Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Đề thi luật tố tụng hình sự có đáp án kèm theo 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.05 KB, 23 trang )

ĐỀ THI MÔN LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 01
Lớp: Khóa 42
Thời gian làm bài: 75 phút
Sinh viên được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật
Câu 1 – Những câu nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (4 điểm)
Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời!
Nhận định 1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải từ chối tiến hành tố tụng
hoặc bị thay đổi nếu là người thân thích với người bào chữa trong vụ án đó.
=> Nhận định Đúng.
Căn cứ pháp lý: Điều 49 BLTTHS 2015.
Giải thích: Theo quy định tại Điều 49 BLTTHS 2015 quy định về các trường hợp
phải từ chối hoặc thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì Thẩm
phán chủ tọa phiên tòa phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu có căn
cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Trường
hợp Thẩm phán chủ tọa phiên tòa là người thân thích với người bào chữa trong vụ
án thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có thể không vô tư trong khi xét xử, quyết
định hình phạt.


Nhận định 2. Một người có thể tham gia tố tụng với hai tư cách trong vụ án
hình sự.
=> Nhận định Đúng.
Căn cứ pháp lý: Điều 55 BLTTHS 2015.
Giải thích: Một người có thể tham gia tố tụng với nhiều tư cách miễn là quyền
và nghĩa vụ của các tư cách đó không loại trừ lẫn nhau và quyền và lợi ích của các
tư cách đó không đối chọi nhau. Ví dụ: Bị hại trong vụ án hình sự tham gia vụ án
hình sự với tư cách là bị hại. Tuy nhiên nếu bị hại có yêu cầu bồi thường thiệt
hại thì lúc này Bị hại có thêm một tư cách tham gia tố tụng là nguyên đơn dân sự.
Nhận định 3. Biện pháp tạm giam không áp dụng với bị can là người dưới 18
tuổi bị khởi tố về tội ít nghiêm trọng.
=> Nhận định Sai.


Căn cứ pháp lý: khoản 4, Điều 419 BLTTHS 2015.
Giải thích: Căn cứ khoản 4, Điều 419 BLTTHS 2015 thì trong trường hợp bị
can, bị cáo từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình
sự quy định hình phạt tù đến 02 năm thì có thể bị áp dụng biện pháp tạm giam nếu
họ tiếp tục phạm tội, bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã. Do đó, biện pháp
tạm giam có thể áp dụng với bị can là người dưới 18 tuổi bị khởi tố về tội ít
nghiêm trọng nếu bị can tiếp tục phạm tội, bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy
nã.
Nhận định 4. Thời hạn điều tra bổ sung được xác định căn cứ theo loại tội
phạm.
=> Nhận định Sai.
Căn cứ pháp lý: khoản 2 Điều 174 BLTTHS 2015.
Giải thích: Thời hạn điều tra bổ sung không được xác định căn cứ theo loại tội
phạm mà căn cứ vào loại cơ quan tiến hành tố tụng trả điều tra bổ sung. Trường
hợp vụ án do Viện kiểm sát trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra
bổ sung không quá 02 tháng, nếu do Tòa án trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì
thời hạn điều tra bổ sung không quá 01 tháng.
Câu 2 – Câu hỏi tình huống (2 điểm)
Hãy nêu hướng giải quyết và cơ sở pháp lý để áp dụng của Hội đồng xét xử phúc
thẩm trong các trường hợp sau đây:


Trường hợp 1: Có căn cứ xác định hành vi của bị cáo không cấu thành tội
phạm.
Đáp án:
Khi có căn cứ xác định hành vi của bị cáo không cấu thành tội phạm thì Hội đồng
xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, tuyên bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án.
Giải thích: Áp dụng khoản 2 Điều 157 BLTTHS 2015 thì hành vi của bị cáo không
cấu thành tội phạm là một trong các căn cứ không khởi tố vụ án hình sự. Áp dụng
khoản 1 Điều 359 BLTTHS 2015 thì khi có căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 157

thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, tuyên bị cáo không có tội và
đình chỉ vụ án.
Căn cứ pháp lý: khoản 2 Điều 157 và khoản 1 Điều 359 BLTTHS 2015.
Trường hợp 2: Có căn cứ để tăng hình phạt cho bị cáo đã kháng cáo yêu cầu
giảm hình phạt (ngoài ra không còn kháng cáo, kháng nghị nào khác).
Đáp án:
Về nguyên tắc khi bị cáo kháng cáo yêu cầu giảm nhẹ hình phạt (ngoài ra không
còn kháng cáo, kháng nghị nào khác) thì Tòa án có chấp nhận hoặc không chấp
nhận yêu cầu giảm nhẹ hình phạt (khi có căn cứ giảm nhẹ) của bị cáo mà không thể
làm tăng nặng hình phạt (kể cả có căn cứ tăng nặng hình phạt) của bị cáo. Do đó,
trong trường hợp trên, Tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo và giữ
nguyên bản án sơ thẩm.
Căn cứ pháp lý: điểm a, khoản 1, Điều 355 BLTTHS 2015.
Câu 3 – Bài tập tình huống (4 điểm)
A và B thực hiện hành vi giết 04 người tại tỉnh N. Vụ án do cơ quan cảnh sát điều
tra Bộ Công an khởi tố và điều tra. Bản kết luận và đề nghị truy tố được gửi
đến Viện kiểm sát có thẩm quyền.
Câu hỏi 1: Viện kiểm sát nào có thẩm quyền quyết định việc truy tố bị can A, B?
Viện kiểm sát cấp nào có trách nhiệm thực hành quyền công tố tại phiên tòa?
Đáp án:
Áp dụng: khoản 1 Điều 269 Bộ luật tố tụng hình sự về Thẩm quyền theo lãnh thổ:
Do hành vi giết người được thực hiện ở tỉnh N nên Tòa án nhân dân thuộc tỉnh N
có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án trên.
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh N có thẩm quyền quyết định việc truy tố bị can A, B.
Giải thích: Áp dụng khoản 1 Điều 239 BLTTHS 2015 về thẩm quyền truy tố thì
Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố được xác định theo thẩm quyền xét xử của
Tòa án đối với vụ án. Áp dụng điểm a, khoản 2 và điểm c, khoản 1 Điều 268
BLTTHS 2015 thì thẩm quyền xét xử của vụ án A và B thực hiện hành vi giết 04
người tại tỉnh N thuộc Tòa án nhân dân tỉnh N.



