Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO hỏi đáp về TRÒ CHƠI dân GIAN VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.36 KB, 90 trang )

Phần thứ nhất
TRÒ CHƠI DÂN GIAN NÓI CHUNG
Câu hỏi 1: Trò chơi trốn tìm dành cho lứa tuổi nào và được diễn ra như thế nào?
Trả lời:
Đây là trò chơi dân gian dành cho các em ở lứa tuổi nhi đồng. Trò chơi có thể diễn ra
trong nhà, ngoài vườn, trong bếp…
Để tổ chức trò chơi này, các em cần một nhóm bạn (càng đông càng vui).
Cách chơi cụ thể như sau:
Những người tham gia chơi phải oẳn tù tì hoặc rút thăm để tìm ra người phải đi tìm
đầu tiên.
Khi đã chọn xong, người đi tìm phải nhắm mắt thật kỹ (có nơi dùng khăn hoặc miếng
vải để bịt mắt); các bạn còn lại tản ra xung quanh đi trốn.
Khi người đi tìm hỏi: "Xong chưa?", một bạn trốn đại diện trả lời: "Xong!", thì lúc này
người đi tìm được mở mắt để đi tìm. Cũng có những nơi, người đi tìm vừa nhắm mắt vừa
đếm cách 5 thật nhanh: "5 - 10 - 15 - 20… - 100". Khi vừa dứt "100" thì người đi tìm được mở
mắt ra để đi tìm.
Trong khoảng thời gian quy định, người đi tìm tìm thấy bạn nào thì bạn ấy thua cuộc.
Nếu tìm thấy tất cả các bạn cùng chơi thì người đi tìm thắng cuộc. Lúc này, người bị tìm
thấy đầu tiên sẽ phải làm người bịt mắt trong cuộc chơi tiếp theo.
Trường hợp người đi tìm không tìm thấy hết bạn chơi thì sẽ chịu phạt. Lúc này, những
người đã bị tìm thấy sẽ đồng thanh hỏi: "Chịu chưa?", "Chịu chưa?"… Nếu người đi tìm
trả lời: "Chịu rồi!" thì câu trả lời ấy sẽ đồng nghĩa với việc người đi tìm đã chấp nhận
thua, phải tiếp tục làm người đi tìm trong ván kế tiếp.
Trò chơi cứ như vậy cho đến khi tất cả các chỗ trốn bí mật đều đã bị lộ thì những
người chơi sẽ chuyển sang chơi trò khác.
Câu hỏi 2: Trò chơi tạt lon dành cho lứa tuổi nào? Cách thức trò chơi diễn ra như
thế nào?
Trả lời:
Đây là trò chơi thường dành cho các em trai, từ 7 - 12 tuổi.
Cách chơi trò này:
Kẻ một khung nhỏ và đặt một chiếc lon rỗng vào giữa khung.


Cách khung khoảng 4 - 5 bước, tiếp tục kẻ một lằn ngang.
Tất cả người chơi lần lượt đứng vào khung, dùng dép lia về lằn ngang. Dép của người
nào nằm gần lằn nhất thì người đó sẽ được chơi trước. Ngược lại, dép của người nào xa
lằn nhất thì sẽ phải làm nhiệm vụ giữ lon.
Lần lượt, theo thứ tự, những người chơi phải đứng từ lằn ngang dùng dép để tạt sao
cho dép trúng lon và văng ra khỏi khung. Lúc này, người giữ lon phải chạy đi tìm lon về
để đặt lại vào chỗ cũ; người tạt trúng lon phải lượm dép rồi chạy nhanh về vạch. Đây là
lúc đòi hỏi phải có sự khéo léo, nhanh nhẹn của cả hai người chơi. Nếu người giữ lon
chạm được vào người vừa tạt trúng lon trước khi người đó chạy về vạch thì người giữ lon
thắng cuộc. Khi đó, người thua cuộc phải ra thay thế làm người giữ lon.
Trường hợp khác, nếu người chơi nào tạt không trúng lon thì người đó cũng sẽ bị phạt
làm người giữ lon.


Tùy theo quy ước ban đầu của những người chơi, phần thưởng của người thắng cuộc
có thể là cái búng tay, búng tai hay là được người thua cuộc cõng chạy một vòng…
Câu hỏi 3: Khiêng kiệu là trò chơi dành cho lứa tuổi nào?
Trả lời:
Khiêng kiệu là trò chơi vận động thường dành cho các bé trai, từ 8 - 14 tuổi.
Để tổ chức trò chơi này, cần một nhóm bạn gồm 6 người, chia làm hai đội.
Cách chơi như sau:
- Chọn một bãi đất dài, bằng phẳng. Vẽ hai vạch ngang ở hai đầu bãi đất, chiều dài từ
đầu này tới đầu kia chừng 7 - 10 mét.
Mỗi đội chọn ra hai người chơi khỏe hơn đứng đối mặt nhau, lấy tay phải nắm vào
giữa tay trái, ngay cùi chỏ của mình; đồng thời, tay trái lại nắm vào tay phải của người
đối diện để làm kiệu.
Sau đó, người chơi còn lại ngồi lên kiệu của đội mình; đồng thời phải luôn chú ý giữ
thăng bằng cho tốt để không bị ngã.
Chuẩn bị xong, hai đội đứng vào vạch xuất phát và khiêng kiệu chạy thật nhanh về
đích.

Đội nào khiêng kiệu về đích nhanh hơn thì sẽ thắng cuộc. Đội nào để ngã kiệu thì bị
coi

phạm
luật

bị
xử thua.
Câu hỏi 4: Trò chơi đá gà thích hợp với lứa tuổi nào? Cách thức trò chơi diễn ra như
thế nào?
Trả lời:
Đá gà là trò chơi vận động mạnh, thường thích hợp với các bé trai từ 8 - 14 tuổi.
Trò chơi này rất đơn giản, có thể chơi từ hai người trở lên.
Cách chơi như sau:
Mỗi người gấp một chân của mình ra phía sau sao cho bụng chân áp sát đùi. Dùng một
tay để giữ cho chân đỡ mỏi.
Chân còn lại nhảy lò cò di chuyển đến đối phương, phải cố gắng làm sao để chiếc chân
gấp khúc của mình đá trúng vào chân gấp khúc của đối phương, làm cho đối phương bị
ngã.
Chú ý, trong quá trình chơi, người chơi chỉ được dùng chân gấp khúc làm phương tiện
"chiến đấu". Nếu ai phạm luật thì sẽ bị xử thua.
Ai chạm chân gấp khúc xuống đất trước hay bị ngã trước cũng bị thua cuộc.
Tùy theo thỏa thuận của những người chơi mà người thua có thể bị người thắng búng
tay, búng tai hay phải cõng người thắng chạy một vòng quanh sân, quanh cổng…
Câu hỏi 5: Trò chơi nhảy cóc được diễn ra như thế nào?
Trả lời:


Nhảy cóc là trò chơi vận động nhẹ nhàng. Vì thế, rất thích hợp với các bé gái và các em
nhỏ ở lứa tuổi nhi đồng.

Cách chơi trò chơi này như sau:
Chọn một bãi cỏ hoặc bãi đất dài, bằng phẳng. ở chính giữa, vẽ một vạch (gọi là đích).
Từ đích, đo ra hai bên, mỗi bên một đoạn có độ dài bằng nhau (điểm xuất phát của hai
người chơi).
Hai người chơi đứng đối diện ở vị trí hai điểm xuất phát. Cả hai cùng oẳn tù tì.
Sau khi oẳn tù tì, người thắng được quyền nhảy cóc về phía trước một nhịp. Khi nhảy,
chụm hai chân lại và cố gắng bật thật xa.
Trò chơi cứ tiếp tục như thế cho đến khi nào có một người về đích trước thì kết thúc.
Ai oẳn tù tì mà thắng nhiều thì người đó sẽ có cơ hội về đích trước và giành chiến thắng.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, khi nhảy, nếu người chơi không chụm hai chân, để tay
chạm xuống đất hoặc bị ngã thì bước nhảy đó sẽ không được tính. Lúc này, người chơi
phải trở về vị trí cũ trước khi nhảy.
Tùy theo thỏa thuận của những người chơi, phần thưởng dành cho người thắng cuộc
có thể là một cái búng tay, búng tai, hay được người thua cõng chạy một vòng.
Câu hỏi 6: Trò chơi đi tàu hoả cần bao nhiêu người chơi và được diễn ra như thế
nào?
Trả lời:
Đây là trò chơi mang tính tập thể. Vì thế, càng nhiều người chơi càng vui.
Cách chơi như sau:
Những người chơi đứng thành hàng dọc. Người sau để tay lên vai người trước làm tàu
hỏa. Người dẫn đầu vừa chạy vừa hô lệnh "Tàu lên dốc" hoặc "Tàu xuống dốc".
Khi nghe lệng "Tàu lên dốc", tất cả chạy chậm, bàn chân nhón lên, chạy bằng mũi bàn
chân. Khi nghe lệnh "Tàu xuống dốc", tất cả chạy chậm bằng gót chân. Trong lúc chạy,
mọi người đồng thanh hát bài đồng dao:
Đi cầu đi quán
Đi bán lợn con
Đi mua cái xoong
Đem về đun nấu
Mua quả dưa hấu
Về biếu ông bà

Mua một đàn gà
Về cho ăn thóc
Mua lược chải tóc
Mua cặp cài đầu
Đi mau, về mau
Kẻo trời sắp tối.
Lưu ý, trong quá trình chơi, nếu ai hát nhỏ hoặc không làm đúng động tác của người
dẫn đầu sẽ bị cả đoàn tàu phạt (hình thức phạt như thế nào tùy thuộc vào các thành viên
trong đoàn tàu)


Câu hỏi 7: Trò chơi đi câu ếch cần chuẩn bị những vật dụng gì? Cách thức chơi như
thế nào?
Trả lời:
Để tổ chức trò chơi này, người chơi cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng sau:
- 1 cái que chừng 1m.
- 1 sợi dây chừng 1m.
- 1 mảnh giấy.
Sau đó, vẽ một vòng tròn (đường kính to, nhỏ tùy theo độ tuổi và số lượng người
chơi) để làm ao. Một đầu sợi dây buộc vào cần câu, đầu dây kia buộc vào mảnh giấy đã
được gập nhỏ lại.
Cách chơi như sau:
Người chơi oẳn tù tì để chọn ra người đi câu.
- Những người còn lại vào trong ao làm ếch. Người đi câu ở ngoài cầm cần đi câu.
Khi người điều khiển phát lệnh và bắt nhịp thì mọi người bắt đầu hát:
"ếch ở dưới ao
Vừa ngớt mưa rào
Nhảy ra bì bọp
ếch kêu ộp ộp
ếch kêu oạp oạp

Thấy bác đi câu
Rủ nhau trốn mau
ếch kêu ộp ộp
ếch kêu oạp oạp".
Vừa hát, những người đóng giả làm ếch vừa phải làm động tác như ếch đang nhảy: tay
chống nạnh, chân chụm lại hơi nhún xuống, nhảy lung tung trong vòng tròn. Nếu thấy
người đi câu còn ở xa thì có thể nhảy lên bờ (ra khỏi vòng tròn) để chơi nhưng phải cảnh
giác người đi câu, vì nếu đang ở trên bờ mà để người đi câu quăng dây trúng là bị bắt,
phải thay làm người đi câu. Ngược lại, người đi câu cũng tỏ ra lơ là đi rảo quanh bờ để
lừa ếch mất cảnh giác rồi bất ngờ quăng dây bắt.
Trong quá trình chơi, chú ếch nào bị người đi câu quăng dây trúng thì sẽ bị bắt và phải
thay làm người đi câu. Nếu lâu (thời gian tùy nhóm chơi quy định) mà không câu được
con ếch nào thì người đi câu sẽ bị phạt bằng cách nhảy ếch một hoặc nhiều vòng quanh
ao (số vòng tùy nhóm chơi quy định).
Câu hỏi 8: Trò chơi đuổi vịt còn có tên gọi là khác là gì?Cách thức chơi như thế nào?
Trả lời:
Đuổi vịt còn có tên gọi khác là Bắt lợn thường dành cho các em ở lứa tuổi thiếu niên,
nhi đồng. Chỉ khác là, tùy theo cách gọi tên của trò chơi mà tên của các nhân vật tham gia
trò chơi cũng có sự thay đổi.
Để tổ chức trò chơi này, người chơi cần chuẩn bị đủ các điều kiện sau:
Một nhóm bạn (càng đông càng vui).
Một bãi đất rộng, bằng phẳng. Trên bãi đất, vẽ một vòng tròn (to, nhỏ tùy thuộc vào số
lượng người tham gia cuộc chơi).


Cách chơi của trò chơi này khá đơn giản, vì thế, ai cũng có thể chơi được.
Cụ thể:
Người chơi rút thăm để chọn ra một người làm hổ (hoặc người chăn vịt); cũng có thể,
vai này do một người chơi nào đó trong nhóm xung phong. Những người còn lại làm lợn
(hoặc vịt).

Hổ (hoặc người chăn vịt) đứng ở ngoài vòng tròn, lợn (hoặc vịt) đứng ở bên trong của
vòng tròn. (Chú ý, không được giẫm lên vạch).
Khi có lệnh chơi, hổ (người chăn vịt) chạy quanh vòng tròn, tìm cách đập vào những
người đứng trong vòng tròn (tức là đập vào lợn hoặc vịt).
Trong quá trình chơi, các chú lợn (hoặc vịt) có thể lừa lúc hổ (hoặc người chăn vịt) lơ
là để chạy ra khỏi vòng tròn (chuồng) kiếm ăn hoặc đi chơi. Khi đó, nếu phát hiện được,
hổ (người chăn vịt) sẽ chạy đuổi theo những chú lợn (hoặc vịt) đó.
Nếu hổ (người chăn vịt) đập trúng vào chú lợn (hoặc vịt) nào thì chú lợn (hoặc vịt) đó
phải ra ngoài thế chỗ cho người làm hổ (người chăn vịt).
Trò chơi cứ tiếp diễn như vậy cho đến khi nào tất cả mệt nhoài thì thôi.
Câu hỏi 9: Trò chơi đi cà kheo mang ý nghĩa gì? Cách thức trò này như thế nào?
Trả lời:
Cà kheo xưa kia vốn là một dụng cụ mưu sinh gắn liền với các ngư dân miền biển.
Trước đây, khu vực vùng biển An Nam là những vùng lầy đơn sơ. Người dân ở đây đã
nghĩ ra cách để lội xuống biển bắt cá, bắt tôm, đánh moi do thời kỳ đó chưa có các
ghe, thuyền. Ngoài ra cà kheo còn giúp họ "cất te", "đi xẻo" và "quăng chài".
Với đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên, cà kheo là
phương tiện đi lại để tránh bị dính đất cát vào người làm bẩn nhà trong những ngày mưa
lũ. Cũng có nơi, họ còn sử dụng cà kheo để bước lên nhà thay vì phải sử dụng cầu thang
do nhà ở truyền thống của các dân tộc này là nhà sàn.
Ngày nay, tuy việc sử dụng cà kheo để làm phương tiện đi lại không còn phổ biến như
xưa nữa, nhưng để lưu giữ những giá trị truyền thống, hàng năm, trong một số lễ hội dân
gian, cà kheo vẫn trở thành một nghi thức quan trọng và là trò chơi thu hút nhiều người
đến tham gia thi đấu.
Cách chơi trò này như sau:
Trước hết, chọn những cây tre già, thẳng, đặc, chịu lực tốt, có đường kính từ 4 đến
5cm, mỗi đoạn kheo dài từ 1 đến 3m, có chỗ đặt chân và nén kheo. (Thông thường, độ
cao của bệ đặt chân cách mặt đất khá cao, khoảng 1,5m - 2m).
Sau đó, nén kheo đeo ở đầu gối để giữ kheo và phải có độ co giãn để tránh làm trầy
xước kheo chân.

Riêng với những người đi kheo trên biển, khi đi, họ phải dựa vào nước để lấy thăng
bằng. Càng ra xa thì càng phải nối thêm kheo. Có người nối kheo dài đến 9 mét hoặc 10
mét.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, để đi được trên cà kheo, đòi hỏi người sử dụng phải có một
sự khéo léo nhất định và quan trọng nhất là phải giữ được thăng bằng thật tốt.
Trong quá trình chơi, nếu ai ngã khi đang thi đấu hoặc không kịp thời gian thi đấu thì
sẽ bị phạt. (Cách phạt như thế nào tùy thuộc vào quy định của Ban tổ chức cuộc chơi).


Câu hỏi 10: Trò chơi ném còn thường được tổ chức trong dịp nào? Cách thức chơi
trò này ra sao
Trả lời:
Ném còn là trò chơi dân gian thường được tổ chức chơi trong các dịp lễ, tết của đồng bào
miền núi phía Bắc.
Để tổ chức trò chơi này, Ban tổ chức cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng sau:
Thứ nhất, chọn một quả còn nhỏ được làm bằng chiếc túi vải, bên trong chứa một vật
nặng khoảng 200g (có thể cho đất dẻo). Dưới đuôi của quả còn có gắn một dải lụa nhiều
màu sắc.
Thứ hai, chọn một bãi đất rộng, bằng phẳng. ở giữa sân dựng một cây cọc cao khoảng
3m trở lên (tùy theo độ tuổi, thể hình người chơi). Trên ngọn cây có treo một vòng tròn
đường kính khoảng 35cm.
Cách chơi trò này như sau:
Người chơi được chia làm hai nhóm đứng đối diện nhau, cách cột khoảng 7m trở lên
(tùy theo đối tượng người chơi). Mỗi nhóm cử từng người lần lượt ném quả còn. Khi
ném, người chơi cầm trái còn quay quay trên đầu lấy đà, nhắm kỹ và ném sao cho quả
còn chui qua vòng treo trên ngọn cây là được điểm.
Bên đối phương sẽ bắt còn của đội bạn ném qua. Nếu bắt được cũng tính điểm.
Sau khi có quả còn trong tay, đội chơi lại cử một người ra ném quả còn qua vòng để
lấy điểm.
Cứ như vậy, trò chơi có thể kéo dài suốt cả một ngày trong tiếng reo hò, cổ vũ của

những người xem.
Câu hỏi 11: Trò chơi búng dây chun dành cho lứa tuổi nào? Cách thức chơi trò này
ra sao?
Trả lời:
Đây là trò chơi thường dành cho các bé trai, từ 7 - 12 tuổi.
Để tổ chức trò chơi này, mỗi người chơi phải chuẩn bị một số lượng vòng chun, càng
nhiều càng tốt.
Cách chơi như sau:
Bắt đầu, oẳn tù tì hoặc rút thăm để tìm ra thứ tự người nào chơi trước, người nào chơi
sau.
Rồi tùy theo quy ước của cả đội chơi, mỗi người chơi phải bỏ ra từ 5 đến 10 sợi dây chun.
Một người đại diện được cử ra để trộn đều các sợi dây chun ấy lên rồi thảy xuống đất.
Sau đó, lần lượt, từng người chơi sẽ theo thứ tự dùng ngón tay búng các sợi dây chun
đan vào nhau.
Luật chơi của trò chơi này rất đơn giản. Ai búng được hai dây sợi chun đan vào nhau là
thắng và được nhận phần thưởng hai sợi dây chun đó. Nếu không búng được hai sợi dây
chun đan vào nhau thì tới lượt người tiếp theo.
Trò chơi cứ tiếp tục như thế cho đến khi một người chơi trong nhóm ăn nốt được hai
sợi dây chun cuối cùng thì ván chơi kết thúc. Nếu muốn chơi tiếp, những người chơi lại
phải rút thăm và oẳn tù tì giống như lúc ban đầu.
Câu hỏi 12: Trò chơi keng trái cây được tổ chức như thế nào?


Trả lời:
Đây là trò chơi rất phổ biến ở các vùng, miền trong cả nước. Về cơ bản, cách chơi
giống nhau, nhưng tên gọi của trò chơi thì mỗi vùng một khác.
Để tổ chức trò chơi này, các em phải chuẩn bị một đội chơi từ 10 em trở lên; một bãi
đất rộng (có quy ước giới hạn khi chạy).
Cách chơi như sau:
Cả nhóm chơi sẽ rút thăm hoặc oẳn tù tì để chọn ra một bạn "bị". Bạn "bị" sẽ đi lùa

các bạn còn lại, chạm được vào bạn nào thì bạn đó thua, phải thay làm "bị".
Để tránh "bị", khi người "bị" lùa gần đến nơi, người đang chạy phải lập tức hô tên của
một loại trái cây bất kỳ, đồng thời đứng yên tại chỗ theo trạng thái vừa thực hiện, chỉ
được di chuyển khi có người khác đến cứu (bằng cách một bạn chơi khác lừa lúc "bị"
không để ý liền chạy nhanh đến và chạm tay vào "trái cây"). Khi đã được cứu, "trái cây"
lại được chạy chơi bình thường.
Luật chơi của trò chơi này cũng rất đơn giản:
Trong quá trình chơi, người chơi không được hô tên của loại trái cây mà người khác đã
hô, chỉ được gọi tên những trái cây trong nước, không được lấy tên trái cây nước ngoài
(như me Thái Lan, xoài ấn Độ, táo Tàu…).
Khi đã hô tên trái cây xong, tuyệt đối không được nhúc nhích hay động đậy, thậm chí,
ngứa cũng không được gãi. Nếu phạm luật, người chơi đó sẽ thua và phải thay làm "bị".
Cứ như vậy, trò chơi tiếp diễn cho đến khi nào tất cả mệt nhoài thì thôi.
Câu hỏi 13: Cách chơi trò một, hai, ba được diễn ra như thế nào?
Trả lời:
Đây là trò chơi vận động khá nhẹ nhàng. Vì thế, thường thích hợp với các bé gái.
Cách chơi trò này như sau:
Đầu tiên những người chơi sẽ oẳn tù tì để xác định người bị phạt.
Sau đó, người bị phạt đứng úp mặt vào tường. Những người còn lại đứng cách xa
tường khoảng từ 5 - 7m, trên một lằn mức.
Trong khi người bị phạt đập tay vào tường ba cái, đồng thời đọc to "Một - hai - ba",
những người ở phía sau bước lên thật nhanh một hoặc hai bước. Sau tiếng "ba", người bị
phạt quay lại, nếu thấy ai đang bước thì người đó bị tạm ngừng chơi và lên đứng sát
tường.
Trò chơi cứ tiếp tục như thế cho đến khi có người nào đó đã bước lên được sát đằng
sau người bị phạt (cách khoảng 0,5m) thì sẽ dùng tay đập vào lưng người bị phạt. Lúc
này, tất cả người chơi (kể cả người đang bị tạm ngưng chơi) sẽ chạy ùa về mức ban đầu.
Người bị phạt sẽ đuổi theo. Nếu người bị phạt chạm tay trúng ai thì người đó sẽ bị phạt
và trò chơi lại bắt đầu.
Câu hỏi 14: Trò chơi trồng nụ trồng hoa dành cho ai? Thể lệ trò chơi này như thế

nào?
Trả lời:
Trồng nụ trồng hoa là trò chơi chủ yếu dành cho con gái. Tuỳ từng địa phương mà trò
chơi này có thể có những thể lệ khác nhau. Thông thường, tham gia trò chơi này cần ít
nhất là 3 người. Hai người sẽ ngồi bệt xuống đất, đối diện nhau. Lần lượt, họ chồng các
bàn chân rồi đến các bàn tay, hết nắm rồi lại xoè ra để cho số người còn lại nhảy qua. Khi
nào đã chồng đủ bốn chân và xoè đủ bốn tay mà người nhảy vẫn không bị chạm thì người


nhảy được quyền chơi tiếp ván khác cho đến khi chạm chân thì mất lượt, phải ngồi vào
thay thế.
ở các làng quê, trò chơi này thường được các em nữ rất ưa chuộng. Họ có thể chơi ở
bất kỳ đâu, bất cứ lúc nào: ở sân nhà, ở ngõ hay ở sân trường, sân đình; khi chăn trâu,
trông em hoặc cắt cỏ... Cũng có nơi, các em chia số người tham gia thành hai đội. Trong
trường hợp này, nếu người cuối cùng có thể nhảy qua phần thách đố, chẳng hạn như
chồng thêm hai tay nắm, hoặc hai tay xoè nữa thì sẽ cứu được một số người nhất định của
đội mình được tiếp tục tham gia trò chơi ở ván tiếp theo. Trò chơi này có tác dụng giúp
cho các em vận động nhẹ nhàng, tạo sự đoàn kết nên được phổ biến rộng rãi ở rất nhiều
địa phương.
Câu hỏi 15: Trò chơi thi dệt vải thường được tổ chức ở đâu? Cách thức chơi trò này
như thế nào?
Trả lời:
Nội Duệ, Cầu Lim tỉnh Bắc Ninh bao đời nay vốn nổi tiếng là vùng có nghề dệt vải lâu
đời. Năm nào hội Lim cũng có thi dệt vải. Đến ngày thi, ai muốn thi thì đem khung cửi
đặt ở đầu hàng vải (chợ Lim). Các khung cửi đặt cách đều nhau. Trên khung mọi việc
chuẩn bị cho dệt đã xong.
Người dự thi chỉ việc ngồi vào là bắt đầu dệt. Các cô dự thi là gái chưa chồng. Dân
làng chỉ định một bà cầm trịch, giỏi nghề canh cửi để chấm thi. Khi mọi người đã ngồi
vào khung cửi, chờ hiệu trống nổi lên thì bắt tay đưa thoi dệt.
Người xem thì đánh nhịp hoa tay nói đùa những câu chọc ghẹo. Ai rơi thoi thì phải

ngừng dệt, coi như bị loại. Điều đặc biệt là người dệt phải vừa dệt vừa hát quan họ. Có
năm tất cả đều hát bài Ngồi tựa mạn thuyền. Dệt chừng ba thước ta thì đủ số lượng quy
định. Ai dệt xong trước mà mặt vải mịn, không có lỗi trên mặt vải thì được xếp hạng theo
thứ tự nhất, nhì, ba. Các gia đình coi việc đi thi dệt vải của con gái mình là hệ trọng đến
tiếng tăm của con gái, nền nếp gia đình, nên việc chuẩn bị cho cuộc thi rất chu đáo. Các
chàng trai, cô gái đi dự hội cũng náo nức xem cuộc thi này thường các cô gái sau khi đoạt
giải thường rất "đắt chồng" vì được nhiều người ngưỡng mộ và theo đuổi.
Câu hỏi 16: Trò chơi tập tầm vông được diễn ra như thế nào?
Trả lời:
Tập tầm vông là một trò chơi dành cho trẻ em, phổ biến khắp ba miền Bắc, Trung,
Nam. Trò chơi này không đòi hỏi phải có không gian rộng rãi, lại không bắt buộc phải có
nhiều sức khỏe nên trẻ em, cả trai lẫn gái đều có thể chơi được.
Cách chơi hiện nay của trò chơi này cũng khá đơn giản. Từng cặp người chơi ngồi đối
mặt nhau, vừa hát vừa theo nhịp đập lòng bàn tay vào nhau: hoặc đập thẳng, hoặc đập
chéo, hoặc một cao một thấp, hoặc kết hợp nhiều cách khác nhau. Bài hát mà trẻ em lựa
chọn để làm nhịp cho trò chơi này được nhại theo âm trống tầm vông (gọi theo Nghệ An),
tức trống cơm.
Bài hát như sau:
Tập tầm vông
Chị có chồng
Em ở vá
Chị ăn cá,
Em mút xương.


Chị ăn kẹo,
Em ăn cốm
Chị ở Lò Gốm,
Em ở Bến Thành.
Chị trồng hành,

Em trồng hẹ.
Chị nuôi mẹ
Em nuôi cha...
Cứ như vậy, nếu bên nào đập tay lỗi nhịp thì bên ấy bị thua. Bên thắng có thể yêu cầu
bên thua nhảy lò cò hoặc cõng bên thắng một vòng quanh sân… Nói chung, cách chơi
Tập tầm vông cũng gần giống với trò Thìa la thìa lảy.
Câu hỏi 17: Trò chơi đánh trống gắn với những lời mời như thế nào? Để tổ chức trò
chơi này người chơi phải chuẩn bị dụng cụ gì?
Trả lời:
Thôi hãy hượm đừng đi anh ạ
Nầy con khăng tôi đã đẵn rồi
Cùng nhau ta hãy đánh chơi
Lát rồi ta sẽ tới nơi cũng vừa...
Đó là những lời mời dùng để mở đầu cho một cuộc chơi. Không giống như nhiều trò
chơi khác, Đánh trổng (hay còn gọi là Đánh khăng) là trò chơi chủ yếu dành cho con trai.
Để tổ chức trò chơi này, người chơi cần chuẩn bị một số dụng cụ sau:
Thứ nhất, chọn hai khúc cây (thường là cây tầm vông hoặc tre). Lựa khúc ngọn, có
đường kính cỡ 2cm. Khúc dài độ 50 - 60 cm, khúc ngắn độ 20 - 30cm.
Thứ hai, tìm một khoảnh đất rộng, thoáng và đặc biệt phải dài (ít nhất là 10m). Khoét
một cái lỗ dài chừng 20cm, sâu từ 7 - 10cm.
Sau đó, từ miệng lỗ, đo các đoạn thẳng có độ dài lần lượt là: 2m, 5m và 8m (hoặc là một
số bất kỳ khác, theo quy ước của họ) rồi dùng que hoặc gạch vạch các đường thẳng song
song để đánh dấu.
Ngoài ra, cần phải đảm bảo số người tham gia trò chơi (ít nhất là 2 người, nhưng
thường trò chơi này cuốn hút rất đông người tham gia).
Người chơi được chia làm hai đội, mỗi đội tự cử ra đội trưởng. Các đội trưởng có
nhiệm vụ oẳn tù tì, bốc thăm hoặc gồng để chọn ra đội được chơi trước, đồng thời họ
cũng là người phân công vị trí cho các thành viên đứng bắt con khăng. Trước khi cuộc
chơi bắt đầu, những người tham gia chơi phải thống nhất một số quy ước với nhau.
Chẳng hạn, tính điểm như thế nào? Khi cuộc chơi kết thúc, đội thua sẽ phải làm gì…

Cách chơi đánh trổng diễn ra như sau:
Đội được chơi trước sẽ lần lượt chơi các bài: Vít, Tán và Gồng. Nếu người nào chơi
không đạt, sẽ bị "chết", phải ra ngoài để các thành viên khác trong đội tiếp tục chơi.
Trong trường hợp tất cả các thành viên đều bị "chết" thì lượt chơi sẽ thuộc về đội kia.
Khi đội thứ nhất thực hiện chơi, đội còn lại ra chờ bắt trổng (khăng). Nếu ai bắt được
khăng, người đang chơi sẽ bị "chết" và đội bắt khăng sẽ được thưởng điểm.
Cụ thể, Vít, Tán và Gồng được chơi như sau:


Vít chơi dễ nhất. Người chơi để cây khăng nhỏ nằm ngang trên miệng lỗ, cây lớn luồn
bên dưới, vít một cái thật mạnh. Xong, gác cây lớn nằm ngang. Nếu đội kia không ai bắt
được thì họ sẽ cử một người đi nhặt cây khăng nhỏ để ném về lỗ. Nếu ném trúng thì sẽ
được thưởng điểm và người vừa chơi sẽ bị "chết". Trường hợp vít không qua vạch quy
ước thì cũng bị "chết".
Tán khó chơi hơn Vít. Người chơi chỉ dùng một tay. Cầm cây dài bằng 3 ngón tay
(giữa, nhẫn, út) và kẹp cây trổng bằng hai ngón tay (cái, trỏ). Hất cây trổng lên, lấy cây
dài quất một cái thật mạnh. Bên kia bắt không được thì lượm, ném về, nếu cách lỗ ngắn
hơn một sào (cây dài) thì "chết", nếu dùng cây dài quất trúng thêm lần nữa thì sẽ được
thưởng điểm, tuỳ theo xa, gần.
Gồng chơi khó nhất. Đặt trổng xuống lỗ, một đầu nghếch lên. Lấy cây dài đập vào
phần nghếch lên cho nó lên, rồi quất mạnh. Nếu không bị bắt dính thì trổng rơi tới đâu
tính điểm tới đó. Trong 3 bài trên, chỉ có Tán và Gồng là được tính điểm. Kết thúc cuộc
chơi, nếu đội nào thua thì sẽ bị phạt. Hình thức phạt như thế nào là do hai đội thỏa thuận
với nhau từ trước.
Câu hỏi 18: Trò chơi chọi chim dành cho lứa tuổi nào? Loài chim nào được sử dụng
trong trò chơi này?
Trả lời:
Chọi chim là thú vui tao nhã, thường dành cho các bậc phụ lão trong làng. Lợi dụng
tập tính của chim hoạ mi là sống phân đàn từng đôi trống, mái riêng rẽ, vì vậy người ta
thường chọn loài chim này vào cuộc chơi. Để có được chim, người ta đã tìm cách bẫy,

nuôi và huấn luyện chúng, chờ đến khi làng có hội hay vào những dịp đặc biệt trong năm
là tổ chức các cuộc chọi chim.
Chim chọi được đưa đến trong "lồng chiến". Hoạ mi trống mỗi khi vào trận bao giờ
cũng cần có con mái đi cùng. Con mái này được nhốt riêng trong một chiếc lồng khác, để
bên cạnh lồng chiến. Khi chim trống đánh, chim mái "xuỳ, gõ" cổ vũ.
Bắt đầu cuộc chiến, người ta cho hai "đấu sĩ" vào hai chiếc lồng riêng. Cửa hội chọi
gọi là "cửa chiến". Cửa này có các trụ ngăn với khoảng cách đủ để hai con chim có thể
trổ hết tài chân, mỏ nhưng không thể chui sang lồng nhau. Trong quá trình đánh, chim
chọi sử dụng nhiều đòn, miếng. Với những chú chim chọi nhà nghề, chúng thường dùng
những đòn võ lợi hại như: dùng chân khoá cánh, bóp hầu, khoá mặt, bóp đùi non; dùng
mỏ xỉa vào mặt, tiện rỉa theo chân. Tuy nhiên, cách đánh mà các cụ cho là "độc" nhất đó
là lồng mỏ, nhưng cũng ít con biết sử dụng miếng đòn này. Nếu đã dùng đến lồng mỏ thì
đối phương gan mấy cũng phải đầu hàng.
Cũng như nhiều trò chơi dân gian khác, chọi chim cũng có luật. Những trận đấu để
phân tài cao thấp giữa hai con gọi là "chọi đôi". Con chim nhiều điểm nhất là "khôi
nguyên", con đứng lại được đến cuối trận đấu là "điện quân". Giải khuyến khích gọi là
"trúng cách".
Con chim nào thắng, chủ nhân sẽ được tặng thưởng. Tùy theo từng địa phương mà giá
trị vật chất có thể ít hoặc nhiều. Nhưng có một món quà ý nghĩa mà chủ chim nào cũng
muốn đạt được, đó là cờ thêu và áo phủ lồng tượng trưng cho sự chiến thắng trong mỗi
hội chọi chim.
Câu hỏi 19: Trò chơi thìa la thìa lảy dành cho ai? Cách thức chơi như thế nào?
Trả lời:


Thìa la thìa lảy là trò chơi luyện tập sự nhịp nhàng, chủ yếu dành cho con gái. Không
giống như nhiều trò chơi vận động khác, trò chơi này không đòi hỏi phải có không gian
rộng lớn, người chơi có thể chơi trong nhà, trong lớp học (giờ ra chơi) hay ở các gốc
cây… Vì thế, các em nữ rất thích.
Cách chơi được tiến hành như sau:

Từng cặp một ngồi đối diện nhau. Dùng hai bàn tay đập thẳng, chéo vào nhau, vừa đập
vừa hát bài đồng dao Vè con gái hư:
Thìa la thìa lảy,
Con gái bảy "tài"
Ngồi lê là một,
Dựa cột là hai.
Thày lay là ba
Ăn quà là bốn
Trốn việc là năm
Hay nằm là sáu
Láu táu là bảy...
Tùy theo quy ước của các đội đề ra ban đầu mà có hình thức thưởng, phạt cho các đội
thắng, thua. Thông thường, đội thua phải cõng đội thắng, hoặc cũng có khi, đội thắng sẽ
được búng tai đội thua.
Câu hỏi 20: Trò chơi pháo đất được ra đời từ khi nào? Cách thức tổ chức trò chơi
này như thế nào?
Trả lời:
Trò pháo đất có lịch sử từ rất lâu đời. Các câu chuyện được lưu truyền ở đồng bằng Bắc
Bộ cho biết pháo đất được hình thành trong quá trình đắp đê ngăn lũ. Hay truyền thuyết về
lịch sử hội thi pháo đất ở xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình kể rằng: Năm 1288,
trong khi đang đánh trận Bạch Đằng, con voi của Trần Hưng Đạo sa lầy ở khúc sông Hóa
chảy qua đây, nhân dân quanh vùng đã dùng đất ném xuống sông cho voi thoát lên. Từ đó,
khi nông nhàn, nhân dân thường tụ tập diễn lại cảnh này và dần dần hình thành nên hội thi
pháo đất. Cổ xưa hơn, truyền thuyết của người dân ở xã Hồng Phong, huyện Ninh Giang,
tỉnh Hải Dương nói rằng: trò chơi này có ở đây từ thời Hai Bà Trưng, khi nữ tướng Lê Chân
dùng pháo đất với mục đích nghi binh và chơi trong những ngày hội hè nhằm xua tan âm
khí, dịch bệnh.
Từ đó đến nay, cứ vào các dịp lễ hội, nhân dân các vùng lại tổ chức hội thi pháo đất,
quy tụ đông đảo bà con xa gần nhiệt tình tham gia.
Luật chơi pháo đất được quy định như sau: Những người tham gia chơi sẽ được chia

những phần đất đều nhau để làm quả pháo đất của mình. Trong một khoảng thời gian nhất
định, họ phải làm xong quả pháo. Đến giờ nổ pháo, người chơi sẽ lần lượt cho pháo nổ,
pháo của ai nổ to, có vết phá ở đáy rộng, vành pháo không bị đứt đoạn… thì sẽ được coi
là thắng cuộc. ở các cuộc thi, người ta cũng có thể chia mỗi làng thành một đội chơi và cử
đại diện cho pháo nổ.
Nguyên liệu để làm pháo đất thường là các loại đất có độ quánh cao như đất sét, đất
thịt... Pháo thường có dạng như hình cái chảo, không có tay cầm hoặc hình bầu dục có
thành dày hơn đáy với kích thước linh hoạt và nhiều khi phụ thuộc vào lượng đất nguyên


liệu mà người chơi kiếm được. ở các lễ hội thi, pháo đất được chế tác rất to, gọi là mâm
pháo và có thể dùng từ 20kg đến 50kg đất. Sân chơi thường là một mặt bằng càng phẳng
càng tốt và không có bụi để vành pháo có thể tiếp xúc khít nhằm gây tiếng nổ to.
Cách làm pháo đất như sau:
Đất được nhào nặn nhiều lần cho đến khi đạt đến độ dẻo nhất định.
Khi nặn, cần chú ý độ dày của đáy phải ở mức độ phù hợp với diện tích của nó thì khi
nổ mới tạo thành tiếng kêu to. Vành của pháo đất phải được làm sao cho nó tạo thành một
mặt phẳng có thể úp khít xuống mặt sân chơi. ở những hội thi, khi làm pháo lớn, người ta
thường làm vành pháo giống như cạp của rổ, rá.
Sau khi pháo đã làm xong, người chơi cho pháo nổ bằng cách đặt đáy pháo tiếp xúc
với lòng bàn tay rồi ụp mạnh xuống để vành pháo tiếp xúc với bề mặt sân chơi. Với
những mâm pháo lớn, phải có nhiều người tham gia công đoạn này. Theo kinh nghiệm
của những người lâu năm trong các hội thi pháo đất, đây được coi là khâu khó nhất, bởi
kỹ thuật này đòi hỏi độ chính xác cao để mặt phẳng của vành pháo tiếp xúc đều với bề
mặt sân chơi mới có thể tạo ra tiếng nổ to, nếu góc tiếp xúc không chuẩn, pháo sẽ vón
thành một cục đất chứ không nổ. Khi pháo đập xuống mặt sân chơi, áp suất cao của
không khí trong lòng pháo khi bị nén sẽ phá vỡ đáy của nó tạo thành tiếng nổ.
Riêng đối với trẻ em ở một số vùng, trước khi cho pháo đất của mình nổ, các em
thường hô to pháo nổ, pháo nang, cả làng chịu chưa? rồi hà hơi vào miệng pháo đất
trước khi cho nổ. Động tác hà hơi nhằm cầu mong cho pháo đất của mình nổ to. Trong

trường hợp cuộc chơi được chia làm hai phe, sau khi một bên đã hô như trên, bên kia sẽ
hô "chưa chịu!", hàm ý thách thức đội bạn và tuyên bố pháo của mình sẽ nổ to hơn.
Không giống như phần thưởng được trao trong hội thi pháo đất của các làng, phần
thưởng của trẻ em đơn giản hơn, thường là người thua cuộc phải dùng một lượng đất
được lấy từ chính quả pháo của mình ra dàn mỏng để có thể phủ kín diện tích đáy pháo
đã bị phá vỡ của người thắng cuộc với ý nghĩa là "đền" cho người thắng. Nếu nhiều hơn hai
người chơi có thể thỏa thuận người xếp cuối cùng "đền" cho người thứ nhất, người xếp
ngay trước người cuối cùng "đền" cho người thứ hai... Những người thua cuộc nhiều lần
sẽ rơi vào tình trạng đất vật liệu ít dần, dẫn đến pháo không thể nổ to được nữa và phải bỏ
cuộc.
Câu hỏi 21: Trò chơi đánh bi được diễn ra như thế nào và có bao nhiêu kiểu chơi?
Trả lời:
Đánh bi (hay chơi bi) là trò chơi phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới.
Đây là trò chơi có công cụ đơn giản, cách chơi phong phú, thuận tiện nên có thể chơi cả
trong nhà lẫn ngoài trời. ở Việt Nam, trò chơi này chủ yếu dành cho con trai, từ hai người
chơi trở lên.
Để tổ chức trò chơi này, người chơi cần chuẩn bị các viên bi. Bi là viên hình cầu có
đường kính trung bình khoảng 0,5cm đến 1cm, cá biệt có thể có những viên bi kích thước
lớn hơn. Bi có thể làm từ đất nung (có thể sơn các màu sặc sỡ), gạch, đá hoặc thủy tinh
bằng phương pháp thủ công hay sản xuất công nghiệp. Bi đất nếu làm thủ công thường có
chất lượng không cao: dễ vỡ, không tròn... nên trẻ em thường chế tác một vài viên bi chất
lượng tốt dùng làm bi cái khi chơi.


Để đạt thành tích tốt, người chơi cần nắm vững một số kỹ thuật sau:
Thứ nhất, kẹp viên bi giữa ngón tay trỏ và ngón tay giữa, móng của ngón giữa tiếp xúc
với đốt ngón tay cái. Nhằm về mục tiêu rồi bật ngón tay trỏ cho viên bi bắn ra.
Thứ hai, ngón tay trỏ cuộn viên bi vào giữa, gập ngón tay cái vào phía trong ở phía sau
bi. Nhằm về mục tiêu rồi bật ngón tay cái cho bi bắn ra.
Kỹ thuật bắn bi đòi hỏi độ khéo léo, chính xác để trúng mục tiêu theo những cự ly

khác nhau. Khi bắn có thể dùng tay kia làm bệ tỳ để viên bi ở độ cao thuận lợi hơn tùy
từng tình huống.
Tùy từng kiểu loại mà người chơi lại đưa ra những luật chơi khác nhau:
- Bi hòm (hay bi lồ):
+ Vẽ một vòng tròn hoặc hình vuông nhỏ (có đường kính hoặc cạnh khoảng 20 30cm) gọi là hòm hay lồ, cách đó chừng 1,5 - 2m vẽ tiếp một vạch thẳng.
+ Mỗi người chơi góp một số lượng bi bằng nhau và cho vào hòm. Sau đó, người chơi
lần lượt bắn bi cái từ vạch thẳng về phía hòm. Viên bi của người nào dừng lại ở gần hòm
nhất nhưng không nằm trong hòm thì người đó được quyền chơi lượt đầu tiên. Và cứ như
thế cho đến người cuối cùng. Trường hợp bi dừng lại trong hòm thì tính như nó dừng
ngay tại vạch.
Tiếp theo, người chơi bắn bi cái từ vị trí của nó vào những viên bi trong hòm nhằm
đưa những viên bi đó ra ngoài. Những viên bi bị bắn ra khỏi hòm sẽ thuộc về người chơi.
Khi khai cuộc, người chơi cũng được quyền bắn thẳng vào bi trong hòm, nếu có ít nhất
một viên bi ở hòm bị đẩy ra ngoài và bi cái không dừng trong hòm thì người đó được tiếp
tục bắn nữa. Người chơi mất lượt khi không đưa được viên bi nào ra khỏi hòm hoặc bi cái
bị dừng lại trong hòm. Nếu đưa được bi trong hòm ra ngoài nhưng bi cái lại nằm trong đó
thì những viên bi ấy được đưa trở lại vào hòm, thậm chí người chơi có thể bị "phạt" phải
đưa thêm bi của mình vào.
Những người chơi giỏi thường bắn bi sao cho bi trong hòm bắn ra ngoài còn bi cái bật
trở lại rồi dừng ngay gần hòm để lần bắn tiếp theo thuận lợi hơn. Cuộc chơi kết thúc khi
tất cả bi trong hòm đã hết. Cũng giống như đánh đáo, những viên bi người nào bắn khỏi
hòm sẽ thuộc về người đấy. Kết thúc cuộc chơi sẽ có người còn bi, người hết bi. Trong
thể thức này, người chơi hay dùng những viên bi cái to, nặng để có thể từ vạch bắn ngay
được bi từ trong hòm ra ngoài.
- Bi hào (hay bi tàng):
+ Vẽ hai vạch thẳng song song cách nhau khoảng 2 - 3m, gọi là hào. Một vạch làm điểm
xuất phát còn một vạch là đích. ở vạch đích có thể vẽ thêm một hình chữ nhật ở giữa, dài
20 - 30cm, rộng 7 - 10cm gọi là tương.
+ Người chơi lần lượt bắn bi từ vạch xuất phát sao cho bi dừng lại ở trong tương và
càng gần vạch đích càng tốt (nhưng không được vượt quá vạch). Tiếp đến, những người

chơi sẽ xác định thứ hạng của những viên bi theo luật sau:
- Bi ở trong tương xếp trên bi ở ngoài tương.
- Trường hợp cùng ở trong tương hoặc ngoài tương thì bi của ai gần vạch hơn sẽ xếp
trên. Nếu bi vượt quá vạch thì thứ hạng được xếp ngược lại, viên bi nào xa vạch hơn sẽ
xếp trên.
Khi có hai người trở lên cùng có bi dừng đúng vạch hoặc cách vạch một khoảng bằng
nhau thì người nào bắn sau được xếp trên. Để đo khoảng cách đến vạch trong những
trường hợp khó xác định bằng mắt thường thì trẻ em hay dùng dây hay que để đo. Người
xếp đầu tiên được quyền bắn bi của mình lần lượt vào những viên bi xếp từ thứ hai trở đi,


nếu bắn trúng thì được "ăn" một số viên bi của người đó, nếu bắn trượt thì lượt chơi
chuyển sang cho chính người có bi bị bắn. Do luật chơi như vậy nên khi thấy một người
nào đó có khả năng xếp thứ nhất rất cao (ví dụ đã đưa được bi dừng đúng vạch và ở trong
tương) thì những người chơi sau sẽ tìm cách gây khó khăn cho người đó bằng cách cố
bắn bi sao cho thứ hạng của những viên bi xếp liền nhau càng xa nhau càng tốt. Việc này
gọi là "giằng". Số lượng bi mà mỗi lần bắn trúng được "ăn" sẽ do những người chơi thỏa
thuận với nhau. Nếu bi dừng ở trong tương thì được gấp lên theo một hệ số nào đó (phổ
biến là gấp đôi bình thường), dừng ở trong tương nhưng lại ở đúng vạch đích thì được
gấp lên tiếp.
- Bi biển (hay bi bể):
+ Vẽ một đường khép kín có hình dạng bất kỳ và chu vi tương đối rộng.
+ Khi bắt đầu cuộc chơi, những người tham gia tùy ý chọn vị trí đặt viên bi của mình
ở trong hình vẽ đó. Thứ tự lượt chơi được xác định bằng cách oẳn tù tì hoặc rút thăm.
Những người tham gia cuộc chơi tìm cách bắn bi của người khác ra khỏi hình vẽ, người
bị bắn ra sẽ phải mất cho người bắn một số bi theo thỏa thuận.
Cái thú của thể thức này là rình rập nhau để chờ cơ hội khi bắn bi trong hình vẽ. Nếu bắn đối
phương không trúng thì sẽ dẫn đến nguy cơ, hoặc bi của mình bị lăn ra ngoài, hoặc ở gần đối
phương sẽ rất dễ bị đối phương bắn trúng.
- Bi gẩy: Đây là trò chơi thường dành cho các bé gái, tên gọi phổ biến là khía - đùng,

mô phỏng những động tác khi chơi. Thể thức này rất đơn giản, những người chơi góp vào
số bi bằng nhau rồi "oẳn tù tì" để xác định người được chơi lượt đầu tiên. Người chơi rải
cả nắm bi lên mặt đất sao cho càng đều càng tốt và khoảng cách giữa những viên bi vừa
phải. Tiếp đến người chơi sẽ chọn ra một cặp bi, dùng bất kỳ ngón tay nào di trên mặt sân
chơi ở khoảng cách giữa hai viên bi đó, gọi là khía. Nếu ngón tay chạm vào bi sẽ bị mất lượt
còn nếu không, người chơi sẽ dùng ngón tay gẩy viên bi này vào viên bi kia, gẩy trúng
(gọi là đùng) và cả hai không bị chạm vào bất cứ viên nào khác sẽ được "ăn" hai viên bi
này, ngược lại thì mất lượt. Cuộc chơi kết thúc khi toàn bộ bi đã bị "ăn" hết. Do khi rải
thường có những viên bi nằm rất sát nhau, không thể khía được nên người chơi phải tìm
cách "ăn" dần từng viên một để có thể ăn được nhiều bi. Bi gẩy còn được chơi bằng những
vật có hình dạng gần giống bi như hạt quả nhãn, thậm chí những viên sỏi, đá nhỏ…
Câu hỏi 22: Trò chơi tam cúc có thể chơi được mấy người, cách thức chơi như thế
nào?
Trả lời:
Tam cúc là tên một trò chơi bài lá dân gian phổ biến ở miền Bắc Việt Nam, có nguồn
gốc từ Trung Quốc. Đây được coi là một trong những thú chơi của tầng lớp bình dân, thu
hút được đông đảo đối tượng tham gia, hưởng ứng. Tam cúc không chỉ được chơi khi giải
trí, rỗi rãi mà trong các ngày lễ, tết, nó cũng là trò chơi không thể thiếu ở các vùng quê.
Tuy nhiên, đối tượng chủ yếu chơi tam cúc vẫn là phụ nữ và trẻ em vì tam cúc có số bài ít
và luật chơi cũng khá đơn giản, dễ nhớ.
Thông thường, bộ bài tam cúc có 32 lá bài, chia làm hai loại quân là quân đỏ và quân
đen. Các lá bài được làm bằng bìa mỏng, hình chữ nhật, dài và hẹp, ở trên có ghi các tên
bài bằng chữ Hán và có hình minh họa. Mặt sau thì giống hệt nhau.
Mỗi loại quân gồm có: tướng, sĩ, tượng (có vẽ hình con voi), xe (có vẽ hình cỗ xe),
pháo (có vẽ hình khẩu thần công), mã (có vẽ hình con ngựa), tốt (có vẽ hình người lính).
Trừ tướng chỉ có 1 lá và tốt có 5 lá mỗi loại quân, còn lại các quân khác đều có 2 lá. Quân


bài tướng của loại quân đỏ được gọi là tướng ông. Quân bài tướng của loại quân đen
được gọi là tướng bà. Quân bài sĩ của loại quân đỏ được gọi là sĩ điều. Còn các quân khác

đều gọi theo tên kèm màu sắc của loại quân (ví dụ: tượng đen, tượng đỏ, xe đen, xe
đỏ…).
Theo quy ước, các quân bài được phân định thứ cấp như sau:
+ Tướng > Sĩ > Tượng > Xe > Pháo > Mã > Tốt.
+ Các quân bài cùng tên thì giá trị quân đỏ lớn hơn quân đen.
Các bộ quân trong bài gồm:
- Bộ đôi: Hai quân bài cùng màu, cùng tên như đôi sĩ điều, đôi pháo đen, đôi tượng
đỏ...
- Bộ ba: Ba quân Tướng - Sĩ - Tượng, Xe - Pháo - Mã cùng màu.
- Tứ tử: Bốn quân tốt cùng màu.
- Ngũ tử: Năm quân tốt cùng màu.
Tam Cúc có thể được chơi 4 người, 3 người hoặc 2 người. Nhưng nếu chơi 3 người thì
phải bỏ đi 1 con tốt đỏ và 1 con tốt đen; hoặc bỏ đi 5 quân: Tướng ông, tướng bà, 1 sĩ
điều, 1 sĩ đen và 1 tốt đen.
Cách chơi được tiến hành như sau:
Đầu
tiên,
một
người
sẽ
trộn
bài

một
người
bắt
cái. Cái sẽ được tính bằng cách đếm theo chiều tay phải của người bắt cái và đọc lần lượt
từ
Tướng->Sĩ->Tượng->
Xe->Pháo->Mã->Tốt. Lá bài được bắt cái có tên là gì thì việc đếm sẽ dừng lại ở người

tương ứng với tên bài đó. Nhà cái sẽ được ra bài đầu tiên và được chia bài đầu tiên. Trong
trò chơi này, các quân bài được chia hết cho tất cả mọi người tham dự chiếu bài.
Tiếp theo, người có cái sẽ ra bài đầu tiên và gọi bài "một cây", "đôi cây" hay "ba
cây"... thì những người chơi còn lại sẽ cho ra tương ứng số cây bài của mình. Các cây bài
được ra với mặt phải, mặt có ký hiệu quân được giữ kín và úp xuống chiếu bài. Khi mọi
người đã ra đầy đủ bài thì người gọi bài sẽ lật bài đầu tiên rồi theo thứ tự những người
bên cạnh, ai có lá bài có giá trị lớn nhất thì người đó được bài và giành cái. Tuy nhiên, tất
cả mọi người được phép chui bài bằng cách chịu thua và không lật bài lên để khỏi lộ bài.
Các bài thua bị gọi là rác và bị bỏ đi khỏi ván bài đó.
Trường hợp đặc biệt, ngũ tử hoặc tứ tử rất hiếm khi xảy ra nên nếu ván bài nào có
người may mắn có "Tứ tử trình làng" thì sẽ được ăn, nhưng không được làm cái. Nếu có
ngũ tử (trường hợp có 2 người hoặc 4 người chơi) thì có quyền cướp cái và trình làng bất
cứ lúc nào. Nếu chơi 3 người thì có tứ tử cũng sẽ được trình làng bất kỳ lúc nào và cướp
cái.
Đến vòng bài cuối cùng trước khi hết quân, người cầm cái gọi đôi tốt đen (nhóm quân
có giá trị thấp nhất trong bài), nếu thắng thì được gọi là kết đôi, nếu cuối bài mà gọi được
3 tốt đen thì được gọi là kết ba.
Tuỳ từng nơi chơi, từng hội chơi mà giá trị kết đôi hay kết ba được tính thêm điểm vào
lúc tổng kết cuối mỗi ván chơi. Việc "đi đêm" cũng có nhiều hội chơi sử dụng, đó là cách
tráo đổi quân giữa những người chơi sao cho có lợi cho cả hai bên để được nhiều nhóm
quân hơn. Khi "đi đêm", các quân bài được úp mặt phải xuống chiếu để đảm bảo tên các
quân tráo đổi được giữ kín.
Kết thúc ván bài, người nào có số lượng lá bài thắng nhiều nhất thì người đó xếp thứ
nhất và tiếp theo đến người thứ nhì, ba..


Câu hỏi 23: Trò chơi tứ sắc cần bao nhiêu người chơi và cách thức chơi như thế nào?
Trả lời:
Tứ sắc là tên một trò chơi bài lá phổ biến ở miền Trung và miền Nam Việt Nam. Đây
chính là một dạng khác của bộ bài tam cúc. Đối tượng chơi tứ sắc chủ yếu là phụ nữ và

người già. Để tổ chức chơi trò này thường cần có 4 người chơi.
Về hình thức, lá bài tứ sắc được làm bằng bìa, hình chữ nhật. Bộ bài có 3 loại quân với
4 màu xanh, vàng, trắng, đỏ nên có tên là "Tứ sắc". Khác với bài tam cúc, trên mặt quân
bài tứ sắc chỉ viết chữ chứ không minh họa hình ảnh, đồng thời kích thước cũng nhỏ và
ngắn hơn. Phía mặt ngoài lá bài chỉ có một màu và các đạo quân khác màu nhưng có giá
trị như nhau cho mỗi loại quân cùng tên. Mỗi đạo quân màu bao gồm : tướng (4 lá), sĩ (4
lá), tượng (4 lá), xe (4 lá), pháo (4 lá), mã (4 lá), tốt/chốt (4 lá). Mỗi màu có 28 lá và cả
bộ bài có 112 lá.
Mục đích của trò chơi tứ sắc là làm tròn bài, cách làm này được gọi là tới, bằng cách
kết hợp các nhóm bài chẵn và lẻ. Người nào tới trước thì người đó thắng và không có
nhất, nhì, ba, bét. Cụ thể:
- Khái niệm chẵn cho các quân, nhóm quân thỏa mãn điều kiện sau:
+ Từ 2 đến 4 lá bài giống nhau và cùng màu.
+ Riêng quân tốt (chốt) có thể từ 3 đến 4 lá bài khác màu.
+ Tướng có từ 1 đến 4 lá bài.
Bốn lá bài giống nhau mà cùng màu được gọi là quan hay quằn (đọc theo giọng miền
Nam là guằn). Ba lá bài giống nhau mà cùng màu được gọi là khạp.
- Khái niệm lẻ cho các quân, nhóm quân thỏa mãn điều kiện sau:
+ Bộ ba Tướng - Sĩ - Tượng, Xe - Pháo - Mã cùng màu.
Những lá bài thừa ra, không được xếp vào chẵn hay lẻ thì được gọi là rác hay cu ki.
Cách chơi được áp dụng cho loại bài này là: Một người sẽ chia bài cho những người
chơi cùng, cứ 5 lá một lượt cho đến khi đủ 20 lá một người. Người nào muốn lấy cái sẽ
được chia thêm 1 quân nữa và được ra bài đầu tiên. Phần bài còn lại được úp kín, đặt ở
giữa (gọi là nọc hay tỳ) để cho mọi người có thể lấy được thêm về sau. Mọi người sẽ sắp
xếp bài theo các bộ chẵn và lẻ, rác để chuẩn bị làm tròn bài.
+ Cách ăn vào bài chẵn:
Người nào cầm cái sẽ đánh trước một lá rác vào cửa bên phải của mình. Người ngồi
bên phải nhà cái nếu trên tay đã có một lá rác giống lá đánh ra đó thì sẽ lấy vào làm một
đôi (chẵn). Sau khi ăn quân này thì người đó phải có trách nhiệm đánh sang bên phải
mình một lá rác khác để bài trên tay mình luôn có số lượng là 20 lá. Nếu hai người còn

lại có một đôi giống quân bài nhà cái đánh ra thì một trong hai nhà đó có quyền lấy lá bài
đó về và phải đánh trả lại lá bài rác vào cửa đó. Cách ăn lá bài và trả lại lá bài hơi giống
trong chơi bài tá lả. Tuy nhiên, trong hai người còn lại đó, người nào có số lượng lá bài
chẵn nhiều hơn thì được ưu tiên vào chẵn (ăn quân) hơn.
+ Cách ăn vào bài lẻ:
Nếu nhà cái đánh ra một quân pháo xanh, mà nhà bên tay phải đã có quân xe xanh và
mã xanh thì sẽ được lấy bài vào lẻ. Nếu người này không có bài để lấy vào lẻ thì hai
người còn lại cũng không được lấy mặc dù trên tay có cặp quân chờ lẻ sẵn. Nguyên tắc ăn
lẻ là phải ăn đúng vị trí cửa đánh.


Trong trường hợp, nếu người bên tay phải có thể ăn pháo xanh vào lẻ, nhưng hai nhà
còn lại lại có thể ăn quân đó vào chẵn thì hai người này được ưu tiên ăn quân rác vừa
được nhà cái đánh. Luật chơi của tứ sắc là ưu tiên chẵn trước, lẻ sau.
Nếu cả ba người còn lại không thể lấy con rác do nhà cái đánh thì theo thứ tự, người
ngồi bên tay phải nhà cái sẽ được lấy (còn gọi là kéo hay lật) một lá bài ở tập bài giữa
chiếu (nọc) và lại tuân theo những quy định trên để mọi người ăn vào bài chẵn, lẻ cho đến
khi xuất hiện tới.
Tới là tình huống khi một người đã hết rác và có hai tình huống chờ để tới:
+ Bài đã chẵn:
Khi một người đã hết rác thì chỉ cần chờ đến lượt mình hoặc người khác lấy bài ra từ
nọc được lá tướng thì được tới và sẽ thắng. Hoặc khi trên tay đã có hai lá bài của bộ bài
chẵn mà bài do người khác vừa đánh ra có thể lấy để kết hợp cùng làm bộ chẵn thì cũng
sẽ được tới. Nếu bài ăn vào chẵn đó tạo thành đủ 4 quân thì được tới ở giá trị tới quan.
+ Bài đang chờ vào chẵn hoặc lẻ thì vừa hết rác.
Khi một người đã đủ các bộ chẵn hoặc lẻ mà chỉ cần thêm 1 lá bài phù hợp nữa là hết
rác thì trường hợp này gọi là chờ vào chẵn hoặc lẻ để được tới.
Trong khi chơi, các lá bài được lấy vào chẵn hoặc lẻ thì được để dưới chiếu bài trước
mặt, để mọi người cùng nhìn thấy chứ không được cầm lên trên tay. Nếu ngay từ lúc chia
bài, trên tay đã có 4 lá bài giống nhau (có quan) thì cũng phải hạ quan này xuống chiếu

để mọi người cùng biết.
Sau khi đã tới, người tới phải xòe bài ra để tính lệnh (điểm). Cách tính như sau:
- Đôi: không được lệnh nào.
+ Tướng: 1 lệnh
+ 3 con đã khui (Xe - Pháo - Mã, Tướng - Sĩ - Tượng, 3 con cùng màu hoặc 3 con chốt
khác màu): 1 lệnh
+ 4 con đã khui: 6 lệnh
+ Khạp (còn trên tay): 3 lệnh
+ Quằn (còn trên tay): 8 lệnh
+ 4 con chốt khác màu: 2 lệnh
Ngoài ra, người tới còn được cộng thêm 3 lệnh nữa
Số lệnh cuối cùng bắt buộc phải lẻ, nếu không tức là đã đánh sai luật và người tới có
thể bị phạt.
Nếu tới quan, số lệnh sẽ được gấp đôi
Câu hỏi 24: Trò chơi cờ người gồm bao nhiêu quân? Cách thức chơi trò này như thế
nào?
Trả lời:
Cờ người là một trong những trò chơi dân gian quen thuộc trong các dịp lễ, tết của
người Việt Nam. Cờ người gồm 32 quân (như cỗ bài tam cúc), chia làm 2 phe, mỗi phe
16 quân. Trong mỗi phe có một tướng (tướng nam gọi là tướng Ông, trang phục đen hoặc
xanh; tướng nữ còn gọi là tướng Bà, trang phục đỏ). Chơi cờ người cũng giống như luật
lệ của cờ tướng. Nhưng quân cờ là người thật và bàn cờ là sân đất rộng, đủ đường đi nước
bước cho 32 người. Thông thường địa điểm được chọn thường là sân đình, sân chùa, hay
bãi ruộng khô phẳng gần nơi đình chùa.


Khác với các cuộc thi cờ khác, cuộc đấu cờ người được chuẩn bị chu đáo hàng tháng
trời. Định được bàn cờ, sân bãi, chỉ mới là việc phụ. Đầu tiên là việc tuyển tìm người.
Những người được chọn làm quân cờ phải là những trai thanh gái lịch, con cái của những
gia đình có nền nếp được dân làng quý trọng, đồng tình. Số lượng cần thiết là 16 nam, 16

nữ. Trong số này phải chọn ra hai tướng: một nam, một nữ (tướng Ông, tướng Bà). Ngoài
ra, không thể thiếu người thứ 33 là tổng cờ (trọng tài) trực tiếp giúp ban giám khảo theo
dõi cuộc đấu. Ba người này (tổng cờ và hai tướng) phải thuộc gia đình khá giả, phong
lưu, có thể "khao quân" khi cần thiết. Chọn xong, tổng cờ họp hai đội nam, nữ thông báo
về trang phục, dặn dò về phong thái trong lúc làm nhiệm vụ "quân cờ". Quần áo mỗi
người tự sắm, song phải thống nhất trong từng phe (quân đen, quân đỏ) khi ra sân bãi. Vì
thế, nhìn vào bàn cờ đã thấy đầy ắp sắc màu rực rỡ dưới trời hội xuân.
Khi ván cờ bắt đầu, mỗi "quân cờ" đều được mang theo một chiếc ghế đẩu để ngồi.
Trong trường hợp trời mưa nhẹ hoặc nắng, quân cờ cũng có thể đội nón khi ra sân. Trước
ngực mỗi "quân cờ" có treo tên quân cờ bằng chữ Hán. Còn tướng, trang phục như hình
vẽ trong quân bài, hoặc gần như thế, đó là quân phục cấp tướng đời xưa, có lọng che. Hai
đấu thủ có chỗ ngồi riêng.
Quân cờ được di chuyển theo luật sau:
- Tướng: Đi từng ô một, đi ngang hoặc dọc. Tướng luôn luôn phải ở trong phạm vi
cung và không được ra ngoài. "Cung" tức là hình vuông 3 x 3 được đánh dấu bởi gạch
chéo hình chữ X.
- Sĩ: Đi chéo 1 ô mỗi nước. Sĩ luôn luôn phải ở trong cung như tướng.
- Tượng: Đi chéo 2 ô (ngang 2 và dọc 2) cho mỗi nước đi. Tượng chỉ được phép ở một
bên của bàn cờ, không được di chuyển sang nửa bàn cờ của đối phương. Nước đi của
tượng sẽ không hợp lệ khi có một quân cờ nằm chặn giữa đường đi.
- Xe: Đi ngang hay dọc trên bàn cờ miễn là đừng bị quân khác cản đường từ điểm đi
đến điểm đến.
- Mã: Đi ngang 2 ô và dọc 1 ô (hay dọc 2 ô và ngang 1 ô) cho mỗi nước đi. Nếu có
quân nằm ngay bên cạnh mã và của đường ngang 2 (hay đường dọc 2), mã bị cản không
được đi đường đó.
- Pháo: Đi ngang và dọc giống như xe. Điểm khác biệt là nếu pháo muốn ăn quân,
pháo phải nhảy qua đúng 1 quân nào đó. Khi không ăn quân, tất cả những điểm từ chỗ đi
đến chỗ đến phải không có quân cản.
- Chuột: (hay tốt) đi một ô mỗi nước. Nếu chuột chưa vượt qua sông, chỉ có thể đi
thẳng tiến. Khi đã vượt sông rồi, chuột có thể đi ngang 1 nước hay đi thẳng tiến 1 bước

mỗi nước.
Trong khi chơi, cần chú ý một số tình huống sau:
- Ăn quân: Khi quân di chuyển đến một vị trí được giữ bởi quân đối phương, quân đối
phương bị ăn và bị lấy ra khỏi bàn cờ.
- Chống tướng: Hai con tướng trên bàn không được nằm trên cùng một cột dọc mà
không có quân cản nào ở giữa. Nước đi để 2 con tướng trong vị trí chống tướng là không
hợp lệ.
- An toàn của tướng: Sau 1 nước đi, tướng của phe đi không được để quân đối phương
ăn ngay trong nước tiếp. Những nước để tướng không an toàn là không hợp lệ.
Ván cờ kết thúc khi xảy ra một trong những tình huống sau:
+ Chiếu bí: Nếu một bên chiếu (bắt tướng), và đối thủ không có khả năng đỡ, bên
chiếu tướng thắng.


+ Hết nước đi: Nếu bên tới phiên đi nhưng không có nước hợp lệ để đi, bên đó sẽ bị
thua.
+ Khi một hoặc hai bên vi phạm luật cao cấp. Hiểu một cách đơn giản, luật cao cấp
hạn chế không cho phép bất cứ bên nào đuổi một quân cờ của đối phương liên tục bằng
một hoặc nhiều quân của mình. Nếu vi phạm luật này, ván cờ cũng sẽ bị kết thúc.
Bên cạnh sự náo động của các trò chơi khác như đánh đu đầy tính chất hào hứng và
lãng mạn; hay cuộc chọi gà "ăn thua"; hoặc cuộc đấu vật thiên về sức mạnh cơ bắp và
dũng khí, thì cái đẹp của sân cờ người là sự tinh tế, trầm tĩnh, có giá trị tinh thần cao. Vì
thế, trong các dịp lễ, tết hễ ở đâu có cờ người là ở đó thu hút được đông đảo người đến
xem và cổ vũ nồng nhiệt.
Câu hỏi 25: Trò chơi diều sáo được tổ chức ở đâu và phải chuẩn bị diều như thế nào
mới thực hiện được trò chơi?
Trả lời:
Diều sáo là một trong những trò chơi phổ biến ở Việt Nam. Từ thành thị đến nông
thôn, từ trẻ em đến người già, bất cứ ở đâu và bất kỳ đối tượng nào cũng đều quen thuộc
với trò chơi diều sáo.

Mặc dù chỉ là trò chơi mang tính chất giải trí, nhưng ở một số vùng trong cả nước,
hàng năm, các làng vẫn tổ chức được những cuộc thi diều sáo, thu hút đông đảo người
dân tham gia. Vào những dịp này, người ta làm những chiếc diều thật lớn, bề ngang có
khi đến một sải rưỡi tay, được trang trí cầu kỳ và có kèm theo một hoặc nhiều chiếc sáo.
Để có được những chiếc diều như ý, trước hết phải kể đến việc lựa chọn nguyên liệu.
Có những nơi, người ta phải lo chuẩn bị nguyên liệu trước cả năm trời. Thông thường,
khung diều được làm bằng cật tre, giấy dán diều phải là loại giấy bản hoặc bằng chất liệu
nilon nhẹ. Diều thả bằng dây mây hay dây nilon. Sáo diều được chế tạo bằng cách dùng
nan tre đan thành ống, sau đó dùng sơn ta đun để gắn với miệng sáo được khoét bằng gỗ.
Sáo diều có 3 loại chính, phân theo tiếng kêu: sáo cồng, tiếng kêu vang như tiếng cồng
thu quân; sáo đẩu, tiếng kêu than như tiếng lời than; sáo còi, tiếng kêu the thé như tiếng
còi. Diều càng nhẹ, càng bay cao.
Thi diều sáo, Ban giám khảo có thể chấm theo tiếng sáo, nhưng trước tiên bao giờ
cũng phải xem diều có lên bổng, dây diều căng hay võng, nhất là lúc ở trên không diều có
lắc lư đảo ngang đảo dọc hay không. Bên cạnh đó, về hình thức, các hình vẽ, họa tiết trên
chiếc diều cũng được các thành viên trong Ban giám khảo chú trọng.
Mặc dù giá trị vật chất của giải thưởng dành cho người đoạt giải trong trò chơi này
không lớn, nhưng hàng năm, hội thi thả diều vẫn thu hút được đông đảo người dân nhiệt
tình tham gia.
Câu hỏi 26: Trò chơi hái trộm dưa được diễn ra như thế nào?
Trả lời:
Khác với nhiều trò chơi khác, trò chơi này không giới hạn số người chơi. Để tham gia
cuộc chơi, cần chia số người chơi thành các nhóm nhân vật như sau:
- Cặp vợ chồng chủ nhà (2 người).
- Người ăn trộm (2 người).
- Con chó (1 người )
- Trái dưa (những người còn lại).


Cuộc chơi được tiến hành như sau:

Cặp vợ chồng chủ nhà trồng được một rẫy dưa. Tới mùa thu hoạch, họ chuẩn bị lựa
chọn những trái dưa tốt hái đi bán, không may có những tên trộm đang rình rập ở rẫy dưa,
chờ đêm xuống, chủ nhà ngủ sẽ lẻn vào hái trộm.
Hai tên trộm rón rén từng bước nhẹ nhàng tiến vào rẫy dưa, nhưng không sao tránh
khỏi đôi mắt rất tinh và đôi tai rất thính của con chó giữ nhà.
Tiếng chó sủa dồn dập (gâu… gâu… gâu… hừm.. hừm…hừm…) càng lúc càng hung
dữ và kéo dài để cho chủ nhà biết mà thức giấc, chó sủa mỗi lúc một hăng lên và tiến
thẳng tới hướng những tên ăn trộm.
Những trái dưa chín mọng bị 2 tên trộm hái để đem đi, chúng dùng tay búng vào từng
trái dưa để chọn. Những người làm trái dưa ngồi từng cụm, từng cụm. Ai bị 2 tên trộm
cốp vào đầu thì đứng dậy đi theo chúng, khi hái hết những trái dưa, 2 tên trộm đưa các
trái dưa chạy rất xa và trốn kín đáo, tránh để cho chủ nhà tìm thấy.
Tiếng chó sủa mỗi lúc một hăng lên làm cho chủ nhà thức giấc, sực nhớ đến rẫy dưa
cầm đèn đi ra xem xét, con chó quấn quýt đi theo, nhưng than ôi những trái dưa chín
mọng đã bị kẻ gian hái hết.
Hai vợ chồng chia nhau đi tìm cho đến khi nào tìm được hết những trái dưa bị mất cắp
thì cuộc chơi kết thúc. Nếu chủ nhà không tìm được hết thì phải đầu hàng, chấp nhận thua
cuộc, không làm chủ nhà nữa. Một trong hai người sẽ phải oẳn tù tì để tìm một người làm
chó cho cuộc chơi tiếp theo.
Câu hỏi 27: Trò chơi nhảy bao bố được tổ chức như thế nào? Người chơi phải chuẩn
bị những gì để tham gia cuộc chơi?
Trả lời:
Trò chơi nhảy bao bố không giới hạn số người chơi. Để tham gia trò chơi này, người
chơi phải chuẩn bị:
- Bao bố (tùy theo độ tuổi người chơi để chuẩn bị số lượng và kích cỡ của bao).
- Sân chơi (thường là các bãi đất bằng hoặc sân bê tông, sân gạch..).
Bắt đầu cuộc chơi, mỗi người chơi đứng bên trong một bao bố và đứng đúng vạch quy
định của mình. Mỗi lượt, số lượng người chơi có thể từ 3 đến 10 người. Trong khi hai
chân đứng ở bên trong bao bố thì hai tay cầm hai bên bao kéo thẳng lên.
Khi người điều khiển trò chơi thổi một tiếng còi dài hoặc đếm một, hai, ba thì các vận

động viên tham gia trò chơi với hai tay thật chắc để giữ bao bố và nhanh chân nhảy từng
bước một đến vạch đã được quy định phía trước. Rồi quay đầu lại ngay, tiếp tục nhảy đến
điểm khởi hành. Người nào nhanh chân có bước nhảy dài hơn sẽ đến đích sớm và người
đó thắng cuộc. Việc khó khăn khi nhảy bao bố là phải giữ thăng bằng trong khi nhảy vì
rất dễ vấp ngã khi cố sức nhảy nhanh để vượt qua những đối thủ bên cạnh đang cùng thi
đấu với mình.
Câu hỏi 28: Trò chơi bịt mắt bắt dê dành cho lứa tuổi nào? Cách thức chơi ra sao?
Trả lời:
Trẻ con từ 6 đến 15 tuổi hay chơi trò bịt mắt bắt dê. Một người xung phong cho mọi
người bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để không nhìn thấy, những người còn lại đứng
thành vòng tròn quanh người bị bịt mắt.


Mọi người chạy xung quanh người bị bịt mắt đến khi nào người đó hô "bắt đầu" hoặc
"đứng lại" thì tất cả mọi người phải đứng lại, không được di chuyển nữa. Lúc này người
bị bịt mắt bắt đầu lần đi xung quanh để bắt được ai đó, mọi người thì cố tránh để không
bị bắt và tạo ra nhiều tiếng động để đánh lạc hướng. Đến khi ai đó bị bắt và người bị bịt
mắt đoán đúng tên thì người đó sẽ phải ra "bắt dê", nếu đoán sai lại bị bịt mắt lại và làm
tiếp.
Có ai đó muốn ra chơi cùng thì phải vào làm luôn, người đang bị bịt mắt lúc này được
ra ngoài hoặc là phải oẳn tù tì xem ai thắng.
Câu hỏi 29: Trò chơi đánh đáo thường được tổ chức ở đâu? Cách thức chơi như thế
nào?
Trả lời:
Đáo là trò chơi dường như chỉ dành riêng cho con trai. Không chỉ có trẻ con mà ngay
cả người lớn cũng mê đánh đáo. Xưa kia, ở một số vùng, đáo còn được đưa vào tổ chức
trong các dịp lễ, tết. Chẳng hạn, huyện Vĩnh Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, hàng năm tổ chức chơi
"đáo đá" vào ngày mồng 6 tháng Giêng, để chọn người làm chủ tế ở đình cho suốt năm.
Những người được làng cử ra chơi phải hội đủ mấy điều kiện: trên 50 tuổi, đông con
cháu, gia đình đạo đức, không tang chế.

Tại sân đình, người ta đào một cái hào. Đào xong, chính ông lý trưởng tự tay trồng hai
cái cọc trong hào. Lúc chơi đáo, cứ hai cụ một lần lượt ra chơi. Từ bờ hào, mỗi cụ được
dùng sáu viên đá để ném vào cọc của mình. Cụ nào ném trúng giữa thân cọc, chỗ có dán
tờ giấy điều là thắng cuộc, sẽ được làm chủ tế.
Làng Lũng Ngoại, tỉnh Vĩnh Yên thì có trò chơi "đáo hú". Đáo hú gần giống đáo đá.
Người chơi vừa hú vừa ném viên đá sao cho trúng chân cọc. Mỗi người chỉ được ném
một viên.
Làng Vọng Nguyệt, tỉnh Bắc Ninh lại có tục tổ chức đánh "đáo lỗ" tại sân đình vào
ngày mồng 4 tháng Giêng.
Tại mỗi đầu sân người ta đào 4 lỗ đủ rộng và sâu để có thể ném một viên gạch vào.
Làng chọn 8 người có chức sắc ra chơi đáo. Những người này mặc bộ quần áo tế, chia
làm hai phe, mỗi phe 4 người. Một hồi chiêng trống nổi lên báo hiệu bắt đầu trò chơi.
Mỗi người cầm một viên gạch nhắm ném vào lỗ của đối phương. Ai ném trúng, được vào
ngồi chiếu cỗ của làng. Ném không trúng thì phải lấy tà áo bọc viên gạch, đem đến bỏ
vào lỗ. Bỏ rồi, đến trước bàn thờ Thành hoàng làng khấn: "Con trót vụng về để thua ván
đáo, vạn lạy ngài, xin ngài xá tội cho con".
Nổi tiếng và bình dân nhất có lẽ là "đáo đĩa" được tổ chức tại Bắc Ninh và Bắc Giang.
Người chơi đáo đứng ở vạch cấm, ném đồng tiền vào một chiếc đĩa đặt trong một cái mẹt.
Nếu đồng tiền nằm trong đĩa thì người chơi (nhà con) thắng giải. Văng ra mẹt thì thua,
người tổ chức (nhà cái) ăn đồng tiền ấy. Văng ra khỏi mẹt, rơi xuống đất thì hòa, người
chơi được lấy lại đồng tiền.
Đáo đĩa khó hay dễ tùy theo đĩa nhỏ hay lớn, vạch cấm xa hay gần. Giải thưởng có
thể bằng tiền hay gói trà tàu, hoặc vuông nhiễu điều.
Có nơi thay đổi cách chơi, biến đáo đĩa thành "đáo ô". Chiếc đĩa được thay bằng chiếc
khay kẻ ô. Mỗi ô được sơn màu trắng hay đen để phân biệt ô được, ô thua. Người chơi
đứng ở vạch cấm ném đồng tiền vào khay. Tiền nằm trong khay thì theo màu ô mà định
được thua. Tiền văng ra ngoài khay thì hòa.
Làng Lũng Ngoại, tỉnh Vĩnh Yên lại có thú vui chơi "đáo cọc". Để tham gia trò chơi
này, người ta trồng một cái cọc ở một mé sân đình. Đầu cọc cắm cờ ngũ sắc, vừa đẹp vừa



dễ thấy từ xa. Sáng mồng 3 Tết, ông tiên chỉ của làng làm lễ tại đình, rồi ra ném viên đá
đầu tiên, khai mạc cuộc chơi. Người chơi đáo đứng ở vạch cấm, ném những viên đá tròn
tới chân cọc. Viên đá của ai nằm gần chân cọc nhất thì người đó thắng cuộc. Trò chơi
càng hào hứng, vui nhộn mỗi khi có ai nhắm đánh văng bật viên đá của người khác ra xa
chân cọc.
Trước đây, chơi đáo tại hội làng là thú vui của người lớn, đúng hơn là của các ông.
Nhưng dần dần, Đáo trở thành trò chơi của cả đám trẻ. Không cầu kỳ, kiểu cách giống
như các ông, các cụ, luật chơi đáo của trẻ con bình dân hơn. Thông thường, trẻ con hay
chơi đáo lỗ. Để tổ chức trò chơi này, chỉ cần khoét một cái lỗ dưới đất, to, nhỏ, nông, sâu
tùy theo thỏa thuận giữa những người chơi. Muốn dễ chơi thì khoét lỗ to và sâu nằm giữa
bãi đất. Nhưng những tay lão luyện thì chỉ cần một lỗ vừa khít kích thước đồng tiền xu.
Để làm tăng thêm khó khăn, các bậc đàn anh thường chọn chỗ đất nghiêng, khoét lỗ gần
một chướng ngại vật, cạnh một gốc cây, sát một mảnh chai chẳng hạn. Cạnh lỗ, kẻ một
lằn mức. Cách lằn mức này độ hai, ba mét là vạch cấm.
Đầu tiên, người chơi phải "đi cái" để định thứ tự chơi. Từ vạch cấm, ai thảy đồng cái
gần lỗ nhất (trường hợp lý tưởng là bít kín lỗ) thì sẽ được chơi trước. Người chơi đứng ở
vạch cấm thảy tiền đáo (tiền góp) lên quá lằn mức. Nếu có đồng nằm dưới lằn mức thì bị
thua hoặc bị phạt, phải góp thêm tiền. Đồng nào chạm hoặc rơi vào lỗ thì người khác
được quyền đặt lại vào bất cứ vị trí nào. Trường hợp có nhiều đồng chồng dính lên nhau,
người khác được tùy ý xếp lại thành đống lớn. Nếu người chơi đánh tan hết đống tiền thì
thắng ván đáo, đánh tan một phần thì chỉ được những đồng đánh tan này. Đây là lúc phải
"bày binh bố trận" sao cho khéo để khi đụng đến là văng tung toé, nếu va chạm lung tung
người chơi sẽ bị phạt. Nếu không có tiền chồng dính nhau, thì người khác được chỉ định
bất cứ đồng nào, người chơi phải đánh trúng đồng đó. Đặc biệt là đồng nằm ở lằn mức,
đánh trúng nhưng vẫn còn phải nằm ở lằn mức. Lúc đánh, nếu chạm bất cứ đồng nào
khác, ngoài những đồng được chỉ định, là bị phạt. Đánh văng xuống dưới lằn mức hoặc
chạm vào lỗ cũng bị phạt.
Lúc bắt đầu một ván đáo, mỗi người chơi góp vài ba đồng. Sau vài lần phạt, số tiền cứ
tăng dần. Thỉnh thoảng có ván lên đến mấy chục đồng, bàn tay trẻ con cầm không hết, cả

bọn phải đồng ý lấy bớt để ra ngoài.
Kẻ mới nhập môn làng đáo, còn e ngại đáo lỗ khó chơi, thường bắt đầu bằng "đáo
điệu", còn gọi là "đáo thủ". Đáo điệu dễ chơi hơn đáo lỗ. Chỉ có lằn mức và vạch cấm;
hoặc chỉ khoét lỗ, không vạch lằn mức. Từ vạch cấm, thi nhau thảy đồng tiền vào lỗ. Tại
các thành phố lớn, vỉa hè được tráng xi măng, nhiều lúc không tìm ra khoanh đất để khoét
lỗ, trẻ con đành phải vẽ một vòng tròn con con thay vào. Cách chơi tuy không thay đổi
nhưng trò chơi đã giảm mất đôi phần thú vị.
Một kiểu chơi nữa mà trẻ con cũng rất thích, đó là "đáo tường", còn gọi là "đáo đập",
chỉ cần một lằn mức. Lúc chơi đập đồng tiền vào tường cho văng ra. Đồng nào nằm gần
lằn mức là được, vượt quá là thua. Người thứ nhất được lấy đồng của mình chọi với đồng
của người thứ hai. Chọi trúng thì được ăn đồng ấy và được chọi tiếp đồng của người thứ
ba... Nếu chọi không trúng thì đến lượt người vừa bị chọi được chọi với người tiếp theo.
Cứ lần lượt như vậy cho đến hết.
ở các vùng quê, trẻ con chơi đáo lại càng đơn giản hơn. Khi không có tiền xu, chúng
có thể thay bằng các hạt gấc, hoặc các mảnh sành… Thế là cũng có thể có được một ván
đáo thật vui.


Kết thúc cuộc chơi, người thua phải làm ngựa cõng người thắng, chạy nhong nhong
quanh gốc cây, hay chạy rồng rắn lượn qua lượn lại một vòng. Dù thua hay thắng, cả đám
trẻ cũng đều reo hò vui vẻ.
Câu hỏi 30: Trò chơi u dành cho ai? Điều kiện của trò chơi này là gì và tổ chức chơi
như thế nào?
Trả lời:
Đây là trò chơi chủ yếu dành cho con trai. Vào những trưa hè hay những đêm trăng
sáng, trẻ em thường chọn những bãi đất rộng, bằng phẳng để tổ chức trò chơi này.
Trò u không hạn chế người chơi, nhưng điều kiện bắt buộc phải là số chẵn, để khi chia
ra thành hai đội thì hai bên phải đảm bảo có số người chơi đều nhau.
Cách tổ chức trò chơi như sau:
Vẽ lằn mức chạy ngang sân chơi, chia mỗi phe một bên.

Từ lằn mức chuẩn giữa sân, ta đếm khoảng 5 - 7 bước đi xuống phía cuối sân của mỗi
bên, gạch tiếp một lằn mức nữa (đó là mức dành cho người bị chết đứng để chờ phe của
họ xuống tiếp cứu trở về).
Mỗi bên chọn một người dẫn đầu của phe mình sao cho lanh lợi, khỏe mạnh, có hơi
dài.
Có 2 dạng u: U tiếng và u câm.
Câu hỏi 31: Trò chơi u tiếng được chơi như thế nào?
Trả lời:
Cách chơi cụ thể như sau:
Hai đội trưởng rút thăm hoặc oẳn tù tì để chọn ra đội đi trước. Lần lượt, mỗi bên cử ra
một người đi.
Bên thắng đi trước. Từ mức bên mình, người chơi lấy hơi thật dài, u ra tiếng chạy
thẳng qua mức bên kia, chạy sao cho thật nhanh và cố gắng đánh trúng người của phe bên
kia trong lúc đang dàn trận để bắt mình. Trong khi tấn công, tránh không để cho quân của
đối phương bắt. Nếu bị bắt thì phải cố gắng vừa u vừa vùng vẫy. Trường hợp đã đánh
trúng một hoặc nhiều người thì phải cố gắng giữ hơi thật dài, không tắt tiếng, chạy thật
nhanh về phía bên mình. Những người bị đánh trúng bên kia sẽ bị bắt về bên mình làm tù
binh, đứng ở lằn mức cuối sân để chờ tiếp cứu. Nếu đứt hơi, tắt tiếng mà chưa chạy qua
lằn mức bên mình là chết, phải sang đứng ở lằn mức bên kia làm tù binh, chờ tiếp cứu.
Bên thua tiếp tục đi cũng giống như ở trên, lúc này phải cần một người trong nhóm lực
lưỡng, hơi dài, u sang bên kia để xuống tiếp cứu những bạn mình bị chết trở về. Nếu
người chơi chạy được đến chỗ người chết mà không bị bắt, chạm được vào người chết thì
người chết sẽ được sống lại, trở về và tiếp tục chơi. Những người bị chết đứng lằn mức
phía bên kia khi nhìn thấy đồng đội của mình u xuống cố gắng vươn thẳng tay ra để bạn
mình đánh trúng vào tay của mình để cứu mình về. Trên đường đi cứu bạn, nếu người u
đánh trúng vào quân của đối phương thì quân của đối phương cũng vẫn bị bắt làm tù
binh.
Trò chơi chỉ kết thúc khi người đứng đầu phe bị chết, hoặc khi nào người đứng đầu
đồng thời là người cuối cùng của một đội bị chết thì đội đó sẽ bị thua.
Tùy theo thỏa thuận, bên thua cuộc có thể bị véo tai hoặc phải cõng bên thắng đi 5

hoặc 6 vòng từ mức này đến mức kia.


Câu hỏi 32: Trò chơi u câm được chơi như thế nào?
Trả lời:
Cách chơi u câm và u tiếng khá giống nhau, chỉ khác là trong u câm, khi người chơi u
qua mức bên kia thì ngậm miệng lại, không được nói, không được cười, thậm chí, không
được phát ra tiếng động. Khi bị bắt, phe bên kia sẽ làm đủ mọi cách như cù lét, chọc
cười… nhưng người u phải cố gắng đừng cười, nếu cười thì bị thua cuộc. Đồng thời, phải
cố vùng vẫy để thoát khỏi về lằn mức bên mình. Người nào ôm mình thì bị chết, bắt làm
tù binh chờ tiếp cứu.
Câu hỏi 33: Trò chơi leo cầu lấy thưởng được tổ chức ở đâu? Cách thức chơi như thế
nào?
Trả lời:
Trò chơi này rất đơn giản mà không kém phần thú vị.
Để tổ chức trò chơi, người ta lựa chọn một bờ đất cao trên một hố đất rộng, bắc một
đoạn tre làm cầu. Đoạn tre ấy một đầu nằm ghếch trên bờ đất, đầu kia buộc vào sợi thừng
hay chão, đầu kia của sợi dây lại được buộc tiếp vào một chiếc cột chôn vững chắc. Mục
đích của việc buộc như vậy là làm sao để chiếc cầu đung đưa, càng khó đi càng tốt.
Trên cột, người ta treo các giải thưởng. Đến lượt ai, người đó leo cầu lấy thưởng. Có
người mới leo được vài bước thì đã té xuống ao. Có người ra tới mút đầu cầu lấy được
thăng bằng nhưng khi với tay lấy giải thưởng thì loạng choạng cũng lăn tùm xuống nước.
Hai bên cầu, người xem và cổ vũ rất dông. Vì thế, cuộc chơi càng hấp dẫn và kích thích
sự hiếu thắng của mọi người.
Câu hỏi 34: Trò chơi oẳn tù tì dành cho lứa tuổi nào? Để tham gia trò chơi này, người
chơi phải nhớ những quy ước gì?
Trả lời:
Oẳn tù tì là trò chơi dân gian dành cho trẻ em, cả nam và nữ. Đôi khi, đây cũng là cách
lựa chọn ra người thắng, thua để chơi trước, chơi sau trước khi bắt đầu một trò chơi nào
đó.

Để tham gia trò chơi này, người chơi cần nhớ được một số quy ước sau:
- Cái búa: nắm các ngón tay lại như quả đấm.
- Cái kéo: nắm 3 ngón tay (gồm có ngón cái, ngón áp út, và ngón út) lại, đồng thời xòe
2 ngón tay còn lại (ngón trỏ, ngón giữa) ra để tạo thánh cái kéo.
- Cái bao: xòe cả 5 ngón tay ra.
Luật chơi như sau: Cái búa thì đập cái kéo, cái kéo thì cắt cái bao, cái bao thì chùm
được cái búa.
Bắt đầu chơi, những người chơi giấu bàn tay ở sau lưng. Sau đó cùng đồng thanh đọc:
"Oẳn tù tì ra cái gì, ra cái này". Khi vừa dứt câu thì tất cả đồng loạt đưa tay ra, không
được người trước, người sau. Căn cứ vào kết quả vật dụng được giơ ra để chọn ra người
thua, người thắng. Trường hợp các bên ra cùng một dấu hiệu thì được oẳn tù tì lại.
Câu hỏi 35: Trò chơi kéo chữ cần bao nhiêu người?
Trả lời:


Trò chơi kéo chữ phát triển ở vùng Hoa Lư, Tam Điệp (Ninh Bình). Đây là trò chơi
dành cho con trai. Để tổ chức trò chơi, Ban tổ chức phải chọn ra 32 thiếu niên nam, dưới
15 tuổi, mặc quần xanh, áo trắng có nẹp đỏ, chân quấn xà cạp, tay cầm gậy dài 1,2m cuốn
giấy màu và ở trên đầu gậy có gù sặc sỡ.
Tất cả được chia làm hai dãy, mỗi dãy có một người cầm đầu (tổng cờ tiền) và một
người đứng cuối (tổng cờ hậu). Tổng cờ phải chọn những người có mặt mũi khôi ngô,
mặc quần trắng, áo the, đầu đội khăn xếp, thắt lưng ba múi, tay cầm cờ thần vuông.
Vào cuộc kéo chữ, theo tiếng trống của người tiểu cảnh, hai cánh quân dàn ra dưới sự
hướng dẫn của các tổng cờ để xếp thành các chữ khác nhau. Các tổng cờ vừa dẫn quân
vừa múa hát, làm cho không khí rất sôi nổi và náo nhiệt. Đội quân theo tổng cờ chạy theo
hình xoáy ốc với những động tác phức tạp, lần lượt các chữ được hiện ra (chữ Hán hoặc
Nôm) "Thái bình", "Thiên phúc", "Xuân hoà khả lạc", "Quốc thái dân an"...
Câu hỏi 36: Trò chơi đúc cây dừa, chừa cây mỏng được tổ chức ở đâu? Cách chơi trò
này như thế nào?
Trả lời:

Đây là trò chơi phổ biến ở Nam Bộ, dành cho các em nhỏ, cả nam và nữ.
Khác với nhiều trò chơi khác, trò chơi này không quy định số lượng người tham gia.
Để tổ chức trò chơi, chỉ cần chọn một nơi bằng phẳng, thoáng mát, chẳng hạn như thềm
nhà, góc sân, hay thậm chí là dưới bóng cây dừa, cây nhãn…
Cách chơi đơn giản, dễ nhớ. Vì thế, trẻ con Nam Bộ hầu như ai cũng biết chơi.
Đầu tiên, tất cả người chơi ngồi xếp hàng xuống thềm (sân, nền nhà…), hai chân duỗi
thẳng ra phía trước. Người ở đầu hàng đếm chuyền xuống đến người ở cuối hàng và
người ở cuối hàng lại đếm chuyền ngược lên đến người ở đầu hàng. Vừa đếm vừa đồng
thanh đọc to bài ca dân gian như sau:
Đúc cây dừa
chừa cây mỏng
cây bình đỏng (đóng)
cây bí đao
cây nào cao
cây nào thấp
chập chùng mùng tơi chín đỏ
con thỏ nhảy qua
bà già ứ ự
chùm rụm chùm rịu (rạ)
mà ra chân này.
Khi đọc hết bài ca, từ "này" tới chân người nào, thì người đó được thụt chân vào.
Người nào thụt được hết hai chân thì thắng, người nào còn lại sau cùng sẽ bị thua. Khi đó
những người thắng cuộc chuẩn bị chạy để người thua cuộc rượt bắt. Bắt được một người
thì được xả bàn làm lại.
Trong kho trò chơi dân gian ở nước ta, trò nu na nu nống cũng có cách chơi gần giống
với trò chơi này.
Câu hỏi 37: Trò chơi hóp cần bao nhiêu người? Cách thức chơi trò này như thế nào?



×