Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Biến động của thị trường chứng khoán việt nam trước sự kiện FOMC công bố lãi suất mục tiêu của FED

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

****

HỒ THỊ ANH THƯ

BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM TRƯỚC SỰ KIỆN FOMC CÔNG BỐ LÃI
SUẤT MỤC TIÊU CỦA FED

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

****

HỒ THỊ ANH THƯ

BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM TRƯỚC SỰ KIỆN FOMC CÔNG BỐ LÃI
SUẤT MỤC TIÊU CỦA FED
Chuyên ngành

: Tài chính ngân hàng

Mã số chuyên ngành : 60 34 02 01



LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Trần Lương Anh

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2018


GVHD: TS. Trần Lương Anh

HVTH: Hồ Thị Anh Thư

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam trước
sự kiện FOMC công bố lãi suất mục tiêu của FED” là bài văn nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu thảm khảm được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan
rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử
dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này
mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại
học hoặc cơ sở đào tạo khác

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017

Hồ Thị Anh Thư

Biến động của TTCK Việt Nam trước sự kiện FOMC công bố lãi suất mục tiêu của FED


i


GVHD: TS. Trần Lương Anh

HVTH: Hồ Thị Anh Thư

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập, nghiên cứu tại khoa Đào tạo sau Đại học trường Đại Học Mở
Thành Phố Hồ Chí Minh, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sỹ với đề tài: “Biến động của
thị trường chứng khoán Việt Nam trước sự kiện FOMC công bố lãi suất mục tiêu của FED”.
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, tác giả đã nhận được
nhiều sự giúp đỡ của quý Thầy Cô, bạn bè. Tác giả xin gởi lời cám ơn chân thành đối với
Thầy Cô của khoa Đào tạo sau Đại học, đã truyền đạt vốn kiến thức quý báo cho tác giả trong
suốt thời gian học tập tại trường.
Và đặc biệt, tác giả bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc tới Thầy TS. Trần
Lương Anh. Mặc dù, có sự ngăn cách về địa lý nhưng Thầy đã tận tình hướng dẫn, cung cấp
khá nhiều tài liệu hay và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện bài luận văn này.
Bài luận văn này không thể được hoàn thành nếu không có sự động viên, ủng hộ của
gia đình. Tác giả xin dành tặng đứa con tinh thần này đến gia đình như một lời cảm ơn sâu
sắc cho sự sinh thành và nuôi dưỡng từ ba mẹ trong suốt bao nhiêu năm qua. Cám ơn người
bạn đời đã luôn sát cánh cùng tác giả trong suốt thời gian qua.
Lời cuối tác giả xin gửi lời chúc sức khỏe đến với quý thầy cô, và chúc cho sự nghiệp
giáo dục của quý Thầy Cô mãi mãi thành công.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017
Hồ Thị Anh Thư

Biến động của TTCK Việt Nam trước sự kiện FOMC công bố lãi suất mục tiêu của FED


ii


GVHD: TS. Trần Lương Anh

HVTH: Hồ Thị Anh Thư

TÓM TẮT
Nghiên cứu này xác định phản ứng của TTCK Việt Nam khi FOMC công bố lãi suất
mục tiêu của FED. Phản ứng của thị trường được đo lường thông qua giá hoặc khối lượng
giao dịch cổ phiếu.
Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện trong tài chính để xem
xét phản ứng của TTCK Việt Nam khi FOMC công bố lãi suất mục tiêu của FED. Phản ứng
của thị trường được đo lường bởi sự biến động của giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu. Dữ
liệu nghiên cứu bao gồm 306 doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành
phố Hồ Chí Minh từ 08/2000 đến 09/2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy lợi nhuận bất thường
trung bình và khối lượng giao dịch bất thường trung bình tồn tại xung quanh ngày công bố
thông tin. Thị trường không hiệu quả ở dạng vừa, cụ thể thị trường phản ứng chậm thông qua
khối lượng và giá cổ phiếu tăng trong một giai đoạn.
Ngoài ra, đề tài còn xem xét các yếu tố đặc trưng của doanh nghiệp và chính sách tiền
tệ Mỹ tác động tới phản ứng của TTCK Việt Nam bằng phương pháp ước lượng mô hình hồi
quy. Các yếu tố đặc trưng của doanh nghiệp và chính sách tiền tệ của Mỹ tác động tới phản
ứng của thị trường thông qua giá cổ phiếu. Cụ thể, lợi nhuận bất thường tích lũy 5 ngày trước
ngày sự kiện, FOMC điều chỉnh tăng lãi suất và khối lượng giao dịch bất thường có mối quan
hệ đồng biến với lợi nhuận bất thường tích lũy từ ngày sự kiện đến 5 ngày sau; tồn tại mối
quan hệ nghịch biến giữa quy mô công ty và FOMC công bố lãi suất trong thời kỳ khủng
hoảng với lợi nhuận bất thường tích lũy CAR[0,+5].

Biến động của TTCK Việt Nam trước sự kiện FOMC công bố lãi suất mục tiêu của FED


iii


GVHD: TS. Trần Lương Anh

HVTH: Hồ Thị Anh Thư

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
APEC

:

Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

ASEAN

:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ASEM

:

Hội nghị Á – Âu

CSTT

:


Chính sách tiền tệ

ECB

:

Ngân hàng trung ương Châu

FED

:

Cục dữ trữ liên bang Mỹ

FEM

:

Phương pháp hồi quy ảnh hưởng cố định

FOMC

:

Ủy ban thị trường mở

OLS

:


Phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất thông thường

REM

:

Phương pháp hồi quy ảnh hưởng ngẫu nhiên

S&P500

:

Chỉ số chứng khoán của Mỹ

TTCK

:

Thị trường chứng khoán

TTP

:

Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương

Vnindex

:


Chỉ số chứng khoán Việt Nam

WTO

:

Tổ chức Thương mại Thế giới

Biến động của TTCK Việt Nam trước sự kiện FOMC công bố lãi suất mục tiêu của FED

iv


GVHD: TS. Trần Lương Anh

HVTH: Hồ Thị Anh Thư

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Bảng mô tả các biến đo lường được sử dụng trong mô hình nghiên cứu
Bảng 4.1: Kết quả kiểm định khối lượng giao dịch bất thường trung bình
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định lợi nhuận bất thường trung bình
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định lợi nhuận bất thường trung bình tích lũy
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định lợi nhuận bất thường trung bình chia tách theo các sự kiện
FOMC công bố tăng, giảm và giữ nguyên lãi suất.
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định lợi nhuận bất thường trung bình tích lũy chia tách theo các sự
kiện FOMC công bố tăng, giảm và giữ nguyên lãi suất.
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định lợi nhuận bất thường trung bình phân loại theo ngành
Bảng 4.7. Thống kê mô tả các biến định lượng
Bảng 4.8. Bảng thống kê ngành trong mẫu nghiên cứu