Do đó, Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định việc truy tố bị can A, B là Viện
kiểm sát nhân dân tỉnh N.
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh N có trách nhiệm thực hành quyền công tố tại phiên
tòa xét xử sơ thẩm bị can A và B phạm tội giết người.
Giải thích: Áp dụng khoản 1 Điều 239 BLTTHS 2015 về thẩm quyền truy tố thì
Viện kiểm sát cấp nào thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì Viện kiểm
sát cấp đó quyết định việc truy tố. Ở vụ án trên, do Tòa án nhân dân tỉnh N có thẩm
quyền xét xử sơ thẩm vụ án nên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh N kiểm sát hoạt động
điều tra, thực hành quyền công tố tại phiên tòa.
Căn cứ pháp lý: Điều 123 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017; Khoản
1, Điều 239, khoản 1, Điều 268 và khoản 1, điều 269 BLTTHS 2015.
Câu hỏi 2: Giả sử trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát phát hiện Điều tra
viên trong vụ án là anh em kết nghĩa của bị can A. Nêu hướng giải quyết của
Viện kiểm sát trong trường hợp này.
Đáp án:
Áp dụng khoản 3, Điều 49 và điểm a, khoản 1, Điều 51 Bộ luật tố tụng hình sự thì:
Trong trường hợp Điều tra viên trong vụ án là anh em kết nghĩa của bị can thì đây
được xem là trường hợp có thể cho rằng Điều tra viên có thể không vô tư trong khi
làm nhiệm vụ điều tra vụ án. Do đó trường hợp này thuộc một trong các trường
hợp phải thay đổi điều tra viên.
Trong trường hợp trên, áp dụng điểm e, khoản 2, Điều 41 BLTTHS 2015 thì Viện
kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động điều tra (Cụ
thể: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân) yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra, cấp
trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thay đổi
Điều tra viên trên.
Căn cứ pháp lý: khoản 3, Điều 49; điểm a, khoản 1, Điều 51 và điểm e, khoản 2,
Điều 41 BLTTHS 2015.



ĐỀ THI MÔN LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 02
Lớp: Khóa 41
Thời gian làm bài: 75 phút
Sinh viên được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật
Câu 1 – Câu hỏi lý thuyết (2 điểm)
Câu hỏi: Phân tích ý nghĩa của việc quy định những biện pháp điều tra tố
tụng đặc biệt trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015?
Đáp án:
Trong bối cảnh hiện nay, do yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình
hình mới, nhất là các tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm về ma túy, vũ khí, tội mua
bán người, khủng bố…; các tội phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt, sử dụng nhiều
công cụ, phương tiện công nghệ cao để phạm tội, nên nếu chỉ có điều tra công khai
như Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì hiệu quả điều tra mang lại không cao, đòi hỏi
phải có quy định để tạo điều kiện cho hoạt động điều tra sử dụng biện pháp đặc
biệt được pháp luật thừa nhận, đồng thời cũng phù hợp với quy định của một số
nước như: Pháp, Đức, Nga, Trung quốc… Do vậy, để giải quyết tình trạng trên, Bộ
luật tố tụng hình sự 2015 dành chương XVI để quy định biện pháp này với 08 điều,
từ Điều 223 đến Điều 228.
Đây là biện pháp bí mật thu thập chứng cứ, cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng kết hợp nhiều biện pháp điều tra, để thu
thập chứng cứ một cách có hiệu quả nhất, phục vụ tốt nhất cho công tác đấu tranh
và phòng chống tội phạm, không làm oan người vô tội, thực hiện đầy đủ hơn quyền
tự do, bình đẳng của con người, quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự
mà Hiến pháp 2013 đã quy định.
Đây là biện phá nhằm giúp người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng tránh
lạm dụng trong việc thực thi pháp luật; là căn cứ để cơ quan tiến hành tố tụng chủ
động thu thập chứng cứ, đấu tranh có hiệu quả đối với người có hành vi phạm tội.
Việc hỏi cung bị can tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra bắt buộc phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm
thanh, quy định bắt buộc này cũng nhằm bảo vệ người bị áp dụng biện pháp tố

tụng thực hiện tốt quyền con người, quyền công dân, tránh những trường hợp ép
cung, nhục hình, là nguyên nhân xảy ra tình trạng oan sai, bức cung, nhục hình. Từ
đó từng bước hạn chế, tiến tới chấm dứt việc người tiến hành tố tụng có hành vi
bức cung, dùng nhục hình, mớm cung làm sai lệch bản chất vụ án, dẫn đến oan sai
cho người bị áp dụng biện pháp tố tụng.
Câu 2 – Phần câu hỏi nhận định (4 điểm)


