Tải bản đầy đủ (.docx) (116 trang)

luận văn thạc sĩ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.66 KB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
------o0o-----

LUẬN VĂN THẠC SĨ

GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng

VŨ THỊ DIỆU HỒNG

Hà Nội - 2017

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
------o0o-----

LUẬN VĂN THẠC SĨ

GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM

Ngành: Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201



Họ và tên: Vũ Thị Diệu Hồng
Người hướng dẫn: TS. Trần Thị Thu Thủy

Hà Nội - 2017
LỜI CAM ĐOAN


3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị công
tác.
Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2017
Tác giả luận văn

Vũ Thị Diệu Hồng


4

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, cùng Quý thầy cô của trường
Đại Học Ngoại Thương đã tạo điều kiện và truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý
báu trong quá trình giảng dạy giúp tác giả đã có suy luận mạch lạc và kiến thức tổng
quát để hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Thị Thu Thủy,
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả rất nhiệt tình trong suốt thời gian
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Bên cạnh đó, tác giả xin trân trọng cảm ơn các anh chị trong Cục phòng chống

rửa tiền, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, đã giúp đỡ nhiệt tình trong việc cung cấp
số liệu cần thiết cho đề tài tác giả đang nghiên cứu.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các đồng nghiệp làm việc
tại Ngân hàng HSBC Việt Nam, chi nhánh Hà Nội, nơi tác giả đang công tác, đã tạo
điều kiện, hỗ trợ nhiệt tình giúp tác giả có cái nhìn chính xác hơn về thực tiễn và
cung cấp số liệu cần thiết cho đề tài.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành về sự khuyến khích, quan
tâm và tạo điều kiện của những người thân trong gia đình, cũng như các bạn cùng
lớp cao học K22B, đã tạo động lực to lớn để tác giả hoàn thành đề tài nghiên cứu
này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2017
Tác giả luận văn

Vũ Thị Diệu Hồng


5

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT

TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT

The Asian development


Ngân hàng phát triển Châu

bank

Á

AML

Anti money laundering

Phòng chống rửa tiền

BSA

Bank secrecy act

CDD

Customer due diligence

Luật bí mật ngân hàng
Các yêu cầu chú ý xác đáng

ADB

Financial action task
FATF
FBI
IMF

KYC

force on money
laundering
Federal bereau of
investigation
International monetary
fund
Know your customer

NHNN
NHTM
PEP

Political exposure
persons

TTCK
UAR

Unusual activity report

WB

World bank

khách hàng
Lực lượng đặc nhiệm tài
chính về chống rửa tiền
Cục điều tra liên bang Hoa

Kỳ
Quỹ tiền tệ Quốc Tế
Thủ tục nhận biết khách
hàng
Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng thương mại
Các cả nhân có ảnh hưởng
chính trị
Thị trường chứng khoán
Báo cáo hoạt động bất
thường
Ngân hàng Thê Giới


6

DANH MỤC ĐỒ THỊ - SƠ ĐỒ


DANH MỤC BẢNG BIỂU


7

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu luận văn, tác giả đã đưa ra và giải quyết
được vấn đề mà tác giả đã đề cập đến: đó chính là thực trạng và giải pháp phòng
chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng tại Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu luận văn được chia thành 3 phần chính sau đây:
Thứ nhất, luận văn đã hệ thống được cơ sở lý luận về hoạt động rửa tiền, tác

động của nó đến nền kinh tế xã hội. Bên cạnh đó cũng đưa ra được quy trình và các
phương thức rửa tiền hiện nay và các kinh nghiệm quý báu từ một số quốc gia đã
đạt được những thành công nhất định trong cuộc chiến chống rửa tiền này.
Thứ hai, luận văn đã phân tích được thực trạng rửa tiền và công tác phòng
chống rửa tiền tại Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng tại Việt Nam nói
riêng trong thời gian vừa qua. Thông qua đó, luận văn đưa ra được những tồn tại
đang diễn ra trong công tác phòng chống rửa tiền cần phải giải quyết triệt để trong
thời gian tới.
Cuối cùng, luận văn đã dựa vào tình hình thực tế và những tồn tại đã tìm hiểu
kĩ bên trên để đưa ra các nhóm giải pháp dành cho các đối tượng khác nhau trong
công cuộc phòng chống rửa tiền đó là: Nhà nước, Ngân hàng nhà nước và ngân
hàng thương mại.
Những điểm mới của đề tài tác giả đã nghiên cứu là:
- Luận văn đưa ra những vấn đề lý luận và thực tiễn về rửa tiền và phòng
chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng của Việt Nam
- Thông qua việc nghiên cứu kĩ thực trạng hoạt động phòng chống rửa tiền của
hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và ngân hàng HSBC Việt Nam nói riêng,
tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động phòng chống
rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam qua ba nhóm đối tượng cụ thể ở ba vị trí
khác nhau trong cuộc chiến chống rửa tiền này.


8

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động ngân hàng ngày nay, trước xu thế hội nhập kinh tế thế giới, không
những chịu áp lực về kinh tế mà còn chịu áp lực ngày càng gia tăng của các tội
phạm liên quan đến hoạt động ngân hàng, trong đó nổi bật nhất là tội phạm rửa tiền.

Rửa tiền là một loại tội phạm xuất hiện từ rất lâu đời và là một khâu quan trọng
trong quá trình hoạt động tội phạm, nhằm che đậy, xóa nhòa nguồn gốc bất hợp
pháp của những thu nhập có được từ hoạt động phạm tội.Vụ rửa tiền đầu tiên được
biết đến tại Hoa Kỳ vào năm 1920, cho tới nay hầu hết các nước trên thế giới đều
xuất hiện hành vi này với các mức độ khác nhau và ngày càng có xu hướng gia
tăng. Không những vậy, hoạt động rửa tiền càng ngày càng tinh vi và khó bị phát
hiện hơn. Hệ thống ngân hàng tại Việt Nam hiện nay ngoài việc phải đối phó với
các khoản tiền bất hợp pháp được tẩy rửa trong nước, còn phải đối phó với nguy cơ
bị các tổ chức tội phạm quốc tế sử dụng thị trường tài chính Việt Nam như một
miền đất hứa của việc rửa tiền cho các hoạt động bất hợp pháp. Việt Nam là một
quốc gia hội tụ rất nhiều yếu tố thuận lợi cho hoạt động rửa tiền như: nền kinh tế
còn sử dụng nhiều tiền mặt; hệ thống pháp luật còn nhiều lỗ hổng, đặc biệt là luật
chống rửa tiền; đang cần nhiều vốn đầu tư cho nền kinh tế đang phát triển. Rửa tiền
thường gắn liền với một hoặc nhiều hoạt động tội phạm tại nước đó. Do vậy hậu
quả nạn rửa tiền đem đến cho nền kinh tế xã hội vô cùng nghiêm trọng, có thể phá
hủy nền kinh tế, an ninh và gây ra những hậu quả xấu cho xã hội; không những vậy
nó còn khuyến khích các hoạt động tài trợ khủng bố, buôn bán ma túy, tham nhũng
và kéo theo rất nhiều các hoạt động phạm tội khác, đồng thời nó có thể làm tăng
nguy cơ phá sản của các ngân hàng, làm sai lệch quá trình hoạch định chính sách
kinh tế vĩ mô và làm mất đi vai trò kiểm soát các chính sách của Chính phủ. Chính
vì vậy có thể nói, nạn rửa tiền không chỉ là vấn đề của các cơ quan thực thi pháp
luật mà còn là mối đe dọa nghiêm trọng lên nền an ninh của một quốc gia.
Vì những lý do trên, phòng chống rửa tiền đang là một yêu cầu cấp bách đối
với nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Việt Nam cần đánh giá đúng
thực trạng rửa tiền hiện nay nhằm hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra, bên cạnh


