Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Những khó khăn thách thức trong chống chuyển giá tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

NGUYỄN THỊ HỒNG VĂN

NHỮNG KHÓ KHĂN THÁCH THỨC
TRONG CHỐNG CHUYỂN GIÁ TẠI
DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Ở BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 60340402
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HUỲNH THẾ DU

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2017


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này do tôi thực hiện. Các trích dẫn và nguồn số liệu
sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong khả
năng hiểu biết của tôi. Những phần trao đổi ghi rõ tên, đơn vị công tác của chuyên gia
đều nhận được sự đồng ý của người trả lời về mặt nội dung. Các số liệu và tên công
ty được bảo mật theo đúng quy định như cam kết khi khảo sát. Đây là nghiên cứu của
cá nhân, vì vậy, luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại
học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright


và của Cục Thuế tỉnh Bình Dương nơi các thanh tra viên tham gia khảo sát đang công
tác.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 04 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Thị Hồng Văn


ii

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tôi chân thành cảm ơn thầy cô tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế
Fulbright đã tâm huyết, tận tình truyền đạt, bồi dưỡng, cung cấp kiến thức, tạo điều
kiện, môi trường học tập tốt nhất trong suốt quá trình học tập.
Chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình và ân cần của thầy Huỳnh Thế Du,
đã luôn quan tâm, nhắc nhở, hỗ trợ, động viên và định hướng nghiên cứu trong suốt
quá trình làm luận văn.Chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Cục thuế và các phòng
chức năng tại Cục Thuế Bình Dương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận thông
tin và số liệu.
Cảm ơn các anh chị đồng nghiệp ở Cục thuế Bình Dương đã luôn động viên, hỗ
trợ, tạo điều kiện tốt.
Cảm ơn các bạn học viên lớp MPP8 với những thảo luận, góp ý và cảm ơn gia
đình nhỏ đã động viên tinh thần trong những lúc áp lực công việc và học tập quá nặng
nề, chính sự đồng hành của các bạn và gia đình nhỏ là động lực rất lớn để tôi cố gắng
và cố gắng hết sức thực hiện và hoàn thiện đề tài.
Trân trọng cảm ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 04 năm 2017
Tác giả


Nguyễn Thị Hồng Văn


iii

TÓM TẮT

Luận văn “Những khó khăn thách thức trong chống chuyển giá tại doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Bình Dương” căn cứ từ thực tiễn công tác, từ
tình huống điển hình cụ thể và qua khảo sát, phỏng vấn cán bộ lãnh đạo cơ quan thuế,
các thanh tra viên thuế tại Cục Thuế Bình Dương với mục tiêu tìm ra nguyên nhân
việc chống chuyển giá hiện nay chưa thật sự hiệu quả. Từ đó đề xuất các giải pháp,
kiến nghị chính sách để góp phần làm cho công tác chống chuyển giá đạt hiệu quả
cao hơn, tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh công bằng đối với các loại hình doanh
nghiệp vốn nước ngoài và vốn trong nước.
Căn cứ vào các nghiên cứu, tài liệu về vấn đề chuyển giá, các báo cáo tại hội
nghị, hội thảo, vào số liệu thực tế khai thác được từ dữ liệu quản lý doanh nghiệp tại
Cục Thuế Bình Dương, khảo sát và phỏng vấn lực lượng đặc nhiệm làm công tác
thanh tra chống chuyển giá, tác giả đưa ra những bằng chứng cho thấy doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) bên cạnh những đóng góp cho ngân sách, góp phần
tăng trưởng kinh tế thì cũng tiềm ẩn nhiều bất ổn khi lợi dụng kẽ hở trong chính sách
pháp luật, gây thất thu ngân sách và tình trạng bất bình đẳng trong môi trường kinh
doanh giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Qua
nghiên cứu, đề tài cũng nêu rõ tình trạng chuyển giá tại Việt nam, tại Bình Dương và
vấn đề chống chuyển giá cùng kết quả chống chuyển giá, nhất là từ sau khi thành lập
thanh tra giá cuyển nhượng. Đề tài cũng tham khảo các tài liệu để đưa ra các dấu
hiệu, hành vi và phương cách thực hiện của các doanh nghiệp chống chuyển giá, đưa
ra kinh nghiệm một số nước trong việc chống chuyển giá từ vấn đề chính sách, tổ
chức bộ máy và kết quả chống chuyển giá các nước, nhất là các nước cùng khu vực.

Tình huống cụ thể điển hình tại Bình Dương, trích từ tài liệu thanh tra chống
chuyển giá Công ty ABCST (Tình huống căn cứ trên tài liệu thanh tra Cục Thuế Bình
Dương năm 2016 – 2017 đã được mã hóa tên, mã số thuế doanh nghiệp) và một số
thông tin có liên quan đến các cá nhân cụ thể), minh chứng cho những khó khăn thực


iv

tế đang gặp phải, từ đó đề xuất các kiến nghị chính sách theo hướng bổ khuyết cho
phương thức chống chuyển giá hiện tại. Các đề xuất chính sách theo hướng để tiếp
cận thông tin phục vụ công tác thanh tra chống chuyển giá, tạo hành lang pháp lý,
đưa ra phương thức chống chuyển giá phù hợp thực tế .
Đề tài không thể tránh khỏi những sai sót bởi vấn đề chuyển giá hiện nay là
không đơn giản, bên cạnh việc tìm ra căn cứ pháp lý, nguồn dữ liệu, khó tránh khỏi
các vấn đề nhạy cảm về hành vi cá nhân trong thực thi công vụ. Vì vậy, các đề xuất
của tác giả chỉ đóng góp với mong muốn hoàn thiện hơn khuôn khổ pháp lý làm căn
cứ để thực thi hiệu quả hơn trong thời gian sắp tới tại ngành đang công tác.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................ ii
TÓM TẮT ..................................................................................................................................... iii
MỤC LỤC...................................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................ vii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH...................................................................................................................... ix
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................................... x

