Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 37 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG

CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN
LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN 11
Niên Khoá : 2012 _ 2015

SVTH : NGUYỄN THANH TÙNG
GVHD: Th.S. PHẠM THỊ DIỄM PHƯƠNG
CBHD: Th.S. TRẦN NGUYỄN KHÁNH HÙNG
Th.S. NGUYỂN HOÀNG TUẤN

Tp.Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2015


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 11.

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, Việt Nam đang là một nước có tốc độ phát triển kinh tế cao, cơ sở hạ
tầng – kỹ thuật phát triển và nền Văn hoá – Xã hội có nhiều tiến triển. Bên cạnh đó
cùng với sự phát triển ấy thì tình trạng xuống cấp của môi trường đang ngày càng trầm
trọng. Rác thải đang là một trong những vấn đề Môi trường đang bức xúc hiện nay, do
tình trạng thu gom thấp và không phân loại trước khi mang rác thải ra ngoài môi
trường. Chất thải rắn được phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh tế – xã hội và hoạt
động sống hàng ngày của con người.


Chất thải rắn sinh hoạt sinh ra mọi lúc mọi nơi, từ các khu thương mại, cơ quan
công sở, chợ các tụ điểm buôn bán, nhà hàng khách sạn, công viên, khu vui chơi giải
trí, trường học và các viện nghiên cứu,… Chất thải rắn sinh hoạt có rất nhiều thành
phần đa dạng, có khả năng tồn tại lâu trong môi trường sẽ dẫn đến nguy cơ gây ô
nhiễm, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và mất cảnh quan Môi trường.
Quận 11 đang là một Quận đang phát triển, có tổng diện tích 513,58 ha, có dân số
đông và mật độ dân số trung bình cao. Công tác quản lý môi trường còn gặp nhiều khó
khăn. Để hiểu thêm tình hình công tác quản lý môi trường nói chung hay công tác
quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng tại Quận 11, em xin chọn làm đề tài báo cáo
tốt nghiêp: “Tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn quận 11”.
Em xin chân thành cảm ơn.

TP.HCM, ngày… tháng… năm 2015
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN THANH TÙNG

SVTH: Nguyễn Thanh Tùng
GVHD: Th.S. Phạm Thị Diễm Phương

2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 11.

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn rất quan trọng không thể thiếu của sinh viên
khoá cuối. Đây cũng là cơ hội để sinh viên có thể được trải nghiệm, cọ xát và sử dụng
những kiến thức mình đã học vào thực tế; đồng thời nâng cao được những kỹ năng

thực hành. Trong thời gian thực tập tại Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận 11, em
đã tiếp xúc và học được những điều mới mẻ mà trong chương trình học giáo viên
không thể hướng dẫn hết được.
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn đến anh Trần Nguyễn Khánh Hùng đã nhận
em vào Phòng Tài Nguyên và Môi Trường để thực tập, cũng như cho em một cơ hội
để em học tập, tìm hiểu và hoàn thiện bản thân hơn mà bước tiếp. Đặc biệt em xin cảm
ơn anh Trần Nguyễn Khánh Hùng và anh Nguyễn Hoàng Tuấn đã tạo điều kiện cho
em được học hỏi, hướng dẫn em tận tình, dạy em học được nhiều điều và cho em được
tham gia các hoạt động kiểm tra thực tế để hiểu được “Công tác quản lý chất thải sinh
hoạt trên địa bàn Quận 11”.
Sau đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến cô Phạm Thị Diễm Phương, giáo viên
hướng dẫn của em đã giúp đỡ hướng dẫn em tận tình để em làm tốt và hoàn thiện bài
báo cáo này. Em cũng xin cảm ơn đến các Thầy (cô) Bộ môn trong Khoa Môi trường
đã dạy em trong thời gian qua. Trong quá trình em làm bài báo cáo sẽ khó tránh khỏi
một vài sai sót, em mong các Thầy (cô) thông cảm cho em. Một lần nữa em xin chân
thành cảm ơn đến tất cả mọi người đã giúp đỡ em trong thời gian thực tâp.

TP.HCM, ngày… tháng… năm 2015
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN THANH TÙNG

SVTH: Nguyễn Thanh Tùng
GVHD: Th.S. Phạm Thị Diễm Phương

3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 11.


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Họ tên sinh viên: NGUYỄN THANH TÙNG

MSSV: 0610020055

Chuyên ngành: Quản lý Môi trường

Niên khoá: 2012-2015

Nơi thực tập: PHÒNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG QUẬN 11
Cán bộ hướng dẫn thực tập: Th.S. TRẦN NGUYỄN KHÁNH HÙNG
Th.S. NGUYỄN HOÀNG TUẤN
Chức vụ:..........................................................................................................................
Sau thời gian thực tập từ ngày 23/03/2015 – 09/05/2015 tại đơn vị, chúng tôi có những
nhận xét như sau:
1. Về ý thức chấp hành nội quy, quy định của cơ quan:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
2. Về đạo đức, tác phong:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
3. Về năng lực chuyên môn:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
4. Kết luận:
Nhận xét: .................................................................................................................
.................................................................................................................................