9

đó hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng cần có những biện pháp nhận biết và phòng

chống hoạt động rửa tiền để chung sức với Nhà nước trong cuộc chiến đấu này. Với
mong muốn đóng góp các ý kiến vào cuộc đấu tranh chống rửa tiền đầy gian khó
này, nhằm từng bước làm ổn định kinh tế xã hội, làm trong sạch hệ thống tài chính
của nước nhà, tác giả mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG
RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM”
2. Tình hình nghiên cứu

Thời gian gần đây, Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về rửa tiền
tại một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Có thể kể đến
các công trình nghiên cứu như:
- Luận văn Cử nhân kinh tế: “Rửa tiền và chống rửa tiền – hiện tượng, giải
pháp của các nước trên thế giới và Việt Nam” năm 2003 của tác giả: Nguyễn Thị
Thu Trang, Đại học Ngoại Thương Hà Nội.
Luận văn này đã phân tích được về hiện tượng rửa tiền và hoạt động phòng
chống rửa tiền của một số nước trên thế giới trong khoảng thời gian mà hành vi rửa
tiền và hoạt động phòng chống rửa tiền chưa thực sự phổ biến và được nhiều người
biết đến tại Việt Nam. Đó là một ưu điểm rất lớn của luận văn. Từ việc phân tích
bản chất vấn đề, nghiên cứu thực trạng hoạt động, tác giả đã cố gắng phân tích từ
các giải pháp của các nước phát triển trên thế giới, ứng dụng vào Việt Nam. Tuy
nhiên, các giải pháp chưa thực sự hiệu quả và cụ thể với nền kinh tế Việt Nam nói
chung và hệ thống ngân hàng tại Việt Nam nói riêng.
-

Luận văn Cử nhân kinh tế: “Hoạt động phòng chống rửa tiền ở Mỹ và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam” năm 2010 của tác giả: Nguyễn Thị Kim Oanh, Đại học
Ngoại Thương Hà Nội.
Luận văn này đã nêu rõ được thực trạng về hoạt động phòng chống rửa tiền ở
Mỹ, qua đó đưa ra được các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Nhưng luận văn
chưa nêu rõ được các bài học kinh nghiệm có tính ứng dụng cao cho ngành ngân
hàng mà chỉ nói chung chung về bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung

trong một số ngành nghề dựa trên các hoạt động phòng chống rửa tiền tại nước Mỹ.


10

Mỹ là một cường quốc trên thế giới, vì thế có rất nhiều điểm khác biệt và hiện đại
hơn so với Việt Nam. Chỉ từ thực trạng hoạt động phòng chống rửa tiền tại Mỹ để
rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam thực sự chưa mang lại kết quả có tính ứng
dụng cao như tác giả mong muốn.
-

Tiểu luận kinh tế: “Hoạt động rửa tiền và phòng chống rửa tiền – Thiên đường
Thuế” năm 2013 của nhóm tác giả: Trần Phương Linh, Trần Văn Lợi, Nguyễn Thị
Kim Ngọc, Lê Nguyễn Quốc Trung, Đại học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh
Tiểu luận này đã được nhóm tác giả phân tích kĩ về hoạt động rửa tiền và
phòng chống rửa tiền nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Bên cạnh việc đưa ra
thực trạng hoạt động phòng chống rửa tiền tại một số nước trên thế giới, cụ thể là tại
một số Thiên đường thuế trên thế giới, nơi xảy ra dễ nhất các hoạt động rửa tiền
này, các tác giả đã đưa ra được một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Nhưng
cũng như khóa luận trên, các tác giả chưa phân tích được thực trạng cụ thể hoạt
động phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng cũng như chưa đưa được nhiều
bài học kinh nghiệm thực tiễn cho hoạt động phòng chống rửa tiền này.
Đối với việc nghiên cứu về thực trạng và các giải pháp để phòng chống rửa
tiền của Việt Nam nói chung và qua hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng chưa
thấy có nhiều đề tài nghiên cứu thực sự sâu sắc và có kết quả tốt. Hoạt động rửa tiền
diễn ra chủ yếu qua hệ thống ngân hàng tuy nhiên lại chưa có công trình nghiên cứu
nào thực sự phân tích cụ thể thực trạng của hoạt động phòng chống rửa tiền qua hệ
thống ngân hàng tại Việt Nam, qua đó đưa ra được các giải pháp phòng chống rửa
tiền chỉ qua hệ thống ngân hàng tại Việt Nam thay vì cả nền kinh tế Việt Nam như
một số công trình nghiên cứu trước đó. Vì vậy, căn cứ những kết quả đã tìm hiểu,

tác giả nhận thấy đề tài của mình không trùng lặp với các kết quả nghiên cứu khác.
Hơn nữa, qua việc nghiên cứu thông qua thực tế phòng chống rửa tiền của ngân
hàng TNHH MTV HSBC Việt Nam nơi tác giả đang công tác, tác giả muốn đưa ra
những bài học và giải pháp thiết thực cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam
trong thời gian tới.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài


11

Trên cơ sở những lý luận cơ bản về rửa tiền và phòng chống rửa tiền, luận văn
nhằm mục tiêu phân tích thực trạng hoạt động phòng chống rửa tiền qua hệ thống
ngân hàng Việt Nam để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hoạt
động này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: hoạt động phòng chống rửa tiền qua hệ thống
ngân hàng tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: nghiên cứu tại hệ thống ngân hàng Việt Nam từ
năm 2013 đến năm 2016.
5. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau nhằm
tận dụng được hết các tính ưu việt của từng loại phương pháp. Cụ thể là phương
pháp thống kê, phân tích, phương pháp tổng hợp dữ liệu thứ cấp...
6. Kết cấu của luận văn

Đề tài nghiên cứu được trình bày thành 3 phần:
-


Phần 1: phần mở đầu, giới thiệu đề tài và trình bày những vấn đề liên quan đến
phương pháp luận trong nghiên cứu.

