Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án Sinh học 9 bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.57 KB, 5 trang )

GIÁO ÁN SINH HỌC 9
Bài 29: BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI
I/ Mục tiêu: (chuẩn kiến thức)
1/Kiến thức
- Nhận biết được bệnh nhân đao và bệnh nhân tơcnơ qua các đặc điểm hình thái.
- Trình bày được đặc điểm di truyền của các bệnh: Bệnh bạch tạng, câm điếc bẩm sinh và tật
6 ngón tay
- Trình bày được nguyên nhân của bệnh tật di truyền và đề xuất 1 số biện pháp hạn chế phát
sinh chúng.
2/Kĩ năng
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình
- Hoạt động nhóm
- Thu thập tranh ảnh, mẫu vật có liên quan
Kĩ năng sống
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK
- Kĩ năng nghe tích cực, hợp tác trong hoạt động nhóm
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm tổ, tổ, lớp
3/ Thái độ.
Củng cố niềm tin vào khoa học, xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu
II/ Phương pháp
- Vấn đáp tìm tòi
- Động não
- Dạy học nhóm
- Trực quan
III/ Chuẩn bị.
- GV: Tranh phóng to hình 29.1 – 29.3 SGK

TaiLieu.VN

Page 1



- HS: Xem trước bài nội dung bài.
IV/ Tiến trình lên lớp.
1/ Ổn định (1’)
2/ Kiểm tra bài cũ (5’)
(?) Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì ? Bệnh máu khó đông do gen trội hay gen lặn qui
định? Vẽ sơ đồ phả hệ ?
(?) Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở điểm nào ? Nêu ý nghĩa ?
3/ Bài mới.
a/ Khám phá.
GV: Các đột biến gen, đột biến NST xảy ra ở người do ảnh hưởng của tác nhân vật lí và hoá
học trong tư nhiên, do ô nhiễm môi trường và do rối loạn quá trình trao đổi chất trong tế bào đã
gây ra các bệnh tật di truyền.
b/ Kết nối
Thời gian
15’

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1: Nhận biết bệnh nhân đao qua hình ảnh và bộ NST
I/ Một vài bệnh di truyền ở người
1/ Bệnh đao
- Gv: Y/c hs đọc thông tin, quan sát hình - HS: Tự thu thập thông tin
29.1
- Gv: Y/c hs nhắc lại:
(?) Ở người có bao nhiêu cặp NST ?
(?) Nhiễm sắc thường bao nhiêu cặp ? Kí
hiệu ?

(?) Bao nhiêu cặp NST giới tính ?

- HS: Có 23 cặp NST

- HS: Có 22 cặp NST thường kí hiệu
(A)
- HS: 1 cặp NST giới tính (XX) nữ;
(XY) nam

- Gv: Y/c hs thảo luận:

TaiLieu.VN

Page 2


(?) Điểm khác nhau giữa bộ NST của
bệnh nhân đao và NST người bình - HS: Ở cặp NST thứ 21 của bệnh
thường ?
nhân đao tăng thêm 1 NST.
(?) Em có thể nhận biết bệnh nhân đao
qua những đặc điểm bên ngoài nào ?
- HS: Dựa theo thông tin để trả lời
- Gv: Nêu nguyên nhân gây nên bệnh
đao và liên hệ thực tế về chất độc hoá
học và chất độc màu da cam (đioxin)
- Gv: Cho hs tự rút ra kết luận →

- Bệnh nhân có 3 NST cơ cặp
thứ 21

- Các biểu hiện: Bé, lùn, cổ rụt,
má phệ, miệng hơi há, mắt hơi
sâu, ngón tay ngắn...

- Gv:Y/c hs đọc thông tin, quan sát hình
29.2 và tiếp tục thảo luận:

2/ Bệnh Tơcnơ

(?) Điểm khác nhau giữa bộ NST của
bệnh nhân Tơcnơ và bộ NST của người
bình thường ?
(?) Bề ngoài em có thể nhận biết bệnh - HS: Bệnh nhân Tơcnơ chỉ có 1 NST
nhân Tơcnơ qua những đặc điểm nào ?
giới tính (X)
- HS: Bệnh nhân Tơcnơ là nữ: Lùn,
- Gv: Nêu nguyên nhân và liên hệ thực tế cổ ngắn, tuyến vú không phát triển,
lúc trưởng thành không có kính
nguyệt, tử cung nhỏ, thường mất trí
và không có con.
3/ Bệnh bạch tạng và bệnh câm
- Gv: Phân tích như phần thông tin và điếc bẩm sinh
làm cho hs thấy được nguyên nhân gây
ra bệnh câm điếc và bệnh bạch tạng
→ Bệnh bạch tạng do một đột biến gen - HS: Tự thu thập thông tin

TaiLieu.VN

Page 3



lặn gây ra, bệnh nhân có da và tóc màu
trắng, mắt màu hồng
→ Một đột biến gen lặn khác lại gây ra
bệnh câm điếc bẩm sinh. Nguyên nhân
do bị nhiễm chất phóng xạ, chất độc hoá
học...
- Gv: Liên hệ thực tế và giáo dục hs
trong việc sử dụng thốc trừ sâu và thốc
diệt cỏ.
8’

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số tật di truyền ở người
II/. Một số tật di truyền ở người
- Gv: Cho hs quan sát hình 29.3 a, b, c, d
và phân tích nguyên nhân gây ra các tật
di truyền ở người.
- Gv: Liên hệ thực tế về chất độc màu da
cam, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt - Các đột biến gen và đột NST gây ra
các bệnh di truyền nguy hiểm và các
cỏ...
tật bẩm sinh ở người
- Gv: Y/c hs tự rút ra kết luận →
- TD: Bệnh đao, bệnh tơcnơ, các tật
di truyền như mất sọ não, khe hở
môi – hàm, bàn tay và chân dị
dạng...

10’


Hoạt động 3: Tìm hiểu các biện pháp để hạn chế
phát sinh bệnh tật di truyền
III/. Các biện pháp hạn chế phát
sinh bệnh tật di truyền
- Gv: Y/c hs đọc thông tin và trả lời câu
hỏi sau:
- HS: Tự thu thập thông tin
(?) Để hạn chế phát sinh bệnh tật di
truyền chúng ta cần có những biện
pháp gì ?

TaiLieu.VN

Page 4


- Đấu tranh chống sản xuất thử và sử
dụng vũ khí hạt nhân
- Gv: Phân tích cho hs thấy những
nguyên nhân cơ bản làm phát sinh bệnh
và tật di truyền. Liên hệ thực tế từ đó
giáo dục hs.
5’

- Sử dụng đúng qui cách các loại thuốc
trừ sâu, thuốc diệt cỏ dại...
- Hạn chế kết hôn giữa những người
có nguy cơ mang gen các bệnh tật di
truyền.


Hoạt động 4: Củng cố và tóm tắt bài
- Bộ NST của bệnh nhân đao khác với bộ NST người bình thường như thế nào ?
- Những biểu hiện bên ngoài nào có thể nhận biết được một bệnh nhân đao ?
- Nêu các biểu hiện bên ngoài để nhận biết được bệnh nhân tơcnơ ?
- Nêu một số tật di truyền ở người ?
- Cho biết những nguyên nhân có thể gây ra bệnh và tật di truyền ?
- Nêu một số biện pháp hạn chế phát sinh bệnh tật di truyền ?

1’

Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà
- Học thuộc bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trang 85
- Xem trước nội dung bài 30

TaiLieu.VN

Page 5



×