Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

CHUYÊN ĐỀ: KINH NGHIỆM TRONG GIẢNG DẠY MỘT SỐ BÀI THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM Ở BỘ MÔN SINH HỌC LỚP 10, 11, 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.42 KB, 13 trang )

CHUYÊN ĐỀ: KINH NGHIỆM TRONG GIẢNG DẠY MỘT SỐ BÀI THỰC
HÀNH THÍ NGHIỆM Ở BỘ MƠN SINH HỌC LỚP 10, 11, 12
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học nhằm hình thành, phát triển phẩm chất
và năng lực cho học sinh thì vai trị của dạy học thực hành thí nghiệm tại nhà
trường vơ cùng quan trọng.
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, nghiên cứu về sự vật, hiện tượng và các
quá trình sinh học nên trong chương trình sinh học hiện hành có nhiều nội dung
thực hành thí nghiệm. Dạy học thực hành, thí nghiệm tạo niềm tin, hứng tú nghiên
cứu khoa học, cũng như rèn luyện cho học sinh khả năng nhanh nhẹn, linh hoạt,
khéo léo trong cuộc sống. Để đạt được những mục đích đó địi học sinh phải được
thực hành. Với điều kiện cơ sở vật chất hiện tại chỉ đáp ứng cho nhu cầu tối thiểu
của dạy học và với khoảng thời gian ngắn của 1 tiết học đòi hỏi sự tập trung, nhanh
nhẹn của học sinh, sự chuẩn bị chu đáo của bộ phận thiết bị cũng như kinh nghiệm,
quá trình hướng dẫn thực hành của giáo viên.
Qua quá trình giảng dạy và học hỏi ở đồng nghiệp bản thân tôi đã đúc rút được một
số kinh nghiệm trong giảng dạy một số nội dung thực hành, thí nghiệm ở bộ mơn
sinh lớp 10, 11, 12.
Để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học thực hành cũng như tiếp tục được học hỏi
ở đồng nghiệp thêm những kinh nghiệm khác qua quá trình nghiên cứu và thảo
luận chuyên đề tơi trình bày một số kinh nghiệm mà mình đã đúc rúc được.
B. NỘI DUNG
I. NHỮNG NỘI DUNG THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM TRONG CHƯƠNG
TRÌNH SINH HỌC LỚP 10, 11, 12:


I.1. Sinh học 10
Tên bài thực
hành

Tên thí nghiệm



Yêu cầu chuẩn bị cho thí nghiệm
- Dụng cụ: Kính hiển vi quang học với vật kính
X10, X40 và thị kính X10, hoặc X15, lưỡi dao
cạo râu, phiến kính, lá kính, ống nhỏ giọt, giấy

Bài 12: Thực
hành

:

Thí- Thí nghiệm co

nghiệm co vàvà
phản

phản

conguyên sinh

thấm

co- Hóa chất: Dung dịch nước muối hoặc đường
lỗng

ngun sinh
- Mẫu vật: Lá cây thài lài tía, có thể dùng thêm
củ hành tím
Bài 15: Thực


- Dụng cụ: Dao , ống nhỏ giọt

hành : Một số- Thí nghiệm với- Hóa chất: Dung dịch H O , nước đá
2 2
thí nghiệm vềen zim catalaza
- Mẫu vật: Một vài củ khoai tây sống và và vài
enzim.
củ khoai tây đã luộc chín.
- Thí nghiệm sử- Dụng cụ:Ống nghiệm đường kính 1-1,5 cm,
dụng enzim trongcao 10-15cm, pipet, cốc thủy tinh, máy xay
quả dứa tươi đểsinh tố( hoặc cối chày sứ), vải màn, lưới lọc,
tách chiết ADN. ống đong , que tre đường kính 1mm, dài 15cm,
- Hóa chất: Cồn etanol 70-90 độ , nước lọc
lạnh, nước rửa chén bát.
- Mẫu vật: Dứa tươi : 1 quả, gan gà tươi hoặc
gan lợn( 1 buồng gan gà cho một nhóm học


sinh.
- Dụng cụ:(Dụng cụ cho mỗi nhóm, lớp 4
nhóm) 3 ống nghiệm đường kính 1-1,5cm, dài
15cm.
- Thí nghiệm Lên
men etilic

- Hóa chất: 20ml dung dịch đường kính
(sacarozo) 10%, nước lã đun sôi để nguội.

