Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tiền là gì? Tiền sinh ra từ đâu? Làm thế nào để tích lũy và sử dụng tiền có hiệu quả.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.88 KB, 13 trang )

Họ và tên: Nguyễn Thị Nga
Mã SV: 11153070
Lớp: kinh tế đầu tư
Đề bài: Tiền là gì? Tiền sinh ra từ đâu? Làm thế nào để tich lũy và sử dụng tiền có
hiệu quả.
Bài làm:
Hàng ngày, chúng ta đều sử dụng tiền để mua những đồ vật yêu thích, còn các cửa
hàng thì dùng tiền để niêm yết giá cho các mặt hàng. Ngoài ra, mọi người ít nhiều,
đều cất trữ tiền nhằm tăng của cải của mình. Mặc dù vậy liệu có khi nào chúng ta
tự đặt cho mình câu hỏi vì sao chúng ta cầm trong tay những tờ giấy không có giá
trị thực, nhưng dễ dàng vào các cửa hàng đổi chúng lấy hàng hóa có giá trị thực?
Hơn nữa, trong nền kinh tế hiện đại, ngoài việc sử dụng tiền mặt, người ta còn sử
dụng séc hay thẻ tín dụng trong thanh toán. Vậy séc hay thẻ tín dụng có phải là tiền
không? Để biết câu trả lời, chúng ta cần biêt tiền là gì?
Một cách chung nhất, tiền được định nghĩa là bất cứ thứ gì được chấp nhận
chung trong việc thanh toán để đổi lấy dịch vụ hay hàng hóa hoặc trong việc
hoàn trả các món nợ. Khi thanh toán đã thực hiện xong thì sẽ không còn trách
nhiệm nào nữa giữa các bên tham gia giao dịch. Mộ xã hội không có đồng tiền
giống như một cộng đồng không có tiếng nói chung. Nếu không sử dụng tiền con
người sẽ phải mất rất nhiều công sức để giả quyết các vấn đề đơn giản hàng ngày
này.
Vậy tiền được sinh ra từ đâu hay nguồn gốc và quá trình nó phát triển như
thế nào, chúng ta cùng đi tìm hiểu?
*) Nguồn gốc:
- Từ rất sớm trong lịch sử phat triển loài người cần có một hình thức trung gian cho
quá trình trao đổi, đó là một nhu cầu tất yếu. Trên cơ sở đó tiền ra đời.
- Nó là một sản phẩm tư phát tất nhiên được hình thành một cách tự nhiên do nhu
cầu về trao đổi hàng hóa.
*) Quá trình phát triển :



- Từ thấp đến cao qua nhiều thời kỳ, nhiều giai đoạn được biểu hiện dưới nhiều
hình thái khác nhau:



+) Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên: xuất hiện từ thời cộng đồng
nguyên thủy, quá trình đổi trác rất giản đơn, không hề suy tính hơn thiệt,
phân biệt .
+) Hình thái giá trị mở rộng : sau phân công lao động lần thứ nhất, trồng trọt
tách khỏi chăn nuôi, trao đổi trở nên thường xuyên hơn, có sự phức tạp hơn
+) Hình thái giá trị chung: trong thực tế các nhu cầu ngược chiều nhau rất
hiếm, trước khi trao đổi qua sản vật cần đổi qua một sản vật quý hiếm, nhiều
người cấn làm gốc sau đó chuyển tiếp đến sản vật có giá trị chung. Nhưng
cuối cùng dừng lại ở vàng và bạc (tiền). Vàng, bạc được làm tiền vì nó có
đặc điểm sản vật khác không có:
• Tính đồng nhất.
• Dễ chia nhỏ.
• Dễ cất trữ.
Như vậy, tiền là một đặc phạm trù hoàn toàn khách quan trong và nó đươc
gắn chặt trong sự ra đời và phát triển trong nền kinh tế hàng hóa.

Cùng với các hình thái trên là lịch sử phát triển của các loại tiền. Trong lịch sử,
nhiều thứ đã đóng vai trò của tiền, trong đó có vỏ sò, thuốc lá, các kim loại quý,
cũng như tiền giấy và tiền chuyển khoản qua ngân hàng. Galbraith và Salinger
trong cuốn “ Everybody guide to economics” chia lịch sử tiền tệ thành ba giai
đoạn.
- Giai đoạn đầu tiên: loài người sử dụng tiền cơ bản hay tiền nguyên thủy. Đó là
muối, vỏ sò, kim loại quý hay các hàng hóa cơ bản khác. Khi tồn tại dưới hình thức
một hàng hóa có giá trị cố hữu, tiền được gọi là tiền hàng hóa.
- Giai đoạn thứ hai: các chính phủ và ngân hàng trở thành những nhân tố chính