-

Phần 2: phần nội dung của đề tài được trình bày thành 3 chương:




Chương I: Tổng quan về rửa tiền và phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng.
Chương II: Thực trạng rửa tiền và phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng

Việt Nam.
• Chương III: Các giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam
- Phần 3: phần kết luận nêu một cách khái quát những nội dung đề tài nghiên cứu và
những vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu.
Vấn đề nghiên cứu của đề tài khá phức tạp và liên quan đến nhiều lĩnh vực nên
khóa luận không tránh khỏi thiếu sót và mang tính chủ quan của người viết, tác giả
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu để luận văn được hoàn thiện và
mang tính thực tiễn hơn.


12

Xin chân thành cảm ơn.


13


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RỬA TIỀN VÀ PHÒNG CHỐNG
RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
1.1.

Tổng quan về rửa tiền:
Trước khi đi sâu về tìm hiểu các biện pháp phòng chống rửa tiền, chúng ta cần

tìm hiểu thế nào là rửa tiền và tại sao chúng ta lại cần phòng chống rửa tiền. Vì thế
trong phân mục này tác giả sẽ cố gắng đưa ra cho bạn đọc một cái nhìn khái quát
nhất về thế nào là rửa tiền, đặc điểm của hoạt động rửa tiền và những hậu quả mà
nạn rửa tiền mang lại.
1.1.1. Định nghĩa về hoạt động rửa tiền.

Rửa tiền là khâu cuối cùng và quan trọng nhất trong những hoạt động phạm
pháp nhằm đem lại những lợi nhuận kếch xù. Tội phạm tài chính bao gồm nhưng
không giới hạn: Hối lộ và tham nhũng, rửa tiền, tài trợ khủng bố, tội phạm có tổ
chức, buôn người, tài trợ vũ khí hủy diệt hàng loạt, trốn thuế và buôn bán bất hợp
pháp như ma túy. Dấu hiệu rửa tiền đã có từ 4000 năm trước Công Nguyên: các
thương nhân Trung quốc đã che giấu tài sản thực có của mình để tránh bị phát hiện
và sung công. Tuy nhiên phải đến tận thế kỷ XX thì thuật ngữ “rửa tiền” mới được
sử dụng rộng rãi. Lần đầu tiên xuất hiện trên báo chí Mỹ vào năm 1973 trong vụ bê
bối tài chính Watergate nổi tiếng nước Mỹ, nhưng phải đợi 5 năm sau đó thuật ngữ
“rửa tiền” mới chính thức được sử dụng trong một số văn bản pháp lý của tòa án
Mỹ. Thuật ngữ này trở nên phổ biến trong những năm gần đây bởi tính phổ biến và
ảnh hưởng sâu rộng của chúng.
Rửa tiền được hiểu một cách chung nhất là hành vi phạm tội hoặc cố tình
phạm tội để che giấu hoặc ngụy trang thông tin xác định của các khoản thu có được
một cách phi pháp, để chúng tỏ ra là có nguồn gốc hợp pháp. Rửa tiền là cách thức
tiến hành xử lý các khoản thu được từ hoạt động bất chính hay tiền “bẩn” thông qua
một loạt các giao dịch, bằng cách này tiền sẽ được “rửa sạch” để trông có vẻ là các

khoản thu được từ những hoạt động hợp pháp.
Định nghĩa pháp lý đầu tiên về rửa tiền được xác định trong công ước Vienna
về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và chất hướng thần năm 1988 của


14

Liên hợp quốc: yêu cầu các nước thành viên nghiên cứu đưa vào Luật của nước
mình: “Rửa tiền là hành vi chuyển đổi hoặc chuyển giao tài sản khi biết rằng tài sản
đó đã thu được từ buôn bán ma túy hoặc từ việc tham gia vào hoạt động phạm tội
với mục đích che giấu nguồn tài sản hoặc giúp người khác thực hiện các hành vi
trên, trốn tránh trách nhiệm pháp lý đối với hành vi của mình”. Đến tháng 12/2000
khi Công ước Parlemo về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia của Liên Hợp
Quốc được ký kết về vấn đề tội phạm có tổ chức và tội phạm rửa tiền được xác định
đầy đủ, cụ thể hơn: “Rửa tiền là hành vi:
-

Hoán chuyển hoặc chuyển nhượng tài sản khi biết tài sản đó có nguồn gốc từ những

-

hành vi phạm tội, hoặc
Tham gia vào hành vi nhằm mục đích giấu diếm hoặc che đậy nguồn gốc phi pháp

-

của tài sản hoặc tiếp tay cho bất kì cá nhân nào tham gia vào hành vi này, hoặc
Giấu diếm hoặc che đậy bản chất thực, nguồn gốc, địa điểm, việc định đoạt, sự
chuyển dịch các quyền liên quan đến tài sản hoặc quyền sở hữu tài sản khi biết rằng


-

tài sản có được từ hành vi phạm tội, hoặc
Có được, chiếm hữu hoặc sử dụng tài sản khi tại thời điểm tiếp nhận nó đã biết rằng
tài sản này có được từ hành vi phạm tội.”
Theo Tổ chức chống rửa tiền quốc tế - FATF (Finance Action Task Force):
Rửa tiền là việc giúp đỡ đối tượng phạm pháp lẩn tránh sự trừng phạt của pháp luật;
việc có ý che giấu nguồn gốc, bản chất, việc cất giấu, di chuyển hay chuyển quyền
sở hữu tài sản phạm pháp; việc cố ý mua, sở hữu hay sử dụng tài sản phạm pháp.
Theo Mục 1 Điều 3 của Nghị định số 74/2005/NĐ-CP Ngày 07/06/2005 của
Chính Phủ về phòng, chống rửa tiền: “Rửa tiền là hành vi của cá nhân, tổ chức tìm
cách hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có thông qua các hoạt động:

 Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào một giao dịch liên quan đến tiền, tài sản do

phạm tội mà có;
 Thu nhận, chiếm giữ, chuyển dịch, chuyển đổi, chuyển nhượng, vận chuyển, sử

dụng, vận chuyển qua biên giới tiền, tài sản do phạm tội mà có;
 Đầu tư vào một dự án, một công trình, góp vốn vào một doanh nghiệp hoặc tìm

cách khác che đậy, ngụy trang hoặc cản trở việc xác minh nguồn gốc, bản chất thực


