BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CỔNG THANH TOÁN VÀ VÍ
ĐIỆN TỬ QUA MẠNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CỦA
TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
LƯU XUÂN THẮNG
HÀ NỘI - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CỔNG THANH TOÁN VÀ VÍ
ĐIỆN TỬ QUA MẠNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CỦA
TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE
Ngành
:
Kinh doanh
Chuyên ngành
:
Quản trị kinh doanh
Mã số
:
60340102
Họ và tên học viên: Lưu Xuân Thắng
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Trọng Hải
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực, và chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào. Tất cả tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy
đủ.
Tác giả
Lưu Xuân Thắng
LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ kinh doanh chuyên ngành quản trị kinh doanh với đề tài
“Phát triển dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử qua mạng điện thoại di động
của Tổng công ty Viễn thông MobiFone” là kết quả của quá trình nghiên cứu
nghiêm túc của bản thân và được sự giúp đỡ, động viên khích lệ to lớn của các thầy,
cô giáo, của nhà trường, của công ty, bạn bè đồng nghiệp và người thân. Vì vậy, tác
giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới những người đã giúp đỡ tôi trong thời
gian học tập - nghiên cứu khoa học vừa qua.
Trước hết, tôi xin gửi tới các thầy cô khoa Sau đại học, khoa Quản trị kinh
doanh và toàn thể các thầy cô trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội lời cảm ơn sâu
sắc. Các thầy cô đã trang bị cho tôi những kinh nghiệm quý báu trong quá trình học
tập tại trường cũng như chỉ bảo, truyền đạt kiến thức để tôi hoàn thành luận văn của
mình.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành nhất đối với
thầy giáo TS. Nguyễn Trọng Hải đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trường Đại học Ngoại Thương đã tạo
điều kiện cũng như môi trường đào tạo cho tôi hoàn thành tốt công việc nghiên cứu
khoa học của mình.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, đơn vị công tác đã giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn.
Với những điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm, trình độ chuyên môn
còn hạn chế của một học viên, luận văn chắc chắn không khỏi mắc phải những thiếu
sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô để luận
văn được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cám ơn!
Tác giả
Lưu Xuân Thắng
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Diễn giải
Giải thích
2G
The Second Gerneration
Mạng truyền dẫn thế hệ thứ 2
3G
The Third Gerneration
Mạng truyền dẫn thế hệ thứ 3
4G
The Fourth Gerneration
Mạng truyền dẫn thế hệ thứ 4
ARPU
Average Revenue Per User
Doanh thu trung bình trên một
khách hàng
CNTT
EDGE
Công nghệ thông tin
Enhanced Data Rates for GSM
Evolution
Cải tiến tốc độ dữ liệu cho
e-commerce
Electronic commerce
Thương mại điện tử
Fintech
Finance & Technology
Dịch vụ kết hợp giữa công nghệ và
tài chính
GPRS
General Packet Radio Service
Dịch vụ vô tuyến nói chung
GSM
Global System for Mobile
Communications
Hệ thống thông tin di động
IoT
Internet of things
Internet kết nối vạn vật
LTE
Long Term Evolution
Công nghệ di động 4G
MNO
Mobile Network Operator
Nhà khai thác mạng di động
MMS
Multimedia Message Service
Dịch vụ tin nhắn đa phương tiện
mạng GSM
toàn cầu
MobiFone
Tổng Công ty Viễn thông MobiFone
Mobile
Banking
(mbanking)
Ngân hàng trực tuyến qua di động
mcommerce
Mobile commerce
MOMO
NFC
Nghị định
101
Thương mại di động
Ví điện tử Momo
Near Field Communication
Truyền thông pham vi gần
Nghị định số 101/2012/NĐ-CP của
Chính phủ ngày 22/11/2012 về việc
thanh toán không dùng tiền mặt
NHNN
Ngân hàng nhà nước
SP
Service Provider
Nhà cung cấp giải pháp
SMS
Short Message Service
Dịch vụ nhắn tin ngắn
SWOT
Strength, Weakness, Opportunity, Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách
Threat
thức
TMĐT
Thương mại điện tử
TTDĐ
Thanh toán di động
TTĐT
Thanh toán điện tử
Thông tư 39
Thông tư số 39/2014/TT-NHNN của
Ngân hàng nhà nước Việt Nam
ngày 11/12/2014 về việc Hướng
dẫn về dịch vụ trung gian thanh
toán
USSD
Unstructured Supplementary
Service Data
UBND
VMS
Dữ liệu dịch vụ bổ sung
phi cấu trúc
Ủy ban nhân dân
Vietnam Mobile Telecom Services
Company
Công ty Thông tin di động
Vinaphone
Tổng Công ty dịch vụ viễn thông
(VNPT-Vinaphone)
Viettel
Tập đoàn Viễn thông Quân đội
(Viettel)
VIMO
Ví điện tử Vimo
WAP
Wireless Application Protocol
Giao thức ứng dụng không dây
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC SƠ ĐỒ
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Với lượng người sử dụng Internet và sở hữu điện thoại thông minh không
ngừng tăng trong những năm vừa qua, Việt Nam đang trở thành điểm đến của công
nghệ tiên tiến, bao gồm lĩnh vực thương mại điện tử. Đặc biệt trong thời gian gần
đây, khi khái niệm cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (còn gọi là cách mạng
công nghiệp 4.0) càng được đề cập nhiều hơn thì vai trò của sản phẩm kết hợp giữa
tài chính và công nghệ như thanh toán điện tử lại càng được kỳ vọng thay thế thói
quen cũ, trở thành một trong những xu hướng phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi
hành vi và quan điểm của người dùng về giá trị của công nghệ thông tin mang lại.
Là công ty hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, MobiFone luôn nắm bắt và
tìm kiếm những cơ hội để mang đến những sản phẩm sáng tạo tới khách hàng. Một
trong những sản phẩm đáp ứng mong muốn đó của MobiFone đã được ra mắt trong
thời gian qua là ví điện tử và cổng thanh toán. Trong sau khoảng 1 năm triển khai,
hai dịch vụ này đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên vẫn còn những
hạn chế cần được khắc phục. Chính vì thực tế đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phát
triển dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử qua mạng điện thoại di động của
Tổng công ty Viễn thông MobiFone”.
Đề tài được chia làm 3 chương bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử qua mạng điện
thoại di động
Chương 2: Thực trạng triển khai dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử qua mạng
điện thoại di động tại Tổng Công ty Viễn thông MobiFone
Chương 3: Các giải pháp phát triển dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử trên
mạng điện thoại di động tại Tổng Công ty Viễn thông MobiFone
Bằng việc kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu bao gồm thu thập dữ liệu
sơ cấp, thứ cấp và phân tích dữ liệu qua so sánh, tổng hợp, phân tích kết quả điều tra
xã hội học, đề tài đã lần lượt giải quyết các nội dung:
-
Chương 1 của Đề tài nghiên cứu và hệ thống hóa toàn bộ cơ sở lý luận của
dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử qua mạng điện thoại di động, trong đó
làm rõ khái niệm, chức năng, vai trò và lợi ích của hai dịch vụ này, phân tích
các yếu tố tác động đến việc phát triển của dịch vụ và đưa ra những chỉ tiêu,
tiêu chí đánh giá sự phát triển của dịch vụ.
Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu và tìm hiểu kinh nghiệm triển khai dịch vụ
cổng thanh toán và ví điện tử trên thế giới, và một số doanh nghiệp trong
nước để đưa ra những đánh giá, rút ra những bài học trong việc xây dựng,
-
hình thành và triển khai hai dịch vụ này.
Chương 2 của Đề tài phân tích được thực trạng triển khai dịch vụ cổng thanh
toán và ví điện tử của Tổng Công ty viễn thông MobiFone, những yếu tố tác
động đến việc bao gồm yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Đặc biệt
khi các quy định pháp luật còn đang hoàn thiện và thói quen tiêu dùng tiền
mặt vẫn chiếm vai trò chủ đạo, đề tài đã tập trung đánh giá những tác động
của hai yếu tố này. Bên cạnh đó, qua kết quả triển khai tại MobiFone, tác giả
đã đưa ra những ưu và nhược điểm để từ đó phân tích nguyên nhân làm cơ sở
-
đưa ra giải pháp phát triển.
