Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn Gia Viễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 94 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG



ĐỒ ÁN MÔN HỌC
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY XỬ LÝ
CHẤT THẢI RẮN GIA VIỄN
GVHD: Ths. ĐẶNG THỊ BÍCH HỒNG

DANH SÁCH NHÓM:

TP.HCM, 2018



NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................


...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................


LỜI CẢM ƠN

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................................v
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1.

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN .................................................................7

1.1. Tên dự án ...........................................................................................................7
1.2. Chủ dự án ...........................................................................................................7
1.3. Vị trí địa lý của dự án.........................................................................................7

1.4. Nội dung chủ yếu của dự án (phương án chọn) .................................................8
1.4.1.

Mô tả mục tiêu của dự án.........................................................................8

1.4.2.

Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án ....................8

1.4.3.
Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục
công trình của dự án ................................................................................................9
1.4.4.

Công nghệ sản xuất, vận hành ...............................................................10

1.4.5.

Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến .....................................................19

1.4.6.

Nguyên liệu, vật liệu (đầu vào) và các sản phẩm (đầu ra của dự án) ....20

1.4.7.

Tiến độ thực hiện dự án .........................................................................22

1.4.8.


Vốn đầu tư .............................................................................................23

1.4.9.

Tồ chức quản lý và thực hiện dự án.......................................................25

CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KT-XH KHU VỰC
THỰC HIỆN DỰ ÁN ....................................................................................................29
2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên .........................................................................29
2.1.1.

Điều kiện về địa lý, địa chất ..................................................................29

2.1.2.

Điều kiện về khí hậu, khí tượng ............................................................30

2.1.3.

Điều kiện thủy văn/hải văn ....................................................................30

2.1.4.

Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đất, nước, không khí ..
...............................................................................................................31

2.1.5.

Hiện trạng tài nguyên sinh vật. ..............................................................32


2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội:................................................................................33
2.2.1.

Điều kiện về kinh tế: ..............................................................................33

2.2.2.

Điều kiện về xã hội: ...............................................................................34

CHƯƠNG 3.
ÁN

ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ
............................................................................................................36
ii


3.1. Đánh giá, dự báo tác động ...............................................................................36
3.1.1.

Đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án .............36

3.1.2.

Đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án ....36

3.1.3.

Đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn hoạt động/vận hành dự án .39


3.1.4.

Đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn đóng cửa. ...........................47

3.1.5.

Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự án. .....48

3.2. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo. .....50
CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU
CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN .....................52
4.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án ...............52
4.1.1.
Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án
trong giai đoạn chuẩn bị. .......................................................................................52
4.1.2.
Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án
trong giai đoạn thi công xây dựng .........................................................................52
4.1.3.
Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án
trong giai đoạn vận hành. ......................................................................................55
4.1.4.
Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án
trong giai đoạn đóng cửa. ......................................................................................64
4.2. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án. ..............65
4.2.1.
Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong
giai đoạn chuẩn bị. .................................................................................................65
4.2.2.
Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong

giai đoạn thi công xây dựng. .................................................................................65
4.2.3.
Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong
giai đoạn vận hành. ................................................................................................66
4.2.4.
Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong
giai đoạn khác. .......................................................................................................67
4.3. Phương án tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường. ..67
CHƯƠNG 5.

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÍ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ......70

5.1. Chương trình quản lí môi trường .....................................................................70
5.2. Chương trình giám sát môi trường...................................................................77
5.2.1.

Giai đoạn thi công dự án ........................................................................77

5.2.2.

Giai đoạn vận hành ................................................................................77

5.2.3.

Giám sát môi trường không khí xung quanh .........................................78

CHƯƠNG 6.

THAM VẤN CỘNG ĐỒNG ..............................................................79


6.1. Tóm tắt về quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng ..........................79
iii


6.2. Kết quả tham vấn cộng đồng ...........................................................................79
6.2.1.
Ý kiến của ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức chịu tác động trực tiếp
bởi dự án ...............................................................................................................79
6.2.2.

Ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án .
...............................................................................................................79

6.2.3.
Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án đối với các đề xuất, kiến
nghị, yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư được tham vấn. .........79
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT ...................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................81
PHỤ LỤC ......................................................................................................................83

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BOD5: Lượng oxy cần thiết để oxy hóa chất hữu cơ trong 5 ngày ở điều kiện nhiệt độ là
20oC
BVMT: Bảo vệ môi trường
BTNMT: Bộ Tài nguyên Môi trường
BTCT: Bê tông cốt thép
CTR: Chất thải rắn

CTNH: Chất thải nguy hại
CTSH: Chất thải sinh hoạt
CTCN: Chất thải công nghiệp
COD: Lượng oxy cần dùng để oxy hóa các chất hóa học trong nước
CBCNV: Cán bộ công nhân viên
ĐTM: Đánh giá tác động môi trường
HTXLCL: Hệ thống xử lý chất lỏng
HTXLNTTT: Hệ thống xử lý nước thải tập trung
KT – XH: Kinh tế - Xã hội
PCCC: Phòng cháy chữa cháy
PCB: PolyChloritnated Biphenyls
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TS: Hòa tan
TDS: Chất rắn tổng cộng
TSS: Lơ lửng
VSV: Vi sinh vật
UBND: Ủy ban nhân dân
TKBVTC: Thiết kế bản vẽ thi công
HSMT: Hồ sơ môi trường

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Danh sách những người trực tiếp tham gia và lập báo cáo ĐTM của dự án ..5
Bảng 1.1: Danh mục máy móc và thiết bị ....................................................................19
Bảng 1.2: Nhu cầu sử dụng hóa chất phụ ......................................................................21
Bảng 1.3: Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu ..................................................................21
Bảng 1.4: Nhu cầu sử dụng nước ..................................................................................22