trong việc cung ứng tiền tệ. Nhưng giai đoạn này một số hàng hóa cơ bản vẫn được
dùng để định lượng sự trao đổi lấy tiền. Do đó, giai đoạn này còn gọi là giai đoạn
tiền bản vị chủ yếu là “bản vị vàng”, hay “bản vị bạc”.
- Giai đoạn thứ ba: bản vị kim loại biến mất, tiền trở thành một sáng tạo của các
ngân hàng và chính phủ. Tiền không có giá trị thực – như đồng Việt Nam – được
gọi là tiền pháp định. Khái niệm tiền pháp định đề cập đến quyết định mang tính


pháp lý của Nhà nước và tiền pháp định là loại tiền được tạo ra nhờ một pháp lệnh
của chính phủ.
Tiền có vai trò quan trọng như vậy, vì nó có một số chức năng rất quan trọng.
Để được chấp nhận chung trong việc thanh toán, tiền phải có những chức năng đặc
biệt của nó. Nhìn chung, các lý thuyết tiền tệ hiện đại đều nhấn mạnh ba chức năng
căn bản của tiền: phương tiện trao đổi, cất trữ giá trị và đơn vị hạch toán.
- Phương tiện trao đổi: là một thứ được mọi người chấp nhận rỗng rãi để đổi lấy
hàng hóa và dịch vụ. Tiền là một phương tiện trao đổi. Khi bạn mua một hàng hóa
bất kỳ, chẳng hạn áo sơ mi, chủ cửa hàng trao cho bạn áo sơ mi, còn bạn phải trả
cho ông ta tiền. Nhờ có việc chuyển tiền từ người mua sang người bán mà giao
dịch được thực hiện. Nếu không có tiền, việc trao đổi hàng hóa trở nên phức tạp và
tốn kém hơn nhiều. Tiền có giá trị là vì người dân tin rằng nó có giá trị.
- Phương tiện cất trữ giá trị: dân chúng chỉ giữ tiền khi họ tin rằng nó sẽ tiếp tục có
giá trị trong tương lai, do vậy tiền có thể thực hiện được chức năng phương tiện
trao đổi khi nó cũng đóng vai trò là phương tiện và bảo tồn cất trữ giá trị.
- Đơn vị hạch toán: tiền trở thành đơn vị hạch toán rất tiện lợi và hiệu quả vì nó
được chấp nhận rộng rãi trong trong mọi giao dịch. Mọi người sử dụng như đơn vị
tiền tệ chung (như đồng của Việt Nam, hay đôla Mỹ) để niêm yết giá và ghi các
khoản nợ.
=> Như vây, có thể nói tiền là bất kỳ thứ gì mà có thể thực hiện được ba chức
năng trên.
Xem xét yếu tố này để chúng ta biết rằng hiện nay thứ tiền mà chúng ta lưu hành

rộng rãi và được sử dụng nhiều nhất là loại tiền nào. Đó chính là tiền pháp định mà
biểu hiện rõ rang là tiền giấy. Sự ra đời của tiền giấy là biểu hiện của một sự thay
đổi lớn trong nền kinh tế. Trong nền kinh tế hiện nay, chúng ta thường dùng tiền
giấy để mua bán hàng ngày. Trong các giao dịch thì dùng tiền chuyển khoản. Có
thể thấy, xã hội nếu không có tiền thì mọi hoạt động trao đổi đều diễn ra hết sức
khó khăn. Vậy, chúng ta có bao giờ tự hỏi tiền được lưu thông theo quy luật nào?
Nguồn tiền được cung như thế nào? Để làm rõ câu hỏi trên, chúng ta cùng tìm
hiểu.


Quy luật lưu thông tiền tệ và cung ứng tiền.
*) Quy luật lưu thông tiền tệ của Mác:
Khi nghiên cứu về chủ nghĩa Tư Bản Mac thấy rằng: trong một nền kinh tế chỉ cần
một lượng tiền nhất định lượng tiền đó phụ thuộc vào tổng giá cả và dịch vụ có
trong lưu thông và tốc độ lưu thông của tiền.
*) Hệ thống ngân hàng và cung tiền.
Nhìn chung hệ thống ngân hàng trong các nền kinh tế hiện đại đều được tổ chức
theo mô hình hai cấp trong đó ngân hàng trung ương có chức năng quản lý nhà
nước về tiền tệ, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, còn các ngân hàng thương
mại có chức năng kinh doanh tiền tệ. Chúng ta sẽ xem xét vai trò của hệ thống
ngân hàng trong việc quyết định lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế.
Đầu tiên, để điều tiết được lượng cung ứng thì ta phải biết được khối tiền tệ có
trong nền kinh tế. Để hiểu được điều này người ta chia khối tiền tệ thành các bộ
phận khác nhau. Cách chia phụ thuộc vào tính lỏng của tiền:
-

