Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng tới bất bình đẳng thu nhập hộ gia đình việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (865.8 KB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ NGỌC HUY

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI BẤT BÌNH ĐẲNG THU
NHẬP HỘ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

Chuyên ngành

: Kinh tế học

Mã chuyên ngành

: 60 03 01 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
TS. TRẦN TIẾN KHAI

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2015


iii

TÓM TẮT
Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng tới bất bình đẳng thu nhập hộ gia đình Việt
Nam” nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến bất bình đẳng thu nhập của hộ gia
đình Việt Nam giai đoạn 2004 – 2012 và các yếu tố ảnh hưởng tới hệ số Gini qua
hai giai đoạn 2004/2008 và 2008/2012. Việt Nam đã đạt được một số thành tựu


đáng kể trong phát triển kinh tế và giảm nghèo, tuy nhiên tăng trưởng kinh tế kèm
theo bất bình đẳng thu nhập hộ gia đình có xu hướng gia tăng qua các năm. Mục
tiêu chính của đề tài: Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới bất bình đẳng thu nhập,
tính toán mức tác động của từng yếu tố lên bất bình đẳng thu nhập và mức tác động
của từng yếu tố lên hệ số Gini. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp để
giảm bất bình đẳng thu nhập giữa các hộ gia đình.
Đề tài sử dụng mô hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng tới bất bình đẳng thu
nhập hộ gia đình Việt Nam giai đoạn 2004 – 2012, dựa vào kết quả hồi quy tác giả
đã sử dụng phương pháp của Field (2002) để tính mức độ đóng góp vào bất bình
đẳng thu nhập hộ gia đình và sự thay đổi của hệ số Gini của từng yếu tố. Kết quả
tính toán cho thấy yếu tố giáo dục đóng góp nhiều nhất vào bất bình đẳng thu nhập,
tiếp theo là yếu tố dân tộc, vùng cư trú, nơi cư trú, khu vực làm việc của chủ hộ.
Trong 10 yếu tố được đề tài sử dụng chỉ có yếu tố giới tính chủ hộ không có tác
động tới bất bình đẳng thu nhập hộ gia đình.


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ ......................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... vii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ......................................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................4
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................5
1. 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................5

1.5 Kết cấu của luận văn ..........................................................................................5
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC .................. 6
2. 1 Các khái niệm ...................................................................................................6
2.1.1 Thu nhập ......................................................................................................6
2.1.2 Bất bình đẳng thu nhập ...............................................................................6
2.1.3 Phân phối thu nhập .....................................................................................6
2.1.4 Hệ số Gini ....................................................................................................7
2.1.5 Đường cong Lorenz ....................................................................................7
2.2 Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................9
2.3 Các nghiên cứu trước .......................................................................................11
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ... 21
3.1 Số liệu nghiên cứu ...........................................................................................21
3.2 Mô hình nghiên cứu .........................................................................................21
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 25
4.1 Hiện trạng bất bình đẳng thu nhập của hộ gia đình Việt Nam giai đoạn 2004 2012 .......................................................................................................................25
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới bất bình đẳng thu nhập của hộ gia đình Việt Nam .32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ......................................................................................45


v

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 47
5.1 Kết luận ............................................................................................................47
5.2 Kiến nghị..........................................................................................................47
6.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ..........................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 50
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 53


vi


DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Hình 2.1 Đường cong Lorenz .......................................................................................... 8
Hình 4.1 Đường cong Lorenz Việt Nam giai đoạn 2004 – 2012 ................................... 32


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Cơ cấu nguồn thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng qua các năm............... 25
Bảng 4.2 Bất bình đẳng theo nhóm thu nhập, thành thị, nông thôn và vùng, giai đoạn
2004 – 2012 .................................................................................................................... 27
Bảng 4.3 Bất bình đẳng theo đặc tính của hộ gia đình, giai đoạn 2004 – 2012 ............. 29
Bảng 4.4 Trung bình và độ lệch chuẩn của các biến định lượng ................................... 33
Bảng 4.5 Tần số và độ lệch chuẩn của các biến định tính ............................................. 33
Bảng 4.6 Kết quả Kết quả ước lượng các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình
Việt Nam ........................................................................................................................ 35
Bảng 4.7.1 Kết quả tính tác động tới bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam năm 2004 ... 37
Bảng 4.7.2 Kết quả tính tác động tới bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam năm 2008 ... 38
Bảng 4.7.3 Kết quả tính tác động tới bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam năm 2012 ... 39
Bảng 4.8 Các yếu tố tác động tới bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam.......................... 40
Bảng 4.9 Các yếu tố tác động tới hệ số Gini.................................................................. 44


1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2004 – 2007 đạt ở mức cao,
trung bình đạt 7,29%/năm, giai đoạn từ 2008 – 2012 do tác động của khủng hoảng

tài chính thế giới nên tăng trưởng bị chậm lại, trung bình 5,79%/năm. Mức tăng
trưởng này tạo ra sự chuyển biến tích cực trong đời sống của người dân Việt Nam.
Tuy nhiên, không phải tất cả thu nhập mang lại chia đều cho toàn bộ dân số. Mức
độ chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn vẫn gần gấp 2 lần, chênh lệch
vùng cao nhất và thấp nhất hơn gấp 3 lần năm 2012, chênh lệch thu nhập giữa nhóm
1 và 5 duy trì ở mức 2,4 từ năm 2004 đến năm 2012. Cũng có sự chênh lệch thu
nhập giữa các nhóm ngành khác nhau; thu nhập của nhóm thương mại cao hơn so
với các nhóm còn lại. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập sẽ dẫn đến rất nhiều
hệ lụy cho xã hội.
Bất bình đẳng tăng lên cùng với tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Điều này được giải thích trong
lý thuyết của Kuznets về bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế. Ở thời kỳ kinh tế
nông nghiệp, đa số người dân nghèo nên bớt bất bình đẳng hơn. Ở thời kỳ công
nghiệp, lao động trong khu vực công nghiệp và dịch vụ có mức lương cao hơn từ đó
bất bình đẳng tăng lên (Sarigiannidou & Palivos, 2012).
Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp sang
nền kinh tế công nghiệp, lao động chuyển dịch từ nông nghiệp qua công nghiệp và
dịch vụ dẫn đến sự khác nhau về thu nhập. Mặt khác, trình độ của các lao động ở
các khu vực khác nhau cũng khác nhau, trong đó giáo dục đóng vai trò quan trọng
trong sự khác biệt này từ đó dẫn đến khác biệt về thu nhập. Hay nói cách khác, giáo
dục đóng vai trò quan trọng trong bất bình đẳng về thu nhập (Ssewanyana et al.,
2004). Giáo dục có tầm quan trọng khi đánh giá bất bình đẳng về cơ hội. Đây cũng
là một yếu tố quyết định quan trọng của thu nhập cá nhân, chăm sóc y tế, giáo dục
và ảnh hưởng tới thế hệ sau, giáo dục cũng có khả năng ảnh hưởng đến các yếu tố


2

khác. Bất bình đẳng trong giáo dục sẽ góp phần vào bất bình đẳng trong khía cạnh
quan trọng khác của phúc lợi (World Bank, 2006).

