Tải bản đầy đủ (.pptx) (15 trang)

CHUONG 1 THUẾ ĐẠI CƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.28 KB, 15 trang )

HỌC PHẦN THUẾ
Mã học phần: 511 0013 004

1. Phân bổ thời gian:
- Nghe giảng lý thuyết : 2 tín chỉ
- Tự học : 4 tín chỉ
2. Yêu cầu đối với sinh viên:
- Tham dự nghe giảng trên lớp đầy đủ
- Làm bài tập về nhà và đọc tài liệu
trước khi đến lớp nghe giảng.
- Thi và kiểm tra giữa kỳ theo quy chế 43
của Bộ Giáo dục và Đào tạo.


HỌC PHẦN THUẾ
Mã học phần: 511 0013 004

3. Tài liệu tham khảo:
- Đề cương chi tiết học phần Thuế
- Giáo trình Thuế – NXB Thanh niên - TS. Lê Phú Hào
- Luật thuế XK, NK, thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc
biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá
nhân… do Bộ Tài chính ban hành
4. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
- Điểm kiểm tra thường xuyên: Trọng số 40%
(1). Bài KT số 1 thực hiện khi kết thúc chương 4
(2). Bài KT số 2 thực hiện khi kết thúc chương 5

- Điểm thi kết thúc học phần: Trọng số 60%



HỌC PHẦN THUẾ
Mã học phần: 511 0013 004

5. Đề cương tổng quát:
Chương 1: Thuế đại cương
Chương 2: Thuế Xuất khẩu – Thuế
Nhập khẩu
Chương 3: Thuế tiêu thụ đặc biệt
Chương 4: Thuế giá trị gia tăng
Chương 5: Thuế thu nhập doanh nghiệp
Chương 6: Thuế thu nhập cá nhân


CHƯƠNG 1. THUẾ ĐẠI CƯƠNG
1.1. Bản chất của thuế trong nền kinh tế thị
trường
1.2. Chức năng của thuế
1.3. Cấu thành cơ bản của một luật thuế
Phần tự học và thảo luận của sinh viên:
1.4. Vai trò của thuế trong nền kinh tế
1.5. Phân loại thuế


1.1. Bản chất của thuế trong nền
kinh tế thị trường
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của thuế
Loài


1.1. Bản chất của thuế trong nền kinh tế

thị trường
1.1.2. Khái niệm
Thuế là các khoản đóng góp bắt buộc bằng tiền
của mọi thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước
theo luật định để đáp ứng yêu cầu chi tiêu theo
chức năng của Nhà nước.
Đặc điểm:
(1)Tính cưỡng chế
(2)Thuế không hoàn trả trực tiếp và ngang giá


1.1. Bản chất của thuế trong nền kinh tế
thị trường
1.1.3. Bản chất của thuế
Bản chất kinh tế của thuế:
+ Nhà nước tập trung một phần thu nhập quốc dân
vào NSNN qua công cụ thuế.
+ Tiền thuế thu được sẽ phục vụ nhu cầu chi tiêu
của Nhà nước qua kênh chi NSNN
Bản chất giai cấp: do bản chất giai cấp của Nhà
nước quyết định
Bản chất xã hội: thuế là công cụ quản lý vĩ mô toàn
xã hội rất nhạy bén của Nhà nước


1.2. Chức năng của thuế
1.2.1. Chức năng tái phân phối thu nhập xã hội
Một phần thu nhập xã hội được động viên vào
NSNN thông qua thuế hình thành quỹ tiền tệ
của Nhà nước.

Quá trình này hết sức cần thiết vì khu vực tư
không thể cung cấp hoặc cung cấp kém hiệu
quả những sản phẩm công cộng bởi nó hoạt
động theo cơ chế thị trường.


1.2. Chức năng của thuế
1.2.2. Chức năng điều tiết kinh tế vĩ mô
Kích thích hoặc kìm hãm kinh tế phát triển với
vai trò là đòn bẩy
Khắc phục các mặt tiêu cực của kinh tế thị
trường, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Đảm bảo công bằng xã hội
Ổn định phát triển kinh tế


1.3. Cấu thành cơ bản của một
Luật thuế
1.3.1. Tên gọi của thuế
Tên gọi của một Sắc thuế cho biết đối tượng thuộc phạm
vi điều chỉnh của thuế hoặc nói lên nội dung chủ yếu nhất
của Sắc thuế đó.
1.3.2. Đối tượng chịu thuế
Là nội dung chủ yếu của Luật thuế, nó xác định căn cứ để
tính thuế của luật thuế đó (đối tượng mà thuế đánh vào)
1.3.3. Đối tượng nộp thuế
Xác định đối tượng (tổ chức, cá nhân) có trách nhiệm thực
hiện việc kê khai nộp thuế theo quy định của Luật thuế đó.



1.3. Cấu thành cơ bản của một
Luật thuế
1.3.4. Căn cứ tính thuế
Là những cơ sở để đối tượng nộp thuế và cơ quan
thuế xác định nghĩa vụ thuế. Thông thường, căn cứ
tính thuế bao gồm dung lượng hay độ lớn của đối
tượng chịu thuế và mức thuế suất tương ứng.
Thuế suất: là yếu tố quan trọng của một Luật thuế, nó
thể hiện yêu cầu động viên trên đối tượng chịu thuế.
1.3.5. Phương pháp tính thuế
Cho biết số tiền thuế mà đối tượng nộp thuế phải nộp
được xác định như thế nào và có giá trị bao nhiêu


1.3. Cấu thành cơ bản của một
Luật thuế

1.3.6. Trách nhiệm của đối tượng nộp thuế
Thực hiện theo quy định của Nhà nước như:
 Khai báo thuế ban đầu;
 Giữ sổ sách kế toán, chứng từ hóa đơn;
 Khai báo tài liệu về đối tượng tính thuế;
 Cung cấp tài liệu theo yêu cầu của cơ quan thuế;
 Nộp thuế đúng, đủ, kịp thời theo quy định.


1.3. Cấu thành cơ bản của một
Luật thuế
1.3.7. Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan thuế
Xác định những việc cán bộ thuế, cơ quan thuế phải làm và

những thẩm quyền được giải quyết của cơ quan thuế và cán
bộ thuế.
1.3.8. Chế độ ưu đãi về thuế
Là việc miễn thuế một phần hay toàn bộ đối với người nộp
thuế phù hợp với pháp luật hiện hành để:
Chiếu cố đến những hoàn cảnh khó khăn của người nộp
thuế;
Khuyến khích kinh doanh;
Khuyến khích đầu tư.


1.3. Cấu thành cơ bản của một
Luật thuế

1.3.9. Hình thức vi phạm mức xử lý vi phạm
Xác định những việc người nộp thuế, cán bộ thuế
và các đối tượng khác có liên quan không được
làm; xác định mức độ và thẩm quyền xử lý của
từng cấp đối với các trường hợp vi phạm


THẢO LUẬN
Vai trò của thuế trong nền kinh tế:
1. Tại sao nói thuế là nguồn thu chủ yếu cho
ngân sách nhà nước?
2. Chứng minh thuế là công cụ quản lý, điều
tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước.
3. Tại sao nói thuế góp phần bảo đảm bình
đẳng giữa các thành phần kinh tế và công
bằng xã hội?




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×