Tải bản đầy đủ (.doc) (136 trang)

Nghiên cứu tiềm năng du lịch văn hóa khmer nam bộ tại trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

NGUYỄN NGỌC DIỆP

NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN
HÓA KHMER NAM BỘ TẠI TRÀ VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Mã số ngành: 60340103

TP. HCM - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

NGUYỄN NGỌC DIỆP

NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN
HÓA KHMER NAM BỘ TẠI TRÀ VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Mã số ngành: 60340103
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒ NGỌC PHƯƠNG

TP. HCM - 2018



CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Hồ Ngọc Phương
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 14 tháng 4 năm 2018.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

T
T1
2
3
4
5

P
G
T
S.
T
S.
T
S.
T
S.

C

h
Phản
biện
Phản
biện

viên,

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – T ự d o – Hạnh
phúc

TP. HCM, ngày 27 tháng 4 năm 2018

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN NGỌC DIỆP

Giới tính: Nữ Ngày,

tháng, năm sinh: 06/10/1989

Nơi sinh: Trà Vinh Chuyên


ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

MSHV: 1641890004

I- Tên đề tài:
Nghiên cứu tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch của các thành tố văn hóa Khmer
Nam bộ tại Trà Vinh
Thực hiện đề tài theo hướng nghiên cứu ứng dụng bằng việc áp dụng phương
pháp điều tra khảo sát, tổng hợp tài liệu, tham khảo ý kiến chuyên gia để đánh giá
tiềm năng du lịch của đối tượng nghiên cứu.
Kết quả đạt được: tiêu chí đánh giá điểm du lịch văn hóa Khmer, đánh giá
tiềm năng điểm du lịch văn hóa Khmer tại Trà Vinh và giải pháp chiến lược xây
dựng thương hiệu “Trà Vinh – du lịch văn hóa xanh”.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 09/9/2017
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 17/3/2018
V- Cán bộ hướng dẫn: Tiến sĩ Hồ Ngọc Phương
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết

quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)


ii

LỜI CÁM ƠN
“Nghiên cứu tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh” là một
đề tài rộng và rất cần thiết cho sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Trà Vinh. Do
vậy, trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã gặp phải một khó khăn. Để vượt qua
những khó khăn và hoàn thành đề tài luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ
trợ rất nhiệt tình từ thầy Hồ Ngọc Phương – người đã định hướng, góp ý và luôn
theo sát quá trình nghiên cứu.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các chuyên gia: thầy Trần Văn Thông,
anh Trần Minh Thanh, chú Thạch Xuân Hoàng, chị Thạch Thị Út Linh, các anh chị
và bạn đồng nghiệp đã đóng góp những ý kiến quý báu của mình cho nghiên cứu
cũng như cho sự phát triển của du lịch Trà Vinh.
Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bạn đồng nghiệp cùng
đơn vị đã sẳn sàng hỗ trợ, chia sẻ công việc để tôi tập trung hơn vào công tác
nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng, tác giả rất cảm ơn quý thầy cô thuộc Khoa Quản trị Nhà hàng – Du
lịch và các giảng viên tham gia giảng dạy, cùng tập thể lớp 16SDL11. Nhờ có quý
anh, chị mà tác giả đã tích lũy được rất nhiều kiến thức thực tế về nghề nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn và tri ân tất cả quý thầy, anh, chị và bạn bè
Học viên thực hiện Luận văn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Ngọc Diệp


3

TÓM TẮT
Trà Vinh là một tỉnh nhỏ thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với sự cộng
cư của ba dân tộc anh em Kinh – Khmer và Hoa. Trà Vinh và Sóc Trăng là hai địa
phương có đông đồng bào Khmer sinh sống nhất Việt Nam, người Khmer cùng văn
hóa của họ đã làm nên nét văn hóa đặc biệt cho vùng đất nơi này. Người dân Khmer
Nam bộ nói chung và người Khmer sinh sống tại Trà Vinh nói riêng, trong quá trình
cộng cư với các dân tộc có sự giao thoa nhưng vẫn giữ được nét riêng trong sinh
hoạt cộng đồng, ẩm thực, lễ hội và nghệ thuật biểu diễn truyền thống.
Với các yếu tố văn hóa đặc sắc của người Khmer, tỉnh Trà Vinh đã đưa ra
mục tiêu chiến lược và định hướng phát triển du lịch dựa vào văn hóa người Khmer
bản địa. Các văn bản pháp luật, hoạt động kêu gọi đầu tư, khảo sát thực địa, tổ chức
hội thảo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Trà
Vinh cũng đã dần đưa du lịch văn hóa Khmer nói riêng và du lịch Trà Vinh đến gần
hơn với các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, các hoạt động này cho thấy,
chỉ có một vài đơn vị cố gắng thực hiện mục tiêu phát triển du lịch, mà chưa có sự
thống nhất và đồng tâm cùng làm của các cấp, các đơn vị, người dân và chủ thể văn
hóa.
Khách du lịch rất thích thú với văn hóa Khmer (đặc biệt là khách nước
ngoài), tuy nhiên họ (du khách và đơn vị lữ hành) vẫn chưa tìm được phương tiện,
cách thức nào để tiếp cận và sử dụng tối ưu nhất tài nguyên văn hóa này. Mặt khác,
Trà Vinh được đánh giá là có tiềm năng du lịch không thua gì các tỉnh lân cận
nhưng lượng khách đến và biết về Trà Vinh là rất ít. Văn hóa Khmer cũng đang dần
bị mai một do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, sự thay đổi trong cơ cấu nguồn