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .......................................................................................................... 1
1.1 Bối cảnh chính sách ............................................................................................................... 1
1.2 Lý do chọn đề tài ................................................................................................................... 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................................. 3
1.4 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................................ 4
1.5 Phương pháp nghiên cứu: ...................................................................................................... 4
1.6 Cấu trúc luận văn ................................................................................................................... 5
1.7 Chuyển giá, dấu hiệu, cách thức và các nguyên nhân dẫn đến chuyển giá: .......................... 5
1.8 Các cách thức chống chuyển giá ........................................................................................... 6
1.9 Kinh nghiệm chống chuyển giá của một số nước.................................................................. 9
1.9.1 Trong lĩnh vực chính sách thuế ..................................................................................... 10
1.9.2 Về tổ chức bộ máy ........................................................................................................ 11
1.9.3 Về tổ chức thực hiện công tác chống chuyển giá tại các quốc gia ................................ 12
1.9.4 Kết quả chống chuyển giá ở một số nước ..................................................................... 12
CHƯƠNG 2: CHUYỂN GIÁ VÀ CHỐNG CHUYỂN GIÁ Ở VIỆT NAM VÀ THỰC
TRẠNG TẠI BÌNH DƯƠNG..................................................................................................... 14


vi

2.1 Chuyển giá và chống chuyển giá ở Việt Nam: dấu hiệu, cách thức và nguyên nhân dẫn đến
chuyển giá .................................................................................................................................. 14
2.1.1 Các dấu hiệu và cách thức chuyển giá tại Việt Nam ..................................................... 14
2.1.2 Các hành vi chuyển giá phố biến tại Việt Nam ............................................................. 15
2.1.3 Các nguyên nhân dẫn đến chuyển giá ở Việt Nam ....................................................... 16
2.2 Thực trạng chống chuyển giá ở Việt Nam........................................................................... 17
2.2.1 Trong lĩnh vực chính sách ............................................................................................. 17
2.2.2 Về tổ chức bộ máy: ....................................................................................................... 18
2.2.3 Tổ chức thực hiện chống chuyển giá ở Việt Nam ......................................................... 18
2.2.4 Kết quả chống chuyển giá ở Việt Nam ......................................................................... 19

2.3 Thực trạng chuyển giá ở Bình Dương ................................................................................. 19
2.3.1 Tình trạng chuyển giá tại Bình Dương .......................................................................... 20
2.3.2 Chống chuyển giá ở Bình Dương .................................................................................. 22
2.4 Những khó khăn và thách thức trong công tác chống chuyển giá ở Bình Dương ............... 24
CHƯƠNG 3: TÌNH HUỐNG CÔNG TY TNHH ABCST ...................................................... 27
3.1 Mô tả tình huống.................................................................................................................. 27
3.2 Phân tích những vấn đề liên quan ........................................................................................ 28
3.3 Những vấn đề rút ra ............................................................................................................. 30
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH .................................................. 32
4.1 Kết luận................................................................................................................................ 32
4.2 Khuyến nghị chính sách ...................................................................................................... 32
4.2.1 Nhóm giải pháp chính sách ........................................................................................... 32
4.2.2 Nhóm nâng cao năng lực thanh tra chống chuyển giá .................................................. 33
4.3 Hạn chế của đề tài ................................................................................................................ 34
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 35


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DN

Doanh nghiệp

GTGT

Thuế Giá trị gia tăng

TNDN


Thuế Thu nhập doanh nghiệp

FDI

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

TT

Thông tư



Nghị định

CP

Chính Phủ

TCT

Tổng Cục Thuế

APA

Thỏa thuận giá trước

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

(Organization for Economic Cooperation and Development)


viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1 Nguồn thu NSNN tỉnh Bình Dương qua các năm ........................................................ 20


ix

DANH MỤC HÌNH

Hình 2. 1 Tỷ lệ doanh nghiệp lỗ giai đoạn 2012 – 2016 (DN vốn trong nước) ............................ 21
Hình 2. 2 Tỷ lệ doanh nghiệp lỗ giai đoạn 2012 – 2016 (DN vốn FDI) ....................................... 22


x

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục số 1. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 của các doanh nghiệp FDI ........................ 37
Phụ lục số 2. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 của các doanh nghiệp vốn trong nước ...... 37
Phụ lục số 3. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013 của các doanh nghiệp FDI ........................ 38
Phụ lục số 4. Trích biên bản thanh tra Công ty ABCST ( kỳ 2010 - 2014) .................................. 38
Phụ lục số 5. Bảng câu hỏi khảo sát lãnh đạo và các thanh tra viên chống chuyển giá................ 46


1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Bối cảnh chính sách
Chuyển giá hiện nay đang là vấn nạn chung của nhiều quốc gia trên thế giới,
khi mà sự phát triển của các công ty đa quốc gia, các tập đoàn kinh tế ngày càng phát
triển, tăng quy mô cả chiều sâu và chiều rộng, trong làn sóng các nhà đầu tư nước
ngoài đổ vốn vào các nước đang phát triển, khai thác thị trường lao động, khai thác
các thế mạnh trong ưu đãi đầu tư nhằm thu hút các nguồn vốn ... tạo nên từng mảng
trong bức tranh kinh tế liên tục chuyển đổi các gam màu, tạo nên các hiệu ứng gây
nhiễu đối với các nhà quản lý.
Tác động của hiệu ứng gây nhiễu này là tạo nên nhiều bất cập, gây thất thu
ngân sách, bất bình đẳng trong môi trường kinh doanh giữa các loại hình doanh
nghiệp khác nhau. Như vậy, để có thể chống thất thu ngân sách, có thể tạo sân chơi
bình đẳng cho môi trường kinh doanh, nhà nước sẽ phải khắc phục vấn nạn chuyển
giá, chống chuyển giá hiệu quả hơn trong điều kiện vấn nạn chuyển giá ngày càng
tinh vi và gây khó khăn cho việc quản lý thuế.
Theo báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam do Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa công bố cho thấy, trong 3 loại hình doanh nghiệp
(DN) hoạt động ở nước ta, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có tỷ
lệ thua lỗ luôn cao nhất, có thời điểm lên đến 51% (năm 2008), trong 3 năm 20122014 xấp xỉ 48%. Một điều bất hợp lý là dù thua lỗ liên tục nhưng DN FDI vẫn mở
rộng quy mô sản xuất, kinh doanh. Mặt khác, trong khi DN FDI kêu lỗ thì hầu hết các
DN trong nước cùng ngành nghề lại có lãi 1. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam, là tỉnh có mức thu hút đầu tư nước ngoài FDI đứng thứ hai trên cả nước, các
doanh nghiệp FDI đóng góp 26% đến 35% ngân sách Bình Dương; tuy nhiên khi
thống kê các doanh nghiệp FDI từ giai đoạn 2012 – 2016 cho thấy kết quả kinh doanh
lỗ chiếm 37% đến 46%, trong khí đó tỷ lệ doanh nghiệp vốn trong nước kinh doanh
lỗ là 30% đến 36 % cùng kỳ 2. Thế nhưng, vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp FDI vẫn
tăng quy mô, mở rộng sản xuất dù lỗ kéo dài. Theo số liệu của Cục đầu tư nước
ngoài, đến quý I năm 2017 đã có 61 quốc gia đầu tư vào Việt nam, đứng đầu là
1