Trong chương 3 của Đề tài, bằng các cơ sở lý luận đã nghiên cứu tại chương
1, các đánh giá phân tích tại chương 2, kết hợp với nghiên cứu xã hội học, đề
tài đã nghiên cứu đề xuất lộ trình và các giải pháp phát triển cho 2 dịch vụ
này trong giai đoạn 2017-2020. Các giải pháp được căn cứ trên tính khả thi,
có khung thời gian và dự kiến kết quả mục tiêu rõ ràng.
Bằng sự nghiêm túc trong nghiên cứu, tác giả mong muốn đề tài “Phát triển dịch
vụ cổng thanh toán và ví điện tử qua mạng điện thoại di động của Tổng công ty
Viễn thông MobiFone” sẽ là một trong tài liệu có giá trị thực tiễn và góp phần
trong việc phát triển hai dịch vụ của MobiFone giai đoạn tới.
14
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tại thị trường Việt Nam các dịch vụ thương mại điện tử nói chung và các
dịch vụ thương mại điện tử trên di động (m-commerce) nói chung đều đang trong
giai đoạn đầu phát triển với nhiều hạn chế trong cơ chế chính sách, kinh nghiệm
triển khai, và do thói quen sử dụng tiền mặt của khách hàng. Các ngân hàng rất tích
cực tham gia triển khai các dịch vụ e-bank tuy nhiên chưa thu được kết quả như kỳ
vọng, nhiều nhà phân phối, điểm bán lẻ (Point of Sale- POS) không hỗ trợ thanh
toán điện tử…Các dịch vụ thương mại điện tử đang cung cấp ở Việt Nam mới chỉ
tập trung vào mua bán các dịch vụ nội dung số, tài sản ảo, rất ít dịch vụ hỗ trợ thanh
toán hàng hóa vật lý. Tuy nhiên với sự xuất hiện của các ví điện tử như Nganluong,
Momo, VTC Pay…cùng các cổng thanh toán như NAPAS, Bảo Kim, OnePay…
cũng đã góp phần giới thiệu đến khách hàng các dịch vụ thanh toán điện tử dù còn
nhiều hạn chế.
Trong khi đó, với tỷ lệ thâm nhập của điện thoại di động lên đến hơn 130%
dân số và số lượng thẻ ngân hàng lên đến hơn 110% dân số, có thể nhận định thị
trường Việt Nam là rất có tiềm năng về m-commerce trong tương lai. Hai nhà mạng
VinaPhone, Viettel cũng đã nhanh chóng cung cấp các dịch vụ cổng thanh toán, ví
điện tử trên điện thoại di động tới khách hàng.
Là một trong ba nhà mạng lớn nhất tại Việt Nam, trong nhiều năm liên tiếp,
Tổng Công ty Viễn thông MobiFone vẫn luôn giữ vững thứ hạng cao trên thị trường
thông tin di động. Tuy nhiên, trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng chung trên thị
trường bị chậm lại, sự phát triển dịch vụ OTT như Zalo, Viber, Facebook
Messenger… đang đe dọa trực tiếp doanh thu truyền thống thoại, SMS vốn là hai
nguồn thu lớn nhất đối với mọi nhà mạng. Thực trạng này buộc MobiFone phải thực
hiện những thay đổi, phải nghiên cứu, đa dạng hóa hơn các dịch vụ cho khách hàng
nhằm bù đắp đà suy giảm doanh thu nói trên, trọng tâm là phát triển các dịch vụ
thời thượng, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng. Cổng thanh toán và ví điện tử
là hai trong các dịch vụ có ý nghĩa quan trọng như vậy.