Việt Nam bắt đầu đổi mới kinh tế từ năm 1986, xây dựng nền kinh tế thị
trường, mở cửa nền kinh tế và thúc đẩy mối quan hệ với các quốc gia và vùng lãnh
thổ trên thế giới. Kết quả của công cuộc đổi mới là: tăng trưởng GDP bình quân đầu
người đạt 6,1%/năm (1993 – 2008), trở thành thành viên chính thức của WTO năm
2007, tham gia khu vực mậu dịch tự do Châu Á – Thái Bình Dương. Cơ cấu kinh tế
vĩ mô và lao động cũng thay đổi sâu sắc. Nông nghiệp chiếm 40% GDP cách đây 20
năm thì hiện nay chỉ còn 20%. Các ngành sản xuất, xây dựng tăng trưởng nhanh,
đóng góp 38% GDP, dịch vụ chiếm 42%. Trong giai đoạn 1998- 2010, tỷ lệ dân số
trong độ tuổi lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp giảm từ 68% xuống
45% trong khi lao động trong lĩnh vực công nghiệp tăng từ 12% lên 24% và lĩnh
vực dịch vụ tăng từ 20% lên 31% (World Bank, 2012).
Việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường là nguồn gốc cho sự gia tăng bất
bình đẳng thu nhập (World Bank, 2012). Quá trình chuyển đổi kinh tế giúp chuyển
dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang các khu vực có giá trị lao động cao hơn
và sẽ là động lực cho sự tăng trưởng. Tuy nhiên, sự gia tăng bất bình đẳng về thu
nhập kéo dài sẽ làm tăng khoảng cách chênh lệch về mặt xã hội giữa các nhóm dân
cư, trong đó có chênh lệch về tiếp cận các dịch vụ cơ bản như giáo dục, sức khỏe,
cơ hội việc làm. Những nhóm thu nhập cao sẽ dễ dàng tiếp cận với giáo dục chất
lượng cao và có nhiều cơ hội nghề nghiệp. Mặt khác khi Nhà nước tiến hành xã hội
hóa giáo dục và y tế thì lúc này thu nhập của hộ gia đình sẽ là một yếu tố quyết định
đến khả năng tiếp cận các dịch vụ giáo dục và y tế có chất lượng tốt. Do đó làm cho
xã hội giảm tính gắn kết, phân hóa tầng lớp càng nặng nề; một số bộ phận dân cư
không được tiếp cận với giáo dục thì cơ hội việc làm ít, làm cho khoảng cách chênh
lệch thu nhập tăng lên, các vấn đề bất ổn xã hội sẽ gia tăng. Neckerman và Torche
(2007) lập luận rằng, trẻ em nghèo có thu nhập thấp là do giáo dục ít hơn và dẫn tới
kết quả khi trưởng thành thu nhập vẫn thấp, các thành phần dân cư có thu nhập thấp
sẽ không có tiếng nói chính trị để thay đổi cuộc sống của họ. Bất bình đẳng xã hội


3


sẽ củng cố đặc quyền của người giàu và bất lợi cho người nghèo, làm tăng bất bình
đẳng kinh tế ở thế hệ tiếp theo. Con cái của những nhóm thu nhập thấp này sẽ ít có
cơ hội được tiếp cận giáo dục, đồng nghĩa với không thể có nghề nghiệp thu nhập
cao, ổn định, vòng luẩn quẩn thu nhập thấp sẽ tiếp diễn từ thế hệ này qua thế hệ
khác.
Theo báo cáo giảm nghèo của World Bank (2012), bất bình đẳng thu nhập ở
Việt Nam gia tăng từ giữa những năm 2000 là kết quả của hai quá trình “tốt” và
“xấu”. Một mặt bất bình đẳng gia tăng là do sự khác nhau về trình độ giữa các
nhóm dân cư, đây được xem là động lực cho tăng trưởng. Mặt khác, bất bình đẳng
thu nhập tăng lên do tham nhũng và thiếu công bằng như cơ hội xin việc làm trong
khu vực Nhà nước, quyền sở hữu đất đai. Trong đó, bất bình đẳng về quyền sở hữu
đất đai và bất bình đẳng quyền lực, tiếng nói ngày càng gia tăng. Những người có
địa vị, thông tin, quan hệ kiếm được lợi nhuận lớn từ đầu cơ và kinh doanh bất động
sản, ưu tiên trong làm thủ tục hành chính và dễ dàng tiếp cận các dịch vụ giáo dục
và y tế có chất lượng; trong khi những người mất đất, những người không có địa vị
phải vất vả mưu sinh, bị phân biệt đối xử trong tiếp cận thủ tục hành chính và các
dịch vụ cơ bản giáo dục, y tế. Chính những tác động xấu của bất bình đẳng thu nhập
làm cho xã hội ngày càng phân hóa, bất mãn trong xã hội gia tăng, nguy cơ tội
pham từ tầng lớp bị mất đất, bị phân biệt đối xử.
Báo cáo giảm nghèo của World Bank (2012) cũng lý giải, chênh lệch về thu
nhập tại Việt Nam và sự gia tăng bất bình đẳng về thu nhập là do các nhân tố đa
chiều và tương quan với nhau. Nhân tố thứ nhất, nhóm được đặc trưng bởi một số
đặc điểm có thu nhập thấp hơn các nhóm khác ví dụ như nhóm dân tộc thiểu số.
Nhân tố thứ hai, sự khác biệt về địa lý của các mô hình tăng trưởng góp phần làm
gia tăng bất bình đẳng. Nhân tố thứ ba, sự thay đổi trong mô hình sản xuất, từ mô
hình nông nghiệp đến mô hình công nghiệp, dịch vụ và từ công việc tay nghề thấp
đến phi nông nghiệp tay nghề cao. Cuối cùng, sự lạm dụng vị thế chức quyền, tham
nhũng và mức độ quan hệ xã hội có liên quan với bất bình đẳng. Trong các nhóm
này, có những nhóm là tất yếu của quá trình phát triển kinh tế: sự thay đổi trong mô