Bài 24: Thực


- Mẫu vật: Bánh men mới chế tạo giã nhỏ lấy

hành: Lên men

bột mịn hoặc nấm men thuần khiết.

etilic và lactic

- Dụng cụ:Thìa, cốc đong, cốc đựng, ấm đun
nước, bình muối dưa, dao .
- Thí nghiệm lên
men lactic

- Hóa chất: dung dịch NaCl
- Mẫu vật: 1 hộp sữa chua Vinamilk, 1 hộp sữa
đặc có đường, cải sen hoặc bắp cải

Bài 28: Thực-

Nhuộm

đơn- Dụng cụ:

hành : Quanphát hiện và quan+Kính hiển vi, phiến kính, lá kính, que cấy ,
sát một số visát một số vi sinhđèn cồn, giá ống nghiệm, , chậu đựng nước rửa,
sinh vật

vật.

pipet, giấy lọc cất nhỏ.

- Hóa chất: 6g thuốc nhuộm xanh metilen,
100mi etanol 90%, 10 thuốc nhuộm đỏ
( fuchsin kiềm) 100ml etanol 90%
- Mẫu vật:
+Nấm men rượu hoặc nấm dại váng dưa cà,
bánh men tán nhỏ.


+ Nấm mốc: Để vỏ cam , vỏ quýt, hay cơm
nguội trong đĩa Petri trước 1 tuần

I. 2. Sinh học 11

Tên bài thực
hành

Tên thí nghiệm

Yêu cầu chuẩn bị cho thí nghiệm
- Dụng cụ: Kẹp gỗ hoặc nhựa, lam kính, giấy

Bài 7: Thực
hành thốt hơi-

lọc, cốc thủy tinh loại 2 lít, máy sấy, bình hút ẩm
Thí

nghiệm

nước và vai trịthốt hơi nước


- Hóa chất: Dung dịch cobanclorua 5%.

của phân bón
- Mẫu vật: Cành cây có lá bản to.
- Dụng cụ: Chậu nhựa, hoặc cốc thủy tinh loại 2
Bài 7: Thực- Thí nghiệm vềlít, tấm xốp
hành vai trịvai trị của phân- Hóa chất: Phân NPK, nước sạch.
của phân bón bón NPK

- Mẫu vật: Một số loại cây trồng được trong
dung dịch.

Bài 13: Thực-

Thí

nghiệm- Dụng cụ:

hành phát hiệnphát hiện diệp+ Cối, chày sứ, dao, kéo, thớt.
diệp lục vàlục.
+ Cốc thủy tinh loại 50ml.
carotenoit
- Thí nghiệm
+ Ống nghiệm, giá để ống nghiệm.
phát
hiện
- Hóa chất: Nước cất hoặc nước sạch; cồn 960
carotenoit.



- Mẫu vật: Lá xanh, lá vàng củ nghệ hoặc cà
-rốt…
Dụng cụ:
+Bình thủy tinh, nút cao su có 2 lỗ.
Bài 7: Thực
hành phát hiện
hô hấp ở thực
vật

- Phát hiện hô+ Phễu thủy tinh.
hấp qua sự thải+ Ống nghiệm.
CO2

+ Ống dẫn khí chữ U.
- Hóa chất: Dung dịch nước vơi trong.
- Mẫu vật: Hạt đậu, lạc, lúa mới nhú mầm
- Dụng cụ:
+ Lọ thủy tinh có nút, que nến.

- Phát hiện hô
hấp qua sự hút
O2

+ Ấm siêu tốc, cốc nhựa.
+ Máy lữa.
- Mẫu vật: Hạt mới nhú mầm.

Thực hành: Đo
một số chỉ tiêu

sinh





- Đếm nhịp tim - Ống nghe tim phổi

người.