.................................................................................................................................
TP.HCM, ngày
Xác nhận của đơn vị

SVTH: Nguyễn Thanh Tùng
GVHD: Th.S. Phạm Thị Diễm Phương

tháng năm 2015.

Cán bộ hướng dẫn

4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 11.

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
1. Về thái độ, ý thức của sinh viên:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
2. Về đạo đức, tác phong:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
3. Về năng lực chuyên môn:
.................................................................................................................................

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
4. Kết luận:
Nhận xét: ................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
TP.HCM, ngày

tháng năm 2015.

Giảng viên hướng dẫn

Phạm Thị Diễm Phương

SVTH: Nguyễn Thanh Tùng
GVHD: Th.S. Phạm Thị Diễm Phương

5


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 11.

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH.........................................................................................................8
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................8
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................9

CHƯƠNG 1 ...................................................................................................................10
TÓM TẮT NỘI DUNG THỰC TẬP ............................................................................10
1.1.

Mục tiêu thực tập .............................................................................................10

1.2.

Nội dung thực tập .............................................................................................10

1.3.

Địa điểm thực tập .............................................................................................10

1.4.

Thời gian thực tập ............................................................................................10

1.5.

Kết quả thực tập ...............................................................................................11

CHƯƠNG 2 ...................................................................................................................13
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP PHÒNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI
TRƯỜNG QUẬN 11 .....................................................................................................13
2.1.

Chức năng và nhiệm vụ ...................................................................................13

2.1.1.


Chức năng .................................................................................................13

2.1.2.

Nhiệm vụ ...................................................................................................13

2.2.

Sơ đồ tổ chức Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND Quận 11 ........15

2.3.

Công tác quản lý chất thải rắn tại Quận 11 ......................................................15

CHƯƠNG 3 ...................................................................................................................16
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ......................................................16
3.1.

Định nghĩa chất thải rắn ...................................................................................16

3.2.

Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn....................................................................16

3.2.

Các công cụ kinh tế sử dụng cho quản lý rác thải ...........................................19

CHƯƠNG 4 ...................................................................................................................21

HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
11 ...................................................................................................................................21
4.1.

Cơ sở pháp lý ...................................................................................................21

4.2.

Tổng lượng rác trên địa bàn Quận 11 ..............................................................22

4.3.

Hệ thống trung chuyển và vận chuyển rác trên địa bàn Quận 11 ....................24

SVTH: Nguyễn Thanh Tùng
GVHD: Th.S. Phạm Thị Diễm Phương

6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 11.

4.4.

Lộ trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 11. ..25

4.5.

Các lực lượng thu gom .....................................................................................26


4.6.

Các lực lượng quản lý Quận 11 .......................................................................26

4.6.1.

Ủy ban nhân dân Phường ..........................................................................26

4.6.2.

Phòng tài nguyên và môi trường ...............................................................26

4.7.

Điểm tiếp nhận (trạm trung chuyển CTR) trên địa bàn Quận 11 ....................27

4.8.

Đánh giá công tác thu gom rác dân lập và công ích ........................................28

4.8.1.

Kết quả đạt được .......................................................................................28

4.8.2.

Những vấn đề còn tồn tại ..........................................................................28

CHƯƠNG 5 ...................................................................................................................29

ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ....................................................................29
5.1.

Hình thức tổ chức hoạt động thu gom rác ........................................................29

5.2.

Công tác thu gom, vận chuyển rác ...................................................................29

CHƯƠNG 6 ...................................................................................................................30
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................30
6.1.

Kết luận ............................................................................................................30

6.2.

Kiến nghị ..........................................................................................................31

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................32
PHỤ LỤC ......................................................................................................................33
NHẬT KÝ THỰC TẬP .................................................................................................37

SVTH: Nguyễn Thanh Tùng
GVHD: Th.S. Phạm Thị Diễm Phương

7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 11.

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức. ................................................................................................15
Hình 4.2. Sơ đồ hệ thống trung chuyển và vận chuyển rác trên địa bàn Quận 11. .......24
Hình 4.3. Trạm trung chuyển (bô rác Tân Hoá). ...........................................................27
Hình 4.4. Trạm trung chuyển (bô rác Lê Đại Hành và bô rác Tống Văn Trân). ...........28

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Nguồn gốc các loại chất thải .........................................................................18
Bảng 4.2. Tổng lượng rác tính theo đầu người trên địa bàn Quận 11 năm 2014 ..........23

SVTH: Nguyễn Thanh Tùng
GVHD: Th.S. Phạm Thị Diễm Phương

8


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 11.