Petro Times ngày 07/3/2017

Tác giả tổng hợp từ tài liệu quản lý Báo cáo tài chính các doanh nghiệp tại Bình Dương năm 2012 2016
2


2
Singapore chiếm 25,8% tổng số vốn với 881 triệu USD, trong đó Bình Dương thu hút
nhiều nhất với 791 triệu USD, chiếm 23,22% tổng vốn đầu tư trên cả nước3 , đặc biệt
nguồn vốn lớn nhất đến từ quốc gia có tên trong danh sách thiên đường thuế:
Singapore.
Điều này đặt ra nghi vấn doanh nghiệp FDI trốn thuế bằng cách chuyển lợi
nhuận về nước và đặt ra cho cơ quan thuế nhiều khó khăn trong việc quản lý và
chống chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
1.2 Lý do chọn đề tài
Song song với cơ hội phát triển về kinh tế thì vấn đề quản lý doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài cũng lộ dần mặt trái, quá trình hội nhập quốc tế đã mang lại
nhiều kinh nghiệm trong quản lý, trong đó quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có
vốn nước ngoài từ những ưu đãi ban đầu, hiện tại đã xuất hiện hiện tượng chuyển giá
và gây thất thu thuế.
Xuất phát từ thực tiễn quản lý, Tổng Cục Thuế - cơ quan trực thuộc Bộ Tài
Chính, đã có nhiều văn bản hướng dẫn, ban hành Thông tư 66/2010/TT-BTC về vấn
đề xác định các giao dịch liên kết và mới đây, đã bố trí lại tổ chức nhân sự, thành lập
5 phòng Thanh tra giá chuyển nhượng tại 4 Cục Thuế có quy mô các công ty vốn
nước ngoài lớn gồm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và
Phòng Thanh tra giá chuyển nhượng thuộc Vụ Thanh tra Tổng Cục Thuế.
Với việc thu hút các dự án ngày càng tăng của các công ty vốn đầu tư nước
ngoài cùng quy mô rộng lớn trong bối cảnh toàn cầu hóa, các công ty đa quốc gia
ngày càng vươn xa mạng lưới đến các quốc gia đang phát triển. Mục đích của các
doanh nghiệp chuyển giá nhằm tối thiểu tổng số thuế phải nộp của tất cả các bên liên
kết tham gia giao dịch nhằm tối đa hóa lợi nhuận; thực hiện chiến lược kinh doanh:
chiếm lĩnh thị trường sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm; Thôn tính cổ đông

nội địa khi cố tình đưa diễn biến công ty tại quốc gia nhận đầu tư lỗ lũy kế cao hơn
vốn chủ sở hữu khi thành lập ...
Trong công tác thanh kiểm tra, các vụ việc phát sinh trong thực tế được ghi
nhận ngày càng tăng về mức độ phức tạp, sự tuân thủ thuế được biểu hiện khéo léo và
3

Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương quý I/2017


3
che giấu ngày càng tinh vi hơn các giao dịch liên kết nhằm tránh thuế, chuyển các
khoản lợi nhuận lớn về nước để hưởng mức thuế suất thấp hơn. Quá trình hội nhập
quá nhanh xảy ra bất cập không nhỏ cho công tác quản lý khi cơ chế quản lý thuế vẫn
còn chưa có nhiều tiến bộ, năng lực thanh kiểm tra vẫn còn nhiều biểu hiện hạn chế,
chỉ một vài vụ việc lớn được phát hiện như trọng điểm của công tác thanh tra giá
chuyển nhượng: vụ việc thanh tra chuyển giá tại tập đoàn Metro đã truy thu và phạt
tổng cộng 507 tỷ, vụ việc Coca – Cola vẫn chưa thể kết thúc và mới đây là BigC đang
trong quá trình thu thập thông tin chứng cứ cho thấy ngoài các điểm nhấn ấy, cơ quan
thuế còn để ngỏ rất nhiều khi chưa kiểm soát tốt hơn các doanh nghiệp có vốn nước
ngoài. Điển hình trong quá trình thanh tra thuế tại doanh nghiệp chuyển giá ở Bình
Dương là Công ty ABCST, đã kéo dài từ năm 2016 sang năm 2017 và gặp nhiều khó
khăn trong việc áp dụng biện pháp ấn định thuế đối với doanh nghiệp. Chính vì lý do
đó, đề tài “Những khó khăn thách thức trong việc chống chuyển giá tại các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Bình Dương” mong muốn được tìm
hiểu nhiều hơn thực trạng chuyển giá, thanh tra chống chuyển giá hiện nay, từ đó đề
xuất các giải pháp kiến nghị chính sách chống chuyển giá tại doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích của doanh nghiệp khi thực hiện chuyển giá để: nhằm tối thiểu hóa
tổng số thuế phải nộp của tất cả các bên liên kết tham gia giao dịch nhằm tối đa hóa

lợi nhuận; thực hiện chiến lược kinh doanh nhằm chiếm lĩnh thị trường và tiêu thụ
sản phẩm; nhằm thôn tính cổ đông nội địa khi khống chế mức lỗ lũy kế cao hơn vốn
chủ sở hữu khi thành lập. Như vậy, vấn đề đặt ra là trước việc các doanh nghiệp tìm
mọi cách để tối đa hóa lợi nhuận của tập đoàn, khi đến Việt Nam tranh thủ hưởng lợi
từ các ưu đãi đầu tư, khi hết ưu đãi thì tìm mọi cách nâng giá các giao dịch đầu vào,
tăng chi phí, giảm lợi nhuận đến âm (lỗ), khi chuyển lợi nhuận (lỗ) về nước, tại quốc
gia đầu tư có thuế suất thấp hơn sẽ lại hưởng lợi nhuận từ chênh lệch thuế suất. Trước
tình hình chuyển giá hết sức đa dạng đó, công tác chống chuyển giá là thách thức
không nhỏ đối với cơ quan thuế Việt Nam. Không ít khó khăn đã gặp phải trong quá
trình triển khai thanh tra thuế để chống chuyển giá, kết quả chống thất thu hiện vẫn
còn chưa rõ ràng, khó tính được hiệu quả, thông tin không thể công khai, minh