15
Với tính cấp thiết như vậy, Đề tài “Phát triển dịch vụ cổng thanh toán và ví
điện tử qua mạng điện thoại di động của Tổng công ty Viễn thông MobiFone” đã
tập trung nghiên cứu các hướng triển khai kinh doanh các dịch vụ thanh toán trực
tuyến, đặc biệt là dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử trên mạng MobiFone phù
hợp với thực trạng của thị trường và năng lực hiện tại.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Một trong những lý do quan trọng để dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử
được coi là xu hướng phát triển tất yếu của thanh toán điện tử nằm ở sự cần thiết
của nó trong các giao dịch thương mại. Tuy nhiên, tại Việt Nam, trong khi các nền
tảng về công nghệ thông tin, hạ tầng thanh toán, hệ thống giao dịch ngân hàng cơ
bản đã đáp ứng, nhu cầu giao dịch thương mại điện tử cũng đạt mức tăng trưởng
cao hàng năm làm giảm dần các giao dịch truyền thống thì hai dịch vụ này nhìn
chung chưa được chú ý, và chưa đạt những thành công như mong đợi dù trên thị
trường xuất hiện hàng chục các thương hiệu ví điện tử và cổng thanh toán được phát
triển bởi các doanh nghiệp lớn nhỏ, thậm chí có được sự hậu thuẫn từ các quỹ đầu
tư nước ngoài.
Năm 2016, MobiFone cũng chính thức triển khai cung cấp dịch vụ cổng
thanh toán và ví điện tử. Mặc dù sở hữu những lợi thế, nguồn lực được cho là rất
phù hợp với lĩnh vực này, tuy nhiên sau 1 năm đầu triển khai, kết quả kinh doanh
chưa khả quan, tương tự với rất nhiều các trường hợp cổng thanh toán và ví điện tử
khác. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả kinh doanh nói trên, bao gồm cả
nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Vì thế, trong đề tài này, tác giả
muốn làm rõ những vấn đề liên quan đến việc triển khai cung cấp dịch vụ cổng
thanh toán và ví điện tử của MobiFone trong thời gian vừa qua, những yếu tố tác
động và dẫn đến kết quả triển khai và tìm ra giải pháp để khắc phục nhằm phát triển
các dịch vụ này trong thời gian sắp tới. Cụ thể hơn, tác giả muốn tìm câu trả lời cho
các câu hỏi sau:
i.
MobiFone đã triển khai cung cấp dịch vụ cổng thanh toán và ví điện
tử như thế nào và gặp những khó khăn, trở ngại gì để dẫn đến kết quả
kinh doanh chưa khả quan?
16
ii.
Liệu rằng dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử còn có tiềm năng để
phát triển tại MobiFone và nếu có thì phát triển theo cách nào?
Với những câu hỏi trên, tác giả đã xác định một cách rõ ràng mục đích
nghiên cứu của luận văn là:
i.
Nghiên cứu chi tiết quá trình triển khai cung cấp dịch vụ cổng thanh
ii.
toán và ví điện tử tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone
Tìm ra những khó khăn, vướng mắc lớn nhất mà MobiFone đang gặp
iii.
phải để phát triển dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử.
Xây dựng phương án triển khai để giải quyết những khó khăn, vướng
mắc nhằm phát triển dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử tại
MobiFone.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
i.
Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài: cổng thanh
toán và ví điện tử, các yếu tố tác động đến việc cung cấp dịch vụ cổng
ii.
thanh toán và ví điện tử
Nghiên cứu thực trạng cung cấp dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử
tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone. Đánh giá ưu nhược điểm
trong triển khai cung cấp dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử, phân
tích những nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến những tồn
iii.
tại trong thời gian qua
Đề xuất các giải pháp giúp phát triển dịch vụ cổng thanh toán và ví
điện tử tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phát triển dịch vụ cổng thanh toán và ví
điện tử qua mạng điện thoại di động do Tổng công ty Viễn thông MobiFone triển
khai cung cấp.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
-
Về nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề để phát triển dịch vụ
-
cổng thanh toán và ví điện tử tại MobiFone
Về phạm vi: Đề tài chỉ nghiên cứu đánh giá kết quả triển khai dịch vụ trong
năm 2016 (do 2 dịch vụ chỉ bắt đầu triển khai từ 2016), và đề xuất các giải
pháp phát triển cho dịch vụ trong giai đoạn từ 2017 – 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
17
Tác giả đã thực hiện các phương pháp nghiên cứu:
5.1.
Phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích và tổng hợp cơ sở dữ liệu liên
quan để xây dựng và hệ thống hóa cơ sở lý luận của đề tài gồm các vấn đề
5.2.
-
liên quan đến dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử.
Phương án nghiên cứu thực tiễn:
Phương án định tính qua điều tra bằng bảng hỏi. Cụ thể, tác giả đã sử dụng
bảng hỏi thăm dò ý kiến khách hàng về cổng thanh toán và ví điện tử của
MobiFone thông qua 34 câu hỏi. 34 câu hỏi này bao gồm các câu hỏi đóng
và câu hỏi mở để tập hợp đầy đủ và toàn diện các ý kiến từ phía khách hàng
đánh giá các tính năng, phí, chất lượng và mức độ đa dạng…của dịch vụ
cổng thanh toán và ví điện tử của MobiFone đang cung cấp hiện nay, những
yếu tố nào đã đáp ứng được yêu cầu và những yếu tố nào cần phải điều
chỉnh, bổ sung, phát triển, và hoàn thiện. Phiếu hỏi được thăm dò trên 108
khách hàng, trên cả tập thuê bao của MobiFone và ngoài tập thuê bao của
MobiFone, trong độ tuổi từ 18-55, không hạn chế nghề nghiệp. Khảo sát
-
được tác giả thực hiện trên internet trong thời gian từ 02-05/2017.
Phương pháp định lượng: Tác giả đã sử dụng các biểu đồ để mô tả trực quan
kết quả từ cuộc khảo sát khách hàng, phản ánh các đánh giá của khách hàng
về các yếu tố trong dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử của MobiFone.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài danh mục bảng biểu, sơ đồ, danh mục từ viết tắt, lời mở đầu, kết luận,
tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương. Cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử qua mạng điện
thoại di động
Chương 2: Thực trạng triển khai dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử qua mạng
điện thoại di động tại Tổng Công ty Viễn thông MobiFone
Chương 3: Các giải pháp phát triển dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử trên
mạng điện thoại di động tại Tổng Công ty Viễn thông MobiFone
Hà Nội, tháng 05 năm 2017
Người thực hiện đề tài
Lưu Xuân Thắng
18
2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CỔNG THANH TOÁN VÀ VÍ ĐIỆN
TỬ QUA MẠNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
1.1.
Cơ sở lý luận về dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử qua mạng điện
thoại di động
Cổng thanh toán và ví điện tử nói chung đều thuộc dịch vụ trung gian thanh
toán, hay còn được xem là giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt thông minh
hiện nay căn cứ theo Điều 2, Thông tư số 39/2014/TT-NHNN của Ngân hàng nhà
nước Việt Nam ngày 11/12/2014 về việc Hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh
toán (sau đây gọi tắt là Thông tư 39).
1.1.1. Khái niệm và cách thức hoạt động
1.1.1.1.
Dịch vụ cổng thanh toán trên mạng điện thoại di động
a. Khái niệm
Căn cứ Điều 3, Thông tư 39: “Dịch vụ cổng thanh toán điện tử là dịch vụ
cung ứng hạ tầng kỹ thuật để thực hiện việc kết nối giữa các đơn vị chấp nhận
thanh toán và ngân hàng nhằm hỗ trợ khách hàng thực hiện thanh toán trong giao
dịch thương mại điện tử, thanh toán hóa đơn điện tử và các dịch vụ thanh toán điện
tử khác.”
Như vậy, cách truyền thống ban đầu là dịch vụ cổng thanh toán được xây
dựng để hoạt động trên môi trường internet, phục vụ thanh toán các giao dịch vụ
trên các website bán hàng trực tuyến thông qua máy tính cá nhân. Tuy nhiên, với sự
phát triển không ngừng và sự phổ biến nhanh chóng của điện thoại di động, việc
triển khai các loại hình dịch vụ này thông qua điện thoại di động ngày càng được
chú ý. Do đó, “dịch vụ cổng thanh toán trên mạng điện thoại di động được hiểu là
dịch vụ cổng thanh toán trên nền tảng kết nối mạng do các doanh nghiệp viễn
thông cung cấp.”.
b. Cách thức hoạt động
Dịch vụ cổng thanh toán trên mạng điện thoại di động có sự tham gia của:
19
-
Khách hàng: cá nhân/tổ chức thực hiện thanh toán trong giao dịch thương
mại điện tử, thanh toán hóa đơn điện tử và dịch vụ thanh toán điện tử
-
khác.