Bảng 1.5: Tiến độ thực hiện của dự án ..........................................................................22
Bảng 1.6: Tổng mức đầu tư ban đầu .............................................................................23
Bảng 1.7: Nguồn vốn đầu tư 2013.................................................................................24
Bảng 1.8: Nguồn vốn đầu tư 2014.................................................................................24
Bảng 1.9: Thống kê số lượng các bộ phận chuyên trách về môi trường .......................27
Bảng 1.10: Thống kê tóm tắt các thông tin chính của dự án .........................................27
Bảng 2.1: Thống kê dân số tỉnh Ninh Bình theo huyện ................................................34
Bảng 2.2: Nguồn nhân lực phân theo trình độ...............................................................35
Bảng 3.1: Nồng độ các khí có trong khói xả của xe ô tô tải..........................................37
Bảng 3.2: Đối tượng/ thành phần môi trường bị tác động trong giai đoạn thi công xây
dựng của dự án...............................................................................................................39
Bảng 3.3: Tóm tắt nguồn tác động liên quan đến chất thải trong giai đoạn vận hành ..39
Bảng 3.4: Tải lượng các chất từ nước thải sinh hoạt .....................................................43
Bảng 3.6: Nồng độ và tải lượng nước mưa chảy tràn ...................................................45
Bảng 3.7: Đối tượng/ thành phần môi trường bị tác động trong giai đoạn vận hành....47
Bảng 3.8: Tóm tắt tác động chính đối với sự cố, rủi ro môi trường ..............................49
Bảng 3.9: Tổng hợp mức độ tin cậy của các phương pháp ĐTM đã sử dụng...............51
Bảng 4.1: Nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt .............................58
Bảng 4.2: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải rỉ rác ..........................................59
Bảng 4.3: Danh mục máy móc thiết bị của HTXLNTTT .............................................67
Bảng 5.1 Tổng hợp kế hoạch quản lý môi trường của dự án ........................................70

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ quá trình xử lý chất thải sinh hoạt .......................................................11
Hình 1.2: Sơ đồ công nghệ lò đốt chất thải ...................................................................13
Hình 1.3: Sơ đồ hệ thống công nghệ lò đốt CTNH .......................................................15
Hình 1.4: Sơ đồ Quy trình thu hồi và xử lý thiệt bị điện tử ..........................................16

Hình 1.5: Sơ đồ Quy trình tái chế dầu nhớt..................................................................17
Hình 1.6: Sơ đồ tổ chức quản lý và thực hiện dự án .....................................................25
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí của Huyện Gia Viễn ...................................................................29
Hình 4.1: Quy trình xử lý khí thải từ hệ thống xử lý bóng đèn huỳnh quang ...............57
Hình 4.2: Sơ đồ nguyên lý thu gom nước mưa, nước thải và xử lý nước thải của nhà
máy ................................................................................................................................57
Hình 4.3: Sơ đồ Quy trình hệ thống xử lý nước thải tập trung......................................60

vii


MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án
1.1. Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án và sự cần thiết phải đầu tư
dự án.
-

Loại hình dự án: dự án đầu tư xây dựng mới.

Huyện Gia Viễn nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Ninh Bình, một tỉnh nằm gần các địa
bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc với tuyến hành lang Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Trong những năm qua, kinh tế của tỉnh Ninh Bình nói chung và huyện Gia Viễn nói
riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Đặc biệt là cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch
dần sang cơ cấu công nghiệp.
Đi đôi với sự phát triển là những sức ép xung quanh vấn đề môi trường, nhất là vấn
đề chất thải rắn. Theo dự báo đến năm 2015, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở
địa bàn huyện Gia Viễn là trên 14,000 tấn/năm, lượng chất thải công nghiệp nguy hại là
16.7 tấn/năm. Mặc dù thời gian qua các cấp ngành đã quan tâm tới công tác quản lý môi
trường nhưng công tác này đặc biệt là với chất thải rắn vẫn còn nhiều bất cập. Hiện tại
huyện Gia Viễn chưa có khu xử lý chất thải rắn tập trung, vẫn còn 9/12 xã chưa có tổ

đội thu gom chất thải rắn, các trang thiết bị hiện có còn thô sơ và thiếu (chủ yếu dùng
các xe cải tiến tự chế). Công tác xử lý chất thải rắn tại các xã không đảm bảo vệ sinh
môi trường, chất thải rắn chỉ được đổ tự nhiên ra các bãi rác tự phát trên địa bàn. Tình
trạng xả thải rác bừa bãi, hiệu suất thu gom rác thấp cộng thêm thiếu đầu tư cho các bãi
tập kết, các khu xử lý chất thải rắn và sự vận hành bãi chôn lấp không đúng quy trình
kỹ thuật chính là nguồn phát sinh và gây bệnh tật đối với cộng đồng trên địa bàn huyện.
Vì vậy việc đầu tư xây dựng dự án “Nhà máy xử lý chất thải Gia Viễn” là hoạt động cần
thiết và cấp bách.
Dự án được triển khai sẽ đáp ứng được các nhu cầu và mục tiêu sau:
-

-

-

-

Giải quyết tình trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh như
hiện tại, bảo đảm cảnh quan môi trường và chất lượng cuộc sống.
Phân loại và giảm thiểu ô nhiễm môi trường ngay từ các nguồn phát sinh chất thải
sinh hoạt và công nghiệp trên địa bàn huyện Gia Viễn.
Thu gom, vận chuyển, lưu trữ, xử lý, tái chế, tiêu huỷ chất thải công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Ninh Bình và các tỉnh lân cận góp phần tăng cường công tác xã hội hoá công
tác bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải nói riêng.
Thúc đẩy phát triển các hoạt động tái sử dụng, tái chế và tiêu hủy chất thải góp phần
giảm thiểu lượng chất thải, hạn chế chôn lấp, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường
và sức khỏe nhân dân vì mục tiêu phát triển bền vững.
Xây dựng nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt và công nghiệp có công nghệ tiên tiến,
đồng bộ đảm bảo đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn/quy
chuẩn môi trường và hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001:2004, ISO

9001:2008, OHSAS 18001:2007.
Giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương, tăng ngân sách.
1


Giúp các cơ quan quản lý tại địa phương có những định hướng và phát triển trong
công tác quản lý chất thải, nâng cao nhận thức người dân về bảo vệ môi trường.
Từ những phân tích và đánh giá nêu trên, đề nghị được nghiên cứu và triển
khai Dự án “Nhà máy xử lý chất thải Gia Viễn tỉnh Ninh Bình”.