4
bạch..... làm cho việc chống chuyển giá hiện tại vẫn là đề mục nóng trong các hội
nghị, hội thảo ngành thuế. Trong bối cảnh ấy, đề tài nghiên cứu này hướng tới mục
tiêu tìm hiểu những khó khăn thách thức và đề xuất kiến nghị chính sách đối với việc
chống chuyển giá tại Cục Thuế Bình Dương.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn tập trung trả lời hai câu hỏi hỏi nghiên cứu sau:
1. Bình Dương đã gặp những khó khăn thách thức gì trong việc chống chuyển
giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn?
2. Những giải pháp nào là cần thiết để việc chống chuyển giá ở Bình Dương hiệu
quả hơn?
1.5 Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu áp dụng phương pháp định tính, phân tích trên cơ sở dữ liệu thứ
cấp truy cập từ thông tin nội bộ: báo cáo kết quả kinh doanh các doanh nghiệp từ
2012 – 2016 trên địa bàn tỉnh Bình Dương, các vụ, cuộc thanh tra chống chuyển giá
đã thực hiện và được minh họa bằng tình huống điển hình cụ thể tại Công ty THHH
ABCST có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, được chọn triển khai thanh tra chống

chuyển giá trong kế hoạch năm 2016, kỳ thanh tra từ năm 2010 đến năm 2014, thực
hiện phỏng vấn sâu đối với Lãnh đạo Cục và Trưởng phòng thanh tra, thanh tra viên
Cục thuế Bình Dương về vấn đề chống chuyển giá.
Đề tài sử dụng khung lý thuyết về thuế thu nhập doanh nghiệp, khung lý
thuyết về thể chế trong đó các quy định khác nhau về chính sách thể chế gây nên tình
trạng chuyển giá, các thể chế khác nhau làm hạn chế nguồn lực chống chuyển giá.
Khung lý thuyết về thông tin bất cân xứng: nguồn lực khác nhau giữa cơ quan thuế
với nguồn lực của các doanh nghiệp FDI gây bất lợi không nhỏ cho việc chống
chuyển giá. Vấn đề hạn chế tiếp cận thông tin của các công ty đa quốc gia do nguồn
lực hạn chế, không thể tiếp cận do không mua được các thông tin từ các tổ chức tài
chính thế giới … gây nên sự bất cân xứng thông tin rõ rệt giữa bên hướng tới lợi
nhuận luôn hướng đến việc chuyển giá đối với cơ quan quản lý thuế luôn phải chống
chuyển giá để hạn chế thất thu ngân sách và đảm bảo môi trường cạnh tranh của DN
FDI với các doanh nghiệp khác…


5
1.6 Cấu trúc luận văn
Luận văn được trình bày thành 5 chương. Chương 1: Giới thiệu tổng quan về
nghiên cứu; Chương 2: Trình bày cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế về chống
chuyển giá; Chương 3: Nêu thực trạng chống chuyển giá hiện nay ở Việt Nam và Bình
Dương; Chương 4: Phân tích tình huống cụ thể về vụ thanh tra chống chuyển giá tại
công ty ABCST; Chương 5: Kết luận và khuyến nghị.
1.7 Chuyển giá, dấu hiệu, cách thức và các nguyên nhân dẫn đến chuyển giá:
Chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch
vụ và tài sản giữa các bên có quan hệ liên kết không theo giá thị trường nhắm tối
thiểu hóa số thuế phải nộp, từ đó làm tăng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.Như
vậy chuyển giá chỉ có ý nghĩa đối với các bên có mối quan hệ liên kết, vì vậy giữa
các bên sẽ phải thiết lập một chính sách về giá mà ở đó giá chuyển nhượng có thể
được định ở mức cao hay thấp tùy thuộc vào lợi ích mong muốn đạt được từ các giao

dịch thực hiện4 .
Có hai phương thức phổ biến để các doanh nghiệp thực hiện chuyển giá. Thứ
nhất, dựa vào sự khác biệt về chính sách thuế giữa các quốc gia, chủ yếu là nhằm vào
sự khác biệt về mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN), từ đó các
bên liên kết có thể dịch chuyển giá trị lợi nhuận từ quốc gia có mức thuế TNDN cao
sang quốc gia có mức thuế TNDN thấp. Thứ hai, chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế
trong cùng một quốc gia, điều này có thể giúp các bên liên kết được hưởng lợi bằng
cách dịch chuyển lợi nhuận từ bên không được ưu đãi, miễn giảm hoặc ưu đãi, miễn
giảm thấp sang bên có lợi thế được ưu đãi, miễn giảm cao hơn5 .
Các dấu hiệu của chuyển giá là mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan quản
lý thuế, là cơ sở để thực hiện các phương pháp chống chuyển giá bao gồm: Doanh
nghiệp thường xuyên có giao dịch mua bán sản phẩm với các bên liên kết hoặc giá trị
mua bán sản phẩm với các bên liên kết lớn. Doanh nghiệp thua lỗ trong thời gian dài
nhưng vẫn phát triển sản xuất, doanh nghiệp chỉ có lãi không đáng kể, doanh nghiệp
Nhà xuất bản Tài chính (2017), Quản lý thuế đối với hoạt động giao dịch liên kết và chống chuyển giá, Tổng Cục
Thuế - Tạp chí thuế nhà nước, Tr 11
5
Nhà xuất bản Tài chính (2017), Quản lý thuế đối với hoạt động giao dịch liên kết và chống chuyển giá, Tổng Cục
Thuế - Tạp chí thuế nhà nước, Tr 38
4