Thực

- Đo thân nhiệt

- Nhiệt kế y tế

- Đo huyết áp

- Huyết áp kế đồng hồ hoặc điện tử

hành:Thí nghiệm phát- Dụng cụ:


+ Chng nhựa, đĩa có đáy sâu.

Hướng động

hiện hướng trọng
lực của rễ cây


+ Tấm xốp, đinh ghim, dao lam, giấy lọc.
- Hóa chất: Nước sạch.
- Mẫu vật: Các loại hạt đã mọc mầm có rễ thẳng,
dài 2 – 3 cm

Thực

hành

xem phim về

- Máy tính, máy chiếu.

tập tính ở động

- video về tập tính ở động vật.

vật
Thực

hành

xem phim về
sinh

- Máy tính, máy chiếu.

trưởng,

- Video về phát triển ở động vật.


phát triển ở
động vật
Thực

hành-

Thí

nghiệm- Dụng cụ:

nhân giống vơgiâm cành
tính ở thực vật

+ Dao sắc, kéo sắc.
+ Dây nilon bản rộng 2 cm.
+ Giá thể (Đất, phân chuồng…)

-

Thí

nghiệm- Các loại cành giâm (sắn, hoa, khoai lang..),

chiết cành

cành chiết, ghép: Cam, chanh, ổi…
- Chậu đất, vườn trường.

-


Thí

nghiệm


ghép cành

I.3.Sinh học 12

Tên bài thực
hành

Tên thí nghiệm

Bài 7: Thực

Yêu cầu chuẩn bị cho thí nghiệm

- Tiêu bản quan- Dụng cụ: Kính hiển vi quang học với vật kính
hành quan sát
sát đột biến sốX10, X40 và thị kính X10, hoặc X15
các dạng đột
lượng NST
- Mẫu vật: Tiêu bản NST
biến
Bài 14: Thực- Thí nghiệm: Lai
hành lai giống cá kiếm mắt đen
với cá cá kiếm
mắt đỏ.

- Thí nghiệm: Lai
cá mún mắt xanh
với cá mún mắt
đỏ
-Thí nghiệm: Lai
cá khổng tước
đực có vây lưng
hình dải với cá
khổng tước cái


khơng



vây

lưng hình dải
Thực

hành:

quản lí và sử

- Cho HS tham quan ngoài thiên nhiên hoặc tổ

dụng bền vững

chức cho học sinh xem băng hình về tài nguyên,


tài

sử dụng tài nguyên, hậu quả... Sau đó thảo luận

nguyên

thiên nhiên

II. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY THỰC
HÀNH Ở MỘT SỐ BÀI TRONG SINH HỌC 10, 11, 12.
II. 1 Cách sử dụng kính hiển vi
Trong chương trình sinh học 10,12 có nhiều bài thực hành phải sử dụng kính hiển
vi. Để quan sát được các tiêu bản trong thời gian ngắn với số lượng lớn học sinh
nhưng số lượng kính hiển vi rất ít thì việc giáo viên phải thành thạo cách sử dụng
kính là hết sức quan trọng.
Cách sử dụng kính hiển vi: (đối với kính hiển vi quang học lấy ánh sáng điện)
- Bước 1: Khi kính hiển vi đang ở chế độ an tồn (bàn kính ở vị trí thấp nhất, chưa
bật công tắc điện) chúng ta đưa tiêu bản lên bàn kính, gài chặt tiêu bản.
- Bước 2: Đưa vật kính có độ phóng đại nhỏ nhất (vật kính X4 hoặc X10 tùy loại
máy) vào vị trí quan sát -> bật công tắc điện, sử dụng ốc sơ cấp nâng bàn phím lên
tận vật kính.
- Bước 3: Chỉnh độ sáng phù hợp, điều chỉnh vị trí tiêu bản, sử dụng ốc sơ cấp
nâng hạ tiêu bản -> quan sát tìm vị trí có mẫu vật rõ nhất.


- Bước 4: Chuyển tiêu bản sang vật kính lớn hơn (X40 hoặc x100 ), dùng ốc vi cấp
điều khiển từ từ để tìm vị trí thấy tiêu bản rõ nhất. Nếu sử dụng vật kính X100 phải
có dầu soi kính.
- Bước 5: Sau khi quan sát-> sử dụng ốc sơ cấp hạ bàn kính xuống vị trí thấp nhất,
lấy tiêu bản ra -> tắt công tắc -> vệ sinh kính sạch sẽ và bảo quản kính.