15

sự hoặc vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do phạm
tội mà có”.
Vậy chúng ta có thể đặt câu hỏi: Những đối tượng nào tham gia vào hành vi
rửa tiền này? Câu trả lời đơn giản nhất là bọn tội phạm. Nhưng trên thực tế, câu trả

lời này không phản ánh được hoàn toàn sự thật. Vì người ta có thể tìm thấy hành vi
rửa tiền ở mọi khía cạnh của cuộc sống. Thực tế có thể có những hành vi rất đơn
giản, có những hành vi lại hết sức tinh vi: từ việc buôn lậu, trốn thuế, gửi tiền vào
ngân hàng, đặt cược đua ngựa... đến việc thông qua các công cụ tài chính hết sức
hiện đại. Chúng ta có thể liệt kê ra các hành vi dễ bị lợi dụng để “rửa tiền” như:
Mua bán chứng khoán; Mua bán, đầu tư bất động sản; Đầu tư qua cổ phần hóa
doanh nghiệp; Thành lập công ty ma, công ty sân sau, công ty đầu tư; Thông qua
casino, các hoạt động vui chơi có thưởng; thừa kế tài sản... để khoanh vùng giám
sát, điều tra... Chúng ta cũng có thể thanh lọc các hoạt động như: Đầu tư (số tiền, tỷ
lệ, tỷ suất đầu tư); Lỗ đầu tư (thời gian, số tiền chịu lỗ); Phá sản doanh nghiệp (tình
hình, thời gian, số tiền phá sản); kinh doanh nhà hàng, du lịch, khách sạn... để xác
định hành vi /“rửa tiền”… Chúng ta có thể điểm danh các đối tượng như: Người
nước ngoài (thực hiện các giao dịch mở - đóng tài khoản chuyển tiền, mua bán
doanh nghiệp,...); Các quan chức dễ bị mua chuộc, tham ô, tham nhũng, có tài sản
và tiền gửi lớn…; Các đối tượng tội phạm có tiền án tiền sự (buôn bán ma túy, trộm
cắp)... để thường xuyên theo dõi, phát hiện kịp thời các hành vi bất thường cấu
thành tội phạm “rửa tiền”. Tuy nhiên thực tế cho thấy tội phạm rửa tiền không chỉ là
những tên chủ mưu rửa tiền mà cả những đối tượng giúp đỡ để một tên tội phạm
thực hiện hành động đó. Điều này có nghĩa là nếu các luật sư, các kế toán, thậm chí
là các ông chủ ngân hàng cho phép ai đó rửa tiền thông qua các hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp mình thì họ cũng đang bị quy tội là tham gia rửa tiền.
Trong rất nhiều trường hợp, nhiều người không phải là tội phạm cũng không phải là
doanh nhân đều có nguy cơ trở thành tội phạm rửa tiền nếu họ nắm giữ hộ, chứa
chấp tiền hoặc tài sản thu được từ các vụ rửa tiền. Ví dụ đơn giản như bạn gái hoặc
vợ của một tên tội phạm biết hoặc có nghi ngờ bạn trai hay chồng của mình mua
nhà, mua xe, mua đồ trang sức, chu cấp cho mình bằng nguồn tài chính phi pháp


16


cũng bị trở thành tội phạm rửa tiền. Đối tượng cuối cùng bị coi như tội phạm rửa
tiền chính là những người lên kế hoạch giúp bọn tội phạm đưa ra các phương thức,
kich bản rửa tiền; cho dù họ không hề tham gia vào kế hoạch đó. Ví dụ như một kế
toán, một nhân viên ngân hàng, một tư vấn tài chính có thể gợi ý cho bọn rửa tiền
một ý tưởng để trốn thuế thì chính những người này cũng bị coi là tội phạm rửa
tiền.
Rửa tiền là “chuyển trốn tư bản” hay còn gọi là “vốn bay” (flight capital).
Flight capital là vốn được rút một cách cấp tốc khỏi một nước. Rửa tiền còn được
hiểu là “tiền nóng”, là tiền được chuyển từ một địa điểm này đến một địa điểm khác
có thể do sự lo ngại về các chính sách của chính phủ, hoặc do sự mất lòng tin vào
chính phủ khi tại nước đó xảy ra những biến động về kinh tế, chính trị. Liên quan
trực tiếp việc rửa tiền, đó là Smurfing (Smurf). Smurf là những nhân vật giúp
chuyển tiền từ một tổ chức này sang tổ chức khác, hoặc từ quốc gia này sang quốc
gia khác. Hoạt động của các Smurf thường liên quan đến người cầm đầu, gọi là
Papa Smurf, người trực tiếp chỉ đạo các Smurf gửi tiền thu được từ buôn bán ma túy
tại các ngân hàng với số lượng nhỏ hơn số lượng tối thiểu mà các tổ chức tài chính
được yêu cầu phải báo cáo.
Vậy lại một câu hỏi nữa được đặt ra là lý do gì khiến bọn tội phạm cần phải
rửa tiền? Theo thống kê trên thực tế có ba loại tội phạm cơ bản. Thứ nhất là tội
phạm vì tình hay vì danh dự, thứ hai là tội phạm phá hoại mang tính bạo lực và cuối
cùng là tội phạm kinh tế. Thực tế đa số là tội phạm kinh tế, chúng phạm tội vì tiền.
Đối tượng này có hai lý do để phạm tội: một là do bị kích động, tức là chúng muốn
chứng minh rằng chúng có thể làm được việc đó và bỏ trốn ngay sau khi phạm tội;
hai là vì cho rằng nếu phạm tội thì sẽ có nhiều tiền hơn là bằng cách nỗ lực kiếm
tiền đàng hoàng theo đúng pháp luật. Sau khi kiếm được tiền thông qua việc phạm
tội, bọn chúng sẽ có ba mục đích sử dụng tiền: trực tiếp đưa vào một vụ phạm tội
khác, gửi tiết kiệm để chứng minh nguồn gốc sạch của đồng tiền và trực tiếp đưa
tiền sạch vào các kế hoạch đầu tư hợp lệ. Hoạt động rửa tiền không chỉ xảy ra ở các
quốc gia có Luật Bí mật ngân hàng; có những quy định về tài chính, luật pháp lỏng
lẻo; các quan chức, nhân viên của các tổ chức tín dụng dễ bị mua chuộc… mà rửa