Bảng 4.9. Bảng thống kê FOMC điều chỉnh lãi suất
Bảng 4.10. Ma trận tương quan giữa các biến
Bảng 4.11: Bảng kiểm định phương sai của sai số thay đổi
Bảng 4.12: Bảng kiểm định tự tương quan của sai số
Bảng 4.13: Kết quả hồi quy
Bảng 4.14: Bảng tóm lược kỳ vọng dấu và kết quả nghiên cứu.
Bảng PL.1: Danh sách công ty trong mô hình nghiên cứu
Bảng PL.2: Ngày sự kiện và mức công bố lãi suất của FOMC

Biến động của TTCK Việt Nam trước sự kiện FOMC công bố lãi suất mục tiêu của FED

v


GVHD: TS. Trần Lương Anh

HVTH: Hồ Thị Anh Thư

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 3.1: Giao dịch website của FED
Hình 4.1: Khối lượng giao dịch bất thường trung bình trong cửa sổ sự kiện
Hình 4.2: Lợi nhuận bất thường trung bình trong cửa sổ sự kiện
Hình 4.3. Lợi nhuận bất thường trung bình chia tách theo các sự kiện FOMC công bố tăng,
giảm và giữ nguyên lãi suất.
Hình 4.4: Phân phối xác suất lợi nhuận bất thường tích lũy từ ngày [0] đến [+5]

Biến động của TTCK Việt Nam trước sự kiện FOMC công bố lãi suất mục tiêu của FED

vi



GVHD: TS. Trần Lương Anh

HVTH: Hồ Thị Anh Thư

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................... ii
TÓM TẮT ..............................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ................................................................................ vi
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ..................................................................................................... 1
1.1.

Lý do nghiên cứu ....................................................................................................... 1

1.2.

Vấn đề nghiên cứu ..................................................................................................... 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................... 2

1.4.

Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 2


1.5.

Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 3

1.6.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.7.

Ý nghĩa nghiên cứu.................................................................................................... 4

1.8.

Kết cấu luận văn nghiên cứu ..................................................................................... 4

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................................... 6
2.1.

Các khái niệm ............................................................................................................ 6

2.1.1.

Giới thiệu tổng quan về CSTT ............................................................................ 6

2.1.2.

Cơ chế truyền dẫn CSTT - kênh lãi suất ............................................................. 6

2.1.3.


Khái niệm về Ủy ban Thị trường Mở - FOMC .................................................. 7

2.1.4.

Khái niệm về lãi suất Quỹ dự trữ liên bang ........................................................ 7

2.1.5.

Cơ chế lan truyền của CSTT............................................................................... 8

2.2. Lý thuyết kinh tế học truyền thống ............................................................................... 9
2.3. Lý thuyết thị trường hiệu quả ....................................................................................... 9
2.4. Các nghiên cứu liên quan ........................................................................................... 12
2.4.1. CSTT tác động lên TTCK Mỹ.............................................................................. 12
2.4.2. CSTT Mỹ tác động lên TTCK một số quốc gia trên thế giới............................... 14
Biến động của TTCK Việt Nam trước sự kiện FOMC công bố lãi suất mục tiêu của FED

vii


GVHD: TS. Trần Lương Anh

HVTH: Hồ Thị Anh Thư

2.5. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................................. 16
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 17
3.1. Dữ liệu nghiên cứu ..................................................................................................... 17
3.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 18
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu sự kiện ......................................................................... 19

3.2.2.

Phương pháp kiểm định giả thuyết thống kê .................................................... 22

3.2.3.

Ước lượng mô hình hồi quy.............................................................................. 23

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................... 27
4.1. Phản ứng của thị trường khi FOMC công bố lãi suất mục tiêu của FED. .................. 27
4.1.1. Phản ứng của thị trường thông qua khối lượng giao dịch cổ phiếu ..................... 27
4.1.2. Phản ứng của thị trường thông qua giá cổ phiếu .................................................. 29
4.2. Tác động của một số yếu tố đến phản ứng của thị trường thông qua giá cổ phiếu khi
FOMC công bố lãi suất mục tiêu của FED ........................................................................ 40
4.2.1. Phân tích thống kê mô tả ...................................................................................... 40
4.2.2. Phân tích tương quan ............................................................................................ 43
4.2.3. Kiểm định phương sai của sai số thay đổi............................................................ 44
4.2.4. Kiểm định tự tương quan của sai số ..................................................................... 44
4.2.5. Kết quả hồi quy .................................................................................................... 44
4.2.6 Thảo luận kết quả .................................................................................................. 45
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 50
5.1.

Kết luận.................................................................................................................... 50

5.2.

Kiến nghị ................................................................................................................. 51

5.3.


Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................. 52

5.3.1.

Hạn chế của luận văn ........................................................................................ 52

5.3.2.

Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................. 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................... 53
PHỤ LỤC .............................................................................................................................. 55

Biến động của TTCK Việt Nam trước sự kiện FOMC công bố lãi suất mục tiêu của FED

viii


GVHD: TS. Trần Lương Anh

HVTH: Hồ Thị Anh Thư

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1.

Lý do nghiên cứu

Quá trình hội nhập quốc tế của một nền kinh tế là sự giao lưu kinh tế trên mọi lĩnh vực
thương mại, dịch vụ và tài chính, ngân hàng của một quốc gia với phần còn lại của thế giới

trong điều kiện bình đẳng và cùng có lợi. Theo đó, nhìn lại quá trình hội nhập quốc tế của
Việt Nam kể từ sau khi thực hiện đổi mới toàn diện nền kinh tế từ năm 1990, nền kinh tế Việt
Nam đã nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế thế giới với nhiều sự kiện đáng chú ý như gia
nhập ASEAN, tham gia ASEM, APEC, WTO, TTP.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng thì những chính sách của nền
kinh tế thế giới đều ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt Mỹ là quốc gia có nền
kinh tế lớn nhất thế giới - có quan hệ về mậu dịch, đầu tư, tài chính, xã hội…với các quốc
gia nên có sức ảnh hưởng lớn. Cụ thể, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) là một trong những
định chế tài chính có ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến thị trường tài chính toàn cầu.
Thông báo lãi suất từ FED đưa ra trong cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở (FOMC)
thường được đánh giá là thông tin có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới các thị trường. Trong
các tuần trước thời điểm diễn ra cuộc họp, giới đầu tư cũng như các nhà kinh doanh thường
tranh luận về khả năng thay đổi lãi suất. Sự thay đổi trong bình luận của các quan chức FOMC
trong cuộc họp cũng rất quan trọng do nó cung cấp cho nhà đầu tư manh mối chính sách tiền
tệ trong thời gian tiếp theo đó. Nếu như kết quả công bố khác với kỳ vọng thị trường trước
đó, sẽ gây ra tác động tiêu cực và khó lường tới biến động giá của các thị trường, trong đó có
thị trường chứng khoán.
Vấn đề trên đã được chứng minh thông qua rất nhiều các nghiên cứu trên thế giới.
Trong đó, có Việt Nam; tuy nhiên theo cách tiếp cận vấn đề thông qua phương pháp nghiên
cứu sự kiện thì ở Việt Nam thì chưa có nghiên cứu nào đề cập đến. Do đó đề tài nghiên cứu
sẽ tập trung vào tìm hiểu “Biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam trước sự kiện
FOMC công bố lãi suất mục tiêu của FED”. Qua đó, sẽ đánh giá chính xác hơn các phản
ứng của thị trường chứng khoán Việt Nam dưới tác động của lãi suất FED công bố. Xa hơn
nữa, thông qua đó còn có thể giúp kiểm tra về hiện tượng rò rỉ thông tin trên thị trường hay
tính hiệu quả của các thị trường. Đề tài tiếp cận theo hướng định lượng để làm rõ vấn đề trên,
bên cạnh đó sẽ đưa ra những kiến nghị cụ thể trên cơ sở dựa vào các kết quả của nghiênncứu.
Biến động của TTCK Việt Nam trước sự kiện FOMC công bố lãi suất mục tiêu của FED

1



GVHD: TS.Trần Lương Anh

1.2.

