in service of tax examination; To
coordinate well with the units involved in tax examination; To enhance the internal
inspection and ensure the discipline of the tax branch; To strictly handle violations
committed by taxpayers.


5

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT .............................................................................................................. iv
MỤC LỤC...................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ viii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...........................................................................................x
PHẦN

MỞ

ĐẦU

.........................................................................................................1
1.


do
chọn
đề
.....................................................................................................1
2. Tổng quan tình hình
.............................................2

nghiên

cứu

liên

quan

tài
đến

đề

tài

2.1. Tổng quan nghiên cứu trong nước ...................................................................2
2.2. Tổng quan nghiên cứu ngoài nước...................................................................4
3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................6
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài ....................................................................................6
7. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI

DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ............................................................................8
1.1. Cơ sở lý luận về thuế............................................................................................8
1.1.1. Khái niệm thuế ..............................................................................................8
1.1.2. Đặc điểm và vai trò của thuế .........................................................................9
1.2. Cơ sở lý luận KTT................................................................................................9
1.2.1. Khái niệm KTT .............................................................................................9
1.2.2. Phân loại KTT .............................................................................................10
1.2.3. Nội dung KTT .............................................................................................10
1.2.4. Quy trình KTT.............................................................................................12
1.3. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác KTT đối với DNNVV ....................13


6

1.3.1. Các nguyên nhân khách quan......................................................................13
1.3.2. Các nguyên nhân chủ quan .........................................................................14
1.4. Kinh nghiệm KTT của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối
với Việt Nam .............................................................................................................15
1.4.1. Kinh nghiệm KTT của một số nước trên thế giới .......................................15
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ............................................................19
1.5. Tóm tắt chương 1 ...............................................................................................20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KTT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN GÒ VẤP.........................................21
2.1. Giới thiệu tổng quan về CCT Gò Vấp ...............................................................21
2.1.1. Lịch sử hình thành CCT Gò Vấp ................................................................21
2.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của CCT Gò Vấp .....................22
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của CCT Gò Vấp................................................................23
2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của đội KTT thuộc CCT Gò Vấp.............................24
2.2. Thực trạng công tác KTT đối với DNNVV tại CCT Gò Vấp............................24
2.2.1. Đặc điểm DNNVV thuộc quản lý của CCT Gò Vấp ..................................24

2.2.2. Kết quả thu thuế giai đoạn 2012-2017 ........................................................27
2.2.3. Công tác KTT tại trụ sở CCT Gò Vấp ........................................................30
2.2.4. Công tác kiểm tra tại trụ sở NNT ................................................................37
2.3. Đánh giá chung công tác KTT tại CCT Gò Vấp ................................................46
2.3.1. Kết quả đạt được .........................................................................................46
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân .............................................................................48
2.4. Tóm tắt chương 2 ...............................................................................................53
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI
VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN GÒ VẤP .54
3.1. Quan điểm đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác KTT ....................................54
3.1.1. Việc hoàn thiện công tác KTT phải phù hợp với chiến lược cải cách thuế 55
3.1.2. Công tác KTT phải được hoàn thiện theo hướng góp phần nâng cao hiệu
lực và hiệu quả của quản lý thuế ...........................................................................55
3.1.3. Hoàn thiện công tác KTT phải trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế
khách quan.............................................................................................................56


vii
3.1.4. Hoàn thiện công tác KTT phải hướng tới tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động sản xuất, kinh doanh của NNT .....................................................................56
3.2. Mục tiêu của CCT Gò Vấp về quản lý thu ngân sách Nhà nước và KTT đối với
DNNVV đến năm 2020.............................................................................................56
3.3. Các giải pháp hoàn thiện công tác KTT tại CCT Gò Vấp .................................57
3.3.1. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu NNT ...............................................57
3.3.2. Hỗ trợ cán bộ KTT ......................................................................................58
3.3.3. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ KTT.................61
3.3.4.Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa đội KTT với các đội khác trong Chi cục61
3.3.5. Các giải pháp khác ......................................................................................62
3.4. Kiến nghị ...........................................................................................................65
KẾT LUẬN ...............................................................................................................67

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................70
PHỤ LỤC ......................................................................................................................


