Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Trình bày cách xác định và quy chế pháp lý của vùng thềm lục địa theo CƯLB 1982

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.4 KB, 1 trang )

Trình bày cách xác định và quy chế pháp lý của vùng thềm lục địa
theo CƯLB 1982

Khái niệm
Là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài và tiếp liền lãnh hải, trên
phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền đến bờ ngoài rìa lục địa hoặc đến cách Đường cơ
sở 200 hải lý nếu bờ ngoài của rìa lục địa có khoảng cách gần hơn
Cách xác định
Chiều rộng của thềm lục địa được xác định theo các phương pháp:
- 200 hải lý tính từ đường cơ sở nếu bờ ngoài của rìa lục địa ở khoảng cách gần hơn 200
hải lý.
- Chiều dài tự nhiên của thềm lục địa nếu chiều dài này <350 hl hoặc 100 hl từ đường
đẳng sâu 2500m (tuỳ vào khoảng cách nào nhỏ hơn).
- 350 hl tính từ đường cơ sở hoặc 100 hl tính từ đường đẳng sâu 2500m nếu bờ ngoài
của rìa lục địa nằm ở khoảng cách xa hơn 200 hl.
Việc xác định chiều rộng của thềm lục địa phải đúng với kiến nghị của Uỷ ban ranh giới
về thềm lục địa (Đ76).
Ranh giới ngoài của thềm lục địa tự nhiên được xác định theo phương pháp: (Đ76(4a))
- Bề dày trầm tích: Đường vạch nối các điểm cố định tận cùng mà bề dày lớp đá trầm
tích ít nhất bằng 1% khoảng cách từ điểm được xét đến chân dốc lục địa.
- Khoảng cách: Đường vạch nối các điểm cố định ở cách chân dốc lục địa không quá 60
hải lý.
Chân dốc lục địa trùng hợp với điểm biến đổi độ dốc rõ nét nhất ở nền dốc (nếu không
có bằng chứng khác) (Đ76(4b)).
Quy chế pháp lý
Tính chất chủ quyền tồn tại đương nhiên
Quốc gia ven biển có quyền chủ quyền trong việc thăm dò, khai thác tài nguyên thiên
nhiên trong thềm lục địa.
Những quyền này là đặc quyền và đương nhiên xuất phát từ nguyên tắc đất thống trị
biển. Tuy nhiên việc khai thác tài nguyên thiên nhiên trong vùng thềm lục địa có phạm vi vượt
quá 200 hl phải đóng góp cho Cơ quan quyền lực đáy đại dương.


Quốc gia ven biển có quyền tài phán về nghiên cứu khoa học, bảo vệ và gìn giữ môi
trường biển, và việc lắp đặt các đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình trên thềm lục
địa. (Đ77&79(4))
QG khác có quyền tự do sử dụng vùng biển và vùng trời ở bên trên thềm lục địa (Đ78).
Quốc gia khác có quyền tự do lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm (thỏa thuận về tuyền
đường đi với quốc gia ven biển)



×