-

1.2. Cơ quan tổ chức có thẩm quyền duyệt dự án đầu tư.
Quy hoạch quản lý chất thải rắn cấp tỉnh (Ninh Bình) do Sở Tài Nguyên và Môi
Trường phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh để quá trình thẩm định đánh giá chính
xác, trực quan hơn trong việc thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi
trường. Điều này được quy định tại điều 14, khoản 1, điểm d của nghị định 18/2015/NĐ
– CP. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường,

1.3. Mối quan hệ của dự án với các dự án, quy hoạch phát triển do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.
Nhìn chung tình hình các dự án được phê duyệt ở tỉnh Ninh Bình bao gồm cá lĩnh vực:
-

Lĩnh vực dịch vụ du lịch: 05 dự án.
Lĩnh vực nông nghiệp: 02 dự án.
Lĩnh vực công nghiệp: 11 dự án.
Lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng và đô thị: 01 dự án.
Lĩnh vực giao thông vận tải: 02 dự án.
Lĩnh vực y tế: 01 dự án.


Khu vực huyện Gia Viễn có 2 dự án được phê duyệt là:
Nhà máy sản xuất gạch không nung: với diện tích khoảng 3 ha, với quy mô dự kiến
xây dựng nhà máy sản xuất gạch siêu nhẹ và gạch không nung phục vụ nhu cầu
xây dựng trong và ngoài tỉnh với công suất 100 triệu viên/năm, tổng mức đầu tư
dự kiến 5 triệu USD, liên doanh hoặc 100% vốn nhà đầu tư.
- Xây dựng nhà máy may mặc: 20 ha, với quy mô dự kiến sản xuất quần áo phục vụ
xuất khẩu, công suất: (3 ÷ 5) triệu sản phẩm/năm, tổng mức đầu tư dự kiến (5 ÷10)
triệu USD, liên doanh hoặc 100% vốn nhà đầu tư.
Tình hình khai thác và thực hiện đúng cam kết của các chủ doanh nghiệp chưa đáp ứng
các cam kết đã đưa ra gây ra các vấn đề ô nhiễm môi trường như: tình trạng gây ô nhiễm
môi trường cục bộ do hoạt động của một số cơ sở sản xuất kinh doanh như: Công ty Cát
Tường gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt của
người dân thị trấn Yên Ninh; bụi đá từ làng nghề truyền thống đá Ninh Vân gây ô nhiễm
môi trường. Tại một số khu vực như cảng Ninh Bình, phân xưởng sản xuất đất đèn, các
lò đúc thép trong khu vực nội thị... cùng với các tuyến đường giao thông xuống cấp chật
hẹp, mặt gồ ghề đọng đất bụi, hoạt động thi công nâng cấp các tuyến nội thị, hoạt động
xây dựng cơ sở hạ tầng, phương tiện giao thông cũ xả khí thải cũng đã gây ô nhiễm môi
trường không khí nghiêm trọng.
-

Vì vậy vấn đề xây dựng dự án “Nhà máy xử lý chất thải Gia Viễn” rất cần thiết nhằm
giảm thiểu các vấn đề trên, xử lí các chất thải rắn trên địa bàn huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh
Bình.
2


2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM.
2.1. Liệt lê các văn bản pháp luật và quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn vể môi
trường làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự án.

 TCVN 5949:1998: Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân
cư (theo mức âm tương đương)
 TCVN 3985:1999: Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực lao động (theo mức
âm tương đương)
 Quyết định 3733:2002/QĐ-BYT: quyết định về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ
sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động
 TCVS 1329/QĐ- BYT: Tiêu chuẩn vệ sinh đối với nước cấp và sinh hoạt của Bộ
Y tế
 QCVN 02:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất
thải rắn y tế
 QCVN 05:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí
xung quanh
 QCVN 06:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại
trong không khí xung quanh
 QCVN 07: 2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải
nguy hại
 QCVN 08:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
 QCVN 09:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm
 QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
 QCVN 19:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp
đối với bụi và các chất vô cơ
 QCVN 20:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp
đối với một số chất hữu cơ
 QCVN 24: 2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp
 QCVN 25: 2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi
chôn lấp chất thải rắn.

2.2. Liệt kê đầy đủ các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản
của các cấp có thẩm quyền về dự án.
 Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN

Việt Nam
 Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam
 Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam
 Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam
 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/06/2008 của Quốc
Hội nước CHXHCN Việt Nam
 Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam
3


 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/06/2005 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam
 Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam
 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính Phủ về việc Quản lý
dự án đầu tư xây dựng công trình
 Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định
việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực
hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển
 Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc
qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường
 Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung
một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ
về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường
 Nghị định số 209/2004/NĐ–CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất

lượng công trình xây dựng
 Nghị định số 08/2005/NĐ–CP ngày 24/01/2005 của Chính Phủ về việc hướng
dẫn lập và quản lý Quy hoạch xây dựng
 Nghị định số 108/2006/NĐ–CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư
 Nghị định số 59/2007/NĐ/CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về Quản lý Chất
thải rắn
 Nghị định số 174/2007/NĐ–CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về Phí bảo vệ
môi trường đối với chất thải rắn
 Nghị định số 04/2009/NĐ–CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ
hoạt động bảo vệ môi trường
 Thông tư số 12/2006/QĐ–BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường V/v Hƣớng dẫn điều kiện ngành nghề và thủ tập lập hồ sơ, đăng ký, cấp
phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại
 Quyết định số 23/2006/QĐ–BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi Trường V/v Ban hành danh mục Chất thải nguy hại
 Quyết định số 22/2006/QĐ–BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi Trường V/v Bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam về môi
trường.
 Thông tư số 39/2008/TT–BTC ngày 19/05/2008 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ–CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về Phí
bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn
 Thông tư số 121/2008/TT–BTC ngày 12/12/2008 của Bộ Tài chính vê Hướng
dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý chất
thải rắn
 QCXDVN 01: 2008/BXD: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về Quy hoạch xây
dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 04/2008/QĐ–
BXD ngày 03/04/2008
 Quyết định số 03/2008/QĐ–BXD ngày 31/03/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
về Ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với Nhiệm vụ

và Đồ án Quy hoạch xây dựng
4


 Thông tư số 07/2008/TT–BXD ngày 07/04/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn
lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng
 Quyết định số 21/2005/QĐ–BXD ngày 22/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
V/v Ban hành quy định hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ án quy hoạch xây
dựng