II. 2 Một số lưu ý trong một số bài thực hành.
II.2.1 Sinh học 10:
* Bài 12: Thực hành: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh
- TN1: Quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh ở tế bào biểu bì lá cây:
Đối với thí nghiệm này 2 việc chúng ta cần chuẩn bị là:
+ Mẫu vật (lá cây thài lài tía, hoặc lá lẽ bạn, hoặc củ hành tím).
+ Hóa chất là (nước cất, dung dịch nước muối hoặc đường loãng).
Nếu sử dụng lá thài lài tía, hoặc lá lẽ bạn thì thí nghiệm quan sát rất rõ, nếu sử
dụng củ hành tím thì tiêu bản mờ hơn. Đồng thời trong một số trường hợp học sinh
có thể làm tiêu bản nhưng khơng tìm được các tế bào co ngun sinh thì giáo viên
phải hướng dẫn học sinh có thể do dung dịch pha chưa đạt u cầu. Hoặc trong mơ
có các tế bào có nồng độ khác nhau nên sẽ có tế bào co nguyên sinh nhưng lại có tế
bào không co. Nên giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm vị trí những tế bào co
ngun sinh.
- TN2: Thí nghiệm phản co nguyên sinh và việc điều khiển sự đóng mở khí khổng.
Đối với thí nghiệm này chúng ta chuẩn bị:
+ Mẫu vật (lá thài tía,lá lẽ bạn hoặc lá khoai lang).
+ Hóa chất (nước cất, hoặc nước muối loãng, hoặc nước đường loãng.


Trong thí nghiệm này giáo viên cần chú ý:
+ Hướng dẫn học sinh kỉ thuật tách tiêu bản mỏng có một lớp tế bào còn nguyên
chất nguyên sinh là rất quan trọng. Đối với lá khoai lang khó tách nên cần rèn
luyện cho các em kỉ thuật tách.
+ Học sinh rất hay nhầm giữa khí khổng đóng và mở -> giáo viên phải yêu cầu
hoặc hỗ trợ học sinh tìm và chỉ rõ 2 trạng thái đóng, mở của khí khổng (nếu khí
khổng mở khoảng lỗ khí sáng, nếu đóng thì khoảng giữa lỗ khí có màu đen, hoặc
khe sáng rất hẹp).
* Bài 20: Thực hành quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản hiển vi
Trong bài này chúng ta cần chú ý: Muốn quan sát được nhiễm sắc thể ở các kì

nguyên phân hoặc giảm phân thì phải sử dụng kính ở vật kính X40 hoặc X 60.
* Bài 28: Thực hành : Quan sát một số vi sinh vật
Trong bài này để cho học sinh quan sát các vi sinh vật chúng ta có thể:
- Thực hiện thí nghiệm nhuộm đơn như trong sách giáo khoa, và chú ý kĩ thuật hơ
tiêu bản trên đèn cồn khơng để q gầnsẽ làm hỏng mẫu.
- Có thể cho học sinh quan sát một số vi sinh vật trong chậu nước rữa, nước ao hồ
có sử dụng thêm bơng khơng thấm nước để khoanh vùng vi sinh vật.
- Có thể cho học sinh quan sát nấm mốc và giáo viên hướng dẫn cách lấy mẫu để
tránh tình trạng làm nát các sợi nấm.
II.2.2. Sinh học 11:
* Bài 7: Thực hành thốt hơi nước và vai trị của phân bón
- Thí nghiệm thốt hơi nước:


+ Chúng ta sử dụng mẫu vật là cành cây vừa cắt ra khỏi cây, hoặc cành cắt ra và để
trong cốc nước.
+Dụng cụ chuẩn bị giống sách giáo khoa, có thể thay kẹp gỗ bằng kẹp nhựa phơi
áo quần.
-> Chú ý: Khi làm thí nghiệm:
+ Khơng kẹp giấy cơban vào gân lá.
+ Nên sử dụng 2 kẹp gỗ hoặc giấy cho 1 tiêu bản.
+ Kết quả thí nghiệm chính xác khi chúng ta quan sát thời gian giấy bắt đầu đổi
màu ở mặt trên, mặt dưới. và diện tích giấy đổi màu khi để không quá lâu.
+ Khi cắt giấy có thể cắt xong rồi tẩm dung dịch cobanclorua và sấy khô hoặc sấy
tấm giấy dài rồi cắt. Nên sấy trước cắt sau, cắt với kích thước 2cm x 2cm là tốt.
- Với thí nghiệm về vai trị phân bón: Có thể thực hiện theo SGK hoặc thay chậu
cây bằng hộp 1 – 2 lít có bọc vải đen xung quanh và phía trên dùng tấm vài có
kht lỗ nhỏ vừa với đường kính cây mầm.
* Bài 13: Thực hành phát hiện diệp lục và carotenoit
Trong thí nghiệm này, đây là thí nghiệm định tính nên giáo viên khơng nên cho học

sinh nghiền mẫu vật, chỉ cần cắt với số lát mẫu vật(lá cây/ hoặc củ cà rốt) ngang
nhau. Nếu lấy 0,2 g thì kết quả thí nghiệm sẽ không rõ, nhất là mẫu cà rốt. Nên
chúng ta tăng lượng mẫu vật lên 2- 3 gam.
* Bài 14: Thực hành phát hiện hơ hấp ở thực vật
- Thí nghiệm: Phát hiện hô hấp qua sự thải CO 2: Trong thí nghiệm này chúng ta cần
chú ý:
+ Phải đậy nút cao su có gắn phễu thủy tinh thật chặt (nếu khơng chặt khi cho nước
vào phễu thì CO2 sẽ bị đẩy ra quanh miệng bình và thí nghiệm khơng thành công).


+ Chúng ta có thể làm thí nghiệm trước đó 1 buổi/ hoặc 1 ngày. Hoặc kết quả sau
thực hành khoảng 1,5 – 2h là thấy rõ hiện tượng.
- Thí nghiệm: Phát hiện hô hấp qua sự hút O2
Đối với thí nghiệm này, tiến hành thí nghiệm giống SGK, nhưng có thể thay lọ
trong sách bằng lọ thủy tinh có nắp dạng khác cũng được, và khi đưa que nến vào
phải đưa từ từ.
* Bài 25: Thực hành hướng động
- Khi thực hành thí nghiệm này chúng ta cần chọn cây mầm có rễ thẳng.
- Có thể thay tờ giấy lọc bằng tấm vải.
II. 2. 3. Sinh học 12:
* Bài 7: Quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể của người bình thường hoặc bất
thường.
Thí nghiệm này nếu sử dụng kính ở vật kính X40 sẽ rất khó quan sát. Nên chúng ta
phải xem tiêu bản ở vật kinh X100 và có dầu soi kính thì học sinh mới có thể đếm
được số lượng NST trong tế bào cũng như nhìn thấy các cặp nhiễm sắc thể bất
thường.
III. KẾT LUẬN
Trên đây là một số kinh nghiệm trong quá trình thực hành thí nghiệm bản thân tơi
đã rút ra được trong q trình dạy học khi giảng dạy bộ mơn sinh học lớp 10, 11,
12. Mong muốn của bản thân có thể trang bị thêm một số kinh nghiệm cho đồng

nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học thực hành thí nghiệm bộ môn Sinh học
tại trường THPT Nguyễn Trung Thiên. Đồng thời những kinh nghiệm nói trên cũng
mang tính chủ quan của bản thân nên rất mong được sự góp ý và chia sẽ kinh


nghiệm của các đồng nghiệp để tơi có thêm kinh nghiệm trong q trình dạy học
thực hành, thí nghiệm.
Ngồi ra với số lượng kính hiển vi trong phịng thực hành hiện có thì việc rèn
luyện kĩ năng củng như để 100% học sinh được quan sát tiêu bản là rất khó khăn.
Kính mong Ban giám hiệu nhà trường trang bị thêm cho bộ mơn sinh một số kính
hiển vi.



×