4

hình sản xuất, sự khác biệt về địa lý, nhóm có đặc trưng thu nhập thấp; nhóm lạm
dụng chức quyền, tham nhũng là do cơ chế quản lý và giám sát lỏng lẻo gây ra.
Bất bình đẳng thu nhập gây ra rất nhiều vấn đề đối với xã hội và trong dài
hạn nó có thể làm giảm tăng trưởng. Chênh lệch thu nhập và của cải có thể ảnh
hưởng đến giáo dục, y tế và tội phạm, thông qua biểu hiện như thiếu đầu tư vào
nguồn nhân lực, vào dinh dưỡng để nâng cao trí tuệ và thể trạng dẫn đến năng suất
lao động thấp, từ đó sẽ làm giảm sản lượng trong dài hạn (Nissanke và Thorbecke,
2005). Do đó, nghiên cứu về bất bình đẳng thu nhập sẽ cho ta thấy mức độ tác động
của các yếu tố, từ đó có những giải pháp để hạn chế để đạt được các mục tiêu về
tăng trưởng kinh tế và mục tiêu xã hội của Nhà nước.
Từ những lý giải trên ta thấy, bất bình đẳng thu nhập của hộ gia đình bị tác
động bởi các yếu tố vĩ mô (công nghiệp hóa, sự chuyển dịch lao động, tham
nhũng…) và vi mô (giáo dục, dân tộc, địa lý, nghề nghiệp…). Tác động của các yếu
tố vĩ mô là tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, tác động này sẽ giảm khi có sự
điều tiết của nhà nước. Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng tới bất bình đẳng thu nhập phụ
thuộc vào đặc điểm của từng hộ gia đình và đặc điểm cộng đồng xung quanh. Việc
tiếp cận theo vi mô sẽ đánh giá được mức độ quan trọng của các đặc điểm hộ gia
đình và cộng đồng trong giải thích bất bình đẳng thu nhập (Ssewanyana et al.,
2004).
Luận văn sẽ nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến bất bình đẳng trong thu
nhập tại Việt Nam nhằm xác định và định lượng các yếu tố vi mô từ đó có những
gợi ý chính sách nhằm rút ngắn khoảng cách thu nhập giữa các nhóm dân cư.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn sử dụng bộ dữ liệu Điều tra mức sống hộ gia đình các năm 2004,
2008 và 2012 để nghiên cứu các yếu tố tác động tới bất bình đẳng trong thu nhập.
Các mục tiêu cụ thể của đề tài là:

 Mô tả các yếu tố tác động tới thu nhập và bất bình đẳng thu nhập của hộ gia
đình ở Việt Nam.
 Phân tích yếu tố tác động đến bất bình đẳng trong thu nhập.


5

 Xác định các yếu tố làm thay đổi hệ số Gini.
 Đề xuất một số giải pháp cho vấn đề bất bình đẳng thu nhập.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
 Yếu tố nào ảnh hưởng đến bất bình đẳng trong thu nhập và mức độ ảnh
hưởng của chúng?
 Mức độ tác động của các biến đến sự thay đổi hệ số Gini các năm như thế
nào?
1. 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và bất bình
đẳng thu nhập dựa trên phân tích số liệu từ bộ dữ liệu Điều tra mức sống hộ gia
đình Việt Nam các năm 2004, 2008, 2012.
1.5 Kết cấu của luận văn
Để thực hiện mục tiêu và giải quyết các câu hỏi nghiên cứu, luận văn được
chia thành 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu, tác giả trình bày khái quát vấn đề nghiên cứu, mục
tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và đối tượng phạm vi cho đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước: tác giả trình bảy một số
khái niệm liên quan đến thu nhập, bất bình đẳng thu nhập, các lý thuyết về bất bình
đẳng và tóm tắt các nghiên cứu liên quan.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, đề xuất mô hình nghiên cứu: dựa trên
cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước, tác giả trình bày phương pháp nghiên cứu
và đề xuất mô hình nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu: dựa trên bộ số liệu nghiên cứu, mô hình hồi

quy và các phương pháp tính toán, tác giả trình bày và phân tích kết quả về bất bình
đẳng thu nhập.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị: trên cơ sở kết quả nghiên cứu tác giả sẽ
tóm tắt kết quả và kiến nghị một số giải pháp để giải quyết bất bình đẳng thu nhập.


6

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
2. 1 Các khái niệm
2.1.1 Thu nhập
Theo Gallo (2002), định nghĩa được chấp nhận rộng rãi trong kinh tế của thu
nhập cá nhân là số tiền, trong một thời gian nhất định, mà một cá nhân có thể chi
tiêu tiêu dùng mà không thay đổi giá trị của cải của mình. Số tiền mà cá nhân nhận
được trong một thời gian nhất định sẽ là thu nhập tiền chỉ trong trường hợp cá nhân
này đã tiêu dùng tất cả số tiền nhận được trong khoảng thời gian đó mà không tiết
kiệm. Nếu cá nhân tiết kiệm một phần tiền nhận được, chỉ có một phần dành để chi
thì thu nhập nhận được lớn hơn chi phí sinh hoạt. Nếu cá nhân không tiết kiệm
nhưng vay mượn, tất cả số tiền nhận được sẽ là thu nhập tiền và nó sẽ ít hơn so với
chi phí sinh hoạt.
2.1.2 Bất bình đẳng thu nhập
Theo Litchfield (1999), bất bình đẳng là những người khác nhau có sự khác
nhau về một số những yếu tố nào đó. Sự bất bình đẳng như sự phân tán của một
phân phối, phân phối đó có thể là thu nhập, tiêu dùng hoặc một số chỉ số phúc lợi
khác hoặc thuộc tính của một dân số. Như vậy, bất bình đẳng thu nhập là sự khác
nhau về thu nhập của các nhóm dân số khác nhau. Khái niệm bất bình đẳng liên
quan đến sự khác biệt về thu nhập, tiêu dùng hay sự giàu có và liên quan đến phúc
lợi xã hội (Gallo, 2002).
Có nhiều phương pháp để đo lường bất bình đẳng như Hệ số Gini, hệ số
Theild và chỉ số Atkinson. Luận văn sử dụng hệ số Gini để nghiên cứu bất bình

đẳng thu nhập ở Việt Nam.
2.1.3 Phân phối thu nhập
Phân phối thu nhập thường được đặt ra để chỉ “hình ảnh” những người có thu
nhập bao nhiêu trong một xã hội cụ thể. Có hai khái niệm cơ bản của phân phối thu
nhập: các cấu trúc và kích thước của thu nhập. Cấu trúc của thu nhập cho thấy bao
nhiêu thu nhập nhận được từ từng yếu tố sản xuất (Gallo, 2002). Các yếu tố cơ bản
của sản xuất bao gồm đất đai, lao động và vốn.