3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
 Việc tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của chủ dự án có thuê đơn vị tư
vấn lập báo cáo ĐTM:
Tên đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Thảo Nguyên Xanh
Họ tên người đại diện pháp luật: Nguyễn Văn Mai
Địa chỉ liên hệ của đơn vị tư vấn: 158 Nguyễn Văn Thủ, Phường Đakao, Quận 1,
HCM
- Danh sách những người trực tiếp tham gia ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự án:
-

Bảng 1.1: Danh sách những người trực tiếp tham gia và lập báo cáo ĐTM của dự án

STT
1
2
3
4

Họ tên
Lê Thị Tiên

Nguyễn Lê Uyên
Nguyễn Thị Thu Thảo
Hoàng Lâm Băng Trâm

Chức danh
Trưởng ban
Thư ký
Thành viên
Thành viên

4. Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động
môi trường
 Phương pháp ĐTM
- Phương pháp thống kê: Nhằm thu thập và xử lý số liệu khí tượng thủy văn, KT-XH cũng
như các số liệu khác tại khu vực thực hiện dự án.
- Phương pháp đánh giá nhanh: Xác định và đánh giá tải lượng ô nhiễm từ các hoạt động
của dự án cũng như đánh giá các tác động của chúng đến môi trường.
- Phương pháp so sánh: So sánh kết quả đo đạc, phân tích, tính toán dự báo nồng độ các
chất ô nhiễm do hoạt động của dự án với các Quy chuẩn Việt Nam về môi trường.
- Phương pháp lập bảng liệt kê: Liệt kê các tác động đến môi trường do hoạt động của dự
án gây ra, bao gồm các nhân tố gây ô nhiễm môi trường: nước thải, khí thải, CTR, an toàn
lao động, vệ sinh môi trường khu vực sản xuất… Phương pháp liệt kê là phương pháp
tương đối đơn giản, cho phép phân tích một cách sâu sắc các tác động của nhiều hoạt động
khác nhau lên cùng một nhân tố.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Từ các kết quả nghiên cứu ĐTM, lập báo cáo ĐTM với
bố cục và nội dung theo quy định.
 Các phương pháp khác
5



- Phương pháp điều tra, phân loại và đo đạc xác định thành phần rác thải sinh hoạt: thực
hiện việc lấy mẫu rác thải sinh hoạt tại 5 hộ gia đình riêng lẻ của mỗi thôn (tổng cộng 25
hộ gia đình của 5 thôn trong xã) trong 03 ngày liên tiếp sau đó đem phân loại thành các
loại (rác vô cơ, rác hữu cơ, rác tái chế, rác thải nguy hại), sau đó thực hiện việc cân đo đối
với từng loại rác và tính toán % khối lượng đối với từng loại.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Thu thập thông tin kinh tế - xã hội của xã; lấy ý kiến
tham vấn cộng đồng.

6


CHƯƠNG 1.
1.1.

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

Tên dự án

Tên dự án: Dự án đầu tư nhà máy xử lý chất thải Gia Viễn

1.2.
-

Chủ dự án

Chủ dự án: Công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu DHBK
Mã thuế: 2700.607.668
Địa chỉ: số 372, phố Bình Yên Tây, phường Ninh Khánh.TP. Ninh Bình, tỉnh Ninh
Bình
Phương tiện liên hệ chủ dự án:

Email:
Họ tên người đại diện pháp luật: Dương Ngọc Bẫy
Chức danh người đại diện pháp luật: Chủ tịch hội đồng quản trị

Vị trí địa lý của dự án

1.3.

Địa điểm xây dựng: Trại Cuốn, xã Gia Hòa, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
- Toạ độ: 20°19'38"B - 105°52'26"Đ
- Địa giới hành chính:
+ Phía tây giáp huyện Nho Quan
+ Phía nam giáp huyện Hoa Lư
+ Phía bắc giáp huyện Lạc Thủy của tỉnh Hòa Bình và huyện Thanh Liêm của tỉnh Hà
Nam
+ Phía đông giáp huyện Ý Yên của tỉnh Nam Định qua sông Đáy.
- Hệ thống đường giao thông:
+ Giao thông đường bộ: Huyện Gia Viễn có quốc lộ 1A đi qua 3 xã phía đông với
chiều dài hơn 4 km. Ngoài ra còn có 3 tuyến tỉnh lộ nối từ thị trấn Me đi là: tỉnh lộ
477 từ Gián Khẩu đi Nho Quan, tỉnh lộ 477B qua Gia Phương, Gia Thắng, Gia
Tiến đến cố đô Hoa Lư và tỉnh lộ 477C qua Gia Thịnh, Gia Lạc, Gia Phong đến
Quỳnh Lưu.
+ Giao thông đường thủy: Trên địa bàn huyện cũng khá thuận lợi với 2 tuyến quốc
gia là sông Hoàng Long và sông Đáy.
-

 Theo Quyết định số: 2179/ QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2007 của UBND
tỉnh Ninh Bình V/v phê duyệt Quy hoạch giao thông đường thuỷ nội địa tỉnh Ninh
Bình đến năm 2015 và định hướng phát triển đến năm 2020 thì Gia Viễn có các cảng
và các bến đò đường thủy sau:






Cảng Đế: thuộc xã Gia Phú, huyện Gia Viễn
Cảng Gián Khẩu: tại Gia Trấn - Gia Viễn
Cảng chuyên dùng của nhà máy xi măng Vinakansai: thuộc xã Gia Tân, huyện
Gia Viễn
Các bến cảng sông khác: Bến Gia Thanh, Bến 30, bến Đồng Chưa, bến Cầu
Quàng, Bến Viến.
7


Về cơ bản vị trí khu đất xin nghiên cứu quy hoạch tại xã Gia Hòa đáp ứng được các
tiêu chí đưa ra như: gần trục đường giao thông thuận lợi cho thu gom, vận chuyển;
không có hang caster nên hạn chế ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm; khoảng cách
đến khu dân cư là 1.5 km; vị trí nằm trong khe núi nên khuất gió, giảm được khả năng
phát tán mùi; diện tích đảm bảo xây dựng khu xử lý chất thải. Công ty cổ phần Xuất
Nhập Khẩu DHBK xin chủ trương quy hoạch đầu tư xây dựng “Nhà máy xử lý chất
thải Gia Viễn” tại xã Gia Hòa, Huyện Gia Viễn, Tỉnh Ninh Bình với tổng diện tích
nghiên cứu khoảng 2ha. Vị trí nghiên cứu khu đất giáp với bãi rác thải xã Gia Hòa
hiện tại và phù hợp với quy hoạch khu xử lý rác thải tập trung của Huyện Gia Viễn
giai đoạn 2015-2020.