-

Khối tiền tệ M1: là lượng tiền có tính lỏng cao nhất, dễ chuyển đổi thành
hàng hóa và dịch vụ ngay. Bao gồm tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn ở

ngân hàng.
Khối tiền tệ M2: h
Khối tiền tệ M3:
Khối tiền tệ L:

*) Cơ sở tiền và cung tiền.
Trong kinh tế vĩ mô có định nghĩa như sau:
-

-

Nếu bỏ qua sự khác biệt giữa các loại tiền gửi ( tức là các định nghĩa khác
nhau về lượng tiền) và coi như chỉ có một loại tiền gửi thống nhất được ký
hiệu là D, thì lương tiền cung ứng hay viết gọn là cung tiền MS bao gồm
tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng (Cu) cộng với tiền gửi (D).
MS=Cu+D
Chúng ta cần phân biệt cung tiền và cơ sở tiền (B) tức là lượng tiền do ngân
hàng trung ương phát hành. Cơ sở tiền tồn tại dưới hai hình thái: Cu và dự
trữ của các ngân hàng thương mại (R).
B=Cu+R


Trong nền kinh tế hiện đại, cung tiền bao giờ cũng lớn hơn cơ sở tiền. Nguyên
nhân là do quá trình tạo tiền của ngân hàng thương mại.
*) Hoạt động ngân hàng thương mại và quá trình tạo tiền.
Nghiệp vụ căn bản nhất của ngân hàng thương mại là nhận tiền gửi của người tiết
kiện và cho vay lại số tiền đó. Bên cạnh đó, ngân hàng thương mại còn có một một
vai trò quan trọng thứ hai nữa: ngân hàng làm cho việc mua bán trở nên thuận tiện
hơn bằng cách cho phép mọi người viết séc đối với khoản tiền gửi trong ngân
hàng. Nói cách khác, ngân hàng giúp tạo ra một tài sản đặc biệt mà mọi người có

thể sử dụng như một phương tiện trao đổi. Vai trò cung cấp Phuong tiện trao đổi là
điểm quan trọng phân biệt ngân hàng với các tài chính trung gian khác. Cùng với
ngân hàng TW, hệ thống ngân hàng thương mại cung cấp các dịch vụ thanh toán và
có vai trò quan trọng trong việc quyết định mức cung tiền của nền kinh tế.
Để thấy rõ vai trò tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại, chúng ta lần lượt
xét xem hai tình huống sau:
-

-

Ngân hàng hoạt động theo nguyên tắc dữ trữ 100%:
Tức là ngân hàng chỉ nhận tiền gửi và đơn giản dữ chúng vơi tư cách là dự
trữ mà không hề cho vay. Trong trường hợp này ngân hàng thương mại
không có vai trò gì trong việc thay đổi cung tiền.
Ngân hàng hoạt động theo nguyên tắc dự trữ một phần và quá trình tạo tiền:
Trong thực tế các ngân hàng luôn cho vay. Bởi vì các ngân hàng dựu tính
rằng không phải tất cả những người gủi tiền sẽ rut toàn bộ tiềm gửi ngay lập
tức và cùng lúc, họ không cần dư trữ bằng số tiền gửi. Trái lại, họ chỉ giữ
một phần số tiền huy động được và cho vay phần còn lại. Từ đó nó sẽ
chuyển thành vốn của ngân hàng khác. Với vòng quay của vốn, thông qua
chức năng thanh toán và tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng thương mại
thực hiện được chức năng tạo tiền.

*) Ngân hàng trung ương.
- Ngân hàng trung ương là cơ quan độc quyền phát hành tiền đưa vào lưu thông,
theo các con đường sau đây:



Qua thị trường ngoại hối: mua vào ngoại tệ từ đó đưa tiền vao lưu thông.

Cho Chính phủ vay.





Cho ngân hàng thương mại vay theo cơ chế tái cơ cấu.
Qua nghiệp vụ thị trường mở.