17

tiền còn thường xuyên xảy ra tại các quốc gia có Luật Phòng chống rửa tiền cực kỳ
nghiêm ngặt như Mỹ và Anh. Trong các phương pháp điều tra, phương pháp hiệu
quả nhất là phương pháp điều tra “theo dấu đồng tiền”, vì thế bọn tội phạm luôn
mong muốn dịch chuyển đồng tiền bẩn ban đầu đi xa nhanh nhất có thể để “xóa dấu
đồng tiền” trước khi bị phát hiện bởi các điều tra viên. Hành vi rửa tiền thường rất
đa dạng và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Khi khoa học công nghệ ngày
càng phát triển thì hành vi này càng ngày càng tinh vi và khó phát hiện hơn. Tùy
thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế cũng như đặc điểm xã hội và hệ thống luật
pháp của từng quốc gia mà bọn tội phạm sẽ sử dụng phương thức rửa tiền phù hợp.
Ví dụ hầu hết các giao dịch ở Mỹ đều được thực hiện qua thẻ thanh toán, qua hệ
thống ngân hàng nên tội phạm rửa tiền muốn rửa được tiền cũng phải tìm cách lách
luật đưa tiền qua hệ thống ngân hàng. Nhưng ngược lại, ở Việt Nam thì nền kinh tế
là nền kinh tế tiền mặt, các giao dịch tiền mặt hầu hết đều chưa được kiểm soát
nguồn gốc đồng tiền nên tội phạm có rất nhiều cơ hội dùng tiền mặt bất hợp pháp để
đầu tư bất động sản, chứng khoán, mua các tài sản giá trị lớn như đồng hồ, trang
sức… Càng ngày tội phạm càng có nhiều ngành nghề và lĩnh vực để lợi dụng thực
hiện hành vi phạm tội. Có lẽ hình thức sơ khai nhất của hành vi rửa tiền là việc rửa
tiền qua việc cá độ tại các trường đua ngựa, các trò xổ số, rồi đến các sòng bạc,
casino… nhưng tinh vi và phức tạp nhất hiện nay là rửa tiền qua hệ thống ngân
hàng, qua các công cụ và thị trường tài chính khác nhau như chứng khoán, bất động
sản. Có thể nhận thấy một cách dễ dàng là hoạt động rửa tiền ít có xu hướng dựa
vào tiền mặt mà lại hay chuyển qua dùng các công cụ khác nhau trên thị trường tài
chính như: chứng khoán, bất động sản hoặc hình thức hàng đổi hàng (ví dụ như ma
túy đổi lấy vũ khí). Số lượng tiền bẩn cần phải rửa càng ngày càng nhiều khiến cho
hành vi rửa tiền không dừng lại là hành vi của các cá nhân nữa mà nó còn là hành vi
của cả một ngành công nghiệp rửa tiền. Đội ngũ chủ chốt của ngành công nghiệp

này càng ngày càng đa dạng ngành nghề như luật sư, người giao dịch chứng khoán,
người mua bán bất động sản, cố vấn thuế, kế toán,… Càng ngày cỗ máy này càng
biến tướng và xâm nhập vào nhiều lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề có uy tín trong
xã hội như các ngân hàng lớn, các hiệp hội thể thao, các cơ quan văn hóa, thậm chí


18

là các tổ chức từ thiện. Việc đó khiến cho việc nhận biết và phát hiện hành vi phạm
tội càng ngày càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Bên cạnh đó, các nước trên thế giới trong những năm gần đây tham gia hội
nhập với tốc độ nhanh chóng, tiến độ mở cửa kinh tế đã tăng vọt trong thời gian
ngắn. Các thị trường tài chính đặc biệt là thị trường vốn trở nên thông thoáng hơn,
nên số lượng tiền lưu hành toàn cầu đã tăng từ 6.800 tỷ USD năm 1990 lên đến
19.900 tỷ USD năm 2005. Có thể thấy càng xuất hiện nhiều loại hình tài chính thì
càng có nhiều cơ hội cho bọn tội phạm rửa tiền hợp thức hóa nguồn gốc cho những
đồng tiền phi pháp.
Một khía cạnh nữa là sự cạnh tranh thu hút vốn giữa các quốc gia và các công
ty phát hành chứng khoán, các ngân hàng và các định chế tài chính trung gian khác
ngày càng trở nên căng thẳng và khó khăn. Hậu quả sẽ có những công ty chứng
khoán hoặc ngân hàng sẵn sàng nhận những số tiền lớn mà bọn tội phạm cần rửa mà
không cần quan tâm đến nguồn gốc của chúng có hợp pháp hay không.
Ngày nay chúng ta đang sống và làm việc trong một thế giới vô cùng hiện đại
và công nghệ thông tin được phát triển vượt bậc. Mạng Internet phát triển không
ngừng là cơ hội rất lớn cho các giao dịch qua mạng phát triển theo. Rất nhiều trang
web thương mại cho phép con người tiến hành giao dịch và thanh toán mà không
cần phải cung cấp các thông tin cá nhân. Điều này càng dẫn đến việc các cơ quan
chức năng khó lòng tìm ra dấu vết của bọn tội phạm. Có thể thấy được việc rửa tiền
qua mạng Internet đang diễn ra dễ dàng và phổ biến mà ít khi để lại dấu vết.
Nói tóm lại, nạn rửa tiền đang ngày càng lan rộng trên phạm vi toàn thế giới,

xâm lấn vào nhiều lĩnh vực trong đời sống với tốc độ rất nhanh. Trong phần tới,
chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm của hoạt động rửa tiền để có được cái nhìn
bao quát hơn.
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động rửa tiền
1.1.2.1.

Quy trình cơ bản của hoạt động rửa tiền


19

Để rửa tiền, quy trình biến những đồng tiền phi pháp thành những đồng tiền
hoặc hàng hóa có bề ngoài hợp pháp của những kẻ rửa tiền đều qua các khâu sắp
đặt, phân loại và hòa nhập. Cụ thể:
- Giai đoạn 1: Sắp đặt (Placement) - Đây là quá trình sắp đặt các nguồn tiền
bất hợp pháp vào hệ thống tài chính, thông thường qua một tổ chức tài chính. “Sắp
đặt” được coi là thao tác đầu tiên của hoạt động rửa tiền nhằm chuyển đổi các khoản
tiền do phạm tội mà có sang các hình thức hợp pháp khác và đưa vào các chu trình
kinh tế tài chính. Tội phàm tìm cách đưa các khoản tiền phi pháp vào hệ thống tài
chính để chuẩn bị cho các bước tiếp theo. Việc này có thể được thực hiện bằng cách
gửi tiền vào một tài khoản ngân hàng, chia nhỏ các khoản tiền, gửi dần vào một hay
nhiều định chế tài chính. Việc đổi tiền từ đồng tiền này sang đồng tiền khác có thể
xảy ra ở giai đoạn này. Ngoài ra, các khoản tiền phi pháp có thể được chuyển đổi
thành các công cụ tài chính khác để đánh lạc hướng sự chú ý của các cơ quan chức
năng. Giai đoạn này được coi là khó khăn nhất với bon tội phạm vì tiền và tài sản có
được là bất hợp pháp và đang bị các cơ quan điều tra theo dõi. Mục đích của bước
này là biến đổi hình thái ban đầu của các khoản thu nhập phạm pháp và tách chúng
ra khỏi tổ chức tội phạm nhằm tránh sự chú ý của các cơ quan chức năng. Thủ đoạn
phổ biến nhất trong giai đoạn này là chia tiền bẩn ra thành các khoản nhỏ để gửi
nhiều lần vào các ngân hàng nhằm mục đích vượt qua cửa đầu tiên là số lượng tiền