Nhận định sau đây là đúng hay sai? Tại sao? Nêu cơ sở pháp lý?
Nhận định 1. Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự có thể xuất hiện trước khi có
quyết định khởi tố vụ án hình sự.
=> Nhận định Đúng.
Giải thích: Trong một số trường hợp cần phải tiến hành một số hoạt động trước khi
có quyết định khởi tố như Khám nghiệm hiện trường; Khám nghiệm phương tiện;
Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để
kiểm tra, xác minh nguồn tin; Khám nghiệm hiện trường; Khám nghiệm tử thi;
Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản đều là các quan hệ pháp luật tố tụng
hình sự nhằm xác định tình tiết vụ án, xác định việc có hay không tội phạm đã xảy
ra, từ đó làm căn cứ để khởi tố vụ án hình sự. Do đó, Quan hệ pháp luật tố tụng
hình sự có thể xuất hiện trước khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Nhận định 2. Đương sự trong vụ án hình sự có quyền yêu cầu giám định, định
giá tài sản.
=> Nhận định Đúng.
Giải thích: Đương sự trong vụ án hình sự có thể là Bị đơn dân sự, nguyên đơn dân
sự hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Căn cứ quy định tại điểm đ, khoản
2, Điều 63; điểm đ, khoản 2, Điều 64 và điểm c, khoản 2 Điều 65 BLTTHS 2015
về quyền của nguyên đơn dân sự thì đương sự có quyền yêu cầu giám định, định
giá tài sản theo quy định của pháp luật.
Căn cứ pháp lý: điểm đ, khoản 2, Điều 63; điểm đ, khoản 2, Điều 64 và điểm c,
khoản 2, Điều 65 BLTTHS 2015

Nhận định 3. Trong mọi trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị bản án hình sự
sơ thẩm thì Viện kiểm sát đang thực hiện chức năng kiểm sát xét xử.
=> Nhận định Sai.
Không phải trong mọi trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị bản án hình sự sơ
thẩm đều là thực hiện chức năng kiếm sát xét xử vì Viện kiểm sát có thể kháng
nghị bản án hình sự sơ thể do phát hiện oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội là
đang thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự chứ không phải
đang thực hiện chức năng kiểm sát xét xử.
Căn cứ pháp lý: Điều 18, Điều 19 Luật Tổ chức Viện kiếm sát nhân dân năm 2014.


Nhận định 4. Trường hợp Thư ký Tòa án không thể tiếp tục tham gia phiên
tòa mà không có người thay thế thì phải hoãn phiên tòa.
=> Nhận định Sai.
Giải thích: Trường hợp Thư ký Tòa án (người tiến hành tố tụng) không thể tiếp tục
tham gia phiên tòa mà không có người thay thế nhưng họ có thể tham gia lại phiên
tòa trong thời gian 05 ngày, kể từ ngày tạm ngừng phiên tòa thì phải tạm ngừng xét
xử. Tại quy định khoản 4, Điều 288 BLTTHS 2015 thì trường hợp Thư ký Tòa án
bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa thì Tòa án vẫn có thể xét xử
vụ án nếu có Thư ký Tòa án dự khuyết; nếu không có người thay thế thì tạm ngừng
phiên tòa.
Căn cứ pháp lý: điểm b, khoản 1, Điều 251 và khoản 4, Điều 288 BLTTHS 2015.
Câu 3 – Bài tập tình huống (4 điểm)
Theo Cáo trạng thì bà A đang đi trên vỉa hè, bất ngờ bị bà B lái xe từ phía sau vượt
lên bên phải bà, dùng tay trái thò vào cổ để giật dây chuyền. Theo phản xạ, bà A
nghiêng người dùng tay phải chụp vào dây chuyền để giữ lại. Dây chuyền không bị
đứt, không bị giãn. B bị kéo ngã xe, định bỏ chạy nhưng bị bắt giữ. Chồng và con
của bà A làm chứng sự việc như bà trình bày.
Chứng cứ buộc tội là lời khai của bị hại, lời khai của các nhân chứng là chồng và
con của bị hại và vết xước trên cổ bị hại. Theo bà A thì vết xước là do B dây nên,

nhưng B trình bày rằng vết xước không liên quan đến B, có thể do bà A theo phản
xạ, đưa tay lên chụp cổ nên tự gây ra cho mình… Vết xước trên cổ bị hại không
được giám định để làm cơ sở xác định do ai gây nên, cơ chế hình thành… B còn
khai rằng chiều đó đi chúc Tết nhưng quẹo nhầm hẻm, khi quẹo ra thì chạy lên lề.
Do là ngày Tết nên lề thông thoáng, không bị lấn chiếm buôn bán, cũng không có
băng rôn hay bảng hiệu chắn lối đi. Lòng đường khi đó đang lổm chổm đá dăm, rất
khó đi. Do vừa đi vừa nhìn số nhà, nên lúc vượt qua người phụ nữ đang đi bộ trên
lề có va quẹt. Hỏi:
Câu hỏi 1: Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa sẽ giải quyết tình
huống trên như thế nào khi chuẩn bị xét xử sơ thẩm?
Đáp án:
Do vụ việc trên lời khai của các bên còn nhiều mâu thuẫn, chưa đủ căn cứ để xác
định có hành vi phạm tội của B hay không nên Thẩm phán được phân công chủ tọa
phiên tòa sẽ Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung.
Căn cứ pháp lý: điểm b, khoản 1, Điều 277; điểm a, khoản 1, Điều 280 và khoản 1,
Điều 85 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Tình huống bổ sung:


Giả sử B bị đưa ra xét xử và bị kết án 04 năm 06 tháng tù về tội cướp giật tài sản.
Sau đó B kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận thấy
Cơ quan điều tra đã không tiến hành thực nghiệm điều tra để xem hành vi mà B bị
cáo buộc có phù hợp với thực tế hay không.
Câu hỏi 2: Nêu cách giải quyết của Hội đồng xét xử phúc thẩm trong trường
hợp này?
Đáp án:
Theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 45 BLTTHS 2015, thì Thẩm phán chủ tọa
phiên tòa có quyền tiến hành thực nghiệm điều tra. Do đó, trong trường hợp Hội
đồng xét xử phúc thẩm nhận thấy cơ quan điều tra đã không tiến hành thực nghiệm
điều tra để xem hành vi mà B bị cáo buộc có phù hợp với thực tế hay không thì

Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có thể tổ chức tiến hành thực nghiệm điều tra theo
quy định.
Căn cứ pháp lý: điểm đ khoản 2 Điều 45 BLTTHS 2015.