7

Có thể giải thích phân phối thu nhập của hộ gia đình theo ba cách:
 Phân phối thu nhập chính: thu nhập của hộ gia đình bao gồm các thu nhập từ
các yếu tố khác nhau trong mỗi hộ gia đình trước khi trừ thuế và các khoản
trợ cấp.
 Phân phối thu nhập thứ cấp: thu nhập hộ gia đình sau khi đã trừ thuế và các
khoản thanh toán chuyển giao.
 Phân phối thu nhập cao: thu nhập của hộ gia đình bao gồm các lợi ích được
quy gán từ chi tiêu công thêm vào thu nhập sau thuế và trợ giá.
Mặt khác, kích thước của thu nhập cho biết có bao nhiêu cá nhân (hoặc hộ
gia đình) nhận thu nhập bao nhiêu. Tức là, làm thế nào để tổng thu nhập từ tất cả
các nguồn được phân phối giữa các cá nhân hoặc hộ gia đình (Hoeven, 2011, trích
bởi UNDP, 2013).
2.1.4 Hệ số Gini
Theo World bank (2014), hệ số Gini đo lường mức độ mà các phân phối thu
nhập hoặc chi tiêu giữa các cá nhân hoặc hộ gia đình trong một nền kinh tế lệch từ
một phân phối hoàn toàn bằng nhau. Một đường cong Lorenz biểu thị tỷ lệ phần
trăm tích lũy của tổng thu nhập nhận được so với số tích lũy của người nhận, bắt
đầu với các cá nhân hoặc hộ gia đình nghèo nhất. Chỉ số Gini đo lường khu vực
giữa đường cong Lorenz và một đường giả thuyết bình đẳng tuyệt đối. Vì vậy, một

số Gini từ 0 đại diện cho bình đẳng hoàn hảo và chỉ số 100 có nghĩa bất bình đẳng
hoàn hảo.
2.1.5 Đường cong Lorenz
Đường cong Lorenz là một công cụ được sử dụng để thể hiện cho phân phối
thu nhập; chỉ ra tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình hay dân số trong tổng số và tỷ lệ
phần trăm thu nhập của họ trong tổng thu nhập.
Trục x là tỷ lệ tổng dân số xếp hạng theo mức thu nhập, phạm vi của nó là
(0,1). Trục y ghi lại tỷ lệ tổng thu nhập cho một tỷ lệ nhất định của dân số, tức là
phần thu nhập tính bằng cách lấy tổng thu nhập của một phần nhất định của dân số
chia cho tổng thu nhập y, như sau:


8

k

L( ) 
k
P

y
i 1

i

Y

Trong đó:
k = 1…n là vị trí của từng cá nhân trong phân phối thu nhập;
i = 1…k là vị trí của từng cá nhân trong phân phối thu nhập;

P là tổng số của các cá nhân trong việc phân phối;
yi là thu nhập của cá nhân i trong phân phối
k

y
i 1

i

là tổng thu nhập cá nhân k
Đường cong Lorenz được biểu thị ở hình 2.1, đường cong Lorenz bắt đầu từ

điểm (0,0) biểu thị 0% dân số sở hữu 0% thu nhập và kết thúc ở điểm (1,1) tức là
toàn bộ dân số sở hữu tất cả thu nhập của xã hội. Nếu thu nhập được chia đều cho
toàn bộ dân số tức là số phần trăm dân số sẽ có phân phối tương ứng thu nhập, lúc
đó đường cong Lorenz sẽ trùng với đường bình đẳng. Đường cong Lorenz càng xa
đường bình đẳng thì bất bình đẳng càng cao. Hệ số Gini = B/A, nếu B/A từ 0,5 –
0,7 thì bất bình đẳng là nghiêm trọng. Nếu B/A (Gini) từ 0,2 – 0,35 thì phân phối
thu nhập là công bằng.
100%

A

% thu nhập
B

0

% dân số
Hình 2.1 Đường cong Lorenz


100%


9

Trên hình đường cong Lorenz, hệ số Gini được thể hiện là khu vực giữa
đường cong Lorenz và đường bình đẳng. Nếu thu nhập được phân phối hoàn toàn
như nhau, sau đó đường cong Lorenz và đường bình đẳng được sáp nhập và hệ số
Gini là số không. Nếu một cá nhân nhận được tất cả các thu nhập, đường cong
Lorenz sẽ đi qua điểm (0,0) và (100,100).
2.2 Cơ sở lý thuyết
Mối quan hệ giữa tăng trưởng và bất bình đẳng:
Kuznets (1954) cho rằng, tăng trưởng kinh tế là nguồn gốc cho gia tăng bất
bình đẳng. Tăng trưởng và bất bình đẳng có mối quan hệ theo dạng hình chữ U
ngược. Giai đoạn đầu của quá trình phát triển bất bình đẳng tăng cùng với mức tăng
của thu nhập. Những người giàu có tích lũy của cải nhiều hơn người nghèo, thu
nhập bình quân đầu người của dân cư nông thôn thường thấp hơn so với các đô thị,
phân phối thu nhập cho nông thôn ít hơn của thành thị. Sự khác biệt trong thu nhập
có hai nguyên nhân: tiết kiệm của nhóm thu nhập cao và cơ cấu công nghiệp của
phân phối thu nhập. Trong quá trình công nghiệp hóa (đô thị hóa), có sự dịch
chuyển nguồn lực từ nông nghiệp sang các khu vực phi nông nghiệp làm cho tiền
lương ở hai khu vực có sự phân hóa. Sự khác nhau về thu nhập này ngày càng mở
rộng cùng với sự phát triển của các hoạt động kinh tế.
Tuy nhiên, xu hướng này sẽ giảm theo thời gian, theo Kuznets (1954) là do
sự can thiệp của chính phủ bằng cách kiểm soát thu nhập thông qua thuế và các biện
pháp tài chính khác; nền kinh tế năng động tạo ra các cơ hội cho các cá nhân, sự
phát triển của khoa học công nghệ làm ngành công nghiệp mới tăng trưởng nhanh
hơn; lao động sẽ di chuyển ngày càng nhiều hơn từ nông nghiệp sang công nghiệp
và do đó rút ngắn khoảng cách thu nhập giữa các ngành công nghiệp.