8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
T Nghĩa
ê
C C
C hi
D D
N oa
D D
N oa
G Gi
T á
K Ki
T ể
N N
N g
T T
N hu


9

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Phân loại DN nhỏ và vừa theo nguồn vốn và lao động ................................ 24
Bảng 2.2: Tăng trưởng bình quân và biến thiên số lượng DNNVV tại CCT Gò Vấp.. 25

Bảng 2.3: Kế hoạch và thực hiện thu thuế DNNVV tại CCT Gò Vấp 2012-2017 ...... 27
Bảng 2.4: Giá trị trung bình và hệ số biến thiên thuế thu được tại CCT Gò Vấp......... 29
Bảng 2.5: Tỷ trọng thuế thu được và số thuế bình quân DN tại CCT Gò Vấp ............. 30
Bảng 2.6: Số lượng hồ sơ điều chỉnh thuế khi thực hiện KTT tại trụ sở CCT Gò Vấp 34
Bảng 2.7: Số thuế doanh nghiệp phải điều chỉnh qua KKT tại trụ sở CCT Gò Vấp .... 35
Bảng 2.8: Kế hoạch và thực tế thực hiện KTT tại trụ sở NNT ..................................... 37
Bảng 2.9: Kết quả kiểm tra trước và sau hoàn thuế của CCT Gò Vấp ......................... 40
Bảng 2.10: Trung bình và hệ số biến thiên truy thu thuế tại CCT Gò Vấp .................. 43
Bảng 2.11: Bình quân thuế truy thu trên mỗi DN tính theo từng loại hình DN ........... 44
Bảng 2.12: Thuế truy thu trung bình trên một đợt kiểm tra phân theo loại hình DN ... 45
Bảng 2.13: DN phát hiện sai phạm thuế tại CCT Gò Vấp khi KTT tại trụ sở NNT..... 45


10

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức CCT Gò Vấp ........................................................................ 23
Hình 2.2: Số lượng DNNVV thuộc quản lý của CCT Gò Vấp ..................................... 25
Hình 2.3: Tỷ trọng loại hình DN thuộc quản lý của CCT Gò Vấp ............................... 26
Hình 2.4: Số tiền thuế thu thực tế theo loại hình DN.................................................... 28
Hình 2.5: Số lượng DN bị KTT tại CCT Gò Vấp ......................................................... 33
Hình 2.6: Số DNNVV bình quân trên cán bộ thuế và cán bộ KTT .............................. 35
Hình 2.7: Giá trị truy thu bình quân mỗi hồ sơ KTT tại trụ sở NNT............................ 38
Hình 2.8: Tỷ lệ thuế truy thu so với số thuế thu tại CCT Gò Vấp ................................ 39
Hình 2.9: Số lượng DN bị KTT tại trụ sở DN .............................................................. 41
Hình 2.10: Số thuế truy thu sau kiểm tra theo loại hình DN tại CCT Gò Vấp ............. 42
Hình 2.11: Tỷ lệ thuế truy thu sau kiểm tra so với số thuê thu theo loại hình DN ....... 44


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước và nộp thuế là một nghĩa
vụ của các tổ chức và cá nhân đối với Nhà nước. Do đó, nâng cao công tác quản lý
thuế thông quan thúc đẩy tính tuân thủ của NNT ở Việt Nam nói chung và địa
phương nói riêng là một vấn đề rất đáng quan tâm của các cơ quan quản lý có liên
quan.
DNNVV được xem là nhóm đối tượng có tỷ trọng lớn và năng động nhất, là
trung tâm trong quá trình pháp triển của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có
Việt Nam (Lý Phương Duyên, 2017). Tính đến ngày 31/12/2015, tỷ trọng xuất khẩu
của khu vực DNNVV tại Việt Nam chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn
quốc; đầu tư khu vực này chiếm khoảng 35% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; đóng góp
40% GDP; 30% tổng thu Ngân sách Nhà nước (Tô Hoài Nam, 2017). Nguồn thu
Ngân sách Nhà nước từ đối tượng DNNVV chiếm tỷ trọng khá cao và tỷ trọng này
có thể sẽ tăng mạnh trong thời gian tới khi các điều kiện kinh doanh được thuận lợi
hơn và sự quan tâm của nhà nước đối với đối tượng này càng nhiều và đi vào cụ thể.
Tuy nhiên, quản lý thuế đối với DNNVV ở Việt Nam cũng như các quốc gia khác
luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, phức tạp do số lượng DN lớn, tính tuân thủ
thuế thấp, tình trạng lợi dụng kẽ hở của các chính sách, chế độ, luật thuế hoặc dựa
vào tính phức tạp trong hoạt động kinh doanh, khó kiểm soát để khai man, trốn
thuế, chây ì, chậm nộp thuế, và tình hình này càng ngày trở nên phổ biến (Lý
Phương Duyên, 2017). Để đảm bảo nguồn thu, đồng thời tạo ra môi trường kinh
doanh công bằng và lành mạnh giữa các DN thì yêu cầu quản lý thuế ngày càng trở
nên cấp thiết, trong đó tăng cường KTT là nhiệm vụ trung tâm không thể thiếu
trong công tác quản lý thuế.
Thông qua khảo lược nghiên cứu trong và ngoài nước để xác định vấn đề
nghiên cứu, bên cạnh đó việc khảo lược các nghiên cứu nội bộ hoặc các nghiên cứu
liên quan đến KTT tại CCT Gò Vấp đối với DNNVV cho thấy chưa có nghiên cứu
nào thực hiện về vấn đề này. Từ thực tế trên, tác giả chọn đề tài "Giải pháp hoàn