Nhà cung ứng dịch vụ hàng hóa (hay còn gọi là merchant): tổ chức được
-
khách hàng thanh toán cho việc cung ứng dịch vụ, hàng hóa.
Tổ chức cung cấp dịch vụ cổng thanh toán điện tử: tổ chức cung cấp cung
ứng hạ tầng kỹ thuật để thực hiện việc kết nối giữa các đơn vị chấp nhận
thanh toán và ngân hàng nhằm hỗ trợ khách hàng thực hiện thanh toán
-
trong giao dịch thương mại điện tử.
Doanh nghiệp viễn thông/internet: vai trò tổ chức cung cấp nền tảng viễn
-
thông/internet nhằm thực hiện giao dịch thanh toán.
Ngân hàng: tổ chức phát hành tài khoản tài khoản ngân hàng cho người
bán và người mua, kết nối trực tiếp vào hạ tầng của tổ chức cung cấp dịch
vụ cổng thanh toán.
Môi trường Internet/viễn thông
Sơ đồ 1.1: Mô tả dịch vụ cổng thanh toán
Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp
1.1.1.2.
Dịch vụ ví điện tử trên mạng điện thoại di động
a. Khái niệm:
Căn cứ Điều 3, Thông tư 39: “Dịch vụ ví điện tử là dịch vụ cung cấp cho
khách hàng một tài khoản điện tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ tạo
lập trên vật mang tin (như chip điện tử, sim điện thoại di động, máy tính...), cho
phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi tương đương với
20
số tiền được chuyển từ tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài
khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử theo tỷ lệ 1:1 và
được sử dụng làm phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.”.
Về cơ bản, ví điện tử được hiểu đơn giản là một loại tài khoản điện tử được
phát hành bởi tổ chức cung cấp dịch vụ ví điện tử. Bằng tài khoản ví điện tử này,
khách hàng có thể sử dụng tiền lưu tại ví điện tử để thanh toán, chuyển và rút tiền,
…Do đó, “dịch vụ ví điện tử trên mạng điện thoại di động được hiểu là dịch vụ ví
điện tử trên nền tảng kết nối mạng do các doanh nghiệp viễn thông cung cấp”.
b. Cách thức hoạt động
Dịch vụ ví điện tử trên mạng điện thoại di động có sự tham gia của:
-
Khách hàng: cá nhân/tổ chức tạo lập tài khoản ví điện tử để thực hiện các
-
chức năng của tài khoản ví
Nhà cung ứng dịch vụ hàng hóa (hay còn gọi là merchant): tổ chức được
khách hàng thanh toán cho việc cung ứng dịch vụ, hàng hóa trong giao
-
dịch thương mại điện tử.
Tổ chức cung cấp dịch vụ ví điện tử
Doanh nghiệp viễn thông/internet: vai trò tổ chức cung cấp nền tảng viễn
-
thông/internet nhằm thực hiện các nghiệp vụ trên ví điện tử.
Ngân hàng: tổ chức phát hành tài khoản tài khoản ngân hàng cho người
bán và người mua.
Môi
trường
Internet/
viễn
thông
21
Sơ đồ 1.2: Mô tả dịch vụ ví điện tử
Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp
1.1.2. Lợi ích của triển khai dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử trên di động
1.1.2.1.
-
Đối với khách hàng
Sử dụng dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử trên di động cho phép khách
hàng tranh thủ được tính cơ động, tiện lợi và cá nhân hóa của chiếc điện
thoại.
-
Hạn chế rủi ro về bảo mật và an toàn khi mua sắm trực tuyến. Không kết nối
trực tiếp vào tài khoản ngân hàng, ví điện tử giúp người dùng giảm thiểu
được đáng kể rủi ro về việc lộ thông tin tài khoản ngân hàng, hay mất tiền
trong tài khoản do các hacker hoặc tấn công tài khoản.