Các yếu tố ảnh hưởng đến bất bình đẳng thu nhập:
Có hai yếu tố ảnh hưởng đến bất bình đẳng thu nhập là yếu tố ngoại sinh:
toàn cầu hóa (toàn cầu hóa thương mại và tài chính), sự thay đổi khoa học công
nghệ; và yếu tố nội sinh: các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và chính sách tỉ
giá (UNDP, 2013).


10

Thương mại có thể góp phần tăng bất bình đẳng trong công nghiệp cũng như
tăng bất bình đẳng ở các quốc gia ở tất cả các mức thu nhập (Harrison et al., 2011,
trích từ UNDP, 2013). Cách thức mà thương mại tác động đến bất bình đẳng phụ
thuộc vào thể chế và xã hội của từng nước.
Ngoài những thay đổi trong tổng số việc làm, tác động thương mại còn liên
quan đến bất bình đẳng thu nhập thông qua sự thay đổi số lượng lao động trong hoạt
động sản xuất hoặc thậm chí từ việc làm chính thức đến không chính thức hoặc thất
nghiệp (UNDP, 2013). Đối với các nước đang phát triển tự do hóa thương mại sẽ
làm tăng nhu cầu lao động trong các ngành sản xuất để tận dụng lợi thế so sánh của
mình. Điều này sẽ lôi kéo một lượng lao động từ nông nghiệp. Trong nhóm các
nước đang phát triển ở châu Á, lao động đã chuyển từ việc làm có năng suất thấp
(thường nông thôn) đến nơi có năng suất cao hơn, đặc biệt là trong sản xuất
(UNCTAD, 2012, trích từ UNDP, 2013).
Đối với các nước đang phát triển việc mở cửa thương mại thường đi kèm với
mở cửa của tài chính. Dòng vốn nước ngoài tự do di chuyển, một mặt sẽ giúp mở
rộng các hoạt động kinh tế, mặt khác nó tác động lên tỉ giá, làm thay đổi cơ cấu xuất
nhập khẩu. Cơ cấu xuất nhập khẩu thay đổi sẽ làm thay đổi cơ cấu sản xuất trong
nước, lao động và tiền lương cũng sẽ thay đổi, từ đó bất bình đẳng thu nhập cũng
thay đổi. Toàn cầu hóa tài chính gây mất ổn định kinh tế vĩ mô ở các nước đang
phát triển, tác động tiêu cực đến thu nhập của người lao động nghèo, làm gia tăng
bất bình đẳng (Hoeven và Luebker, 2007, trích từ UNDP, 2013).

Sự thay đổi công nghệ sẽ thay đổi cơ cấu sản xuất, trong đó nhu cầu lao động
có đào tạo hoặc chất lượng cao sẽ tăng; và một lượng lớn lao động sẽ bị dư thừa do
không đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của thị trường. Trong nền kinh tri thức,
năng suất lao động quyết định mức tiền lương, từ đó có sự chênh lệch rất lớn về thu
nhập giữa lao động có đào tạo và lực lượng lao động chưa được đào tạo. Dư thừa
lao động càng làm giảm tiền lương trong lĩnh vực phi nông nghiệp, góp phần giảm
thu nhập lao động khi toàn cầu hóa và cải cách theo hướng thị trường (ADB, 2012,
trích từ UNDP, 2013). Sự thay đổi công nghệ và bất bình đẳng thu nhập có hàm ý


11

giáo dục đóng một vai trò rất quan trọng trong bất bình đẳng thu nhập trong bối
cảnh toàn cầu hóa, lan truyền công nghệ và yêu cầu ngày càng cao của thị trường
lao động. Tiến bộ công nghệ sẽ có làm tăng nhu cầu lao động có tay nghề cao, qua
đó nâng cao hơn tiền lương.
Ngoài yếu tố thương mại hóa và tăng trưởng kinh tế, Nikoloski (2009) còn
nhấn mạnh vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với bất bình đẳng. Việc sản xuất
và sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên có khả năng tạo ra đặc quyền đặc lợi, bị
giai cấp thống trị chiếm đoạt và chỉ có một số ít những người có quyền lực và quan
hệ mới có tiếp cận với khai thác tài nguyên, điều này làm trầm trọng thêm thu nhập
giữa người giàu và nhóm dân tộc thiểu số và đa số người nghèo. Hơn nữa, mức độ
bất bình đẳng về tài nguyên cũng là do nhóm thượng lưu không phân phối lại cho
người nghèo.
Crespo et al., (2012) cho thấy sự bất bình đẳng tăng lên khi có sự khác biệt
về các đặc điểm kinh tế - xã hội của hộ gia đình (tuổi lao động, số lượng thất
nghiệp, nguồn thu nhập chính và trình độ học vấn trung bình); các khía cạnh liên
quan vào số người và thành phần của hộ gia đình (số người trong gia đình, người
lớn và trẻ em); nơi cư trú và các đặc điểm kinh tế xã hội của cá nhân (giới tính,
ngành nghề và tuổi). Xem xét tất cả các yếu tố thì tác động lớn nhất về bất bình

đẳng thu nhập là do sự khác biệt về trình độ học vấn trung bình. Những người có
học vấn cao hơn sẽ tiếp cận với các công việc cần nhiều tri thức và do đó có nghề
nghiệp tốt hơn cũng như tiền lương cao hơn.
2.3 Các nghiên cứu trước
Ssewanyana et al., (2004), thông qua một phương pháp được đề xuất bởi
Fields (2002) để giải thích cho bất bình đẳng thu nhập. Sử dụng số liệu thu nhập
(chi tiêu hộ gia đình) hiệu chỉnh:
yi = (Yi/hsizei)

(2.1)


12

Trong đó: y là thu nhập hiệu chỉnh, Y là thu nhập không hiệu chỉnh, hsize là
quy mô hộ gia đình và  là độ co giãn kích thước hộ gia đình,  

 ln Yi
(Falter,
 ln hsizei

2004);  = [0,1]. Nếu  = 1 thì (2.1) là thu nhập bình quân đầu người.
Logarit chi tiêu trên người lớn của hộ gia đình thứ i (lnyi) theo phương trình:
lnyi = Σ βjzij + εi

(2.2)

Các sai số (ε) được giả định là phân bố chuẩn với trung bình bằng không và
phương sai không đổi:


 cov(

j

z ji , ln yi )

j

 2 (ln y )
Sj 

cov(  j z ji , ln yi )

 2 (ln yi )

  S j  100

(2.3)

j

 j

cov(  j z ji , ln yi )
var y

(2.4)

Phương trình (2.3) và (2.4) cho thấy tỷ lệ phần trăm của sự khác biệt trong
chi tiêu trên một người lớn có thể được giải thích bằng phương sai.