ĐỀ THI MÔN LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 03
Lớp: Khóa 41
Thời gian làm bài: 75 phút
Sinh viên được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật
Câu 1 – Câu hỏi lý thuyết (3 điểm)
Câu hỏi: Anh chị hãy phân tích khái niệm chứng cứ trong Luật tố tụng hình
sự Việt Nam?
Đáp án:
Căn cứ pháp lý: Điều 86 Bộ luật hình sự năm 2015.
* Khái niệm chứng cứ:
Căn cứ vào Điều Điều 86 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về Chứng cứ thì:
Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này
quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội,
người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải
quyết vụ án.
* Phân tích khái niệm chứng cứ
Chứng cứ là những gì có thật hay Chứng cứ phải mang tính khách quan.
– Tính khách quan của chứng cứ: Chứng cứ phải là những tài liệu, sự kiện có thật,
phản ánh trung thực những tình tiết của vụ án đã xảy ra, không bị xuyên tạc, bóp
méo theo ý chí chủ quan của con người.
+ Tính khách quan đòi hỏi bản thân các nguồn thông tin này phải có thật, không
phụ thuộc vào khả năng con người có nhận biết chúng hay không.
+ Tính khách quan còn thể hiện ở chỗ những gì là suy đoán, tưởng tượng, không có
thật thì không phải là chứng cứ. Tính khách quan bắt đầu từ thời điểm chứng cứ
được sinh ra.

Chứng cứ phải được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định hay
Chứng cứ phải mang tính hợp pháp.
– Tính hợp pháp của chứng cứ thể hiện ở chỗ chứng cứ phải được rút ra từ những
phương tiện chứng minh và được thu thập, kiểm tra, đánh giá theo đúng quy định
của pháp luật tố tụng hình sự. Tính hợp pháp được xác định nhằm đảm bảo giá trị
chứng minh của chứng cứ.
Chứng cứ được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội,
người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải


quyết vụ án hay Chứng cứ phải có liên quan với đối tượng cần chứng minh để xác
định việc có hay không tội phạm xảy ra.
– Tính liên quan của chứng thể hiện ở mối liên hệ khách quan cơ bản của chứng cứ
với sự kiện cần chứng minh.
+ Những gì có thật phải có mối liên hệ khách quan với những sự kiện cần phải
chứng minh trong vụ án hình sự.
+ Chứng cứ phải là cơ sở để xác định sự tồn tại hay không tồn tại của những vấn
đề cần chứng minh trong vụ án hình sự, có mối quan hệ nội tại với những tình tiết,
nội dung của vụ án. Nếu những gì tồn tại khách quan nhưng không liên quan đến
vụ án thì không phải là chứng cứ.
Câu 2 – Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (4 điểm)
Nhận định 1. Lời nhận tội của Bị can, bị cáo là chứng cứ của vụ án hình sự.
=> Nhận định Sai.
Căn cứ pháp lý: Điều 86, khoản 2, Điều 87 BLTTHS 2015
Giải thích: Lời nhận tội của Bị can, bị cáo là nguồn của chứng cứ và chỉ được sử
dụng làm chứng cứ khi thỏa mãn các thuộc tính của chứng cứ (tính khách quan,
tính liên quan, tính hợp pháp). Nếu Lời nhận tội của Bị can không thỏa mãn 01
trong các thuộc tính trên của chứng cứ thì không phải là chứng cứ. Ví dụ: Lời nhận
tội của Bị can, bị cáo không được thu thập theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy
định thì không đáp ứng tính hợp pháp của chứng cứ nên không phải là chứng cứ.

Nhận định 2. Tòa án sơ thẩm có thể xét xử bị cáo theo tội danh nặng hơn tội
danh mà Viện kiểm sát đã truy tố.
=> Nhận định Đúng.
Căn cứ pháp lý: Điều 298 BLTTHS 2015.
Giải thích: Căn cứ Điều 298 BLTTHS 2015 về Giới hạn của việc xét xử thì trường
hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố
thì Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại nếu Viện kiểm sát vẫn giữ tội danh
đã truy tố thì Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn đó.
Nhận định 3. Biện pháp tạm giam có thể áp dụng cho bị can, bị cáo là người
dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng.
=> Nhận định Đúng.


Căn cứ pháp lý: Điều 419 BLTTHS 2015.
Giải thích: Căn cứ khoản 4, Điều 419 BLTTHS 2015 thì trong trường hợp bị can,
bị cáo từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy
định hình phạt tù đến 02 năm thì có thể bị áp dụng biện pháp tạm giam nếu họ tiếp
tục phạm tội, bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.
Nhận định 4. Người thân thích của bị can, bị cáo có thể tham gia tố tụng là
người làm chứng trong vụ án.
=> Nhận định Đúng.
Căn cứ pháp lý: khoản 2, Điều 66 BLTTHS 2015
Giải thích: Người thân thích của bị can, bị cáo có thể tham gia tố tụng là người làm
chứng trong vụ án nếu người thân thích của bị can, bị cáo không là người bào chữa
của người bị buộc tội và không có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không
có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ
án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn. Do đó, người thân thích của bị can,
bị cáo có thể tham gia tố tụng là người làm chứng trong vụ án.
Câu 3 – Bài tập tình huống (3 điểm)
Anh chị hãy nêu hướng giải quyết và cơ sở pháp lý để áp dụng của Cơ quan điều

tra trong các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Khi xác định có dấu hiệu tội phạm.
Đáp án:
Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của mình, Cơ quan điều tra có trách nhiệm khởi tố vụ án hình sự để xác định tội
phạm và xử lý người phạm tội, pháp nhânphạm tội.
Căn cứ pháp lý: Điều 18 BLTTHS 2015.
Trường hợp 2: Khi có căn cứ xác định bị can chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự.
Đáp án:
Khi có căn cứ xác định bị can chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì Cơ quan
điều tra ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
Căn cứ pháp lý: khoản 3 Điều 157 BLTTHS 2015.
Trường hợp 3: Khi trưng cầu giám định mà chưa có kết quả nhưng đã hết hạn
điều tra.
Đáp án:


Khi hết hạn điều tra vụ án hình sự nhưng Cơ quan điều tra chưa nhận được kết quả
trưng cầu giám định thì Cơ quan điều tra đề nghị Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp
ra Quyết định gia hạn thời hạn điều tra vụ án hình sự.
Căn cứ pháp lý: khoản 9 Điều 165 BLTTHS 2015.
Trường hợp Cơ quan điều tra đã đề nghị Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp ra Quyết
định gia hạn thời hạn điều tra vụ án hình sự thì Cơ quan điều tra ra Quyết định tạm
đình chỉ điều tra vụ án hình sự.
Căn cứ pháp lý: điểm c, khoản 1, Điều 229 BLTTHS 2015.


ĐỀ THI MÔN LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 04
Lớp: Khóa 40

Thời gian làm bài: 75 phút
Sinh viên được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật
Câu 1 – Câu hỏi lý thuyết (3 điểm)
Câu hỏi: Giải thích ngắn gọn những lý do pháp luật tố tụng hình sự quy định
trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành
tố tụng (Điều 15 BLTTHS 2015)?
Đáp án:
Tại Điều 15 BLTTHS 2015 ghi nhận: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về
cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không
buộc phải chứng minh là mình vô tội”.
Ở nước ta, Trách nhiệm chứng minh tội phạm được trao cho các cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) bởi vì nhiều lý
do sau đây:
Thứ nhất, pháp luật là công cụ của nhà nước dùng để quản lý xã hội, trong đó một
trong các quan hệ pháp luật quan trong để duy trì trật tự xã hội, thể hiện sự thống
trị của giai cấp cầm quyền là pháp luật hình sự. Nhằm đảm bảo được trật tự xã hội
thì trách nhiệm chứng minh tội phạm được trao cho các cơ quan tiến hành tố tụng,
do đó các cơ quan này có nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
Cũng chính vì yêu cầu này thì các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình để có thể truy cứu trách nhiệm hình sự
người phạm tội khi có đủ căn cứ chứng minh người đó đã thực hiện hành vi phạm
tội, đây là trách nhiệm của riêng các cơ quan tiến hành tố tụng.
Thứ hai, Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có đủ điều kiện về nguồn
lực, phương tiện, kỹ thuật, phương pháp để tiến hành điều tra, truy tố, xét xử chứng
minh tội phạm nhằm xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và
đầy đủ.
Thứ ba, nếu quy định người phạm tội phải tự chứng minh sự vô tội của mình, thì
người phạm tội phải tự tiến hành các biện pháp theo quy định của luật tố tụng hình
sự, mà điều này chưa phù hợp với điều kiện về dân trí, kinh tế, văn hóa, xã hội ở
nước ta.

Thư tư, nếu người có dấu hiệu phạm tội chứng minh sự vô tội của mình thì không
đủ điều kiện, nguồn lực, dễ dẫn đến tình trạng oan sai, thiếu khách quan, thiếu tính
toàn diện.
Câu 2 – Xác định những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (4 điểm)


Nhận định 1. Bị can có quyền sao chụp tài liệu liên quan đến việc buộc tội, gỡ
tội.
=> Nhận định Sai.
Giải thích: Theo quy định tại điểm i, khoản 2, Điều 60 BLTTHS 2015 về quyền
của bị can thì bị can có quyền đọc, ghi chép bản sao tài liệu liên quan đến việc
buộc tội, gỡ tội kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu. Nói cách khác, Bị can
không có quyền sao chụp tài liệu liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội trong quá trình
điều tra vụ án. Do đó, Bị can chỉ có quyền sao chụp tài liệu liên quan đến việc buộc
tội, gỡ tội khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu.
Căn cứ pháp lý: điểm i, khoản 2, Điều 60 BLTTHS 2015.
Nhận định 2. Người định giá tài sản vẫn có thể tham gia tố tụng khi đồng thời
là người thân thích của đương sự.
=> Nhận định Sai.
Giải thích: Căn cứ Điều 21 BLTTHS 2015 thì Người định giá tài sản không không
được tham gia tố tụng nếu có lý do cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực
hiện nhiệm vụ. Trong trường hợp trên người định giá tài sản là người thân thích
của đương sự thì được xem là lý do có thể khiến họ không vô tư khi thực hiện
nhiệm vụ định giá của mình.
Hoặc, Căn cứ điểm a, khoản 5, Điều 69 BLTTHS 2015 quy định về trường Người
định giá tài sản phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi khi là người thân
thích của đương sự.
Căn cứ pháp lý: Điều 21 và điểm a, khoản 5, Điều 69 BLTTHS 2015.
Nhận định 3. Cục trưởng Cục kiểm lâm có quyền ra lệnh giữ người trong
trường hợp khẩn cấp.