-
Mở rộng khả năng thanh toán trực tuyến. Nếu không có sự xuất hiện của
cổng thanh toán, khách hàng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán
nếu đơn vị bán hàng không liên kết, hỗ trợ chức năng thanh toán đối với
ngân hàng mà khách hàng đang mở tài khoản tại đó.
1.1.2.2.
-
Đối với doanh nghiệp viễn thông
Khi cung cấp dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử trên di động, doanh
nghiệp viễn thông sẽ tận dụng được tập khách hàng lớn của mình.
-
Dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử sẽ giúp nhà mạng đa dạng hóa danh
mục dịch vụ cung cấp của mình đến các thuê bao.
-
Dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử mở ra một kênh thanh toán cước điện
thoại trả sau và nạp tiền điện thoại trả trước khác bên cạnh các phương thức
truyền thống như nạp tiền qua thẻ cào, qua thu cước tại nhà…từ đó giúp các
nhà mạng tiết kiệm được chi phí thu cước.
1.1.2.3.
-
Đối với doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ
Tăng hiệu quả hoạt động bán hàng trực tuyến nhờ việc khách hàng có thể
mua hàng và thanh toán mọi lúc, mọi nơi. Chính nhờ hỗ trợ thanh toán trên
22
di động mà người bán có thể bán hàng 24/24 bất kể khi nào điện thoại di
động của thuê bao có kết nối internet.
-
Giảm khối lượng công việc và chi phí thanh toán, quản lý thanh toán do các
trung gian cung cấp dịch vụ thanh toán đã đảm nhiệm chức năng này.
1.1.2.4.
Đối với ngân hàng
Cổng thanh toán và ví điện tử trên di động còn có thể được xem là một hình
thức khác của dịch vụ ngân hàng di động (mobile banking). Tham gia giao dịch này,
ngân hàng cũng thu được về những lợi ích như sau:
-
Giảm sự quản lý các giao dịch thanh toán từ thẻ khách hàng trong khi đó
ngân hàng vẫn thu được ăn chia doanh thu từ liên kết với các đơn vị cung cấp
dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử.
-
Giúp ngân hàng giảm thiểu tâm lý lo ngại cho khách hàng về bảo mật, an
toàn của tài khoản ngân hàng khi thực hiện giao dịch qua tài khoản ví.
-
Ngân hàng có thể đa dạng hóa danh mục dịch vụ cung cấp của mình, tạo ra
những giá trị gia tăng cho khách hàng thông qua liên kết với tổ chức cung
cấp dịch vụ ví điện tử và cổng thanh toán.
1.1.2.5.
Đối với xã hội
Việc phát triển dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử nói chung và trên mạng
điện thoại di động nói riêng giúp toàn xã hội giảm bớt lượng tiền mặt trong lưu
thông, từ đó góp phần ổn định lạm phát. Ngoài ra, là dịch vụ trung gian thanh toán,
ví điện tử và cổng thanh toán làm dễ dàng hơn và nhanh chóng hơn việc chuyển và
nhận tiền, vượt qua các rào cản địa lý.
23
Biểu đồ 1.1: Chi phí cho 01 giao dịch qua các loại hình thanh toán khác nhau
Nguồn: Nielsen Việt Nam, Tài liệu tư vấn của Nielsen Việt Nam, Hà Nội 2016
1.1.3. Chức năng và vai trò của dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử trên di
động
1.1.3.1.
Dịch vụ cổng thanh toán
Cổng thanh toán thực hiện các vai trò sau đây:
-
Thứ nhất: Kết nối tới các đơn vị cung cấp sản phẩm dịch vụ
-
Thứ hai: Kết nối tới các Ngân hàng chấp nhận thanh toán
-
Thứ ba: Chuyển thông tin thanh toán từ đơn vị cung cấp sản phẩm dịch vụ
tới ngân hàng.