6
có biến động lớn về lợi nhuận từ kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp có tỷ suất lợi
nhuận thấp hơn tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp khác có cùng ngành nghề và
điều kiện kinh doanh. Doanh nghiệp có mức lợi nhuận không tương ứng với các chức
năng thực hiện và rủi ro phải gánh. Doanh nghiệp đột ngột thua lỗ sau thời kỳ được
ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Doanh nghiệp có giao dịch với bên liên kết được
ưu đãi thuế hoặc với bên liên kết tại quốc gia có thuế suất thuế TNDN thấp hơn.
Doanh nghiệp không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ các chỉ tiêu khi khai quyết

toán thuế TNDN. Doanh nghiệp sử dụng tài liệu, dữ liệu và chứng từ không hợp
pháp, không hợp lệ hoặc không nêu rõ nguồn gốc, xuất xứ để xác định mức giá, tỷ
suất lợi nhuận gộp. tỷ suất sinh lời. Giao dịch độc lập được chọn để so sánh là giao
dịch giả mạo hoặc sắp đặt lại từ giao dịch liên kết….6
Cách thức chuyển giá thường thông qua việc mua bán nguyên vật liệu sản xuất, thành
phẩm hoặc bán thành phẩm giữa các bên có quan hệ liên kết, cụ thể bên liên kết ở
quốc gia có thuế suất thuế TNDN cao hơn sẽ mua vào các nguyên liệu, thành phẩm
hay bán thành phẩm với giá cao và bán cho bên liên kết với giá thấp để tối thiếu hóa
thuế TNDN phải nộp. Chuyển giá được phát sinh qua giao dịch chuyển giao tài sản
hữu hình giữa các bên liên kết. Chuyển giá được phát sinh qua giao dịch chuyển giao
tài sản vô hình giữa các bên liên kết. Chuyển giá phát sinh qua giao dịch chuyển giao
dịch vụ giữa các bên liên kết. Chuyển giá phát sinh qua hoạt động cho vay và đi vay
giữa các bên liên kết 7.
1.8 Các cách thức chống chuyển giá
Để ngăn chặn và xử lý được hành vi chuyển giá thì trước hết phải xác định
được chính xác giá chuyển nhượng, từ đó xác định lợi nhuận chịu thuế. Dựa trên cơ
sở của OECD, Bộ Tài Chính Việt Nam đã ban hành thông tư số 66/2010/TT-BTC
ngày 22 tháng 4 năm 2010 (Thông tư 66) trong đó có hướng dẫn 5 phương pháp để
xác định giá chuyển nhượng như sau:
Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập dựa vào đơn giá sản phẩm trong
giao dịch độc lập để xác định đơn giá sản phẩm trong giao dịch liên kết khi các giao
dịch này có điều kiện giao dịch tương đương nhau, được áp dụng với một trong các
6
7

Nguyễn Thị Hoánh (2016), Tài liệu tập huấn Thanh tra giá chuyển nhượng tại Tổng Cục Thuế
Nguyễn Thị Hoánh (2016), Tài liệu tập huấn Thanh tra giá chuyển nhượng tại Tổng Cục Thuế


7

điều kiện sau không có sự khác biệt về điều kiện giao dịch khi so sánh giữa giao dịch
độc lập và giao dịch liên kết gây ảnh hưởng trọng yếu đến giá sản phẩm hoặc nhưng
các khác biệt trong yếu này đã được loại trừ; áp dụng cho các trường hợp các giao
dịch riêng lẻ về từng chủng loại hàng hóa lưu thông trên thị trường; Các giao dịch
riêng lẻ về từng loại hình dịch vụ, bản quyền, khế ước vay nợ; Cơ sở kinh doanh thực
hiện cả giao dịch độc lập và giao dịch liên kết về cùng một chủng loại sản phẩm; 8
Phương pháp giá bán lại dựa vào giá bán lại (hay giá bán ra) của sản phẩm do
doanh nghiệp bán cho bên độc lập để xác định giá mua vào của sản phẩm đó từ bên
liên kết, áp dụng với một trong các điều kiện không có sự khác biệt về điều kiện giao
dịch khi so sánh giữa giao dịch độc lập và giao dịch liên kết gây ảnh hưởng trọng yếu
đến tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần), thường được áp dụng cho
các trường hợp giao dịch đối với các sản phẩm thuộc khâu cung cấp dịch vụ đơn giản
và thương mại phân phối có thời gian quay vòng từ khi mua vào đến khi bán ra ngắn,
ít chịu biến động về tính thời vụ. Đồng thời, sản phẩm trước khi được bán ra không
qua khâu gia công, chế biến, lắp ráp, thay đổi tính chất sản phẩm hoặc gắn với nhãn
hiệu thương mại để làm gia tăng đáng kể giá trị sản phẩm.9
Phương pháp giá vốn cộng lãi dựa vào giá vốn (hoặc giá thành) của sản phẩm
do doanh nghiệp mua vào từ bên độc lập để xác định giá bán ra của sản phẩm đó cho
bên liên kết. Giá bán ra của sản phẩm cho bên liên kết được xác định trên cơ sở lấy
giá vốn (hoặc giá thành) của sản phẩm cộng (+) lợi nhuận gộp. Lợi nhuận gộp được
tính theo tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn (hoặc giá thành) sản phẩm bán ra và giá
vốn (hoặc giá thành) sản phẩm bán ra, phản ánh mức lợi nhuận hợp lý tương ứng với
chức năng hoạt động của doanh nghiệp và điều kiện thị trường, được áp dụng với một
trong các điều kiện là không có sự khác biệt về điều kiện giao dịch khi so sánh giữa
giao dịch độc lập và giao dịch liên kết gây ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận
gộp trên giá vốn (hoặc giá thành) các khác biệt này (nếu có) đã được loại trừ. Phương
pháp giá vốn cộng lãi thường được áp dụng cho các trường hợp giao dịch thuộc khâu
sản xuất, lắp ráp, chế tạo, chế biến sản phẩm để bán cho các bên liên kết; giao dịch
giữa các bên liên kết thực hiện hợp đồng liên danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh để