Hiểu được vai trò cũng như cách tạo tiền trong nền kinh tế. Chúng ta, có thể thấy
tiền thật sự quan trọng. Cuộc sống không có tiền bạn cảm thấy như thế nào? Hàng
ngày, chúng ta đều dùng tiền để chi trả cho các hoạt động cơ bản để tồn tai sự sống
như ăn uống, đi lại, vui chơi. Hàng tháng, những hóa đơn như thuê nhà, điện,nước,
mạng…. Nếu không có tiền để chi trả bạn phải làm sao? Rồi, đối với những người
có gia đình, ngoài trang trải cho cuộc sống còn chi phí học tập của con cái. Rồi,
biết bao người chỉ vì gia đình không đủ điều kiện về kinh tế nói chung, và điều
kiện tài chính nói riêng đã không được cắp sách đến trường. Rồi, ta thấy bao gia
đình vợ chồng cãi nhau, đánh đập chửi bới con cái chỉ vì không có tiền.Rồi, đối với
bao con người vì không có tiền bệnh không dám đi viện, để mạng sống phó thác
cho trời. Rồi, ta chẳng cần kiếm đâu xa những người ăn xin từng đồng. Vì, miếng
ăn. Rồi, lớn hơn là cả một quốc gia khi ngân sách nghèo nàn, phải kêu gọi viện trợ,
vay nước mãi ngoài,… đất nước mãi không thoát nghèo… Còn, rất nhiều minh
chứng cho việc biết tiền có vai trò quan trọng như thế nào. Vì vậy, chúng ta phải
biết cách làm sao để tích lũy và sử dụng tiền một cách có hiệu quả.
Tích lũy và sử dụng tiền:
Trước hết, để tích lũy cũng như sử dụng được tiền. Chúng ta phải có tiền trước, tức
là phải kiếm được ra tiền. Câu chuyện kiếm tiền là câu chuyện của mỗi người.
Kiếm được nhiều hay ít, phụ thuộc vào khả năng mỗi người. Cho nên, trên đời này
mới có kẻ giàu, người nghèo. Người thu nhập cao, chưa chắc đã biết sử dụng đúng
cách, và ngược lại. Nếu đã đọc cuốn “Người giàu có nhất thành Babylon” bạn sẽ

thấy việc tích lũy tiền là việc ai cũng có thể làm được bất chấp thu nhập cao hay
thấp. Việc đó chỉ phụ thuộc vào bản thân của bạn. Việc bạn trở nên giàu có hay
nghèo nàn trong tương lai tất cả phụ thuộc vào ý chí của bạn. “ Người giàu nhất
thành Babylon” nói đến sự giàu có của một vương quốc nhờ sự giàu có của từng
người dân sống ở đó. Vì sao họ giàu có như vây, họ có những bí kíp hay quy luật
nào? Và đến ngày nay, chúng còn có hữu dụng?
Đầu tiên tôi sẽ nói đến 5quy luật về vàng mà Arkad – người giàu có nhất thành
Babylon đã áp dụng để có được sự giàu có của mình:


1.

2.
3.
4.
5.

Đối với những người sẵn sàng dành ra một phần mười số tiền kiếm được để
tích lũy cho riêng mình trong tương lai, thì vàng sẽ đến và đến với số lượng
ngày càng nhiều.
Vàng là người làm công cần mẫn và nhiệt tình nhất đối với những người chủ
khôn ngoan biết nhận ra khả năng sinh lợi và phát triển của nó.
Vàng luôn luôn trung thành và đem lại lợi nhuận cho những người chủ thận
trọng đầu tư theo lời khuyên của những người khôn ngoan.
Đối với những vụ đầu tư kinh doanh mà bản thân mình chưa nắm rõ hoặc
không được người giàu kinh nghiệm chỉ bảo thì rất dễ bị mất vàng.
Nếu dùng vàng để kiếm lợi nhuận một cách phi pháp hoặc làm theo những
lời khuyên không đúng, lừa đảo hoặc phó thác nó cho những kinh nghiệm
yếu kém thì rất dễ thất bại và mất sạch vàng.


Khi đọc xong những quy luật trên chúng ta hầu hết sẽ có cảm giác có lẽ mình sẽ
giàu sớm hơn nếu biết được chúng sớm hơn. Với quy luật thứ nhất, không cần
tranh cãi nhiều, chúng ta có lẽ đều hiểu rất rõ. Sẽ có rất nhiều người nói rằng số
tiền tôi kiếm được còn chẳng đủ để trang trải các chi phi hàng ngày, nói gì đến việ
tích lũy. Nếu vậy, bạn có hỏi ngược lại mình bao nhiêu là đủ cho cuộc sống của
mình. Một phần mười số tiền bạn kiếm được có quá lớn để ảnh hưởng đến sinh
hoạt của bạn. Khi bạn làm thành công việc này, thì tức là tài khoản của bạn đã có
số dư. Nhưng hãy cẩn thận với số tiền này, những ham muốn cá nhân có thể biến
công sức hàng tháng, hàng năm trời đổ bể hết. Hãy biết kiềm nén những ham muốn
tức thì, nếu không sẽ chẳng có số tiền nào vừa ý với mong muốn của bạn. Số tiền
bạn đầu tích lũy được hãy biết làm nó sinh sôi và nảy nở. Khi có tiền tích lũy cho
riêng mình thì bạn có thể chuyển chúng thành vàng qua các quá trình trao đổi. Tiền
nhiều thì vàng nhiều.
Với quy luật thứ hai, nhiều người sẽ thắc mắc là chúng ta đang nói đến việc tích
lũy tiền cơ mà, sao ở đây lại nói đến vàng. Như đã phân tích ở trên thì chỉ cần thỏa
mãn một trong ba chức năng là thỏa mãn là tiển. Thậm chí trong thời buổi ngày
nay khi tiền giấy liên tục bị mất giá do lạm phát, thì việc giữ vàng mang giá trị tốt
hơn nhiều. Chúng ta, phải hiểu vàng (tiền) là người làm công cho ta chứ ta không
phải nô lệ của chúng. Chỉ khi, tư duy được điều đó bạn mới nhìn việc kiếm ra vàng
hay tiền một cách hiệu quả nhất. Chúng là công cụ để ta trở nên giầu có khi ta đặt
chúng vào đúng chỗ để chúng phát huy được hết công năng của mình. Cho dù, ta
có nhiều vàng đến đâu, thì ăn mãi rồi cũng hết. Vì chúng đâu tự sinh thêm, đầu tư