HVTH: Hồ Thị Anh Thư

Vấn đề nghiên cứu

Nghiên cứu của đề tài nhằm xem xét tác động của chính sách tiền tệ (CSTT) Mỹ thông
qua kênh lãi suất công bố của FED lên TTCK Việt Nam.
Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện trong tài chính để xem
xét phản ứng của TTCK Việt Nam khi FOMC công bố lãi suất mục tiêu của FED. Phản ứng
của thị trường được đo lường bởi nhiều khía cạnh; có thể nói, bên cạnh sự biến động của giá
cổ phiếu thì khối lượng giao dịch là một trong những yếu tố quan trọng đo lường phản ứng
của thị trường.
Ngoài ra, đề tài còn xem xét các yếu tố đặc trưng của doanh nghiệp và chính sách tiền
tệ Mỹ tác động tới phản ứng của TTCK Việt Nam bằng phương pháp ước lượng mô hình hồi
quy.
1.3.
-

Câu hỏi nghiên cứu
Phản ứng của thị trường chứng khoán Việt Nam như thế nào thông qua giá cổ
phiếu thể hiện ở lợi nhuận bất thường khi FOMC công bố lãi suất mục tiêu của
FED?

-

Phản ứng của thị trường chứng khoán Việt Nam như thế nào thông qua khối lượng

giao dịch cổ phiếu thể hiện ở khối lượng giao dịch bất thường khi FOMC công bố
lãi suất mục tiêu của FED?

-

Các yếu tố đặc trưng doanh nghiệp và chính sách tiền tệ Mỹ có tác động tới phản
ứng của thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua giá cổ phiếu hay không?

1.4.

Mục tiêu nghiên cứu

Xem xét phản ứng của TTCK Việt Nam trước và sau ngày thông báo thay đổi lãi suất
từ cuộc họp Quỹ Liên Bang – FOMC (hay còn gọi là ngày sự kiện). Phương pháp này giúp
đánh giá chính xác hơn các phản ứng của TTCK Việt Nam dưới tác động của lãi suất FED
công bố. Xa hơn nữa, thông qua đó còn có thể giúp kiểm tra về hiện tượng rò rỉ thông tin
trên thị trường hay tính hiệu quả của các thị trường.
-

Xác định phản ứng của thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua giá cổ phiếu
khi FOMC công bố lãi suất mục tiêu của FED.

Biến động của TTCK Việt Nam trước sự kiện FOMC công bố lãi suất mục tiêu của FED

2


GVHD: TS.Trần Lương Anh

-


HVTH: Hồ Thị Anh Thư

Xác định phản ứng của thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua khối lượng
giao dịch của cổ phiếu khi FOMC công bố lãi suất mục tiêu của FED.

-

Xác định ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng của doanh nghiệp và chính sách tiền
tệ Mỹ tới phản ứng của thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua giá cổ phiếu.

1.5.

Phạm vi nghiên cứu

Bài nghiên cứu phân tích tác động của sự kiện FOMC công bố lãi suất mục tiêu của
FED tới TCTK Việt Nam. Dữ liệu được thu thập theo ngày, bắt đầu từ ngày thị trường chứng
khoán Việt Nam hình thành cho đến nay. (08/2000 – 09/2017).
1.6.

Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu như trên; phương pháp nghiên cứu sự kiện,
phương pháp kiểm định giải thuyết thống kê và phương pháp ước lượng mô hình hồi quy
được áp dụng để giải quyết các vấn đề đặt ra.
-

Phương pháp nghiên cứu sự kiện được sử dụng ở đây nhằm xác định phản ứng
của thị trường thông qua giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu xung quanh ngày
FOMC công bố lãi suất. Phản ứng của thị trường thông qua giá cổ phiếu thể hiện

bởi lợi nhuận bất thường của cổ phiếu. Và thông qua khối lượng giao dịch cổ phiếu
thể hiện ở khối lượng giao dịch bất thường.

-

Phương pháp kiểm định giả thuyết thống kê là phương pháp hỗ trợ trong việc
khẳng định một kết quả có đủ độ tin cậy mang tính thống kê hay không? Qua đó,
giúp cho việc xem xét liệu lợi nhuận bất thường, khối lượng giao dịch bất thường
xung quanh ngày FOMC công bố lãi suất có đủ độ tin cậy mang tính thông kê hay
không?

-

Việc sử dụng ước lượng mô hình hồi quy bằng phương pháp bình phương nhỏ
nhất thông thường (OLS), ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) và ảnh hưởng cố định
(FEM) để xác định ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng doanh nghiệp, chính sách
tiền tệ Mỹ tới phản ứng của thị trường thông qua giá cổ phiếu.

Biến động của TTCK Việt Nam trước sự kiện FOMC công bố lãi suất mục tiêu của FED

3


GVHD: TS.Trần Lương Anh

1.7.

HVTH: Hồ Thị Anh Thư

Ý nghĩa nghiên cứu


Kết quả nghiên cứu góp phần làm gia tăng sự hiểu biết và sự truyền dẫn của CSTT
Mỹ, thông qua kênh lãi suất công bố của Fed lên TTCK Việt Nam. Từ kết quả đạt được,
nghiên cứu nêu lên một số kiến nghị, gợi ý cho nhà đầu tư và các cơ quan quản lý trong việc
đưa ra các dự báo về chiều hướng biến động của TTCK Việt Nam nhằm giảm thiểu rủi ro,
gia tăng lợi nhuận, đồng thời tạo sự ổn định tránh những cú sốc bất ngờ cho TTCK trước
những thông báo thay đổi lãi suất của Fed.
1.8.