nhân lực tỉnh nhà. Tất cả đều có một sức ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động duy
trì, bảo vệ và tôn tạo nền văn hóa của người Khmer Nam bộ tại Trà Vinh.
Sau nhiều sự trăn trở về du lịch Trà Vinh và sản phẩm du lịch văn hóa
Khmer Nam bộ của tỉnh nhà, tác giả nhận thấy đề tài “Nghiên cứu tiềm năng văn
hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh”, sẽ là một nghiên cứu mang tính ứng dụng cao
cho thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Trà Vinh.
Phương pháp nghiên cứu chính của tác giả là khảo sát thực địa, phỏng vấn và
tham khảo ý kiến chuyên gia (là các cá nhân có nhiều kinh nghiệm, kiến thức và


4

thâm niên trong lĩnh vực du lịch). Với phương pháp này, tác giả đã thu nhận và phát
triển thêm được nhiều hành động, giải pháp mới cho việc đưa thương hiệu “Trà
Vinh – Du lịch văn hóa xanh” đến gần hơn với các đối tượng đã, đang và sẽ tham
gia vào hoạt động kinh doanh du lịch tại Trà Vinh.
Cụ thể, chương 1 tác giả trình bày Cơ sở lý luận về tiềm năng du lịch văn
hóa và văn hóa Khmer Nam bộ, kinh nghiệm làm du lịch văn hóa của các quốc gia
trong khu vực và kinh nghiệm của các địa phương có du lịch văn hóa nổi bật ở Việt
Nam. Chương 2 của đề tài là Thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch văn hóa
Khmer Nam bộ tại Trà Vinh, nghiên cứu 2 vấn đề chính: thực trạng du lịch văn hóa
Khmer Nam bộ tại Trà Vinh và du lịch tỉnh Trà Vinh; đánh giá tiềm năng du lịch
của các thành tố văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh. Tổng hợp nghiên cứu thực tế
từ chương 1, 2 cùng với việc tổng hợp ý kiến chuyên gia, chương 3 là những đề
xuất giải pháp của tác giả cho sự phát triển du lịch Trà Vinh nói chung và du lịch
văn hóa Khmer Nam bộ nói riêng.
Kết quả của nghiên cứu, tác giả đưa ra bộ tiêu chí đánh giá điểm du lịch văn
hóa Khmer, đánh giá điểm du lịch tiềm năng của du lịch văn hóa Khmer tại Trà
Vinh, sản phẩm tour du lịch trải nghiệm, kịch bản và tiêu chuẩn tổ chức đêm giao
lưu văn nghệ Khmer Nam bộ tại chùa Khmer trên địa bàn tỉnh. Với những sản phẩm

du lịch văn hóa Khmer như trên, tác giả mong rằng đề tài “Nghiên cứu tiềm năng du
lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh” sẽ được tham khảo, ứng dụng vào thực tế
kinh doanh du lịch tại Trà Vinh.


5

ABSTRACT
Tra Vinh is a small province in the Mekong Delta, with a population of three
Kinh-Khmer and Hoa ethnic groups. Tra Vinh and Soc Trang are the two most
populated Khmer communities in Vietnam, the Khmer and their culture have made
a special culture for this land. The Khmer people in general and the Khmers living
in Tra Vinh in particular, in the process of living with the ethnic groups have the
interference but retains its own features in community activities, cuisine, festivals
and art. Traditional performance.
With the unique cultural elements of the Khmer, Tra Vinh province has set
strategic goals and orientations for tourism development based on the culture of the
Khmer indigenous. Legal documents, activities calling for investment, field surveys,
workshops organized by the Department of Culture, Sports and Tourism, Tourism
Promotion Center of Tra Vinh province has gradually brought cultural tourism
Khmer in particular and Tra Vinh tourism closer to investors in and outside the
province. However, these activities show that only a few units are trying to achieve
the objectives of tourism development, but there is no uniformity and unity among
all levels, units, people and owners, culture.
Travelers are very interested in Khmer culture (especially foreigners),
however, they (visitors and travel agencies) have not found the means, the best way
to reach and use this cultural resource. On the other hand, Tra Vinh is considered as
potential tourist less than neighboring provinces, but the number of visitors and
know about Tra Vinh is very little. Khmer culture is also gradually losing influence
of the market economy, the change in the structure of human resources in the