không đúng chỗ chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến mất vàng. Người
khôn ngoan là người nhìn thấy cơ hội tốt để đầu tư, thấy được tiềm năng khả quan
để đổ vàng vào. Còn những kẻ, chỉ chăm chăm cái lợi ngay trước mắt, không tính
lâu dài, thì dù thu lại về nhiều sau rồi cũng mất đi.
Quy luật thứ ba, là một bài học đúng với mọi thời đại.Một người dù nhiều tiền
nhưng không có kiến thức để đầu tư, không am hiểu về lĩnh vực kinh doanh thì

chắc chắn không thể làm cho số vàng trong mình tăng lên được. Vậy tại sao không
nghe kinh nghiệm của những người đi trước, những người đã có thành công trong
những lĩnh vực đó.
Quy luật thứ tư, là bài học dành cho tất cả những ai đang và sẽ kinh doanh. Hãy
thật tỉnh táo và sáng suốt.
Cuối cùng, quy luật thứ năm, một bài học mà mỗi chúng ta hãy dùng nó như kim
chỉ nam dẫn đường cho mình. Vì nó, thật sư là những kinh nghiệm xương máu cho
việc muốn giàu có một cách nhanh chóng. Hãy nhớ, giàu có không bao giờ là dễ
dàng.
Những quy luật của Arkad cách xa chúng ta hàng thế kỷ, vậy mà đến bây giờ nó
vẫn còn nguyên giá trị. Điều đó cho thấy, ngay cái tên “quy luật” đã mang tính bất
biến rồi. Đặc biệt trong xã hội hiện nay, người với người lừa lọc lẫn nhau. Chỉ đợi
ta sa chân và ngã vào. Chỉ có những con người tỉnh táo, không hám lợi trước mắt
mới có thể trở nên giàu có trong thời buổi này. Chúng ta hãy thử áp dụng năm quy
luật đó vào việc tích lũy và đầu tư tiền của chính mình. Tôi tin. Nếu kiên trì đến
cùng, chúng ta sẽ thắng.
Nhưng cuộc sống ngày nay, với hàng trăm mối bộn bề. Kinh tế trong tình trạng
khủng khoảng, đồng tiền mất giá do lạm phát. Nhiều quốc gia có giá trị đồng nội tệ
giảm mạnh. Nhiều người đã không còn chọn giải pháp gửi tiền trong ngân hàng
nữa. Xin nói rằng, gửi tiền trong ngân hàng là cách mà nhiều người áp dụng do
tính an toàn cao, rủi ro thấp. Mà, khi đi đầu tư chúng ta sợ nhất phần rủi ro không
dự tính được trước. Ai cũng muốn mình trở nên giàu có, nhưng mấy ai chấp nhận
mạo hiểm. Một số cách tích lũy tiền hay thời đại nay ta gọi là tiền tiết kiệm được
đó là:
1.
2.

Gửi ngân hàng
Chơi bảo hiểm.



3.
4.

Mua vàng để tích.
Đầu tư bất động sản.