8
9

Thông tư 66/2010/TT-BTC ngày 22/4/2010 của Bộ Tài Chính
Thông tư 66/2010/TT-BTC ngày 22/4/2010 của Bộ Tài Chính


8
sản xuất, lắp ráp, chế tạo, chế biến sản phẩm, hoặc thực hiện các thỏa thuận về cung
cấp các yếu tố sản xuất đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra; giao dịch về cung cấp
dịch vụ cho các bên liên kết10.
Phương pháp so sánh lợi nhuận: dựa vào tỷ suất sinh lời của sản phẩm trong
các giao dịch độc lập được chọn để so sánh làm cơ sở xác định tỷ suất sinh lời của
sản phẩm trong giao dịch liên kết khi các giao dịch này có điều kiện giao dịch tương
đương nhau. Các tỷ suất sinh lời được tính bằng lợi nhuận (thu nhập) thuần trước
thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần, trên chi phí hoặc trên tài sản của
hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của chế độ kế toán và báo cáo tài chính.
Doanh nghiệp lựa chọn một trong các tỷ suất sinh lời nêu trên để so sánh tỷ suất sinh
lời của giao dịch liên kết với tỷ suất sinh lời của giao dịch độc lập và có thể sử dụng
một hoặc nhiều tỷ suất sinh lời khác được quy định theo chế độ báo cáo tài chính để
bổ trợ kiểm tra tính chính xác của tỷ suất sinh lời đã chọn, áp dụng khi không có sự
khác biệt về điều kiện giao dịch khi so sánh giữa giao dịch độc lập và giao dịch liên
kết gây ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất sinh lời hoặc các ảnh hưởng này đã được
loại trừ (nếu có) 11;
Phương pháp tách lợi nhuận dựa vào lợi nhuận thu được từ một giao dịch liên
kết tổng hợp do nhiều doanh nghiệp liên kết thực hiện để xác định lợi nhuận thích
hợp cho từng doanh nghiệp liên kết đó theo cách các bên độc lập thực hiện phân chia
lợi nhuận trong các giao dịch độc lập tương đương; được áp dụng trong trường hợp
các bên liên kết cùng tham gia nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới hoặc phát triển
sản phẩm là tài sản vô hình độc quyền hoặc các giao dịch trong quy trình sản xuất,

kinh doanh chuyển tiếp giữa các bên liên kết từ khâu nguyên vật liệu đến thành phẩm
cuối cùng để lưu thông sản phẩm gắn liền với việc sở hữu hoặc sử dụng quyền sở hữu
trí tuệ duy nhất 12;
Thông tư 66/2010/TT-BTC lấy giao dịch liên kết làm cơ sở xác định hành vi
chuyển giá và căn cứ các phương pháp trên để xác định giá, ngoài ra Nghị định
83/2013/NĐ-CP quy định thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế
10
11

12

Thông tư 66/2010/TT-BTC ngày 22/4/2010 của Bộ Tài Chính
Nghị định 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ nước CHXHCNVN
Nghị định 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ nước CHXHCNVN


9
(APA viết tắt của Advance Pricing Agreement). APA là thỏa thuận bằng văn bản
giữa cơ quan thuế và người nộp thuế (song phương) hoặc giữa cơ quan thuế với
người nộp thuế và cơ quan thuế các nước (đa phương), được xác lập kể từ khi người
nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế TNDN, trong đó các bên thỏa thuận giá trước về cách
xác định giá, tính toán số liệu, tỷ suất lợi nhuận, các giả định, quy định trách nhiệm
và thời hạn áp dụng tối đa 5 năm. Các phương pháp này cũng được Nghị định
20/2017/NĐ-CP nhắc lại chi tiết.
1.9 Kinh nghiệm chống chuyển giá của một số nước
Hiện nay chuyển giá là một vấn đề được các nước đã và đang phát triển trong
khu vực và trên toàn thế giới đặc biệt quan tâm, điển hình như: Mỹ đã ban hành các
quy định giới thiệu về các phương pháp định giá từ năm 1992; Trung Quốc đã áp
dụng luật thuế TNDN mới vào năm 2008 trong đó chú trọng đáng kể về định giá
chuyển giao, khuyến khích giám sát chặt chẽ hơn các giao dịch của các bên liên kết,

đồng thời đưa ra các biện pháp xử phạt cụ thể với hành vi chuyển giá tại điều 60 – 73
trong Luật quản lý thuế Trung Quốc. Tại Thái Lan, để đối phó hành vi chuyển giá từ
năm 2004 đã thiết lập cơ sở dữ liệu thông tin về các công ty có chỉ số rủi ro cao, có
nhiều giao dịch với các bên liên kết, doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận thấp so với
các đối thủ cạnh tranh……Ngoài ra, nhiều quốc gia khác đã và đang đặc biệt quan
tâm đến vấn đề này bởi thực tế hoạt động của các doanh nghiệp ngày càng cho thấy
chống chuyển giá thật sự là một thách thức lớn, là vấn đề hết sức khó khăn cho cơ
quan quản lý thuế bởi lý do các doanh nghiệp chuyển giá hầu hết là các tập đoàn lớn,
các công ty đa quốc gia, các công ty độc quyền 13.
Chuyển giá luôn là vấn đề nóng, phức tạp, diễn ra ở tất cả các quốc gia trên
thế giới, hầu hết các nước đều có hành lang pháp lý và biện pháp nhằm khắc chế,
kiểm soát hoạt động chuyển giá, tuy nhiên tại mỗi quốc gia đều có những khác biệt
đặc thù trong quy định. Do vậy, kinh nghiệm chống chuyển giá ở mỗi quốc gia, đặc
biệt là tại các nước đang phát triển, các nước láng giềng sẽ là bài học quý đối với Việt
Nam.

13

Hướng dẫn xác định giá chuyển nhượng của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Liên hiệp quốc


10
1.9.1 Trong lĩnh vực chính sách thuế
Vấn đề chống chuyển giá được quy định rõ trong quy định pháp lý:Australia
quy định tại điều 13, phần 3 (SS136AA – 136AF) Luật thuế thu nhập 1936 (ITAA
1936) có hiệu lực từ 27/05/1981). Malaysia quy định tại khoản 140A của Luật thuế
Thu nhập 1967. Nhật quy định tại điều 66-4 (1986) và điều 68 – 88 (2005) đối với
các công ty hợp nhất trong Luật các biện pháp thuế đặc biệt có hiệu lực từ tháng
4/1996. Trung Quốc quy định tại chương 6, Luật thuế Thu nhập 2009 (trước đây là
luật thuế TNDN năm 1991) 14.