1.4. Nội dung chủ yếu của dự án (phương án chọn)
1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án
-

-


-

Thu gom, vận chuyển, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt của toàn xã đảm bảo theo
quyết định hiện hành góp phần hoàn thành tiêu chí 17 về xây dựng nông thôn mới;
từng bước xóa bỏ các tụ điểm rác không đúng quy định; nâng cao ý thức, trách nhiệm
của mọi tầng lớp nhân dân trong xã về việc bảo vệ môi trường.
Thu gom, tái chế dầu thải trong tỉnh Ninh Bình và các tỉnh thành lân cận.
Thu gom, phân loại chất thải công nghiệp trong tỉnh Ninh Bình và các tỉnh thành lân
cận, góp phần vào công tác quản lý chất thải công nghiệp trên các địa bàn này.
Hoạt động kinh doanh hiệu quả đem lại lợi ích kinh tế cho chủ dự án cũng như làm
tăng ngân sách của tỉnh Ninh Bình, tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho người
dân địa phương.
Đảm bảo chất lượng môi trường tại khu vực thực hiện dự án.

1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án
Các hạng mục công trình của dự án bao gồm các hạng mục công trình chính và một số
công trình phụ trợ khác. Các công trình được xây dựng trên cơ sở tuân thủ nghiêm
chỉnh theo các quy định xây dựng của nhà nước và của tỉnh Ninh Bỉnh.
 Các công trình chính:
 Hệ thống xử lý chất thải sinh hoạt (công suất 20 tấn/ngày);
 Hệ thống lò đốt chất thải (công suất 1000 kg/giờ);
 Hệ thống tái chế dầu nhớt thải (công suất 06 tấn/ngày);
 Hệ thống tái chế, sản xuất mỡ bôi trơn (công suất 02 tấn/ngày);
 Hệ thống xử lý, phá dỡ bóng đèn huỳnh quang (công suất 200 kg/ngày);
 Hệ thống thu hồi và xử lý thiết bị điện, điện tử (công suất 01 tấn/ngày);
 Hệ thống tái chế nhựa (công suất 5 tấn/ngày).
 Các công trình phụ trợ
Các hạng mục phụ trợ của dự án bao gồm:
 Khu tiếp nhận và phân loại chất thải sinh hoạt.

 Khu tiếp nhận và phân loại chất thải công nghiệp nguy hại.
8


 Khu lưu trữ chất thải không nguy hại.
 Khu xử lý nước thải, công suất 50 m3/ngày.
 Khu đóng rắn chất thải, công suất 1 tấn/ngày.
 Khu tập kết xe.
 Nhà điều hành, nhà nghỉ, nhà ăn, nhà bảo vệ.
 Bể ngầm chứa nước phòng cháy chữa cháy, đài nước sạch.
 Nhà vệ sinh công nhân.
 Hệ thống giao thông, sân đường nội bộ.
 Tường rào, cây xanh, hòn non bộ, tiểu cảnh.

1.4.3. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục
công trình của dự án
 Giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng của công trình xây dựng của dự án.
Các nguyên tắc lập tổng mặt bằng xây dựng:
- Phù hợp một cách tốt nhất với dây chuyền công nghệ đã lựa chọn cả về mặt kỹ
thuật, kinh tế, an toàn và bảo vệ môi trường.
- Phù hợp với các yêu cầu của kỹ thuật xây dựng đối với quy hoạch tổng mặt bằng
như: khoảng cách các công trình, độ dốc thoát nước, sự phù hợp với yêu cầu của
giải pháp nền móng, bảo đảm độ bền chắc của công trình…
- Bố trí các công trình đáp ứng được các yêu cầu về an toàn (chống cháy, chống
nổ), các yêu cầu về bảo vệ môi trường (nhất là hướng gió và lượng thải các chất
độc hại), các yêu cầu về bảo vệ các công trình hiện có (nhất là trường hợp xây
chen nhà cao tầng)…
- Sử dụng hợp lý đất đai, tiết kiệm đất, bảo đảm nhu cầu phát triển tương lai.
- Ngoài ra cần 2 tiêu chuẩn sau:
 Tạo điều kiện thuận lợi cho khâu thi công xây dựng

 Bảo đảm chi phí ít nhất và hiệu quả kinh tế lớn nhất
 Các giải pháp về kiến trúc
Trong phần này dự án phải giải quyết các vấn đề sau:
- Giải pháp kiến trúc của từng ngôi nhà: hình khối kiến trúc của từng ngôi nhà phải
phù hợp với giải pháp mặt bằng của từng ngôi nhà.
- Xác định số tầng và độ cao của nhà hợp lý
- Giải pháp kiến trúc của toàn bộ tập thể hạng mục công trình: trog phần này các
giải pháp kiến trúc phải giải quyết vấn đề hài hòa về hình khối và mặt bằng cho
cả tập thể các hạng mục công trình năm trong tường rào của dự án.
- Giải pháp kiến trúc của công trình đối với môi trường xung quanh: trong phần
này giải pháp kiến trúc phải giải quyết mối quan hệ hài hòa giữa công trình định
xây dựng với cảnh quan chung quanh, đặc biệt phải tôn trọng giá trị của các công
trình kiến trúc lịch sử cổ có giá trị nằm bên cạnh công trình định xây dựng.
 Các giải pháp về kết cấu xây dựng
Các căn cứ để lựa chọn kết cấu xây dựng:
- Yêu cầu của dây chuyền công nghệ đã lựa chọn
- Tính chất chịu lực của công trình (sơ đồ tải trọng)