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
GĐ Văn Phòng ĐKQSDĐ : Giám đốc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
UBND

: Uỷ ban nhân dân

NĐ – CP


: Nghị định Chính phủ

PL – UBTVQH10

: Pháp lệnh Uỷ ban thường vụ quốc hội khoá 10

TT – BTC

: Thông tư Bộ Tài chính

QĐ – TTg

: Quyết định của Thủ tướng

NQ – HĐND

: Nghị quyết Hội đồng nhân dân

QĐ – UBND

: Quyết định Uỷ ban nhân dân

QH13

: Quốc hội 13

UBND – ĐTMT

: Uỷ ban nhân dân Đô thi Môi trường


CTy TNHH MTV

: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Sở TNMT

: Sở Tài nguyên Môi trường

CTRSH

: Chất thải rắn sinh hoạt

CTR

: Chất thải rắn

SVTH: Nguyễn Thanh Tùng
GVHD: Th.S. Phạm Thị Diễm Phương

9


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 11.

CHƯƠNG 1
TÓM TẮT NỘI DUNG THỰC TẬP
1.1. Mục tiêu thực tập
 Nâng cao kiến thức, tích luỹ những kinh nghiệm và làm quen với công việc

thực tế trong công tác quản lý chất thải rắn.

Tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
Quận 11.
 Tìm hiểu công tác quản lý môi trường về những (chức năng, nhiệm vụ, công
việc) của Phòng Tài Nguyên và Môi Trường Quận 11.
 Rèn luyện ý thức tổ chức, kỹ luật, khả năng giải quyết vấn đề, kỹ năng và tác
phong làm việc.
1.2. Nội dung thực tập
 Tìm hiểu về hệ thống quản lý môi trường.
 Tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận
11.
 Tìm hiểu về hệ thống vận chuyển và trung chuyển rác.
 Tham gia các hoạt động kiểm tra thực tế.
1.3.

Địa điểm thực tập
Phòng Tài Nguyên và Môi Trường Quận 11.

1.4. Thời gian thực tập
 Thời gian thực tập tốt nghiệp 8 tuần (dự kiến) trong đó 7 tuần từ 23/03/2015
đến 08/05/2015 thực tập tại cơ quan tiếp nhận thực tập (Phòng Tài Nguyên và
Môi Trường Quận 11), 11/05/2015 – 15/05/2015 hoàn thiện báo cáo và xác
nhận của cơ quan hướng dẫn thực tập. 8 giờ ngày 20/05/2015 tất cả sinh viên
nộp sổ nhật ký thực tập và báo cáo thực tập có xác nhận đánh giá của cơ quan
thực tập cho Khoa Môi Trường, thi thực tập tốt nghiệp theo kế hoạch cụ thể của
nhà trường.
 Sinh viên sẽ báo cáo thực tập tốt nghiệp trước hội đồng trong vòng 1 tuần sau
khi nộp báo cáo.


SVTH: Nguyễn Thanh Tùng
GVHD: Th.S. Phạm Thị Diễm Phương

10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 11.

1.5. Kết quả thực tập
 Những hoạt động được tham gia khi thực tập:
- Nghiệm thu công tác vận chuyển rác trên địa bàn Quận 11 tháng 3/2015 (liên
danh Cty TNHH MTV dịch vụ công ích Quận 11 – Hợp tác xã công nông).
(mời Thầy (cô) xem Biên bản nghiệm thu gốc ở phần Phụ Lục)
- Tìm tòi, tra cứu để hiểu thêm về bộ máy tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của
Phòng Tài nguyên và Môi trường và hiểu thêm về niêm giám thống kê, lịch sử
hình thành của Quận.
- Tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận
11.
- Tìm hiểu về hệ thống vận chuyển và trung chuyển rác trên địa bàn Quận 11.
 Rút ra những kinh nghiệm sau khi thực tập:
- Học được cách giao tiếp, cách ứng xử, cách nói chuyện, ăn mặc và đi lại.
- Học được tính kỷ luật đi đúng giờ về đúng giờ, không được tự ý nghĩ khi không
có phép của cán bộ hướng dẫn.
- Phải tôn trọng mọi người, nghiêm túc trong giờ làm việc không được gây náo
loạn, ồn ào ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
- Phải lễ phép, chào hỏi khi gặp mọi người trong cơ quan. Không được gây bất
đồng, có thái độ vô lễ và thiếu văn hoá với mọi người.
- Không được tự ý làm bất cứ việc gì hoặc sử dụng những thứ trong phòng khi
không có sự cho phép của cán bộ hướng dẫn.