=> Nhận định Sai.
Giải thích: Theo quy định tại khoản 2, Điều 110 BLTTHS 2015 về những người có
quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp thì không có quy định Cục
trưởng Cục kiểm lâm. Do đó, Cục trưởng Cục kiểm lâm không có quyền ra lệnh
giữ người trong trường hợp khẩn cấp.
Căn cứ pháp lý: khoản 2, Điều 110 BLTTHS 2015.
Nhận định 4. Tòa án có quyền xét xử bị cáo theo tội danh khác tội danh Viện
kiểm sát đã truy tố.


=> Nhận định Đúng.
Giải thích: Theo quy định tại khoản 2, Điều 298 BLTTHS 2015 thì Tòa án có thể
xét xử bị cáo theo một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố.
Hoặc theo quy định tại khoản 3, Điều 298 BLTTHS 2015 thì trường hợp xét thấy
cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố thì Tòa án trả
hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại. Nếu Viện kiểm sát vẫn giữ tội danh đã truy tố thì
Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn đó.
Căn cứ pháp lý: khoản 2 và khoản 3, Điều 298 BLTTHS 2015.
Nhận định 5. Người đang xem xét kháng nghị giám đốc thẩm đối với Bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì có quyền quyết định tạm đình chỉ thi
hành bản án, quyết định đó.
=> Nhận định Sai.
Giải thích: Căn cứ theo quy định tại Điều 377 Bộ luật tố tụng hình sự thì chỉ người
ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật thì mới có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó.
Do đó, người đang xem xét kháng nghị giám đốc thẩmđối với Bản án, quyết định
đã có hiệu lực pháp luật thì không có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản
án, quyết định đó.
Căn cứ pháp lý: Điều 377 BLTTHS 2015.
Câu 3 – Bài tập (3 điểm)

A và B bị khởi tố về tội hiếp dâm trẻ em (C là nạn nhân). Trong quá trình điều tra,
phát hiện bị can A có những biểu hiện bất thường về tâm thần, bị can B là người
bình thường và đủ tuổi chịu TNHS.
Câu hỏi: Cơ quan điều tra sẽ giải quyết tình huống này như thế nào?
Đáp án:
Trong quá trình điều tra, phát hiện bị can A có những biểu hiện bất thường về tâm
thần thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định Trưng cầu giám định pháp y về tâm
thần đối với bị can A nhằm xác định khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị
can A có khả năng nhận thức, điều khiển hành vi không để xác định hành vi của bị
can có phạm tội hay không.
Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 206 BLTTHS 2015.
Tình tiết bổ sung:
Khi Cơ quan điều tra đang làm bản kết luận điều tra đề nghị truy tố B thì B bỏ trốn
và không xác định được đang ở đâu; A chết trong bệnh viện tâm thần.
Câu hỏi: Nêu hướng giải quyết của Cơ quan điều tra trong trường hợp này?


Đáp án:
Đối với vụ án:
Cơ quan điều tra ra quyết định tách vụ án hình sự.
Đối với bị can A:
Căn cứ theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 230 và khoản 7, Điều 157
BLTTHS 2015 thì do bị can A đã chết trong bệnh viện tâm thần nên Cơ quan điều
tra ra Quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can A.
Điều 230. Đình chỉ điều tra
1 – Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các
trường hợp:
a – Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ
luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91
của Bộ luật hình sự;”

“Điều 157. Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự
Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ sau:
………………………………..
7 – Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái
thẩm đối với người khác.
Đối với bị can B:
Căn cứ theo quy định tại điểm a, khoản 1 và khoản 2 Điều 229 BLTTHS 2015: Do
bị can B đã bỏ trốn và không xác định được đang ở đâu và lý do tạm đình chỉ điều
tra đối với bị can B không liên quan đến bị can còn lại trong vụ án nên Cơ quan ra
quyết định truy nã đối với B (theo quy định tại Điều 231 Bộ luật tố tụng hình sự)
và ra quyết định tạm đình chỉ điều tra đối với B.
Căn cứ pháp lý: điểm a, khoản 1, Điều 229 BLTTHS 2015
Điều 229. Tạm đình chỉ điều tra
1 – Cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các
trường hợp:
a – Khi chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã
hết thời hạn điều tra vụ án. Trường hợp không biết rõ bị can đang ở đâu, Cơ quan
điều tra phải ra quyết định truy nã trước khi tạm đình chỉ điều tra;

2 – Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà lý do tạm đình chỉ điều tra không liên
quan đến tất cả bị can thì có thể tạm đình chỉ điều tra đối với từng bị can.


ĐỀ THI MÔN LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 05
Lớp: 8AB2
Thời gian làm bài: 75 phút
Học viên được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật
Câu 1: Câu hỏi lý thuyết (3 điểm)
Câu hỏi: So sánh bị hại với nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự?
Đáp án:

Giống nhau:



Đều là những chủ thể bị thiệt hại hoặc bị đe dọa gây thiệt hại do tội phạm
gây ra.
Chủ thể của bị hại và nguyên đơn dân sự có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Khác nhau:










Về cơ sở pháp lý
o
Bị hại: Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự 2015
o
Nguyên đơn dân sự: Điều 63 Bộ luật tố tụng hình sự 2015
Về Khái niệm
o
Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản
hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra
hoặc đe dọa gây ra.
o

Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội
phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Về loại thiệt hại
o
Bị hại có thể bị thiệt hại về: Thể chất, tinh thần, vật chất, uy tín
o
Nguyên đơn dân sự có thể bị thiệt hại về: Vật chất
Về tính chất thiệt hại
o
Bị hại: Mang tính trực tiếp. Nhưng có thể chưa có thiệt hại trên thực tế
xảy ra (do tội phạm mới chỉ đe dọa gây thiệt hại)
o
Nguyên đơn dân sự: Mang tính kéo theo. Đã có thiệt hại xảy ra trên
thực tế.
Về việc giải quyết trong vụ án hình sự