9


Các yêu cầu về độ bền chắc của công trình: phần này phải tuân theo quy định về
độ bền chắc, độ chịu lửa, độ chống ăn mòn, chống động đất được bộ xây dựng
quy định cho từng cấp nhà cửa, cấp công trình.
- Khả năng cung cấp vật tư xây dựng đáp ứng với yêu cầu chịu lực của kết cấu
- Yêu cầu về độ linh hoạt và dễ cải tạo, dễ mở rộng của mặt bằng công trình.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho khâu thi công, có khả năng cung cấp máy móc thi
công xây dựng phù hợp
- Yêu cầu của thời gian xây dựng
- Tính kinh tế của giải pháp kết cấu

Cần chú ý rằng việc tính toán giải pháp kết cấu cụ thể sẽ được tiến hành ở giai đoạn
thiết kế sau khi dự án đầu tư đã được duyệt. Ở giai đoạn này mới chỉ quy định những
nét lớn như:
- Cấp công trình về độ bền, chắc, độ chịu lửa, độ chống động đất và độ chống ăn
mòn.
- Các loạt vật liệu được dùng làm kết cấu.
- Sơ đồ kết cấu tổng quát, ví dụ kết cấu khung, kết cấu đổ tại chỗ hay lắp ghép…
- Các kết cấu đặc biệt cần lưu ý từ nền móng, khung nhà, mái và trang trí hoàn
thiện.
- Các giải pháp về công nghệ xây dựng và tổ chức xây dựng.
Việc tính toán chi tiết các giải pháp công nghệ xây dựng và tổ chức xây dựng sẽ được
tiến hành ở giai đoạn chuẩn bị xây dựng sau này. Ở bước lập báo cáo nghiên cứu khả
thi chỉ quy định những nét lớn sau:
- Tổng tiến độ xây dựng, trong đó chỉ rõ các đợt xây dựng nếu có quy định xây
dựng thành từng đợt. Thời gian xây dựng sẽ do chủ đầu tư quyết định căn cứ vào
khả năng thi công và chủ trương kinh doanh (có thể tham khảo thời gian xây dựng
ở các công trình tương tự đã được xây dựng, có điều chỉnh cho phù hợp với công
trình của dự án)
- Nếu dự án phải sử dụng các biện pháp thi công lớn và khó thì đòi hỏi phải dự
kiến ngay ơ giai đoạn lập dự án khả thi, khả năng mua hay thuê các thiết bí thi
công đặc biệt để thực hiện các biện pháp này và còn dự trù kinh phí.
- Dự kiến các khó khăn khách quan cho khâu thi công về thời tiết, về mặt bằng
chật hẹp, về bảo vệ các công trình hiện có lân cận kèm theo phương hướng khắc
phục.
- Các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong khâu thi công.
- Dự kiến các phương thức thực hiện xây dựng để từ đó lựa chọn cơ quan tư vấn,
tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu.
-

1.4.4. Công nghệ sản xuất, vận hành

 Quy trình công nghệ thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt
Nguồn phát sinh: từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân trong suốt quá trình
thực hiện dự án, các rác thải từ nhà vệ sinh, nhà ăn và các hoạt động sinh hoạt của
trên địa bàn một số xã của huyện Gia Viễn.
Ảnh hưởng đến môi trường và con người
- Các vật dụng khó phân huỷ không dùng được nữa mà thải bừa bãi ra xung quanh
thì môi trường ngày càng chứa nhiều loại vật gây chật chội, mất vệ sinh và mất mỹ
quan, tạo cơ hội cho các loài nấm và vi khuẩn, côn trùng độc hại phát triển gây độc
10


hại cho con người.
- Tác động của rác thải đến sức khỏe cộng đồng: Trong thành phần rác thải sinh
hoạt, thông thường hàm lượng hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn. Các loại rác hữu cơ dễ phân
huỷ gây hôi thối, phát triển vi khuẩn làm ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất,
làm mất vệ sinh môi trường và ảnh hưởng tới đời sống mọi người. Khu tập trung rác
hữu cơ là nơi thu hút, phát sinh và phát triển chuột, ruồi, muỗi, gián và các loại vi
trùng gây nhiều chứng bệnh truyền nhiễm cho con người, vật nuôi trong gia đình và
lây lan gây thiệt hại lớn; nước thải từ bãi rác độc hại nếu thải ra nguồn nước gây ô
nhiễm lây lan.
- Ảnh hưởng đến môi trường không khí: Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều
ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ trong rác thải phân huỷ,
thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho con người.
Các chất thải khí phát ra từ các quá trình này thường là H2S, NH3, CH4, SO2, CO2.
Ngoài ra còn ảnh hưởng đến môi trường đất, nước…
Sơ đồ quá trình xử lý chất thải sinh hoạt như sau:
Chất thải không
nguy hại

Nhựa phế

liệu

Phân loại

Tái chế

Chất thải khó
phân hủy

Chôn lấp
hợp vệ sinh

Chất hữu cơ,
vô cơ có khả
năng đốt

Đốt
trong lò
đốt chất
thải

Hình 1.1: Sơ đồ quá trình xử lý chất thải sinh hoạt
Thuyết minh quy trình:
+ Công đoạn thu gom: Mô tả cụ thể phương thức tổ chức thu gom rác thải về quy mô
thu gom, số lao động, các thiết bị, dụng cụ thu gom, tần suất thu gom, điểm tập kết
tạm thời, xác định tỷ lệ thu gom để tính toán khối lượng CTR sinh hoạt đưa về khu
xử lý.
+ Công đoạn tập kết, phân loại rác: Làm rõ quy mô, thiết kế khu tập kết; biện pháp phân
loại rác về số lao động, máy móc, thiết bị phục vụ công đoạn phân loại, tỷ lệ thành
phần rác thải sau khi phân loại để xác định khối lượng rác thải đem đốt, rác thải chôn

lấp, bán tái chế, chất thải nguy hại.
Rác thải đem đốt là các thành phần cháy được như các chất hữu cơ, gỗ, nilon, nhựa,
11