tối thiểu cần có giấy tờ chứng minh nguồn gốc. Ngoài ra còn có các thủ đoạn khác
như mua các hàng hóa xa xỉ đắt tiền, chuyển lậu tiền ra nước ngoài...
- Giai đoạn 2: Phân loại (chia nhỏ) (layering): Quá trình này chia tách nguồn
tiền bất hợp pháp khỏi nguồn gốc của nó bằng cách sử dụng một loạt các giao dịch
tài chính để làm "trong sạch" đồng tiền một cách hợp pháp. Tại thời điểm này, các
khoản tiền, chứng khoán hoặc hợp đồng bảo hiểm được chuyển đổi hoặc chuyển
sang các tổ chức khác nhằm tiếp tục tách chúng ra khỏi nguồn gốc phạm tội. Những
khoản tiền này cũng có thể được chuyển đi dưới bất kỳ một dạng công cụ có thể
chuyển nhượng cho người khác để lấy tiền như séc, lệnh chuyển tiền… ở nhiều
nước và vùng lãnh thổ khác nhau. Hàng ngàn thao tác nghiệp vụ được thực hiện làm
cho đồng tiền được chuyển dịch khắp nơi, quay vòng nhiều lần để xóa đi dấu vết tội


20

phạm, cắt đứt một cách giả tạo mối liên hệ giữa tổ chức tội phạm và tài sản. Những
kẻ rửa tiền cũng có thể ngụy trang việc chuyển tiền dưới hình thức thanh toán tiền
cho hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc chuyển kinh phí vào một công ty trá hình. Bọn rửa
tiền cũng thường cố gắng che giấu đầu mối của số tiền lớn qua các hoạt động phạm
pháp muốn rửa những số tiền lớn thường tìm đến các quốc gia có hệ thống luật
doanh nghiệp thông thoáng, hệ thống pháp luật về bảo mật ngân hàng ít khắc khe
hoặc những quy định về phòng chống rửa tiền còn lỏng lẻo để thành lập các công ty
phục vụ cho hoạt động rửa tiền Các sòng bạc cũng trở thành nơi lý tưởng để rửa tiền
vì tại một số nước việc kinh doanh sòng bạc không bị cấm, các sòng bạc lại có thể
chấp nhận tiền mặt sử dụng nhiều. Khi thắng bạc, bọn tội phạm dễ ràng rút séc tại
các ngân hàng của sòng bạc đó và số tiền thắng bạc cũng có thể được coi là hợp
pháp.
- Giai đoạn 3: Hòa nhập (Intergration): Đây là giai đoạn cuối cùng trong quy
trình “rửa tiền”. Tiền bẩn được hòa nhập vào trong nền kinh tế chính thống. Sau khi
tiền “bẩn” trở nên tương đối “sạch” thì bọn tội phạm bắt đầu đầu tư một cách hợp

pháp vào hoạt động sản xuất kinh doanh dưới các hình thức như vốn đầu tư cho các
doanh nghiệp, các khoản vay cá nhân, các cổ phiếu, tín phiếu, bất động sản... Việc
đầu tư vào các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ làm gia tăng giá trị cho đồng
tiền của bọn tội phạm, trộn lẫn những đồng tiền hợp pháp và bất hợp pháp vào với
nhau. Những kẻ rửa tiền tập trung thu hồi tiền về từ các tài khoản nhưng không làm
cho các cấp chính quyền nghi ngờ hay chính là việc sử dụng các giao dịch có vẻ
hợp pháp để che đậy nguồn tiền bất hợp pháp. Chúng có thể thực hiện việc này
bằng cách mua tài sản như bất động sản, chứng khoán hoặc công cụ tài chính khác
hoặc mua hàng xa xỉ. Đây cũng là công đoạn khó khăn nhất để có thể xác định hành
vi cấu thành tội phạm trong tội “rửa tiền”. Nên nếu bọn tội phạm tiến hành rửa tiền
càng qua nhiều giai đoạn thì các cơ quan chức năng càng khó khăn trong việc tìm ra
dấu vết của tiền “bẩn”.
1.1.2.2.

Các phương thức rửa tiền

Trong giai đoạn kinh tế phát triển hội nhập ngày nay, hoạt động rửa tiền được
phát triển toàn diện, về cả phạm vi, quy mô, hình thức, nội dung rửa tiền. Bọn tội


21

phạm rửa tiền sẽ tùy theo mức độ và môi trường pháp lý của mỗi quốc gia mà sử
dụng các phương thức khác nhau để rửa tiền. Sau đây là lần lượt các phương thức
rửa tiền theo mức độ phổ biến từ thấp lên cao:
-

Rửa tiền qua casino: Tại một số nước, đặc biệt là Mỹ, việc kinh doanh sòng bạc,
đánh xèng, các trò cá cược,… phục vụ cho vui chơi giải trí là hoàn toàn hợp pháp.
Tại những điểm sòng bạc này, người ta có thể đổi rất nhiều tiền mặt mà không bị ai

quan tâm đến nguồn gốc lấy những đồng tiền hoặc thẻ casino được sử dụng chung
tại các điểm đó. Bọn tội phạm có thể dùng cách này để chuyển những đồng tiền phi
pháp của chúng sang thẻ như vậy rồi dùng ngay những thẻ ấy để đổi thuốc phiện ,
ma túy với những tên trùm mua bán ma túy hoặc chờ một thời gian sau đổi thành
các séc tại chính sòng bạc đó, và số séc này có thể được coi là hợp pháp.

-

Rửa tiền qua các công ty bình phong, công ty vỏ bọc (shell companies and trust):
Các công ty bình phong và các công ty vỏ bọc là các thực thể hợp pháp thường
được thành lập cho các mục đích kinh doanh hoàn toàn hợp pháp. Nhưng các thực
thể này được phép giấu các thông tin về quyền sở hữu, các thông tin chi tiết về tình
hình tài chính do đó mà tội phạm đã tận dụng được hình thức kinh doanh này để rửa
tiền. Công ty “bình phong” là một thực thể được thành lập hợp pháp, nhưng hoạt
động của công ty không nhằm thực hiện các chức năng vốn có mà nhằm mục đích
rửa các nguồn tiền bất chính. Công ty “vỏ bọc” là một thực thể được thành lập hợp
pháp tại một quốc gia nhưng hoạt động chính của chúng lại được tiến hành tại quốc
gia hoặc vùng lãnh thổ khác.Tội phạm sử dụng các công ty này để trộn lẫn các
nguồn tiền phi pháp với tiền hợp pháp của công ty hoặc sử dụng công ty để chuyển
tiền qua lại với nhau nhằm tách số tiền có được từ hoạt động bất hợp pháp ra xa nơi
chúng thực hiện hành vi phạm tội và nhằm gây khó khăn cho các cơ quan thực thi
pháp luật trong việc dựng lại các giao dịch tài chính hoặc thu hồi tài sản phạm tội.

-

Rửa tiền qua thị trường chứng khoán: Thị trường chứng khoán (TTCK) là một trong
những thị trường có tốc độ phát triển khó dự đoán, dễ đi từ sự phát triển quá nóng
sang đóng băng. Do vậy, nhiều ý kiến cho rằng, thị trường luôn có luồng tiền lớn đổ
vào, đây là kẽ hỡ để tội phạm lợi dụng rửa tiền. Đối với TTCK, mỗi ngày, khách



22

hàng có thể thực hiện hàng trăm, thậm chí hàng nghìn giao dịch nên việc truy gốc
nguồn tiền trở nên khó khăn nhất hiện nay. TTCK cũng chứa đựng những rủi ro và
tiềm ẩn những yếu tố vi phạm pháp luật, tội phạm, có khả năng ảnh hưởng đến trật
tự an toàn xã hội. TTCK có thể trở thành mảnh đất màu mỡ mà tội phạm rửa tiền
hướng đến để “rửa sạch” các đồng “tiền bẩn” có được từ hoạt động phạm tội.
-

Rửa tiền thông qua các công ty bảo hiểm: Ngày nay, các loại hình bảo hiểm nhân
thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tai nạn ngày càng phát triển với những gói dịch
vụ khác nhau cũng là một mảnh đất để tội phạm rửa tiền hoạt động. Trong lĩnh vực
bảo hiểm, những giao dịch đáng ngờ đó là việc khách hàng ủy quyền cho người
không có quan hệ được thụ hưởng số tiền bảo hiểm, công ty bảo hiểm thường xuyên
chi trả, đền bù số tiền lớn cho cùng một khách hàng... Đặc biệt hơn, hành vi rửa tiền
nhắm tới các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ vì chúng dễ có cơ hội trục lợi bảo hiểm
hơn.

-

Rửa tiền bằng cách buôn lậu tiền măt số lượng lớn (bulk cash smuggling): Tiền bẩn
và tài sản phi pháp có thể được bọn tội phạm giấu vào các phương tiện đi lại, các
tàu chở hàng hóa, trong các túi hành lý, những thùng đóng gói chuyển phát nhanh,
trên các máy bay, du thuyền riêng… Tại các điểm giáp ranh các quốc gia như sân
bay, hải quan,… tình hình kiểm tra hành lý đối với những người nhập cảnh chặt chẽ
hơn so với những người xuất cảnh do lo ngại nguy cơ bọn khủng bố đem vũ khí vào
trong nước. Chính vì thế, việc kiểm soát tiền, tài sản mang ra nước ngoài chưa thực
sự được tổ chức thực hiện một cách hiệu quả. Hoạt động buôn lậu tiền như vậy có
thê được bọn tội phạm lách bằng cách thực hiện qua đường bộ, đường biển hoặc

đường hàng không. Đặc biệt việc chuyển tiền tại các khu vực biên giới giữa các
nước diễn ra rất nhiều. Thực tế cho thấy tại các khu vực cửa khẩu còn xuất hiện
những đường hầm để chuyển tiền, rất thuận tiện cho việc qua mặt các cơ quan chức
năng.

-

Rửa tiền qua kênh chuyển tiền “chợ đen” (informal transfer value systems): Đây là
một kênh chuyển tiền đã có từ rất lâu và chủ yếu dựa vào lòng tin cũng như uy tín
của các bên. Lúc ban đầu, đây là một hình thức chuyển tiền hợp pháp phục vụ


23

những cộng đồng nhỏ thường xuyên giao dịch với nhau. Một số kênh chuyển tiền
được coi là trung tâm chuyển tiền như Phoe Kuen của Thái Lan, Hundi ở Nam Á,
Fei Chi’en của Trung Quốc. Bọn tội phạm rửa tiền thường xuyên dùng kênh này để
rửa, chuyển tiền, tài sản phạm tội vì chúng ít minh bạch, chi phí cho các phi vụ này
thường rất thấp và hình thức này thì xuất hiện ơ những nơi mà công cụ tài chính
hiện đại chưa có, hoặc là khó sử dụng. Thực tế chỉ cần trong vài giờ đồng hồ là một
giao dịch được thực hiện thành công.
-

Rửa tiền qua hệ thống thanh toán trực tuyến: Cùng với sự bùng nổ mang tính toàn
cầu của mạng Internet, việc phát triển những dịch vụ thanh toán mới và tân tiến đã
đáp ứng được nhu cầu thanh toán nhanh chóng và thuận tiện cho các thương gia.
Tuy nhiên bọn tội phạm tranh thủ những kẽ hở của pháp luật tại một số nước để
lách luật, tiến hành rửa tiền xuyên quốc gia. Trong giai đoạn thứ hai là giai đoạn
phân loại, chia nhỏ thì đây chính là hình thức thuận tiện nhất. Thực tế có rất nhiều
nhà cung cấp các dịch vụ thanh toán trực tuyến không để lộ các thông tin cá nhân

của các chủ tài khoản online như paypal, e-gold. Mọi người có thể sử dụng tài
khoản ngân hàng đã có, thẻ tín dụng, thư chuyển tiền, điện chuyển tiền và thậm chí
cả tiền mặt để tạo nên các tài khoản thanh toán trực tuyến trên các trang mua sắm.
Khi đã có tài khoản online thì mọi người có thể dễ dàng thanh toán qua mạng để
mua bán các hàng hóa, tài sản kể cả tài sản có giá trị lớn. Các giao dich đó lại rất dễ
dàng diễn ra trên toàn cầu. Hiện nay mới chỉ có các công ty cung cấp dịch vụ đưa ra
các điều khoản quy định cho các chủ tài khoản mà chưa hề có sự can thiệp của cơ
quan nhà nước nên rất khó kiểm soát. Do đó bọn tội phạm hoàn toàn có thể thực
hiện các giao dịch chồng chéo lên nhau và rất khó để nhận ra dấu vết nguồn gốc của
đồng tiền.