Kết cấu luận văn nghiên cứu

Dự kiến kết cấu đề tài gồm có 5 chương và được trình bày theo thứ tự sau:
Chương 1: Giới thiệu
Chương này giới thiệu khái quát về lý do nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và
câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.
Đồng thời, đề tài cũng đưa ra ý nghĩa của nghiên cứu đối với khoa học cũng như ứng dụng
vào thực tiễn. Tiếp theo, để hiểu rõ hơn về giá trị của luận văn trên thực tiễn cũng như học
thuật, chương này còn nêu những điểm nổi bật của luận văn. Sau cùng là kết cấu của luận
văn.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 2 sẽ tập trung trình bày các lý thuyết và một vài nghiên cứu trướcvề việc tác
động của chính sách tiền tệ đến thị trường chứng khoán. Làm cơ sở cho việc xác định phản
ứng của thị trường khi FOMC công bố lãi suất mục tiêu của FED. Cụ thể là lý thuyết thị
trường hiệu quả và một số khai niệm liên quan tới CSTT, cơ chế lan truyền lãi suất, FOMC,
lãi suất mục tiêu của FED…Đồng thời, chương này cũng giới thiệu một số nghiên cứu trước
liên quan đến lý thuyết thị trường hiệu quả và liên quan trực tiếp đến mục đích nghiên cứu
của luận văn. Bên cạnh đó, luận văn cũng nêu ra một số giả thiết nghiên cứu thể hiện kết quả
nghiên cứu của luận văn
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Mục tiêu của chương này là đưa ra các phương pháp kinh tế lượng, đặc biệt là phương

pháp nghiên cứu sự kiện trong tài chính nhằm xác định phản ứng của thị trường thông qua
Biến động của TTCK Việt Nam trước sự kiện FOMC công bố lãi suất mục tiêu của FED

4


GVHD: TS.Trần Lương Anh

HVTH: Hồ Thị Anh Thư

giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu. Ngoài ra, chương này còn trình bày về nguồn dữ liệu
nghiên cứu, các tiêu chuẩn của mẫu nghiên cứu trong luận văn
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương này mô tả phân tích thống kê dữ liệu nghiên cứu. Nhận định đánh giá mức
độ phù hợp của kết quả nghiên cứu. Cũng như những yếu tố làm ảnh hưởng đến kết quả của
nghiên cứu. Chương này gồm 2 phần: phần thứ nhất là phân tích kết quả phản ứng của thị
trường thông qua giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu khi FOMC công bố lãi suất mục tiêu
của FED thông qua việc kiểm định mức ý nghĩa của lợi nhuận bất thường trung bình, lợi
nhuận bất thường trung bình tích lũy và khối lượng giao dịch bất thường trung bình. Phần
thứ hai, tác giả chia tích mẫu dữ liệu thành 3 nhóm quan sát: FOMC công bố lãi suất không
đổi, tăng lãi suất và giảm lãi suất để xem xét biến động của TTCK Việt Nam trước những
CSTT của Mỹ đưa ra.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
Chương 5 trình bày các kết luận rút ra từ quá trình phân tích, đồng thời đưa ra một số
kiến nghị đối với các đối tượng liên quan dựa trên các kết luận đã nêu. Ngoài ra, chương này
cũng nêu lên những hạn chế của đề tài trong quá trính nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên
cứu tiếp theo trong tương lai.

Biến động của TTCK Việt Nam trước sự kiện FOMC công bố lãi suất mục tiêu của FED


5


GVHD: TS.Trần Lương Anh

HVTH: Hồ Thị Anh Thư

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 1 đã giới thiệu tóm tắt nội dung của luận văn, từ lý do nghiên cứu, mục tiêu
nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, đến ý nghĩa, phương
pháp nghiên cứu và kết cấu của luận văn. Tiếp theo chương 2 sẽ trình bày tổng quan các lý
thuyết tài chính gồm: (i) lý thuyết kinh tế học truyền thống, (ii) lý thuyết thị trường hiệu quả.
Đây là những lý thuyết nền tảng được sử dụng để giải thích mối quan hệ giữa hoạt động của
TTCK với các thông tin công bố. Đồng thời, cũng giới thiệu một số nghiên cứu trước liên
quan đến lý thuyết thị trường hiệu quả và liên quan trực tiếp đến mục tiêu nghiên cứu của
luận văn. Bên cạnh đó là những giả thiết nghiên cứu thể hiện cho kết quả nghiên cứu của
luận văn.
2.1.

Các khái niệm

2.1.1. Giới thiệu tổng quan về CSTT
Chính sách tiền tệ được thể hiện dưới nhiều khía cạnh, trong đó chính sách tiền tệ
được xem là các hành động của ngân hàng trung ương nhằm thay đổi cung tiền hoặc lãi suất
chính sách để hướng đến mục tiêu ổn định lạm phát, tăng trưởng kinh tế, toàn dụng lao động
và ổn định tỷ giá hối đoái (Drakos and Kouretas, 2015).
2.1.2. Cơ chế truyền dẫn CSTT - kênh lãi suất
Truyền dẫn chính sách tiền tệ là quá trình truyền dẫn những thay đổi trong lãi suất
chính sách hoặc cung tiền đến các thay đổi khác của các yếu tố kinh tế như lãi suất thị trường,
giá tài sản, tỷ giá hối đoái, dòng tiền, cung tín dụng ngân hàng, tiêu dùng tư nhân….để hướng

đến mục tiêu cuối cùng là mức giá, tăng trưởng kinh tế và lao động của nền kinh tế (Mankiw
and Taylor, 2011). Tác động của những thay đổi trong cung tiền hay lãi suất chính sách của
ngân hàng trung ương lên các biến số vĩ mô khác được nghiên cứu trong mô hình IS – LM,
đây được xem là mô hình nền tảng mô tả quá trình truyền dẫn của chính sách tiền tệ thông
qua nhiều kênh khác nhau.
Ngân hàng trung ương có thể thay đổi cung tiền và hoặc lãi suất chính sách để tác
động đến lãi suất thực, đầu tư, tổng cầu và sản lượng. Kênh lãi suất được được xem là kênh
truyền dẫn chính của chính sách tiền tệ và được khẳng định ở nhiều nghiên cứu tại nhiều khu
vực và quốc gia khác nhau (Taylor, 1995).
Biến động của TTCK Việt Nam trước sự kiện FOMC công bố lãi suất mục tiêu của FED

6


GVHD: TS.Trần Lương Anh

HVTH: Hồ Thị Anh Thư

2.1.3. Khái niệm về Ủy ban Thị trường Mở - FOMC
Ủy ban Thị trường Mở - FOMC là một tổ chức gồm có 7 Thống đốc trong Hội đồng
quản trị của Ngân hàng Dữ trữ Liên bang và 5 Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ liên bang. FOMC
thường tổ chức cuộc họp định kỳ 8 lần/năm (7 tuần/lần) và các cuộc họp bất thường trong
trường hợp cần thiết để thảo luận và đưa ra quyết định về xu hướng ngắn hạn đối với chính
sách tiền tệ. Các thay đổi trong chính sách tiền tệ thường được thông báo trong cuộc họp báo
ngay sau cuộc họp. Biên bản họp chính sách đầy đủ sẽ được công bố sau đó 3 tuần.
2.1.4. Khái niệm về lãi suất Quỹ dự trữ liên bang
Lãi suất Quỹ dự trữ Liên bang gọi tắt là lãi suất công bố của FED – là lãi suất cho vay
dự trữ bắt buộc tại ngân hàng liên bang Hoa Kỳ, đây là lãi suất cho vay phần vốn dự trữ bắt
buộc dư thừa nhằm đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng (có thể được gọi
là lãi suất điều hòa vốn dự trữ qua đêm).