- Thể hiện tính hoà đồng, khả năng làm việc tốt, giúp đỡ mọi người trong phòng
khi cần thiết sẽ đươc mọi người quý mến.
- Phải nhanh nhẹn, tháo vát, hoàn thiện tốt các công việc được giao. Tuy nhiên,
không chỉ hoàn thiện tốt mà mình còn phải hiểu những nội dung đó, phần nào
không hiểu thì phải hỏi anh (chị) chứ ko chỉ làm qua loa cho xong công việc.
Phải tập trung, quan sát kỷ khi anh (chị) đang hướng dẫn hay chỉ dậy cho mình
một việc gì đó.
- Đặc biệt em tìm hiểu về hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn Quận 11 như thế nào, biết về lộ trình thu gom, vận chuyển rác hoạt
động theo đúng thời gian quy định và hệ thống trung chuyển, vận chuyển rác.
Biết được Quận có 3 trạm trung chuyển và 13 điểm tập kết rác, để xác định
đúng em đã thể hiện tính tự giác, ham học hỏi em đã đi kiểm tra và chụp hình
lại các điểm. Đồng thời biết được khối lượng rác mỗi năm thay đổi như thế nào,
có ảnh hưởng đến môi trường xung quanh không để biết còn phải góp phần bảo
vệ và ngăn chặn kịp thời.

SVTH: Nguyễn Thanh Tùng
GVHD: Th.S. Phạm Thị Diễm Phương

11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 11.

-

-

-


-

-

Trong quá trình đi nghiệm thu công tác vận chuyển rác em đã tiếp xúc, gặp
nhiều người, lúc đầu em rất bỡ ngỡ tuy nhiên em đã lấy lại tinh thần và thể hiện
tính lễ phép, giao tiếp với các cô chú, anh chị trong ngành. Em đã học hỏi được
thêm nhiều điều, biết được các công ty TNHH MTV dịch vụ công ích, lực
lượng thu gom rác dân lập và công ty Môi trường Đô thị thành phố hoạt động
như thế nào. Biết thêm thời gian hoạt động của các lực lượng thu gom, quét dọn
và các điểm tập kết rác.
Mình có thể tự giác phân loại rác tại nhà rút ngắn thời gian cho các lực lượng
thu gom rác phân loại và vận chuyển, có thể tái chế sử dụng lại những thứ mình
cần hoặc có thể cho những người đang gập khó khăn.
Tự nguyện thường xuyên tham gia các hoạt động vệ sinh Môi trường ở
phường/xã, quận/huyện hoặc tỉnh/thành phố để góp phần tạo nên một Môi
trường xanh – sạch – đẹp.
Tự động tuyên truyền, vận động, khuyến khích mọi người xung quanh mình
hiểu rõ về những tác hại của rác ảnh hưởng xấu như thế nào đến Môi trường để
mọi người biết mà nhận thức được ý thức của mình trước khi xả rác ra ngoài
Môi trường.
Trong thời gian thực tập vừa qua, tuy ngắn nhưng em cũng đã học được nhiều
điều rất quý báu, rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân để em có thể bước
tiếp trên con đường sau này.

SVTH: Nguyễn Thanh Tùng
GVHD: Th.S. Phạm Thị Diễm Phương

12



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 11.

CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP PHÒNG TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG QUẬN 11
2.1. Chức năng và nhiệm vụ
2.1.1. Chức năng
 Phòng Tài Nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận
11 thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên, môi trường trên địa
bàn Quận.Phòng Tài Nguyên và Môi Trường chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn
diện của UBND Quận.
 Phòng Tài Nguyên và Môi trường Quận chịu sự chỉ đạo quản lý về tổ chức,
biên chế và công tác của UBND Quận đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về
chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố.
2.1.2. Nhiệm vụ
 Trình UBND Quận các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các chính sách, chế
độ và pháp luật của nhà nước về quản lý tài nguyên và môi trường.
 Trình UBND Quận quy hoạch, kế hoạch về quản lý, khai thác, sử dụng tài
nguyên và bảo vệ môi trường, tổ chức thực hiện sau khi quy hoạch, kế hoạch
được xét duyệt.
 Thẩm định và trình UBND Quận xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
phường; kiểm tra việc thực hiện sau khi được xét duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập quy hoạch sử dụng đất, kế
hoạch sử dụng đất đai hằng năm, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
của quận và trình UBND Quận xét duyệt, công bố và quản lý việc thực hiện
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quản lý việc khai thác sủ dụng nguồn nước ngầm trên địa bàn Quận.

 Trình UBND Quận chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải
cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về Tài nguyên và
Môi trường.
 Thẩm định, đăng ký, cấp giấy phép kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và
môi trường theo quy định của pháp luật và theo phân công của UBND Quận.
 Bảo vệ môi trường, phòng chống, khắc phục suy thoái, ô nhiễm, sự cố môi
trường, hậu quả thiên tai, báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ.
 Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
theo quy định của pháp luật.

SVTH: Nguyễn Thanh Tùng
GVHD: Th.S. Phạm Thị Diễm Phương

13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 11.

 Quản lý vệ sinh đô thị, bao gồm quản lý hoạt động quét dọn, thu gom, vận
chuyển rác và xử lý chất thải rắn.
 Báo cáo định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 1 năm và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm
vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho UBND Quậnvà Sở Tài nguyên và
Môi trường.
 Trình UBND Quận quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục
đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất và tài sản trên đất cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất.
 Quản lý và theo dõi biến động về đất đai, cập nhật, chỉnh lý các tài liệu về đất
đai và bản đồ phù hợp với hiện trạng sử dụng đất theo hướng dẫn của Sở Tài
nguyên và Môi trường.

 Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thống kê, kiểm kê, đăng ký đất
đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính.
 Quản lý hoạt động đo đạc bản đồ (bao gồm tiến độ lập các loại bản đồ và dịch
vụ đo đạc bản đồ), quản lý hoạt động khai thác tài nguyên nước và khoáng sản
trên địa bàn.
 Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ,
khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản
lý theo đúng quy định của pháp luật, theo phân công của UBND Quận.
 Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND Quận giao.

SVTH: Nguyễn Thanh Tùng
GVHD: Th.S. Phạm Thị Diễm Phương

14


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 11.

2.2.

Sơ đồ tổ chức Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND Quận 11

Ghi chú:
Cấp chỉ đạo trực tiếp
Phối hợp
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức.
2.3. Công tác quản lý chất thải rắn tại Quận 11
 Tổ chức tập huấn về công tác quản lý chất thải rắn cho các cơ quan, đơn vị,
ngành quản lý Môi trường trên địa bàn Quận.

 Lực lượng thu gom rác đã phân loại chất thải rắn tại nguồn, vẫn còn một vài
trường hợp chưa phân loại.
 Chất thải rắn sinh hoạt đã được thu gom triệt để không còn tồn động.
 Hoàn thiện công tác quét dọn, thu gom rác từ đường phố, chợ và các thùng rác
công cộng.
 Hoàn thiện hệ thống lộ trình thu gom, vận chuyển rác đến các trạm trung
chuyển và bãi chôn lấp.

SVTH: Nguyễn Thanh Tùng
GVHD: Th.S. Phạm Thị Diễm Phương

15


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 11.

CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

Định nghĩa chất thải rắn

3.1.

 Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác (Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày
09/04/2007 về quản lý chất thải rắn).
 Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải được sinh ra từ hoạt động hàng ngày của con
người.
 Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn phát thải từ hoạt động sản xuất công

nghiệp, làng nghề sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác.
 Chất thải rắn nông nghiệp là loại chất thải được thải ra từ các hoạt động nông
nghiệp như các loại chai lọ thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, các loại túi
nilon hoặc gói thuốc sau khi được sử dụng.
 Chất thải rắn y tế là chất thải bao gồm các nguồn từ bệnh viện, trạm xá, phòng
khám chữa bệnh như các loại bông băng, gạc nẹp, ống tiêm, các chi thể cắt bỏ,
chất thải sinh hoạt từ bệnh viện, các chất phóng xạ trong bệnh viện.

3.2.

Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn

 Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh của chất thải rắn là cơ sở
quan trọng trong thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các chương trình
quản lý chất thải rắn thích hợp. Có nhiều cách phân loại nguồn gốc phát sinh
chất thải rắn khác nhau nhưng phân loại theo cách thông thường nhất là:
-

Khu dân cư

-

Khu thương mại

-

Cơ quan, công sở

-


Khu xây dựng và phá hủy các công trình xây dựng

-

Khu công cộng

-

Nhà máy xử lý chất thải

-

Công nghiệp

-

Nông nghiệp.

SVTH: Nguyễn Thanh Tùng
GVHD: Th.S. Phạm Thị Diễm Phương

16


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 11.

 Chất thải đô thị có thể xem như chất thải công cộng, ngoại trừ các chất thải từ
quá trình chế biến tại các khu công nghiệp và chất thải nông nghiệp.
 Chất thải rắn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, căn cứ vào đặc điểm chất thải

có thể phân chia thành 3 nhóm lớn: Chất thải đô thị, công nghiệp và chất thải
nguy hại. Nguồn thải của rác thải đô thị rất khó quản lý tại các nơi đất trống,
bởi vì tại các vị trí này sự phát sinh các nguồn chất thải là một quá trình phát
tán.
 Chất thải nguy hại thường phát sinh tại các khu công nghiệp, do đó những
thông tin về nguồn gốc phát sinh và đặc tính các chất thải nguy hại của các loại
hình công nghiệp khác nhau là rất cần thiết. Các hiện tượng như chảy tràn, rò rỉ
các loại hoá chất cần phải đặc biệt chú ý, bởi vì chi phí thu gom và xử lý các
chất thải nguy hại bị chảy tràn rất tốn kém.
 Ví dụ: chất thải nguy hại bị hấp phụ bởi các vật liệu dễ ngậm nước như rơm rạ,
và dung dịch hoá chất bị thấm vào trong đất thì phải đào bới đất để xử lý. Lúc
này, các chất thải nguy hại bao gồm các thành phần chất lỏng chảy tràn, chất
hấp phụ (rơm, rạ), và cả đất bị ô nhiễm.