province. All have a great influence on the maintenance, protection and
embellishment of the culture of the Southern Khmer in Tra Vinh.
After many concerns about tourism in Tra Vinh province and the cultural
tourism products of the province of Khmer, the author found that the topic of
"Researching the Southern Khmer cultural potential in Tra Vinh", will be a study
highly applicable for tourism development of Tra Vinh. The main research methods
of the author are field surveys, interviews and expert consultation (individuals with
much experience, knowledge and seniority in the field of tourism). With this


6

method, the author has gained and developed many new actions and solutions for
bringing the trademark "Tra Vinh - Green tourism tourism" closer to those who
have been and will participate. Entering into tourism business in Tra Vinh.
Specifically, chapter 1 presents theoretical background on the potential of
cultural tourism and cultural Khmer in the South, experiences of cultural tourism of
countries in the region and experiences of localities. Cultural highlights in Viet
Nam. Chapter 2 of the topic is the current situation and potential development of
cultural tourism Khmer Southern in Tra Vinh, researched two main issues: the
situation of cultural tourism Southern Khmer in Tra Vinh and tourism in Tra Vinh
province; Assess the tourism potential of cultural elements Khmer Southern in Tra
Vinh. The practical synthesis of chapters 1 and 2 together with the synthesis of
expert opinions, Chapter 3 are recommendations of the authors for the development
of tourism in general Tra Vinh and tourism Khmer Southern in particular.
As a result of the study, the authors set the criteria for assessing the Khmer
cultural tourism sites, assessing the potential tourist destinations of Khmer cultural
tourism in Tra Vinh, the experience tours, scenarios and The standard for
organizing Khmer night cultural exchanges in Khmer temple in the province. With
the Khmer cultural tourism products as mentioned above, the author expects that the

topic of "Studying the potential of Khmer cultural tourism in Tra Vinh" will be
applied to the practical business of tourism in Tra Vinh.


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................iii
LỜI CÁM ƠN.......................................................................................................................ii
TÓM TẮT............................................................................................................................iii
ABSTRACT.......................................................................................................................... v
MỤC LỤC ..........................................................................................................................vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. x
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ .......................................................................xi
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................................
1
2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 2
2.2. Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................
2
3.1 Mục tiêu chung .......................................................................................................... 2
3. 2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................ 2
4. Điểm mới của đề tài .........................................................................................................
2
4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................................. 2
4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước. ............................................................................ 4
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................
4
5.1. Dữ liệu dùng cho nghiên cứu:................................................................................... 4

5.2. Phương pháp nghiên cứu:: ........................................................................................ 4
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA
KHMER NAM BỘ............................................................................................................... 6
1.1. Cơ sở lý luận về tiềm năng du lịch văn hóa ................................................................
6
1.1.1. Khái niệm về du lịch và sản phẩm du lịch ........................................................... 6
1.1.2. Khái niệm về tài nguyên du lịch và tiềm năng du lịch ........................................ 7
1.1.3. Du lịch văn hóa và du lịch cộng đồng ................................................................. 7
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khai thác tiềm năng văn hóa phục vụ phát
triển du lịch........................................................................................................................... 9
1.3. Văn hóa Khmer Nam bộ và hoạt động phát triển du lịch văn hóa Khmer Nam bộ
............................................................................................................................................. 11
1.3.1. Văn hóa Khmer Nam bộ ...........................................................................................
11


vii
1.3.2. Đời sống vật chất................................................................................................. 12


8

1.3.3. Đời sống tinh thần: ............................................................................................. 14
1.4. Kinh nghiệm khai thác tiềm năng du lịch văn hóa nói chung và văn hóa Khmer
nói riêng tại Việt Nam và trong khu vực .........................................................................
18
1.4.1. Kinh nghiệm khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trong khu vực ................... 18

1.4.2. Kinh nghiệm khai thác tiềm năng du lịch văn hóa ở Việt Nam ..........21
1.5. Kết luận........................................................................................................................ 24

Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN
HÓA KHMER NAM BỘ TẠI TRÀ
VINH................................................................................ 25
2.1. Tổng quan về Trà Vinh và du lịch tỉnh Trà Vinh.................................................... 25
2.1.1. Tổng quan về Trà Vinh....................................................................................... 25
2.1.2. Tổng quan về du lịch tỉnh Trà Vinh .................................................................. 26
2.2. Định hướng trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa Khmer Nam bộ của Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam .....................................................................
29
2.2.1. Định hướng của Đảng và Nhà nước ................................................................. 29
2.2.2. Định hướng của tỉnh Trà Vinh .......................................................................... 30
2.3. Thực trạng phát triển du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh .................... 31
2.3.1. Môi trường du lịch .............................................................................................. 31
2.3.2. Nguồn nhân lực (năng lực, kinh nghiệm, chuyên môn, tâm huyết với nghề) . 32
2.3.3. Yếu tố Văn hóa cộng đồng.................................................................................. 33
2.4. Các tài nguyên văn hóa Khmer có tiềm năng khai thác du lịch tại Trà Vinh và
hiện trạng............................................................................................................................ 34
2.5. Đánh giá tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh ........................ 38
2.6. Đánh giá các thành tố tiềm năng du lịch văn hóa Khmer tại Trà Vinh ................ 41
2.7. Kết luận........................................................................................................................ 53
Chương 3 CÁC ĐỀ XUẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA KHMER NAM
BỘ TẠI TỈNH TRÀ VINH ............................................................................................... 54
3.1. Kết quả thảo luận và ý kiến chuyên gia .................................................................... 54
3.1.1. Du khách ấn tượng và muốn được tìm hiểu nét đặc trưng văn hóa Khmer:... 54
3.1.2. Tầm quan trọng của các yếu tố tài nguyên văn hóa Khmer có khả năng
khai thác và phát triển du lịch tại Trà
Vinh,.............................................................................. 54
3.1.3. Mức độ quan trọng của các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài đến khả năng phát
triển du lịch của tỉnh Trà Vinh ..........................................................................................
55



9

3.1.4. Để phát triển du lịch dựa vào nền văn hóa Khmer Nam bộ thì Trà Vinh cần
thực hiện các nhóm công việc theo thứ tự: .......................................................................
56


9

3.1.5. Để phát triển du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh thì địa phương nên
kinh doanh du lịch theo hình thức: ...................................................................................
57
3.1.6. Để đánh giá tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh, cần dựa
trên những tiêu chí: ............................................................................................................
57
3.1.7. Để thực hiện tốt nhiệm vụ “xã hội hóa” du lịch văn hóa Khmer Nam bộ, tỉnh
Trà Vinh cần chú ý đến các yếu tố: ................................................................................... 58
3.1.8. Ý kiến cho sự phát triển của du lịch tỉnh Trà Vinh nói chung và du lịch văn
hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh nói riêng: ......................................................................
58
3.2. Đề xuất và chiến lược.................................................................................................. 60

3.2.1. Tập trung xây dựng và triển khai phục vụ du khách thí điểm một số sản
phẩm du lịch văn hóa Khmer hoàn chỉnh .............................................................59
3.2.2. Thực hiện tốt công tác quảng bá hình ảnh người Khmer Nam bộ và sản phẩm
du lịch văn hóa Khmer tại Trà Vinh ..................................................................................
62
3.2.3. Quy hoạch và thực hiện kế hoạch đầu tư khai thác du lịch văn hóa Khmer tại

Trà Vinh theo từng giai đoạn cụ thể với sự tham gia của xã hội và chính quyền địa
phương ................................................................................................................................ 66
3.2.4. Phân công nhiệm vụ và công việc rõ ràng, cụ thể cho từng nhóm đối tượng697
3.3. Kết luận và Định hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................................... 70
KẾT LUẬN......................................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 74
PHỤ LỤC 1. Phân bố điểm đánh giá các khu du lịch
PHỤ LỤC 2. Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá tiềm năng các điểm du lịch văn hóa Khmer
PHỤ LỤC 3. Quy chuẩn địa điểm tổ chức giao lưu văn nghệ
PHỤ LỤC 4. Kịch bản chương trình giao lưu văn nghệ Khmer
PHỤ LỤC 5. Chương trình tour
PHỤ LỤC 6. Danh sách chuyên gia
PHỤ LỤC 7. Bảng câu hỏi nghiên cứu (tổng hợp)


10

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
T

U Ủ
B y
T T
N ài
W T
T ổ
E Ủ
T y
P Hi
A ệp



11

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa Tài nguyên du lịch, Tiềm năng du lịch và Sản phẩm du
lịch ........................................................................................................................................ 8
Bảng 2.1. Lưu lượng khách đến Trà Vinh 2012 – 2016.................................................. 26
Bảng 2.2. Cơ cấu doanh thu du lịch 2012 – 2016 ............................................................ 27
Bảng 2.3. Bảng tổng hợp tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh
(phương pháp SWOT) ......................................................................................................37
Sơ đồ 2.1. Các yếu tố cơ bản thu hút du khách của điểm đến du lịch........................... 42
Bảng 2.4. Bảng thành tố tiềm năng du lịch văn hóa Khmer tại Trà Vinh...................41
Bảng 2.5. Tổng hợp thành tố các tiềm năng phát triển du lịch văn hóa Khmer Nam bộ
tại Trà Vinh .......................................................................................................................51
Bảng 3.1. Gói dịch vụ du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh...........................60
Sơ đồ 3.1. Các giai đoạn quảng bá thương hiệu "Du lịch Trà Vinh - trải nghiệm văn
hóa xanh"...........................................................................................................................63
Bảng 3.2. Kế hoạch khai thác (thí điểm) điểm tham quan du lịch văn hóa Khmer tại
Trà Vinh.............................................................................................................................65