Đóng góp vào sự thay đổi của hệ số bất bình đẳng I trong giai đoạn [t; t+1] được
tính như sau:
j 

S j ,t 1 I t 1  S j ,t I t
I t 1  I t

(2.5)

Trong đó: Sj là đóng góp vào bất bình đẳng của yếu tố j được tính từ phương
trình (4); I là hệ số bất bình đẳng (Atkinson, Gini, Theil)
Kết quả hồi quy phương trình (2.2) đã cho thấy: giáo dục có tác động tích
cực và đáng kể tới logarit của chi tiêu tiêu dùng. Giáo dục các cấp đóng một vai trò
rất quan trọng trong phúc lợi hộ gia đình ngày càng tăng. Hoàn thành cấp tiểu học
làm tăng chi tiêu lên 0,29% năm 2002 và hoàn thành Trung học phổ thông làm tăng
chi tiêu lên 0,90% năm 2002.
Khu vực làm việc của người đứng đầu gia đình là một yếu tố quan trọng của
tiền lương. Giai đoạn 2002/2003, hộ gia đình có người đứng đầu làm việc trong
ngành phi nông nghiệp, thương mại và giao thông - thông tin liên lạc có mức thu
nhập cao hơn so với những hộ làm trong nông nghiệp. Cụ thể năm 2002/2003: khu


13

vực phi nông nghiệp có mức thu nhập cao hơn 30,1%, khai thác và xây dựng
22,1%, sản xuất 17,9%, thương mại 25,3%, giao thông/thông tin liên lạc 38,7%; các
dịch vụ khác 19,5%. Có sự chênh lệch đáng kể trong khu vực đô thị và nông thôn.
Chi tiêu đầu người của thành thị cao hơn nông thôn năm 2002/2003 là 13,2%.
Sự khác nhau trong khu vực sinh sống của hộ chiếm 65% sự gia tăng hệ số
Gini 0,364-0,395 giữa 1992/1993 và 1999/2000. Yếu tố thành thị/nông thôn chiếm

64%, khu vực làm việc của người đứng đầu các hộ gia đình 43%, giáo dục 41% và
quy mô hộ gia đình cho 21%. Ba yếu tố quan trọng nhất giải thích những thay đổi
trong sự bất bình đẳng giữa 1992/1993 và 1999/2000 là vị trí địa lý, khu vực làm
việc của người đứng đầu trong gia đình và giáo dục.
Arayama et al.,(2009), phân tích bất bình đẳng thu nhập sử dụng dữ liệu các
hộ nông dân tại Hàn Quốc năm 2003 sử dụng phương pháp hồi quy theo các thành
phần của thu nhập hộ gia đình, các chỉ số bất bình đẳng được biểu thị dưới dạng
tổng trọng số của thu nhập hộ gia đình:
I(y)=Σiai(y)yi

(2.6)

Trong đó: ai là trọng số, yi là các thành phần thu nhập
Thu nhập là một hàm hồi quy tuyến tính:
y=Xβ+ε,

(2.7)

Với một vector hệ số dự đoán b, thu nhập là tổng thu nhập ước tính và sai số ước
tính là:
y = Xb+e

(2.8)

Thay (2.8) vào (2.6) và chia cho I(y), ta có được là tỷ lệ bất bình đẳng do biến giải
thích m là:
sm = bm Σiai(y)xim/I(y)

(2.9)


Nguồn thu nhập thứ kth đóng góp trong tổng thu nhập theo công thức:
yk = Xβk+εk

(2.10)

Ta có:
y = Σkyk = XΣkβk + Σkεk
Thay vào (2.6), tỷ lệ bất bình đẳng do yếu tố m là:


14

sm = (Σkbkm) Σiai(y)xim/I(y)

(2.11)

Ta có thể chia nhỏ từng nguồn thu nhập đóng góp vào bất bình đẳng:
sm = Σk[bkm Σiai(y)xim/I(y)] = Σkskm

(2.12)

Kết quả ước lượng cho thấy: giáo dục có tác dụng tích cực đối với thu nhập
bình quân đầu người. Thu nhập giảm dần theo quy mô gia đình và thu nhập tăng
theo biến các cá nhân trong độ tuổi lao động. Thu nhập tăng cùng với GDP bình
quân đầu người. Giáo dục có tác dụng tích cực đối với thu nhập bình quân đầu
người làm tăng thu nhập 1,08%. Thu nhập giảm dần theo quy mô gia đình với hệ số
0,98%. Thu nhập tăng với sở hữu đất là 1,71%. Đóng góp lớn vào bất bình đẳng là
số người trong gia đình 4.19% và sở hữu đất đai 3,29%. Giáo dục chỉ giải thích
khoảng 0,5% của sự bất bình đẳng.
Okatch (2013) sử dụng phương pháp tính bất bình đẳng của Field (2002) để

tính bất bình đẳng thu nhập tại Botswana, sử dụng bộ dữ liệu HIES (Household
income and Expenditure survey) 2002/2003 và dữ liệu điều tra mức sống hộ gia
đình các năm 1993/1994 và 2002/2203.
Phương pháp hồi quy: Tổng thu nhập của hộ gia đình i, được thể hiện là tổng
thu nhập của các thành phần, đến từ k nguồn khác nhau như lương hưu, thu nhập lao
động, chuyển nhượng…
yi   j yik
n

(2.13)

Sự đóng góp bất bình đẳng tương đối cho nguồn thu nhập k được tính bằng:
sk  cov( y k , y) /  2 ( y)

(2.14)

Theo Field (2002) công thức thu nhập cơ bản như sau:
lnyi = aZi

(2.15)

Trong đó, lnyi là một vector của các thu nhập hộ gia đình, Z là một ma trận
của các đặc điểm hộ gia đình (như tuổi tác, giáo dục, quy mô hộ, nơi cư trú…), a là
vector của các hệ số hồi quy.
Phương trình (2.15) ước tính sử dụng OLS và các thông số của nó được sử
dụng để tính toán các đại diện thu nhập trong phương trình (2.16):