Đó là một số cách phổ biến nhất, mọi người dùng. Những cách này đa số dành cho
những người có thu nhập trung bình khá trở nên. Tuy, có thể mọi người ai cũng
biết cần phải có cho mình một khoản tiết kiệm riêng. Nhưng như đã từng nói, sẽ có
những con người nói họ không có khả năng để tích trữ. Điều đó, chẳng có gì là sai
cả. Vì đây là cuộc sống mà, điều gì cũng có thể xảy ra. Người ăn chẳng hết, người
lần chẳng ra. Khi nói đến bất cứ một quy luật, một triết lý gì. Dù có đúng đi chăng
nữa thì cũng không phải ai cũng áp dụng được. Đặt trong hoàn cảnh của một gia
đình, với trụ cột chính là người cha với vài mảnh ruộng, gia đình đông con. Ngay
cả miếng ăn họ còn chẳng đủ, thì xin đừng nói với họ những quy luật này. Hãy nói
với họ, làm sao để đủ ăn cho con cái rồi hãy nói đến chuyện tích lũy. Điều đó cũng
thể hiện một điều, con người ta khi thiếu ăn, thiếu mặc. Lúc đó,đa số họ chỉ nghĩ
sao cho cái bụng được no thôi, tầm nghĩ bị hạn hẹp, dạ dày no rồi mới tính tiếp
được. Phần ít, còn lại nghĩ ra được hướng đi cho cuộc đời mình. Những người
trong phần ít đó, thường họ sẽ rất thành công trong cuộc sống sau này. Vì vây, có
thể nói giàu có chia đều phần cho tất cả. Ai bản lĩnh sẽ giành được thôi. Chủ
yếu, bạn có kiên trì hay không? Vì đôi khi sau vài thất bại bạn đã bỏ cuộc. Mà,
không biết thật ra thành công gần lắm rồi.
Theo tôi, sử dụng tiền đi liền với đầu tư. Khi bạn cầm trong tay một khoản tiền,
bạn nhất định muốn nó sinh thêm, sinh thêm và sinh thêm nữa. Bạn sẽ để chẳng để
cho nó nằm yên trong túi của mình. Bạn sẽ sử dụng nó với nhiều mục đích khác
nhau. Để sử dụng tiền một cách có hiệu quả, thì điều này cũng phụ thuộc vào yếu
tố hoàn cảnh của từng cá nhân. Chúng ta không nên quy chụp tất cả lại với nhau.
Nếu thu nhập của bạn là 5 triệu đồng hàng tháng sống ở Hà Nội, bạn là người tỉnh

lẻ phải đi thuê nhà, mọi chi phí từ A đến Z bạn phải tự trang trải. Tôi tin chắc,
nhiều người sẽ khuyên bạn nên về thành phố nơi bạn sinh ra mà tìm việc. Chứ với
mức lương hiện tại thật khó để bám trụ ở đây. Nhưng hãy so sánh cùng mức lương
như vậy với một người là người Hà Nội, riêng khoản thuê nhà họ đã hơn bạn. Thì
đương nhiên, cách sử dụng tiền của họ lại khác. Nhưng theo quan điểm cá nhân
cách sử dụng tiền tốt nhất là luôn có chừa ra một khoản để đầu tư. Việc đầu tư
của bạn có thể là ngắn hạn hay dài hạn. Nhưng bạn hãy đảm bảo nó sinh ra lợi
nhuận. Việc đầu tư có thể là sai. Nhưng bạn phải chắc chắn rút được ra bài học và
kinh nghiệm cho mình. Có như thế, việc đầu tư sẽ chẳng bao giờ lỗ. Hãy biết nhìn


xa hơn về tương lai, đừng vì những vấp ngã mà vội nản lòng. Chúng ta, hay bị
thách thức bởi sự kiên trì và thời gian. Sử dụng tiền hiệu quả còn là việc bạn luôn
chủ động được nguồn tài chính của mình, dù thu nhập bạn không cao, bạn vẫn biết
cách làm thỏa mãn ước muốn của mình. Dù thu nhập bạn không cao, bạn vẫn luôn
cảm thấy mọi kế hoạch mua sắm của mình thực hiện vẫn ổn. Không quan trọng
quỹ tiền của bạn nhiều hay ít. Quan trọng bạn có biết cách sử dụng không thôi?
Người giàu có là người biết quản lý thời gian và tiền bạc của mình một cách tốt
nhất, để chúng sinh ra được lợi nhuận cao nhất.
Đầu tư là một quá trình, chứ không phải là là một việc sớm chiều có ngay kết
quả.Khi đầu tư, tức là bạn phải chấp nhận rủi ro. Có những rủi ro là lường trước
được, có những rủi ro là bất ngờ. Quan trọng, là bạn phải luôn giữ cho cái đầu
được nhanh nhạy và sáng suốt. Khi bạn cầm số tiền của mình đi đầu tư cho bất kỳ
một thứ gì hãy luôn lưu ý những vấn đề sau.
Nếu tiền của bạn là để cho người khác mượn để làm ăn:
-

-

Hãy xem đối tượng đấy là người như thế nào? Tính cách, thái độ sống, …

Việc mà người bạn mượn tiền là việc gì, hãy nói với người ta mình cần
những con số, những báo cáo cụ thể.
Người đó có thật sự am hiểu, có kiến thức, có chuyên môn về việc định làm.
Thử hỏi người đó bằng cách nếu như không may việc làm ăn này của người
ta có thất bại thì sẽ định trả số tiền bạn cho vay như thế nào? Nếu câu trả lời
vừa lòng bạn thì hãy chấp nhận cho người đó vay tiền.
Một trong những điều để đảm bảo cho sự yên tâm là hãy bắt nhũng người đó
thế chấp một trong những tài sản khác của anh ta có giá trị.