SVTH: Nguyễn Thanh Tùng
GVHD: Th.S. Phạm Thị Diễm Phương

17


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 11.

Bảng 3.1. Nguồn gốc các loại chất thải
Nguồn phát sinh

Nơi phát sinh

Các dạng chất thải rắn


Khu dân cư

Hộ gia đình, biệt thự,
chung cư.

Thực phẩm dư thừa, giấy,
can nhựa,thuỷ tinh, can
thiết, nhôm.

Khu thương mại

Nhà kho, nhà hàng, chợ,
khách sạn, nhà trọ, các
trạm sữa chữa và dịch vụ.

Giấy, nhựa, thực phẩm
thừa, thuỷ tinh, kim loại,
chất thải nguy hại.

Cơ quan, công sở

Giấy, nhựa, thực phẩm
Trường học, bệnh viện, văn
thừa, thuỷ tinh, kim loại,
phòng, công sở nhà nước.
chất thải nguy hại.

Công trình xây dựng và
phá huỷ


Khu nhà xây dựng mới,
sữa chữa nâng cấp mở rộng Gạch, bê tông, thép, gỗ,
đường phố, cao ốc, san nền thạch cao, bụi,…
xây dựng.

Khu công cộng

Rác vườn, cành cây cắt tỉa,
Đường phố, công viên, khu
chất thải chung tại các khu
vui chơi giải trí, bãi tắm.
vui chơi, giải trí.

Nhà xử lý chất thải đô thị

Nhà máy xử lý nước cấp,
nước thải và các quá trình
xử lý chất thải công nghiệp
khác.

Công nghiệp

Công nghiệp xây dựng, chế
Chất thải do quá trình chế
tạo công nghiệp nặng, nhẹ,
biến công nghiệp, phế liệu
lọc dầu hoá chất, nhiệt
và các rác thải sinh hoạt.
điện.


Nông nghiệp

Thực phẩm bị thối rửa, sản
Đồng cỏ, đồng ruộng, vườn
phẩm nông nghiệp thừa,
cây ăn quả, nông trại.
rác, chất độc hại.

SVTH: Nguyễn Thanh Tùng
GVHD: Th.S. Phạm Thị Diễm Phương

Bùn, tro.

18


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 11.

3.2.

Các công cụ kinh tế sử dụng cho quản lý rác thải
Các công cụ kinh tế được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích
trong hoạt động của tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động tới hành vi ứng xử
của nhà sản xuất có lợi cho môi trường. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi
trường gồm:

a. Thuế và phí môi trường
 Thuế ô nhiễm môi trường
-


Thuế là một khoản chuyển giao thu nhập bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân
cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định, nhằm sử dụng
cho mục đích công cộng.

-

Thuế ô nhiễm môi trường là loại thuế thu được từ các hoạt động sản xuất kinh
doanh gây ra ô nhiễm môi trường.

-

Cách tính thuế gây ô nhiễm dựa trên các nguyên tắc sau:
+ Tính thuế theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả
+ Tính thuế dựa vào khối lượng tiêu thụ các nguyên, nhiên vật liệu đầu vào
+ Tính thuế dựa vào lợi nhuận của doanh nghiệp
+ Tính dựa vào khối lượng sản phẩm được sản xuất ra
+ Tính thuế theo mức độ gây ô nhiễm môi trường
+ Tính thuế theo công thức tổng quát

 Phí ô nhiễm môi trường
Phí là khoản thu của nhà nước, để bù đắp một phần các chi phí cho công tác
bảo vệ và quản lý môi trường, đảm bảo cho cung cấp dịch vụ trực tiếp cho
người nộp phí.

b. Giấy phép chất thải có thể mua bán hay ”côta ô nhiễm”
 Côta gây ô nhiễm là một loại giấy phép xả thải chất thải có thể chuyển nhượng
mà thông qua đó, Nhà nước công nhận quyền các nhà máy, xí nghiệp, vv…
được phép thải các chất ô nhiễm vào môi trường.
 Nghĩa là những người gây ô nhiễm mà chi phí xử lý ô nhiễm thấp hơn so với

việc mua côta ô nhiễm thì họ sẽ bán lại côta gây ô nhiễm cho những người gây
ô nhiễm có mức chi phí xử lý cao hơn.