Bị hại: Phải giải quyết trong vụ án hình sự ngay cả khi không có yêu
cầu.
o
Nguyên đơn dân sự: Chỉ khi nguyên đơn có đơn yêu cầu bồi thường
thiệt hại.
Về quyền và nghĩa vụ:
o
Bị hại: Khoản 2, Khoản 4 Điều 62 BLTTHS 2015
o
Nguyên đơn dân sự: Khoản 2, khoản 3 Điều 63 BLTTHS 2015
o




o

Đề thi môn Luật tố tụng hình sự có đáp án tham khảo lớp 8AB2

Câu 2: Xác định những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (4 điểm)
Nhận định 1. Bào chữa chỉ định có thể được áp dụng cho người chưa bị khởi
tố về hình sự.
=> Nhận định Đúng.
Theo quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 4 BLTTHS 2015 quy định về việc Giải
thích từ ngữ thì Người bị buộc tội gồm: người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo. Trong đó, người bị tạm giữ chưa bị khởi tố về hình sự.
Mà căn cứ điểm b, khoản 1, Điều 76 BLTTHS 2015 quy định về việc Chỉ định
người bào chữa thì Người bị buộc tội (người bị tạm giữ) có nhược điểm về thể chất
mà không thể tự bào chữa nếu bản thân người bị buộc tội, người đại diện hoặc
người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ (Bào chữa chỉ định).
Do đó, Bào chữa chỉ định có thể được áp dụng cho người chưa bị khởi tố về hình
sự (người bị tạm giữ).
Căn cứ pháp lý: điểm đ, khoản 1, Điều 4 và điểm b, khoản 1, Điều 76 BLTTHS
2015.
Nhận định 2. Những người quy định tại khoản 1 Điều 113 BLTTHS 2015 có
quyền áp dụng tất cả các biện pháp ngăn chặn.
=> Nhận định Sai.
Các biện pháp ngăn chặn theo quy định tại Điều 109 BLTTHS 2015 bao gồm: giữ
người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo
đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.


Những người quy định tại khoản 1, Điều 113 BLTTHS 2015 bao gồm: Thủ trưởng,

Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm
sát; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án.
Theo đó, với mỗi cơ quan tiến hành tố tụng khác nhau có thể có quyền áp dụng các
biện pháp ngăn chặn khác nhau. Tuy nhiên, không phải người quy định tại khoản 1
Điều 113 BLTTHS 2015 đều có quyền áp dụng tất cả các biện pháp ngăn chặn. Ví
dụ: Chánh án, Phó Chánh án Tòa án không có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn
giữ người trong trường hợp khẩn cấp. (khoản 2, Điều 110 BLTTHS 2015).
Căn cứ pháp lý: khoản 2, Điều 110; khoản 1, Điều 113 và Điều 109 BLTTHS 2015.
Nhận định 3. Viện kiểm sát chỉ thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy
tố.
=> Nhận định Sai.
Giải thích: Viện kiểm sát không chỉ thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy
tố mà còn thực hành quyền công tố trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm
(giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm), thực hành quyền công tố trong việc
khởi tố vụ án hình sự, thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình
sự và thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử.
Căn cứ pháp lý: Điều 159; Điều 161; Điều 165; Điều 266 BLTTHS 2015.
Nhận định 4. Trong mọi trường hợp, bị cáo không được trực tiếp đặt câu hỏi
với người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa.
=> Nhận định Sai.
Giải thích: Căn cứ theo quy định tại điểm i, khoản 2, Điều 61 BLTTHS 2015 quy
định về quyền của bị cáo thì Bị cáo có quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự
mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý. Do đó, không phải
trong mọi trường hợp, bị cáo không được trực tiếp đặt câu hỏi với người tham gia
tố tụng khác tại phiên tòa mà bị cáo có thể được trực tiếp đặt câu hỏi với người
tham gia tố tụng khác nếu được chủ tọa đồng ý.
Căn cứ pháp lý: điểm i, khoản 2, Điều 61 BLTTHS 2015.
Câu 3: Bài tập (4 điểm)
A và B thực hiện hành vi giết 04 người tại tỉnh N. Vụ án do cơ quan CSĐT Bộ
Công an khởi tố và điều tra. Bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố được gửi đến

Viện kiểm sát có thẩm quyền.


Câu hỏi 1: Viện kiểm sát cấp cao có thẩm quyền quyết định việc truy tố bị can A,
B không? Viện kiểm sát cấp nào có trách nhiệm thực hành quyền công tố tại
phiên tòa?
Đáp án:
Viện kiểm sát nhân dân cấp cao không có thẩm quyền quyết định việc truy tố đối
với bị can A, B.
Bởi vì:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 41 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân
dân năm 2014 thì Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thực hành quyền công tố, kiểm
sát hoạt động tư pháp đối với các vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án nhân dân cấp cao. Tuy nhiên vụ án trên thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án nhân dân địa phương (cấp tỉnh) nên Viện kiểm sát nhân dân cấp cao không
có thẩm quyền quyết định việc truy tố đối với A và B trong vụ án này.
Căn cứ điểm c, khoản 1, Điều 268, Điều 269 BLTTHS 2015 về Thẩm quyền xét xử
của Tòa án thì hành vi của A và B phạm tội Giết người quy định tại Điều 123 Bộ
luật hình sự năm 2015 nên Thẩm quyền xét xử thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân
dân tỉnh N.
Căn cứ pháp lý: điểm c, khoản 1, Điều 268; Điều 269 và khoản 1, Điều 239
BLTTHS 2015
Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh (tỉnh N) có trách nhiệm thực hành quyền công tố
tại phiên tòa.
Bởi vì:
Theo quy định tại khoản 1, Điều 239 BLTTHS 2015 về Thẩm quyền truy tố thì
Thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát được xác định theo thẩm quyền xét xử của
Tòa án đối với vụ án. Do đó, Thẩm quyền truy tố của vụ án trên thuộc thẩm quyền
của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh N.
Căn cứ pháp lý: điểm c, khoản 1, Điều 268; Điều 269 và khoản 1, Điều 239