Trong mỗi thời kỳ khác nhau, FED sẽ công bố mức lãi suất điều hòa vốn dự trữ (FED
Funds Target Rate) làm cơ sở thiết lập các mức lãi suất khác trên thị trường. Lãi suất này là
một trong những cách mà FED sử dụng để đạt được mục tiêu điều hành CSTT. Lãi suất công
bố của FED được thành lập bởi Hội đồng thành viên Ủy ban Thị trường mở (FOMC) định
kỳ 8 lần trong một năm và các cuộc họp bất thường trong trường hợp cần thiết.
Ngoài lãi suất chiết khấu (discounted rate) thì FED Funds Rate là công cụ thứ hai giúp
FED điều hành chính sách tiền tệ. Trên thực tế, lãi suất công bố của FED không phải là lãi
suất cơ bản. So với lãi suất cơ bản (Prime rate) thì lãi suất công bố của FED thấp hơn. Lãi
suất cơ bản được công bố bởi các ngân hàng và thường cao hơn lãi suất công bố FED khoảng
2,5 đến 3%.
Như vậy, lãi suất công bố của FED là lãi suất điều hòa vốn dự trữ của các tổ chức tín
dụng do FED công bố làm cơ sở cho việc hình thành các lãi suất khác, trong đó có lãi suất
cơ bản. Nếu muốn giảm lãi suất, FED sẽ mua chứng khoán của các ngân hàng thành viên để
đảm bảo tỷ lệ dự trữ, với hành động này của FED sẽ làm giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân
hàng liên bang xuống và giảm được tình trạng cho vay giữa các ngân hàng và ngược lại.

Biến động của TTCK Việt Nam trước sự kiện FOMC công bố lãi suất mục tiêu của FED

7


GVHD: TS.Trần Lương Anh

HVTH: Hồ Thị Anh Thư

Trong khi cả lãi suất điều hòa vốn dự trữ và lãi suất cơ bản đều tồn tại song song thì
FED thường chỉ công bố lãi suất điều hòa vốn dự trữ.
2.1.5. Cơ chế lan truyền của CSTT
Liên kết tài chính tồn tại khi biến động giá của các chỉ số chứng khoán quốc gia được
tìm thấy là đại diện cho mối quan hệ nhân quả trong dài hạn. Kết quả là, sự phụ thuộc lẫn

nhau giữa các thị trường chứng khoán có tồn tại. Trong đó, các TTCK trong cùng khu vực
sẽ phản ứng tương tự nhau trước các cú sốc thông thường. Do đó, thị trường được cho là
không hiệu quả khi có mối quan hệ nhân quả giữa các thị trường chứng khoán trong cùng
một khu vực hoặc ở những nơi khác.
Sự liên kết TTCK hay hiệu ứng lan truyền xảy ra khi chiều hướng của luồng thông
tin không thống nhất. Điều này xảy ra khi không gian tín hiệu vượt quá chiều hướng của
không gian giá và khi số lượng tín hiệu vượt quá số lượng thị trường (Jordan 1983). Điều
này cuối cùng sẽ dẫn đến các trường hợp sự thay đổi giá trong một thị trường phụ thuộc vào
sự thay đổi trong các thị trường khác.
Ngoài ra, Sheng & Tu (2000) nhấn mạnh rằng liên kết thị trường tài chính xảy ra do
sự phát triển nhanh chóng của thị trường tài chính nhờ quá trình tự do hóa và toàn cầu hóa.
Fernandez-Izquierdo & Lafuente (2004) chỉ ra rằng tự do hóa gia tăng dòng vốn lưu
thông giữa các quốc gia vì có ít kiểm soát, hạn chế về các giao dịch trên thị trường tài sản.
Điều này có thể gây hại cho thị trường mới nổi như khi dòng vốn đầu tư làm tăng biến động
của các thị trường này vì những thị trường này không có khả năng theo dõi những thay đổi
nhanh chóng như kết quả của các thị trường tài chính kém phát triển. Điều này đã được
chứng minh bởi Khalid & Kawai (2003) trong nghiên cứu của họ về lợi nhuận thị trường
chứng khoán và biến động trên các thị trường tài chính mới nổi.
Holmes & Wong (2001) chỉ ra rằng việc gia tăng sự tham gia của các nhà đầu tư nước
ngoài cũng sẽ làm mất ổn định thị trường bằng cách làm cho giá cổ phiếu biến động hơn vì
các quỹ thường đầu tư ngắn hạn trong tự nhiên. Nếu thị trường được tổng hợp, sau đó mức
mức độ nhận thức rủi ro về một quốc gia có thể ảnh hượng đến mức độ rủi ro của thị trường
chứng khoán các quốc gia trong khu vực.

Biến động của TTCK Việt Nam trước sự kiện FOMC công bố lãi suất mục tiêu của FED

8


GVHD: TS.Trần Lương Anh


HVTH: Hồ Thị Anh Thư

Liên kết thị trường chứng khoán còn tồn tại do tiến bộ trong công nghệ thông tin, cho
phép nhà đầu tư truyền tải thông tin nhanh hơn với chi phí thông tin và chi phí giao dịch thấp
hơn. Điều này cuối cùng sẽ tạo ra hiệu ứng lan truyền tác động giữa các quốc gia trong các
khu vực khác nhau và cũng tăng mức độ liên kết giữa các thị trường chứng khoán trong khu
vực.
Khi thị trường tài chính được tổng hợp nhiều hơn và biến động cơ chế lan truyền xảy
ra giữa các thị trường chứng khoán quốc gia, điều này làm giảm cơ hội đa dạng hóa danh
mục đầu tư của các nhà đầu tư quốc tế để đạt được lợi nhuận cao hơn với rủi ro thấp hơn.
Bên cạnh đó, việc truyền tải các cú sốc nước ngoài vào thị trường trong nước có thể tạo ra
những ảnh hưởng bất lợi đến cả nhà đầu tư trong nước và ngoài nước tại thị trường. Cuối
cùng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong khu vực. Ngoài ra, việc phân tích các tác động
lan truyền bất ổn là rất quan trọng khi giá tài sản có liên quan đến nhau. Trong bối cảnh này,
việc phân tích một thị trường duy nhất trong sự cô lập sẽ bỏ qua thông tin quan trọng về các
hành vi trong chính thị trường của nó.
2.2. Lý thuyết kinh tế học truyền thống
Lý thuyết kinh tế học truyền thống cho rằng có mối quan hệ giữa hoạt động của TTCK
với các thông tin công bố (Fama và các tác giả, 1969). Các thông tin liên quan đến CSTT do
ngân hàng trung ương công bố đóng vai trò quan trọng trong TTCK, bởi vì các thông tin từ
CSTT tác động đến nền kinh tế vĩ mô, sau đó các yếu tố vĩ mô lại tác động đến TTCK một
cách gián tiếp.
Thế giới ngày càng phát triển và hội nhập trong hoạt động của thị trường tài chính,
các cú sốc từ quốc gia phát triển như Mỹ ảnh hưởng đến các thị trường khác thông qua nhiều
cơ chế dẫn truyền khác nhau như kênh tín dụng, kênh tỷ giá, lãi suất.
2.3. Lý thuyết thị trường hiệu quả
Những luận điểm cơ bản của các trường phái tài chính cổ điển luôn tin rằng các quyết
định của nhà đầu tư trên thị trường luôn dựa trên tính duy lý. Nói cách khác, họ luôn tin rằng
tồn tại một cơ chế điều chỉnh thị trường về trạng thái hiệu quả. Đây là cơ chế kinh doanh

chênh lệch giá của hàng hóa trên thị trường tài chính. Các nhà đầu tư nhận thấy có cơ hội
kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch giá cùa các tài sản tài chính, lập tức họ tận dụng cơ chế
Biến động của TTCK Việt Nam trước sự kiện FOMC công bố lãi suất mục tiêu của FED

9


GVHD: TS.Trần Lương Anh

HVTH: Hồ Thị Anh Thư

“mua tài sản ở nơi có giá thấp và bán tài sản đó ở nơi có giá cao”. Khi đó, động thái này
của nhà đầu tư sẽ tự động điều chỉnh thị trường, xác lập giá cả về trạng thái cân bằng hay
hợp lý. Cơ chế này được xem là nền tảng cơ bản cho mô hình lý thuyết tài chính hiện đại “lý
thuyết thị trường hiệu quả”.
Theo lý thuyết thị trường hiệu quả, giá cả của chứng khoán trên thị trường tài chính,
đặc biệt là TTCK, phản ánh đầy đủ mọi thông tin đã biết (Lo, 2007). Do đó, nhà đầu tư không
thể kiếm được lợi nhuận bằng cách căn cứ vào các thông tin đã biết hay những hình thái biến
động của giá cả trong quá khứ (Samuelson, 1965).
Nghiên cứu của Fama (1970) chia mức độ hiệu quả của thị trường thành 3 dạng là
yếu, bán mạnh và mạnh.
Lý thuyết thị trường hiệu quả dạng yếu cho rằng giá chứng khoán phản ứng đầy đủ
thông tin thị trường của chứng khoán đã công bố trong quá khứ, bao gồm giá quá khứ, tỷ lệ
lợi tức, dữ liệu về khối lượng giao dịch và các thông tin tạo ra bởi thị trường. Điều này ngụ
ý rằng thông tin tỷ lệ lợi tức trong quá khứ và các thông tin thị trường khác không có liên hệ
với tỷ lệ lợi tức trong tương lai, có nghĩa nhà đầu tư không thể kiếm được lợi nhuận nếu dựa
vào thông tin trong quá khứ. Để kiểm định thị trường hiệu quả ở dạng này cần tiến hành hồi
quy tỷ suất sinh lời theo mô hình tỷ suất sinh lời kỳ vọng và tỷ suất sinh lời trong quá khứ
của cổ phiếu. Nếu thị trường hiệu quả ở dạng yếu thì tỷ suất sinh lời trong quá khứ sẽ không
có ý nghĩa trong việc dự báo tỷ suất sinh lời tương lai.

Lý thuyết thị trường hiệu quả ở dạng vừa cho rằng giá chứng khoán phản ánh đầy đủ
thông tin công bố trong quá khứ cũng như thông tin vừa công bố xong của doanh nghiệp,
nhà đầu tư không thể tìm kiếm lợi nhuận bất thường khi doanh nghiệp công bố thông tin. Về
mặt lý thuyết, khi doanh nghiệp công bố một thông tin mới thì giá chứng khoán đã phản ánh
thông tin đó đồng nghĩa với việc nhà đầu tư sẽ không thể tìm kiếm lợi nhuận bất thường từ
thông tin. Nhưng trên thực tế, kết quả bằng chứng thực nghiệm của các nhà nghiên cứu đưa
ta không thống nhất về sự tồn tại lợi nhuận bất thường khi công bố thông tin. Nhiều nghiên
cứu đưa ra bằng chứng ủng hộ nhưng cũng nhiều nghiên cứu đưa ra kết luận trái ngược với
lý thuyết thị trường hiệu quả dạng vừa. Phương pháp nghiên cứu sự kiện là một phương pháp
kiểm định về tính hiệu quả của thị trường ở dạng vừa trên cơ sở kiểm định việc công bố
Biến động của TTCK Việt Nam trước sự kiện FOMC công bố lãi suất mục tiêu của FED

10


GVHD: TS.Trần Lương Anh

HVTH: Hồ Thị Anh Thư

thông tin có ảnh hưởng đến giá chứng khoán một cách đột biến hay tạo ra lợi nhuận bất
thường hay không? Nghiên cứu sự kiện có lịch sử khá lâu đời, có lẽ nghiên cứu của Dolley
(1933) xem xét ảnh hưởng của giá cổ phiếu khi chia tách cổ phiếu, sử dụng dữ liệu của 95
mẫu chia tách cổ phiếu từ năm 1921 đến năm 1931. Kết quả tìm thấy giá cổ phiếu tăng đối
với 57 trường hợp chia tách và không đổi đối với 26 mẫu. Sau đó, nghiên cứu sự kiện thu
hút được sự quan tâm của nhiều nhà kinh tế, bằng chứng là có nhiều nghiên cứu sự kiện được
công bố trên tạp chí kinh tế (Ashley 1962; Barker 1956; Myers & Bakay 1948). Về sau,
phương pháp nghiên cứu sự kiện được hệ thống hóa lại và đưa ra trong nghiên cứu của
Mackinlay (1997).
Dạng cuối cùng là lý thuyết thị trường hiệu quả dạng mạnh. Lý thuyết thị trường hiệu
quả dạng mạnh khẳng định mạnh mẽ hơn về tính hiệu quả của thị trường tài chính, rằng giá

chứng khoán đã phản ánh tất cả thông tin công bố trong quá khứ. Điều này có nghĩa, nếu có
thông tin nội bộ , những người có thông tin nội bộ sẽ mua bán ngay chứng khoán để thu lợi
nhuận, lúc đó giá chứng khoán giá sẽ thay đổi, đến khi nào người trong cuộc không còn kiếm
lời được nữa.
Kết quả có được từ nghiên cứu của các tác giả cho rằng, dạng yếu và dạng bán mạnh
có khả năng đúng, trong khi dạng mạnh còn gây nhiều tranh cãi vì nhà đầu tư cho rằng thị
trường không thực sự hiệu quả. Thực tế, thị trường không hiệu quả như lý thuyết đề cập, vì
tất cả các thông tin liên quan không đơn thuần chịu sự phản ánh từ giá chứng khoán. Và nhà
đầu tư vẫn có thể kiếm được lợi nhuận nếu dùng các kỹ thuật phân tích thích hợp. Do đó,
việc phân tích các tỷ số tài chính nói chung và mức chi trả cổ tức nói riêng để tìm ra sự tác
động lên suất sinh lời cổ phiếu là rất cần thiết cho nhà đầu tư và nhà quản trị công ty.
Cũng như bất kỳ mô hình hay lý thuyết khác, lý thuyết thị trường hiệu quả và ứng
dụng của nó cũng được xây dựng dựa trên những giả định cần thiết về thị trường và thái độ
của các nhà đầu tư như sau:
-

Giả thiết thứ nhất, nhiều người tham gia thị trường nhằm tối đa hóa lợi nhuận và
cạnh tranh lẫn nhau sẽ phân tích và đánh giá chứng khoán một cách độc lập.