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo tiến trình lịch sử Việt Nam của ông cha ta, lưu dân người Việt đã cùng
cộng cư với người Hoa, người Chăm cùng người Khmer bản địa để mở cõi, khai
khẩn vùng đất phương Nam nay là vùng Đồng bằng sông Cửu Long hay miền Tây
Nam bộ. Người dân Khmer Nam bộ thường được so sánh với người Khmer ở

Campuchia, nhưng qua những nghiên cứu của các nhà văn hóa học, người Khmer
Nam bộ cũng có phong tục tập quán, tính cách tộc người và hình thái văn hóa khác
biệt so với người Khmer Campuchia.
Người Khmer Nam bộ nói chung và người Khmer Nam bộ sinh sống tại Trà
Vinh nói riêng có những nét đẹp trong văn hóa, đã gây ấn tượng mạnh mẽ cho du
khách thập phương: trang phục truyền thống, tín ngưỡng Neck-ta, tôn giáo chính
Phật giáo Tiều thừa, nghệ thuật biểu diễn hấp dẫn, kiến trúc ngôi chùa độc đáo,…
Sóc Trăng từ lâu đã vận dụng những nét đẹp trong văn hóa của người Khmer vào du
lịch, được đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước yêu thích và tìm đến,
mang lại kinh tế cho người dân địa phương. Tỉnh Trà Vinh có vị trí tiếp giáp Sóc
Trăng, tài nguyên văn hóa Khmer cũng khá tương đồng nhưng về hoạt động du lịch
thì rất yếu và chưa thu hút được khách du lịch. Đây là điều trăn trở lớn cho tác giả
trong suốt những năm qua. Với kiến thức và tình cảm của người con Trà Vinh, tác
giả nhìn thấy được những tiềm năng từ văn hóa của người Khmer tại Trà Vinh, bản
thân mong muốn sẽ làm được một điều gì đó để mang nét đẹp này đến với mọi
người, nâng tầm sản phẩm du lịch Trà Vinh, từ đó mang lợi ích đến cho người làm
nghề và tiếp bước nghề.
Do vậy, tác giả nhận thấy việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu tiềm năng du
lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh” là cần thiết và hữu ích cho sự phát triển
trong tương lai của nền du lịch tỉnh nhà. Và qua đây, tác giả rất mong nhận được sự
nhận xét và đóng góp ý kiến về đề tài của quý chuyên gia, quý hội đồng để tác giả
hoàn thiện hơn các đề tài nghiên cứu trong tương lai.


2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung: Nghiên cứu tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại
Trà Vinh.
2. 2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nghiên cứu tiềm năng du lịch.
- Đánh giá tiềm năng văn hóa Khmer Nam bộ và đánh giá thực trạng du lịch

tại Trà Vinh.
- Đề xuất giải pháp để khai thác tiềm năng du lịch Khmer Nam bộ tại tỉnh
Trà Vinh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các thành tố của tài nguyên du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh.
- Thực trạng du lịch của tỉnh Trà Vinh và hoạt động du lịch văn hóa Khmer
Nam bộ tại Trà Vinh.
- Các tài nguyên văn hóa Khmer có tiềm năng du lịch và bộ tiêu chí đánh giá
điểm du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian nghiên cứu: Địa bàn tỉnh Trà Vinh, đặc biệt là hai địa phương:
Thành phố Trà Vinh và huyện Châu Thành. Do các đơn vị hành chính này có đông
đồng bào Khmer sinh sống và sở hữu nhiều thành tố tài nguyên văn hóa Khmer có
tiềm năng phát triển du lịch. Bên cạnh đó, địa phương đã có một số tài nguyên được
đưa vào khai thác và phục vụ khách du lịch.
- Thời gian nghiên cứu: 6 tháng từ tháng 9/2017 đến tháng 3/2018.
4. Điểm mới của đề tài
4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Lê Văn Hiệu, (2011), Nghiên cứu giá trị văn hóa dân tộc Khmer tỉnh Sóc
Trăng phục vụ cho phát triển du lịch, Luận văn Thạc sĩ Địa lý học, Trường Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả giới thiệu giá trị văn hóa của dân tộc
Khmer trong phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng. Qua đó, đề tài góp phần định hướng
khai thác giá trị văn hóa Khmer trong phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng.