giấy, bao bì, cao su… và tạp chất.
Rác thải chôn lấp là các thành phần không cháy được như gạch, đá, đất, cát, xương…
Rác thải có thể bán tái chế như kim loại, nhựa, giấy, nilon, thủy tinh…
Chất thải nguy hại như giẻ lau dính dầu, sơn; vỏ hộp hoặc thùng đựng dầu, sơn; pin,
ắc quy hỏng; hộp mực in, mực in thải; bóng đèn huỳnh quang hỏng, linh kiện điện tử;
vỏ thuốc bảo vệ thực vật, …
+ Công đoạn đốt: Trình bày cụ thể yêu cầu rác đem đốt (các loại rác phân loại đem
đốt, độ ẩm yêu cầu,…); các bước tiến hành đốt rác từ nhập rác vào lò, đốt qua
buồng sơ cấp, thứ cấp, thu gom tro đốt; các bước thực hiện thủ công hay sử dụng
máy móc thiết bị; nhiên liệu sử dụng cho lò đốt.
+ Công đoạn chôn lấp: Mô tả cụ thể quy trình chôn lấp, máy móc phục vụ việc chôn
lấp, đầm nén; các lớp phủ trung gian; lớp che phủ bề mặt trên cùng; các biện pháp
khử trùng, khử mùi; quy trình đóng cửa bãi chôn lấp, phương án phục hồi cảnh
quan sau khi đóng cửa.
 Công nghệ lò đốt chất thải
Chất thải

Buồng đốt
sơ cấp

Buồng đốt
thứ cấp

Buồng đốt
bổ sung


Thiết bị
giải nhiệt

Cyclone
ướt

Ống khói

Quạt

Tháp hấp
thụ
Tuần hoàn

Bùn

Chôn lấp
12

Dung dịch
hấp thụ


Hình 1.2: Sơ đồ công nghệ lò đốt chất thải
Thuyết minh công nghệ:
Công nghệ xử lý chất thải áp dụng trong lò đốt rác FSI được thực hiện theo nguyên lý
nhiệt phân và thiêu đốt ở nhiệt độ cao nhằm phân hủy hoàn toàn các chất thải nguy hại.
- Mở cửa buồng chứa rác, cho rác vào bộ phận nạp rác (mẻ đầu tiên có thể cho trực tiếp
vào lò từ phía cửa lò mà không cần phải đưa qua cơ cấu nạp rác)…Sau một khoảng thời

gian (tùy theo loại rác và kinh nghiệm của người vận hành) tiến hành nạp mẻ tiếp theo.
- Thỉnh thoảng mở cửa quan sát, kiểm tra quá trình nhiệt phân để điều chỉnh thời gian
nạp rác thích hợp. Từ mẻ đốt thứ 3 trở đi, dùng que cào lò, cào cặn carbon về ngăn thấp
hơn trong buồng đốt để đốt cháy hoàn toàn và xả tro xuống hộc chứa tro.
- Buồng đốt sơ cấp: Nhiệt độ buồng sơ cấp được duy trì ở nhiệt độ 600 – 800oC tạo điều
kiện tối ưu cho chất thải cháy. Nhiệt độ được duy trì do hai béc đốt với nhiên liệu là dầu
DO.
- Buồng thứ cấp: Nhiệt độ buồng thứ cấp được duy trì ở nhiệt độ 1100oC tạo điều
kiện tối ưu đốt cháy khói lò buồng sơ cấp (gồm khí cháy chưa hoàn toàn: CH4, C2H2,
CO, ClxOy, NxOy…) cho ra các khí cháy có tính ổn định. Nhiệt độ duy trì do hai béc đốt
với nhiên liệu thiên nhiên là DO.
- Hệ thống trao đổi nhiệt: Kết cấu dạng thiết bị ống chùm tiết diện truyền nhiệt cao, dùng
nước làm dung chất truyền nhiệt. Khói lò có nhiệt độ cao > 1000oC khi vào thiết bị nhờ
phễu phân phối được phân bố đều các ống nhiệt. Khói lò đi dọc theo chiều dài ống và
truyền nhiệt lượng cho pha nuớc đi bên ngoài ống.
- Với tác dụng của thiết bị trao đổi nhiệt, nhiệt độ khói lò giảm nhanh (xuống < 200oC)
đảm bảo tránh gây phát sinh quá trình tái hình thành các khí độc, giảm thể tích khói thải.
- Tháp làm mát giải nhiệt: Có thiết kế dạng tấm truyền nhiệt, không khí mát đi từ dưới
lên do tác động của các quạt gió. Dung chất truyền nhiệt (nước) sau khi ra khỏi thiết bị
trao đổi nhiệt có nhiệt độ cao (thông thường có nhiệt độ khoảng 60 – 80oC) dưới tác
dụng của dòng không khí được làm mát xuống dưới 30oC, được dẫn về bể chứa và tiếp
tục được bơm tuần hoàn lên thiết bị giải nhiệt.
- Bể dung dịch truyền nhiệt: Nước sau khi làm mát được bơm tuần hoàn lại thiết bị
trao đổi nhiệt.
- Quạt gió: Quạt hút tạo áp lực âm trong lòng ống nhằm hút luồng khói ra khỏi lò đốt
và các thiết bị trong toàn toàn bộ hệ thống.
- Tháp hấp thụ: Có kết cấu dạng thép không gỉ. Tác nhân hấp thụ là dung dịch kiềm
được phun vào thiết bị dưới dạng sương nhằm tăng cường khả năng gây phản ứng hấp
thụ, các khí độc hại được hấp thụ sạch nhờ các tác nhân hấp thụ, vật liệu chuyên dùng.
Phần khí thải đạt tiêu chuẩn được thải ra ngoài không khí qua ống khói.

- Bể dung dịch kiềm: Dung dịch kiềm từ bể chứa được bơm phun vào tháp rửa khí
làm tác nhân rửa. Nước sau khi rửa khói dẫn qua thiết bị thu hồi muội khói trước khi về
bể xử lý nước rửa khói, được bổ sung hóa chất trước khi bơm tuần hoàn về tháp hấp thu.
- Tro than sau khi đốt, cặn bùn sau khi xử lý nước rửa khói được chuyển về khu vực
hóa rắn, thực hiện bê tông hóa và chuyển đi chôn lấp theo đúng qui định.
 Quy trình thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại
13


Nguồn phát sinh chất thải nguy hại:
- Từ các hoạt động công nghiệp trên địa bàn: sản xuất thuốc trừ sâu, xi mạ…
- Từ hoạt động nông nghiệp: sử dụng thuốc bảo vệ thực vật độc hại.
- Từ việc tiêu dùng trong dân dụng: sử dụng pin, hoạt động nghiên cứu khoa học.
- Phát sinh ra trong quá trình xử lý chất thải và súc rửa thiết bị, sinh hoạt của công
nhân trong quá trình thực hiện dự án và người dân: giẻ lau…
Chất thải nguy hại chứa một hoặc nhiều tác nhân chính gây hại cho con người như sau:
- Arsenic (Thạch tín - As) được sử dụng trong hợp kim của mạch điện, trong thuốc trừ
sâu và chất bảo quản gỗ; có độc tính mạnh và khả năng gây ung thư cao.
- Amiang đã từng được sử dụng rộng rãi làm làm vật liệu cách nhiệt trong ngành xây
dựng; vẫn được sử dụng trong các miếng đệm, má phanh, tấm lợp và các vật liệu khác.
Khi hít phải có thể gây ung thư và trung biểu mô.
- Cađimi (Cd) được sử dụng trong pin, chất nhuộm, lớp phủ bề mặt kim loại và nhựa.
Cơ thể con người tiếp xúc với Cd từ các hoạt động tại nơi làm việc, từ khói thuốc lá và
thức ăn bị nhiễm độc. Cd là tác nhân gây huỷ hoại phổi, gây bệnh thận và làm kích ứng
đường tiêu hóa.
- Crôm (Cr) kết hợp dễ dàng với các kim loại khác hình thành các hợp kim, ví dụ thép
không gỉ. Cr được sử dụng làm lớp phủ chống gỉ lên các kim loại khác, tạo màu trong
sơn, chứa trong chất bảo quản gỗ và các dung dịch thuộc da. Khi nhiễm Cr(VI) sẽ gây
ung thư, rối loạn gen và nhiều bệnh khác.
- Chất thải y tế: Các loại chất thải y tế nếu không xử lý trước khi đưa ra môi trường có

thể gây nhiễm trùng, truyền mầm bệnh và các vi khuẩn có hại.
- Xyanua (CN-) là một chất độc mà ở liều cao có thể gây ra tê liệt, rối loạn và ngừng
thở; tiếp xúc lâu dài ở liều thấp có thể gây mệt mỏi và làm giảm sức khoẻ.
- Chì (Pb) được sử dụng trong sản xuất pin, đạn dược, sản phẩm kim loại (như que hàn
và ống thép), các thiết bị chắn tia X- quang... Nếu ăn hay hít phải Pb có thể gây hại cho
hệ thần kinh, thận và hệ sinh sản.
- Thuỷ ngân (Hg) được sử dụng trong sản xuất khí clo, sôđa ăn da, nhiệt kế, chất hàn
răng và pin. Hg tiếp xúc với cơ thể thường xảy ra qua đường không khí, nước, thức ăn
bị nhiễm thuỷ ngân hoặc chữa trị y khoa và nha khoa. Nhiễm độc mức cao có thể huỷ
hoại não, thận và bào thai.
- PCB (PolyChloritnated Biphenyls) là các hợp chất được sử dụng trong công nghiệp
làm chất lỏng trao đổi nhiệt, trong biến thế và tụ điện, làm phụ da trong sơn, giấy sao
chụp không có các bon, chất bịt kín và nhựa. PCB gây tác động xấu đến hệ thần kinh,
hệ sinh sản, hệ miễn dịch và gan.

14


Chất thải nguy
hại

Kho chứa
CTNH dạng rắn
Khu chứa
bao bì nylon

Kho chứa
thùng phuy

Phân loại


Kho chứa CTNH
dạng lỏng

Khu chứa nhớt
thải

Khu chứa bóng đèn
huỳnh quang

Khu chứa dung
môi thải

Khu chứa linh kiện
điện tử quang

Khu chứa chất thải
lỏng xử lý bằng
phương pháp đốt

Khu chứa chất thải rắn
xử lý bằng phương pháp
đốt

Hình 1.3: Sơ đồ hệ thống công nghệ lò đốt CTNH
 Hệ thống xử lý và tái chế bóng đèn huỳnh quang
Dự án sẽ đầu tư hệ thống xử lý và tái chế bóng đèn huỳnh quang với công suất là
0.2 tấn/ngày (tương đương với 1.000 bóng đèn thải/ngày). Bóng đèn thải là các loại bóng
đèn đã qua sử dụng gồm bóng đèn huỳnh quang, bóng đèn compact, bóng đèn tròn…
được đưa về nhà máy tái chế, xử lý chất thải, sau đó được đưa qua hệ thống xử lý bóng

đèn bao gồm thiết bị cắt nghiền bóng đèn và thiết bị phân tách, thu hồi các thành phần
có giá trị của bóng đèn. Bóng đèn sau khi nghiền được chứa trong thùng chứa 200 lít.
Thùng 200 lít có thể chứa trung bình khoảng 1350 bóng đèn huỳnh quang loại 1.2 m
(theo nhà cung cấp). Khi thùng đầy, thiết bị có đèn báo tín hiệu và công nhân sẽ thay
thùng khác. Quy trình cắt bóng đèn được lựa chọn là quy trình khép kín, hạn chế thấp
nhất phát tán chất thải ra ngoài môi trường. Tiếp theo được đưa qua thiết bị phân tách.
Thiết bị phân loại bao gồm sàng rung mắt lưới 2 cm để tách riêng đuôi đèn. Hỗn hợp
thủy tinh và bột huỳnh quang lọt qua mắt lưới sẽ được phun nước rửa nhằm phân tách
thành phần bột huỳnh quang khỏi thủy tinh. Bột huỳnh quang sẽ được tách ra khỏi nước
sau quá trình lắng và được chuyển đi hóa rắn. Nước trong được bơm tuần hoàn trở lại
để tiếp tục quá trình rửa thủy tinh. Lượng nước này được thải bỏ sau khi vận hành 5
thùng 200 lít.
15


×