SVTH: Nguyễn Thanh Tùng
GVHD: Th.S. Phạm Thị Diễm Phương

19


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 11.

c. Ký quỹ bảo vệ môi trường
Ký quỹ bảo vệ môi trường là việc cá nhân hay tổ chức trước khi tiến hành
hoạt động sản xuất hay kinh doanh được xác định là gây ra những thiệt hại cho
môi trường phải có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc
các giấy tờ trị giá được bằng tiền vào tài khoản phong toả tại một tổ chức tín
dụng nào đó đảm bảo nghĩa vụ phục hồi môi trường do hoạt động sản xuất hay
kinh doanh gây ra theo quy định của pháp luật.
d. Trợ cấp môi trường
 Trợ cấp thường được sử dụng trong những trường hợp ở những khu vực mà ở
đó khó khăn đáng kể về kinh tế.
 Trợ cấp của nhà nước để xử lý ô nhiễm môi trường do chất thải rắn.
e. Nhãn sinh thái
 Nhãn sinh thái là một danh hiệu của nhà nước cấp cho các sản phẩm không
gây ra ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất ra sản phẩm hoặc quá trính
sử dụng các sản phẩm đó.
 Được dán nhãn sinh thái là một sự khẳng định uy tín của sản phẩm, của nhà sản
xuất và có sức cạnh tranh cao hơn các sản phẩm cùng loại.
Vậy việc sử dụng các công cụ kinh tế trên ở các nước cho thấy một số tác

động tích cực như các hành vi môi trường được thuế điều chỉnh một cách tự
giác, các chi phí của xã hội cho công tác bảo vệ môi trường có hiệu quả hơn,
khuyến khích việc nghiên cứu triển khai kỹ thuật công nghệ có lợi cho bảo vệ
môi trường, gia tăng nguồn thu nhập phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường
và cho ngân sách nhà nước, duy trì tốt giá trị môi trường của quốc gia.

SVTH: Nguyễn Thanh Tùng
GVHD: Th.S. Phạm Thị Diễm Phương

20


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 11.

CHƯƠNG 4
HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN 11
4.1. Cơ sở pháp lý
 Căn cứ Luật bảo vệ Môi trường 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014 (điều 80, 81,
82, 83; chương IX mục 3);
 Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản
lý chất thải rắn;
 Căn cứ Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/03/2006 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/06/2002
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
 Căn cứ Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính
hướng dẫn về phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
 Căn cứ Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí

bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;
 Căn cứ Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ quy định
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ Môi trường;
 Căn cứ Nghị quyết số 10/2008/NQ-HĐND ngày 05/12/2008 của Hội đồng nhân
dân thành phố khoá VII kỳ họp thứ 14 về phí và lệ phí trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh;
 Căn cứ Quyết định số 31/2014/QĐ-TTg ngày 05/05/2014 của Thủ tướng Chính
phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn tại Việt
Nam;
 Căn cứ Quyết định 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025,
tầm nhìn dến năm 2050;
 Căn cứ Quyết định số 88/2008/QĐ-UBND ngày 20/12/2008 của Uỷ ban nhân
dân thành phố về thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn
thông thường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
 Căn cứ Công văn số 2097/UBND-ĐTMT ngày 14/05/2009 của Uỷ ban nhân
dân thành phố về thời điểm thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với
chất thải rắn trên địa bàn thành phố;

SVTH: Nguyễn Thanh Tùng
GVHD: Th.S. Phạm Thị Diễm Phương

21


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 11.

 Căn cứ Công văn số 2256/UBND-ĐTMT ngày 22/05/2009 của Uỷ ban nhân
dân thành phố về thông tin, tuyên truyền công tác thu phí vệ sinh và phí bảo vệ

môi trường đối với chất thải rắn.
4.2. Tổng lượng rác trên địa bàn Quận 11
 Tổng lượng rác thực tế năm 2014:
Tổng chất thải rắn sinh hoạt từ bô Tân Hoá đến
khu liên hợp xử lý CTRSH của thành phố.
+

476
=

= 506 tấn/ngày.

+

Tổng chất thải rắn sinh hoạt từ các điểm hẹn
Quận 11 về trạm trung chuyển Tống Văn Trân.

30

Trong đó: 506 tấn/ngày bao gồm:
- Chất thải rắn từ các hộ gia đình, khu dân cư
- Khu thương mại, chợ
- Cơ quan, công sở, trường học, bệnh viện
- Khu công cộng, đường phố
- Công nghiệp

 Tổng lượng rác sinh hoạt tại hộ gia đình năm 2014:
Dân số trung bình (người) × 0,98 kg/ngày = 227.860 × 0,98
= 223.302,8 kg/ngày
= 223,3028 tấn/ngày.


SVTH: Nguyễn Thanh Tùng
GVHD: Th.S. Phạm Thị Diễm Phương

22


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 11.

Bảng 4.2. Tổng lượng rác sinh hoạt tại hộ gia đình trên địa bàn Quận 11 năm
2014

Phường

Số hộ dân

Dân số trung bình
(người)

Kg/ngày

Phường 1

3.499

14.591

14.299,18


Phường 2

2.980

12.462

12.212,76

Phường 3

5.800

23.038

22.577,24

Phường 4

2.159

10.503

10.292,94

Phường 5

7.359

29.362


28.774,76

Phường 6

2.808

11.005

10.784,9

Phường 7

3.022

11.018

10.797,64

Phường 8

3.724

14.549

14.258,02

Phường 9

2.270


9.565

9.373,7

Phường 10

2.622

10.438

10.229,24

Phường 11

3.633

13.916

13.637,68

Phường 12

2.547

10.654

10.440,92

Phường 13


3.275

13.366

13.098,68

Phường 14

4.649

17.676

17.322,48

Phường 15

3.026

10.813

10.596,74

Phường 16

3.628

14.904

14.605,92


Tổng cộng

57.001

227.860

223.302,8

SVTH: Nguyễn Thanh Tùng
GVHD: Th.S. Phạm Thị Diễm Phương

23


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 11.