Nếu tiền của bạn, do chính bạn đi đầu tư:
-

-

-

Trước hết, bạn phải hiểu lĩnh vực bạn đầu tư là lĩnh vực nào, bạn có biết gì
về lĩnh vực này không. Đối chiếu và so sánh với nền kinh tế hiện tại. Lời
khuyên, đừng nên đầu tư vào thứ gì bạn không biết, hay ù ờ, mập mờ.
Người giới thiệu để bạn đầu tư có đáng tin cậy không. Trong xã hội hiện tại,
có rất nhiều người bị vướng vào những đường dây “đa cấp”, gây nên cảnh
nợ nần.
Trong vụ đầu tư ấy, bạn nắm bao nhiêu phần chắc chắn, bao nhiêu phần
thắng trong tay. Nếu không chắc chắn phần nào xin đừng đầu tư, dù biết cần


-

mạo hiểm. Đầu tư, cần mạo hiểm. Trên cơ sở bạn đã có chuẩn bị cho sự thất
bại nếu không thành công.

Điều cuối cùng, điều quan trọng nhất của đầu tư chính là cơ hội. Có những
cơ hội chẳng đến lần thứ hai trong đời.

Đừng nói, quá nhiều đến tích lũy khi ta chưa có tiền. Phải kiếm được ra tiền đã thì
ta mới có những khoản tích lũy riêng cho mình. Đầu tư tốt chính là bạn biết cách
sử dụng tiền của mình một cách hiệu quả. Thực ra, theo tôi thấy. Chúng ta,
thường mất tiền trước khi có tiền. Chỉ khi mất đi những đồng tiền do mình kiếm
ra chúng ta mới rút ra được những bài học kinh nghiệm cho chính mình. Lúc ấy,
mới nhìn nhận mọi thứ có chiều sâu và nhìn xa hơn. Thiếu tiền, khiến cuộc sống
của bạn hay đi vào ngõ cụt. Một nghiên cứu chỉ ra rằng:

“Hết tiền khiến bạn nhanh già và kém thông minh
Các nhà khoa học cho rằng túng thiếu tiền bạc tác động tiêu cực đến khả năng nhận thức
của não bộ khiến bạn giảm sút trí thông minh và già trước tuổi.
Theo Independent, các dữ liệu của nghiên cứu được thu thập từ 3.400 người ở độ tuổi từ 18 đến
30 trong khoảng 20 năm. Họ báo cáo chi tiết thu nhập và trải qua các bài kiểm tra nhận thức.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy những người liên tục gặp khó khăn về vấn đề tài chính có điểm số
các bài kiểm tra nhận thức kém hơn đáng kể so với người không thiếu thốn tiền bạc. Những bài
kiểm tra này tập trung vào khả năng ghi nhớ ngôn ngữ và tốc độ phản ứng, xử lý thông tin của
não.
Trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Adina Zeki Al Hazzouri tại Đại học Miami (Mỹ) cho biết, tình
trạng này đúng với cả những người có trình độ, có thu nhập tốt nhưng vì lý do nào đó mà thiếu
tiền dẫn đến căng thẳng. “Các đánh giá tổng thể cho thấy tình trạng khó khăn về kinh tế khi còn
trẻ là yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhận thức ở tuổi trung niên”, ông nói.
Các nhà khoa học cũng khuyến cáo, gây ra “lão hóa nhận thức” ngoài việc lo âu, căng thẳng do
thiếu thốn tiền bạc còn có các yếu tố khác như môi trường sống và nhà ở kém vệ sinh, uống rượu
bia, hút thuốc lá, chế độ ăn uống không lành mạnh.”

Bạn đã thấy, tiền quan trọng thế nào chưa. Tại sao, ngay hôm nay bạn không lên
cho mình những kế hoạch chi tiêu, những bản tài chính phân chia quỹ tiền của

mình. Để tiền trong túi bạn chẳng bao giờ hết. Tài chính rồi rào khiến cuộc sống
của bạn trở nên vui vẻ, lạc quan hơn. Trong nền kinh tế hiện đại, một số đồng như
đôla, euro, hay bảng… là những đồng tiền thường có giá trị cao. Nhiều người thích
dự trữ các đồng ngoại tệ hơn nội tệ. Nhưng liêu việc dữ trự lượng tiền mặt có mang
lại hiệu quả cao không. Nền kinh tế bất ổn, khi có lạm phát đồng tiền dễ mất giá.


