Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

Hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh nhơn trạch đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

ĐỒNG THANH LONG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM CHI NHÁNH NHƠN TRẠCH ĐẾN
NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên
ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số
ngành: 60340102

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 09 năm
2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

ĐỒNG THANH LONG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM CHI NHÁNH NHƠN TRẠCH ĐẾN


NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên
ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số
ngành: 60340102
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. TẠ THỊ KIỀU
AN

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 09 năm
2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.
Cán bộ hướng dẫn khoa học :
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 22 tháng 09 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

GS.TS. Võ Thanh Thu

Chủ tịch


2

TS. Phạm Thị Yên

Phản biện 1

3

TS. Phạm Thị Hà

Phản biện 2

4

PGS. TS. Nguyễn Thuấn

5

TS. Mai Thanh Loan

Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã
được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

NAM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày…… tháng…… năm 20...


NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Đồng Thanh Long

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 18/12/1988

Nơi sinh: TPHCM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

MSHV:

1541820075
I- Tên đề tài:
“Hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Nhơn Trạch đến năm 2020”.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Đề tài tập trung giải quyết ba nhiệm vụ:
- Tổng hợp cơ sơ lý luận về quản trị nguồn nhân lực nói chung cũng như công tác đào
tạo phát triển nguồn nhân lực nói riêng
- Xác định danh mục và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác đào
tạo phát triển tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh
Nhơn Trạch.

- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Nhơn Trạch.
- Để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, tác giả thực hiện và trình bày đề tài nghiên cứu trong
3 nội dung, bao gồm: Tổng quan về đề tài; Cơ sở lý luận; Thực trạng công tác đào tạo
phát triển nguồn nhân lực; Giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực; Kết luận và
kiến nghị.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 24/9/2016
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 30/06/2017
V- Cán bộ hướng dẫn: TS. Tạ Thị Kiều An.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ
ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Hoàn thiện công tác đào tạo phát triển
nguồn nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam chi
nhánh Nhơn Trạch đến năm 2020” là công trình nghiên cứu do chính bản thân tôi thực
hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Cô TS. Tạ Thị Kiều An.
Tôi xin cam kết các thông tin, số liệu và kết quả nghiên cứu của luận văn chưa từng được
công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào trước đây.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung, tính trung thực của đề tài nghiên cứu
này.

Tp.HCM, ngày … tháng … năm 2017
Tác giả thực hiện luận văn.

Đồng Thanh Long


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi có thể hoàn thành luận văn này không chỉ là công sức của riêng tôi mà còn là sự đóng
góp của các thầy cô, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp của tôi.
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của TS. Tạ Thị Kiều An
trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy, cô của khoa sau đại học trường Đại học Công
nghệ TP HCM đã truyền đạt các bài học lý thuyết cũng như những kinh nghiệm thực tế,
những phương pháp nghiên cứu khoa học và đó chính là những kiến thức nền tảng giúp
tôi có thể hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, những người bạn và những đồng nghiệp
đã nhiệt tình hỗ trợ giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Học viên

Đồng Thanh Long


3

TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Nhơn Trạch đến năm
2020” được thực hiện trong bối cảnh cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng tăng

cao. Đề tài được thực hiện tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam chi nhánh Nhơn
Trạch.
Luận văn bao gồm ba vấn đề cốt lõi. Thứ nhất, đề tài nghiên cứu sử dụng lý thuyết về
cơ bản của nhân lực, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, quản trị nguồn nhân lực, mục tiêu
và nhiệm vụ của đào tạo phát triển nguồn nhân lực, và các nội dung cơ bản, các yếu tố
cơ bản ảnh hưởng đến công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại một Doanh nghiệp,
Thứ hai, qua phân tích dữ liệu sơ cấp và thứ cấp điều tra tại ngân hàng TMCP ngoại
thương Việt Nam chi nhánh Nhơn Trạch, nghiên cứu các nhóm chức năng chính là: Đánh
giá công tác đào tạo, định hướng và phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và
đánh giá các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực
của Vietcombank Nhơn Trạch, qua đó xác định được ưu, nhược điểm mà Chi nhánh đang
gặp phải.
Thứ ba, từ thực trạng của ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam chi nhánh Nhơn
Trạch đã được phân tích ở trên, đề tài đã đưa ra giải pháp và kiến nghị nhằm đóng góp
một phần vào việc hoàn thiện hơn nữa công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại chi
nhánh.