Phạm Thị Bích Thủy, (2011), Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh
Thái Bình, Luận văn Thạc sĩ Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm), Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Tác giả đánh giá thực trạng khai thác sản phẩm
du lịch văn hóa của tỉnh Thái Bình. Trên cơ sở thực trạng, nêu ra những đề xuất góp

phần phát triển du lịch văn hóa và bảo tồn di sản văn hóa tỉnh Thái Bình.
Mai Thị Huệ (2014), Lễ hội Phật giáo của người Khmer Trà Vinh, Luận văn
Thạc sĩ Văn hóa học, Trường Đại học Trà Vinh. Đề tài nghiên cứu tìm hiểu về các
lễ hội Phật giáo nhằm làm rõ vai trò, giá trị của các lễ hội Phật giáo trong nền văn
hóa của dân tộc Khmer. Thông qua đó cũng chỉ ra được những yếu tố văn hóa
truyền thống còn được bảo lưu và những biến đổi trong quá trình cộng cư, giao lưu
và tiếp biến văn hóa với các dân tộc. Đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa, hiện
đại hóa hiện nay.
Lưu Thị Sóc Kha, (2014), Chùa Phật giáo Nam tông trong đời sống văn hóa
người Khmer Kiên Giang, Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học, Trường Đại học Trà
Vinh. Tác phẩm đi sâu phân tích, đánh giá vai trò, chức năng của chùa Phật giáo
Nam tông trong đời sống văn hoá và xã hội của người Khmer ở Kiên Giang; đề xuất
một số giải pháp và kiến nghị cho việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá và xã hội
của chùa Phật giáo Nam tông trong cộng đồng người Khmer ở Kiên Giang.
Sơn Ngọc Khánh (2015), Sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Khmer
trong hoạt động du lịch ở địa bàn thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, Luận văn
Thạc sĩ Văn hóa học, Trường Đại học Trà Vinh. Nội dung đề tài tập trung khai thác
các hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng tiêu biểu của người Khmer gắn với các
hoạt động du lịch ở tỉnh Trà Vinh. Qua đó khai thác tiềm năng văn hóa để phát triển
du lịch và cuối cùng thông qua du lịch để giới thiệu, bảo tồn và phát huy bản sắc
văn hóa của cộng đồng người Khmer trong quá trình hội nhập hiện nay.
Trần Minh Thanh (2016), Giải pháp phát triển du lịch Trà Vinh đến năm
2020 và tầm nhìn đến 2025, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học
Trà Vinh. Đề tài phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch thời gian
qua nhằm xác định được các điểm mạnh, điểm yếu của du lịch Trà Vinh, phân tích
phản ứng của ngành du lịch trước các yếu tố tác động của môi trường bên trong, bên
ngoài đến sự phát triển của ngành, từ đó chỉ ra những cơ hội và thách thức cho


ngành du lịch Trà Vinh; đề xuất những giải pháp để thực hiện các chiến lược này

giúp cho ngành du lịch Trà Vinh có hướng đầu tư, quảng bá, tập trung vào những
lợi thế hiện có của tỉnh để đạt mục tiêu đến năm 2025.
4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước: Trên thế giới, đặc biệt là khu vực Châu
Âu có khá nhiều đề tài nghiên cứu, sách viết về du lịch văn hóa. Tuy nhiên, các đề
tài đều tập trung nghiên cứu hoạt động du lịch văn hóa trường hợp tại một quốc gia,
một vùng hoặc một điểm du lịch văn hóa tại quốc gia. Tính đến thời điểm nghiên
cứu đề tài “Nghiên cứu tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ”, tác giả chưa tìm
được đề tài nào có cùng đối tượng và mục đích nghiên cứu như đề tài.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Dữ liệu dùng cho nghiên cứu:
- Dữ liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được lấy từ niên giám thống kê; các văn
bản Nhà nước; Số liệu của UBND tỉnh Trà Vinh; Số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch tỉnh Trà Vinh; số liệu từ các nguồn nghiên cứu trên báo, tạp chí và các
hội thảo khoa học, …
- Dữ liệu sơ cấp: Ý kiến của các chuyên gia có thâm niên và kinh nghiệm
trong hoạt động du lịch, giảng dạy về du lịch, quản lý và xúc tiến du lịch.
5.2. Phương pháp nghiên cứu::
5.2.1. Phương pháp thống kê mô tả và phân tích tổng hợp
- Nghiên cứu các tài liệu về văn hóa Khmer Nam bộ.
- Chọn lọc những nét văn hóa cơ bản, đặc trưng và có khả năng khai thác du
lịch đưa vào phân tích nghiên cứu.
- Đánh giá thực trạng phát triển của các mãng văn hóa Khmer Nam bộ trong
đời sống sinh hoạt và kinh tế xã hội của người dân tại Trà Vinh.
- Thống kê số liệu du khách đến Trà Vinh từ năm 2010 đến nay: số lượt
khách lưu trú và doanh thu từ lữ hành.
5.2.2. Phương pháp khảo sát và nghiên cứu thực địa
- Nghiên cứu thông tin thực tế của văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh. Từ
đó, đánh giá và phân tích SWOT cho các thành tố văn hóa Khmer khi đưa vào khai
thác phát triển du lịch, như: lễ hội, chùa Khmer, làng nghề, ẩm thực,…