15


ln y   j a j Z j
j 2

(2.16)

Trọng số của các yếu tố bất bình đẳng được tính như sau:
s j (ln y )  cov[a j Z j , ln y ] /  2 (ln y )

(2.17)

Trong đó: sj(lny) biểu thị phần đóng góp log-variance của thu nhập của yếu
tố thứ j và R2(lny) là log-variance của tất cả các yếu tố Z. Ta có:



j 2



j 2

j 1

j 1

s j (ln y)  R 2 (ln y)

(2.18)

s j (ln y)  100%


(2.19)

Phần bất bình đẳng được giải thích bởi yếu tố thứ jth, pi(lny):
pi(lny) = sj(lny)/R2(lny)

(2.20)

Phân tích bộ dữ liệu HIES 2002/2003 cho thấy: Tiền lương đóng góp cao
nhất bất bình đẳng thu nhập 84% năm 1993/1994 và 74% năm 2002/2003. Hệ số
Gini của thu nhập tiền lương là thấp nhất trong so với các nguồn thu nhập khác.
Thuế thu nhập làm giảm sự bất bình đẳng đáng kể -4,58% trong 1993/1994 và -8,62
% năm 2002/2003. Thuế GTGT cũng có tác dụng cân bằng trong giai đoạn
2002/2003 với -3,06%.
Giáo dục tiểu học giảm bất bình đẳng với -1,67% với nhóm mẫu 1 và -1,40%
nhóm mẫu 2. Giáo dục trung học đóng góp giảm bất bình đẳng -15,55% với nhóm 1
và -12,30% nhóm 2. Tuổi có đóng góp giảm bất bình đẳng -3,01% và -2,17% với
nhóm 1 và 2. Điều này được giải thích là tuổi đi kèm với trí tuệ, kiến thức và kinh
nghiệm để cải thiện khả năng tạo ra thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống của
cả hộ gia đình. Đối với các hộ có 1 hoặc 2 con gia súc sẽ giảm bất bình đẳng. Thuế
giá trị gia tăng cung cấp một đóng góp 9,73% đến bất bình đẳng. Số lượng lao động
trong gia đình đóng góp vào bất bình đẳng là 19,23% và 18,81%. Số lượng trẻ em
đóng góp 9,02% và 9,58% vào bất bình đẳng.
Crespo et al., (2012) xác định các yếu tố của bất bình đẳng thu nhập của các
vùng nói tiếng Bồ Đào Nha. Xây dựng phương pháp đo lường bất bình đẳng: Sử
dụng dữ liệu vi mô để phân tích yếu tố quyết định đến bất bình đẳng. Được thực
hiện thông qua một mô hình kinh tế để đo lường sự bất bình đẳng giữa mỗi cặp của


16


các hộ gia đình. Các khía cạnh được xem xét: (i) các chỉ số về nguồn lực, (ii) các
đơn vị nhân khẩu học và (iii) quy mô tương đương.
Chỉ số nguồn lực: sử dụng thu nhập là tiền (tổng thu nhập của công việc, thu
nhập tài sản, lương hưu, chuyển xã hội khác sau khi khấu trừ các loại thuế đánh vào
thu nhập và đóng góp xã hội) và thu nhập không phải là tiền (giá trị của hàng hóa
sản xuất để tiêu thụ, giá thuê được quy gán và thù lao bằng hiện vật).
Sử dụng bộ dữ liệu OECD sửa đổi, trong đó đặt trọng số là 1 cho người lớn
đầu tiên; 0,5 cho mỗi người lớn còn lại và 0,3 cho trẻ em dưới 14 tuổi. Chia thu
nhập (tiền tệ và tổng số) của từng hộ gia đình cho số người lớn tương đương, chúng
ta có được thu nhập tương đương với người lớn. Đo lường bất bình đẳng giữa 2 hộ i
và h:
 Yi v
Yhv
 v
if (Yi v  Yhv  0)
 v
v
v
v
INEQ ih   Yi  Yh Yi  Yh

v
v
0ifYi  Yh  0

(2.21)

Trong đó: v = {1, 2}, với 1 là thu nhập tiền tệ và 2 là tổng thu nhập. Y thể
hiện thu nhập bình quân của người lớn tương đương. INEQ là một thước đo tương

đối của bất bình đẳng và khoảng từ 0 (nếu thu nhập của i và h là bằng nhau) đến 1
(bất bình đẳng tối đa).
INEQ đo lường mức độ bất bình đẳng giữa hai hộ gia đình, biến giải thích
được xây dựng để tìm hiểu sự khác biệt giữa các hộ gia đình, liên quan đến: (1) đặc
điểm kinh tế-xã hội của hộ gia đình (ACT, UNEM, EDUC và INC), (2) thành phần
và kích thước của các hộ gia đình (INDV, ADU và CHILD), (3) số hộ gia đình tại
nơi cư trú, một hoặc nhiều gia đình ở (RES), và (4) đặc điểm kinh tế - xã hội của
các cá nhân tham chiếu (LMS, GEND, và AGE).
Kết quả của phân tích: sự khác biệt về giáo dục đặc biệt quan trọng để giải
thích sự bất bình đẳng. Sự bất bình đẳng cao hơn khi giới tính của cá nhân tham
chiếu là khác nhau. Các hộ có các nguồn thu nhập khác nhau sẽ có bất bình đẳng
thấp hơn.


17

Sự khác biệt đáng kể giữa các hộ gia đình liên quan đến số lượng cá nhân
trong hộ, đặc biệt là khi sự khác biệt lớn hơn 3, có xu hướng tăng bất bình đẳng.
Mặt khác, các biến người lớn và trẻ em có tác động tiêu cực đến mức độ bất bình
đẳng thu nhập.
Nếu số người trong 2 hộ khác nhau là 4 thì sẽ làm bất bình đẳng giữa 2 hộ là
4,32% đối với thu nhập là tiền tệ và 5,66% đối với tổng thu nhập. Nếu hộ chỉ có
một người lớn thì bất bình đẳng so với hộ còn lại 0,3%. Nếu hộ có trẻ em thì bất
bình đẳng thu nhập so với hộ còn lại là 1,8% đối với thu nhập tiền và 1,9% đối với
tổng thu nhập.
Xem xét tất cả các biến, tác động lớn nhất về bất bình đẳng thu nhập là do sự
khác biệt về trình độ học vấn trung bình. Giáo dục có tác động lớn đến bất bình
đẳng thu nhập. Nếu chênh lệch giáo dục giữa 2 hộ là 1 thì bất bình đẳng sẽ là 1,2%
và 1,0%; nếu chênh lệch giáo dục là 5 thì bất bình đẳng sẽ là 30,6% và 30,4%.
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến bất bình đẳng thu nhập tại Cameroon,