2

thiện công tác KTT đối với DNNVV tại CCT Gò vấp" để nghiên cứu trong luận văn
Thạc sĩ.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Tổng quan nghiên cứu trong nước
Các vấn đề về Thuế nói chung và KTT nói riêng được quy định rất rõ ràng
trong các văn bản pháp luật của Nhà nước ("Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật thuế Giá trị Gia tăng, Luật thuế Tiêu thụ Đặc biệt và Luật Quản lý Thuế,"
2016). Nhiều công trình nghiên cứu được tổng hợp trong các giáo trình giảng dạy
về Thuế được xuất bản(như Nguyễn Ngọc Hùng et al., 2012; Lê Xuân Trường,
2010; Nguyễn Thị Liên and Nguyễn Văn Hiệu, 2009), những tài liệu này được trích
dẫn và sử dụng như một phần của cơ sở lý luận trong các nghiên cứu liên quan đến
quản lý Thuế.
Bên cạnh các tài liệu và văn bản liên quan đến thuế, nhiều nghiên cứu học
thuật liên quan đến lĩnh vực Thuế và cụ thể là công tác KTT được thực hiện ngày
càng nhiều và có chiều hướng đi vào phạm vi hẹp hơn đó là nghiên cứu cho đơn vị
cụ thể. Dưới đây là một số nghiên cứu có liên quan:


Luận văn Thạc sĩ "Giải pháp hoàn thiện công tác KTT tại cục thuế tỉnh Thái
Bình"(Đặng Hồng Kỳ, 2013) được thực hiện theo phương pháp luận suy
diễn. Nghiên cứu này thu thập dữ liệu thứ cấp có sẵn ở dạng định lượng tại
cục thuế tỉnh Thái Bình, đồng thời kết hợp với phương pháp định tính để giải
thích số liệu. Trong nghiên cứu này, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
công tác KTT chỉ được đánh giá chủ quan dựa vào quan điểm tác giả là chủ
yếu chứ chưa thông qua phương pháp thảo luận nhóm/ tay đôi hoặc khảo sát

đánh giá mang tính khách quan. Thêm nữa, nghiên cứu đề cập đến KTT đối
với tất cả các loại hình DN nhưng chưa có sự đánh giá cụ thể cho nhóm
DNNVV.



Nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ với chủ đề "Hoàn thiện công tác KTT khu
vực DN ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế Thành phố Kon Tum" (Lê Tiến
Đông, 2016). Nghiên cứu này tiến hành trên loại hình DN ngoài quốc doanh
nhưng không đi cụ thể vào nhóm DNNVV, thêm nữa nghiên cứu đánh giá


3

thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng còn đơn giản, chưa có kết hợp
phân tích định tính và định lượng chặt chẽ do đó tính chủ quan trong đánh
giá còn cao.


Nghiên cứu "Quản lý thuế đối với DNNVV ở Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay" đề cập đến một phạm vi quản lý rộng hơn so với công tác KTT (Lý
Phương Duyên, 2017). Nghiên cứu đề cập đến công tác quản lý thuế đối với
DNNVV thông qua phương pháp định tính và định lượng và hai phương
pháp này có sự bổ trợ cho nhau trong suốt nghiên cứu. Tuy nhiên, nghiên
cứu không đi cụ thể vào công tác KTT, thêm nữa các nhận định về các yếu tố
ảnh hưởng còn nặng tính chủ quan mà không thông qua thu thập số liệu từ
các chuyên gia có kinh nghiệp hoặc mang tính đại diện cao hơn.