- Khảo sát các thành tố văn hóa Khmer Nam bộ tại các địa phương có đông
người dân Khmer sinh sống và có tài nguyên văn hóa Khmer được đưa vào phục vụ
khách du lịch: Thành phố Trà Vinh và các huyện Châu Thành, Cầu Kè, Trà Cú, Cầu
Ngang.
5.2.3. Phương pháp chuyên gia
- Tác giả thiết kế bảng hỏi, thu thập ý kiến đánh giá về tiềm năng du lịch văn
hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh của các chuyên gia: nhà khoa học – giảng viên du
lịch, đại diện doanh nghiệp lữ hành (điều hành và hướng dẫn viên), đại diện cơ quan
quản lý Nhà nước về du lịch (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ủy ban Nhân dân).
- Phân tích ưu – nhược điểm và đánh giá khả năng hấp dẫn khách của tour du
lịch văn hóa Khmer Trà Vinh.
- Kiểm tra tính phù hợp của các tiêu chí thuộc bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm
du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh thông qua thực tế đón và phục vụ
khách du lịch của các điểm tài nguyên văn hóa Khmer tại thành phố Trà Vinh.
6. Bố cục luận văn
Phần mở đầu
Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận về tiềm năng du lịch văn hóa và văn hóa Khmer
Nam bộ.
Chương 2: Thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch văn hóa Khmer Nam
bộ tại Trà Vinh.
Chương 3: Các đề xuất khai thác tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa
Khmer Nam bộ tại tỉnh Trà Vinh.
Kết luận


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA
VÀ VĂN HÓA KHMER NAM BỘ
1.1. Cơ sở lý luận về tiềm năng du lịch văn hóa

1.1.1. Khái niệm về du lịch và sản phẩm du lịch
Trên thế giới và cả Việt Nam, du lịch có rất nhiều khái niệm và định nghĩa,
điều này giúp cho chúng ta dễ dàng tiếp cận và lựa chọn định nghĩa phù hợp với
mục đích và sự quan tâm về lý luận du lịch. Như tác giả Nguyễn Văn Đính, Trần
Thị Minh Hòa (2009, trang 9 – 16), “Du lịch là hiện tượng những người ở chỗ khác,
ngoài nơi cư trú thường xuyên, đi đến bằng các phương tiện giao thông và sử dụng
sản phẩm của các xí nghiệp du lịch”; hay “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và
hiện tượng phát sinh từ cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại
những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thường xuyên của họ”. Các khái
niệm trên cho thấy, du lịch có ba thuộc tính: con người di chuyển khỏi nơi cư trú
thường xuyên, sử dụng dịch vụ du lịch, có các mối quan hệ khác trong suốt cuộc
hành trình; tuy nhiên, về mục đích của chuyến đi thì chưa được tác giả đề cập đến.
Mặt khác, theo quan điểm của Robert W.Mc.Intosh, Charles R.Goeldner, J.R
Brent Ritcie, du lịch là tổng hợp các mối quan hệ nảy sinh từ các tác động qua lại
giữa khách du lịch, nhà cung ứng, chính quyền và cộng đồng chủ nhà trong quá
trình thu hút và đón tiếp khách du lịch (trích dẫn bởi Trần Thị Mai, Vũ Hoài
Phương, La Phương Anh, Nguyễn Khắc Toàn, 2009).
Tại Việt Nam, Quốc hội (2017), Du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá
một năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu,
khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác. Hay theo
góc độ về văn hóa thì Du lịch là quá trình hoạt động của con người rời khỏi quê
hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được thẩm nhận những giá trị vật
chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo, khác lạ so với quê hương không nhằm mục đích
sinh lời được tính bằng đồng tiền (Trần Nhạn, 1995).
Theo Trần Văn Thông (2016), Sản phẩm du lịch là sự kết hợp hàng hóa và
dịch vụ trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu
cho du khách trong hoạt động du lịch. Mặt khác, theo Quốc hội (2017) thì Sản phẩm