Mỗi một con người là một hoàn cảnh sống khác nhau. Việc bạn kiếm ra bao nhiêu
đồng và tiêu bao nhiêu, là quyền của bạn. Vậy khi đặt ngược vấn đề “ tại sao lại
cần tích lũy và sử dụng tiền của mình một cách hiệu quả”. Có rất nhiều người họ
chẳng hề quan tâm đến tiền bạc. Cuộc sống đối với họ quan trọng là thoải mái và
tự do. Có thể họ chẳng dư dả gì, tào khoản ngân hàng cũng không nhiều. Nhưng
ngày nào họ cũng vui vẻ, hưởng thụ trọn vẹn cuộc sống này. Hạnh phúc với những
thú vui của mình. Tiền không phải là tất cả. Nó chỉ là công cụ mà chúng ta tạo ra.
Nhưng,có lẽ ngày nay chúng ta đã quá phụ thuộc vào nó. Vì tiền mà bất chấp. Kể
cả nhân cách, mạng sống. Giờ đối với một số thành phần đều bị uy lực của đồng
tiền che mắt. Nhiều người giàu lên bằng những cách không chân chính. Một xã hội
mà thứ gì cũng lấy tiền ra trao đổi. Thứ gì cũng đổi được bằng tiền. Bộ phận của
con người và điển hình là những kẻ buôn bán nội tạng của người một cách vô nhân
đạo. Hay, vấn nạn xã hội hiện nay ở Việt Nam là thực phẩm bẩn. Chưa bao giờ cảm
giác ăn gì cũng bẩn thế. Thậm chí, những sinh viên như chúng tôi phải thốt lên
rằng: “ thôi giờ rau nào cũng phun thuốc, đồ Trung Quốc không đạt chuẩn đầy. Ăn
gì cũng bẩn, chọn cái nào ít bẩn nhất mà ăn”. Tại sao xã hội lại có những vấn nạn
kinh hoàng như thế này, nguồn gốc sâu sa nào dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng
này. Thời ông cha ta, chỉ cần ăn no mặc ấm. Nhưng thời đại này, chúng ta vì mức
sống cao hơn. Cho nên những nhu cầu, sự đòi hòi cũng cao hơn. Bây giờ, không
những chỉ “no” mà còn cần “ngon”, không chỉ “ấm” mà phải “đẹp” nữa. Phải
chăng sự giàu lên về vật chất không tỷ lệ thuận với việc giàu lên của tâm hồn, và
nhân cách. Có lẽ, giờ đây chúng ta là nô lệ của đồng tiền. Bán mạng vì nó. Cuộc
sống, thì đương nhiên nhiều lo toan. Đầy những ngổn ngang, bộn bề. Những mưu

sinh ngày ngày, những lo toan cho con cái buộc chúng ta phải kiếm tiền để sống.
Tiền chỉ giúp mọi hoạt động của chúng ta trở nên dễ dàng hơn, khiến những áp lực
tài chính được giảm nhẹ. Nhưng đừng để bị đồng tiền điều khiển. Sống thế nào,
cũng phải biết cách hưởng thụ. Mỗi người hưởng theo một phương thức khác nhau.
Giàu hưởng theo cách người giàu. Nghèo tôi hưởng theo cách người nghèo. Suy
cho cùng, tiền mà ta có đến cuối cùng cũng chỉ để ta có một cuộc sống tốt hơn.
Vậy, cứ sống trọn vẹn từng phút giây mà có. Muốn kiếm tiền thì cũng cần sức
khỏe. Hãy chăm lo cho bản thân mình hơn. Chú ý,đến sức khỏe của mình. Bệnh thì
đi viện, đừng vì tiết kiệm mà tự bắt bệnh cho mình. Tiền mất có thể kiếm lại.
Nhưng, sức khỏe mất thì có thể chẳng bao giờ lấy lại được nữa. Vì thế, trong mọi
hoàn cảnh hãy giữ cơ thể và tinh thần ở trạng thái tốt nhất.


Quay lại, vấn đề chúng ta nhắc tới. Tích lũy và sử dụng tiền một cách hiệu quả:
-

Thứ nhất, phụ thuộc vào hoàn cảnh của bạn.
Thứ hai, có những bản kế hoạch chi tiêu rõ ràng.
Thứ ba, bạn có đủ kiên trì để thực hiện những nguyên tắc do mình đề ra.
Thứ tư, mỗi khi đầu tư hãy nhớ đến năm quy luật của Arkad, nếu bạn thấy
chúng phù hợp với bản thân. Hoặc, bạn đã có quy luật cho riêng mình.
Cuối cùng, thứ năm chính là ý chí kiên định, khả năng kiềm chế các ham
muốn tức thì sẽ giúp bạn thành công.

Kết lại mỗi người sẽ có riêng kế hoạch cho túi tiền của mình. Chúng ta, đang sống
trong thời đại mới. Hãy luôn quan tâm đến kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia bạn ở,
để việc đầu tư đúng đắn. Tiền kiếm được nhiều, khi đầu tư của bạn sinh lợi nhuận
cao nhất. Một vòng, đầu tư sinh ra tiền, rồi tiền được chia thành hai phần tích
lũy và sử dụng. Một phần trong sử dụng lại mang đi đầu tư. Rồi tiền lại đẻ tiền.
Sau cuối. Chúc tất cả, mọi người thành công theo định nghĩa của riêng mình!




×