Luận văn Thạc sĩ với chủ đề "Nâng cao chất lượng công tác KTT đối với
DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa" (Trịnh Thị Hồng, 2015). Nghiên cứu
này được tiến hành trên phạm vi rộng là toàn tỉnh Thanh Hóa và liên quan
đến vấn đề KTT đối với DNNVV trên địa bàn, tuy nhiên thực trạng công tác
KTT đối với từng Chi cụ Thuế nhỏ trong tỉnh lại chưa được phân tích cụ thể.
Trong thực tế, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác KTT có thể khác biệt giữa
các Chi cục Thuế trong cùng địa phương, do đó việc phân tích đánh giá và
xác định cụ thể các yếu tố ảnh hưởng sẽ cần các giải pháp khác biệt nhau để
thực hiện.



Đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, thanh tra thuế để đưa ra các giải pháp
hiệu quả cũng cần cần phải xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến công tác
này. Nghiên cứu "Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác kiểm tra,
thanh tra thuế tại Cục thuế TP.HCM" cho thấy các nhân tố như chất lượng
cuộc kiểm tra, thanh tra; chính sách pháp luật thuế và NNT; quản lý và phối
hợp; tuyên truyền và hỗ trợ đều có ảnh đến hiệu quản KTT (Võ Tiến Dũng,
2014). Nghiên cứu này giúp làm cơ sở cho phân tích và đánh giá thực trạng
KTT và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác KTT đối với các nghiên cứu
tiếp theo.
Nghiên cứu về Thuế nói chung và KTT nói riêng trong nước đang được quan


4

tâm nhiều hơn trong những năm gần đây. Các tài liệu làm cơ sở lý luận cho nghiên
cứu về KTT cũng rất phổ biến. Tuy nhiên, điều có thể nhận thấy là thực trạng công
tác KTT tại các Chi cục Thuế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả KTT không
hoàn toàn giống nhau giữa các đơn vị. Điều này sẽ dẫn đến việc cần có đánh giá

riêng về thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng, để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp
cho từng đơn vị.
2.2. Tổng quan nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu liên quan đến kiểm tra và thanh tra Thuế trên thế giới cũng được
nghiên cứu khá nhiều, trong nghiên cứu này sẽ đề cập đến một số nghiên cứu tiêu
biểu:


Nghiên cứu "Đo lương, giải thích, và kiểm soát trốn thuế: Bài học từ lý
thuyết, thực nghiệm và nghiên cứu hiện trường" (Alm, 2012). Nghiên cứu
này khẳng định sự (1) cần thiết của lý thuyết và các lý thuyết mới sẽ tiếp tục
được phát triển; (2) Những lý thuyết mới này sẽ phần lớn nằm ngoài xu
hướng chủ đạo của kinh tế và thực sự sẽ vượt ra ngoài tâm lý học đối với xã
hội học, nhân học và các khoa học xã hội khác để hiểu rõ hơn về những đặc
điểm của các thiết lập tự nhiên có thể ảnh hưởng đến các quyết định cá nhân
và nhóm; (3) Trọng tâm sẽ chuyển từ cách mô hình hóa hành vi cá nhân sang
nhóm mô hình hóa hành vi nhóm, bao gồm sự tiến triển theo thời gian của
hành vi tổng hợp; (4) Các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm sẽ đóng một
vai trò quyết định trong việc phát triển và thử nghiệm các lý thuyết này; (5)
Sẽ có sự nhấn mạnh hơn nữa vào các thí nghiệm thực địa có kiểm soát để
nghiên cứu sự tuân thủ. Một vấn đề đặc biệt hứa hẹn cho các thí nghiệm hiện
trường đơn giản hóa thuế.



Quản lý thuế và các DNNVV tại các nước nước đang phát triển (Baurer,
2005). Trong tài liệu này, tác giả đã nêu ra đặc điểm về quản lý thuế ở các
nước đang phát triển, quy trình quản lý thuế, đo lường hiệu quả quản lý thuế,
giảm tham nhũng trong quản lý thuế, cải cách quản lý thuế. Tài liệu này làm
một khung tham khảo có giá trị cho các nghiên cứu có liên quan đến Thuế,

đặc biệt là Thuế đối với doan nghiệp nhỏ và vừa.