4

ABSTRACT
Research project on "The development of training and development of human
resources in Vietnam by the Nhon Trach to 2020" was implemented in the context of
competition in the field of banking on high growth. The project was carried out
at Vietcombank, Nhon Trach branch.
The thesis consists of three core issues. First, the research theme uses the basic theory of
human resources, human resource development, human resource management, objectives
and tasks of human resource development training, and the content. Basically, the basic
factors affecting the training and development of human resources in an enterprise,
Second, the main functional groups are: Evaluating training, orientation and development,

improving the quality of human resources and Assess the environmental factors affecting
the human resources training of Vietcombank Nhon Trach, and determine the advantages
and disadvantages that branches are facing.
Thirdly, from the status of the Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade
(Nhon Trach), the above analysis was proposed and the proposal was proposed to
contribute to improving the training. human development at the branch.


5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ I
LỜI

CẢM

......................................................................................................................II
TẮT..........................................................................................................................

ƠN
TÓM
III

ABSTRACT ...................................................................................................................... IV
MỤC LỤC.......................................................................................................................... V
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................... VIII
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................... IX
DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ............................................................................................ X
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài: ...................................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ............................................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:. ................................................... 3
KẾT CẤU LUẬN VĂN ...................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NHÂN
LỰC TRONG DOANH NGHIỆP....................................................................................... 5
1.1 Khái niệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .......................................................... 5
1.1.1 Nhân lực và nguồn nhân lực ..................................................................................... 5
1.1.2.Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ....................................................................... 6
1.2.1

Nội dung của đào tạo ........................................................................................... 11

1.2.2 Nội dung của phát triển ........................................................................................... 19
1.3

Các yếu tố ảnh hưởng chung đến hoạt động đào tạo phát triển của doanh nghiệp. 23

1.3.1

Môi trường bên ngoài .......................................................................................... 23

1.3.2

Môi trường bên trong........................................................................................... 24

1.4 Tình hình đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong các ngân hàng .............................
25
1.4.1 Tình hình đào tạo phát triển tại các ngân hàng ........................................................ 25



6

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .................................................................................................... 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN
LỰC TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH NHƠN
TRẠCH. ............................................................................................................................ 31
2.1. Tình hình hoạt động của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Chi Nhánh Nhơn Trạch. .................................................................................................... 31
2.1.1. Đôi nét về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại thương Việt Nam.................. 31
2.1.2.Tổng quan về Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam chi
nhánh Nhơn Trạch............................................................................................................. 32
2.1.3. Các loại sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàngThương Mại Cổ Phần Ngoại Thương
Việt Nam chi nhánh Nhơn Trạch. ..................................................................................... 36
2.2 Thực trạng đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Thương TMCP Ngoại
Thương Việt Nam chi nhánh Nhơn Trạch. ....................................................................... 42
2.2.1 Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam
chi nhánh Nhơn Trạch. ...................................................................................................... 42
2.2.2 Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
chi nhánh Nhơn Trạch. ...................................................................................................... 46
2.2.3 Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
chi nhánh Nhơn Trạch. ...................................................................................................... 61
2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Nhơn Trạch.................................................... 68
2.3 Đánh giá chung công tác đào tạo phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP ngoại
thương Việt Nam chi nhánh Nhơn Trạch.......................................................................... 71
2.3.1 Về ưu điểm ............................................................................................................... 71
2.3.2 Hạn chế..................................................................................................................... 72
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .................................................................................................... 73