4.3.

Hệ thống trung chuyển và vận chuyển rác trên địa bàn Quận 11

Rác chợ
Rác hè phố
Thùng rác công cộng

Rác sinh hoạt
(hộ dân)

Cty TNHH MTV
dịch vụ công ích

Quận 11 thu gom
và quét dọn.
Điểm hẹn Quận 11
(có 13 điểm hẹn)

Lực lượng thu
gom rác Dân lập

Cty TNHH MTV
dịch vụ công ích
Quận 11 vận
chuyển
Trạm trung chuyển
(gồm bô rác Tân
Hoá, Lê Đại Hành,
Tống Văn Trân)

Lực lượng thu
gom rác Dân lập

Bãi chôn lấp
(gồm Đa Phước,
Phước Hiệp, Tâm
Sinh Nghĩa)

Hình 4.2. Sơ đồ hệ thống trung chuyển và vận chuyển rác trên địa bàn Quận 11.

SVTH: Nguyễn Thanh Tùng
GVHD: Th.S. Phạm Thị Diễm Phương


24


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 11.

Có 2 loại hệ thống trung chuyển và vận chuyển rác trên địa bàn Quận 11.
 Rác từ (các chợ, rác hè phố, các thùng rác công cộng) được Công ty TNHH
MTV dịch vụ công ích Quận 11 thu gom và quét dọn đưa đến điểm hẹn (điểm
tập kết) rác trên địa bàn Quận 11 (có 13 điểm hẹn). Sau đó từ điểm tập kết rác
Công ty TNHH MTV dịch vụ công ích Quận 11 vận chuyển rác đến trạm trung
chuyển (có 3 loại trạm trung chuyển: bô rác Tân Hoá, Tống Văn Trân, Lê Đại
Hành). Tuy nhiên theo lộ trình được UBND Quận 11 và Sở TNMT phê duyệt
bắt buộc Công ty TNHH MTV dịch vụ công ích Quận 11 vận chuyển rác đến
trạm trung chuyển là bô rác Tống Văn Trân. Cuối cùng từ trạm trung chuyển
(bô rác Tống Văn Trân) vận chuyển rác đến bãi chôn lấp để xử lý (gồm 3 địa
điểm: Đa Phước, Phước Hiệp, Tâm Sinh Nghĩa).
 Rác sinh hoạt từ các hộ dân được lực lượng thu gom rác dân lập thu gom. Lực
lượng thu gom rác dân lập có 2 lựa chọn:
-

Lực lượng thu gom rác dân lập có thể vận chuyển rác đến điểm tập kết rác. Sau
đó được chuyển đến trạm trung chuyển và cuối cùng được chuyển đến bãi chôn
lấp để xử lý.

-

Lực lượng thu gom rác dân lập vận chuyển rác trực tiếp đến trạm trung chuyển
(có 3 loại trạm trung chuyển: bô rác Tân Hoá, Tống Văn Trân, Lê Đại Hành).
Cuối cùng từ 3 trạm trung chuyển này vận chuyển rác đến bãi chôn lấp để xử lý

(gồm 3 địa điểm: Đa Phước, Phước Hiệp, Tâm Sinh Nghĩa).

Lộ trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận
11. (mời Thầy (cô) xem bản gốc ở phần Phụ Lục)
 Lộ trình (do Hợp tác xã Vận tải công nông thực hiện):
- Giai đoạn 1 (31/12/2013 – 20/03/2014)
+ Xúc rác từ bô Tân Hoá lên xe ép
+ Lộ trình 1: bô Tân Hoá đến khu liên hợp xử lý CTR Tây Bắc – Củ Chi
+ Lộ trình 2: bô Tân Hoá đến khu liên hợp xử lý CTR Đa Phước.
- Giai đoạn 2 (21/03/2014 – 23/11/2014)
+ Xúc rác từ bô Tân Hoá lên xe ép
+ Lộ trình 1: bô Tân Hoá đến khu liên hợp xử lý CTR Tây Bắc – Củ Chi
+ Lộ trình 2: bô Tân Hoá đến khu liên hợp xử lý CTR Đa Phước
+ Lộ trình 3: bô Tân Hoá đến Cty cổ phần đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa.
- Giai đoạn 3 (24/11/2014 trở đi)
+ Xúc rác từ bô Tân Hoá lên xe ép

4.4.

SVTH: Nguyễn Thanh Tùng
GVHD: Th.S. Phạm Thị Diễm Phương

25


×