5



Nghiên cứu về "Ưu đãi thuế và không chấp hành thuế: một nghiên cứu thực
nghiệm về KTT quốc gia đang phát triển Trung Quốc" (Chan and Lan Mo,
2000). Nghiên cứu này điều tra ảnh hưởng của các ưu đãi thuế đối với hành
vi không tuân thủ thuế của nhà đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế đang phát
triển của Trung Quốc. Nghiên cứu đo lường sự không tuân thủ về các điều
chỉnh kiểm toán thuế mà cơ quan thuế Trung Quốc yêu cầu nhằm đáp ứng để
tránh và trốn tránh. Kết quả cho thấy ưu đã thuế của công ty ảnh hưởng đến
sự không tuân thủ. Các công ty tuân thủ ít nhất trước khi bước vào thời kỳ ưu
đãi thuế và phù hợp nhất trong thời gian được miễn thuế. Ngoài ra, các công
ty định hướng thị trường trong nước, các công ty định hướng dịch vụ, và các
liên doanh ít tuân thủ hơn so với các công ty định hướng xuất khẩu, các công
ty định hướng sản xuất và các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Bằng chứng
của nghiên cứu có liên quan đến các nhà hoạch định chính sách thiết kế các
ưu đãi thuế để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Bằng chứng này về không
tuân thủ cũng giúp các cơ quan thuế và kiểm toán viên thực địa lập kế hoạch
kiểm toán thuế hiệu quả hơn. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu này sẽ cung cấp
cho các nhà nghiên cứu một cách nhìn thú vị để nghiên cứu ảnh hưởng của
các ưu đãi về thuế đối với sự không tuân thủ thuế DN.
Nhìn chung, vấn đề liên quan đến KTT có tầm quan trọng đối với hầu hết các

nước vì Thuế là nguồn thu quan trọng của quốc gia. Các nghiên cứu nước ngoài
được khảo lược sẽ giúp cho việc phân tích đề tài được chặt chẽ hơn.


3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Phân tích và đánh giá thực trạng công tác KTT, xác định các nguyên nhân ảnh
hưởng đến hiệu quả công tác KTT đối với DNNVV tại CCT Gò Vấp. Trên cơ sở
phân tích và đánh giá đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác
KTT đối với DNNVV tại CCT Gò Vấp trong thời gian tới.
Mục tiêu cụ thể


Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thuế và KTT đối với DNNVV.



Phân tích và đánh giá thực trạng công tác KTT đối với DNNVV tại CCT


6

Gò Vấp.


Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác KTT tại CCT Gò Vấp.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác KTT đối với DNNVV tại CCT Gò
Vấp".
Phạm vi nghiên cứu:



Không gian nghiên cứu: CCT Gò Vấp.



Thời gian nghiên cứu: Đề tài thu thập dữ liệu từ năm 2012 đến 2017



Nghiên cứu thu thập dữ liệu thứ cấp về kết quả công tác KTT đối với
DNNVV: Được thu thập qua các báo cáo thuế tự khai tự nộp của DN,
công tác KTT tại trụ sở NNT và công tác KTT tại cơ quan thuế. DNNVV
trong nghiên cứu này là DNNVV ngoài quốc doanh.

5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong luận văn được sử dụng là định tính,
được tiếp cận theo phương pháp suy diễn, nghĩa là nghiên cứu đi từ cơ sở lý thuyết,
thu thập số liệu quan sát để phân tích, đánh giá và tổng hợp nhằm đạt được các mục
tiêu nghiên cứu đưa ra. Trong nghiên cứu này, dựa vào vấn đề nghiên cứu được xác
định thông qua khảo lược các nghiên cứu có liên quan và sự cần thiết của đề tài,
nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận về thuế và KTT đối với DNNVV. Trên cơ sở lý
thuyết được hệ thống, nghiên cứu thu thập số liệu thứ cấp để phân tích, đánh giá,
xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác KTT, từ đó khuyến nghị các giải
pháp hoàn thiện công tác KTT đối với DNNVV tại CCT Gò Vấp

6. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài hệ thống cơ sở lý luận về KTT đối với DN vừa và nhỏ, đồng thời góp
phần bổ sung vào kho tàng tri thức chung liên quan đến hoạt động KTT đối với DN.
Kết quả nghiên cứu trong đề tài góp phần hỗ trợ CCT Gò Vấp nhận diện được các
yếu tố then chốt ảnh hưởng công tác KTT đối với DNNVV, qua đó đưa ra các giải



7

pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác KTT đối với DNNVV trên địa bàn
Quận Gò Vấp.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có ba (03) chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thuế và KTT đối với DNNVV. Trong phần này
sẽ trình bày một số khái niệm có liên quan; tổng quan về thuế; Công tác KTT; nội
dung và quy trình KTT; các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác KTT; các nguyên
nhân ảnh hưởng đến công tác KTT đối với DNNVV; và thực tiễn công tác KTT tại
Việt Nam và kinh nghiệm một số nước trên thế giới.
Chương 2: Thực trạng công tác KTT đối với DNNVV tại CCT Gò Vấp.
Trong phần này sẽ trình bày thực trạng công tác KTT đối với DNNVV tại CCT Gò
Vấp. Bên cạnh đó, nghiên cứu xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả
công tác KTT đối với DNNVV tại CCT Gò Vấp.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác KTT đối với DNNVV tại CCT
Gò Vấp. Dựa vào kết quả nghiên cứu trong phần 2, kết hợp với định hướng và quan
điểm đề xuất giải pháp, phần này sẽ khuyến nghị các giải pháp hoàn thiện công tác
KTT đối với DNNVV tại CCT Gò Vấp trong thời gian tới.


8

CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1. Cơ sở lý luận về thuế
Thuế gắn liền với sự tồn tại, phát triển của Nhà nước và là một công cụ quan

trọng mà bất kỳ quốc gia nào cũng sử dụng để thực thi chức năng, nhiệm vụ của
mình. Tùy thuộc vào bản chất của Nhà nước và cách thức Nhà nước sử dụng, các
nhà kinh tế có nhiều quan điểm về thuế khác nhau.
1.1.1. Khái niệm thuế
Có nhiều khái niệm về thuế được đưa ra nhưng do các khái niệm này đưa ra
phụ thuộc vào các lĩnh vực, góc độ nghiên cứu khác nhau nên đến nay vẫn chưa có
khái niệm thống nhất.
Thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy Nhà nước, là thủ đoạn đơn giản để kho bạc
thu được tiền hay sản vật mà người dân phải đóng góp để dùng vào mọi việc chi
tiêu của Nhà nước. Để duy trì quyền lực công cộng, cần phải có sự đóng góp của
công dân cho Nhà nước, đó là thuế (Marx and Engels, 1962).
Một định nghĩa về thuế tương đối hoàn chỉnh được nêu lên trong cuốn Kinh tế
học của hai nhà kinh tế Mỹ Makkollhell và Bruy: “Thuế là một khoản
chuyển giao bắt buộc bằng tiền (hoặc chuyển giao bằng hàng hóa, dịch vụ) của các
công ty và các hộ gia đình cho Chính phủ, mà trong sự trao đổi đó họ không nhận
được một cách trực tiếp hàng hóa dịch vụ nào cả, khoản nộp đó không phải là tiền
phạt mà tòa án tuyên phạt do hành vi vi phạm pháp luật”.
Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thề nhân và pháp nhân cho Nhà
nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật qui định nhằm sử dụng cho mục đích
công cộng (Nguyễn Thị Liên and Nguyễn Văn Hiệu, 2009).
Tuy còn nhiều khác biệt về khái niệm, nhưng một cách tổng quát có thể hiểu
Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc bằng tiền hoặc hiện vật từ các thể nhân và
pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử
dụng cho mục đích công cộng.


9

1.1.2. Đặc điểm và vai trò của thuế
Bản chất của thuế được hiểu rõ hơn thông qua việc tìm hiểu đặc điểm của nó.