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH NHƠN
TRẠCH ĐẾN NĂM 2020................................................................................................. 74


vii
3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển của Vietcombank ................................................ 74
3.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của Vietcombank Việt Nam............................ 74
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh ......................................................... 74
3.1.3. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực ..................................................................... 75
3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng
TMCP ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Nhơn Trạch. ................................................ 76
3.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò nguồn nhân lực....................................................... 76
3.2.2. Hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực .......................................... 78
3.2.3

Xây dựng các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá nguồn nhân lực. ................................ 83

3.2.4

Xây dựng khung chương trình đào tạo cho từng đối tượng cán bộ quản lý , nhân

viên, nhân viên mới vào .................................................................................................... 85
3.3 Một số giải pháp khác ................................................................................................. 89
3.4.

Đề xuất giải pháp. ................................................................................................... 91

3.4.1. Đối với Ngân hàng VietcomBank Việt Nam .......................................................... 91
3.4.2. Đối với Ngân hàng Vietcombank Nhơn Trạch ....................................................... 92

KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 94
PHỤ LỤC 1 ....................................................................................................................... 95
PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................................... 101
PHỤ LỤC 3 ..................................................................................................................... 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 108


8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CBCNV:

Cán bộ công nhân viên

CN :

Chi nhánh

KS:

Khảo sát

NHTM:

Ngân hàng thương mại

NHNN:

Ngân hàng nhà nước


NLĐ:

Người lao động

NNL:

Nguồn nhân lực

TMCP:

Thương mại cổ phần

Vietcombank:

Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt

Nam
Vietcombank Nhơn Trạch:
chi nhánh Nhơn Trạch

Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam


9

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Mối quan hệ giữa đào tạo và phát triển ………………… ................................. 9
Bảng 1.2: Phân biệt giữa đào tạo và phát triển ……………....…………………..…..… 9
Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn vietcombank nhơn trạch ……...................................... 37
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động tín dụng tại vietcombank nhơn trạch.................................. 39

Bảng 2.3: Kết quả lợi nhuận kinh doanh vietcombank nhơn trạch................................... 41
Bảng 2.4 Quy mô nguồn nhân lực của vietcombank nhơn trạch ..................................... 42
Bảng 2.5: Nhân lực lao động theo độ tuổi qua các năm ................................................. 43
Bảng 2.6: Số lao động theo giới tính ………………………….……… ......................... 45
Bảng 2.7: Biến động nhân sự ……………………………………………… .................. 46
Bảng 2.8: Nhu cầu đào tạo của chi nhánh qua các năm …………................................... 49
Bảng 2.9: Nhận xét về học viên ....................................................................................... 51
Bảng 2.10: Nội dung chương trình đào tạo của vietcombank nhơn trạch ....................... 54
Bảng 2.11: Mục tiêu chương trình đào tạo ....................................................................... 56
Bảng 2.12: Ý kiến của cbcnv về chương trình đào tạo nnl tại chi nhánh ....................... 57
Bảng 2.13: Nhận xét về hiệu quả công tác đào tại ........................................................... 60
Bảng 2.14: Công tác bố trí, sử dụng lao động .................................................................. 62
Bảng 2.15: Nhân lực theo trình độ học vấn ..................................................................... 63
Bảng 2.16: Nhân lực theo thâm niên công tác ................................................................. 64
Bảng 2.17: Bảng đánh giá kỹ năng làm việc nhóm ......................................................... 65
Bảng 2.18: Đánh giá thể lực người lao động ................................................................... 68
Bảng 3.1. Các bước phát triển sự nghiệp cho nhân viên ................................................. 78
Bảng 3.2 : Yêu cầu phát triển năng lực quản trị ở các cấp khác nhau .............................. 85
Bảng 3.3. Kế hoạch đào tạo theo vị trí chức danh ............................................................ 87


10

DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Quá trình đào tạo ............................................................................................... 11
Hình 1.2: Tiến trình tuyển chọn nhân lực ......................................................................... 20
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của vietcombank – chi nhánh nhơn trạch ........................ 3
Đồ thị 2.1: Kết quả huy động vốn của chi nhánh ............................................................. 38
Đồ thị 2.2: Kết quả hoạt động cho vay của chi nhánh ..................................................... 40
Đồ thị 2.3: Kết quả lợi nhuận kinh doanh vietcombank nhơn trạch ................................ 41

Đồ thị 2.4: Cơ cấu lao động theo độ tuổi .......................................................................... 44
Đồ thị 2.5: Cơ cấu lao động theo giới tính ........................................................................ 45
Đồ thị 2.6: Cơ cấu nhân lực theo trình độ học vấn .......................................................... 63
Đồ thị 2.7: Cơ cấu nguồn lao động theo thâm niên công tác ............................................ 64


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngành Tài chính Ngân hàng vẫn luôn là một trong những lĩnh vực mũi nhọn của nền
kinh tế, sự lớn mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam ngày càng được khẳng định
không chỉ về số lượng, chất lượng mà còn thể hiện sự đa dạng và chuyên nghiệp trong
lĩnh vực hoạt động, góp phần không nhỏ vào mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế của
Đất nước. Tuy nhiên, cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới, việc hội
nhập kinh tế quốc tế đã làm cho việc cạnh tranh giữa các quốc gia và đặc biệt trong
lĩnh vực tài chính Ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt hơn với nhiều hình thức cạnh
tranh khác nhau.
Đối với nền kinh tế thị trường hiện nay, mọi nguồn lực đều có hạn vì vậy một
doanh nghiệp muốn tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường thì yếu tố con người của
doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Do đó, mọi tổ chức, doanh nghiệp đều chú
trọng đến công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của mình nhằm nâng cao kiến
thức, kỹ năng cho người lao động góp phần tăng lợi nhuận và cạnh tranh trên thị
trường.
Nằm trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam – Vietcombank, là ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng
trong phát triển kinh tế đất nước. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi
nhánh Nhơn Trạch là chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
trong thời gian qua đã có những phát triển vượt bậc, và là Chi nhánh được xếp hạng
thứ 3 toàn nghành của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam do đó vấn đề NNL

cần phải được ưu tiên quan tâm, đặc biệt là công tác đào tạo và phát triển NNL tại
Ngân hàng sao cho phù hợp. Với quy mô rộng, và số lượng nhân lực tương đối đông
nên công tác đào tạo và phát triển NNL được tiến hành thường xuyên nhưng đôi khi
không tránh khỏi những thiếu sót nên cần được hoàn thiện dần dần từng bước trong
quá trình thực hiện công tác đào tạo.
Cũng như tất cả những ngân hàng khác, yếu tố đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Nhơn Trạch đã và


đang được Ban lãnh đạo Chi nhánh đặt lên hàng đầu nhằm đảm bảo sự ổn định và phát
triển bền vững của Chi nhánh. Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài “Hoàn
thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Nhơn Trạch đến năm 2020” sẽ phản ánh
được phần nào thực trạng hoạt động đào tạo và phát triển NNL tại Ngân hàng và đưa
ra những kiến nghị nhằm đóng góp một phần vào việc hoàn thiện hơn nữa công tác
đào tạo và phát triển NNL tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Nhơn
Trạch.
2. Mục tiêu của đề tài:
Đề tài được thực hiện nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo phát
triển đến năm 2020 của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam –
Chi nhánh Nhơn Trạch trên cở sở:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
+ Đánh giá thực trạng đào tạo phát triển tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại
thương Việt Nam chi nhánh Nhơn Trạch.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Công tác đào tạo phát triển NNL tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Nhơn Trạch và các yếu tố ảnh hưởng
đến công tác này.
Phạm vi nghiên cứu:
Về mặt không gian: Dựa trên các vấn đề liên quan đến công tác đào tạo phát triển

NNL tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.
Về mặt thời gian: Phân tích thực trạng hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ
phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Nhơn Trạch từ năm 2014 – 2016.
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính.
Đồng thời, luận văn còn sử dụng các phương pháp chuyên ngành như:
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp thống kê


- Phương pháp bảng hỏi
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu: Là hệ thống những lý
luận cơ bản về đào tạo phát triển NNL. Nghiên cứu, phân tích, đánh giá công tác đào
tạo phát triển NNL của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Nhơn
Trạch để thấy những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của
công tác đào tạo & phát triển NNL tại chi nhánh Nhơn Trạch. Đưa ra các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu qủa công tác đào tạo phát triển NNL tại chi nhánh Nhơn Trạch
đến năm 2020.


KẾT CẤU LUẬN VĂN
Luận văn gồm 3 chương chính, ngoài ra còn có phần mở đầu và phần kết luận,
danh mục các bảng biểu, tài liệu tham khảo, chữ viết tắt, mục lục, các phụ lục.
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác đào tạo phát triển nhân lực trong doanh
nghiệp.
Chương 2: Phân tích thực trạng công tác đào tạo phát triển NNL tại ngân hàng
TMCP ngoại thương Việt Nam chi nhánh Nhơn Trạch.
Chương 3: Giải pháp đào tạo phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP ngoại
thương Việt nam chi nhánh Nhơn Trạch đến năm 2020.



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN
NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Khái niệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
1.1.1 Nhân lực và nguồn nhân lực
Để hiểu rõ và nắm vững khái niệm về đào tạo phát triển nguồn nhân lực trước hết
cần nắm rõ khái niệm về nhân lực và nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Như một số
giáo trình có quan niệm về nhân lực như sau:
Nhân lực là nguồn lực của mỗi con người, bao gồm thể lực và trí lực.
Thể lực là sức vóc, tình trạng sức khoẻ, chiều cao, cân nặng… của cơ thể. Nó phụ
thuộc vào mức sống, thu nhập, môi trường sinh hoạt, chế độ ăn uống, chế độ làm việc,
nghỉ ngơi, chế độ chăm sóc y tế…
Trí lực là những hiểu biết, kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm cũng như quan
điểm, ý chí, niềm tin, đạo đức, nhân cách,…của mỗi con người.
Từ khái niệm về nguồn nhân lực các tài liệu còn phân tích rõ khái niệm về nguồn
nhân lực.
Nguồn nhân lực nếu xét trong phạm vi một xã hội thì nó bao gồm những người
trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động
nhưng vẫn tham gia lao động.
Còn đứng trên góc độ một tổ chức, một doanh nghiệp thì nguồn nhân lực của một
tổ chức, một doanh nghiệp là tất cả những người đang làm việc trong tổ chức, doanh
nghiệp đó.
Ngoài việc làm rõ khái niệm về nhân lực và nguồn nhân lực thì các giáo trình còn
làm rõ vai trò của nguồn nhân lực đối với tổ chức.
Trong các doanh nghiệp hiện nay, với bốn yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất
kinh doanh: vốn, công nghệ, thông tin và nhân lực thì nhân lực hay con người được
xem là yếu tố trung tâm, yếu tố hàng đầu quyết định sự kết hợp và phát huy sức mạnh
của các yếu tố khác.
Trong một nền kinh tế đang bước vào nền kinh tế tri thức như hiện nay thì giá trị
tri thức ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản phẩm. Và các doanh nghiệp



đang cố gắng đẩy cao tỷ trọng này của tri thức hơn nữa bằng cách chuyển từ khai thác
thể lực con người (theo chiều rộng) sang khai thác trí lực (theo chiều sâu) và xem đây
như một nguồn tài nguyên vô tận.
Tuy nhiên mỗi con người ở một thời điểm nào đó chỉ có một vốn tri thức nhất
định. Do đó các doanh nghiệp muốn biến vốn tri thức nhất định đó thành nguồn tài
nguyên vô tận và khai thác được thì phải đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của
mình.
1.1.2.Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Có rất nhiều cách tiếp cận về việc đề cập đến khái niệm đào tạo phát triển nguồn
nhân lực. Theo giáo trình Quản trị nhân lực của PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân-Th.S
Nguyễn Vân Điềm cùng tập thể tác giả giáo viên bộ môn Quản trị nhân lực ĐH Kinh
Tế Quốc Dân thì khái niệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp
được hiểu như sau:
Đào tạo được hiểu là các hoạt động nhằm giúp cho người lao động có thể thực
hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình học tập làm
cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập
để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có
hiệu quả hơn.
Phát triển là các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi công việc trước mắt của
người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những định
hướng tương lai của tổ chức.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hoạt động nhằm duy trì và
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức, là điều kiện để tổ chức có thể đứng
vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh.
Như vậy công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phải được tổ chức thực
hiện một cách bài bản và thường xuyên.
1.1.2.1. Mục đích của đào tạo nguồn nhân lực:
Đào tạo tự nó không phải là một mục đích, nó chỉ có thể là một phương tiện phục

vụ một mục đích:


Xóa bỏ sự rối loạn chức năng do năng lực của nhân viên không phù hợp với nhiệm
vụ được giao.
Tạo điều kiện dễ dàng cho việc đạt mục tiêu ngắn, trung và dài hạn của tổ chức.
Đào tạo là một công cụ quan trọng để giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp và
phát triển nhân viên.
Tuy đào tạo chỉ là một thành tố của quá trình phát triển bao gồm tất cả những kinh
nghiệm hoàn thiện và phát triển những đặc điểm liên quan đến lao động của các nhân
viên. Nhưng đào tạo luôn hướng đến các mục đích rất cụ thể và đạt được các mục đích
đó luôn là mong muốn của các doanh nghiệp.
1.1.2.2. Vai trò của Đào tạo nguồn nhân lực:
Giúp cho nhân viên thực hiện công việc tốt hơn (nâng cao chất lượng và năng
suất). Đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp bằng cải tiến năng lực của đội ngũ nhân
viên.
Cập nhật các kỹ năng và kiến thức mới cho nhân viên. Huấn luyện cho nhân viên
đưa vào những phương pháp làm việc mới. Cải thiện kiến thức kỹ thuật về công nghệ
mới cho nhân viên. Về dài hạn, đào tạo tạo điều kiện cho nhân viên thích nghi sâu sắc
với một công nghệ mới.
Tạo nên thái độ làm việc đúng đắn, trung thành với tổ chức.
Phát huy tính chủ động và tinh thần trách nhiệm của nhân viên.
Tránh tình trạng quản lý lỗi thời. Đào tạo còn có thể giúp tổ chức thấy trước những
thay đổi.
Định hướng công việc mới cho nhân viên.
Chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý chuyên môn kế cận (giúp cho nhân viên có cơ
hội thăng tiến).
Thỏa mãn nhu cầu phát triển cho nhân viên.
Giúp tổ chức thích ứng với sự thay đổi của môi trường. Đào tạo, công cụ phục vụ
một mục đích, chỉ có thể đóng tốt vai trò của nó trong một chính sách quản trị và phát

triển chung về NNL. Chính sách này phải hội nhập một cách hài hòa nhất có thể được


các yếu tố kế hoạch hóa tổng số nhân viên, tiền lương, đánh giá hiệu quả, kế hoạch
nghề nghiệp và phát triển.
1.1.2.3 Mục đích của phát triển nguồn nhân lực
“Là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức được tiến hành trong khoảng thời
gian nhất định để nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động”
(Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn Vân Điềm, 2012) Phát triển NNL là quá trình tăng
quy mô, nâng cao chất lượng và cơ cấu ngày càng hợp lý hơn NNL trong tổ chức. Về
nội dung phát triển NNL gồm ba hoạt động là: giáo dục, đào tạo và phát triển.
- Giáo dục: “Được hiểu là các hoạt động học tập để chuẩn bị cho con người bước
vào một nghề nghiệp hoặc chuyển sang một nghề mới, thích hợp hơn trong tương lai”
(Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn Vân Điềm, 2012).
- Đào tạo: “ Được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động
có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình
học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt
động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ
lao động có hiệu quả hơn” (Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn Vân Điềm, 2012).
- Phát triển: “Là các hoạt động học tập vươn ra khỏi phạm vi công việc trước mắt
của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những
định hướng tương lai của tổ chức” ( Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn Vân Điềm, 2012).
1.1.2.4 Vai trò của phát triển nguồn nhân lực
Là một tất yếu khách quan do sự phát triển của Khoa học – Kỹ thuật.
Sự biến đổi của xã hội diễn ra nhanh chóng. Nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có
NNL có chất lượng cao mới tồn tại và phát triển được.
Phát triển nhân sự là một trong những biện pháp tích cực tăng khả năng thích ứng
của doanh nghiệp trước sự thay đổi của môi trường.
Phát triển NNL cung cấp cho doanh nghiệp nguồn vốn nhân sự chất lượng cao góp
phần nâng cao khả năng cạnh tranh trước các đối thủ.

Góp phần thực hiện tốt chiến lược chung về nhân sự của một doanh nghiệp và cao
hơn là chiến lược chung về nhân sự của quốc gia.


Ngày nay phát triển NNL được coi như một khoản đầu tư vào nguồn vốn nhân lực
của tổ chức. Các nghiên cứu cho thấy hiệu quả của những nhân viên mới được đào tạo
ngang bằng với những nhân viên có kinh nghiệm. Đồng thời tạo ra một nguồn năng
lực hiện tại và tương lai cho tổ chức. Ngày càng có nhiều bằng chứng kinh tế chứng tỏ
rằng việc đầu tư cho Đào tạo và phát triển gắn liền với khả năng sinh lợi lâu dài và bền
vững cho tổ chức.
1.1.2.5 Mối quan hệ giữa đào tạo và phát triển
Bảng 1.1: Mối quan hệ giữa đào tạo và phát triển
Đào tạo

Phát triển

1. Trọng tâm

Công việc hiện tại

Công việc tương lai

2. Phạm vi

Cá nhân

Cá nhân và tổ chức

3. Mục đích


Khắc phục sự thiếu hụt về kiến Chuẩn bị cho tương lai
thức và kỹ năng hiện tại

4. Sự tham gia

Bắt buộc

Tự nguyện
(Nguồn: Trần Kim Dung, 2015 )

Bảng 1.2: Phân biệt giữa đào tạo và phát triển
Đào tạo

Phát triển

Một nỗ lực của tổ chức để thúc đẩy việc học
tập về những kiến thức, kỹ năng, thái độ và Liên quan tới việc dạy cho người lao động
hành vi liên quan đến công việc.

những kiến thức , kỹ năng cần thiết cho

Giúp tổ chức hoạt động với hiệu suất cao

công việc hiện tại và tương lai

hơn.

Giúp cho nhà quản lý hiểu biết tốt hơn,

Nhằm nâng cao năng suất của người lao


giải quyết các vấn đề và ra quyết định tốt

động

hơn, động viên người lao động để thu

Được sử dụng để làm phù hợp với những

được những lợi ích từ các cơ hội.

thay đổi trong tổ chức.
(Nguồn: Trần Kim Dung, 2015)


Đào tạo và phát triển NNL không phải là một chúng có sự khác nhau ở tập trung,
phạm vi, thời gian, mục đích. Đào tạo NNL tập trung nâng cao kỹ năng, khắc phục
những thiếu hụt về kiến thức cho NLĐ ở công việc hiện tại, thực hiện ở phạm vi cá
nhân và trong thời gian ngắn. Phát triển NNL lại tập trung vào chuẩn bị cho công việc
tương lai, thực hiện ở phạm vi cá nhân và tổ chức, và được tiến hành trong dài hạn.
Hai hoạt động này phải tiến hành đồng thời để khai thác hết hiệu quả hoạt động này
và xây dựng một đội ngũ NNL chất lượng cao, ổn định cho tổ chức. Hiện nay vai trò
và vị trí của hoạt động này ngày càng quan trọng trong mọi tổ chức.
1.1.2.6 Tác dụng của đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Mục tiêu chung của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhằm sử dụng tối đa
nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp cho
NLĐ hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn nghề nghiệp của mình và thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, với thái độ tốt hơn, cũng như
nâng cao khả năng thích ứng của họ với công việc trong tương lai.
Mặc dù nhiều lợi ích có thể mong chờ từ phát triển và đào tạo nguồn nhân lực,

nhưng những thay đổi đó vẫn có thể tác động đến kinh doanh và sự phát triển của tổ
chức. Đó là:
Một là: Giảm bớt được sự giám sát, vì đối với NLĐ được đào tạo họ là người có
thể tự giám sát.
Hai là: Giảm bớt những tai nạn, vì nhiều tai nạn xảy ra là do những hạn chế của
con người hơn là do những hạn chế của trang thiết bị hay những hạn chế về điều kiện
làm việc.
Ba là: Sự ổn định và năng động của tổ chức tăng lên, chúng đảm bảo giữ vững
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngay cả khi thiếu những người chủ chốt do có
nguồn đào tạo dự trữ thay thế,
Công tác này nói lên được tầm nhìn, bước đi của doanh nghiệp với thời thế và sự
phát triển của xã hội. Thực hiện bồi dưỡng nhằm cải tiến nguồn nhân sự hiện tại thành
đội ngũ những người có trình độ chuyên môn cao, nghiệp vụ giỏi và phẩm chất đạo
đức tốt. Đồng thời đào tạo, bồi dưỡng nhằm giảm bớt tai nạn trong lao động. Đào tạo


bồi dưỡng để tăng năng lực, khả năng sáng kiến và giúp NLĐ tăng năng suất, gắn bó
lâu dài với doanh nghiệp.
1.2.1 Nội dung của đào tạo
Quá trình Đào tạo được thực hiện qua 4 bước:

(Nguồn: Nguyễn Văn Dờn, 2011)
Hình 1.1: Quá trình Đào tạo
1.2.1.1 Xác định nhu cầu Đào tạo
Đánh giá nhu cầu đào tạo
Xác định nhu cầu cụ thể cho đào tạo.“Đánh giá nhu cầu đào tạo là quá trình thu
thập và phát triển thông tin để làm rõ nhu cầu cải thiện khả năng thực hiện công việc
và xác định liệu đào tạo có thực sự là giải pháp thiết thực ?”.
Đánh giá nhu cầu đào tạo để loại trừ những chương trình đào tạo không thích hợp,
để nhận biết những nhu cầu đào tạo thích hợp còn chưa được đáp ứng và để xác định

mục tiêu đào tạo cho các chương trình được vạch ra.
Khi đánh giá nhu cầu đào tạo người ta thường bắt đầu từ quan điểm cho rằng kết
quả làm việc tồi nên phải đào tạo. Hầu như các công ty chỉ nhận dạng các nhu cầu đào
tạo theo phản ứng đối với các vấn đề khi chúng nảy sinh. Tuy nhiên, hiệu quả làm việc
không như mong muốn của nhân viên do nhiều nguyên nhân; có những nguyên nhân
liên quan đến đào tạo và có cả những nguyên nhân không liên quan đến đào tạo.


×