-

Giả thiết thứ hai, thông tin về chứng khoán đến với thị trường một cách ngẫu nhiên
và thời điểm thông báo thông tin độc lập với những thông báo khác.

Biến động của TTCK Việt Nam trước sự kiện FOMC công bố lãi suất mục tiêu của FED

11


GVHD: TS.Trần Lương Anh


-

HVTH: Hồ Thị Anh Thư

Giả thiết cuối cùng, nhà đầu tư tối đa hóa lợi nhuận điều chỉnh giá chứng khoán
để phản ánh hiệu quả của thông tin mới.

Phản ứng của thị trường khi FOMC công bố lãi suất mục tiêu của FED được xem xét
trên nền tảng lý thuyết thị trường hiệu quả dạng vừa. Vì vậy, tiếp theo, luận văn sẽ đề cập
một số bằng chứng thực nghiệm liên quan tới lý thuyết thị trường hiệu quả ở dạng vừa cũng
như liên quan trực tiếp đến mục tiêu nghiên cứu phản ứng của thị trường khi FOMC công
bố lãi suất mục tiêu của FED.
2.4. Các nghiên cứu liên quan
2.4.1. CSTT tác động lên TTCK Mỹ
Trong thời gian gần đây, lãi suất của FED được sử dụng rộng rãi trong các nghiên
cứu như là một chỉ số đo lường CSTT của Mỹ, như nghiên cứu của Bernanke & Kuttner
(2005) trên thị trường Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy CSTT ảnh hưởng lên TTCK trước
tiên thông qua các biến vĩ mô, sau đó những biến vĩ mô này lại tác động đến giá của tài sản
bằng cách thay đổi chi phí sử dụng vốn, điều này dẫn đến sự thay đổi trong cơ hội đầu tư của
các doanh nghiệp và từ đó ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp. Lập luận này được
hỗ trợ bởi những nghiên cứu trước của Thorbecke & Alami (1994), Lobo (2000), các tác giả
này cho rằng việc mở rộng CSTT sẽ dẫn đến mức lãi suất thấp hơn và sẽ thúc đẩy nhiều dự
án đầu tư hơn. Do đó, giá trị hiện tại của dòng tiền ròng dự kiến trong tương lai của các
doanh nghiệp sẽ gia tăng. Vì thế giá cổ phiếu có thể tăng khi có thông báo mở rộng CSTT.
Nói cách khác, nếu CSTT thắt chặt sẽ dẫn đến mức lãi suất cao hơn và không khuyến khích
các dự án đầu tư mới của doanh nghiệp nên giá trị hiện tại của dòng tiền ròng dự kiến trong
tương lai của doanh nghiệp sẽ bị giảm. Do đó giá cổ phiếu sẽ giảm khi có thông tin CSTT bị
thắt chặt.
Hơn nữa, nhiều bằng chứng thực nghiệm cho thấy CSTT tác động lên giá cổ phiếu là

không đối xứng, như nghiên cứu của Lobo (2000) tìm thấy những thông tin xấu liên quan
đến CSTT có tác động lớn hơn là những thông tin tốt. Lập luận này sau đó được hỗ trợ bởi
nghiên cứu của Farka (2009), kết quả nghiên cứu cho thấy việc tăng lãi suất của FED không
có ý nghĩa thống kê trong việc tác động lên giá cổ phiếu. Tuy nhiên chính sự gia tăng ngoài
mong đợi trong lãi suất của FED mới có tác động ngược chiều lên giá cổ phiếu, đồng thời
Biến động của TTCK Việt Nam trước sự kiện FOMC công bố lãi suất mục tiêu của FED

12


GVHD: TS.Trần Lương Anh

HVTH: Hồ Thị Anh Thư

nghiên cứu này tìm thấy phản ứng không cân xứng của giá cổ phiếu trước những thay đổi
bất ngờ của CSTT. Cụ thể, việc cắt giảm lãi suất ngoài mong đợi trong giai đoạn CSTT mở
rộng sẽ có tác động mạnh lên giá cổ phiếu lớn hơn là việc gia tăng lãi suất ngoài mong đợi
trong CSTT thắt chặt. Điều này hàm ý rằng những thông tin xấu xảy ra trong giai đoạn thị
trường xấu có tác động lên giá cổ phiếu lớn hơn những thông tin xấu xảy ra trong giai đoạn
thị trường tốt. Ngoài ra, mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu được cho là có quan hệ hai
chiều, như nghiên cứu của Rigobon & Sack (2001) cho thấy khi chỉ số S&P500 tăng 5% thì
lãi suất của FED cũng tăng 14.3 %.
Mặt khác, khi xét về lý thuyết thị trường hiệu quả của Fama (1970), giá cổ phiếu sẽ
phản ứng lại trước những thông tin liên quan đến những thay đổi bất ngờ của CSTT. Lập
luận này được hỗ trợ bởi nghiên cứu của Mitchell & Mulherin (1994), một nghiên cứu về lý
thuyết kinh tế học truyền thống. Kết quả nghiên cứu cho thấy các thông tin liên quan đến
CSTT do ngân hàng trung ương công bố đóng vai trò quan trọng và có tác động đến TTCK,
do những thông tin về CSTT sẽ tác động đến nền kinh tế vĩ mô, sau đó các yếu tố vĩ mô sẽ
tác động một cách gián tiếp đến TTCK.
Alexandros & ctg (2013) xem xét phản ứng của suất sinh lời cổ phiếu Hoa kỳ đối với

lãi suất Quỹ liên bang từ năm 1989 đến 2012. Nghiên cứu tập trung vào tác động của cuộc
khủng hoảng tài chính gần thời gian nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá cổ phiếu
phản ứng tích cực đối với việc cắt giảm lãi suất Quỹ liên bang. Hơn nữa, giá cổ phiếu phản
ứng là không đối xứng, phụ thuộc vào “thời điểm tốt” và “thời điểm xấu”. Họ chỉ ra rằng
trong giai đoạn khủng hoảng, các nhà đầu tư đã không phản ứng tích cực đối với việc FED
cắt giảm lãi suất. Kết quả nghiên cứu làm nổi bật mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng
hoảng gần đó và hiệu quả của chính sách tiền tệ là gần bằng không trong thời kỳ khủng
hoảng.
Gần đây, Mihail (2017) nghiên cứu lợi nhuận trên thị trường chứng khoán và định giá
tài sản thông qua mô hình CAPM trong những ngày cuộc họp FOMC diễn ra trong giai đoạn
từ năm 1989 đến năm 2008. Kết quả nghiên cứu cho thấy lợi nhuận thị trường cao và hiệu
suất CAPM tốt trong những ngày cuộc họp FOMC công bố cắt giảm lãi suất. Lợi nhuận
trung bình của thị trường vào những ngày FOMC công bố lãi suất không đổi và vào những
Biến động của TTCK Việt Nam trước sự kiện FOMC công bố lãi suất mục tiêu của FED