Epo & Baye (2013) đã nhận định rằng:
Các yếu tố có tương quan tích cực tới phúc lợi kinh tế hộ gia đình bao gồm:
tuổi của chủ hộ, số lao động hộ gia đình, làm việc trong khu vực chính thức và chủ
hộ là nam giới. Làm việc trong khu vực chính thức có nghĩa hộ có một nguồn thu
nhập ổn định, cũng như lợi thế khác như có khả năng vay tiền và có một chính sách
bảo hiểm đầy đủ.
Tỉ lệ lao động của hộ (tỷ lệ của các thành viên làm việc hộ gia đình với quy
mô hộ gia đình) đóng góp tích cực đối với thu nhập hộ gia đình được lý giải rằng sự
gia tăng số lượng lao động trong hoạt động tạo thu nhập cho hộ gia đình sẽ tạo ra
thu nhập nhiều hơn và tác động tích cực tới phúc lợi kinh tế hộ gia đình.
Hộ gia đình do người đàn ông làm chủ có phúc lợi kinh tế cao hơn vì khả
năng của người đứng đầu nam có được công việc dễ dàng hơn so với nữ và do sự
phân biệt đối xử trên thị trường việc làm có lợi cho nam giới.
Mối quan hệ giữa quy mô hộ gia đình và thu nhập hộ gia đình được xác nhận
là tiêu cực. Điều này cho thấy tác động của “người phụ thuộc”, cá nhân cư trú tại hộ


18

gia đình cụ thể sẽ có xu hướng gây rất nhiều áp lực lên thu nhập hộ và làm giảm
tổng phúc lợi.
Cư dân đô thị có xu hướng tăng năng suất và thu nhập của hộ gia đình so với
nông thôn. Các hộ gia đình sống ở khu vực đô thị được tiếp xúc với nhiều cơ hội tạo
ra thu nhập hơn so với người dân nông thôn và có thể giải thích tại sao đô thị lại có
tỷ lệ nghèo thấp hơn.
Tác giả xây dựng phương pháp hồi quy dựa vào giả định rằng cả sức khỏe và
giáo dục có thể xác định phúc lợi của hộ gia đình, do đó trình bày về sức khỏe và
giáo dục một cách riêng biệt trong các chức năng tạo thu nhập hộ gia đình sau:
2


Y  w1 y   k HC k   1

(2.22)

k 1

Trong đó: Y, HCk là phúc lợi kinh tế hộ gia đình và các yếu tố nội sinh của an
sinh như sức khỏe và giáo dục. w1 là vector yếu tố ngoại sinh như cá nhân, hộ gia
đình và đặc điểm cộng đồng. δy là vector các thông số bao gồm các hằng số và
những biến giải thích ngoại sinh tương ứng với các chức năng tạo thu nhập được
ước tính. ηk là các thông số của các biến giải thích nội sinh tiềm năng (sức khỏe,
giáo dục); εi là sai số.
Sức khỏe và giáo dục là biến nội sinh tiềm năng. Để giải thích cho biến nội
sinh tiềm năng và tính không đồng nhất của các biến không có trong quan sát,
phương trình 1 có thể được tăng cường bằng công thức 2:
2

2

2

k 1

k 1

k 1

Y  w1 y   k HC k    k ˆ2 k   k (ˆ2 k * HC k )  

(2.23)


Trong đó: ε2k là phần dư phù hợp của biến nội sinh, được lấy từ mô hình rút
gọn. ε2k giải thích cho các biến không có trong quan sát có liên quan đến HCk.
2


k 1

k

(ˆ2 k * HC k ) là sự tương tác của các số dư dự đoán với các giá trị thực tế của

mỗi biến nội sinh tiềm năng. ε là tổng hợp sai số bao gồm ε1 và phần không dự đoán
ε2. δ, η, α, λ là các thông số ước tính.


19

Tổng thu nhập là tổng ước tính các nguồn thu nhập (cộng với dự báo hồi quy
M 1

còn lại): yi   yˆi ,m
m 0

Trong đó: yˆi ,m  ˆm xi ,m cho m = 0, 1, 2…M và yˆi ,m  ˆi ,m cho m = M+1; Ta có, đóng
góp vào bất bình đẳng của các nguồn thu nhập:
Sm 

ˆm i ai ( y) xi ,m
I ( y)


(2.24)

Trong đó: βm là các hệ số tương quan với các nguồn thu nhập. xi,m là nguồn thu nhập
m của hộ gia đình i. Σai (y) tổng khối lượng đóng góp của hộ gia đình, I(y) là hệ số
bất bình đẳng.
Để phân tách các bất bình đẳng thu nhập do các nguồn thu nhập, tác giả tính
toán các khoản đóng góp của các yếu tố ước tính khác nhau bằng cách sử dụng
phương pháp tiếp cận dựa trên giá trị Shapley. Giá trị Shapley của yếu tố k ký hiệu
Cksh (k , v) được định nghĩa là trọng số của đóng góp biên của nguồn k vS  k   vS 

trên thiết lập của các sự hợp tác, K  k & k  S .
Kết quả ước tính chỉ ra những đóng góp tương đối của các yếu tố tổng hợp
lên đến 38%. Các nguồn khác góp phần giải thích sự bất bình đẳng: số lao động của
hộ gia đình, quy mô hộ gia đình, tuổi của chủ hộ, làm việc trong khu vực chính
thức, sở hữu đất nông nghiệp, các số dư dự đoán cho giáo dục và sức khỏe, và cư
trú đô thị.
Các nguồn thu nhập ước tính cho giáo dục cho thấy các giáo dục vai trò quan
trọng theo thời gian qua tăng cường phúc lợi và làm trầm trọng thêm sự bất bình
đẳng (đóng góp 10,31% vào bất bình đẳng). Sự khác biệt về thành tích giáo dục bao
hàm sự khác biệt trong khả năng để kiếm được thu nhập và do đó sự chênh lệch
trong chi tiêu.
Tỷ lệ lao động của hộ gia đình với quy mô hộ gia đình đóng góp 1,16% vào
bất bình đẳng. Một số lượng lớn của các thành viên hộ gia đình làm việc sẽ cải thiện
cơ hội của hộ gia đình tham gia thị trường lao động.


×