Trong việc thỏa thuận trước về phương pháp tính giá (APA): Australia thực
hiện APA đơn phương, APA song phương và APA đa phương. Malaysia thực hiện
APA đơn phương và APA song phương. Nhật Bản thực hiện APA đơn phương và
APA song phương. Trung Quốc thực hiện APA đơn phương, APA song phương và
APA đa phương.
Trong việc xác định ngưỡng an toàn (safe habour): Australia quy định ngưỡng
an toàn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các giao dịch liên kết có giá trị nhỏ, các
dịch vụ có giái trị gia tăng thấp. Malaysia chưa có quy định về vấn đề ngưỡng an
toàn. Nhật Bản xác định ngưỡng an toàn đối với các dịch vụ có giá trị gia tăng thấp.
Riêng Trung Quốc xác định ngưỡng an toàn đối với tổng các giao dịch liên kết dưới
200 triệu nhân dân tệ, các giao dịch với bên thực hiện APA, với các doanh nghiệp có
sở hữu nước ngoài dưới 50% và các doanh nghiệp chỉ giao dịch với các công ty trong
nước 15.
Các quy định về xử phạt: Tại các quốc gia cũng áp dụng các mức xử phạt đa
dạng. Australia khi phát hiện trốn thuế sẽ phạt 50% trên số thuế truy thu, trường hợp
đặc biệt phạt 10 – 25% số thuế truy thu nếu có lý do hợp lý. Malaysia áp dụng mức
phạt từ 0% đến 355 số thuế truy thu, riêng đối với trường hợp tránh thuế có kế hoạch
trước mức phạt là 45% số thuế truy thu. Nhật Bản áp dụng mức phạt 10% đối với số
truy thu từ 500.000 JPY (đồng yên Nhật) và cộng thêm 5% đối với số thuế truy thu
14
15

Hướng dẫn xác định giá chuyển nhượng của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Liên hiệp quốc
Hướng dẫn xác định giá chuyển nhượng của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Liên hiệp quốc


11
trên 500.000 JPY, đồng thời áp mức phạt 35% đối với các trường hợp gian lận thuế.
Tại Trung Quốc, áp dụng mức phạt từ 10.000 đến 50.000 nhân dân tệ nếu doanh
nghiệp không lưu giữ thông tin, tài liệu về giao dịch liên kết, phạt từ 10.000 đến

50.000 nhân dân tệ nếu cung cấp thông tin không trung thực, sai lệch và phạt tăng
thêm 5% đối với các khoản điều chỉnh về chuyển giá 16.
1.9.2 Về tổ chức bộ máy
Các nước lập bộ phận chuyên trách quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá,
Australia hình thành bộ phận chuyên trách phân cấp cơ quantrung ương và địa
phương, tại cấp trung ương, cơ quan thuế Australia (ATO) thành lập một bộ phạn
chuyên trách về chuyển giá; tại cấp địa phương, các Cục thuế lớn như Sydney,
Melbourne…..thành lập bộ phận chuyển giá để thực hiện chống chuyển giá các đối
tượng thuộc phạm vi quản lý của mình và hỗ trợ các Cục thuế vùng khác trong công
tác thanh tra chuyên ngành 17.Malaysia cũng phân cấp trung ương và địa phương, tại
trung ương thành lập Vụ quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá bao gồm các
phòng: phòng chính sách, phòng thanh tra, phòng APA, phòng quản lý tuân thủ; tại
cấp địa phương thành lập phòng quản lý đối với hoạt động chuyển giá

1818

.Nhật Bản

thành lập phòng thanh tra doanh nghiệp lớn và Vụ thanh tra doanh nghiệp lớn tại cấp
trung ương, ở cấp địa phương thành lập phòng thanh tra chuyển giá của Vụ thanh tra
doanh nghiệp lớn thuộc các Cục thuế các vùng lớn 19.Trung Quốc thành lập Vụ quản
lý thuế đối với hoạt động chuyển giá ở cấp trung ương và phòng quản lý thuế đối với
hoạt động chuyển giá tại các Cục thuế lớn ở cấp địa phương 20.

16

Jon Hills – Chairman, PKF International Tax Committee (2012), “Malaysia Tax Guide”;

Hướng dẫn xác định giá chuyển nhượng của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Liên hiệp quốc
Tài liệu Hội thảo thanh tra thuế giá chuyển nhượng tại TPHCM 16/11/2016

Jon Hills – Chairman, PKF International Tax Committee (2012)
19
Hướng dẫn xác định giá chuyển nhượng của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Liên hiệp quốc
20
Diego (2016) BEPS và việc triển khai ở các nước đang phát triển
17
18


12
1.9.3 Về tổ chức thực hiện công tác chống chuyển giá tại các quốc gia
Vấn đề cơ sở dữ liệu là vấn đề phức tạp, nhạy cảm và đa dạng do độ bảo mật
và chính xác của các thông tin khai thác được là khác nhau vì thể chế và nền kinh tế
thị trường các quốc gia có nhiều khác biệt.
Cơ quan thuế Australia có cơ sở dữ liệu chuẩn hóa trên cơ sở hồ sơ người nộp
thuế (taxpayer Profile) và thông tin mua của nhiều công ty dịch vụ chuyên cung cấp
thông tin tài chính như Down Jones, Osiris, ….. 21. Cơ quan thuế Malaysia đang triển
khai chương trình thông tin về các ngành cơ bản của các công ty đa quốc gia, chương
trình thông tin này được xây dựng dựa trên cơ sở thông tin về người nộp thuế từ các
tổ chức chính phủ và phi chính phủ. Ngoài ra cơ quan thuế Malaysia cũng đã mua dữ
liệu tài chính từ một số công ty dịch vụ chuyên cung cấp thông tin tài chính quốc tế22.
Cơ quan thuế Nhật Bản đã xây dựng cơ sở dữ liệu về các giao dịch giữa các bên lien
kết để phục vụ cho công tác quản lý quản lý giá chuyển nhượng. Ngoài ra, cơ quan
thuế Nhật Bản cũng phối hợp với các hiệp hội ngành nghề để thu thập danh sách các
công ty trong từng ngành nghề cũng như mua dữ liệu tài chính từ nhiều công ty
chuyên về cung cấp thông tin tài chính quốc tế như DownJones, Osiris, Jade,
Computat, …23 . Cơ quan thuế Trung Quốc đang triển khai dự án xây dựng hệ thống
thông tin ngành thuế (Golden Tax Project) đến giai đoạn 3 gần hoàn thiện với mục
tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về người nộp thuế. Bên cạnh đó, Trung Quốc
cũng đang tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu về giá thị trường cũng như dữ liệu tài