13


GVHD: TS.Trần Lương Anh

HVTH: Hồ Thị Anh Thư

ngày tăng lãi suất thì không khác biệt đáng kể so với các ngày không công bố khác. Kết quả
này làm nổi bật sự phản ứng của nhà đầu tư không đối xứng với tin tức có trong các thông
báo của FOMC.
2.4.2. CSTT Mỹ tác động lên TTCK một số quốc gia trên thế giới
Kim và Nguyen (2009) nghiên cứu về sự truyền dẫn ảnh hưởng trong công bố thông
tin lãi suất mục tiêu của Quỹ Dự Trữ Liên Bang Mỹ - FED và ngân hàng trung ương Châu
Âu – ECB lên lợi nhuận và sự biến động lợi nhuận của 12 TTCK khu vực Châu Á Thái Bình
Dương, trong giai đoạn tháng 1 năm 1999 đến tháng 12 năm 2006. Kết quả nghiên cứu cho

thấy nền kinh tế Mỹ và nền kinh tế khu vực đồng tiền chung Eurozone là hai khối nền kinh
tế quan trọng nhất trên thế giới, những cú sốc liên quan đến CSTT của họ không chỉ tạo ra
sự biến động quan trọng và có ý nghĩa thống kê lên TTCK của chính họ mà còn tác động
đến các TTCK của các nước khác. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy tác động lan truyền
các thông tin từ FED và ECB lên lợi nhuận cổ phiếu các TTCK khu vực Châu Á Thái Bình
Dương. Cụ thể, lợi nhuận các TTCK có mối quan hệ nghịch biến với tỷ lệ gia tăng lãi suất
ngoài mong đợi, đồng thời có bằng chứng cho thấy các thông tin được lan truyền là tương
đối chậm. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu cho thấy sự biến động trong lợi nhuận cổ phiếu của
hầu hết ở các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương sẽ gia tăng khi có một sự gia
tăng ngoài mong đợi của lãi suất mục tiêu của FED và ECB.
Một nghiên cứu khác của Valente (2009) về tác động của CSTT Mỹ thông qua cấu
trúc lãi suất của Mỹ lên hai nền kinh tế mới nổi là Hồng Kong và Singapo. Sử dụng dữ liệu
quan sát trong giai đoạn từ 1994 đến 2004. Kết quả nghiên cứu cho thấy lãi suất tại thị trường
Hồng Kong và Singapo có phản ứng khác nhau trước những thông báo của CSTT Mỹ,
nguyên nhân có thể là do sự đối lập trong chính sách tỷ giá của hai trị trường này trong suốt
giai đoạn quan sát. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy những thông tin liên quan đến lãi suất mục
tiêu của nền kinh tế Mỹ có tác động mạnh mẽ lên lãi suất các quốc gia này, ngay cả khi thực
hiện cơ chế tỷ giá linh hoạt đối với Mỹ.
Một số nghiên cứu gần đây của Laeven & Tong (2012), nghiên cứu về sự phản ứng
của TTCK thế giới trước cú sốc CSTT Mỹ, sử dụng dữ liệu bao gồm 20,121 công ty của 44
quốc gia trong giai đoạn từ 1990 đến 2008. Kết quả nghiên cứu cho thây giá chứng khoán
Biến động của TTCK Việt Nam trước sự kiện FOMC công bố lãi suất mục tiêu của FED

14


GVHD: TS.Trần Lương Anh

HVTH: Hồ Thị Anh Thư


trên toàn thế giới phản ứng mạnh mẽ trước sự thay đổi lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ, giá
cổ phiếu các quốc gia sẽ tăng hoặc giảm tùy theo chính sách nới lỏng hoặc thắt chặt bất ngờ
của CSTT của Mỹ. Nghiên cứu lập luận rằng sự thay đổi trong CSTT của Mỹ có thể tác động
đến các doanh nghiệp nước ngoài thông qua những biến động thực trong nền kinh tế nước
Mỹ như kỳ vọng về tăng trưởng GDP thực. Ngoài ra, các CSTT nhằm hỗ trợ trong hoạt động
cho vay của Mỹ cũng là một trong những kênh có tác động mạnh đến giá các cổ phiếu của
các quốc gia có tỷ giá đồng tiền cố định (ngược lại đối với các quốc gia có tỷ giái đồng tiền
linh hoạt), đồng thời các quốc gia có nền tài chính tự chủ thì ít bị tác động của CSTT của Mỹ
hơn là các quốc gia có nguồn tài chính phụ thuộc vào các nguồn tài chính bên ngoài. Hơn
nữa, nghiên cứu cho thấy những cú sốc trong CSTT của Mỹ tác động lên giá cổ phiếu của
các nước bằng cách ảnh hưởng lên lãi suất ở các quốc gia, đồng thời có bằng chứng thực
nghiệm mới cho thấy rằng những rào cản tài chính có vai trò quan trọng trong việc truyền
dẫn CSTT lên nền kinh tế học.
Bên cạnh đó, Yang &Hamori (2014) nghiên cứu về sự tác động lan truyền của CSTT
Mỹ tác động lên TTCK các nước khu vực ASEAN. Sử dụng dữ liệu trái phiếu kho bạc Mỹ
kỳ hạn ba tháng, chỉ số chứng khoán S&P500 và chỉ số chứng khoán của 3 quốc gia ASEAN
bao gồn Indonesia, Thái Lan, Singapore trong giai đoạn từ tháng 1 năm 1990 đến tháng 12
năm 2912. Áp dụng mô hình Markov-switching để phân tích mối liên hệ giữa CSTT Mỹ và
TTCK ASEAN kết quả nghiên cứu cho thấy CSTT của Mỹ có mức tác động khác nhau đối
với TTCK mỗi nước ở khu vực ASEAN. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy lãi suất trái
phiếu kho bạc Mỹ có tác động ngược chiều đến TTCK ASEAN trong giai đoạn kinh tế phát
triển. Tuy nhiên, tác động này đã biến mất trong giai đoạn kinh tế khủng hoảng. Bên cạnh
đó, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng TTCK các nước ASEAN có dao động cùng chiều với
TTCK Mỹ trong cả hai giai đoạn kể trên. Từ kết quả trên Yang & Hamori (2014) chỉ ra rằng
cơ chế truyền dẫn của giá tài sản là quan trọng và có ý nghĩa thống kê đặc biệt từ Mỹ đến
các quốc gia có nên kinh tế nhỏ, các hiệu ứng lan truyền có tác động lớn hơn và dễ dàng hơn
trong giai đoạn thị trường tăng trưởng so với giai đoạn thị trường suy giảm
Tại thị trường Việt Nam, một nghiên cứu về sự tác động của CSTT Mỹ đến TTCK
Việt Nam trong giai đoạn trước và sau khi gia nhập WTO của Trầm Thị Xuân Hương và ctg
(2014), sử dụng mô hình Vector autoregression (VAR) với dữ liệu được sử dụng bao gồm

Biến động của TTCK Việt Nam trước sự kiện FOMC công bố lãi suất mục tiêu của FED

15


×