Thuế có các đặc điểm cơ bản như tính bắt buộc, tính không hoàn trả trực tiếp, tính
pháp lý cao (Nguyễn Thị Liên and Nguyễn Văn Hiệu, 2009).
Thuế có hai vai trò chính, thứ nhất là huy động nguồn lực tài chính cho Nhà
nước, thứ hai là điều tiết kinh tế vĩ mô (Nguyễn Thị Liên and Nguyễn Văn Hiệu,
2009):
Huy động nguồn lực tài chính cho Nhà nước
Thuế là nguồn thu chủ yếu và quan trọng đối với hầu hết các quốc gia trên thế
giới, tỷ trọng thu thuế thường chiếm khoảng 80% trong tổng thu ngân sách. Tại Việt
Nam, tỷ trọng thu thuế chiếm khoảng 90% tổng thu ngân sách.
Điều tiết kinh tế Vĩ mô
 Thứ nhất, thuế có thể được sử dụng như một công cụ nhạy bén góp phần
kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả, kích thích đầu tư tạo nền tảng cho sự phát
triển bền vững.
 Thứ hai, thuế được cọi là công cụ sắc bén để phân phối lại sản phẩm xã hội
nhằm đạt mục tiêu công bằng xã hội. Thuế có thể thực hiện được những mục
tiêu công bằng này nếu nó bao quát được hầu hết các đối tượng nộp thuế và
phân biệt mức đóng góp thông qua các mức thuế suất khác nhau, đặc biệt là
thuế suất lũy tiến theo thu nhập.


Thứ bai, thuế còn được coi là công cụ sắc bén được sử dụng nhằm đạt

mục
tiêu bảo hộ sản xuất nội địa và duy trì, tăng cường khả năng cạnh tranh của
nền kinh tế trong điều kiện hội nhập quốc tế.

1.2. Cơ sở lý luận KTT
1.2.1. Khái niệm KTT
Kiểm tra, theo từ điển tiếng Việt, có nghĩa là xem xét tình hình thực tế để đánh
giá, nhận xét. Ở góc độ khác, theo từ điển luật học, kiểm tra là xem xét tình hình

thực tế thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ quyền hạn nói chung hay một công
tác cụ thể được giao để đánh giá, nhận xét v.v.(Nguyễn Văn Tiến, 2013).


10

Kiểm tra là một chức năng quản trị liên quan đến quá trình theo dõi, so sánh,
và điều chỉnh hoạt động công việc. Kiểm tra là một quá trình ba bước gồm đo lường
hoạt động thực tế, so sánh thực tế với tiêu chuẩn, và tiến hành hoạt động quản trị để
điều chỉnh sai lệch hoặc các tiêu chuẩn chưa đầy đủ (Robbins and Coulter, 2016).
KTT là hoạt động nhằm kiểm tra tính trung thực, tính chính xác của của cơ sở
tính thuế mà NNT đã kê khai (Bouvier, 2005). Ở một góc độ khác, KTT là hoạt
động của cơ quan thuế trong việc xem xét tình hình thực tế của đối tượng kiểm tra,
từ đó đối chiếu với chức năng, nhiệm vụ yêu cầu đặt ra đối với đối tượng kiểm tra
để có những nhận xét, đánh giá (Nguyễn Thị Bất and Vũ Duy Hào, 2002).
Tổng quát chung có thể hiểu, KTT là hoạt động xem xét, đánh giá của cơ quan
thuế các cấp đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân chịu sự quản lý trong việc thực
hiện pháp luật về thuế.
KTT là một trong bốn chức năng cơ bản của quản lý thuế theo mô hình chức
năng. Bên cạnh việc tôn trọng kết quả tự tính, tự khai, tự nộp thuế của NNT, cơ
quan thuế thực hiện các biện pháp giám sát hiệu quả vừa đảm bảo khuyến khích sự
tuân thủ tự nguyện, vừa đảm bảo phát hiện ngăn ngừa các trường hợp vi phạm pháp
luật thuế. KTT là một biện pháp hữu hiệu nhằm phát hiện ngăn ngừa vi phạm, giúp
NNT nhận thấy luôn có một hệ thống giám sát hiệu quả tồn tại và kịp thời phát hiện
các hành vi vi phạm của họ.
1.2.2. Phân loại KTT
KTT chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo tiêu thức phân loại: Theo yếu tố
thời gian có loại kiểm tra thường xuyên và kiểm tra bất thường; theo yếu tố phạm vi
có kiểm tra từng phần và kiểm tra toàn phần; theo địa điểm tiến hành kiểm tra có
kiểm tra tại bàn (tại cơ quan thuế) và kiểm tra tại cơ sở kinh doanh.

1.2.3. Nội dung KTT
Hoạt động KTT của cơ quan thuế nhằm kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của
các thông tin, tài liệu trong hồ sơ thuế nhằm đánh giá sự tuân thủ pháp luật về thuế
của NNT.


×