du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa
mãn nhu cầu của khách du lịch.
1.1.2. Khái niệm về tài nguyên du lịch và tiềm năng du lịch
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị
văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm
đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và
tài nguyên du lịch nhân văn (Quốc hội, 2017).
Tài nguyên du lịch (TNDL) nhân văn là nhóm tài nguyên có nguồn gốc nhân
tạo do con người tạo ra. TNDL nhân văn gồm TNDL nhân văn vật thể và TNDL
nhân văn phi vật thể. TNDL nhân văn vật thể gồm các di sản văn hóa thế giới, các
di sản thế giới về tư liệu, các di tích lịch sử văn hóa và các công trình đương đại,
các vật kỷ niệm, các cổ vật quý. TNDL nhân văn phi vật thể gồm: các di sản văn
hóa truyền miệng và phi vật thể của nhân loại, nghệ thuật sản xuất hàng thủ công
truyền thống, lễ hội, văn hóa ẩm thực, văn hóa nghệ thuật, tôn giáo, phong tục tập
quán, các giá trị văn hóa liên quan tới dân tộc học, các phát minh, sáng kiến, văn
học dân gian và thơ ca,… (Bùi Thị Hải Yến, 2012a).
Tham khảo Wiktionary, Tiềm năng là tổng hợp tất cả các điều kiện bên trong
và bên ngoài có giá trị khai thác, sử dụng và phát triển. Hay, Tiềm năng là những
thế mạnh mà chưa được khai thác (Nguyễn Như Ý, 2007). Tích hợp khái niệm về
tiềm năng với hoạt động du lịch, tác giả định nghĩa ‘tiềm năng du lịch là một trong
những điều kiện trực tiếp để phát triển du lịch; và tiềm năng du lịch sẽ bao hàm: vị
trí địa lý, tài nguyên du lịch, con người, thị trường, các điều kiện về kinh tế - xã hội,
….
1.1.3. Du lịch văn hóa và du lịch cộng đồng
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị
văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng
lợi (Quốc hội, 2017).
Tổ chức du lịch thế giới (WTO - World Tourism Organization), du lịch văn
hóa là những chuyến đi mà mục đích chính hoặc mục đích bao gồm trong đó là
thăm các địa điểm, sự kiện mà giá trị văn hóa, lịch sử của chúng khiến chúng trở

thành một phần trong di sản văn hóa của một cộng đồng. Hay du lịch văn hóa là


loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa, góp phần bảo
tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới của nhân
loại (Quốc hội, 2017). Theo tác giả, du lịch văn hóa có hai hình thái chính: Du lịch
tìm hiểu bản sắc văn hóa (mục đích: khảo cứu, nghiên cứu, tìm hiểu bản sắc văn hóa
vùng miền và đối tượng chủ yếu là các nhà nghiên cứu, học sinh – sinh viên); Du
lịch tham quan văn hóa (du khách thường kết hợp giữa tham quan và nghiên cứu
tìm hiểu văn hóa trong một chuyến đi và đối tượng khách rất phong phú).
1.1.4. Tiềm năng và vai trò của khai thác tiềm năng văn hóa trong phát triển
du lịch
Tài nguyên du lịch là các yếu tố tự nhiên và nhân văn có ý nghĩa đối với việc
phát triển du lịch, kích thích con người tìm đến tham quan và sử dụng dịch vụ tại
địa phương. Tiềm năng du lịch là TNDL đã được đánh giá là có khả năng khai thác
phục vụ du lịch; từ đó định hướng hình thành sản phẩm du lịch và chuỗi cung ứng
sản phẩm du lịch của địa phương. Điều này đồng nghĩa với việc, TNDL là nền tảng
để tiềm năng du lịch phát triển thành sản phẩm du lịch.
Tài nguyên
Tiềm năng du lịch
du lịch
(tài nguyên có khả
(yếu tố tự nhiên và
năng khai thác và
nhân văn đặc biệt,
phát triển du lịch)
thu hút khách du
lịch)

Sản phẩm du lịch

(tài nguyên du lịch
tiềm năng đã được
khai thác để phục vụ
khách du lịch)

Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa Tài nguyên du lịch, Tiềm năng du lịch
và Sản phẩm du lịch
(Nguồn: tổng hợp của tác giả)
Theo từ điển tiếng Việt thì, khai thác là hoạt động thu lấy những nguồn lợi
sẵn có (Nguyễn Như Ý, 12007). Theo đó, khai thác tiềm năng là hoạt động sử dụng
những yếu tố tiềm năng phục vụ cho con người nhằm mục đích sinh lợi. Tương tự
vậy, khai thác tiềm năng văn hóa trong phát triển du lịch được hiểu là hoạt động sử
dụng các tài nguyên văn hóa vào hoạt động kinh doanh du lịch, từ đó mang đến lợi
ích kinh tế cho người làm du lịch (cá nhân, đơn vị kinh doanh), cộng đồng và chính
quyền địa phương.


×