BLTTHS 2015.
Câu hỏi 2: Viện kiểm sát phát hiện A là người chưa thành niên nhưng Cơ quan
điều tra đã không chỉ định người bào chữa cho A trong giai đoạn điều tra. Viện
kiểm sát giải quyết như thế nào?
Đáp án:
Căn cứ theo quy định tại Điều 76 BLTTHS 2015 quy định về việc chỉ định người
bào chữa thì trường hợp Viện kiếm sát phát hiện A là người chưa thành niên nhưng
cơ quan điều tra đã không chỉ định người bào chữa cho A trong giai đoạn điều tra


thì Viện kiểm sát phải yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức sau đây cử người bào chữa
gồm:
Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử người bào chữa hoặc Trung
tâm trợ giúp pháp lýnhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý, luật sư bào chữa cho người
thuộc diện được trợ giúp pháp lý hoặc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các
tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho người bị
buộc tội là thành viên của tổ chức mình.
Căn cứ pháp lý: Điều 76 BLTTHS 2015.
Câu hỏi 3: Khi đang xem xét quyết định việc truy tố thì B bỏ trốn. Viện kiểm sát
sẽ giải quyết như thế nào?
Đáp án:
Căn cứ điểm b, khoản 1, Điều 247 BLTTHS 2015 thì Khi bị can bỏ trốn mà không
biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn quyết định việc truy tố thì Viện
kiểm sát quyết định tạm đình chỉ vụ án và phải yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị
can trước khi tạm đình chỉ vụ án. Căn cứ đoạn 2, khoản 2, Điều 247 BLTTHS 2015
thì Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để tạm đình chỉ vụ án không liên
quan đến tất cả bị can thì tạm đình chỉ vụ án đối với từng bị can. Trong trường hợp
này, việc B bỏ trốn không ảnh hưởng, không liên quan đến A.
Căn cứ khoản 2, Điều 242 BLTTHS 2015 quy định về về việc nhập hoặc tách vụ
án trong giai đoạn truy tố thì Viện kiểm sát quyết định tách vụ án khi thuộc một

trong các trường hợp sau đây nếu xét thấy việc tách đó không ảnh hưởng đến việc
xác định sự thật khách quan, toàn diện và đã có quyết định tạm đình chỉ vụ án đối
với bị can bỏ trốn.
Kết luận:
Khi đang xem xét quyết định việc truy tố thì B bỏ trốn. Viện kiểm sát sẽ yêu cầu
Cơ quan điều tra truy nã đối với B. Sau khi Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy
nã đối với B thì Viện kiểm sát ra quyết định Tạm đình chỉ vụ án đối với bị can B
rồi ra quyết định Tách vụ án hình sự để tiếp tục giải quyết “phần” vụ án hình sự đối
với bị can A.
Căn cứ pháp lý: Căn cứ điểm b, khoản 1, và đoạn 2, khoản 2, Điều 247 và khoản 2,
Điều 242 BLTTHS 2015
Mở rộng thêm: Nếu sau này bị can B bị bắt theo lệnh truy nã, thì Cơ quan điều tra
sẽ ra Quyết định phục hồi điều tra vụ án hình sự và tiếp tục điều tra, truy tố, xét xử
bị can B theo quy định của pháp luật.



ĐỀ THI MÔN LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 06
Lớp: Khóa 39
Thời gian làm bài: 75 phút
Sinh viên được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật
Câu 1: Xác định những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (4 điểm)
1. Chữ viết, hình ảnh trên Facebook có thể được xem là nguồn chứng cứ trong
giai đoạn giải quyết VAHS.
2. Các nghĩa vụ phải thực hiện theo giấy cam đoan của bị can, bị cáo được bảo
lĩnh và bị can, bị cáo được đặt tiền là giống nhau.
3. Tất cả các hoạt động điều tra chỉ được tiến hành sau khi có quyết định khởi
tố vụ án hình sự.
4. Hội đồng xét xử sơ thẩm phải hoãn phiên tòa khi người bào chữa chỉ định
vắng mặt vì lý do bất khả kháng.

Câu 2: Tình huống giả định (6 điểm)
A bị khởi tố và điều tra về tội giết người theo quy định tại khoản 1 Điều 123 Bộ
luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Cơ quan điều tra ra bản kết
luận điều tra đề nghị truy tố và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát. Trong giai
đoạn truy tố, Viện kiểm sát phát hiện Cơ quan điều tra đã không chỉ định người bào
chữa cho A (chưa đủ 18 tuổi trong quá trình điều tra); A thực hiện hành vi giết
người để cướp tài sản.
Câu hỏi 1: Viện kiểm sát sẽ xử lý các trường hợp trên như thế nào?
Tình huống bổ sung thứ nhất:
Sau khi nhận được bản cáo trạng và hồ sơ vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phát
hiện thiếu chứng cứ chứng minh.
Câu hỏi 2: Thẩm phán chủ tọa phiên tòa sẽ giải quyết các trường hợp có thể
phát sinh liên quan đến tình tiết trên như thế nào?
Tình huống bổ sung thứ hai:
Bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật đã bị kháng nghị giám
đốc thẩm. Có đầy đủ chứng cứ cho thấy bản án sơ thẩm quá nặng cho bị cáo.
Câu hỏi 3: Xác định thẩm quyền giám đốc thẩm đối với vụ án này? Cách xử lý
của Hội đồng giám đốc thẩm trong trường hợp trên?



×