Sơ đồ 1.3: Liên kết giữa ngân hàng và doanh nghiệp bán hàng qua cổng thanh
toán
24
Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp
-
Thứ tư: Lưu trữ dữ liệu phục vụ quyết toán giữa các bên nhằm bù trừ tiền
-
giữa các thành viên tham gia hệ thống.
Thứ năm: Hỗ trợ xử lý tra soát khiếu nại.
1.1.3.2.
Dịch vụ ví điện tử
Ví điện tử thực hiện các chức năng, vai trò sau đây:
-
Thứ nhất: Thanh toán trực tuyến
Thứ hai: Nhận và chuyển tiền qua mạng
Thứ ba: Lưu giữ tiền tại ví
Thứ tư: Các chức năng khác như tra cứu số dư ví điện tử, thông tin giao
dịch, tỷ giá…, kiểm tra lịch sử giao dịch, mua hàng.
Sơ đồ 1.4: Quy trình thanh toán qua ví điện tử
Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp
1.1.4. Các phương thức triển khai dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử trên di
động đối với doanh nghiệp viễn thông
Để tham gia vào thị trường cung cấp dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử,
các doanh nghiệp viễn thông có thể thực hiện thông qua 2 mô hình như sau:
1.1.4.1.
Doanh nghiệp viễn thông tự xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để
cung cấp dịch vụ tới khách hàng.
a. Đặc điểm:
- Doanh nghiệp viễn thông cung cấp hạ tầng kỹ thuật liên kết doanh nghiệp
bán hàng, khách hàng và ngân hàng.
- Ngân hàng sẽ đóng vai trò quản lý nguồn tiền và xử lý các nghiệp vụ thanh
quyết toán, quản lý rủi ro.
25
- Doanh nghiệp viễn thông chịu trách nhiệm làm việc với doanh nghiệp bán
hàng, truyền thông dịch vụ, chăm sóc và giải quyết khiếu nại khách hàng.
b. Mô hình doanh thu:
-
Doanh nghiệp bán hàng trả hoa hồng cho doanh nghiệp viễn thông.
-
Doanh nghiệp viễn thông thu được doanh thu lưu lượng (có thể dưới hình
thức cước thuê bao) từ khách hàng sử dụng dịch vụ.
1.1.4.2.
Doanh nghiệp viễn thông liên kết với nhà cung cấp giải pháp để cung
cấp dịch vụ tới khách hàng.
a. Đặc điểm:
- Ngân hàng, doanh nghiệp viễn thông và các nhà cung cấp giải pháp cùng hợp
tác để đưa ra sản phẩm thanh toán đảm bảo sự tiện lợi và độ xâm nhập rộng
khắp vào khối khách hàng thuê bao di động, đồng thời vẫn duy trì được sự
quản lý chặt chẽ về tài chính của ngành ngân hàng.
- Ngân hàng sẽ đóng vai trò quản lý nguồn tiền và xử lý các nghiệp vụ thanh
quyết toán, quản lý rủi ro.
- Các doanh nghiệp viễn thông phụ trách việc kinh doanh, giao dịch trực tiếp
với khách hàng, các điểm bán lẻ và dịch vụ khách hàng.
- Các nhà cung cấp giải pháp chịu trách nhiệm thực hiện kết nối tới hệ thống
của nhà mạng và các tổ chức ngân hàng, doanh nghiệp bán hàng.
- Với mô hình này, trách nhiệm đảm bảo các yêu cầu pháp lý để cung cấp dịch
vụ có thể do doanh nghiệp viễn thông hoặc nhà cung cấp giải pháp thực thi.
b. Mô hình doanh thu:
- Doanh nghiệp bán hàng trả hoa hồng cho doanh nghiệp viễn thông và nhà cung cấp
giải pháp thanh toán.
- Doanh nghiệp viễn thông thu được doanh thu lưu lượng (có thể dưới hình thức cước
thuê bao) từ khách hàng sử dụng dịch vụ.
- Ngân hàng thu phí sử dụng dịch vụ Mobile Banking từ khách hàng.
- 03 đơn vị: nhà mạng, ngân hàng, người bán phân chia các loại doanh thu trên
theo tỷ lệ phù hợp căn cứ đóng góp của mỗi đơn vị.
1.1.5. Biểu phí dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử