Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Phân tích nguyên nhân hậu quả pháp lý và biện pháp khắc phục tình trạng nguời hai hay nhiều quốc tịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.55 KB, 1 trang )

Phân tích nguyên nhân hậu quả pháp lý và biện pháp khắc phục tình
trạng nguời hai hay nhiều quốc tịch
Nguyên nhân
Do sự xung đột về pháp luật quốc tịch trong việc xác định quốc tịch cho trẻ em sinh
ra, trẻ em có cha mẹ là công dân mang quốc tịch của QG áp dụng nguyên tắc huyết thống nhưng
lại được sinh ra trên lãnh thổ QG áp dụng nguyên tắc nơi sinh.
Cá nhân xin gia nhập quốc tịch nước ngoài mà chưa xin thôi quốc tịch cũ hoặc quốc
tịch cũ không đương nhiên chấm dứt
Cá nhân được hưởng quốc tịch do kết hôn, nhận con nuôi với người nước ngoài hoặc
được thưởng quốc tịch.
Hậu quả pháp lý: Gây khó khăn cho các QG trong việc thực hiện chủ quyền với dân cư, tranh
chấp trong việc xác định thẩm quyền bảo hộ công dân giữa các QG, lựa chọn luật áp dụng liên
quan đến các vấn đề dân sự, hôn nhân, tài sản của người có hai hay nhiều quốc tịch.
Biện pháp khắc phục
Ký kết các ĐƯQT song phương, đa phương về hạn chế trường hợp người hai hay nhiều qu ốc t ịch, trong đó ph ải k ế
đến CƯ Lahaye 1930 về xung đột Luật quốc tế, một số biện pháp trong CƯ:
-CƯ xác lập nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu: tại một nước thứ ba, một người có hai hay
nhiều quốc tịch chỉ được coi như có một quốc tịch, quốc tịch đó là quốc tịch mà người đó gắn bó
nhất dựa trên các yếu tố về thời gian cư trú, các mối quan hệ về nhân thân, tài sản…
-CƯ xác lập nguyên tắc bảo hộ ngoại giao với người hai hay nhiều quốc tịch, theo đó một
quốc gia không được bảo hộ ngoại giao cho công dân của nước mình tại một quốc gia khác nếu
người này cũng mang quốc tịch của quốc gia đó (VD)
-CƯ quy định nghĩa vụ cho các quốc gia tạo ĐK thuận lợi để giúp người hai hay nhiều QT
được thôi QT của quốc gia, không áp dụng nguyên tắc nơi sinh để xác định QT với con cái người
được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, lãnh sự
Ngoài ra pháp luật quốc gia cũng cần quy định mỗi công dân chỉ có một qu ốc t ịch để h ạn ch ế tr ường h ợp ng ười hai
hay nhiều quốc tịch.




×