chính của từng hệ thống công ty mẹ và các công ty con thông qua nhiều kênh thông
tin, trong đó có sử dụng cơ chế trao đổi thông tin theo khuôn khổ các Hiệp định thuế
đã ký kết và có hiệu lực với các nước 24.
1.9.4 Kết quả chống chuyển giá ở một số nước
Trong suốt chặng đường hình thành và phát triển của cơ quan thuế thực thi
nhiệm vụ thanh tra giá chyển nhượng, đối phó với nhiều thủ đoạn trốn thuế ngày càng
Diego (2016) BEPS và việc triển khai ở các nước đang phát triển
Jon Hills – Chairman, PKF International Tax Committee (2012)
23
Diego (2016) BEPS và việc triển khai ở các nước đang phát triển
24
Diego (2016) BEPS và việc triển khai ở các nước đang phát triển
21
22


13
tinh vi, các quốc gia đã thu được một số kết quả đáng kể. Tại Australia, tính đến năm
2011 đã ký 67 thỏa thuận APA với các doanh nghiệp lớn và 59 thỏa thuận APA với
các doanh nghiệp nhỏ và vừa có giao dịch lien kết về phương pháp tính giá chuyển
nhượng với khung thời gian từ 3 đến 5 năm. Tại Malaysia, đến hết năm 2011đã thực
hiện 174 vụ thanh tra giá chuyển nhượng, trong đó có 79 cuộc đã có ban hành kết
luận thanh tra, thời gian trung bình cho một cuộc thanh tra giá chuyển nhượng là từ
12 đến 36 tháng, trong đó có 3 hồ sơ APA bị từ chối. Tại Nhật, năm 2009 thanh tra
100 vụ về giá chuyển nhượng với số truy thu là 68,7 tỷ JPY, ký 75 thỏa thuận trước
về giá APA trong số 127 hồ sơ doanh nghiệp đề nghị thực hiện APA. Tại Trung
Quốc, trong năm 2010 đã thanh tra giá chuyển nhượng chính thức 178 vụ, trong đó
có 50 trường hợp truy thu thuế tăng 10.000.000 nhân dân tệ/trường hợp, 6 vụ truy thu
hơn 100.000.000 nhân dân tệ/vụ. Cũng trong năm 2010 có 12 thỏa thuận đa phương
MAP được đàm phán, 6 thỏa thuận song phương APA được triển khai với 4 thỏa

thuận được ký kết 25.

25

Diego (2016) BEPS và việc triển khai ở các nước đang phát triển


14
CHƯƠNG 2: CHUYỂN GIÁ VÀ CHỐNG CHUYỂN GIÁ Ở VIỆT NAM VÀ
THỰC TRẠNG TẠI BÌNH DƯƠNG
2.1 Chuyển giá và chống chuyển giá ở Việt Nam: dấu hiệu, cách thức và nguyên
nhân dẫn đến chuyển giá
2.1.1 Các dấu hiệu và cách thức chuyển giá tại Việt Nam
Dù không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của các doanh nghiệp FDI
đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nhưng vẫn có một vấn nạn đang làm đau
đầu cơ quan thuế đó là hành vi chuyển giá. Trong một hội nghị do ngành Thuế tổ
chức vào đầu tháng 3/2012, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn thừa
nhận: “Cơ quan thuế đang phải đối mặt với tình hình kê khai lỗ của doanh nghiệp
FDI ngày càng trở nên phổ biến và nghiêm trọng".
“Việc xem báo cáo kết quả thanh tra, đặc biệt về chuyển giá lần đầu tiên vào
năm 2013 đã cho thấy kết quả bất ngờ: hàng trăm công ty nước ngoài đã trốn thuế và
bị truy thu hàng trăm tỷ đồng tiền thuế.....Kết quả thanh tra 2.110 doanh nghiệp trên
cả nước đã truy thu 4.192 tỷ đồng và phạt 988 tỷ đồng, trong đó từ các doanh nghiệp
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm 40%, trung bình thu 1,73 tỷ đồng/vụ/doanh
nghiệp. Theo báo cáo của 63 cục thuế tỉnh, thành trong cả nước, con số này chỉ là
một phần bức tranh trốn thuế khi 720 /870 doanh nghiệp FDI có vi phạm qua kiểm
tra, chiếm gần 83%. Đặc biệt một số tỉnh, tất cả các doanh nghiệp được kiểm tra đều
có vi phạm gồm Quảng Trị 27 doanh nghiệp, Thái Nguyên 20 doanh nghiệp, Tây
Ninh 18 doanh nghiệp, Bến Tre 17 doanh nghiệp, Hòa Bình và Bắc Giang mỗi tỉnh
16 doanh nghiệp, Gia Lai 15 doanh nghiệp. Các tỉnh thành khác, tỷ lệ vi phạm trong

các cuộc kiểm tra cũng rất cao, Cục thuế Hà Nội ghi nhận có 326 trong tổng số 332
doanh nghiệp có vi phạm, các doanh nghiệp FDI này đã bị giảm lỗ 1.575 tỷ đồng và
truy thu, phạt 498 tỷ đồng.
Phát biểu tại lễ ra mắt Phòng thanh tra giá chuyển nhượng Tổng Cục Thuế vào
tháng 7/2016, ông Bùi Văn Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết: “ Hiện có
khoảng 13.000 DN FDI trong đó có tới 4.098 có giao dịch liên kết có giá chuyển
nhượng, công tác giá chuyển nhượng đòi hỏi phải thu thập dữ liệu và mở rộng hợp


×