-

Rửa tiền qua hệ thống ngân hàng: Các ngân hàng luôn là đối tượng chính của bọn
tội phạm rửa tiền vì ngân hàng cung cấp rất nhiều loại hình dịch vụ và phương tiện
tiền tệ rất đa dạng như séc, chi phiếu, séc du lịch và đặc biệt là chuyển tiền liên
ngân hàng. Ngày nay các nước rất phát triển cùng hệ thống ngân hàng rất hiện đại
và tiên tiến rất dễ bị lợi dụng bởi bọn tội phạm rửa tiền trong việc thanh toán và


24

thực hiện các giao dịch qua hệ thống ngân hàng trên toàn cầu. Hệ thống ngân hàng
được coi là cửa ngõ cho các dòng tiền đi vào nên cũng chính là cửa ngõ chính của
hoạt động rửa tiền. Khi một lượng tiền bẩn đã thâm nhập vào một ngân hàng nào đó
thì nó có thể dễ dàng được luân chuyển trong các định chế tài chính khác. Ở đây
ngân hàng được hiểu là các ngân hàng thương mại, các hiệp hội cho vay và tiết
kiệm, các hiệp hội tín dụng. Thời gian trước, khi thực hiện giao dịch qua ngân hàng
người ta mới chỉ biết đến các giao dịch qua giấy tờ, lúc ấy vẫn có sự tương tác trực
tiếp giữa khách hàng và cán bộ ngân hàng. Hơn nữa hệ thống ngân hàng khi đó vẫn

chỉ cho phép thanh toán giữa các ngân hàng nội địa với nhau mà không tiếp nhận
thanh toán trực tiếp giữa các ngân hàng quốc tế với nhau nếu như ngân hàng đó
không có chi nhánh hay đại lý ở nước kia. Chính điều này cũng gây trở ngại đôi chỗ
cho bọn tội phạm muốn tiến hành rửa tiền xuyên lục địa. Nhưng trong những năm
gần đây, kiểu thanh toán truyền thống đã được chuyển đổi sang kiểu thanh toán điện
tử cùng với sự phát triển như vũ bão của hệ thống Internet Banking tại các ngân
hàng đã mang đến cho bọn tội phạm nhiều cơ hội hơn trong việc rửa tiền. Các ngân
hàng trên toàn thế giới với những thay đổi chóng mặt về công nghệ đã có thể dễ
dàng kết nối với nhau, khách hàng có thể truy cập vào tài khoản qua mạng, điều này
cũng giúp cho tội phạm có cơ hội thực hiện các giao dịch rửa tiền dễ dàng hơn.
1.1.3. Hậu quả của vấn nạn rửa tiền

Rửa tiền không chỉ là vấn đề của các thị trường tài chính hàng đầu thế giới mà
ngay cả các quốc gia đang trong quá trình hội nhập vào hệ thống tài chính quốc tế
cũng không tránh khỏi. Đặc biệt khi các thị trường mới nổi mở cửa nền kinh tế và
lĩnh vực tài chính thì họ dể dàng trở thành mục tiêu của các hoạt động rửa tiền. Nói
cách khác rửa tiền là hành động gây vẩn đục nền kinh tế. Rửa tiền có thể tàn phá
thành quả kinh tế của một quốc gia. Bằng những thủ đoạn tinh vi, các băng đảng tội
phạm tìm cách hợp pháp hóa tiền và tài sản có nguồn gốc từ tội phạm của mình những đồng tiền bất chính một "nguồn gốc sạch sẽ". Những hoạt động này đã gây
ra những ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế vĩ mô nói chung và lĩnh vực tài chính


25

nói riêng. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những hậu quả cụ thể của nạn rửa
tiền:
1.1.3.1.

Các thị trường kinh tế mới nổi rất dễ bị tổn thương


Do xuất hiện các hoạt động phạm tội dẫn đến có một lượng tiền bẩn cần được
“rửa” dẫn đến tội phạm rửa tiền xuất hiện. Thời gian đầu tội phạm rửa tiền xuất hiện
và hoạt động mạnh mẽ ngay tại các trung tâm kinh tế và tài chính, nơi mà những
đồng tiền bẩn đó được tạo ra. Tuy nhiên, nạn rửa tiền không chỉ là vấn đề của các
thị trường tài chính lớn và Trung tâm tài chính của thế giới mà còn là vấn đề hết sức
nan giải với các thị trường tài chính mới nổi. Cùng với việc phát triển của tình hình
kinh tế, các quốc gia xuất hiện rửa tiền cũng hình thành hệ thống pháp luật để ngăn
chặn tội phạm rửa tiền, do đó bọn tội phạm sẽ ngay lập tức tìm cách thâm nhập vào
thị trường các quốc gia mới nổi, nơi có rất nhiều tiềm năng để phát triển, đang
mong mỏi, chờ đợi các khoản đầu tư quốc tế vào nước mình. Bên cạnh đó, những
nước đó cũng có hệ thống pháp luật còn lỏng lẻo và chưa xây dựng được những
biện pháp hữu hiệu để phòng chống nạn rửa tiền. Chúng đang gia tăng việc đầu tư
có tổ chức vào bất động sản, kinh doanh thương mại trong những thị trường này, rõ
ràng không phải là mục tiêu lợi nhuận mà là nhằm che giấu nguồn gốc thực của tiền
phi pháp để tạo ra một vỏ bọc hợp pháp cho đồng tiền. Vì vậy các thị trường mới
nổi rất dễ bị lợi dụng và dẫn đến tổn thương.
1.1.3.2.

Khu vực kinh tế tư nhân bị suy yếu

Một trong những tác động kinh tế vi mô nghiêm trọng nhất của nạn rửa tiền là
ở khu vực kinh tế tư nhân. Bọn tội phạm thường thành lập các công ty vỏ bọc, ngụy
trang dưới bóng các công ty tư nhân, dùng để trộn lẫn các khoản tiền hợp pháp và
phi pháp vì ở hầu hết các nước, việc thành lập các công ty tư nhân ít có sự kiểm soát
chặt chẽ về mặt nguồn vốn. Việc trộn lẫn tiền bẩn và tiền sạch đã làm mất dấu của
tiền bẩn khiến các cơ quan thẩm quyền khó tìm ra được nguồn gốc thực sự của nó.
Việc này đã khiến cho các công ty trong nước cùng ngành bị yếu thế hơn về lợi thế
cạnh tranh với các công ty vỏ bọc này. Vì các công ty này không nhằm vào lợi
nhuận mà chủ yếu để chúng rửa tiền nên chúng thường vẫn tiến hành sản xuất



×